tạo động lực cho sinh viên học tập, thực trạng và khả năng tự nghiên cứu của sinh viên ngành quản trị nhân lực trường đại học Lao đông Xã hội (CSII). một số giải pháp nhằm tạo động lực học tập cho sinh viên, giải pháp nâng cao khả năng tự nghiên cứu của sinh viên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Mã SV: 1313404041057
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.6 Hạn chế của đề tài 3
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
2.1 Cơ sở lý thuyết 4
2.1.1 Khái niệm tự nghiên cứu 4
2.1.2 Vai trò của việc tự nghiên cứu 4
2.1.3 Các học thuyết liên quan 6
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo việc tự nghiên cứu có hiệu quả 7
2.2 Thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực 7
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự nghiên cứu 7
2.2.2 Thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực 8
2.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực 12
2.3.1 Đối với sinh viên 12
2.3.2 Đối với giảng viên 15
2.3.3 Đối với nhà trường 17
2.4 Kết luận 18
PHẦN 3: THAM KHẢO 20
3.1 Tài liệu tham khảo 20
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, văn minh nhân loại vươn tới tầm cao đòi hỏi con ngườingày càng phải nâng cao trình độ, sự hiểu biết và các kỹ năng khác Nếu bạn không cố gắngphát triển bạn sẽ bị cách xa sự văn minh của con người Xã hội Việt Nam đang từng ngày hộinhập phát triển vươn lên tầm cao mới Để cùng đất nước khẳng định được vị thế trên trườngquốc tế, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, các bạn cần biết tầm quan trong củachính bản thân, cố gắng trau dồi các kiến thức và không ngừng học hỏi Đặc biệt các bạn sinhviên là đội ngũ tri thức, nhân tài của đất nước, các bạn càng phải cố gắng hơn nữa Để cónhững đóng góp lớn lao ấy, trước hết các bạn sinh viên cần phải xác định động cơ, động lựchọc tập đúng đắn Quan trọng không kém, các bạn phải xách định phương pháp học tập phùhợp
Nhà văn người Mỹ ông Isaac Asimov (1920-1992) đã từng nói rằng: “Chỉ có thể bằngcon đường tự nghiên cứu sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó Nhiệm vụ duy nhấtcủa nhà trường là tạo thuận lợi cho quá trình tự nghiên cứu Nếu như không làm được điềunày, nhà trường sẽ đánh mất ý nghĩa tồn tại của mình” Tự nghiên cứu là yếu tố quyết địnhchất lượng học tập, chất lượng đào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dụccủa đất nước tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới, đây cũng là chủ trương của Đảng,của Bộ Giáo dục & Đào tạo và được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục “Cải tiến phương phápgiảng dạy và học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động,sáng tạo và năng lực tự học của học sinh…” (NQ TW2 – Luật Giáo dục) Vấn đề tự nghiêncứu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn học cũng nhưphát huy năng lực của bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của giảng viên Việc tựnghiên cứu của sinh viên là hoạt động vô cùng cần thiết, mặc dù đã làm quen với hình thứctín chỉ, nhưng sinh viên vẫn gặp một số khó khăn do chưa thực sự tìm ra phương pháp họctập hiệu quả nhất khi học theo hình thức này Sinh viên vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khókhăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự nghiên cứu, chưa xây dựng
và rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu hợp lí Biết được tầm quan trọng của việc tự nghiên cứuđối với sinh viên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng tự nghiêncứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường đại học Lao đông – Xã hội (CSII)” Vớimong muốn sẽ góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc làm rõ thực
Trang 4trạng và đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường đạihọc Lao động - Xã hội (CSII) có được một phương học tập, nghiên cứu hiệu quả.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề khả năng tự nghiên cứu, tìmhiểu thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường đại học Laođộng - Xã hội (CSII) Đưa ra một số khuyến nghị để sinh viên ngành Quản trị nhân lựctrường đại học Lao động - Xã hội (CSII) nắm vững phương pháp tự nghiên cứu đúng đắn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích,
tập hợp, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về vấn đề khả năng tự nghiên cứu củasinh viên
- Điều tra bảng hỏi: Khảo sát 200 sinh viên khoa Quản lý lao động trong đó 60 sinhviên K12, 80 sinh viên K13 và 60 sinh viên K14
- Phân tích số liệu từ điều tra bảng hỏi
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tự nghiên cứu củasinh viên, giúp sinh viên định hình được phương pháp học tập đúng đắn mà trong đóphương pháp tự nghiên cứu là quan trong nhất Đề tài nói lên được thực trạng khả năng tựnghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường đại học Lao động – Xã hội (CSII)
và đưa ra một số khuyến nghị thực tiễn để sinh viên thực hiện việc tự nghiên cứu tốt hơn
Trang 51.6 Hạn chế của đề tài
Trong bài ngiên cứu này tác giả nghiên cứu về khía cạnh tự nghiên cứu ngoài giờlên lớp của sinh viên nên sẽ có những thiếu sót, bên cạnh đó mẫu khảo sát không lớn nênchưa đánh giá tổng thể khách quan nhất
Trang 6PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm tự nghiên cứu
Thực chất tự nghiên cứu là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trựctiếp có giảng viên, đó là một quá trình “lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với có giảngviên hướng dẫn Có thể nói quá trình tự nghiên cứu của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực,quyết tâm, tích cực để đạt được mục tiêu học tập Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không thểđạt kết quả tốt, đây cũng chính là điều kiện để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bảnthân và các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục
Trong hệ đào tạo tín chỉ, sinh viên tự nghiên cứu, tự tìm hiểu tài liệu để có kiến thức.Giảng viên là người cung cấp những nguồn tài liệu phù hợp và định hướng để cách tiếp cậnvấn đề của sinh viên dễ dàng và đúng hướng hơn Để có được khối lượng kiến thức đáp ứngyêu cầu cũng như hình thành các kỹ năng khác, mỗi sinh viên cần bỏ ra rất nhiều thời gian tựnghiên cứu Nếu sinh viên không tự nghiên cứu mà chỉ học máy móc câu chữ của giảng viênthì những gì tiếp thu được chỉ là những định hướng rất chung chung và không có hiểu biếtsâu sắc vấn đề Từ đó dẫn đến kết quả học tập không được như mong muốn và không đạt yêucầu đề ra đối với môn học Trước hết, sinh viên phải xác định động lực học tập của bản thân
là gì, từ đó mới có thể xác định phương pháp học tập phù hơp Theo giáo trình Hành vi tổchức: “Động lực của con người là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làmviệc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao” (Bùi Anh Tuấn và Phạm ThúyHương, 2011)
2.1.2 Vai trò của việc tự nghiên cứu
Ở trung học phổ thông, học sinh chỉ cần vững kiến thức thầy cô dạy trên lớp và làmbài tập được giao, giáo viên liên tục có những bài kiểm tra, đánh giá dành cho học sinh Tuynhiên khi học lên đại học thì yêu cầu hoạt động học tập của sinh viên đã khác hẳn, với môitrường tự do không bị gia đình quản lý chặt chẽ như trước, sinh viên có xu hướng lơ là việchọc Để nâng cao kết quả học tập của sinh viên có rất nhiều phương pháp như chú ý nghegiảng; đặt nhiều câu hỏi cho giảng viên và cùng nhau giải quyết; giải quyết các bài tập, vấn
đề ngay trên giảng đường; tự nghiên cứu bài trước Trong đó tự nghiên cứu là phương pháp,cách thức cơ bản mà sinh viên phải thực hiện thường xuyên Đối với sinh viên đại học, tựnghiên cứu là phương pháp học tập vô cùng quan trọng Giảng viên đóng vai trò là người
Trang 7hướng dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn đề tài, sinh viên phải tự biết cách sắp xếp thời gian
và trình tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản và mở rộng tìm hiểu những vấn đề liên quan.Thêm vào đó, không còn sự giám sát gắt gao của giảng viên, sinh viên phải tự nỗ lực để cóthể đạt hiệu quả cao trong kì thi kết thúc môn học
Tự nghiên cứu giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra nhữngvấn đề mới, nó giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất, một ngườisinh viên tuy có đầy đủ mọi điều kiện để học tập (người thầy giỏi, tài liệu hay, điều kiện họctập tốt…) vẫn không thể thành công được nếu như không tự mình đào sâu suy nghĩ Việc tựnghiên cứu mang lại cho sinh viên:
- Phát triển tính tự giác, tích cực và tính độc lập nhận thức, khắc phục tính thụ động, ỷlại vào giảng viên hoặc người khác
- Làm quen với cách làm việc độc lập, đây là tiền đề, cơ sở để nâng cao học vấn đápứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thực tiễn công tác sau này
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán,nâng cao niềm tin và năng lực bản thân
Khi tự nghiên cứu sinh viên có thể chủ động được quỹ thời gian mà không bị ràngbuộc bởi các yếu tố môi trường, có thể học bất cứ lúc nào Từ đó giúp sinh viên nắm kiếnthức vững chắc và có thể hiểu sâu và nhớ kỹ hơn các vấn đề Ngoài ra, việc tự nghiên cứucòn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác làm việc theo nhóm, khi đó sinh viên cóthể thể hiện tính sáng tạo trong tư duy và linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ, điều quan trọnghơn hết là sinh viên có thể đi sâu hơn so với thực tế nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích tìnhhình và đưa ra quyết định, đây là một yếu tố cần và đủ để sau này khi rời khỏi ghế nhà trườngsinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc ở môi trường thực tế Việc tự nghiên cứu giúp chosinh viên có thể tiếp thu tốt bài giảng trên lớp hay củng cố lại các kiến thức đã học,đào sâu
mổ xẻ vấn đề, mở mang thêm nhiều kiến thức mới qua sách vở và mạng internet phục vụ chochuyên ngành nghiên cứu, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tạo môi trường học tập tiến bộ
và tiên tiến…
Trang 82.1.3 Các học thuyết liên quan
Thuyết X và Thuyết Y
Douglas McGregor đã đưa ra hai quan điểm riêng biệt về con người: Một quan điểmtiêu cực gọi là Thuyết X và một quan điểm tích cực cơ bản gọi là Thuyết Y Sau khi quan sátcác nhà quản lý cư xử với nhân viên của mình, Douglas McGregor kết luận rằng quan điểmcủa một nhà quản lý về bản chất con người dựa vào một nhóm các giả thuyết nhất định vànhà quản lý đó thường có những biện pháp quản lý của mình cho cấp dưới tương ứng theonhững giả thuyết đó
Theo thuyết X, các nhà quản lý thường có bốn giả thuyết sau đây:
- Nhìn chung, con người không muốn làm việc, lười biếng, máy móc và vô tổ chức
- Chỉ thích vật chất, cái họ làm không quan trọng bằng cái họ kiếm được
- Chỉ làm việc cầm chừng khi bị bắt phải làm việc, luôn né tránh công việc, không thíchnhững công việc đòi hỏi tính sáng tạo hay sáng kiến, tự quản và tự kiểm
Theo thuyết Y, các nhà quản lý thường có bốn giả thuyết trái ngược nhau như sau:
- Con người muốn được nhìn nhận, muốn cảm thấy mình có ích, muốn khẳng địnhmình
- Con người có những khả năng tiềm ẩn, biết sáng tạo và làm việc tốt
- Khi được quan tâm khích lệ họ thường tích cực làm việc, muốn tham gia vào các côngviệc chung, chia sẻ trách nhiệm và có tinh thần trách nhiệm
Thuyết X cho rằng các nhu cầu có thứ bậc thấp hơn thường chế ngự các cá nhân.Thuyết Y cho rằng các nhu cầu có thứ bậc cao hơn sẽ chế ngự các cá nhân Bản thânMcGregor lại tin rằng các giả thuyết của Thuyết Y hợp lý hơn các giả thuyết của Thuyết X.Tuy nhiên trên thực tế thì dù là Thuyết X hay Thuyết Y cũng chỉ phù hợp trong tình huốngnhất định nào đó (Lê Thanh Hà, 2009, 21-22)
Xét rằng nếu bản thân sinh viên được tôn trọng và được mọi người lắng nghe, họ sẽ
có động lực trong việc học tập Họ luôn tìm mọi cách để hoàn thiện bản thân, hoàn thiệnphương pháp học tập, phát huy tính sáng tạo, tư duy Còn nếu họ bị áp đặt, bắt buộc, tinh tầnlàm việc không cao Họ không được tôn trọng, không được lắng nghe dẫn đến việc họ làmviệc như máy móc, kết quả học tập không được tốt
Trang 92.1.4 Nguyên tắc đảm bảo việc tự nghiên cứu có hiệu quả
Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở và nguyêntắc nhất định, việc tự nghiên cứu muốn đạt hiệu quả cao cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1 Bảo đảm tính khoa học của quá trình tự nghiên cứu: Bản thân tự nghiên cứu là mộtquá trình lao động trí tuệ gian khổ, vì vậy càng đòi hỏi tính khoa học Càng khoa học thì hiệuquả hoạt động tự nghiên cứu càng được nâng cao
2 Bảo đảm “ học đi đôi với hành”: Đây là một cặp phạm trù có quan hệ biện chứng vớinhau, tự nghiên cứu không chỉ củng cố kiến thức thông thường mà còn đưa kiến thức ấy vàothực tiễn, vận dụng với thực tế, rút ra những thiếu sót, sai lầm từ đó ngày càng nâng cao hiểubiết
3 Bảo đảm nâng cao dần đến mức độ tự giác cao, củng cố kỹ năng, kỹ xảo
2.2 Thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự nghiên cứu
Tự nghiên cứu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học đại học của sinhviên Tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tự giác học và niềm say mê học hỏi Việc tự nghiêncứu đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng vì qua đó góp phần giúp cho sinh viên rènluyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân
Bảng 1 Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự nghiên cứu
STT Nhận thức của sinh viên Tỷ lệ(%)
1 Vấn đề tự nghiên cứu là rất quan trọng 84
2 Tự nghiên cứu là hình thức học cá nhân 66
3 Giảng viên có vai trò quan trọng trong vấn đề tự nghiên cứu 58
4 Nguồn học liệu rất quan trọng 88
Hầu hết sinh viên đều nhận thức rằng vấn đề tự nghiên cứu là quan trọng (84%), tuynhiên việc tự nghiên cứu này đồng nghĩa với hình thức học cá nhân (66%), không phụ thuộcvào người khác và không cần sự cộng tác của bạn bè Sinh viên cho rằng đây là yêu cầu tốithiểu của một sinh viên Bên cạnh đó, 58% sinh viên cho rằng giảng viên có vai trò quantrọng trong việc tự nghiên cứu của sinh viên Giảng viên là công cụ cung cấp tri thức sống
Trang 10đáng tin cậy Họ là người hướng dẫn, cung cấp đề cương, nguồn học liệu cho sinh viên, hơnhết họ là người cùng sinh viên giải quyết vấn đề Ngoài ra nguồn học liệu cũng quan trọngkhông kém, 88% sinh viên cho rằng nguồn học liệu rất quan trong, là một trong những yếu tốquyết định kết quả công cuộc tự nghiên cứu.
2.2.2 Thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Quản trị nhân lực
2.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự nghiên cứu của sinh viên
Thực tế nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự nghiêncứu của sinh viên nhưng có các yếu tố chính sau: Nguồn học liệu, giảng viên, cơ sở vật chất,thời gian tự nghiên cứu
Biểu đồ 1 Biểu đồ thời gian tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của sinh viên:
0 - 2 giờ 2 - 4 giờ 4 - 6 giờ 6 - 8 giờ > 8 giờ
Giờ tự nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy:
17% sinh viên dành thời gian từ 0 - 2 giờ/ngày tự nghiên cứu
22% sinh viên dành thời gian từ 2 - 4 giờ/ngày tự nghiên cứu
43% sinh viên dành thời gian từ 4 - 6 giờ/ngày tự nghiên cứu
14% sinh viên dành thời gian từ 6 - 8 giờ/ngày tự nghiên cứu
4% sinh viên dành thời gian từ > 8 giờ/ngày tự nghiên cứu
Thời gian tự nghiên cứu là rất quan trọng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớnđến kết quả tự nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên dành thờigian từ 4 - 6 giờ/ ngày để tự nghiên cứu (43%) Đó là một kết quả rất khả quan, cho thấy các
Trang 11bạn sịnh viên biết được tầm quan trọng của việc tự nghiên cứu, muốn đạt kết quả tốt và pháthuy năng lực bản thân Song không phải tất cả thời gian đó được các bạn tận dụng tối đa, cácbạn bị chi phối rất nhiều trong quá trình tự nghiên cứu(68%) trong đó 69% sinh viên cho biếtmình bị chi phối thời gian tự nghiên cứu bởi các yếu tố: mạng xã hội, điện tử, tivi, tình cảm…26% sinh viên bị chi phối vì thời gian tìm nguồn học liệu và 5% sinh viên có lý do khác Cácbạn thường bị mất tập trung bởi các yếu tố môi trường, để lấy lại sự tập trung cũng mất mộtkhoản thời gian khiến việc tự nghiên cứu không đạt hiệu quả cao.
Đánh giá về nguồn tư liệu và sách tham khảo chuyên môn ở thư viện trường đại họcLao Động – Xã hội (CSII), số liệu thống kê cho thấy có 53% sinh viên không rõ được nguồnsách ở thư viện và hoàn toàn không biết có đủ hay không Có 46% sinh viên cho rằng nguồn
tư liệu và sách chuyên môn ở thư viện còn thiếu chưa đáp ứng cho việc học tập của sinh viên.Tuy nhiên con số thống kê này chưa nói lên được thực trạng khảo sát vì có đến 63% sinh viênrất ít đến thư viện trường Điều này phản ánh thực trạng là sinh viên không đến hoặc rất ítđến những nơi kể trên và như thế thiếu thông tin khi trả lời các câu hỏi đề ra
Việc đầu tư nghiên cứu để chuẩn bị cho buổi học kế tiếp thường không được quantâm đúng mức, có đến 53% số lượng sinh viên không có thói quen xem bài trước khi lên lớp.Điều này nói lên sự quá tải trong quá trình học, với khối lượng kiến thức không đổi giữa hệniên chế và hệ tín chỉ nhưng thời gian nghiên cứu tại lớp của hệ tín chỉ bị rút ngắn hơn yêucầu sinh viên phải tự nghiên cứu nhiều hơn Khi nghe giảng trên lớp có 74% số lượng sinhviên ghi chép ý chính, chủ yếu dựa vào nội dung giáo trình hoặc bài giảng in sẵn để theo dõi
2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tự nghiên cứu của sinh viên
Các nguyên nhân chính được tổng hợp trong bảng sau:
Trang 12Bảng 2 Nguyên nhân dẫn đến khả năng tự nghiên cứu của sinh viên
ST
T
1 Thiếu phương tiện, nguồn học liệu 44
4 Chưa có phương pháp, kỹ năng tự nghiên cứu 68
6 Sinh viên chưa có ý thức tự nghiên cứu 42
Để dễ so sánh theo dõi biểu đồ sau:
Biểu đồ 2 Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến thực trạng khả năng tự nghiên cứu của sinh viên:
Thiếu phương tiện, nguồn học liệu Thiếu thời gian
Cơ sở vật chất không đáp ứng Chưa có phương pháp, kỹ năng Hướng dẫn của giảng viên Ý thức học tập của sinh viên
Trang 13Qua các nguyên nhân đã tổng hợp qua khảo sát, tác giả phân tích rõ các nguyên nhânsau:
- Phương pháp học tập chưa phù hợp, thiếu kỹ năng: Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục
2005 đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tưduy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Tuy nhiên hầu hết giảng viên và sinh viên trong khoađều vẫn áp dụng phương pháp dạy và học theo truyền thống, chưa sử dụng rộng rãi và hiệuquả các phương pháp thúc đẩy tư duy của sinh viên như: học nhóm, tự học, tự nghiên cứu, đặtvấn đề Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên cảm thấy nhàm chán,không chủ động linh hoạt trong học tập đồng thời cũng không phát huy được tư duy, sáng tạocủa sinh viên
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp chưa được tốt: Thiếu phòng học, thiếu phòng
tự học, phòng chật hẹp, nóng nực, máy chiếu cũ, mờ, loa nghe không rõ, tài liệu thư viện cònhạn chế… Hiện tại trường chưa có phòng tự học với trang thiết bị đầy đủ Sinh viên muốnnghiên cứu tại trường phải học ở thư viện, học ở hành lang nhà học hoặc các hàng ghế đánhưng rất ồn và không gian nhỏ hẹp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập Thêmvào đó thư viện nhiều khi còn quá tải, số lượng sách tham khảo và giáo trình còn hạn chế.Phòng máy tính công đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham khảotài liệu Tuy nhiên trong thực tế đa số sinh viên vẫn còn ngại và cho rằng phòng máy tínhcông của nhà trường và chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên khi cần nghiên cứu và cần
mở rộng thời gian hoạt động để sinh viên có dịp vào học ban đêm do quá tải giờ lên lớp Máytính bị hư hỏng cũ kĩ, mạng kết nối chậm gây mất nhiều thời gian
- Hệ thống nguồn học liệu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên: Nguồn học liệu
là yếu tố vô cùng quan trọng trọng việc nghiên cứu của sinh viên Thư viện là nguồn cungcấp học liệu chính cho sinh viên nhưng không gian thư viện còn chật hẹp, nguồn học liệu cònhạn chế Một nghịch lý đang tồn tại: sinh viên thường tự học ngoài giờ hành chính nhưng hầuhết thư viện lại đóng cửa vào khung giờ đó đặc biệt những ngày cuối tuần Nguồn tài liệu thưviện phần lớn đọc tại chỗ, thiếu phiên bản Ngoài thư viện là nguồn cung cấp học liệu chínhthì giảng viên là người cung cấp học liệu cho sinh viên qua bài giảng, đề cương… Tuy nhiên
có một số giảng viên có xu hướng không muốn chia sẻ bài giảng cho sinh viên mà bắt sinhviên ghi chép tại lớp Điều này rất tốn thời gian trên lớp và sinh viên khó có thể tự nghiêncứu, tiếp cận vấn đề trước giờ lên lớp