1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương pháp luận nghiên cứu khoa học tìm hiểu tình hình việc làm của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học sài gòn sau tốt nghiệpquo

14 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 112 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAU KHI TỐT NGHIỆP” ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

“TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAU KHI TỐT NGHIỆP”

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Những người thực hiện:

1 Phạm Thị Nhung

2 Ngô Thị Thanh Nhã

3 Nguyễn Thị Ý Như

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

- Về mặt lí luận:

Hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được vai trò vô cùng to lớn của việc làm, nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mục đích của sự học không chỉ mang đến nền tảng trí thức, tầm hiểu biết giúp phát triển bản thân mà đó còn là yếu tố cơ bản giúp ta có được một nghề nghiệp mang đến một tương lai tươi

sáng hạnh phúc hơn Việc làm là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và

phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội

Việc làm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn quyết định yếu tố vật chất của con người Về mặt tinh thần, việc làm giúp con người có thêm nguồn động lực sống, giúp cuộc sống bản thân cũng như gia đình, xã hội trở nên tươi đẹp,

có ý nghĩa hơn, đất nước ngày một đi lên cải thiện đời sống nhân dân ngày một nâng cao, sánh vai với những cường quốc trên thế giới…Ví dụ khi một ai đó không có việc làm sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, họ cảm thấy như

bế tắc, có thể dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc như gây nên nhiều tệ nạn xã hội, tự tử…Về mặt vật chất, đa số mọi người mong muốn có được việc làm để kiếm ra tiền, có những khoản thu nhập để có thể tự lập nuôi sống bản thân, chăm lo gia đình, trang trải cho những chi tiêu, nhu cầu thiết yếu của cuộc sống…

Sinh viên là lực lượng trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo để trở thành nguồn nhân lực chủ chốt đưa đất nước đi lên Vì vậy, mỗi sinh viên có kiếm được một công việc làm tốt và phù hợp với năng lực của bản thân hay không là một vấn

đề mang tính quyết định

- Về mặt thực tiễn:

Hiện nay có một nghịch lý học sinh phổ thông phải vất vả mới chen chân được vào cánh cổng Đại học, trải qua thời gian học tập trên giảng đường và cuối cùng là tốt nghiệp và nhận bằng nhưng đó chi là sự khởi đầu cho tương lai mà thôi chứ không phải là sự hoàn thành của sự học vấn Sau khi ra trường nhiều sinh viên hăm hở mong muốn thể hiện năng lực bản thân, áp dụng hết kiến thức đã được học

Trang 3

thế nhưng dù có tấm bằng khá hay giỏi, việc kiếm được một công việc phù hợp với năng lực và yêu cầu của sinh viên không phải là chuyện dễ

Ngành Quản Trị Kinh Doanh là một ngành “hot” hiện nay nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề tìm việc Vì thế “tình hình việc làm của ngành Quản Trị Kinh Doanh” cũng đang là một vấn đề nóng bỏng được các bạn sinh viên đặt ra nhiều nhất và quan tâm nhiều nhất

Kinh tế phát triển, hàng loạt công ty được thành lập kéo theo ngành Quản Trị Kinh Doanh dần trở thành một tâm điểm mà nhiều nhà tuyển dụng đang săn lùng Quản Trị Kinh Doanh là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức

Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn, song do tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên áp lực tìm việc làm của sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Sài Gòn cũng đang gặp phải nhiều vấn đề

Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tình hình việc làm của sinh viên Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Sài Gòn sau khi tốt nghiệp” với mong muốn tìm hiểu

về những việc làm của sinh viên Quản Trị Kinh Doanh sau khi ra trường để từ đó

đề xuất được những biện pháp giúp sinh viên có được việc làm tốt

- Về mặt cá nhân:

Tôi đang là sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Sài Gòn cho nên tôi quan tâm đến vấn đề này, từ đó xác định năng lực của bản thân và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng để có một công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

- Xác định thực trạng về tình hình việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện nâng cao tình hình việc làm cho sinh viên

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu những loại công việc mà sinh viên đã làm sau khi ra trường

Trang 4

- Thời gian tìm được việc của sinh viên sau khi ra trường.

- Tìm hiểu về nơi làm việc, công việc chuyên môn, loại hình doanh nghiệp, mức lương… của sinh viên

- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề tìm được việc của sinh viên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình việc làm của sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: Năm 2015

+ Không gian: Những địa điểm tổ chức tuyển dụng nhân lực ở quận 1, quận

5 và quận Bình Thạnh

+ Lĩnh vực nghiên cứu: tình hình việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn sau khi tốt nghiệp

- Mẫu nghiên cứu

+ Kích cỡ mẫu: 100 sinh viên

+ Lấy mẫu: Sinh viên đã tốt nghiệp khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Do nhiều yếu tố tác động nên tình hình việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn

- Nếu trường Đại học Sài Gòn nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng đến việc cho sinh viên đi thực tế, kĩ năng thực hành ở các Doanh nghiệp và sinh viên khoa quản trị kinh doanh có những phương pháp học tập hiệu quả thì tình hình việc làm của sinh viên sẽ được cải thiện

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

- Tình hình

- Việc làm

Trang 5

- Tình hình việc làm.

- Sinh viên

- Sinh viên khoa quản trị kinh doanh

- Sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Sài Gòn

- Tốt nghiệp

- Sinh viên khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Sài Gòn sau khi tốt nghiệp

2 Phân tích tình hình việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn tại các Doanh nghiệp:

- Công việc mà sinh viên làm sau khi tốt nghiệp

- Thời gian mà sinh viên tìm được việc sau khi ra trường

- Về nơi làm việc, công việc chuyên môn, loại hình doanh nghiệp, mức lương

- Nguyên nhân sinh viên tìm được việc làm hay không tìm được việc làm

3 Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình hình việc làm của sinh viên

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Đọc và phân tích tài liệu có liên quan: đọc các tài liệu liên quan đến tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp của các trường để tổng hợp, phân loại từ đó rút ra các vấn đề lý luận, lý thuyết liên quan đến đề tài và tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu

- Phương pháp thực tiễn ta tiến hành các phương pháp sau:

+ Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành phát phiếu điều tra cho sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn đã tốt nghiệp để tìm hiểu tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp Sau đó tổng hợp thông tin thu thập được để đánh giá tình hình việc làm của sinh viên về những công việc sinh đã làm cũng như mức độ, thời gian, nguyên nhân tìm được hay

Trang 6

không tìm được việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Sài Gòn

+ Phương pháp phỏng vấn: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn sinh viên sau khi ra trường để tìm hiểu những nguyên nhân nào tác động đến quá trình tìm được việc cũng như không tìm được việc làm của sinh viên

+ Phương pháp hội thảo: Mời những sinh viên đã tốt nghiệp những năm trước và sinh viên tốt nghiệp năm 2015 của khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Sài Gòn tham gia hội thảo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, từ đó có thể đưa ra những biện pháp hữu ích cải thiện tình hình việc làm

- Phương pháp toán học: sau khi dùng phương pháp điều tra và phỏng vấn

ta tiến hành thống kê số liệu, tính tỉ lệ tìm được việc cũng như không tìm được việc của những sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Sài Gòn để

từ đó có những đánh giá chính xác cụ thể

7 Nội dung dự kiến nghiên cứu:

* Dự kiến cấu trúc nội dung của khoá luận tốt nghiệp:

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Giả thuyết nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Kế hoạch nghiên cứu

B KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng của tình hình việc làm

1 Tình hình công việc của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn sau tốt nghiệp

Trang 7

1.1: Tỷ lệ và thời gian tìm được việc làm của sinh viên.

1.2: Những việc làm sinh viên nhận được sau tốt nghiệp

1.3: Vấn đề về nơi làm việc, loại hình doanh nghiệp, mức lương của sinh viên sau tốt nghiệp

2 Nguyên nhân tìm được hoặc không tìm được việc làm của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn sau tốt nghiệp

2.1: Nguyên nhân khách quan

2.2: Nguyên nhân chủ quan

3 Nhận xét

Chương 3: Đề xuất các biện pháp

C PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

8 Kế hoạch nghiên cứu:

- Chuẩn bị

nghiên cứu

- Xác định đề tài - 1 tuần - Cả nhóm

- Xây dựng đề cương nghiên cứu

- 2 tuần - Cả nhóm

- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị nghiên cứu

- 1 tuần - Cả nhóm

- Triển khai

nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết - 1 tuần - Cả nhóm

- Nghiên cứu thực tiễn:

+ Tiến hành phát phiếu điều tra

+ Thống kê kết quả từ

+ 3 ngày

+ 4 ngày

+ Ngô Thị Thanh Nhã + Ngô Thị Thanh Nhã

Trang 8

phiếu điều tra.

+ Phỏng vấn sinh viên

+ Tổng hợp thông tin thu thập được sau phỏng vấn

+ Tổ chức hội thảo:

 Khâu chuẩn bị

 Tiến hành tổ chức

+ Tổng hợp thông tin và kết quả sau hội thảo

+ 1 ngày

+ 3 ngày

+ 1 tuần

+ 1 ngày

+ 3 ngày

+ Nguyễn Thị Ý Như + Nguyễn Thị Ý Như

+ Phạm Thị Nhung + Cả nhóm + Phạm Thị Nhung

- Viết công

trình

+ Phần mở đầu

+ Phần kết qủa nghiên cứu

+ Phần kết luận

+ Kiểm tra, chỉnh sửa và

bổ sung

+ Đánh máy và đi in bài

+ 1 tuần

+ 1 tuần

+ 4 ngày

+ 3 ngày

+ 1 ngày

+ Ngô Thị Thanh Nhã – Nguyễn Thị Ý Như + Cả nhóm

+ Phạm Thị Nhung + Cả nhóm

+ Nguyễn Thị Ý Như

- Bảo vệ công

trình

- Cả nhóm

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Phạm Viết Vượng, 2004, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nghien-cuu-ve-thuc-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-khoa-giao-duc-sau-khi-ra-truong.641485.html

- http://www.tinmoi.vn/3-loi-the-hiem-co-kho-tim-trong-nganh-quan-tri-kinh-doanh-03785460.html

PHỤ LỤC

1 Mẫu phiếu điều tra:

Trang 9

Trường Đại Học Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP

  

Với mục tiêu tìm hiểu cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường có phù hợp với thị trường lao động, Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp năm 2015 Để cuộc khảo sát đạt kết quả tốt, xin Anh/chị vui lòng cung cấp thông tin một cách chân thực

A Thông tin cá nhân

Họ và tên: ( không bắt buộc )

Giới tính: Ngày sinh: Dân tộc:

Ngành học: Khóa học: Xếp loại bằng tốt nghiệp:

Quê quán:

Chỗ ở hiện nay: Điện thoại: Email: ( không bắt buộc )

B Thông tin về tình hình việc làm

1 Sau khi tốt nghiệp, tình hình việc làm của Anh/chị như thế nào?

 Chưa có việc làm (nếu chọn phương án này, trả lời tiếp câu 2, 3 rồi dời sang câu 17)

Đã có việc làm (nếu chọn phương án này, hãy ghi rõ công việc Anh/chị

đã từng làm và bỏ qua câu 2, 3 trả lời tiếp câu 4)

Trang 10

2.Lý do Anh/chị chưa đi làm?

Chưa có nhu cầu

Đang học tiếp

Đã xin việc làm nhưng chưa được

3.Những lí do Anh/chị chưa xin được việc làm?

Thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

Thiếu kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ

 Thiếu các mối liên hệ với nhà tuyển dụng

 Trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu

 Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu

 Thiếu kinh nghiệm làm việc

 Thiếu thông tin tuyển dụng

 Lý do khác (ghi rõ)

4 Sau tốt nghiệp, Anh/chị đã học thêm các khóa học nào dưới đây?

 Chuyên môn

 Ngoại ngữ

 Tin học

 Kỹ năng mềm

 Không tham dự khóa học nào

 Khác (ghi rõ):

5 Sau bao lâu ra trường Anh/Chị tìm được việc làm:

 Dưới 6 tháng

 Từ 6-12 tháng

 Trên 12 tháng

6 Anh/Chị tìm việc thông qua:

Trang 11

 Người thân giới thiệu.

 Người quen giới thiệu

 Trung tâm giới thiệu việc làm

 Hội chợ việc làm

 Thông qua báo, đài

 Khác

7 Tên cơ quan, doanh nghiệp Anh/Chị đang làm việc:

8 Địa chỉ cơ quan, doanh nghiệp:

9 Chức vụ của Anh/chị trong cơ quan, doanh nghiệp:

 Quản lý

 Nhân viên

10 Cơ quan, doanh nghiệp Anh/chị đang làm thuộc loại hình nào:

 Nhà nước

 Cổ phần

 Trách nhiệm hữu hạn

 100% vốn nước ngoài

 Tư nhân

 Hợp tác xã

 Loại hình khác

11 Mức thu nhập hàng tháng (đơn vị: vnd):

 Dưới 2 triệu

 Từ 2 - 4 triệu

 Từ 4 – 6 triệu

 Trên 6 triệu

12 Anh/chị đã chuyển đổi công việc mấy lần?

 Chưa chuyển đổi

Trang 12

 1 lần

 2 lần

 3 lần trở lên

13 Những lý do Anh/chị chuyển đổi công việc khác:

 Công việc không phù hợp ngành đào tạo

 Không nhìn thấy cơ hội thăng tiến

 Mức lương hàng tháng thấp

 Áp lực công việc quá lớn

 Môi trường làm việc không phù hợp

 Do gia đình

 Các lý do khác

14 Công việc Anh/chị đang làm có phù hợp với ngành được đào tạo:

 Có

 Không

15 Nếu không phù hợp tại sao Anh/chị chấp nhận làm công việc này:

 Không tìm được việc đúng chuyên ngành

 Công việc tạm thời trong lúc tìm được việc phù hợp

 Mức lương hấp dẫn

 Môi trường làm việc tốt

 Có cơ hội thăng tiến

 Khác

16 Kiến thức trường đào tạo có ích cho công việc của Anh/chị hay không:

 Không

 Rất ít

 Nhiều

 Rất nhiều

17 Theo Anh/chị những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sinh viên sau khi tốt

nghiệp không tìm được việc làm:

Trang 13

 Thiếu kiến thức chuyên môn.

 Thiếu kinh nghiệm làm việc

 Trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu

 Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu

 Thiếu kĩ năng mềm

 Thiếu khả năng làm việc độc lập

 Thiếu hiểu biết về công ty

 Khác

18 Theo Anh/chị những biện pháp nào sau đây giúp sinh viên vừa tốt nghiệp tìm được việc làm:

 Chương trình đào tạo liên kết giữa trường với nhà tuyển dụng

 Nhà tuyển dụng nhận sinh viên thực hành/thực tập

 Nhà tuyển dụng cam kết với trường sẽ tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp

 Tăng thời lượng thực tập/thực tế

 Bổ sung các khóa đào tạo kỹ năng mềm

 Nhà trường tạo điều kiện để sinh viên tham gia làm thêm tại các đơn vị tuyển dụng để tích lũy kinh nghiệm

 Các giải pháp khác (ghi rõ)

19 Anh/chị có ý kiến gì để giúp sinh viên dễ dàng tìm việc sau khi tốt nghiệp:

Trang 14

Xin cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

2 Hệ thống câu hỏi phỏng vấn:

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN (Dành cho sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường

Đại học Sài Gòn đã tốt nghiệp)

1 Anh (chị) có thể vui lòng giới thiệu về bản thân mình ?

2 Sau khi tốt nghiệp khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Sài Gòn, anh (chị) đã dự tuyển vào công ty nào và kết quả như thế nào ?

3 Sau thời gian bao lâu thì anh (chị) tìm được việc làm ?

4 Khi được trúng tuyển vào công ty thì anh (chị) có nhận được công việc đúng chuyên môn mà mình đã được đào tạo hay không ? (Nếu không đúng chuyên môn thì tại sao anh (chị) lại nhận công việc đó ?)

5 Sau khi ra trường, với những kiến thức đã học anh (chị) có vận dụng được vào công việc hay không ?

6 Mức lương khởi điểm mà anh (chị) đã nhận được trong thời gian đầu làm việc ?

7 Theo anh (chị) thì những yếu tố nào quyết định đến việc một sinh viên tìm kiếm được công việc tốt ?

8 Anh (chị) có thể cho một vài lời khuyên đối với những sinh viên đã tốt nghiệp và đang tìm việc hay không ?

Ngày đăng: 06/11/2018, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w