1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng (luận văn thạc sĩ luật học)

101 246 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 788,48 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm trên thế giới về việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 16 1.4.1 Pháp luật một số nước 16 1.4.2 Sự kế thừa kinh ng

Trang 1

TRẦN DIỆU LOAN

KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG GIAO DỊCH GIỮA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

KINH DOANH VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

TRẦN DIỆU LOAN

KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG GIAO DỊCH GIỮA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

KINH DOANH VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Cương

HÀ NỘI - NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp với lòng nhiệt tình và sự quan tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là thầy cô giáo và các cán bộ của Khoa Đào tạo Sau Đại học - Đại học Luật Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và rèn luyện kiến thức tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã góp ý, tạo điều kiện và hỗ trợ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình

Cuối cùng, xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Trân trọng./

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016

Học viên

Trần Diệu Loan

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là TS Nguyễn Văn Cương Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

Xác nhận của

Giảng viên hướng dẫn

TS Nguyễn Văn Cương

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Trần Diệu Loan

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ACCP Ủy ban điều phối quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của ASEAN

Trang 6

Bảng 3 Phân loại các lĩnh vực thanh kiểm tra tại Sở Công Thương ……… 48

KIỆN GIAO DỊCH CHUNG 6 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 6

1.1.1 Khái niệm hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 6

Trang 7

1.2.1 Khái niệm và cơ chế kiểm soát 9

1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng 11

1.3 Pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 14

1.4 Một số kinh nghiệm trên thế giới về việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 16

1.4.1 Pháp luật một số nước 16

1.4.2 Sự kế thừa kinh nghiệm quốc tế trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam 26

CHƯƠNG 2 29 THỰC TIỄN KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG GIAO DỊCH GIỮA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH

VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG 29 2.1 Quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng 29

2.1.1 Đối tượng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bị kiểm soát

29

2.1.2 Cơ quan kiểm soát 30

2.1.3 Cơ chế kiểm soát 30

2.1.4 Phạm vi kiểm soát 33

2.1.5 Quy định về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm 39

2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 42

2.3.1 Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực mua bán

2.3.2 Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực phát hành thẻ ghi nợ nội địa; mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân); vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) 53

2.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 59

2.4.1 Đánh giá về quy định pháp luật 59

Trang 8

KIẾN NGHỊ HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG 74

3.1 Bối cảnh 74

3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 75

3.2.1 Điều chỉnh cơ chế/ mô hình kiểm soát trong tương lai 75

3.2.2 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành 77

3.2.3 Sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý vi phạm hành chính 80

3.2.4 Tiếp tục giữ nguyên thẩm quyền của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu

3.3 Kiến nghị nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật 82

3.3.1 Tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật có nội dung, mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến mới trong việc quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

bị xâm hại Trong đó, nổi lên là hình thức tổ chức, cá nhân sử dụng các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung mang ý chí đơn phương, áp đặt quyền lợi của mình lên người tiêu dùng Đứng trước những bất cập của Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng 1999 trong tình hình mới, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12) vào ngày 17 tháng

11 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

Sự ra đời của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, trong đó một trong những công cụ được kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực chính là việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Từ khi có hiệu lực đến nay, chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bước đầu đã phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc loại bỏ các điều khoản xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong 11 (mười một) nhóm hàng hóa, dịch vụ với phạm vi áp dụng rộng lớn từ hai tỉnh trở lên hoặc trên phạm vi cả nước; qua đó tác động lên ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khuyến khích người tiêu dùng lên tiếng yêu cầu quyền và lợi ích chính đáng của mình

Tuy nhiên, việc kiểm soát đang phải đối mặt với những khó khăn chính như sau:

Trang 10

Thứ nhất, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chủ yếu tập trung vào cấp

Trung ương là Cục Quản lý cạnh tranh, chưa hiệu quả tại các Sở Công Thương nên chưa tạo được sự đồng bộ trên cả nước;

Thứ hai, một số hoạt động quan trọng nhưng chưa được triển khai hoặc triển

khai chưa thường xuyên như kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch trong các lĩnh vực chưa thuộc phạm vi phải đăng ký hoặc việc thanh kiểm tra xử lý

vi phạm hành chính;

Thứ ba, cơ chế kiểm soát phù hợp với tình hình xã hội hiện tại Tuy nhiên,

khi phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát triển hơn, trình độ pháp quyền của doanh nghiệp nâng cao và hoạt động của cơ quan tư pháp đơn giản và hiệu quả hơn thì cơ chế can thiệp bằng công cụ hành chính như hiện nay sẽ đứng trước yêu cầu cần thay đổi;

Thứ tư, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chưa hướng tới việc khôi

phục quyền lợi bị xâm phạm của người tiêu dùng;

Thứ năm, có những ý kiến trái chiều về vai trò của cơ quan bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong một số lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ

Trong khi đó, trong những vấn đề kinh tế trọng tâm của đất nước giai đoạn tới có mục tiêu đô thị hóa, sự tập trung phát triển lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản Đây là những lĩnh vực hiện nay đã được đưa vào Danh sách hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 08 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg Dự báo trong thời gian tới, những lĩnh vực này phát triển sẽ kéo theo sự phức tạp, đa dạng hơn nữa của các loại hợp đồng giao kết với người tiêu dùng cũng như các vấn đề tranh chấp có thể phát sinh

Bên cạnh đó, sự hội nhập của Việt Nam trong phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thế giới như ACCP, ICPEN cũng đang đặt ra những yêu cầu cao hơn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam

Trang 11

Vì những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Kiểm soát hợp đồng theo

mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ luật sẽ góp

phần giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước đòi hỏi của tình hình mới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được khá nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và phân tích Chẳng hạn, đã có một số học giả nghiên cứu về vấn đề này như F Kessler, “Contracts of Adhesion some Thoughts about Freedom of Contract”, Colum.L.Rev.; Gillette, Clayton P.,

“Standard Form Contracts”, NYU Law and Economics Research Paper No.09-18; Thomas Wilhelmsson, “Standard Form Conditions”, Arthur S Hartkamp, Towards

a European Civil Code, Kluwer Law; Martin Ebers, “Unfair Terms in B2C Contracts”, CSECL Working Paper No 7; P Nebbia, “Unfair Contract Terms in European Law”, A Study in Comparative and EC Law, Vol 15; Schäfer, Hans-Bernd, and Patrick C Leyens, “Judicial control of standard terms and European private law, Economic Analysis of the DCFR–The Work of the Economic Impact Group within the CoPECL Network of Excellence, Munich”, Sellier European Law Publishers; George Akerlof, “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, 84 QJ Econ; M Schillig, “Inequality of Bargaining Power Versus Market for Lemons: Legal Paradigm Change and the Court of Justice's Jurisprudence on Directive 93/13 on Unfair Contract Terms”, Eur.Law Rev.,

Tại Việt Nam, vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được nghiên cứu và đưa vào giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trường đại học Luật Hà Nội Ngoài ra, có một số học giả quan tâm nghiên cứu như PGS.TS Nguyễn Như Phát, “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng”; ThS NCS Đỗ Giang Nam, “Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo

Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” …

Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng dưới cái nhìn phân tích, đánh giá chi tiết, tổng hợp về thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương hướng, giải

Trang 12

pháp giải quyết vấn đề thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng Đây là cơ

hội để học viên chọn chủ đề “Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch

chung trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng”

làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng quy định và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong pháp luật một số quốc gia thu thập được tài liệu (bao gồm Canada (Quebec), Pháp, Châu

Âu, Đài Loan, Malaysia); quy định về pháp luật theo Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành và thực trạng áp dụng pháp luật tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến nay

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

và thực tiễn trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau về vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung:

Thứ nhất, tại sao phải đặt ra vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện

giao dịch chung?

Thứ hai, việc kiểm soát có phù hợp với thực tiễn Việt Nam không và có cần

hoàn thiện thêm không?

Thứ ba, thực tế triển khai có hiệu quả và mang lại lợi ích cho xã hội không,

có khó khăn, vướng mắc cần khắc phục không?

Thứ tư, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực, hiệu quả thực

thi pháp luật ra sao?

6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện theo các phương pháp truyền thống như: phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật, biện chứng (lấy

Trang 13

nền tảng là nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền con người và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước), phương pháp phân tích, tổng hợp, luận giải, đánh giá v.v…

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học góp phần làm rõ

những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thứ hai, luận văn là công trình nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được các cơ quan quản lý

nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ liên quan tới công tác kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tham khảo và

sử dụng; là tài liệu tham khảo cho sinh viên tại các đại học giảng dạy về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

8 Bố cục của luận văn

Dựa trên mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, luận văn được cấu trúc bao gồm 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

Chương 2: Thực tiễn kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng;

Chương 3: Kiến nghị hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU,

ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

1.1.1 Khái niệm hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Trong nền kinh tế hiện đại, việc áp dụng HĐTM, ĐKGDC đã trở thành một hiện tượng hết sức phổ biến

Khi ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa hay sản phẩm đại trà, người tiêu dùng dường như không nhìn thấy tinh thần “tự do khế ước” của hợp đồng Bên cạnh đó, họ thường phải chấp nhận những quy tắc bán hàng do chính nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đặt ra và về nguyên tắc những quy tắc này không phải

là đối tượng của việc đàm phán Do tồn tại ở thế yếu, người tiêu dùng phải chấp nhận và đôi khi không biết đến chúng mà cũng chẳng biết đến khả năng cần phải kiểm soát chúng Chỉ đến khi có tranh chấp xảy ra hay có một sự kiện nào đó, người

ta mới vỡ lẽ ra rằng, đây là một hiện tượng mang tính pháp lý có liên quan đến hợp đồng

Các HĐTM, ĐKGDC được các luật gia phương tây mô tả là đứa con của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19 Việc xuất hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục cho vô số các khách hàng đã đặt ra vấn đề “tiêu chuẩn hoá” các điều khoản của các hợp đồng mua bán Trong bối cảnh đó, từ giữa thế kỷ trước, các doanh nghiệp, trước tiên là bảo hiểm, giao thông, tín dụng rồi sau đó là các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, đều thiết lập cho mình những quy tắc bán hàng thống nhất, áp dụng chung trong các giao dịch với khách hàng của mình1

Với pháp luật Việt Nam, vấn đề này được đề cập lần đầu tiên năm 1995 trong BLDS dưới khái niệm ban đầu là HĐTM Đến nay, HĐTM, ĐKGDC được điều chỉnh chủ yếu trong BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 (thay thế BLDS 2005)

và Luật BVQLNTD 20102

1 Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Trang thông tin Cục QLCT tại địa chỉ: http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&CateID=80 ngày

truy cập 12/3/2016

Trang 15

Khái niệm về HĐTM lầu đầu tiên được định nghĩa trong BLDS 1995, sau đó được định nghĩa trong Luật BVQLNTD 2010 và BLDS 2005 Điều 406 BLDS

1995, Điều 407 BLDS 2005 và Điều 405 BLDS 2015 lần lượt đưa ra định nghĩa

tương tự nhau: “HĐTM là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo

mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung HĐTM mà bên đề nghị đã đưa ra”

Luật BVQLNTD 2010 định nghĩa:“HĐTM là hợp đồng do tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng” (khoản 3

Điều 3)

Khái niệm ĐKGDC lần đầu tiên được định nghĩa trong Luật BVQLNTD

2010 và đến năm 2015 được đề cập trong BLDS 2015 Khoản 5 Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 lần đầu tiên giới thiệu khái niệm “ĐKGDC” trong hệ thống pháp

luật Việt Nam, theo đó, “ĐKGDC là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng

dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng”.

Tiếp nối quy định trong Luật BVNTD, Điều 406 BLDS 2015 lần đầu tiên

quy định về ĐKGDC trong BLDS, đã định nghĩa: “ĐKGDC là những điều khoản

ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này”.

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Từ những định nghĩa cụ thể nêu trên, có thể khái quát đặc trưng cơ bản của HĐTM, ĐKGDC như sau3:

Một là, đây là những quy định, quy tắc, điều kiện do thương nhân đơn

phương ban hành Đây có thể coi là đặc điểm nổi bật nhất của HĐTM, ĐKGDC Những quy tắc, quy định này được ban hành một cách đơn phương mà không có bất

kỳ sự thỏa thuận nào giữa thương nhân và người tiêu dùng Vì vậy, HĐTM, ĐKGDC thường thể hiện ý chí độc đoán và áp đặt của thương nhân, thường vì mục

2 Bên cạnh đó, một số pháp luật chuyên ngành cũng điều chỉnh vấn đề về điều khoản mẫu như trong Luật Kinh doanh bảo hiểm.

3 Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Trang thông tin Cục QLCT tại địa chỉ: http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&CateID=80 ngày

truy cập 12/3/2016.

Trang 16

tiêu dành lấy phần thuận lợi và an toàn pháp lý cho mình và đẩy quả bóng bất lợi cho phía người tiêu dùng mà nội dung của nó lại có thể vi phạm pháp luật hoặc không lành mạnh, thiếu đạo đức Trong khi, các quy tắc, điều kiện đó dù thể hiện trong hợp đồng (miệng hay văn bản) hay không nhưng trở thành nội dung mặc nhiên của hợp đồng khi người tiêu dùng tham gia quan hệ tiêu dùng.

Hai là, HĐTM, ĐKGDC được áp dụng chủ yếu cho người tiêu dùng Mục

đích của thương nhân khi ban hành các HĐTM, ĐKGDC là để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình giao dịch với người tiêu dùng Do vậy, đối tượng áp dụng chủ yếu của HĐTM, ĐKGDC là người tiêu dùng Thương nhân khi ban hành các HĐTM, ĐKGDC không hướng đến các đối tượng khác như các nhà cung cấp nguyên liệu, phụ kiện, các khách hàng lớn mà chủ yếu là để áp dụng cho đối tượng

là người tiêu dùng nhỏ lẻ Điều này xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của thương nhân khi số lượng người tiêu dùng của họ là quá lớn không cho phép sử dụng các hình thức giao kết hợp đồng truyền thống dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện Về phương diện này, HĐTM, ĐKGDC sẽ là công cụ quan trọng để cải tiến và hợp lý hóa phương thức bán hàng hiện đại

Ba là, HĐTM, ĐKGDC áp dụng cho nhiều người tiêu dùng và sử dụng nhiều

lần Các quy tắc, quy định mà thương nhân ban hành không phải hướng đến một người tiêu dùng nào cụ thể hay một trường hợp nào cụ thể mà nó như một “luật” riêng mà thương nhân áp dụng cho nhiều người tiêu dùng và sử dụng một cách lâu dài Phương thức bán hàng hóa truyền thống dựa trên cơ sở hợp đồng được giao kết với từng đối tượng theo cách thức khác nhau và các quyền, nghĩa vụ cũng có thể có

sự khác nhau trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa thương nhân và người tiêu dùng Tuy nhiên, khi sử dụng HĐTM, ĐKGDC, thì dường như không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các người tiêu dùng với nhau, hay nói cách khác là các quy tắc, quy định mặc nhiên áp dụng cho tất cả người tiêu dùng khi xác lập giao dịch với thương nhân

HĐTM, ĐKGDC được thiết lập dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm cả hình thức “HĐTM” và “ĐKGDC” như được đề cập trong BLDS và Luật BVQLNTD Sự khác biệt giữa ĐKGDC và HĐTM thể hiện ở hai góc độ: (i) HĐTM cần sự tuyên bố ý chí của chủ thể tham gia thông qua việc ký kết hợp đồng còn ĐKGDC chỉ cần sự chấp nhận ý chí và (ii) HĐTM cần xác định chủ thể tham gia còn ĐKGDC không cần xác định chủ thể Theo đó, các ĐKGDC, thông thường

Trang 17

không nằm ngay trong bản hợp đồng, nó có thể được quy định trong các văn bản riêng miễn là được bên cung cấp dịch vụ công bố công khai

Mặc dù có sự khác biệt giữa khái niệm HĐTM và ĐKGDC theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng cả hai khái niệm này đều cùng chỉ đến một hiện tượng khi mà các HĐTM, ĐKGDC do một bên đơn phương soạn thảo hoặc công bố

và được sử dụng trên thực tế với đối tác mà không cần có sự thoả thuận, mặc cả về nội dung của HĐTM, ĐKGDC đó Bên còn lại không có khả năng đàm phán thay đổi nội dung mà chỉ có khả năng chấp thuận hoặc từ chối điều khoản (take it or leave it)4

Bình luận số 2 của Điều 2.1.19 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại quốc tế đã miêu tả một cách chính xác đặc trưng đó như sau:

“Yếu tố quyết định không phải là hình thức trong đó các điều khoản này được

trình bày (ví dụ: các điều khoản này được chứa đựng trong văn bản riêng hay trong chính hợp đồng; các điều khoản này được ban hành dưới dạng bản in sẵn hay chỉ được lưu trữ online), cũng không phải người soạn thảo các HĐTM, ĐKGDC (chính là một trong các bên, hay hiệp hội thương mại hay nghề nghiệp…), hay số lượng (bao gồm toàn bộ các điều khoản liên quan đến tất cả các khía cạnh liên quan của hợp đồng hay chỉ một hay hai điều khoản, chẳng hạn điều khoản miễn trừ trách nhiệm hoặc điều khoản trọng tài) Yếu tố quyết định là việc thực tế các điều khoản này đã được soạn sẵn để sử dụng chung, nhiều lần lặp đi lặp lại và trong trường hợp đó, được sử dụng thực sự bởi một bên không dựa trên sự thương lượng với phía bên kia”5

1.2 Khái niệm kiểm soát và sự cần thiết phải kiểm soát các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm và cơ chế kiểm soát

Theo nghĩa chung, kiểm soát được hiểu là xem xét một hành vi có làm theo đúng quy tắc, kỷ luật hay pháp luật không6 hoặc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái quy định7, bao gồm các hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt

4 F Kessler (1943), “Contracts of Adhesion some Thoughts about Freedom of Contract”, Colum.L.Rev., tr

629.

5Xem nguyên bản tiếng Anh tại < principles-2010/415-chapter-2-formation-and-authority-of-agents-section-1-formation/897-article-2-1-19- contracting-under-standard-terms > truy cập ngày 15/12/2015.

http://www.unidroit.org/instruments/commercial-contracts/unidroit-6 Từ điển tiếng Việt (2013), NXB Từ điển Bách Khoa, tr 903.

7 Xem Từ điển tiếng Việt (2015), NXB Đà Nẵng, tr 685.

Trang 18

động; phát hiện sai lệch vi phạm và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tối thiểu hóa sai lệch vi phạm đảm bảo thực hiện mục tiêu8

Bên cạnh sự kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp, Nhà nước còn xây dựng những biện pháp kiểm soát thông qua cơ chế hành chính Việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC của các tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định trong Luật BVQLNTD là một trong những cơ chế như thế Qua đó, Nhà nước can thiệp vào nội dung HĐTM, ĐKGDC trước khi xác lập giao dịch cũng như trong quá trình áp dụng với người tiêu dùng

Quá trình kiểm soát này được cấu thành bởi các yếu tố sau:

- Chủ thể kiểm soát: cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng bao gồm Cục QLCT và Sở Công Thương;

- Đối tượng kiểm soát: tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng HĐTM, ĐKGDC trong giao dịch với người tiêu dùng;

- Khách thể kiểm soát: HĐTM, ĐKGDC trong giao dịch với người tiêu dùng;

- Mục tiêu: bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; giảm thiểu tranh chấp phát sinh từ việc giao kết/ tham gia HĐTM, ĐKGDC; bảo đảm trật tự chung của toàn xã hội và môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững;

- Cơ chế kiểm soát: (i) tiền kiểm (pháp luật yêu cầu đăng ký HĐTM, ĐKGDC đối với một số hàng hóa, dịch vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng với người tiêu dùng); (ii) hậu kiểm (đối với những HĐTM, ĐKGDC không thuộc phạm vi phải đăng ký, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh loại bỏ điều khoản vi phạm trong các HĐTM, ĐKGDC trong quá trình áp dụng với người tiêu dùng); (iii) vừa tiền kiểm vừa hậu kiểm (cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ đăng ký, đồng thời và kiểm tra việc

áp dụng HĐTM, ĐKGDC đã được chấp nhận trên thực tế)

1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng

8 Lê Hương (2014), “Quản lý hành chính nhà nước”, Thư viện chia sẻ tài liệu tại địa chỉ:

http://tailieu.tv/tai-lieu/quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc-chuong-6-kiemsoat-doi-voi-hanh-chinh-nha-nuoc-23121/ ngày truy cập 30/2/2016.

Trang 19

Việc sử dụng cùng một HĐTM, ĐKGDC cho nhiều giao dịch khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian đàm phán, qua đó tăng hiệu quả kinh tế của việc giao kết hợp đồng9 Hơn nữa, việc chuyển từ phương thức giao dịch truyền thống sang phương thức giao dịch điện tử trong xã hội hiện đại đòi hỏi sử dụng các khuôn mẫu, công thức để các bên cung cấp và tham gia giao dịch (ví dụ việc sử dụng các dịch vụ viễn thông bằng cách nhắn tin theo cú pháp, bấm chọn vào ô “đồng ý” đối với các ĐKGDC sẵn có), đồng thời làm giảm thời gian và chi phí xác lập giao dịch cho chính NTD Bên cạnh đó, việc sử dụng HĐTM, ĐKGDC đảm bảo sự bình đẳng giữa các khách hàng với nhau cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn đơn vị bán hàng hoá/ cung ứng dịch vụ thông qua việc nghiên cứu các HĐTM, ĐKGDC sẵn có Chính từ những giá trị tích cực này, HĐTM, ĐKGDC đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, đặc biệt là trong kỷ nguyên số với sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay.

Tuy nhiên, các HĐTM, ĐKGDC cũng tạo ra những thách thức mới đối với

lý thuyết truyền thống về hợp đồng vốn được xây dựng dựa trên ý niệm: hợp đồng

là kết quả của sự thoả thuận (mặc cả) giữa các bên10 Việc các HĐTM, ĐKGDC do một bên “áp đặt” cho bên còn lại, có thể dẫn đến tình trạng làm giảm khả năng của bên kia trong việc đạt tới một thoả thuận công bằng

Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam đi liền với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là việc thiết lập khung pháp luật dân sự làm nền tảng cho nền kinh tế thị trường Để đáp ứng mục tiêu trên, BLDS năm 1995 và sau

đó là BLDS năm 2005 được xây dựng dựa trên nguyên tắc nền tảng của luật hợp đồng cổ điển: nguyên tắc tự do hợp đồng Nội hàm cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng là quyền tự do của các bên trong việc xác lập hợp đồng, lựa chọn đối tác và các điều khoản của hợp đồng Chức năng của pháp luật hợp đồng khi đó là thiết lập các cơ chế hữu hiệu để đảm bảo quá trình giao kết hợp đồng và hỗ trợ thực thi các cam kết thỏa thuận đạt được dựa trên sự tự do ý chí của các bên Nhà nước, thông thường không can thiệp trực tiếp vào nội dung của hợp đồng, bởi vì một khi hợp đồng là kết quả của quá trình tự do thương lượng và thoả thuận giữa các bên có địa

9 Gillette, Clayton P (2009), “Standard Form Contracts”, NYU Law and Economics Research Paper

No.09-18 tại địa chỉ http://ssrn.com/abstract=1374990 ngày truy cập 15/12/2015.

10 Thomas Wilhelmsson (2011), “Standard Form Conditions”, Arthur S Hartkamp, Towards a European Civil Code, Kluwer Law; tr 571-586.

Trang 20

vị pháp lý bình đẳng, các điều khoản của hợp đồng được kỳ vọng là kết quả công bằng cho các bên11 Nguyên tắc này tiếp tục được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng trong BLDS 2015

Tuy nhiên, khi HĐTM, ĐKGDC được sử dụng, các bên không thực sự có cơ hội thương lượng và thoả thuận Trên thực tế không có hoặc có rất ít cơ hội cho bên

là đối tượng áp dụng HĐTM, ĐKGDC được tham gia quyết định nội dung của hợp đồng Về cơ bản, có hai mô hình chủ yếu được áp dụng để lý giải nguyên nhân tại sao cần phải kiểm soát tính công bằng trong hợp đồng mẫu, bao gồm học thuyết về chi phí giao dịch và học thuyết về lạm dụng vị thế12

Học thuyết về chi phí giao dịch: Học thuyết này nhấn mạnh đến bản chất của

hợp đồng mẫu khi có sự bất cân xứng về chi phí giao dịch (transaction costs) giữa bên ban hành HĐTM, ĐKGDC và bên còn lại Vì HĐTM, ĐKGDC có thể được sử dụng lặp đi lặp lại cho nhiều giao dịch khác nhau, bên ban hành HĐTM, ĐKGDC

có thể phân tán chi phí đầu tư cho việc soạn thảo hợp đồng Trong khi đó, do chỉ tham gia giao dịch một lần, bên còn lại sẽ không có động cơ để trả chi phí tương ứng với phía bên kia nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình thương lượng hợp đồng Vì nguyên nhân đó, luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin giữa bên ban hành HĐTM, ĐKGDC và bên đối tác13 Do đó, việc sử dụng HĐTM, ĐKGDC thường dẫn đến hệ quả là tước đoạt khả năng của một bên trong việc thương thảo nhằm đạt đến một điều khoản công bằng

Bên cạnh đó, vì thiếu thông tin và động cơ để đàm phán từng nội dung của HĐTM, ĐKGDC, phía bên kia mà tiêu biểu là người tiêu dùng sẽ dần dần hình thành tâm lý bỏ mặc, không quan tâm đọc, tìm hiểu nội dung của điều khoản đó nữa Hậu quả kéo theo của hiện tượng này là, nếu người tiêu dùng không có thói quen đọc HĐTM, ĐKGDC, bên cung cấp HĐTM, ĐKGDC cũng không có động lực cạnh tranh để thiết kế HĐTM, ĐKGDC tốt hơn, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Các doanh nghiệp khác, ban đầu cung cấp các HĐTM, ĐKGDC tương đối tốt, chứng kiến hiện tượng đó, sẽ dần dần loại bỏ điều khoản công bằng, thay vào đó

11 Atiyah (1979), P.S The Rise and Fall of Freedom of Contract (Oxford: Oxford University Press).

12 Martin Ebers (2008), “Unfair Contract Terms Directive (93/13)”, H Schulte-Nölke et al., EC Consumer Law Compendium, tr 337; Xem thêm P Nebbia (2007), “Unfair Contract Terms in European Law”, A Study

in Comparative and EC Law, Vol 15.

13 Schäfer, Hans-Bernd, and Patrick C Leyens (2010), “Judicial control of standard terms and European private law, Economic Analysis of the DCFR–The Work of the Economic Impact Group within the CoPECL

Network of Excellence, Munich”, Sellier European Law Publishers, tr 97-119,103.

Trang 21

là điều khoản bất công cho người tiêu dùng Tình trạng này nếu kéo dài sẽ mở rộng

ra toàn bộ thị trường, dẫn đến sự “thất bại của thị trường” theo một hiện tượng mà George Arthur Akerlof - kinh tế gia đoạt giải Nobel năm 2001 - gọi là “market for lemons”14, trong đó chất lượng HĐTM, ĐKGDC ngày càng giảm đi theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng15 Chính điều đó là lý do tại sao cần phải có sự kiểm soát từ phía nhà nước để đảm bảo tính công bằng trong nội dung các HĐTM, ĐKGDC

Học thuyết về lạm dụng vị thế: Học thuyết này dựa trên khái niệm về sự

chênh lệch về vị thế thương lượng giữa các bên (inequality of bargaining power) Theo đó, trái với học thuyết về chi phí giao dịch, nguyên nhân sâu xa đằng sau việc kiểm soát tính công bằng của các HĐTM, ĐKGDC không phải nằm ở bản chất của hợp đồng mẫu mà nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ một nhóm người xác định cụ thể - người tiêu dùng là bên thường được coi là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng với doanh nghiệp16 Do có lợi thế hơn về mặt vị thế kinh tế, xã hội và tâm lý, doanh nghiệp thường có khả năng đơn phương áp đặt các điều khoản do mình soạn thảo gây bất lợi cho người tiêu dùng Các đạo luật về kiểm soát tính công bằng của hợp đồng được thiết kế dựa trên một nguyên tắc mới của luật hợp đồng hiện đại - nguyên tắc bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng17

Hai học thuyết nêu trên đều lý giải sự cần thiết phải kiểm soát HĐTM, ĐKGDC dưới góc độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực trong mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng

Bên cạnh đó, có thể thấy việc kiểm soát còn cần thiết để giúp phát huy những lợi ích mang lại từ việc sử dụng các khuôn mẫu, công thức sẵn có Việc này giúp gia tăng niềm tin cho người tiêu dùng, đặc biệt khi tham gia giao dịch trên môi trường điện tử, đồng thời giúp thị trường phát triển bền vững trên nền tảng những thoả thuận cân bằng

Trước những lợi ích mang lại từ việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC, các nhà soạn thảo Luật BVQLNTD Việt Nam nhận định rằng sự can thiệp của nhà nước vào

14 George Akerlof (1970), “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, 84 QJ Econ., tr 488.

15 M Schillig (2008), “Inequality of Bargaining Power Versus Market for Lemons: Legal Paradigm Change

and the Court of Justice's Jurisprudence on Directive 93/13 on Unfair Contract Terms”, Eur.Law Rev., tr

336-358.

16 Martijn Hesselink, Marco Loos (2012), “Unfair Terms in B2C Contracts”, CSECL Working Paper No 7.

17 Ewoud Hondius (2004), “The Protection of the Weaker Party in Harmonized European Contract Law: A

Synthesis”, Journal of Consumer Policy 27, tr 245-251.

Trang 22

các quan hệ tư này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và trong một chừng mực nhất định tạo ra thế cân bằng trong giao lưu dân sự18.

1.3 Pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ của người cung cấp mà không vì mục đích kinh doanh (bán lại) Như vậy, quan

hệ tiêu dùng không phải là quan hệ thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệ dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dân sự

Là văn bản pháp luật gốc trong đời sống pháp lý dân sự, BLDS yêu cầu phải thiết lập các quan hệ pháp luật dân sự theo các nguyên tắc như tự do thỏa thuận, bình đẳng, thiện chí và trung thực (từ Điều 4 đến Điều 6 BLDS 2005, từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 3 BLDS 2015)

Tuy nhiên, tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng là họ luôn buộc phải tham gia vào mối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là “thông tin bất cân xứng” Do đó, người tiêu dùng khó có thể có cơ hội được tự do, bình đẳng Bên cạnh sự bất cân xứng về thông tin, người tiêu dùng còn có thể phải rơi vào tình trạng mất khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp độc quyền

Theo một thành viên Ban Soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những kẻ có thế và lực mạnh hơn thường hành xử theo xu hướng lạm dụng quyền lực trong quan hệ với kẻ yếu Thêm vào đó, nếu như cứ có 300% lợi nhuận thì các nhà “tư bản” sẵn sàng treo cổ mình lên và vì vậy, họ cũng sẵn sàng “khuyến mại” cho khách hàng và người tiêu dùng những cạm bẫy pháp lý và kỹ thuật và thậm chí còn cả những thứ độc hại Vì lẽ đó, mọi hệ thống pháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự để khắc phục những lổ hổng về khả năng tự do và bình đẳng của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp để quan hệ dân sự có thể trở lại với đúng nguyên tắc của nó19

18 Bộ Công Thương (2010), Tờ trình số 28/TTr-CP ngày 8/4/2010 về Dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng, tr

6.

19Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Trang thông tin Cục QLCT tại địa chỉ: http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&CateID=80 ngày

truy cập 12/3/2016.

Trang 23

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng

ra là cả pháp luật dân sự, hình sự đều có thêm mục đích là bảo vệ người tiêu dùng Tuy nhiên, nếu như những pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường

sẽ không có được

Nếu như trong xã hội không xuất hiện quan hệ tiêu dùng như đã trình bày trên đây thì mọi quan hệ dân sự thông thường đều chỉ cần đến sự điều chỉnh của pháp luật dân sự truyền thống Như thế, mọi vấn đề đều được diễn ra như theo những nguyên tắc truyền thống trong việc xem xét, đánh giá và xử lý các hành vi pháp lý

Tuy nhiên, xuất phát từ những phân tích trên đây, sản xuất hàng hóa dẫn đến những người cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp và quan hệ tiêu dùng nhất định phải xuất hiện trong xã hội hiện đại Vì vậy, do bản thân quan hệ tiêu dùng luôn tiềm ẩn những ngoại lệ của nguyên tắc dân sự truyền thống nên việc thiết kế cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng phải tính đến việc thực thi những ngoại lệ trong quan hệ pháp luật dân sự về nội dung và hình thức Hơn thế nữa, do chính pháp luật đã chứa trong mình sự bất công bằng (do phải dùng cùng một thước

đo để áp dụng cho mọi hiện tượng cụ thể khác nhau trên thực tế) nên việc áp dụng những ngoại lệ của cơ chế áp dụng pháp luật dân sự đối với người tiêu dùng là xuất phát từ nhu cầu nội tại của chính hiện tượng pháp luật để thiết lập sự công bằng pháp lý trên thực tế Điều này cũng từng được thể hiện trong quan hệ pháp luật lao động

Từ những điều trên đây cho thấy, việc áp dụng những hiện tượng điều chỉnh pháp luật mang tính đặc thù và ngoại lệ trong cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là nhu cầu khách quan mà không chỉ là nhân đạo và điều này không làm “đổ vỡ nền tảng của pháp luật dân sự” – như đã có sự lo lắng Điều này khẳng định được bởi lẽ, (i) thứ nhất là không có nguyên tắc nào mà không có ngoại lệ mà

Trang 24

ngoại lệ này đã được luận chứng như trên và (ii) thứ hai là khi áp dụng những ngoại

lệ pháp lý (về nội dung và hình thức trong cơ chế dân sự) thì những ngoại lệ này một mặt chỉ áp dụng trong quan hệ tiêu dùng và đối với người tiêu dùng và mặt khác, những vấn đề khác thuộc về pháp luật nội dung và hình thức trong lĩnh vực dân sự và những những lĩnh vực pháp khác (như đất đai, tài chính…) mà không được phát triển để trở thành “ngoại lệ” thì giữ nguyên giá trị điều chỉnh quan hệ tiêu dùng

Từ đây, có thể rút ra hệ quả là pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiểu theo nghĩa tổng quát là một hệ thống pháp luật có liên quan đến nhau mà đạo luật riêng rẽ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ có giá trị tiên phong20

Qua tìm hiểu về các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật, có thể thấy cấu trúc về chế định kiểm soát HĐTM, ĐKGDC bao gồm những nhóm quy định chính sau:

(i) Định nghĩa về HĐTM, ĐKGDC;

(ii) Đối tượng bị kiểm soát;

(iii) Cơ quan kiểm soát;

(iv) Cơ chế kiểm soát;

(v) Phạm vi kiểm soát;

(vi) Quy định về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm

Các quy định pháp luật cụ thể theo cấu trúc này sẽ được phân tích tại Mục 2.1 Chương 2

1.4 Một số kinh nghiệm trên thế giới về việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

1.4.1 Pháp luật một số nước

Trong phạm vi tài liệu tiếp cận được, tác giả đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định HĐTM, ĐKGDC như sau:

1.4.1.1 Canada (Quebec)

Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec cũng như bản hướng dẫn thực thi Luật đã quy định một cách chi tiết các vấn đề liên quan đến hợp đồng tiêu dùng

20 Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Trang thông tin Cục QLCT tại địa chỉ: http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&CateID=80 ngày

truy cập 12/3/2016

Trang 25

Quan điểm của nhà làm Luật Quebec là bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng Do đó, các chế định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec đều liên quan đến chế định hợp đồng Hay nói cách khác, có thể xem Luật Bảo vệ người tiêu dùng Quebec như một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng thông qua quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và thương nhân.

Chương 1 của Luật về những quy định chung trong đó đưa ra các quy định chung liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua Hợp đồng hàng hóa,

dịch vụ Ngay tại Điều 8, Luật khẳng định: “Người tiêu dùng có thể đề nghị tuyên

bố vô hiệu một hợp đồng hoặc đề nghị giảm nghĩa vụ của mình nếu trong hợp đồng thể hiện rõ sự không cân xứng giữa phần nghĩa vụ tương ứng của các bên mà phần lớn thuộc về người tiêu dùng hoặc nếu nghĩa vụ của người tiêu dùng là quá nhiều, không hợp lý” Điều này có nghĩa là một hợp đồng có thể bị tuyên là vô hiệu nếu nó

chứa đựng những điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng về phần nghĩa vụ mà người tiêu dùng phải thực hiện Tuy nhiên, Luật không coi trong trường hợp này hợp đồng sẽ bị vô hiệu đương nhiên mà chỉ bị tuyên là vô hiệu khi có yêu cầu của người tiêu dùng Đây là một quy định bảo vệ người tiêu dùng một cách rõ ràng trong trường hợp họ thấy những quy định trong hợp đồng là vô lý

Tại Điều 10, Điều 11 cũng quy định về những điều khoản bị cấm, theo đó:

“Bất kỳ quy định nào mà nhờ đó một thương nhân được giải phóng khỏi hậu quả do

việc làm của chính thương nhân hoặc đại diện của thương nhân đó gây ra đều bị cấm” và “bất kỳ quy định nào mà nhờ đó một thương nhân duy trì quyền quyết định đơn phương: (i) mà người tiêu dùng không có khả năng để hoàn thành một hoặc một vài trong số các nghĩa vụ của mình, hoặc (ii) mà trên thực tế đã xẩy ra trường hợp trên đều bị cấm” Như vậy, kể cả khi điều khoản bất lợi trong hợp đồng chưa

gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như người tiêu dùng không đề nghị hủy bỏ hoặc tuyên vô hiệu hợp đồng nhưng nếu hợp đồng chứa những nội dung bị cấm (giải phóng nghĩa vụ của thương nhân) thì đều bị cấm

Về ngôn ngữ hợp đồng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec quy định

cụ thể về ngôn ngữ hợp đồng trong từng loại hợp đồng nhất định đồng thời đưa ra nguyên tắc về giải thích từ ngữ trong trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mập mờ,

khó hiểu Tại Điều 17 của Luật quy định “Trong trường hợp có những điều khoản

bị nghi ngờ hoặc tối nghĩa/mơ hồ, hợp đồng sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng” Bộ luật Dân sự của Việt Nam tại khoản 8, Điều 409 cũng quy

Trang 26

định: “trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì

khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế” Mới nghe thì

dường như Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng có cách tiếp cận như Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec quy định giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho người tiêu dùng khi có điều khoản bị nghi ngờ hoặc tối nghĩa, còn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì bên được giải thích theo hướng có lợi là bên yếu thế trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào nội dung bất lợi Như vậy, rõ ràng cách tiếp cận của Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec tiếp cận một cách trực tiếp nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng

Bên cạnh những quy định bảo vệ người tiêu dùng như trên, trong phần chung của Luật còn quy định một loạt các vấn đề khác liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như: hợp đồng không có đề nghị giao kết, lựa chọn địa chỉ thường trú, đề nghị thanh toán… Các quy định này cũng lấy tiêu chí bảo vệ người tiêu dùng lên trên hết Trong nhiều trường hợp nếu không có quy định trong hợp đồng thì Luật giải quyết theo hướng có lợi cho người tiêu dùng nhất, ví dụ tại Điều 21 về địa điểm

giao kết hợp đồng, Luật quy định: “Hợp đồng không có đề nghị giao kết được cho

rằng hợp đồng được giao kết tại địa chỉ của người tiêu dùng”.

Trong Chương II của Luật quy định những vấn đề liên quan đến hợp đồng

mà Luật yêu cầu phải lập thành văn bản:

- Về ngôn ngữ hợp đồng, Điều 26 quy định: “Hợp đồng và những văn bản

kèm theo nó phải được lập bằng tiếng Pháp, ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thống nhất lựa chọn một ngôn ngữ khác để sử dụng soạn thảo Hợp đồng Nếu Hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Pháp và một ngôn ngữ khác, trong trường hợp có

sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ, phải lựa chọn theo hướng giải thích có lợi cho người tiêu dùng” Như vậy về mặt ngôn ngữ của hợp đồng Luật cũng đề cao việc

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách tối đa

- Về ký kết hợp đồng, Điều 27 quy định: “Theo quy định tại Điều 29, thương

nhân phải ký kết đầy đủ vào hợp đồng văn bản, đưa Hợp đồng cho người tiêu dùng

và cho họ một khoảng thời gian cần thiết để đọc và hiểu được các điều khoản cũng như mục tiêu của hợp đồng trước khi đặt bút ký” Đây có thể coi là một quy định

hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp thương nhân khi ký hợp đồng với người tiêu dùng không đưa lại một bản hợp đồng cho người tiêu dùng Do vậy, khi xẩy ra

Trang 27

tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì người tiêu dùng không có đầy đủ chứng cứ cho việc khiếu nại của mình Mặt khác, người tiêu dùng nhiều khi lâm vào thế bị động trong giao kết hợp đồng với thương nhân, họ không có đủ thời gian và cơ hội

để có thể xem lại hợp đồng một cách kỹ càng Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc tạo điều kiện cho người tiêu dùng được đọc và hiểu hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý đã khắc phục được tình trạng trên Việc giao hợp đồng cho người tiêu dùng không chỉ là một nghĩa vụ của thương nhân mà nó còn là căn

cứ để xác định sự ràng buộc về mặt pháp lý của người tiêu dùng theo hợp đồng, bởi

vì theo quy định tại Điều 33 của Luật thì: “Người tiêu dùng chỉ bắt buộc phải hoàn

thành nghĩa vụ của mình kể từ thời điểm người tiêu dùng nắm trong tay một bản hợp đồng”.

Chương III Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec quy định các điều khoản liên quan đến các dạng hợp đồng nhất định như: bảo hành, hợp đồng do thương nhân bán hàng lưu động ký kết, hợp đồng tín dụng, hợp đồng cho thuê hàng hóa dài hạn, hợp đồng về ô tô và mô tô…

Bản hướng dẫn Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec (sau đây gọi là

“Hướng dẫn”) đã chi tiết hóa các quy định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng một cách tối đa

- Hướng dẫn quy định các vấn đề mang tính kỹ thuật như: loại giấy dùng để

in hợp đồng (Hợp đồng phải được trình bày trên loại giấy số 7 (Number 7 Bond paper) với trọng lượng là 11,8g/1000 tờ 432mm x 559 hoặc loại giấy có chất lượng cao hơn); cỡ chữ thể hiện trong hợp đồng (ít nhất là 10)…

- Hướng dẫn cũng bắt một số nội dung phải đưa vào hợp đồng tùy vào từng loại hợp đồng cụ thể, ví dụ trong hợp đồng có những điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng được phép sử dụng theo quy định của Luật thì phải có dòng chữ “Điều khoản này theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng” Trong một số loại hợp

đồng, Hướng dẫn còn bắt buộc thương nhân phải đưa vào nội dung: “Đây là quyền

lợi của người tiêu dùng theo quy định tại Điều… của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nếu cần, hãy liên hệ với Văn phòng bảo vệ người tiêu dùng…”

Nhìn chung, có thể khẳng định Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Quebec là một trong những đạo luật thể hiện cách tiếp cận bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng một cách rõ ràng nhất và toàn diện nhất

1.4.1.2 Pháp

Trang 28

Cộng hòa Pháp là một trong những mảnh đất nơi mà vấn đề quyền con người (nói chính xác hơn là quyền cá nhân) được quan tâm nhiều khi đến mức cao hơn cả chủ quyền quốc gia21 Đó là một trong những hệ quả của cuộc cách mạng tư sản và gắn với nó là nhu cầu giải phóng con người, tôn trọng các giá trị tự nhiên của con người Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có thể nói là một khía cạnh tiêu biểu của xu hướng này, được cả xã hội nhìn nhận từ lâu như một trong những nhu cầu tự nhiên của quá trình lập pháp.

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở cộng hòa Pháp đang ngày càng chiếm

vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và hơn thế, nó đã và đang được “chính trị hóa” ở mức độ khác nhau bởi lẽ các chính trị gia tồn tại trên lá phiếu của cử tri mà tất cả các cử tri đều là người tiêu dùng Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vì thế, cũng rất được “ưu ái”, thể hiện ở sự đa dạng từ các thiết chế quyền lực nhà nước đến các tổ chức xã hội dân sự

Trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp, các quy định về điều khoản lạm dụng người tiêu dùng (Clause abusive) là một trong những chế định cơ bản

Trong thực tế đời sống, nhiều nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sử dụng các hợp đồng mẫu để giao kết với người tiêu dùng (ví dụ: điện, nước, điện thoại cố định

và di động…); người tiêu dùng không được đàm phán các nội dung của hợp đồng

mà chỉ có sự chọn lựa: giao kết hay không giao kết hợp đồng Vấn đề đặt ra là nếu trong các hợp đồng này có chứa những điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng thì có giải pháp nào để khắc phục không?

Nhà lập pháp Pháp đã sớm ý thức được vấn đề này Trong một án lệ nổi tiếng của Tham chính viện vào năm 1978 và được pháp điển hóa bằng Luật ngày 1 tháng 2 năm 1995, vấn đề này đã được quy định như sau:

“Trong các hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người tiêu

dùng, các điều khoản bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng nếu có đối tượng hoặc hệ quả tạo ra một sự mất cân xứng một cách rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Chính phủ có thể ban hành Nghị định, sau khi tham vấn Tham chính viện và

Ủy ban quốc gia về điều khoản lạm dụng người tiêu dùng, để xác định những điều

21 Có lẽ chỉ có EU mới thừa nhận việc công dân của các nước thành viên được quyền kiện cả quốc gia của mình ra trước Tòa án Châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền.

Trang 29

khoản nào bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng Tuy nhiên, danh mục này không phải là bất biến, trong quá trình xét xử, tòa án hoàn toàn có thể coi những điều khoản khác là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng.

Các điều khoản lạm dụng người tiêu dùng có hệ quả bị vô hiệu Các điều khoản khác của hợp đồng vẫn có giá trị áp dụng nếu không bị tuyên vô hiệu”.

Trên thực tế, các điều khoản này thường là:

- Loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý của bên bán/nhà cung cấp dịch

vụ trong trường hợp người tiêu dùng bị chết;

- Cho phép bên bán/nhà cung cấp dịch vụ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước cho người tiêu dùng trong trường hợp các hợp đồng có thời hạn không xác định;

- Bắt buộc người tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng ngay cả trong trường hợp bên bán/nhà cung cấp dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ;

- Cấm hoặc ngăn cản người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án hoặc khiếu nại lên

cơ quan có thẩm quyền;

- Quy định rằng giá của sản phẩm sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng hoặc cho phép người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ quyền tự ý tăng giá mà không tạo điều kiện cho người mua hàng hóa, dịch vụ quyền chấm dứt hợp đồng nếu giá cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ quá cao so với giá thỏa thuận vào thời điểm giao kết hợp đồng22

Trong Bộ luật Tiêu dùng của Pháp, việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng cũng được thể hiện rất rõ, đặc biệt là các quy định cụ thể về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ xa (Xem thêm Mục 2); hợp đồng cung cấp dịch vụ tài chính (Điều L121-20-10); hợp đồng bán hàng tại nhà (Điều L121-21) Bên cạnh đó,

Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho người tiêu dùng trong việc rút giao kết hợp đồng mà không phải nêu lý do và không bị phạt, Điều L121-20-12 quy định:

“Người tiêu dùng được hưởng thời hạn 15 ngày để thực hiện quyền rút lại giao kết

mà không phải nêu lý do và không bị phạt”.

Như vậy, có thể Bộ luật Tiêu dùng của Pháp tiếp cận vấn đề bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng một cách rõ ràng Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc quy định nhằm giúp người tiêu dùng có thể chủ động trong các giao dịch Đặc biệt, Bộ luật còn đưa ra những quy định mang tính nghiêm khắc như việc

22 Xem Phụ lục Điều L.132 Code de la consommation

Trang 30

quy định số tiền mà người tiêu dùng thanh toán trước để mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nếu người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì người tiêu dùng có thể chấm dứt hợp đồng, số tiền thanh toán trước đó được coi như

là khoản tiền đặt cọc Rõ ràng đây là những quy định rất mạnh mẽ nhằm giúp người tiêu dùng đối phó với những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

1.4.1.3 Liên minh Châu Âu

EU đã ban hành nhiều chỉ thị liên quan đến người tiêu dùng nhằm khuyến cáo các nước thành viên đảm bảo thực hiện trong các quy định pháp luật của mình Một trong những chỉ thị đáng chú ý nhất là Chỉ thị số 1999/44/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 25 tháng 5 năm 1999 về việc bán hàng hóa cho người tiêu dùng và bảo hành kèm theo (sau đây gọi tắt là “Chỉ thị”) Chỉ thị không đưa ra một quy định mang tính cụ thể về Hợp đồng tiêu dùng mà quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, một số nội dung trong các quy định của Chỉ thị cũng có đề cập đến chế định hợp đồng

Tại Điều 2 của Chỉ thị về “Việc tuân thủ theo hợp đồng” quy định rằng người bán phải cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng theo những điều khoản trong hợp đồng mua bán và đưa ra các tiêu chí để được coi là tuân theo hợp đồng như: a) tuân theo đúng với những miêu tả mà người bán đưa ra và đạt chất lượng hàng hóa sản phẩm mà người bán đã chào mới với người tiêu dùng như hàng mẫu; b) phù hợp với mục đích cụ thể mà người tiêu dùng cần và những gì người tiêu dùng cho người bán biết tại thời điểm giao kết hợp đồng và người bán đã chấp nhận; c) phù hợp với mục đích sử dụng cho những cái mà hàng hóa cùng loại có thể

sử dụng được;…

Khoản 5 Điều 3 cũng đưa ra một số trường hợp mà người tiêu dùng có thể yêu cầu giảm giá hoặc hủy hợp đồng như: trong trường hợp người tiêu dùng không chấp nhận sửa chữa hoặc đổi mới; người bán không hoàn thành biện pháp đền bù trong thời gian hợp lý, hoặc người bán không thực hiện biện pháp mà không tránh khỏi việc gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng

Điều 7 quy định về việc ràng buộc người tiêu dùng, quy định: “Bất kỳ một

điều khoản hợp đồng hay thỏa thuận nào được ký kết với người bán trước khi người bán biết về việc không tuân thủ quy định của Chỉ thị này mà trực tiếp hoặc gián tiếp

Trang 31

hạn chế những quyền lợi của người tiêu dùng được quy định trong Chỉ thị này thì theo quy định của luật các quốc gia, những điều khoản hay thỏa thuận này sẽ không

có tính ràng buộc đối với người tiêu dùng.

Các quốc gia thành viên cần quy định rằng, trong trường hợp hàng hóa là

đồ đã qua sử dụng, người bán và người mua có thể đồng ý với điều khoản hợp đồng hoặc thỏa thuận ràng buộc nghĩa vụ đối với người bán trong thời gian ngắn hơn theo quy định tại điều 5(1)/ Nhưng thời gian đó không thể dưới 1 năm”.

Như vậy, Chỉ thị của EU không có một quy định cụ thể về hợp đồng mà chỉ đưa ra một số nguyên tắc về việc thực hiện hợp đồng Thông qua cơ chế hợp đồng, Chỉ thị tiếp cận việc bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cho phép người tiêu dùng được quyền chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp cũng như quy định về việc

vô hiệu của hợp đồng nếu người bán vi phạm các quy định của pháp luật Có thể nói rằng đây là cách tiếp cận rất tiến bộ và hiệu quả đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua quy định này được tạo điều kiện tốt nhất cho việc đàm phán và thực hiện hợp đồng, trong trường hợp người tiêu dùng mặc dù ký vào hợp đồng (thỏa thuận) nhưng nếu điều khoản trong hợp đồng đó trái với quy định của pháp luật thì không bị ràng buộc nghĩa vụ

1.4.1.4 Đài Loan

Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Đài Loan tiếp cận vấn đề bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng bằng việc quy định một cách khá chi tiết về

“Hợp đồng hàng loạt” Theo định nghĩa tại Khoản 9 Điều 2 của Luật thì: “Hợp đồng

hàng loạt là hợp đồng mà một phần hoặc toàn bộ Điều khoản cơ bản được soạn thảo bởi các doanh nghiệp kinh doanh” Tại Khoản 7 Điều 2 cũng đưa ra một định

nghĩa về “Điều khoản hàng loạt của Hợp đồng”: là các điều khoản được các doanh nghiệp kinh doanh đơn phương soạn thảo khi tham gia quan hệ hợp đồng với các bên không xác định với số lượng lớn Ngoài dạng văn bản, những Điều khoản cơ bản của hợp đồng còn được thể hiện trên các bảng thông báo công cộng, máy bay, thông điệp nơi công cộng, Internet và các phương tiện khác Như vậy, có thể nói rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đài Loan đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia giao kết những hợp đồng có sẵn (do thương nhân soạn thảo) Luật dành hẳn một Mục (Mục 2) để quy định các vấn đề về hợp đồng hàng loạt Điều 11 quy định, khi doanh nghiệp kinh doanh có ý định đưa

ra một hợp đồng hàng loạt thì phải để một thời gian ít nhất là 30 ngày để người tiêu

Trang 32

dùng xem xét lại nội dung của tất các các điều khoản và điều kiện Đồng thời, Luật cũng cho phép cơ quan có thẩm quyền ở cấp trung ương có thể xem xét thông báo đến người tiêu dùng trogn một hợp gian thích hợp để người tiêu dùng có thể xem xét các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ở một số ngành cụ thể Điều 11 cũng

quy định: “nếu các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng hàng loạt được hiểu

theo nhiều nghĩa thì phải giải thích trên cơ sở có lợi cho người tiêu dùng”.

Điều 12 của Luật cũng quy định nếu hợp đồng hàng loạt vi phạm nguyên tắc thiện chí và không công bằng với người tiêu dùng thì sẽ bị coi là vô hiệu, đồng thời đưa ra một số trường hợp mà hợp đồng bị coi là vi phạm nguyên tắc không công bằng

Điều 13 quy định, trong trường hợp các điều khoản trong hợp đồng hàng loạt không rõ ràng thì doanh nghiệp kinh doanh phải chịu trách nhiệm chứng minh, giải thích cho người tiêu dùng Nếu việc chứng minh, giải thích có những khó khăn thì phải công bố công khai nội dung các điều khoản này và phải được sự chấp thuận của người tiêu dùng Luật cũng quy định nếu điều khoản hàng loạt không rõ ràng và người tiêu dùng không nhận thức được các điều khoản đó thì nó sẽ không trở thành một phần của hợp đồng

Điều 16 của Luật quy định, trong trường hợp các điều khoản hàng loạt bị vô hiệu nhưng hợp đồng vẫn có thể thực hiện được thì các phần còn lại của hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực Điều này có nghĩa là tùy từng trường hợp mà hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu một phần hay toàn bộ

Điều 17 của Luật cho phép cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương có quyền yêu cầu một số ngành, lĩnh vực phải niêm yết công khai các điều khoản và điều kiện hàng loạt Trong trường hợp khi ký kết hợp đồng với người tiêu dùng mà các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng trái với các điều khoản, điều kiện đã công bố thì

bị coi là vô hiệu Đồng thời, Luật cũng cho phép các cơ quan có thẩm quyền có thể

cử nhân viên đi kiểm tra hợp đồng hàng loạt của các doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào Đây có thể coi là một quy định rất quan trọng tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có thể giám sát các hợp đồng hàng loạt một cách thường xuyên, nghiêm túc đảm bảo nội dung các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng đó không vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

1.4.1.5 Malaysia

Trang 33

Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia cũng không quy định hẳn một phần về hợp đồng Tuy nhiên, xuyên suốt trong các chế định của Luật này

là những quy định bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến quan hệ hợp đồng Ngay tại Điều 4, Điều 6 Phần I của Luật đã khẳng định nguyên tắc: bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng hoặc bất kỳ sự viện dẫn luật nước ngoài nào cho phép bên áp dụng nó tránh được những trách nhiệm hoặc có những nội dung đi ngược lại các quy định theo quy định của Luật này đều không có giá trị pháp luật Như vậy có thể hiểu, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia đảm bảo trách nhiệm của các bên (trong đó có tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ) kể cả khi trong hợp đồng có thể có điều khoản thỏa thuận khác Điều này thể hiện quan điểm của nhà làm luật Malaysia trong việc bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ có thể bị tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ áp đặt những điều kiện nhằm loại trừ trách nhiệm của họ đối với NTD theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng

Bên cạnh việc quy định các nguyên tắc về nội dung hợp đồng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia cũng quy định rõ một số loại hợp đồng cũng như quy định khá cụ thể liên quan đến quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Ví dụ tại Điều 17 quy định về “Hợp đồng dịch

vụ tương lai” (hợp đồng dịch vụ liên tục) là loại hợp đồng dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng một các liên tục theo quy định của Bộ trưởng tùy từng thời điểm Luật cũng quy định người tiêu dùng nếu muốn chấm dứt Hợp đồng dịch vụ liên tục thì phải trả cho nhà cung cấp các chi phí sau:

- 5% tổng giá trị hợp đồng;

- Giá trị của tài sản mà người tiêu dùng đã sử dụng hoặc đang nắm giữ; hoặc

- Tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị hợp đồng cho phần dịch vụ mà người tiêu dùng đã nhận

Luật cũng quy định: khi người tiêu dùng đã trả cho nhà cung cấp nhiều hơn những khoản mà người cung cấp được nhận theo quy định ở trên, người cung cấp sẽ phải trả một phần tiền dư cho người tiêu dùng trong vòng 14 ngày kể từ ngày hủy hợp đồng Bên cạnh đó, Luật cũng quy định thời điểm có hiệu lực của việc hủy hợp đồng dịch vụ liên tục căn cứ vào (i) thời điểm mà nhà cung cấp được thông báo về việc hủy hợp đồng hoặc (ii) căn cứ vào thời điểm người tiêu dùng biểu thị cho người cung cấp bằng cách thức hợp lý tùy thuộc vào hoàn cảnh, ý định hủy bỏ hợp đồng dịch vụ liên tục khi không thể truyền đạt cho người cung cấp

Trang 34

Như vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Malaysia đặc biệt quan tâm đến loại hợp đồng dịch vụ liên tục bởi vì đây là một giao dịch mà người tiêu dùng

có thể chịu những bất lợi do thời hạn thực hiện hợp đồng là rất dài Luật cho phép người tiêu dùng có thể hủy hợp đồng theo những điều kiện nhất định như ở trên Tuy nhiên, cũng không vì thế mà Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia bỏ qua quyền và lợi ích chính đáng của nhà cung cấp bằng việc quy định người tiêu dùng cũng có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng như quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật

Điều 61 của Luật cũng quy định về “mất quyền hủy bỏ hợp đồng”, theo đó: người tiêu dùng sẽ bị mất quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp:

- Dịch vụ cung cấp chỉ là dịch vụ phụ cho việc bán hàng hóa; hoặc

- Người tiêu dùng có quyền từ chối nhận hàng hóa theo Điều 41 nhưng đã không thực hiện quyền đó

Đồng thời, Luật cũng quy định các vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng dịch vụ như: nguyên tắc áp dụng cho việc hủy hợp đồng (Điều 63); hiệu lực của việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 64); quyền hạn của Tòa án đối với việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 65)…

1.4.2 Sự kế thừa kinh nghiệm quốc tế trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu để xây dựng Luật BVQLNTD, các nhà lập pháp của Việt Nam đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và cho rằng cần phải có những quy định cụ thể để bảo vệ người tiêu dùng thông qua quan hệ hợp đồng23

Đến nay, khi Luật đã ra đời, có thể nhận thấy Việt Nam đã có sự tham khảo, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chế định HĐTM, ĐKGDC, thể hiện ở một số vấn đề nổi bật như:

Thứ nhất, về cách tiếp cận, Luật BVQLNTD cũng được xây dựng dựa trên lý

thuyết về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với tư cách là một bên yếu thế nhằm chống lại các điều khoản bất công được áp dụng bởi phía doanh nghiệp Chính vì vậy, Luật BVQLNTD đã bổ sung một chế định hoàn toàn mới so với pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trước đó là việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC Việc kiểm soát

23 Bộ Công Thương (2010), Tổng quan Luật Bảo vệ người tiêu dùng một số nước trên thế giới, Tài liệu phục

vụ công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tr 48.

Trang 35

này được thực hiện thông qua việc đặt ra những quy định bắt buộc đối với các HĐTM, ĐKGDC, đồng thời đặt ra cơ chế đăng ký đối với một số hàng hóa (khoản

1 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), cũng như thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về người tiêu dùng trong việc can thiệp vào nội dung của những HĐTM, ĐKGDC không thuộc phạm vi phải đăng ký(khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

Thứ hai, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giao kết với

người tiêu dùng như:

- Quy định các điều khoản cấm (Điều 16 Luật BVQLNTD đã liệt kê chín loại điều khoản sẽ đương nhiên không có hiệu lực nếu được áp dụng với người tiêu dùng Những quy định này là cơ sở để người tiêu dùng có thể yêu cầu Tòa án tuyên

bố vô hiệu các điều khoản đã ký kết hoặc xác lập và là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, đánh giá các HĐTM, ĐKGDC thuộc phạm vi phải đăng ký;

- Quyền tiếp cận điều khoản giao dịch chung trước khi xác lập giao dịch (Điều 17, 18 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Ngôn ngữ hợp đồng (Điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , Điều

7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Nguyên tắc giải thích hợp đồng trong trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau (Điều 15 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Yêu cầu về mặt hình thức đối với HĐTM, ĐKGDC (Điều 7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những lợi ích mà HĐTM, ĐKGDC mang lại như giảm chi phí và thời gian đàm phán, phù hợp với giao dịch điện tử, đảm bảo sự bình đẳng giữa các khách hàng, HĐTM, ĐKGDC đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại Tuy nhiên, do là bên yếu thế, bất cân xứng về chi phí giao dịch và thông tin nên việc sử dụng HĐTM, ĐKGDC thường dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng bị tước đoạt khả năng, động lực trong việc thương thảo nhằm đạt đến một điều khoản công bằng Trong khi đó, chính NTD cũng là chủ thể mong muốn được xác lập và được

Trang 36

giảm thời gian xác lập giao dịch Điều này dẫn đến sự cần thiết phải kiểm soát HĐTM, ĐKGDC trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng để đảm bảo sự phát triển về tốc độ nhưng bền vững của thị trường.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đánh giá cao tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng Trong quá trình nghiên cứu

để xây dựng Luật BVQLNTD, các nhà lập pháp của Việt Nam đã nghiên cứu và có

sự tham khảo, học tập kinh nghiệm về chế định HĐTM, ĐKGDC của nhiều nước trên thế giới, thể hiện ở một số vấn đề nổi bật như: kế thừa lý thuyết về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với tư cách là một bên yếu thế nhằm chống lại các điều khoản bất công được áp dụng bởi phía doanh nghiệp và quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giao kết với người tiêu dùng

Từ đó, Việt Nam hình thành cấu trúc pháp luật để kiểm soát HĐTM, ĐKGDC bao gồm những nhóm quy định chính sau: Định nghĩa về HĐTM, ĐKGDC; đối tượng bị kiểm soát; cơ quan kiểm soát; cơ chế kiểm soát; phạm vi kiểm soát và các quy định về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG GIAO DỊCH GIỮA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

KINH DOANH VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG2.1 Quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng

Trang 37

Như đã trình bày tại Mục 1.3 Chương 1, vấn đề kiểm soát HĐTM, ĐKGDC trong giao dịch với người tiêu dùng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015, Luật BVQLNTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Viễn thông

Đối với văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chế định kiểm soát HĐTM, ĐKGDC lần đầu tiên được quy định trong Luật BVQLNTD24

Trong một thời gian ngắn, các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành, bao gồm Nghị định 99/2011/NĐ-CP, Quyết định 02/2012/QĐ-TTg, Quyết định 35/2015/QĐ-TTg, Thông tư số 10/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2013 Ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tạo cơ

sở, nền tảng pháp lý để vận hành thông suốt cơ chế kiểm soát HĐTM, ĐKGDC

Ngoài định nghĩa HĐTM, ĐKGDC đã được trình bày tại Mục 1.1 Chương 1, phần này sẽ tập trung làm rõ các nội dung còn lại trong cấu trúc pháp luật về kiểm soát HĐTM, ĐKGDC theo quy định tại Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

2.1.1 Đối tượng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bị kiểm soát

Việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC có thể chia thành hai nhóm, bao gồm: (i) kiểm soát các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Điều 19 Luật BVQLNTD, từ Điều 7 đến Điều 15 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, Quyết định 02/1012/QĐ-TTg và Quyết định 35/2015/QĐ-TTg) và (ii) kiểm soát các hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc phạm

vi phải đăng ký (Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP)

Theo đó, có thể nói, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có quyền can thiệp vào mọi HĐTM, ĐKGDC được sử dụng để xác lập giao dịch với người tiêu dùng

2.1.2 Cơ quan kiểm soát

Việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC được Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành giao cho 2 cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 9, Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP), bao gồm:

24 Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng 1999 - văn bản pháp luật đầu tiên quy định riêng về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa đề cập đến cơ chế kiểm soát HĐTM, ĐKGDC.

Trang 38

- Sở Công Thương: kiểm soát HĐTM, ĐKGDC áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bộ Công Thương: kiểm soát HĐTM, ĐKGDC áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên

Bên cạnh đó, pháp luật có quy định riêng về một số loại HĐTM, ĐKGDC chịu sự kiểm soát bởi cả các cơ quan chuyên ngành như Quy tắc, điều khoản bảo hiểm chịu sự quản lý của Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính

2.1.3 Cơ chế kiểm soát

Tương ứng với hai nhóm HĐTM, ĐKGDC thuộc đối tượng bị kiểm soát như

đã trình bày tại mục 2.1.1 nêu trên, có thể thấy Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành xác lập ba cách thức kiểm soát, bao gồm: (i) tiền kiểm; (ii) hậu kiểm; (iii) vừa tiền kiểm, vừa hậu kiểm

2.1.3.1 Cơ chế tiền kiểm (đăng ký HĐTM, ĐKGDC)

Đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC thuộc Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhà nước kiểm soát HĐTM, ĐKGDC dưới hình thức yêu cầu đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền và chỉ được sử dụng để giao kết với người tiêu dùng khi hoàn thành nghĩa vụ đăng ký

Về nghĩa vụ đăng ký, khoản 1, Điều 19 Luật BVQLNTD quy định: “Tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Hướng dẫn chi tiết hơn, Điều 8 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định:

“HĐTM, ĐKGDC chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được

hoàn thành theo quy định tại Điều 14 Nghị định này” Thời điểm xác định việc hoàn

thành nghĩa vụ đăng ký là khi HĐTM, ĐKGDC được cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ra thông báo về việc chấp nhận đăng ký (khoản 1 Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP)

Về phạm vi đăng ký, theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg và Quyết định 35/2015/QĐ-TTg, đến nay có 11 hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mụcphải đăng ký HĐTM, ĐKGDC, bao gồm:

- Cung cấp điện sinh hoạt;

- Cung cấp nước sinh hoạt;

Trang 39

- Bảo hiểm nhân thọ.

Luật không đưa ra tiêu chí về tính “thiết yếu” để xác định đối tượng thuộc danh mục cần đăng ký mà trao quyền này cho Thủ tướng Chính phủ Căn cứ vào nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong từng thời kỳ (Điều 2 Quyết định 02/2012/QĐ-TTg)

Về thủ tục đăng ký, Mục 1 Chương III Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định

cụ thể về việc nộp hồ sơ của doanh nghiệp và việc trả kết quả của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm thành phần hồ sơ và phương thức nộp hồ sơ đăng ký (Điều 10 Nghị định 99/2011/NĐ-CP); thời hạn và nội dung thông báo kết quả cho doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP); công khai kết quả đăng ký sau khi hoàn thành thủ tục (Khoản 2 Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP); nghĩa vụ đăng ký lại (Điều 15 Nghị định 99/2011/NĐ-CP)

Bên cạnh quy định của pháp luật, Cục QLCT và Sở Công Thương một số tỉnh, thành trên cả nước còn xây dựng và ban hành Quy trình đăng ký HĐTM, ĐKGDC cũng như các mẫu văn bản được sử dụng trong quá trình xử lý hồ sơ25

2.1.3.2 Cơ chế hậu kiểm (kiểm tra những HĐTM, ĐKGDC không thuộc phạm vi phải đăng ký trong quá trình tổ chức, cá nhân áp dụng những HĐTM, ĐKGDC này với người tiêu dùng)

Đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC thông qua quyền yêu cầu tổ chức, cá

25 Tham khảo thêm Quy trình đăng ký tại Cục QLCT tại địa chỉ:

http://www.vca.gov.vn/expage_bvntd.aspx?id=40&Cate_ID=451#

Trang 40

nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng (khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP).

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của

cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung

vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng (khoản 3 Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP)

2.1.3.3 Cơ chế vừa tiền kiểm vừa hậu kiểm (đăng ký và kiểm tra việc áp dụng những HĐTM, ĐKGDC đã được chấp nhận đăng ký)

Đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành, sau khi HĐTM, ĐKGDC của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được chấp nhận đăng ký, cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kiểm tra việc áp dụng những mẫu được chấp nhận trên thực tế và xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nếu phát hiện hành vi vi phạm (khoản 5 Điều 48, khoản 4 Điều 49, Luật BVQLNTD, điểm i khoản 1 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, Điều 68 đến Điều 71 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành công thương)

a) Ngôn ngữ tiếng Việt

Đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng nói chung, ngôn ngữ được quy định mang tính tùy nghi, tức là ngôn ngữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng khác nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 14 Luật

Ngày đăng: 03/11/2018, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (2014), Báo cáo tổng kết kết quả 3 năm triển khai HĐTM, ĐKGDC, tr. 3, 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết kết quả 3 năm triển khai HĐTM, ĐKGDC
Tác giả: Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương
Năm: 2014
15. Ewoud Hondius (2004), “The Protection of the Weaker Party in Harmonized European Contract Law: A Synthesis”, Journal of Consumer Policy 27, tr. 245- 251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Protection of the Weaker Party in Harmonized European Contract Law: A Synthesis”, "Journal of Consumer Policy 27
Tác giả: Ewoud Hondius
Năm: 2004
16. F. Kessler (1943), “Contracts of Adhesion--some Thoughts about Freedom of Contract”, Colum.L.Rev., tr. 629 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contracts of Adhesion--some Thoughts about Freedom of Contract”, "Colum.L.Rev
Tác giả: F. Kessler
Năm: 1943
17. George Akerlof (1970), “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, 84 QJ Econ., tr. 488 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, "84 QJ Econ
Tác giả: George Akerlof
Năm: 1970
18. Gillette, Clayton P. (2009), “Standard Form Contracts”,. NYU Law and Economics Research Paper No.09-18 tại địa chỉ http://ssrn.com/abstract=1374990 ngày truy cập 15/12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard Form Contracts”,. "NYU Law and Economics Research Paper No.09-18
Tác giả: Gillette, Clayton P
Năm: 2009
19. Lê Hương (2014), “Quản lý hành chính nhà nước”, Thư viện chia sẻ tài liệu tại địa chỉ: http://tailieu.tv/tai-lieu/quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc-chuong-6-kiemsoat-doi-voi-hanh-chinh-nha-nuoc-23121/ ngày truy cập 30/2/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hành chính nhà nước”, "Thư viện chia sẻ tài liệu
Tác giả: Lê Hương
Năm: 2014
20. Martin Ebers (2008), “Unfair Contract Terms Directive (93/13)”, H. Schulte- Nửlke et al., EC Consumer Law Compendium, tr. 337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unfair Contract Terms Directive (93/13)”, "H. Schulte-Nửlke et al., EC Consumer Law Compendium
Tác giả: Martin Ebers
Năm: 2008
23. Đỗ Giang Nam (2015), Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tạiđịa chỉ:http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=588&amp;TabIndex=3&amp;TaiLieuID=1967 ngày truy cập 12/3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Tác giả: Đỗ Giang Nam
Năm: 2015
24. P. Nebbia (2007), “Unfair Contract Terms in European Law”, A Study in Comparative and EC Law, Vol. 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unfair Contract Terms in European Law”
Tác giả: P. Nebbia
Năm: 2007
25. Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Trang thông tin Cục QLCT tại địa chỉ:http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&amp;CateID=80 ngày truy cập 12/3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, "Trang thông tin Cục QLCT
Tác giả: Nguyễn Như Phát
Năm: 2010
27. Thomas Wilhelmsson (2011), “Standard Form Conditions”, Arthur S. Hartkamp, Towards a European Civil Code, Kluwer Law; tr. 571-586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard Form Conditions”, "Arthur S. "Hartkamp, Towards a European Civil Code, Kluwer Law
Tác giả: Thomas Wilhelmsson
Năm: 2011
30. Tjakie Naudé (2007), “The use of black and grey lists in unfair contract terms legislation in comparative perspective”, South African Law Journal, tr. 128- 164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of black and grey lists in unfair contract terms legislation in comparative perspective”, "South African Law Journal
Tác giả: Tjakie Naudé
Năm: 2007
10. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
12. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
13. Chính phủ (2015), Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành công thương Khác
28. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung Khác
29. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 08 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung Khác
33. Schọfer, Hans-Bernd, and Patrick C. Leyens (2010), “Judicial control of standard terms and European private law, Economic Analysis of the Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w