1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

7 396 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận:1.1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của Ngân sách nhà nước: 1.1.1 Khái niệm NSNN: Ngân sách Nhà nước thể hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong xã hội Tài chính là yếu tố cơ sở cho Nhà nước tồn tại và hoạt động

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của Tài chính Nhà nước càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Xây dựng một nền tài chính tự chủ vững mạnh là một yêu cầu cơ bản và cấp bách, trong đó Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo

Ngân sách nhà nước có mầm mống hình thành từ chế độ nô lệ được phát triển và tiền tệ hóa trong chế độ phong kiến, được hoàn thiện trong điều kiện kinh tế thị trường Tiền đề của sự tồn tại và phát triển của NSNN phải có hai điều kiệns: một là sự xuất hiện của Nhà nước, hai là sự xuất hiện của tiền tệ

NSNN là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cũng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính

Nhận thức được tầm quan trọng của NSNN trong nền kinh tế Sau đây, nhóm mình xin được trình bày chủ đề: “Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát”

Trang 2

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của Ngân sách nhà nước:

1.1.1 Khái niệm NSNN:

Ngân sách Nhà nước thể hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ NSNN phát sinh khi Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính quốc gia

1.1.2 Bản chất của Ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo các nhu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội

1.1.3 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước:

- Việc tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với quyền lực kinh

tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

- Ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia

- Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với tính giai cấp

1.2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường:

- Ngân sách nhà nước – công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước

- Ngân sách nhà nước – công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội của nhà nước

- Ngân sách nhà nước đối với việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh

1.3 Một số khái niệm khác:

1.3.1 Lạm phát:

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền

tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác

1.3.2 Bình ổn giá:

“Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu,

Trang 3

kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của

Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.” (điều 5 Pháp lệnh Giá số 40)

2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá

cả và kiềm chế lạm phát:

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế

2.1 Vai trò điều tiết của NSNN đối với thị trường:

Vai trò điều tiết thị trường Ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu:

Phân bổ trực tiếp hay gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia

Định hướng phát triển sản xuất

Hình thành cơ cấu kinh tế mới

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững

Chính sách chi:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư cơ bản chiếm 20% ngân sách

Năm 2008:

+ Dự án đường cao tốc Nội Bài Lào Cai + Dự án đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng + Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Chu Lai, Đà Nẵng + Dự án xây dựng cảng Cái MépThị Vải

+ Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho các khu kinh tế

- Phóng thành công Vinasat 1

Hỗ trợ doanh nghiệp trong các trường hợp cần thiết:

Trang 4

- Hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: quyết định số 55/2007/QĐTTg

- Triển khai chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm quốc gia phát triển CN hóa dược đến năm 2020

- Thành lập quỹ phát triển khoa họccông quốc gia

- Quyết định 289/QĐTTg và Quyết định 965/QĐTTg hỗ trợ ngành thủy sản và ngư dân

- Quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi trong luật đầu tư

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp cần thiết:

- Thành lập quỹ phát triển khoa học quốc gia tháng 2 năm 2008

- Các quỹ: quỹ phát triển, quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm

- Chính sách hỗ trợ ngư dân

2.1.1 Đối với thị trường sức lao động:

Cơ chế điều tiết: Muốn điều tiết nhà nước sử dụng các chính sách làm thay đổi cung cầu trên thị trường lao động, các chính sách như: thuế thu nhập, chính sách chi cho giáo dục

Chính sách hiện hành: Khủng hoảng tài chính tác động nặng nề đến thị trường lao động, số lao động bị thất nghiệp tăng cao nhưng lao động trình độ cao thì còn thiếu

 Chính sách chi:

- Nhà nước sử dụng NSNN chi cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

- Bên cạnh đó, nhà nước sử dụng các quỹ trợ cấp thất nghiệp

 Chính sách thu:

- Chính sách thuế thu nhập cá nhân

2.1.2 Đối với thị trường vốn:

Cơ chế điều tiết: Nhà nước điều tiết thị trường vốn bằng cách tác động đến cung cầu vốn vay Chính sách như sau: Chính sách thuế thu nhập, kênh phát hành trái phiếu

Chính sách hiện hành:

- Chính sách thuế thu nhập làm thay đổi tài sản và thu nhập của các chủ thể làm thay đổi khả năng cung ứng vốn

- Phát hành trái phiếu chính phủ là một kênh huy động vốn hiệu quả của chính phủ

Trang 5

2.2 Vai trò của NSNN trong việc bình ổn giá và kiềm chế lạm phát:

Chúng ta đã biết NSNN là khâu chủ đạo trong tài chính, là công cụ để Nhà nước thực hiện kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ NSNN là quỹ tiền

tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước Thông qua NSNN các nguồn tài chính tập trung vào Nhà nước như hình thức: thu thuế, lệ phí, phí…sẽ được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình

NSNN có vai trò là công cụ điều chỉnh ổn định nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng hiệu quả NSNN trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua 2 công cụ chủ yếu sau:

2.2.1.Thông qua công cụ thuế:

2.2.1.1 Với tác động nền kinh tế:

Thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các cá nhân, pháp nhân

do Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Vì vậy thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là công

cụ điều tiết vĩ mô giúp kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh,định hướng đầu tư trên thị trường

2.2.1.2 Tác động thị trường.

Thị trường hàng hóa:

Thuế có tác dụng bình ổn giá cả thị trường

Thuế thuộc khâu phân phối có tác động vào tiền công và lợi nhuận làm thay đổi nhu cầu thị trường, tác động đến sản xuất, tiêu dùng và thu nhập mỗi cá nhân,thuế gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả thị trường có thể làm tăng hoặc giảm số lượng và yếu tố cầu trên thị trường

Thông qua thuế trực tiếp và gián tiếp Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi về thuế cho các hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng nhờ đó giảm giá hàng hóa trong nước

Thị trường tiền tệ:

 Nhà nước đã sử dụng thuế như một công cụ điều tiết sản xuất và tiêu dùng,điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở cả thu và chi ngân sách

 Nhà nước thông qua các công cụ kinh tế, chính sách đòn bẫy kinh tế để tác động vào thị trường mà thuế chính là công cụ sắc bén nhất

2.2.2 Thông qua công cụ chi NSNN

Về mặt thị trường NSNN có vai trò quan trong đối với việc thực hiện các chính sách ổn định vè giá cả thị trường và chống lạm phát.Bằng công cụ chi NSNN,công cụ

Trang 6

thuế và sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước có thể điều chính được giá cả thị trường một cách chủ động

2.2.2.1Đối với thị trường hàng hóa:

- Cơ chế điều tiết:

Hoạt động điều tiết của chính phủ: sử dụng các quỹ dự trữ của nhà nước và các chính sách thuế

- Cơ chế:

Khi giá của một hàng hóa nào lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, sẽ bình ổn được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt gây nguy cơ lạm phát

Khi giá của một hàng hóa bị giảm mạnh, gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo xu hưởng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hóa đó theo giá nhất định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất

- Chính sách hiện hành: nhiều nông sản: cao su, cà phê, điều, gạo giảm mạnh

 Chính sách chi:

- Chống lại tình hình trên chính phủ đưa ra giải pháp: tăng mua dự trữ các mặt hàng nông sản, đẩy giá các mặt hàng lên, giúp người sản xuất thoát khỏi tình trạng khó khăn

- Giá xăng dầu thế giới liên tục diễn biến thất thường với xu hướng tăng, chính phủ vẫn giữ mục tiê bình ổn giá xăng dầu Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang trong tình trạng bù lỗ

 Chính sách thu:

- Thuế nhập khẩu xăng dầu đã được giẩm từ 25% còn 20% giúp doanh nghiệp

KD xăng dầu giảm bớt tình trạng thua lỗ đầu năm 2009

2.2.2.2 Đối với việc chống lạm phát:

Tác động của lạm phát: Lạm phát bên cạnh làm méo mó giá cả, nó còn làm sói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư, hạn chế tăng trưởng kinh tế, gây ra những bất

ổn chính trị và xã hội

 Công cụ NSNN chống lạm phát:

- Tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư, và thắt chặt chi tiêu của NSNN

- Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ở 2 con số

Chính sách chi:

- Nhà nước thắt chặt chi tiêu: Từ trung ưng đến địa phương đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách

Trang 7

- Cắt giảm các khoản đầu tư không hiệu quả cao, và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế

- Cải tiến bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn

Chính sách thu:

- Khai thác các khoản thu đặc biệt là thu thuế, giảm mức bội chi, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hạn chế phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách

TRÊN ĐÂY LÀ MỘT SỐ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!

Ngày đăng: 31/10/2018, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w