1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

128 383 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 16,41 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN TUẦN DŨNG

QUAN LY DAY HOC MON TIENG ANH THEO TIEP CAN NANG LUC

O CAC TRUONG TRUNG HOC PHO THONG THI XA QUANG YEN - TINH QUANG NINH

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN TUẦN DŨNG

QUAN LY DAY HOC MON TIENG ANH THEO TIEP CAN NANG LUC

O CAC TRUONG TRUNG HOC PHO THONG THI XA QUANG YEN - TINH QUANG NINH

Nganh: Quan li giao duc

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kêt quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giá luận văn

Trang 4

LOI CAM ON

Để hoàn thành luận van này, ngoài Sự cỗ găng, nỗ lực của bản thân, em đã

nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơ quan, trường học

Em xin bay tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên,

các thây giáo, cô giáo phòng Đảo tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tính người đã trực

tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạo tinh Quang Ninh, Phong Gido duc va Dao tao thi x4 Quang Yên, các trường THPT

trên địa bàn thị xã Quảng Yên; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoàn thành luận

văn được thuận lợi

Mặc dù đã có nhiều cố găng, nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế,

thiếu sót Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ý xây dựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp đề tiếp tục hoàn thiện luận văn

Xin tran trong cam on!

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2016 Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC ` II 1 Xx 2 LOI CAM O Nn ll Li U UC wicceeeccccccccsccccsccccscccscccescceseceuseceescceeseceessseusesceneceuseseueseeseseessceeaccesseseuscss II ` ` ~ = DANH MUC T U U, CU CUM T U VIET IET TAT TAT ooo ccccccessccccesecceesecceeesesseeeeess 1 iV 9 DANH MU C BANG POOH HEHE EEE HEHE EHH EEO EHO EE EEE EH EET EEE H EEE EEE HEHE EET EE EH EEE EEE EEE EEE ERO E TERE EE V - ^ MƠ ĐAU Ôi 6 6 6 1 ` » LY GO CON GC TA 5 V00 (029)0(0000)9400 (V000 ớàĂdA ốốốố ỐC 2 ⁄ 3 Khách thê và đôi ac 92A)(291000100/0/0.90:900/9000)0(0 00000 VU t hiê 1 3 ⁄ 4 CH ề 3

Ula thuyêt khoa học do 9 9 9 HH 9 9 99 9 0 0 6 6 6 6 6.6.6.9 9 9 0 0 6 8 6 6 6 6.09 9 0 9 0.6 9 6 6 6 6.8.4.6 9 0 9 8.6 8.6.6 64.6.4949 0.000 6 8.8.9.6 8.6.0.6 i9 0 919 6 8 6 8 6.6 5 Nhiệm (90000 400/0/46002/0 000 v hiê 1 l\l cơ ỤA ốố 3

`

LIIƠI Nan pnam vi ngnien Cuu cua s0

IAN3000(091589)0r.1980140015i0 09) 222 — /.AAŒA 4

⁄ ⁄

Š © Kết INCU CAU LUAN VAN) 2 ầ l ầ A nh c 5

Trang 6

1.3.4 Học sinh và hoạt động 3.4 Học sinh và hoạt động hỌC - h << 1131131311111 1111183511111 5551 11 re 28

1.3.5 Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và môi trường dạy học Tiếng Anh 29

1.3.6 Công tác kiểm tra đánh giá tổ chức dạy học Tiếng Anh - 29

1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 30

1.4.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch tổ chức dạy học tiếp cận năng lực 30

1.4.2 Quản lý phương pháp, hình thức dạy học tiếp cận năng lực 31

1.4.3 Bôi dưỡng nâng cao năng luc cho giao vién day hoc Tiéng Anh vé day HO ep CAN NANG LUC eee ceessssceccecceeessessensaeeeeeeeceesessessseeeeeeeseeeseseeeees 33 1.4.4 Quan lý việc xây dựng môi trường giao tiếp trong hoạt động hoc Tiếng Anh của học siỉnh - + 6 s+E+E 2E SE SE E513 321111115 51511 xe, 33 1.4.5 Xác định cơ sở vật chất, trang thiệt bị và đồ dùng dạy học Tiếng Anh 35

1.4.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh tiếp cận năng lực 35

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên 36

Kết luận chương | ¿+ + k+EkEEEEEEE SE E15 515 113111111111 re 38 Chuong 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC MON TIENG ANH THEO TIEP CAN NANG LUC O CAC TRUONG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG THỊ XÃ QUẢNG YÊN 39

2.1 _ Giới thiệu một vài nét về các trường THPT thị xã Quảng Yên và tổ chức khảo Sát - - - - c1 00c SH ng ni ni ni ko 39 2.1.1 Vài nét về các trường THPT trên địa bàn thị xã Quảng Yên 39

2.1.2 Tổ chức khảo sát . ¿+ 6 2k2 SE S431 1 51111 3111515111111 11 111 xe 41 2.2 Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng YÊn 5 2c 2211 1 1E SSsSSsksks 42 2.2.1 Thực trạng xây dựng, thực hiện mục tiêu dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên - 42

Trang 7

2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.2.6 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 2.3.6 2.3.7 2.4 2.4.1 2.4.2

Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Tiếng Anh ở các trường THPT Thị xã Quảng YÊn - G5 2220230111111 111111 111185831151 11111 rre 47 Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh ở các trường THPT Thị xã Quảng YÊn - G5 2220230111111 111111 111185831151 11111 rre 50 Thực trạng đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Thị xã Quảng YÊn - G5 2220230111111 111111 111185831151 11111 rre 53 Cac diéu kién dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Thị xã 6000505111575 .- a.a (ad 54 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phô thông thị xã Quảng Yên 57 Thực trạng quản lý xây dựng, thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã 6000505111575 .- a.a (ad 57 Quản lý phương pháp, hình thức dạy học tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng YÊNn - 2< 1111 11s 1x2 58 Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy học Tiếng Anh về dạy học tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên <<<- 60 Quản lý việc xây dựng môi trường giao tiếp trong hoạt động học tiếng anh của học sinh của các trường THPT trên địa bàn thị xã Quảng Yên 62 Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học vào giảng dạy tiếng anh 63 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên - 5-2255 sssxsss 65 Các yêu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Quảng Yên 67 Đánh giá chung về thực trạng .-¿-¿- + ke k+E+k£E£E£EeESESEEEsEsrkrsrersreee 69 Những kết quả đạt đƯỢC - - - + St E+E#EE#E E9 SE vExccvcctrtcrtrtreg 69

20/2i8051i10111117171757 — 4 71

4

Trang 8

Chuong 3 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HOC MON TIENG ANH THEO TIEP CAN NANG LUC O CAC 73TRUONG TRUNG HOC PHO THONG THI XA QUANG ˆ^ `2 3ä /3 ⁄ ` 4 3.1 A Ca ác nguyên tặc đê xuât biện pháp yén tac dé xuat bién pha 55 23+ sssseerrsssses 73 ⁄ 4 3.1.1 Nguyén tac dam bao tinh hé tha 1.1 Nguyên tặc đảm bảo tính hệ thông 5 c1 1333 Sssrrsrrske 73 ⁄ ~ 3.1.2 .1.2 Nguyên tặc thực tIÊN - Nguyên tắc thực tiê -. 11212011 11011111110 111 1g ng vn kg /3 ⁄ 3.1.3 Nguyên tặc hiệ 1.3 Nguyên tặc hiệu QUả - - c 5111031011111 101111110 111 11H vn vn kg /3 ⁄ `

3.1.4 Nguyên tặc đông L.A Nguyén tac dong 6.0 bộ cee /4

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên . - 74 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các trường THPT thị xã

Quảng Yên về dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực . 74 3.2.2 Tăng cường quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung

dạy học tiếng Anh ở các trường THPT theo tiếp cận năng lực 76 3.2.3 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Tiếng Anh theo hướng tăng cường khả năng giao tiếp và trải nghiệm cho học SInnh - - - << << c c1 396630 E663 9 E1 HH ng 79 3.2.4 Chỉ đạo tô chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực S3 3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tiếng

Anh theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phô thông 87 3.2.6 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học

hiện đại trong dạy học tiêng Anh nhăm phát huy năng lực của HS 90 3.3 Môi quan hệ giữa các biện pháp . - - - - c c1 1311 11151151 rree 91 3.4 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường

THPT Thi Xd uang Yén 9)900999ỏ09409040440404040404040404004040000000 0000040000000 0040000000000 004000400040 0040004000000 06006 02

Trang 9

3.4.2 Ph VAN h0 00:0 8 a háp khảo sá 92 4

4.3 Doi SN P000 khảo sá 040 n6 e 93

.4.4 Kết quả khảo sát tính cấp thi¢ z a 2 t 2 2 Lá biê Lá

Trang 11

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4, Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 Bang 2.9: Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Bang 2.16 Bang 3.1 Bang 3.2

DANH MUC BANG

Quy mô mạng lưới trường lớp cấp học THPT nợ

Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng, thực hiện mục tiêu và nộ

dung dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường

THPT thị xã Quảng Yên

Kết quả khảo sát thực trạng hình thức tô chức dạy học ngoại ng

theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV Động lực học tập tiếng anh của học sinh các trường THPT huyện

Quảng Yên Kết quả khả

Đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT

Thị xã Quảng Yên

Thue trang co so vat cl trang thiét bi day - hoc mén Ti

Anh trường THPT thị xã Quảng Yên

Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học Tiêng

Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên 57 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học tiếp cận

năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên

Thực trạng bồi dưỡng dạy Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho

giáo viên ở các trường THPT huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 6l Thực trạng quản lý xây dựng môi trường giao tiếp trong dạy học tiếng anh ở các trường THPT huyện Quảng Yên

Thực trạng việc sử dụng trang thiết bị dạy học vào giảng dạy phương pháp học { thực trạng ập của HS 62

tiếng anh của các trường THPT -.-ccccccccvcvvevervrrrrrrrrriee 64 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học

theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên 6Ó

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dạy học môn tiếng

anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thị xã

Quảng Yên

Trang 12

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước

trong khu vực và trên thế giới do đó đòi hỏi giáo dục - đào tạo cần có sự đổi mới

về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học nhằm tạo ra

những cơng dân tồn cầu có khả năng hội nhập sâu, rộng Chìa khóa giúp công

dân Việt Nam có thể hội nhập đó là năng lực chuyên môn và năng lực tiếng Anh,

cả hai năng lực đó đều được hình thành, phát triển ngay từ khi học sinh còn ngồi

trên ghế nhà trường phô thông Đề đạt được mục tiêu trên, ngoài việc dạy các môn

văn hóa cơ bản, các trường phỏ thông cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng

dạy và học môn Tiếng Anh

Chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh trong các trường THPT

phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học và năng lực dạy học của giáo viên, động cơ, ý thức thái độ học tập của

hoe sinh trong quá trình dạy học Tiếng Anh Đồng thời phụ thuộc vào cơ chế tổ

chức quản lý của nhà trường THPT

Để dạy học môn Tiếng Anh hiệu quả, giáo viên và nhà trường có nhiều

cách tiếp cận trong đó tiếp cận năng lực là cách tiếp cận giúp học sinh đạt chuẩn

kiến thức, kỹ năng sau khi kết thúc chương trình môn học Tiếng Anh trong nhà trường THPT

Đứng trước những yêu cầu nêu trên, trong những năm qua Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai đề án 2020 nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo

vền, giảng viên cơ sở giáo dục nói chung và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho

giảng viên, giáo viên dạy Tiếng Anh nói riêng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên Tiếng Anh, đổi mới phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tiếng

Anh Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn bộ lộc những hạn chế Mục tiêu dạy học môn ngoại ngữ là cung cấp cho học sinh những kiến thức

Trang 13

tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới dạng nghe, nói, đọc,

viết Có thể hiểu khái quát về đất nước và con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của

các nước nói tiếng Anh, biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa cơ bản củ a

bộ môn này Bởi vậy, đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học mới là hoạt động

tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao

tiếp bằng ngoại ngữ Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực

giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể

Trong những năm qua, việc tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh đã có đổi mới về cách

dạy và cách học, đổi mới kiểm tra, đánh giá Song kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, thực trạng Dạy - Học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh còn tồn tại chưa phù hợp, nhiều giáo viên vẫn theo cách dạy học truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ

trước Cách tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn tiếng

Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp THPT trong bối cảnh giáo dục hiện nay Vì vậy, đánh giá đúng thực trang day học tiếng Anh ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên -Tinh

Quảng Ninh nhằm đề ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học đồng bộ có tính

khả thi, phủ hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cần

thiết, thiết thực

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý dạy học môn

Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên - Tỉnh

Quảng Vinh” làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên du lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn

Tếng Anh ti các trường THPT Thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề

xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tếng Anh theo tếp cận

Trang 14

3 Khách thể và đối tượ ng nghién aru 3.1 Khách thể nghiên aru

Quin ly haat dong cay học môn Tếng Anh gi các trường THPT

3.2 Đối trợ ng nghiên đu

Các bện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tếng Anh tếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Qung Yên - Tỉnh Quảng Ninh

4 Gñ thuyết khoa học

Day hoc và quản lý hot động dạy học theo tếp cận năng lực giúp nha trường và giáo viên đáp ứng chuẩn dau ra aia chương trình môn học, thrc & cho

thấy hoạt động dạy học môn Tếng Anh ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên còn nhều bát cập chưa thực sr tếp cận năng lực học sinh Nếu nghiên cứu đánh

giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạ y học môn Tng Anh tếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên một cách khoa học góp phần nâng cao chất lượng dị y học môn TẾ ng Anh tại các trường

trên địa bản Thị xã

5 Nhệm vụ nghiên đu

~ Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiến g Anh theo

tiếp cận năng lực ở trường THPT

- Khảo sát điều tra làm rõ thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn

Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên

~Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo

tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên

6 Gữi hạ n pha m vi nghién aru aia dé tai

6.1 VỀ nội dung nghién au Dé tai nghién citu hoat dong quan ly day hoc

môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên

6.2 Vé địa bàn nghiên aru: Luận văn nghiên cứu tại các trường THPT

trên địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các vấn đề lý luận về dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

ở các trường THPT

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.21 Phương pháp điều tra hà ng hả ng lỏ ¡

Xây drng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập các số lệu nhằm xác định

thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tếng Anh theo tếp cận năng

lực ở các trường THPT, phân tích những nguyên nhân thành công và han ché aia thre trang nay

7.2.2 Phương pháp nghién ciru sin phim

Đọc, nghiên œu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch gảng dạy bộ môn, ) của GV dé rim bit các vin dé aia nang lực chuyên môn, đồng thời phát

hện thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tếng Anh theo tế p cận năng lự cở

địa bàn nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp phỏng vẫn

Phỏng vấn các lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hệu trưởng, GV các nhà trường, về thực tạng quản lý dạy học môn TẾng Anh theo tép cận năng lực làm căn of đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Thông qua lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó hệu

trưởng, GV các nhà trường, để xác đị nh các bện pháp ti ưu cho công tác quản ly

hạạt độ ng dạy học môn tẾ ng Anh theo tẾp cận năng lực

7.3 Phương pháp hồ trợ

Sir ding toán thống kê để xử lý kết quả nghién aru Sử dụng một số công

thrc thố ng kê toán học dùng trong nghiên dru khoa học giáo dục để xử lý kết quả

Trang 16

8 Kết cá u luậi

Ngoài phần mở đầu, kế t lận và khuyến nghị, tài lệu tham khảo và phụ lục,

văn

phần nội dung chính được kế t cầu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tếng Anh theo tẾp cận năng lự cở đc trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tếng Anh theo tếp

cận năng lự cở các trường THPT Thị xã Quảng Yên

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY HOAT DONG DA Y HỌC MON TIE NG ANH THEO TIE P CẬN NĂNG LỰC

6 CAC TRUONG TRUNG HO C PHO THONG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.L.L Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Những nghiên cứu về phát triển năng lực trong dạy học xuất hiện rất sớm

trong lịch sử giáo dục, ngay từ thời cổ đại với những tên tuổi các triết gia như Socrate, Aristote, Platon, Lão Tử, Không Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử Tiếp đến thời kì Trung cổ Châu Âu, nhiều nhà khoa học cũng xem xét vấn đề phát triển năng lực

(Decarter, Diterverg, Pestalotsy, Comensky, J Rutso, ) song thực sự chỉ quan

tâm đến phát triển trí tuệ Từ thế ki 19 đến nửa thé ki 20, phát triển trí tuệ vẫn

được nhân mạnh hơn cả Thời đó phát triển năng lực hầu như được đồng nhất với

phat tién nang lye tri tué (Guilford, Bine-Simon, J Piaget, R Bruner, V.V

Zancov, P.la Galperin, V.V Davudov , ) Cuối thế ki 20 khoa học giáo dục, đặc biệt tâm lí học giáo dục và tâm lí học phát triển đã mở rộng khái niệm năng lực - nó không chỉ là trí tuệ, và xuất hiện những quan niệm mới về năng lực gắn với vấn

đề văn hóa (năng lực văn hóa), xã hội (năng lực xã hội), tình cảm (năng lực biểu

cảm), sự tồn sinh (kĩ năng sống), chưa kể những thứ năng lực còn bí ấn khác, trong đó có những yếu tố thuộc tiềm thức hoặc vô thức

Ngày nay, tiếp cận năng lực trong giáo dục là vấn đề khoa học có phạm vi

rất rộng lớn và tiêu biểu cho tư tưởng giáo dục hiện đại Nó được các nhà khoa

học trên thế giới thảo luận trên nhiều phương diện khác nhau Cụ thể như sau: Giáo dục dựa vào năng lực (Competeney based Education) hay Dao tao dựa vào năng lực (Competeney -based Training) hoặc Học tập dựa vào năng lực

(Competency-based Learning) - bản chất tiếp cận này là cụ thể hóa triết lí giáo

dục hướng vào người học, trước hết là năng lực của họ Hướng vào người học

là tư tưởng hiện đại mà nền tảng triết học đã được, Xavier Roegirs, L.X

Trang 18

khía cạnh: tận dụng năng lực có sẵn và phát triển năng lực mới của người học

trong qá trình dạy học [42]

Dạy học dựa vào phong cách học tập (Learning Style -based Teaching) - là một hướng nghiên cứu tương đối mới nỗi lên từ những năm 1970 Bởi lẽ phong

cách học tập tích hợp cả khí chất, nét tính cách, tình cảm và năng lực nên day học

theo phong cách học tập cũng là một chiến lược dạy học phân hóa theo tiếp cận năng lực Thí dụ phổ biến nhất hiện nay là các chiến lược dạy học dựa vào lí

thuyết đa trí tuệ

Nghiên cứu những khía cạnh tương đối cụ thể trong giáo dục như đánh giá

dạy học, phát triển chương trình, lập kế hoạch, giám sát, phát triển giáo viên và

nhà quản lí giáo dục, phát triển học liệu, thiết kế dạy học „ theo tiếp cận năng

lực Đặc biệt có ý nghĩa là những nghiên cứu và khuyến cáo do UNESCO, UND P, WB và ADB về phát triển chương trình trong giáo dục người lớn, xóa mù chữ,

phổ cập giáo dục, quản lí trường học, đánh giá và giám sát dựa vào kết quả, quản lí dự án giáo dục „

Tiếp cận theo NL có những ưu thế nổi bật so với các cách tiếp cận khác

trong đạy học Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường

khách quan của những NL cần thiết để tạo ra các kết quả là điểm được các nhà hoạch định chính sách GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm

nhắn mạnh [26]

- Nghiên cứu mô hình năng lực trong dạy học

Phat trién day học dựa trên mô hình NL cần xử lý một cách có hệ thống ba

khía cạnh sau: (1) xác định các NL, (2) phát triển chúng, và (3) đánh giá chúng

một cách khách quan [Dan theo 42]

Để xác định được các NL, điểm bắt đầu thường là các kết quả đầu ra

(outputs) Từ đó, đi đến xác định vai trò của những người có trách nhiệm phải tạo

ra các kết quả đầu ra này Một vai trò là một tập hợp các hành vi được mong đợi về một người theo những nghĩa vụ và địa vị công việc của người đó Thuật ngữ

đề cập tới việc thực hiện những nhiệm vụ thực sự của một

Trang 19

người Trên cơ sở của từng vai trò, xác định các NL cần thiết để có thể thực hiện

tốt vai trò đó

1.1.2 Các đông trình nghiên cứu ở Việt Nam

- Nghiên cứu về thiết kế chương trình dạy học theo định hướng phát triển

năng lực

Các tác giả Đỗ Ngọc Thống [48]: Nguyễn Công Khanh [45] cho rang: chương trình dạy học định hướng NL là chương trình định hướng kết quả đầu ra, nhằm mục tiêu phát triển NL người học Chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm

cuối cùng” của quá trình dạy học Chương trình dạy học định hướng phát triển NL không quy định những nội dung dạy học chỉ tiết mà quy định những kết quả đầu ra

mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm

đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong

muốn Trong chương trình định hướng phát triển NL, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các NL Kết quả

học tập mong muốn được mô tả chỉ tiết và có thể quan sát, đánh giá được Người học cần đạt được những kết quả, yêu cầu đã quy định trong chương trình

- Nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thu [ 4| tổ chức day hoc theo

định hướng phát triển NL là giúp người học thấu hiểu “Học để làm gì - Học cái

gì” để có NL đích thực; đồng thời bồi dưỡng cho người học cách “Học hiệu quả” để có NL bền vững Bên cạnh đấy, các tác giả còn chỉ ra những NL tư duy nền tảng cần trang bị cho người học trong quá trình dạy học, đó là: Tư duy nguyên tắc

(thông thạo một lĩnh vực chính và ít nhất một lĩnh vực chuyên môn); Tư duy tông

hợp (biết hợp nhất các ý kiến chuyên môn khác nhau thành một tổng thể, gan tổng

thể này với tổng thể khác); Tư duy sáng tạo (biết khám phá và làm rõ những vấn

đề, những đòi hỏi của thực tiễn); Tư duy tôn trọng (nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt giữa các dòng tư tưởng): Tư duy đạo đức (hoàn thành trách nhiệm là một

Trang 20

Một SỐ tác giả khác lại cho rằng, để tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học

theo định hướng phát triển NL cần chú ý đến việc sử dụng các phương pháp và

hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện tốt nhất cho người học thực hành, vận

dụng kiến thức trong những tình huống đa dạng Nếu trong quá trình dạy học, người dạy không tô chức được các hoạt động học tập phù hợp cho người học thì

không thể hình thành được ở họ những NL mong muốn - điều mà đạy học theo

tiếp cận phát triển NL hướng tới [35]

- Nghiên cứu về đánh đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển

năng lực người học

Một số tác giả cho rằng : Khơng thể phán đốn được sự thành công của người

học hoặc của một chương trình dạy học nếu như không có chứng cứ về mức độ đạt được các NL ở người học Đó chính là ly do cần có sự đánh giá trong dạy học

Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng: có nhiều cách tiếp cận đánh giá kết

quả dạy học như đánh giá định tính (qualitative assessmenU); đánh giá dựa trên kết quả thực hiện (performance based assessment); đánh giá theo chuân (standard -

based assessment); đánh gia theo nang lye (competen ce - based assessment); danh gid theo san pham dau ra (outcome - based assessment) [40]

Đánh giá kết quả dạy học theo cách tiếp cận NL là đánh giá theo chuẩn về

sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu

là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ

học tập đạt tới một chuân nào đó

Đặc trưng của đánh giá NL là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tập

trung đánh giá NL hành động, vận dụng thực tiễn, NL tự học, NL giải quyết vấn

đề, NL tư duy sáng tạo, NL giao tiếp, NL phát triển bản thân

Đánh giá NL dựa trên sự miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức người dạy, người học và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối

khách quan và chính xác về thà

giá cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của người học dựa trên mức độ thực hiện các

Trang 21

Còn theo tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo, đánh giá theo NL “chính là đánh giá khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thẻ, thực tế và phát triển tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp đánh giá) của người học chứ không dừng lại ở

mức độ đánh giá phân hóa riêng rẽ các phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ”

Đánh giá theo NL không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của

người học mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đề thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định

Do vậy, đánh giá theo NL chủ yếu là đánh giá dựa trên hoạt động thực hiện và áp

dụng kiến thức vào thực tế của học sinh [ 5]

- Những nghiên cứu chuyên biệt về tiếp cận năng lực trong giáo dục theo

hướng chuẩn hóa dạy học, quản lí giáo dục, phát triển giáo viên và nhà quản lí

giáo dục

Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trong các Hội thảo khoa học và đề tài của Bộ Giáo dục và đào tạo; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Viện Khoa học

giáo dục; Học viện quản lí giáo dục cũng như những nghiên cứu về kiểm định, đảm bảo và đánh giá chất lượng giáo dục của Đại học quốc gia Hà Nội [29] Một số kết quả nghiên cứu lí luận được công bố qua các công trình của Đặng Thành

Hung [32], [33], [35]; Đỗ Ngọc Thống [43]

Tác giả Đặng Thành Hưng [32], [38] đã đề xuất Khung năng lực giáo dục

phổ thông theo 7 lĩnh vực tương ứng với 7 lĩnh vực giáo dục:1 Năng lực Toán và

Logic; 2 Năng lực ngôn ngữ (quốc ngữ và ngoại ngữ); 3 Năng lực khoa học; 4

Năng lực nghệ thuật: 5 Năng lực thể chất và vận động thể chất, 6 Năng lực công

nghệ, 7 Năng lực công dân Tác giả cũng đề xuất kĩ thuật thiết kế nội dung học

tập theo tiếp cận năng lực dựa vào lí thuyết phát triên chuẩn, lí thuyết đánh giá và

minh họa qua Khung năng lực ngôn ngữ ở giáo dục phô thông

Một số nghiên cứu đã xác định bản chất của tiếp cận năng lực trong giáo

dục dựa trên quan niệm mới về năng lực, và khái niệm năng lực được giải thích

trong tiếp cận nảy bao hàm toàn bộ quá trình dạy học, cả đầu ra, đầu vào và quá

Trang 22

người học phải có nền tảng năng lực của mình, vừa phải huy động và tích lũy năng lực trong học tập và biến nó thành sức mạnh cá nhân đề học tập hiệu quả, và nhà giáo phải dựa vào đó đề phát triển hơn nữa năng lực của người học thé hiện ở sản

phẩm đầu ra khác biệt với năng lực đầu vao

Bộ giáo dục đã ban hành nhiều văn bản và tài liệu hướng dẫn, tổ chức các

hội thảo ở nhiều cấp độ về đảm bảo chất lượng môn ngoại ngữ trong nhà trường THPT, nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới PP giảng dạy

Van đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới v à trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được dé cập đến khá chỉ tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020”, Hà

Nội, 2008 Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English

Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff; “Những vấn dé cơ bản về đạy học ngoại ngữ” NXB ĐHQG Hà Nội 2005

Tiếng Anh không đứng tách rời các môn học khác nên phần lớn các biện pháp quản lý dạy học nói chung đều có thể áp dụng được khi nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh Có thể đề cập đến các công

trình nghiên cứu sau: Nguyễn Trọng Hậu Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Bài giảng cho cao học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2009; Nguyễn Quốc Chí -

Nguyễn Thị Mỹ Lộc Đại cương khoa học quan ly, 2010

Nhiều đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học trong nhà trường THPT: Nguyễn Thị Thu

Phương, Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông thành phố, Hà Nội, 2007: Nguyễn Thị

Bình, Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, 2009; Lê Vũ Huy, Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học

phổ thông huyện Bắc Son tinh Lang Son, 2010

Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những thành tựu nhất

Trang 23

phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thực tế của các nhà trường Cho đến nay việc

nghiên cứu quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường

THPT Thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh chưa có ai thực hiện Khi tác giả lựa

chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ kế thừa những kết quả các công trình

nghiên cứu đã đề cập tới và tiếp tục đề xuất một số giải pháp khả thi mới đề quản

lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Tiếp cận năng lực trong dạy học tiễng Anh *Năng lực

Theo Từ điển Tiếng Việt [46| thì năng lực có thể được hiểu theo hai nét nghĩa:

- Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn đề thực hiện một hoạt động

nào đó

- Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn

thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao

Hiểu theo nét nghĩa thứ nhất, năng lực là một khả năng có thực được bộc lộ ra thông qua việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của người học Hiểu

theo nét nghĩa thứ hai, năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của

người học có thể giúp họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống

Như vậy, từ hai nét nghĩa và cách hiểu trên, chúng ta có thể hiểu năng lực vừa tồn

tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải

quyết những tình huống có thực trong cuộc sống Khía cạnh hiện thực của năng

lực là cái mà nhà trường ph thông có thẻ tổ chức hình thành và đánh giá học sinh

Một số cách hiểu về khái niệm “năng lực” khác như:

Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cầu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện

thực hóa qua ý chí [29]

Trang 24

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể

học được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những

tình huống thay đồi [38]

Theo quan niệm của chương trình giáo dục phổ thông của Quebec (Canada)

thì “Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu

câu phức hợp của hoạt động trong bồi cảnh nhất định" [6]

Điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ đề giải quyết một tình huống có

thực trong cuộc sống Từ đó chúng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ

thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ đề thực

hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong

cuộc sống của các em

Tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm công cụ: Năng lực là

thuộc tính cá nhân có nguôn gốc sinh học, tâm lý và nguôn góc xã hội, giúp cá

nhân thực hiện thành công, hiệu quả những hành động trong các điều kiện cụ thể Năng lực được bộc lộ trong quá trình hoạt động: Hiệu suất, phương thức,

tốc độ làm việc, phong cách làm việc, thái độ tích cực đối với công việc và cuối

cùng là kết quả của công việc

Năng lực học tập của học sinh được bộc lộc: Hiệu suất của học tập, kết quả của hoạt động học tập, đặc biệt là phẩm chất, thái độ và hành vi học tập của học

sinh đo hoạt động học tập đem lại sau quá trình học tập

*Tiép cận năng lực

Trong khoa học giáo dục, khí xây dựng chương trình môn học thường có hai

cách tiếp cận sau: thứ nhất là tiếp cận dựa vào nội dung (mục tiêu -

thức); thứ hai là tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra (mục tiêu -năng lực thực hiện)

Trang 25

học sinh cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học

vấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết

và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến tiềm năng, các giai đoạn

phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học

Tiếp cận kết quả đầu ra: như NIER (1999) đã xác định “/¿ cách tiếp cận

nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được

vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể" Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn học sinh biết và có

thể làm được những gì ? [42]

Nội dung dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực không chỉ giới hạn

trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát

triển các lĩnh vực năng lực bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp,

năng lực xã hội và năng lực nhân cách

Phương pháp dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực không chỉ chú ý

tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tinh hudng của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời

gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập

trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên -học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa

quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức

và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bồ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Theo Lê Thảo Nguyên: “/iếp cận năng lực” được hiểu là "nghiên cứu và

vận dụng có mức độ một số lý luận về dạy học theo năng lực như triết lý, nguyên

tắc và một số nội dung thích hợp của dạy học theo năng lực vào dạy học " [42]

Tiếp cận năng lực trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT là người dạy

nghiên cứu và vận dụng các lý luận về dạy theo năng lực như là một triết, nguyên

tắc để tổ chức dạy học môn tiếng Anh với mong muốn hình thành phát triển năng

Trang 26

Theo tác giả luận văn tiếp cận năng lực trong dạy học Tiếng Anh là cách

tiếp cận dựa vào chuẩn năng lực của học sinh và tập trung phát triển học sinh

theo hưởng chuẩn hóa (Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xác định) * 06 cắp độ nhận thức theo Bloom :

Thang đo Bloom đã chỉ ra 06 cấp độ nhận thức và được định nghĩa như sau:

- Nhớ: Bao gồm việc người học có thê nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tông

quát, trọn vẹn hoặc một phan các quá trình, các dạng thức, cầu trúc đã được học

Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng

một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả,

Liệt kê

-Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông

tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ

Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm

Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh

- Vận dụng: Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới

Ví dụ: Vận dụng một định luật dé giải thích một hiện tượng: áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một

quy trình

Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích,

Xây dựng

-Phân tích: Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu

trúc của chúng

Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thông hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biéu đồ phát triển của một doanh nghiệp

Trang 27

- Đánh giá: Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản

thân đối với một vấn đề dựa trên các chuân mực, các tiêu chí đã có

Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận

Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh

~ Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất nảy người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có

Vi dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng

hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động: đề xuất hệ thống các giải pháp

nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập

kế hoạch tổ chức một sự kiện mới

Từ khóa: Thiết lập, Tổng hợp, Xây dựng, Thiết kế, Đề xuất

* Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc của Việt Nam (eo Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 thang 01 nam 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Mô tả tổng quát

Có thê hiệu, sử dụng các câu trúc quen thuộc thường nhật; các từ

ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể Có thể tự giới thiệu Bậc | bản thân và người khác; có thê trả lời những thông tin về bản thân

1 | như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác

giúp đỡ

Sơ cấp

Có thê hiệu được các câu và câu trúc được sử dụng thường xuyên

liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng hỏi đường, việc làm) Có thê trao déi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và

những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu

Trang 28

Mô tả tổng quát

Trung

cấp

Có thê hiệu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biêu

chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v Có thể xử lý hầu hết các tình huồng xảy

ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan

tâm Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mo, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý

kiên và kê hoạch của mình

Bậc

Có thê hiệu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ

thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực

chuyên môn của bản thân Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự

nhiên với người bản ngữ Có thể viết được các văn bản rõ rang,

chỉ tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm

của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm

của các phương án lựa chọn khác nhau

Cao

cấp

Bậc

Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với

phạm vi rộng Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó

khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt Có thể sử dụng ngôn ngữ

linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội học thuật và

chuyên môn Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chỉ tiết về các chủ đề

phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nôi câu và các công cụ liên kêt

Có thê hiéu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và việt Có thê tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc v ấp xếp lại thông tin va

trình bày lại một cách logic Có thê diễn đạt tức thì, rất trôi chảy

và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tỉnh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp

(Nguon: Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trang 29

*Chuẩn đầu ra năng lực tiễng anh của học sinh THPT

Chương trình được chỉ tiết hóa theo các mục tiêu thể hiện (perfor mance objectives) thông qua 4 kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: nghe nói, đọc, viết Cụ thể là:

Lớp 10 - Bậc 3.1, Lớp II - Bậc 3.2 Lớp 12 - Bậc 3.3 Cụ thể như sau:

Lớp 10 (Bậc 3.1)

Học sinh có thể:

le Lam theo lời nói rõ ràng trong cuộc trò chuyện hàng ngày mặc dù Nghe - Hôi khi học sinh phải yêu cầu lặp lại các từ và cụm từ cụ thể

(Độ dài văn|e Hiểu được các điểm chính trong các chương trình truyền hình đã

lbản từ 200 dchọn về các chủ đề quen thuộc khi được nghe chậm và rõ rang

220 tir) |e Hiểu thông tin kỹ thuật đơn giản, chẳng hạn như hướng dẫn vận

ảnh thiết bị hàng ngày

le Bat dau, duy trì và đóng các cuộc trò chuyện trực tiêp đơn giản về

các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân

Nói _ |e Thẻ hiện và phản ứng với những cảm xúc như bắt ngờ, hạnh phúc,

luồn bã, quan tâm và thờ ơ

le Đồng ý, không đồng ý một cách lịch sự và đưa ra lời khuyên

le Hiêu các điêm chính trong các đoạn văn ngăn về chủ đê hiện tại và Đọc hiểu lquen thuộc

(Độ dài văn|e Hiểu thông tin quan trọng nhất trong các tài liệu quảng cáo thông |bản từ 220 +tin hàng ngày, đơn giản

250 tir) |e Hiểu các thông điệp đơn giản và thông tin liên lạc tiêu chuẩn (ví dụ:

từ các câu lạc bộ tổ chức xã hội và cơ quan nhà trường)

le Viết tin nhắn cá nhân cho bạn bè hoặc người quen yêu câu hoặc

Viết _ lung cấp cho họ tin tức và tường thuật sự kiện

(Độ dài văn|e Viết các văn bản đơn giản về trải nghiệm hoặc sự kiện (ví dụ: về

lbản từ 140 khuyến đi, cho một tờ báo trường học hoặc bản tin câu lạc bộ)

160 tir) Je Viết các văn bản được kết nối đơn giản về các chủ để quen thuộc oặc sở thích cá nhân

Trang 30

Lớp 11 (Bậc 3.2) Học sinh có thể: Nghe (Độ dài văn

le Theo dõi các điêm chính của thảo luận mở rộng, bài phát biêu được

ung cấp được trình bày rõ ràng bằng một phương ngữ chuẩn le Hiểu các điểm chính của bản tin tin tire radio da chon va tai liệu

Mược ghi lại đơn giản về các chủ đề quan tâm cá nhân được truyền tải bản từ 220 |chậm và rõ ràng 240 từ) : : aa

le Lăng nghe một câu chuyện ngăn và hình thành giả thuyết vê những lgì sẽ xảy ra tiếp theo

le Bat dau, duy trì và đóng một cuộc trò chuyện hoặc thảo luận về một loạt các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân, nhưng đôi khi có

Na hề gặp khó khăn trong việc có gắng nói chính xác những gì họ muốn

lói 5 = š

le Yêu câu và đưa ra hướng dân chỉ tiệt

le Cung cấp hoặc tìm kiếm quan điềm cá nhân và ý kiến trong một cuộc thảo luận không chính thức với bạn bè

le Đọc các cột đơn giản hoặc các cuộc phỏng vân trên báo và tạp chí

Đọc hiểu |về chủ đề hoặc sự kiện hiện tại và hiểu ý nghĩa tổng thể của văn bản

(Độ dài văn|e Hiểu các sự kiện, cảm xúc và mong muốn trong các bức thư hoặc

lbản từ 250 +4các tin nhắn khác thông qua các phương tiện khác nhau

280 tir) Je Hiểu một loạt các văn bản bao gồm chủ yếu là ngôn ngữ hàng ngày

str dung nhiều

le Việt thư cá nhân, tin nhãn ezmail, nhật ký hoặc blog mô tả trải

š ghiệm và hiển thị về chủ đề và sự kiện quen thuộc (ví dụ: phim, sách Việt lhoặc buôi hòa nhạc) (Độ dài văn | x le Trả lời dưới dạng văn bản cho quảng cáo và yêu câu cung câp bản từ 160-| SN cày 2 x 2 180 từ) thông tin đây đủ hoặc cụ thê hơn về sản phâm (ví dụ: khóa học) từ

le Truyền dạt thông tin thực tế đơn giản, ngắn đến bạn bè hoặc người

uen hoặc yêu cầu thông tin từ họ

Trang 31

Lớp 12 (Bậc 3.3)

Học sinh có thê :

Nghe

le Hiệu được các điêm chính của bài phát biêu tiêu chuân về các vân

Wề quen thuộc thường xuyên gặp phải trong trường học, giải trí và các lhoạt động hàng ngày

(®ộ dài văn|e Hiểu được điểm chính của chương trình phát thanh, chương trình

bản 240 -

260từ) truyền hình hoặc podcast thích hợp về các vấn dé hiện tại hoặc các chu dé quan tâm cá nhân khi việc truyền tải chậm và rõ rảng le Lắng nghe một câu chuyện đơn giản và hình thành giả thuyết về Inhhững gì sẽ xảy ra tiếp theo

le Đối phó với hết các tình huông có khả năng xảy ra khi tương

lác với khách nói tiếng Anh Nhập cuộc không chuẩn bị vào cuộc trò chuyện về các chủ đề quen thuộc, sở thích cá nhân hoặc liên quan đến cuộc sống hàng ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, du lịch, thể thao và lcác sự kiện hiện tại)

Nol le Mô tả kinh nghiệm và sự kiện, ước mơ, hy vọng và tham vọng bằng

cach sir dung cụm từ được kết nói theo cách có ý nghĩa Đưa ra lý do à giải thích ngắn gọn cho các ý kiến và kế hoạch

le Kể chuyện hoặc liên kết cốt truyện của một cuốn sách hoặc phim và Imô tả phản ứng của một người

le Hiểu mô tả về các sự kiện, cảm xúc và mong muôn trong nhiêu văn

bản, tin nhắn cá nhân và chữ cái khác nhau

Đọc |e Hiểu cốt truyện của một câu chuyện có cấu trúc rõ ràng và nhận ra

(Văn bản [những tập và sự kiện quan trọng nhất là gì và điều gi quan trong về

đài 280 - |chúng

300tir) |e Đọc lướt qua các văn bản ngắn (ví dụ: tường thuật, tóm tắt tin tire,

lin nhắn, quảng cáo việc làm) để tìm thông tin và thông tin có liên

quan (ví dụ: ai đã làm gì và ở đâu trong tường thuật)

®ộ dài văn

bản 180 -

200từ)

le Viết các văn bản được kết nỗi đơn giản trên một loạt các chủ đề

quan tâmcá nhân và thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân

le Mô tả biểu đồ hoặc sơ đồ

le Viết thư xin việc làm và CV đề hỗ trợ đơn xin việc làm

Trang 32

1.2.2 Quân lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Quản lý hoạt động dạy học là một nội dung cơ bản và chủ yếu trong quản lý

trường học Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, hợp quy

luật của chủ thể quản lý nhà trường tới quá trình dạy học nhằm vận hành quá trình day hoe đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra

Quản lý hoạt động dạy học bao gồm: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội

dung chương trình đạy học, quản lý giáo viên quản lý hoạt động của học sinh, quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nề nếp day học,

kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học,

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THPT là một trong những

nội dung của quản lý dạy học đó là những tác động có mục đích, hợp quy luật

khách quan của hiệu trưởng nhằm điều khiển quá trình dạy học tiếng Anh của giáo

viên và học sinh đề đạt được mục tiêu dạy học tiếng Anh đề ra đó là hình thành ở học sinh kiến thức, kĩ năng nghe, nói, đọc viết bằng tiếng Anh và có thái độ tích

cực sử dụng tiếng Anh trong học tập, giao tiếp

Quản lý dạy học tiếng Anh có một số đặc điểm sau:

- Mang tính hành chính và tính sư phạm: Hoạt động quản lý được dựa trên

văn bản chương trình, kế hoạch dạy học, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn tiếng Anh; quy chế chuyên môn và những quy luật khách quan của quá

trình dạy học môn tiếng Anh ở trường phổ thông và các quy luật của quản lý

- Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh phụ thuộc vào môi trường dạy học

tiếng Anh và môi trường sử dụng tiếng Anh tại địa phương và năng lực của giáo viên dạy tiếng Anh và cơ chế quản lý của nhà trường

1.2.3 Quan lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Trang 33

không ai có thẻ thay thế HS trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng

chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em

Quản lý HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là quản lý về việc xây

dựng mục tiêu môn học, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học về

kiểm tra đánh trong đó đổi mới PPDH tiếng Anh là hoạt động trọng yếu trong đổi

mới HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative competences) là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là

mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và

để giao tiếp) PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực

của học sinh HS cần phải được trang bị cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học

tập, rèn luyện PPDH theo hướng tiếp cận năng lực là quá trình chuyển từ thay thuyết trình, phân tích ngôn ngữ -trò nghe và ghi chép thành PPDH mới, trong đó

thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn họ c sinh là

người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập Tiêu chí cơ bản của

PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải

quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ

trong các tình huống giao tiếp cụ thể

Tam lại: Quản lý dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là quá trình

chủ thể quản lý nhà trường lấy Chuẩn năng lực cần đạt được ở học sinh làm cơ

sở đê tác động một cách có kế hoạch đến toàn bộ quá trình dạy học Tiếng Anh và

các lực lượng liên đới nhằm đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ đã xác định ở

học sinh

Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh về môn Tiếng Anh được thể hiện thông qua các kết quả học tập, giao tiếp, các hoạt động, được bộc lộ tập trung

Trang 34

1.3 Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT 1.3.1 Vị trí và vai trò của Tiếng Anh tại trường THPT

Giáo dục THPT cung cấp cho học sinh một hệ thống vững chắc những kiến

thức, phương pháp phổ thông, cơ bản, thiết thực và tương đối hoàn chỉnh Hình

thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết phát triển năng lực trí tuệ bước

đầu có năng lực tự học, năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn dé

tự chủ, tự lập trong lao động và trong cuộc sống, góp phần hình thành các phẩm

chất lao động khoa học cần thiết của người lao động mới

Tiếng Anh là một trong các môn học cơ bản ở trường THPT, là một bộ

phận quan trọng không thể thiếu của học vấn phỏ thông, đồng thời cũng là phương

tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp và cập nhật tri thức hội

nhập và phát triển kinh tế xã hội Môn tiếng Anh ở trường THPT còn góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc truyền tải nội dung của nhiều môn học khác, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp cho việc thực hiện mục

tiêu giáo dục tồn điện ở trường phơ thông Nhận thức được vị trí và vai trò quan

trọng của môn tiếng Anh trong trường phô thông, Đảng và Nhà nước đã có nhiều

nghị quyết, chỉ thị, thông tư về công cuộc đổi mới và không ngừng nâng cao chất

lượng dạy học môn tiếng Anh trong các trường THPT

Tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục THPT nhằm đạt ba mục

đích: sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa và

bồi dưỡng phẩm chất đạo đức Cả ba mục đích đều quan trọng và có quan hệ mật

thiết với nhau, song do đặc thù của bộ môn mà mục đích thực hành giao tiếp trở

thành cơ bản nhất, còn hai mục đích còn lại luôn gắn chặt với mục đích thứ nhất Quán triệt được mục tiêu của dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT là cung cấp

cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và phát triển phẩm

chất trí tuệ để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động

Mục tiêu của chương trình giảng dạy môn tiếng Anh ở THPT là sau khi

hoàn thành chương trình, học sinh phải sử dụng ngôn ngữ đó đề thực hiện các giao

Trang 35

1.3.2 Đặc điểm dạy học môn tiếng anh

* Muc tiéu day học môn tiếng Anh trong trường THPT

Giáo dục THPT cung cấp cho học sinh một hệ thống vững chắc những

kiến thức, phương pháp phỏ thông, cơ bản, thiết thực và tương đối hoàn chỉnh

Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết phát triển năng lực trí tuệ

bước đầu có năng lực tự học, năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực

tiễn để tự chủ, tự lập trong lao động và trong cuộc sống, góp phần hình thà nh các phẩm chat lao động khoa học cần thiết của người lao động mới

Tiếng Anh là một trong các môn học cơ bản ở trường THPT, là một bộ

phận quan trọng không thể thiếu của học vấn phổ thông, đồng thời cũng là phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp và cập nhật

tri thức hội nhập và phát triển kinh tế xã hội Môn tiếng Anh ở trường THPT

còn góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc truyền tải nội dung của nhiều môn học khác, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của môn tiếng Anh trong trường phô thông, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông tư về công cuộc đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong các trường THPT

Tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục THPT nhằm đạt ba mục đích: sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức Cả ba mục đích đều quan trọng và có quan hệ

mật thiết với nhau, song do đặc thù của bộ môn mà mục đích thực hành giao tiếp trở thành cơ bản nhất, còn hai mục đích còn lại luôn gắn chặt với mục đích

thứ nhất Quán triệt được mục tiêu của dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

l cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và phát

triển phẩm chất trí tuệ đề tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động

Mục tiêu của chương trình giảng đạy môn tiếng Anh ở THPT là sau khi

Trang 36

giao tiếp đơn giản hàng ngày, có thê sử dụng ngôn ngữ đó dé đọc hiểu các sách báo, các tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ học vấn

* Nội dung dạy học môn tiếng Anh trong các trường THPT -Rén luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh

Tiếng Anh cũng như bất kỳ ngoại ngữ nào đều có chức năng là công cụ giao tiếp Nội dung kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh bao gồm bốn dạng hoạt động giao tiếp là: nghe, nói, đọc, viết Cả bốn nội dung này đều xuất hiện thường trực đan xen vào nhau trong suốt quá trình dạy học môn tiếng Anh Nội

dung kỹ năng thực hành giao tiếp được thể hiện dưới dạng hệ thống các bài tập

tương ứng với yêu cầu hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

-Cung cấp những tri thức về văn hóa Nội dung tri thức văn hóa của bộ môn ngoại ngữ gồm hai phần: tri thức ngôn ngữ và tri thức đất nước đang theo học

-Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức Là một bộ môn văn hóa cơ bản, ngoại ngữ

có khả năng góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan tiền bộ cho thế hệ trẻ thông qua các bài học với những nội dung hết sức đa dạng và phong

phú giúp học sinh xây dựng cho mình thói quen đạo đức và hành vi văn minh

cần thiết nhất trong đời sống xã hội, những quan điểm chính kiến khoa học về

tự nhiên, về xã hội, về lối sống cao đẹp của con người

Như vậy, nội dung dạy học tiếng Anh là những nội dung tri thức khoa

học cơ bản, tối thiểu về ngoại ngữ được học, giúp học sinh nhận thức và có thể vận dụng chủ động, tự giác tiếng Anh như một công cụ giao tiếp Đồng thời,

việc dạy tiếng Anh còn kết hợp giới thiệu cho người học những kiến thức văn hóa nền tảng, giúp người học hiểu thêm về đất nước, con người của dân tộc có

ngôn ngữ họ học, góp phan hỗ trợ cho việc học tập các môn khác, phát triển trí

tuệ cần thiết để tiếp tục học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động

* Đặc trưng của hoạt động dạy học ngoại ngữ

Ngôn ngữ, với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người, là sự thống nhất chặt chẽ giữa ngôn ngữ (language) và lời nói (speak) Ngôn ngữ và

Trang 37

khách quan và có tính chung toàn xã hội: còn lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ chung của mỗi cá nhân vào các tình huỗng giao tiếp cụ thể do đó nó mang tính

chất cá thể Ngôn ngữ và lời nói hợp thành một thẻ thống nhất biện chứng giữa

cái chung và cái riêng

Ngôn ngữ là một hệ thống gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và luôn mang tính chất tĩnh và ồn định; lời nói là sự kết hợp các nội dung ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết và mang tính chất động và biến đồi thường xuyên tùy theo từng tình huống giao tiếp cụ thể

Ngôn ngữ và nền văn hóa của cộng đồng có mối quan hệ biện chứng với nhau Ngôn ngữ vừa là phương tiện biểu đạt vừa là phương tiện tàng trữ những giá trị văn hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ ấy Điều này có nghĩa là dạy và học ngoại ngữ phải nhằm đạt hai mục đích: trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp mới đồng thời thông qua việc sử dụng công cụ giao tiếp đó học sinh tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc sử dụng ngôn ngữ đang học bao gồm những hiểu biết về đất nước, con người, phong tục, tập

quán, khoa học, kĩ thuật

Nói cách khác, dạy và học ngoại ngữ phải mang mục đích kép là vừa hình thành và phát triển một công cụ giao tiếp mới vừa thông qua đó để tiếp thu những giá trị văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đang học Trong hai mục đích đó thì mục đích thứ nhất vừa là mục đích dạy và học ngoại ngữ vừa là cách

thức hay con đường nhằm đạt được mục đích lâu dài hơn là mục đích thứ hai

Điều này giúp cho quá trình dạy và học sinh động hơn, hấp dẫn hơn, dễ dàng

hơn và do vậy kết quả dạy và học sẽ nhanh hơn và bền vững hơn

Mục tiêu day học ngoại ngữ là người học có thể phát triển khả năng hiểu

Trang 38

Dạy học ngoại ngữ là một loại hoạt động đặc thù của con người, nghĩa là

cũng bao gồm các thành tố có quan hệ và tác động đến nhau: động cơ, mục đích

điều kiện và hoạt động, hành động, thao tác Như vậy muốn thỏa mãn động cơ đề

ra, phải thực hiện lần lượt các hành động cụ thể để đạt được mục đích cụ thể.Trong quá trình day hoc kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào người học Vì

vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của người học để thông qua hoạt động học của mình, người học có thể lĩnh hội các

kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc của họ sau khi ra trường

Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng là một hoạt động truyền thụ và lĩnh hội một thứ tiếng nước ngoài một cách có mục đích, chương

trình, nội dung, phương pháp, kế hoạch tổ chức rõ ràng nhằm hình thành ở người học khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và sử dụng ngôn ngữ được học

Nói một cách cụ thể hơn, quá trình dạy học môn tiếng Anh trong trường THPT là truyền thụ cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản tối thiếu, tương đối có hệ thống cùng những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về tiếng Anh và sử dụng nó như một công cụ giao tiếp

Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp do đó môn học này không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ hay tư duy nhiều mới tiếp thu được như những môn học khác Bởi vì, ngôn ngữ giao tiếp không tác động suy nghĩ, tư duy mà chỉ là một cách phản ánh suy nghĩ và tư duy Nói cách khác khi suy nghĩ, tư duy thì không cần ngôn ngữ Chỉ có sự khác biệt về văn hóa nên giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác nhau đặc biệt là: chất giọng, ngữ âm, ngữ điệu, và ngữ nghĩa Chỉ cần có phương pháp hợp lí luyện tập đề thay đổi ngữ âm, ngữ điệu, và chất giọng thì ai cũng nói được tiếng Anh Nhưng để nói

được tiếng Anh một cách lưu loát còn cần cấu trúc đúng, có vốn từ vựng

nhiều, các phương pháp nghe, diễn đạt ý, biết rõ yêu cầu về nội dung trả lời, đó là các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

Trang 39

Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giáo viên tiếng Anh đủ về số lượng, đạt

chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng Anh theo mục tiêu đã đề ra Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thông qua các hình thức: bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và SGK tiếng Anh mới cũng như những đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường THPT

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học và các phương tiện day học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy projecter

Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong các trường THPT

Giáo viên tiếng Anh cũng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm nhằm không ngừng

nâng cao năng lực của bản thân về mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đạy học tiếng Anh nói riêng

1.3.4 Học sinh và hoạt động học

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những yếu tố

không nhỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Hoạt động học tập của học sinh song song cùng tồn tại với hoạt động của GV Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp và việc thực hiện các bài tập ở nhà Quản lý hoạt động học tập của học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

Xây dựng động cơ học tập cho HS Bất cứ hoạt động nảo của con người đều

cũng có mục đích, động cơ Động cơ là nhân tố thúc đây, định hướng và duy trì

hoạt động của HS Động cơ học tập của HS cũng có nhiều thứ bậc khác nhau: bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tự khẳng định mình, nhu cầu để hoc dé biết, để khẳng định, dé thẻ hiện mình Động cơ là tiền đề là điều

kiện cho việc học tiếng Anh của HS Việc xây dựng động cơ tích cực học tập c ho học sinh là nội dung cơ bản, rất quan trọng của công tác tô chức hoạt động học

tiếng Anh của HS Phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập

Trang 40

1.3.5 Cơ sớ vật chất, thiết bị giáo dục và môi trường dạy học Tiếng Anh Với đặc thù của tiếng Anh là thực hành giao tiếp, rèn luyện 4 kỹ năng:

Nghe - Nói - Đọc - Viết nên đồ dùng dạy học rất cần thiết và phong phú nhằm hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả giảng dạy trong mọi điều kiện Vì vậy cần:

-Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, phòng học, đồ dùng dạy học cần thiết cho

học sinh học tiếng Anh ở trường THPT

~Nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các thiết bị và đồ dùng dạy học phù hợp

với yêu cầu chương trình và SGK tiếng Anh mới

- Tăng cường phát động, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học

phục vụ giảng dạy tiếng Anh

- Động viên, khuyến khích, quy định, đánh giá việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy tiếng Anh nhằm nâng cao trách nhiệm của giáo viên và gây

hứng thú học tập cho học sinh

- Trang bị phòng dạy học ngoại ngữ (phòng học tiếng) cho một số trường điểm ở cấp THPT để nâng cao khả năng nghe nói cho học sinh

- Biên soạn các tài liệu, sách tham khảo, từ điển hỗ trợ cho việc nâng cao

chất lượng và hiệu quả dạy học

13.6 Công tác kiểm tra đánh giá tổ chức dạy học Tiếng Anh

Kiểm tra, đánh giá là dé đảm bảo mối quan hệ ngược trong quá trình dạy

học, giúp cho thầy và trò nắm được chính xác kết quả của từng khâu, từng giai

đoạn, từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để hoạt động dạy học đi đúng

mục tiêu và có hiệu quả

Hoạt động KT, ĐG kết quả học tập môn tiếng Anh của THPT có một số đặc

điểm sau:

- KT,ĐG kết quả học tập môn tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu day học

môn tiếng Anh để xác định HS đạt được ở mức độ nào Đồng thời căn cứ vào kết

quả học tập này dé có thể đánh giá được hiệu quả dạy học môn tiếng Anh của GV,

của nhà trường

Ngày đăng: 10/11/2018, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w