1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hoạt động kế toán thu – chi Ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Phú

40 275 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 481 KB

Nội dung

Khái niệm kế toán Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện tron

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngân sách huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống Ngân sách Nhà nước, vì thế

có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, baogồm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật Được quản lý điềuhành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền quyđịnh Hoạt động của ngân sách huyện gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước câphuyện

Vì vậy, việc cân đối thu – chi Ngân sách là hết sức khó khăn Phòng Tài chính làmột đơn vị có trách nhiệm quản lý và điều hành một cấp Ngân sách trong hệ thống tàikhoản Ngân sách Nhà nước cấp huyện, nhằm giúp cho UBND huyện thu thập, phảnánh, xử lý thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và sửdụng các khoản kinh phí Thực hiện kiểm tra, kiểm soát dự toán thu – chi, kiểm tra việcquản lý sử dụng các loại tài sản cố định của các đơn vị trực thuộc Đồng thời thườngxuyên theo dõi kiểm tra tình hình phân phối cho đơn vị cấp dưới chấp hành dự toán thu– chi Hàng tháng, hàng quý phải lập và nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơquan quản lý theo quy định của Nhà nước

Chính vì đặc điểm trên nên tôi quyết định chọn đề tài " Hoạt động kế toán thu – chi Ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Phú" làm đối tượng

nghiên cứu, thông qua đó khảo sát tình hình hoạt động kế toán của phòng Tài chính –Kếhoạch huyện Châu Phú và từ đó đưa ra một số phương pháp để hoạt động kế toán Thu-chi ngân sách phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Châu Phú trong thời gian tới được tốthơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nâng cao kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về phương pháp hạch toán kế toán trongviệc thu – chi và sử dụng Ngân sách Từ đó đánh giá lại việc quản lý dự toán thu – chiNgân sách trong thời gian qua để tìm ra đâu là yếu tố quyết định sự thành công và đâu

là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không cân đối thu – chi.Và đưa ra một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu – chi Ngân sách tốt hơn

Nêu hoạt động kế toán Thu- chi ngân sách tại phòng tài chính – Kế hoạch huyệnChâu Phú Từ đó rút ra những mặt mạnh và những tồn tại của nó trong thời gian qua vàđịnh hướng trong thời gian tới

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động kế toán thu – chi Ngân sách tạiphòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Phú Thời gian nghiên cứu: năm 2011

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 2

- Tham khảo các tài tài liệu chuyên ngành kế toán Ngân sách.

1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng phương pháp so sánh Từ những số liệu đã thu thập, tôi tiến hành so sánhđối chiếu số liệu thu chi ngân sách giữa dự toán và thực hiện Phương pháp này chothấy rõ sự thay đổi về khả năng và tình hình hoạt động của phòng Tài chính – Kế hoạchtrong việc quản ngân sách nhà nước của huyện

Trang 3

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH (1)

2.1 Khái niệm kế toán Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước trong dự toán

đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách các cấpchính quyền địa phương Ngân sách địa phương bao gồm:

+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ngân sách cấptỉnh)

+ Ngân sách huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ngânsách cấp huyện)

+ Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ngân sách cấp xã)

Kế toán ngân sách là công cụ phục vụ cho quá trình quản lý ngân sách (lập, chấphành và quyết toán ngân sách) Kế toán ngân sách là công việc ghi chép, phản ánh mộtcách kịp thời , đầy đủ, chính xác mọi nghiệp vụ có liên quan đến quá trình hình thành,phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước Thông qua việc ghi chép, phán ánh, kếtoán ngân sách trở thành công cụ để giám sát theo dõi mọi hoạt động của ngân sách vàcung cấp tài liệu cần thiết cho quá trình kế hoạch hóa và quản lý ngân sách

2.2 Bản chất, nhiệm vụ của kế toán

* Bản chất của kế toán

Các thông tin và số liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằngchứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trịcủa nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các thông tin số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế,không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải đượcghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ xót

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúnghoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng dễhiểu đối với người sử dụng

* Nhiệm vụ của kế toán

Ghi chép, phản ánh mọi khoản thu, cấp phát và chi Ngân sách Nhà nước

Ghi chép, phản ánh các quan hệ thanh toán phát sinh trong quá trình chấp hànhNgân sách

Trang 4

Giám đốc công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước vàgiám đốc quá trình chấp hành Ngân sách của các ngành, đơn vị và tổ chức kinh tế.

Thực hiện các chế độ báo cáo kế toán định kỳ và lập quyết toán năm

Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán của Ngân sách cấp dưới

2.3 Yêu cầu của kế toán Ngân sách Nhà nước

Các chỉ tiêu do kế toán Ngân sách cung cấp phải thống nhất với các chỉ tiêutrong dự toán Ngân sách

Số liệu của kế toán phải chính xác và khách quan

Số liệu kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu

Các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nước phải được hạch toán theo Mục lục Ngânsách Nhà nước

2.4 Vai trò của kế toán

Đối với đơn vị: Kế toán cung cấp những số liệu, những thông tin kế toán đã

diễn ra và đang diễn ra trong đơn vị làm cơ sở để đơn vị hoạch định chương trình hànhđộng, phương hướng hoạt động trong tương lai

Đối với Nhà nước: Kế toán giúp cho Nhà nước thực hiện công tác quản lý các

đơn vị tốt hơn, từ đó quản lý nền kinh tế vĩ mô, đề ra những chủ trương chính sách phùhợp với sự phát triển của đất nước

2.5 Kế toán Thu ngân sách

2.5.1 Khái niệm, vai trò, đối tượng và nguồn hình thành

Kế toán thu ngân sách là kế toán ngân sách tại cơ quan tài chính thực hiện việc thu, nộp các khoản phải thu theo quy định của nhà nước

Thông qua thu ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi cho hoạt động hành chính

sự nghiệp và các khoản chi khác của địa phương mà nhà nước quy định

Thu ngân sách bao gồm các khoản thu Ngân sách hưởng 100% và Các khoảnthu chia tỷ lệ phần trăm (%)

2.5.2 Chứng từ kế toán thu ngân sách

Chứng từ gốc của kế toán thu và nhập quỹ ngân sách nhà nước bao gồm;

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản

- Giấy nộpngoại tệ bằng tiền mặt vào ngân sách nhà nước bằng

- Lệnh thu ngân sách nhà nước

- Lệnh thoái thu ngân sách nhà nước

2.5.3 Tài khoản sử dụng và các tài khoản liên quan

+ Tài khoản 70 “Thu Ngân sách Trung ương”

Trang 5

Tài khoản này dung phản ánh các khoản thu ngân sách nhà nước đã được điều tiết cho ngân sách trung ương.

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản thoái thu ngân sách trung ương

- Kết chuyển thu ngân sách trung ương năm trước về KBNN cấp trên theo lệnh tất toán tài khoản

- Kết chuyển thu trung ương khi quyết toán năm trước được duyệt

Bên Có:

- Các khoản thu ngân sách trung ương

- Phục hồi thu ngân sách trung ương năm trước

Số dư Có: Phản ảnh số thu ngân sách trung ương chưa quyết toán + Tài khoản 71 “Thu Ngân sách cấp tỉnh”

Tài khoản này được mở tại các Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện để phản ánh cáckhoản thu ngân sách đã được điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản thoái thu ngân sách cấp tỉnh

- Kết chuyển thu ngân sách cấp tỉnh năm trước về KBNN tỉnh

- Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước khi quyết toán năm trước được duyệt

Bên Có:

- Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh

- Phục hồi số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước ( chi phát sinh ở KBNN tỉnh)

Số dư Có: Phản ảnh số thu ngân sách cấp tỉnh chưa quyết toán.

+ Tài khoản 72 “Thu Ngân sách cấp huyện”

Tài khoản này được mở tại các Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện để phản ánh cáckhoản thu ngân sách đã được điều tiết cho ngân sách cấp huyện

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản phải thu thuộc ngân sách cấp huyện

- Kết chuyển số thu ngân sách cấp huyện năm trước khi quyếttoán năm trước được duyệt

Trang 6

Bên Có:

- Các khoản thu ngân sách cấp huyện.

Số dư bên Có: Phản ánh số thu ngân sách cấp huyện chưa quyết toán + Tài khoản 73 “Thu Ngân sách cấp xã”

Tài khoản này được mở tại các Kho bạc Nhà nước huyện để phản ánh các khoảnthu ngân sách đã được điều tiết cho ngân sách cấp xã

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản phải thu thuộc ngân sách cấp xã

- Kết chuyển số thu ngân sách cấp xã năm trước khi quyết toánnăm trước được duyệt

Bên Có:

-Các khoản thu ngân sách cấp xã

Số dư bên Có: Phản ánh số thungân sách cấp xã chưa quyết toán.

+ Tài khoản 74 “ Điều tiết thu Ngân sách nhà nước”

Tài khoản này dung để điều tiết các khoản thu của NSNN cho các cấp ngânsách

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ:

- Số điều tiết cho NS các cấp

- Điều chỉnh số thoái thu NSNN

Bên Có:

- Số thu NSNN

- Điều chỉnh số thoái thu NSNN

Tài khoản này không có số dư

+ Tài khoản 20 “ Tạm ứng vốn kho bạc”

Tài khoản này phản ánh số tiền kho bạc nhà nước ứng cho ngân sách nhà nước

và các đối tượng theo quyết định của Bộ trưởng bộ tài chính và tổng giám đốc kho bạcnhà nước

Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ: - Ghi số tiền kho bạn Nhà nước tạm ứng.

Bên Có: - Số tiền kho bạc nhà nước thu hồi tạm ứng

- Chuyển tạm ứng thành cho vay

Số dư Nợ: số tiền kho bạc Nhà nước đã tạm ứng chưa thu hồi.

Trang 7

* Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

+ Kế toán thu thuế, thu tiền phạt, thu phí và lệ phí

Căn cứ chứng từ thu: giấy nộp tiền vào ngân sách, bảng kê biên lai, giấy báo cócủa ngân hang…, kế toán hạch toán

Nợ TK 50, 51, 92, 93, 94,…

Có741.01Đồng thời điều tiết cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định

Nợ TK 741.01

Có TK 701.01, 711.01, 721.01, 731.01+Kế toán thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên

Căn cứ vào Lệnh chuyển Có Kho bạc Nhà nước cấp trên chuyển vể khoản trợcấp của ngân sách cấp trên, kế toán hạch toán

Nợ TK 642, 652 (hoặc 644, 654)

Có TK 741.01Đồng thời điều tiết 100% ngân sách được hưởng

Nợ TK 741.01

Có TK 711.01, 721.01Trường hợp hai cấp ngân sách cùng mở tài khoản tại một Kho bạc Nhà nước.Căn cứ vào Lệnh chi tiền kế toán hạch toán

Nợ TK 311.04, 321.04

Có TK 741.01Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách được hưởng

Nợ TK 741.01

Có TK 721.01, 731.01

2.6 Kế toán chi ngân sách nhà nước

2.6.1 Khái niệm, vai trò, đối tượng và nguôn hình thành

Chi nhân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo

dự toán toán ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm duy trì sự hoạtđộng của bộ may nhà nước và bảo đảm thực hiện các chức năng của nhà nước ở địa phương

Chi ngân sách nhà nước có vai quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt, trong tình hình hiện nay ở địa phương có rất nhiều nguồn

để chi nhằm góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội

Nguồn chi ngân sách nhà nước là từ các khoản thu thuế, phí, lệ phí trong nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn

Trang 8

Chi ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng theo quy định của nhà nươc như: chi cho đầu tư phát triển; chi thường xuyên

2.6.2 Chứng từ kế toán chi ngân sách nhà nước

Kế toán xuất quỹ và chi ngân sách sử dụng các chứng từ kế toán như:

- Thông báo hạn mức kinh phí được duyệt

- Thông tri duyệt y dự toán

- Giấy rút hạn mức kinh phí ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt

- Giấy rút hạn mức kinh phí ngân sách kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thưđiện- tử, cấp séc báo chí

- Lệnh chi tiền

- Thông báo duyệt quyết toán

2.6.3 Tài khoản sử dụng và các tài khoản liên quan

+ Tài khoản 30 “ Chi ngân sách trung ương”

Tài khoản này phản ánh các khoản chi của ngân sách trung ươnggồm các khoảnthực chi và tạm ứng theo các phương thức chi theo dự toán kinh phí thường xuyên, theohạn mức kinh phí ủy quyền, theo dự toán kinh phí đầu tư và bằng lệnh chi tiền

Bên Nợ: - Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NSTW.

- Chi phát sinh ở kho bạc nhà nước TW và kho bạc NN tỉnh

Bên Có: - Hạch toán giảm tạm ứng chi NSTW do thu hồi tạm ứng hoặc

chuyển từ tạm ứng thành thực chi

- Hạch toán giảmchi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách

- Kết chuyển chi NSTW về kho bac nhà nước cấp trên

- Quyết toán chi ngân sách trung ương

Số dư nợ: phản ánh số chi NSTW chưa quyết toán.

+ Tài khoản 31 – “ Chi ngân sách cấp tỉnh”

Tài khoản này phản ánh các khoản chi của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc TW, gồm các khoản chi theo dự toán kinh phí thường xuyên, theo hạn mức kinhphí ủy quyền, theo dự toán kinh phí đầu tư và bằng lệnh chi tiền

Bên Nợ: - Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NS cấp tỉnh.

- Chi phát sinh ở kho bạc nhà nước tỉnh

Bên Có: - Hạch toán giảm tạm ứng chi NS cấp tỉnh do thu hồi tạm ứng

hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi

- Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách

- Kết chuyển chi NS cấp tỉnh về kho bac nhà nước cấp trên

- Quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh

Trang 9

Số dư nơ: phản ánh số chi NS cấp tỉnh chưa quyết toán.

+ Tài khoản 32 – “ Chi ngân sách cấp huyện”

Tài khoản này dung để hạch toán các khoản chi theo dự toán kinh phí thườngxuyên và kinh phí đầu tư và các khoản chi theo lệnh chi tiền do phòng tài chính trực tiếpcấp phát thuộc NS cấp huyện

Bên Nợ: - Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NS cấp huyện Bên Có: - Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ

tạm ứng thành thực chi

- Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách

- Quyết toán chi ngân sách cấp huyện

Số dư nơ: phản ánh số chi NS cấp huyện chưa quyết toán.

+ Tài khoản 33 – “ Chi ngân sách xã”

Bên Nợ: - Phản ánh các khoản thực chi thuộc ngân sách cấp xã.

- Chi phát sinh ở kho bạc nhà nước TW và kho bạc NN tỉnh

Bên Có: - Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ

tạm ứng thành thực chi

- Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi

- Quyết toán chi ngân sách xã

Số dư nơ: phản ánh số chi NS cấp xã chưa quyết toán.

+ Tài khoản 34: “Cấp phát vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước”

Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn đầu tư, vốn sựnghiệp có tính chất vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư.Theo đề nghị của chủ đầu tư, vốn đã cấp tạm ứng đã chuyển thành thanh toán khi có đủcác điều kiện kiểm soát chi theo quy định

Bên Nợ: - Số vốn đầu tư tạm ứng, thực chi cho các công trình, dự án Bên Có: - Chuyển số vốn tạm ứng đầu tư sang thực chi.

- Số vốn tạm ứng hoặc thực chi về đầu tư được thu hồi

- Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán công trình đượcphê duyệt

Số dư Nợ: Số vốn đầu tư đã tạm ứng, thực chi chưa được quyết toán +Tài khoản 35 – Cấp phát vốn chương trình mục tiêu

Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn các chươngtrình mục tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bên Nợ: - Số tạm ứng và thực chi vốn chương trình mục tiêu cho các

công trình, dự án

Trang 10

Bên Có: - Số tạm ứng vốn chương trình mục tiêu cho các công trình, dự

án được chuyển sang thực chi

- Số vốn đã cấp tạm ứng hoặc thực chi đã thu hồi

- Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán dự án, chươngtrình mục tiêu

Số dư Nợ: Số vốn chương trình mục tiêu đã tạm ứng, thực chi chưa được

quyết toán

+Tài khoản 36 – Cấp phát vốn đầu tư từ các nguồn khác.

Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn đầu tư khôngthuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án giao cho kho bạc nhànước quản lý, kiểm soát thanh toán

Bên Nơ: - Số vốn đầu tư từ nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước

tạm ứng, thực chi cho các công trình, dự án

Bên Có: - Số tạm ứng về đầu tư được chuyển sang thực chi.

- Số vốn tạm ứng hoặc thực chi về đầu tư được thu hồi

- Kết chuyển số vốn đã cấp phát khi quyết toán công trình

Số dư nợ: Số vốn đầu tư từ nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước

tạm ứng, thực chichưa được quyết toán

* Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

+ Kế toán chi thường xuyên

- Kế toán tiếp nhận dự toán kinh phí

Căn cứ quyết định giao dự toán của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo,KBNN nơi giao dịch lập chứng từ hạch toán nhập các tài khoản 06,07 chi tiết theo từngđơn vị dư toán và theo nội dung phân bổ ngân sách

- Kế toán thực chi NS từ kinh phí thường xuyên

Căn cứ giấy rút dự toán ngân sách kèm theo chứng từ, hoá đơn hợp lệ, theo quyđịnh của chế độ kiểm soát chi, kế toán ghi:

Trang 11

Căn cứ uỷ nhiệm chi kèm theo dự toán chi quý, kế toán ghi:

Nợ TK 931.02, 931.03

Có TK 50, 51, 620 …

- Kế toán tạm ứng chi ngân sách nhà nước

Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách có ghi rõ nội dung tạm ứng chi của đơn vịhưởng kinh phí, kế toán ghi:

Nợ TK 301.11, 311.11, 312.11

Có TK 50, 51, 620 …Đồng thời ghi xuất TK 06 ( chi tiết theo nhóm mục đối với NSTW, tỉnh,huyện và theo mục đối với ngân sách xã)

- Kế toán thanh toán tạm ứng chi ngân sách nhà nước

Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán kèm theo bảng kê chứng từ chi và các chứng

từ, hoá đơn hợp lệ của đơn vị, kế toán ghi:

Nợ TK 301.01, 311 01, 312 01

Có TK 301.11, 311.11, 312.11

2.7 Chênh lệch giữa thu- chi ngân sách

Phần chênh lệnh giữa nguồn thu so với nguồn chi được ckết chuyển sang niên

độ kế tiếp

Trang 12

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

HUYỆN CHÂU PHÚ

3.1 Quá trình hình thành

Huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, toàn huyện gồm có 12 xã và 1 thị trấn có

vị trí địa lý như sau:

+Phía Bắc giáp Thị xã Châu Đốc

+Phía Nam giáp huyện Châu Thành

+Phía Đông giáp huyện Phú Tân

+Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên

Địa giới hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn trực thuộc bao gồm: Thị trấn CáiDầu, xã Bình Long, xã Bình Chánh, xã Bình Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, xã Thạnh MỹTây, xã Đào Hữu Cảnh, xã Ô Long Vĩ, xã Mỹ Phú, xã Khánh Hòa, xã Mỹ Đức, xã Bình

Mỹ, xã Bình Thủy

Diện tích tự nhiên toàn huyện Châu phú là 42.633 ha Trong đó diện tích đấtnông nghiệp là 36.124 ha, diện tích đất chuyên dùng là 2.462 ha, điện tích đất thổ cư là2.193 ha, diện tích đất khác là 1.854 ha

Địa hình chung của huyện Châu Phú nhìn chung địa hình trong khu vực tươngđối phẳng Cao trình mặt đất tự nhiên có độ cao biến thiên từ +1.9  +0.8, theo xuhướng giảm dần theo hướng nam Đất trong khu vực thuộc loại đất phù sa trầm tíchtrong điều kiện thoát khỏi ảnh hưởng của biển, thường tạo thành đất phú sa không phèn.Đất phú sa không phèn nhìn chung có dộ phì cao và có thành phần cơ giới nhẹ Đến nay,tuy có bị phân hóa ở mức độ khác nhau song điều kiện chua phèn, độc hại cần cải tạohầu như không có Đây là một thuận lợi rất cơ bản để phát triển nông nghiệp; nhanhchóng đưa kinh tế vùng hòa nhập vào nền kinh tế đang phát triển mạnh của đất nước

Huyện Châu phú có dân cư đông đúc, sống chủ yếu tập trung theo trục giaothông Sản xuất nông nhiệp chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành may mặc, chế biến thủy sản,đóng tàu ghe Diện tích đất sử dụng nông nghiệp lớn, hệ thống kênh rạch, đường xángày càng mở rộng, dân số đông giúp cho huyện có nhiều lợi thế phát triển kinh tế đadạng Từ đó góp phần tăng thu nguồn Ngân sách Để quản lý và điều hành nguồn Ngânsách này thì phòng Tài chính được thành lập Phòng Tài chính được UBND huyện raquyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Châu Phú năm 1980.Đến năm 2002, căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảmbiên chế cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; nên Chủtịch UBND huyện Châu Phú ra Quyết định số 544/QĐ- UB ngày 18 tháng 06 năm 2002

về việc thành lập Phòng tài chính- kế hoạch, trên cơ sở sáp nhập Phòng tài chính huyệnvới Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Phòng tài chính- Kế hoạch có tư cách pháp nhân,

có con dấu và tài khoản riêng

Trang 13

Địa chỉ: Quốc lộ 91, ấp Vĩnh Thành, Thị trấn Cái dầu, Châu Phú, An Giang.

Số điện thoại: 0763.688.564

Số FAX: 0763.684.664

Trưởng phòng Tài chính- kế hoạch: là Cô Huỳnh Đặng Phương Thảo, chịu trách nhiệmchung, đồng thời phụ trách quản lý điều hành ngân sách, phụ trách công tác thi đuakhen thưởng, thanh tra tài chính và chi đầu tư xây dựng cơ bản

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính – Kế hoạch

3.2.1 Bộ máy tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch

* Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 3 1: Sơ đồ tổ chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Châu Phú

(Nguồn : Bộ phận kế toán phòng Tài chính - Kế hoạch)

*Tổng số biên chế là 13 đồng chí gồm:

Lãnh đạo phòng: gồm 01 Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng

Bộ phận nghiệp vụ gồm: 10 đồng chí

*Nhiệm vụ cụ thể:

- Nhiệm vụ của Ban lãnh đạo:

+Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm chung, đồng thời phụ trách quản lý điều hànhngân sách, phụ trách công tác thi đua khen thưởng, thanh tra tài chính và chi đầu tư xâydựng cơ bản

+ 01 Phó trưởng phòng: Phụ trách quản lý và điều hành khối quản lý hành chính

và khối sự nghiệp, giá cả, công sản

+ 01 Phó trưởng phòng: Phụ trách tổng hộp kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạchdanh mục đầu tư, kiểm tra thực hiện đầu tư, đăng ký cấp phép kinh doanh

lý công sản

Tổ xây dựng cơ bản

Tổng hợp kế hoạch đầu tư

Cấp phép kinh doanh

Trang 14

- Nhiệm vụ của bộ phận nghiệp vụ:

+Kế toán trưởng tác nghiệp tham mưu cho lãnh đạo về công tác thu, chi ngânsách và điều tiết vốn đầu tư xây dựng cơn bản

+ 01 Kế toán đơn vị kiêm kế toán chi hành chính sự nghiệp

+ 01 Kế toán thu – chi ngân sách

+ 01 Kế toán quản lý giá, công sản kiêm thủ quỹ cơ quan

+ 01 Chuyên viên quản lý ngân sách xã

+ 03 Phụ trách quy hoạch kế hoạch mời gọi đầu tư, quản lý đầu tư xây dựng cơbản cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

+ 02 Phụ trách các phương án bồi hoàn giải tỏa

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước đối với những khoản thu được phân cấpquản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hộp dự toán ngân sách cấp xã, phương

án phân bổ ngân sách cấp huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định

Quản lý và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản trình Ủy ban nhân dân huyện; xâydựng kế hoạch danh mục đầu tư, kiểm tra thực hiện đầu tư, đăng ký kinh doanh và quản

lý cơ chế ưu đãi đầu tư

Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện cácchính sách, chế độ và định mức tài chính trên địa bàn huyện

Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để Ủy ban nhân dân trình Hộiđồng nhân dân quyết định Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định

Lập quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước trình Ủy ban nhân dân để trình Hộiđồng nhân dân phê chuẩn

Hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã

Quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện theoquy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính

Trang 15

Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền cấp trên, quản lý các dịch vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách, về phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện

Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thihành pháp luật tài chính, giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếunại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật

Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo tình hình giá cả thịtrường trên địa bàn

Hướng dẫn kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá , thực hiện, chế độ kếtoán của chính quyền cấp xã, tài chính Hợp tác xã, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vịhành chính sự nghiệp thuộc cấp huyện

Phối hợp với cơ quan thu trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nướctrên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn

3.2.3.1 Tổ quản lý tài chính hành chính sự nghiệp, giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau

Lập và phân bổ dự toán thu-chi ngân sách Nhà nước của các cơ quan HCSN vàcác tổ chức có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hàng năm Thẩm định và thông báophân bổ dự toán ngân sách năm của các cơ quan HCSN và các tổ chức có sử dụng ngânsách nhà nước, làm cơ sở cho Kho bạc Nhà nước thanh toán, chi trả

Cấp phát và quản lý kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên

Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện dự toán ngân sách nhànước của các cơ quan HCSN hàng tháng, quý, năm

Thẩm định và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng quý, năm của các cơ quanHCSN để tổng hợp vào tổng quyết toán ngân sách địa phương

Quản lý phí Lệ phí theo quy định hiện hành

Nghiên cứu góp ý các chế độ, chính sách về quản lý tài chính, định mức chi tiêuhành chính sự nghiệp và các khoản thu phí, lệ phí

Hướng dẫn các chế độ, chính sách về tài chính hành chính sự nghiệp, kiểm traviệc thực hiện chính sách, cơ chế quản lý tài chính, hạch toán kế toán

3.2.3.2 Tổ quản lý ngân sách và thanh tra tài chính, giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau

Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác phục

vụ cho đầu tư phát triển và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn

Hướng dẫn xây dựng, lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước trênđịa bàn hàng năm ; phân bổ dự toán theo từng xã-thị trấn

Trang 16

Đề xuất cơ chế phân cấp ngân sách và cơ chế điều hành dự toán ngân sách hàngnăm; các chế độ chính sách có liên quan đến ngân sách xã-thị trấn; các giải pháp để canđối ngân sách nhà nước; huy động khai thác nguồn thu.

Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trong toànhuyện theo định kỳ tháng, quý, năm; đảm bảo điều hành theo tiến độ dự toán đã đượcquyết định Điều hành, quản lý ngân sách xã, thị trấn và các đơn vị hành chính sựnghiệp của huyện

Lập các báo cáo ngân sách theo định kỳ gởi UBND huyện và Sở Tài Chính.Thẩm định quyết toán thu – chi ngân sách cấp xã, thị trấn; tổng hợp và lập báo cáoquyết toán ngân sách nhà nước năm trên địa bàn huyện

Quản lý nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật Phối hợp cơ quanThuế vàKho Bạc Nhà Nước để giải quyết các công việc có tính chất chung, liên quan đến nhiệm

vụ phòng

Hàng năm, phối hợp với cơ quan Thanh Tra xây dựng kế hoạch thanh tra tàichính đối với các cơ quan HCSN, các xã, thị trấn, các tổ chức kinh tế và cá nhân theothẩm quyền, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện tình huống có vấn đềhoặc tham gia các noon thanh tra, kiểm tra của Sở Tài Chính Chính

Chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính, các viphạm pháp luật tài chính theo quy định của pháp luật

Tăng cường công tác thanh tra định kỳ về xây dựng cơ bản, chống tham nhũnglãng phí trong chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản công

Giám sát, theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, phát hiện và chấn chỉnh kịp thờinhững sai phạm, thiếu sót để đảm bảo công tác đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch mụctiêu và đạt hiệu quả cao

Phản ánh tình hình và phân tích đánh giá kết quả đầu tư, xác định mức độ đạtđược so quy hoạch và kế hoạch của từng giai đoạn, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng làmhạn chế đến hiệu quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcho giai đoạn sau

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư của dự án nhằm đảm bảo đúngquy định hiện hành và đúng mục tiêu dự án; tổ chức lưu trữ, theo dõi bảo quản hồ sơthanh tra

3.2.3.3 Tổ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB), giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau

Thông báo các hạng mức các nguồn vốn đầu tư gởi Kho Bạc Nhà nước thựchiện cấp phát

Tổng hợp và lập danh mục đầu tư, can đối phân bổ kế hoạch vốn, điều hành vàbáo cáo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện

do ngân sách huyện, xã – thị trấn trực tiếp quản lý và vốn chương trình mục tiêu trong

kỳ kế hoạch đúng theo quy định

Trang 17

Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB

và phương án huy động , khai thác các nguồn vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh

tư Thới gian thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng đến khi trình UBND huyệnphê duyệt quyết toán là 60 ngày làm việc (đối với dự án thuộc nhóm C) kể từ ngày chủđầu tư gởi đầy đủ hổ sơ hợp lệ Kiểm tha việc thẩm định, thanh tra vốn đầu tư các côngtrình của Kho Bạc Nhà nước huyện

Góp ý thẩm định các dự án đầu tư, trong đó quan tâm đến việc xác định gía trị

dự toán, phương án tài chính, hiệu quả của dự án

Quản lý chi phí Ban quản lý dự án thông qua phê duyệt dự toán và quyết toánchi phí của đơn vị hàng năm

3.2.3.4 Tổ quản lý giá - công sản giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau

Thẩm định giá trị mua sắm, thanh lý, hoá giá bán các loại tài sản cố định, công

cụ lao động… ở các tổ chức và đơn vị HCSN bằng nguồn vốn ngân sách cấp, kể cả tàisản tịch thu và tài sản thi hành án

Kiểm kê, đánh giá tình hình quản lý tài sản công trong toàn huyện tại thời điểm

0 giờ ngày 01 tháng 01 hàng năm Kiến nghị xử lý tài sản dôi dư không can dùng hoặc

xử dụng không hiệu quả do nhà nước quản lý ở các cơ quan đơn vị Quản lý tài sảncông tại các tổ chức, đơn vị đúng theo quy định của pháp luật

Theo dõi, kiểm tra công tác gía trên địa bàn; tham mưu UBND huyện xử phạthành chính các trường hợp vi phạm về lĩnh vực giá

Thẩm định gía đền bù và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự ánđầu tư theo thẩm quyền

Theo dõi, khảo sát giá đất thực tế và tình hình biến động giá đất trên địa bànhuyện để báo cáo về Sở Tài chính

3.2.3.5 Tổ quản lý đăng ký kinh doanh và chuyên quản tài chính HTX giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau:

Tổ chức thực hiện công tác ĐKKD theo pháp luật quy định, hướng dẫn quy trìnhĐKKD theo cơ chế một cửa tại đơn vị

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư và trình UBND huyện phê quyệt chuyển

hồ sơ về Sở KH & ĐT xem xét trình UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tưcho cơ sở

Trang 18

Theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các HTX Hướngdẫn HTX quản lý công tác tài chính tại HTX, lập và nộp báo cáo tài chính theo định kỳ.

Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý vàđăng ký kinh doanh Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra hoạt động sản xuất kinhdoanh của cơ sở trên địa bàn huyện Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên

đề với các đoàn của Tỉnh

3.2.3.6 Tổ quản lý quy hoạch-kế hoạch, giúp trưởng phòng thực hiện các công việc sau

Xây dựng và theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xãhội của các ngành cấp huyện Tiếp nhận và xử lý thông tin cũng như những dự báo tìnhhình liên quan đến công tác kế hoạch-đầu tư của huyện

Tham gia góp ý thẩm định các báo cáo tác động môi trường Hướng dẫn nhà đầu

tư thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư khi có nhu cầu đầu tư

Theo dõi tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu, chương trình trọng điểm

về phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế củahuyện

Phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh tế của huyện để tổ chức quản lý và khaithác tốt các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ đầu tư trên địa bàn

Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội gởi

về Sở KH & ĐT và UBND huyện

3.3 Tổ chức công tác kế toán Ngân sách Nhà nước

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của phòng Tài chính- kế hoạchhuyện Châu Phú

( Nguồn: Bộ phận kế toán tổng hợp thu – chi Ngân sách ) 3.3.1 Nguồn thu của Ngân sách địa phương gồm:

- Các khoản thu Ngân sách hưởng 100%

Trang 19

+ Thuế nhà, đất.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất

+ Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

+ Thu tiền cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

+ Lệ phí trước bạ

+ Thu từ quỹ đất công ích và quỹ đất công

+Thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương

+ Thu từ khu vực CTN ngoài quốc doanh

+ Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên

+ Thu tiền bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

+ Thu nhân dân đóng góp

+ Thu khác: thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn…

+Thu phạt, tịch thu

+Thu kết dư

+Thu chuyển nguồn

+Thu viện trợ không hoàn lại

- Các khoản thu chia tỷ lệ phần trăm (%)

+ Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cáthể

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất

+ Thuế nhà, đất

+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh

+ Lệ phí trước bạ nhà đất

3.3.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương

Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toánNgân sách đã được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt vào chi Ngân sách huyện tạiKho bạc và quyết toán chi theo mục lục Ngân sách Nhà nước

- Các khoản chi Ngân sách

+Chi đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phươngthực hiện

Đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồivốn do ngân sách địa phương quản lý

+Chi thường xuyên

Trang 20

Chi sự nghiệp giáo dục, kinh tế, đào tạo, y tế, môi trường, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh quốc phòng

Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang năm sau

Chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở đại phương

3.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán

3.3.3.1 Trách nhiệm của cơ quan Tài chính

Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toánngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp mình, tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, quyết toán kinh phí ủy quyền của cấp trên

3.3.3.2 Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước

Thực hiện theo quyết định 120/2008/QĐ- BTC ngày 22/12/2008 về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách nhà nước Vì vậy, Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách theo dự toán đã giao và theo mục lục ngân sách Nhà nước cho cơ quan Tài chính đồng cấp Kho bạc Nhà nước cấp huyện, ngoài việc hạch toán kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, còn hạch toán

kế toán thu, chi ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện và gửi báo cáo cho

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo quy định

3.3.3.3 Khóa sổ kế toán ngân sách

Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khóa sổ kế toán Việc khóa sổ cuối năm thực hiện như sau:

* Đối với đơn vị dự toán các cấp

Thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản phải nộp ngân sách, làm thủ tục nộp ngaycác khoản phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách Nhà nước Nghiêm cấm các đơn vị giữ lại nguồn thu của ngân sách Nhà nước, trường hợp số thu phát sinh nhưng chưa kịp thời làm thủ tục nộp vào ngân sách hiện hành mà chuyển vào ngân sách năm sau thì hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau

Các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trường hợp đặc biệt được Chủ tịch ủy ban nhân dân hoặc ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan Tài chính quyết định cho chi tiếp thì hạch toán, quyết toán như sau:

+ Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quỹ ngân sáchnăm trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước (trong thời gian chỉnh lý quyết toán)

+ Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm sau thì cơ quan Tài chính làm thủtục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán chi chuyển

Ngày đăng: 31/10/2018, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w