1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống

12 671 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 282,74 KB

Nội dung

Thuyết miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo thuyết dòng liên tục Miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo: giữa hai thái cực độc đoán và dân chủ,người lãnh đạo có thể lựa chọn một tro

Trang 1

2 Lãnh đạo theo tình huống

2.1.Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống:

Quan điểm của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống dựa trên ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống Hầu hết các thuyết lãnh đạo theo tình huống đều giả định rằng người lãnh đạo hiệu quả phải vừa sáng suốt và vừa linh động Chúng ta hãy cùng xem xét các mô hình lãnh đạo theo tình huống của Fiedler, Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu

2.2.Yêu cầu với lãnh đạo tình huống

Liên tục thay đổi phong cách quản lý

Sẵn sàng sử dụng các phong cách khác nhau với cùng một người

Luôn luôn thực hiện quản lý với mục tiêu là làm cho nhân viên của mình phát triển kỹ năng và tăng tính độc lập hơn

Lãnh đạo theo tình huống đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến trong quản lý con người

2.3.Yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo

Các mâu thuẫn nội bộ

Mức độ sức ép

Kiểu nhiệm vụ Đó là kiểu cấu trúc, phi cấu trúc, phức tạp, hay đơn giản? Luật lệ hay các quy trình thủ tục được thiết lập

2.4 Thuyết miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo (thuyết dòng liên tục)

Miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo: giữa hai thái cực độc đoán và dân chủ,người lãnh đạo có thể lựa chọn một trong bảy hành vi lãnh đạo: + Người lãnh đạo ra quyết định rồi thông báo quyết định cho cấp dưới +Người lãnh đạo giải thích quyết định cho cấp dưới

+Người lãnh đạo trình bày ý tưởng và đề nghị cấp dưới đặt câu hỏi

+Người lãnh đạo đưa ra quyết định dự kiến

+Người lãnh đạo trình bày vấn đề ,đề nghị góp ý và sau đó ra quyết định +Người lãnh đạo xác định giới hạn và yêu cầu nhóm ra quyết định

+Người lãnh đạo cho phép nhóm hoạt động trong giới hạn cho phép

Trang 2

Sự lựa chọn một trong bảy hành vi lãnh đạo phụ thuộc vào 3 biến sau: + Áp lực từ lãnh đạo

+ Áp lực từ cấp dưới

+ Áp lực từ tình huống

2.5 Thuyết của HOUSE-MITCHELL(Thuyết đường dẫn mục tiêu)

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều học thuyết lãnh đạo tình huống được

đề xuất, nhưng lý thuyết đường dẫn-mục tiêu do Robert House khởi xướng được coi là phù hợp hơn cả Lý thuyết này dựa trên lý thuyết kỳ vọng trong động viên vì nó liên quan nhiều phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên và từng tình huống cụ thể Ý nghĩa của cụm từ đường dẫn-mục tiêu thể hiện niềm tin cho rằng người lãnh đạo hiệu quả phải chỉ

rõ hướng làm việc cho cấp dưới nhằm đạt được các mục tiêu công việc đề

ra mà không phải gặp nhiều khó khăn, cản trở Theo lý thuyết này, phong cách lãnh đạo được chia thành các dạng:

Trang 3

- Chỉ huy Phong cách lãnh đạo này giống như phong cách lãnh đạo chú trọng nhiệm vụ Lãnh đạo chỉ huy giúp cấp dưới biết được những kỳ vọng về họ, lập kế hoạch làm việc và hướng dẫn cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ

Trang 4

- Hỗ trợ Người lãnh đạo theo phong cách này thường thân thiện, dễ gần, làm cho nhân viên cảm thấy công việc dễ chịu, đối xử công bằng với nhân viên, quan tâm đến nhu cầu của họ Phong cách lãnh đạo hỗ trợ tương đồng với phong cách chú trọng đến con người của các lý thuyết trước đó

- Tham gia Lãnh đạo theo phong cách tham gia thể hiện qua việc khuyến khích nhân viên cùng tham gia vào việc ra quyết định ngoài những công việc thường nhật của mình Người lãnh đạo tư vấn cho nhân viên, tìm hiểu những đề nghị của họ, quan tâm đến ý kiến của họ trước khi ra quyết định

- Định hướng thành tựu Phong cách lãnh đạo này khuyến khích nhân viên làm việc để đạt được kết quả cao nhất Người lãnh đạo thiết lập các mục tiêu có tính thách thức, cải thiện không ngừng kết quả làm việc của nhân viên, tăng sự tự tin cho nhân viên, giúp họ nhận thấy trách nhiệm và hoàn thành các mục tiêu có nhiều thử thách

Đối với tình huống, trong học thuyết này có hai dạng tình huống:

- Các yếu tố môi trường nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân như

cơ cấu nhiệm vụ, hệ thống quyền lực chính thức, và nhóm làm việc

- Các đặc điểm cá nhân của cấp dưới như khả năng tự chủ, kinh nghiệm

và khả năng nhận thức

Hình 3 cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo, tác nhân môi trường và kết quả công việc như sau:

Trang 5

(1) Lãnh đạo chỉ huy sẽ làm tăng hài lòng cho nhân viên khi nhiệm vụ mơ

hồ hay mức căng thẳng, xung đột trong nhóm cao, khả năng tự chủ của cấp dưới thấp Hành vi lãnh đạo này có thể sẽ thừa khi cấp dưới có kinh nghiệm nhiều và khả năng nhận thức cao

(2) Lãnh đạo hỗ trợ sẽ làm tăng kết quả công việc và sự hài lòng của nhân viên khi cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ có tính rõ ràng, các mối quan hệ quyền lực chính thức rõ ràng

(3) Lãnh đạo tham gia khi cấp dưới có tính tự chủ cao

(4) Lãnh đạo theo hướng thành tựu sẽ tăng kỳ vọng của cấp dưới và giúp

họ nỗ lực để tăng kết quả công việc khi nhiệm vụ có cơ cấu mơ hồ

2.6 Thuyết lãnh đạo ngẫu nhiên của Fred Fiedler

Mô hình lãnh đạo này cho rằng kết quả làm việc của nhóm có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo Trong mô hình này, Fiedler giả định rằng phong cách của người lãnh đạo là không thay đổi và ông đưa ra những cách lãnh đạo cũng như các yếu tố tình huống như sau:

Trang 6

- Phong cách lãnh đạo có 2 dạng

• Chú trọng đến mối quan hệ (mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới)

• Chú trọng đến nhiệm vụ (quan tâm đến năng suất)

- Yếu tố tạo ra tình huống có 3 loại

• Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm Mối quan hệ này dựa trên mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người lãnh đạo và cấp dưới

• Cấu trúc nhiệm vụ Cấu trúc này thể hiện công việc được giao có quy trình như thế nào? Rõ ràng hay không rõ ràng Như vậy cấu trúc nhiệm vụ cao muốn nói đến nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể rõ ràng

và ngược lại

• Vị trí quyền lực (quyền lực từ vị trí người lãnh đạo đang nắm giữ) Quyền lực từ vị trí thể hiện mức độ ảnh hưởng của người lãnh đạo đến các vấn đề như tuyển dụng, sa thải, kỷ luận, thăng tiến và tăng lương

Từ 3 biến tình huống này, Fiedler đưa ra 8 dạng tình huống khác nhau mà người lãnh đạo có thể rơi vào như hình 1

Theo hình 1, ta có thể thấy 8 tình huống xảy ra trong một nhóm Tổ chức cần quyết định nên thay đổi người lãnh đạo hay thay đổi tình huống cho người lãnh đạo để phù hợp với hành vi của họ

- Khi người lãnh đạo rơi vào tình huống I, II, III, VII và VIII, thì tổ chức cần phải bổ nhiệm một nhà lãnh đạo có phong cách chú trọng đến nhiệm vụ để kết quả thực hiện công việc được tốt hơn.

- Khi tình huống là IV, V, VI, tổ chức cần áp dụng phong cách lãnh đạo chú trọng đến mối quan hệ.

Vậy chuyện gì xảy ra nếu tình huống và phong cách lãnh đạo không phù hợp Ví dụ, khi một người lãnh đạo rơi vào tình huống IV nhưng hành vi lãnh đạo của anh ta lại chú trọng đến nhiệm vụ? Có hai cách giải quyết:

Trang 7

- Tổ chức cần thay người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo cho phù hợp

Trang 8

- Tổ chức cũng có thể thay đổi tình huống cho phù hợp với người lãnh đạo hiện tại như (1) tái cơ cấu lại nhiệm vụ; (2) tăng hoặc giảm quyền lực

mà người lãnh đạo đang kiểm soát liên quan đến lương, cơ hội thăng tiến

và hành động kỷ luật cấp dưới Ví dụ nếu tổ chức tăng quyền lực cho người lãnh đạo thì tình huống sẽ chuyển từ thứ IV chuyển sang tình huống III Vậy người lãnh đạo chú trọng đến nhiệm vụ lúc này trở nên phù hợp

2.7 Mô hình(kiểu) ra quyết định Victor Vroom-Philip Yettor và Jago

Trong điều kiện của việc ứng dụng rộng rãi máy tính vào quản lý và ra quyết định, một quan điểm nghiên cứu lãnh đạo theo tình huống nhận định được quan tâm rộng lớn đó là mô hình ra quyết định của Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago Mô hình này đầu tiên được phát triển bởi Vroom Và Yetton, sau đó được cụ thể hóa bởi Vroom và Jago nên mang tên cả ba người Các tác giả cho rằng một trong những nhiệm

vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là ra quyết định, lãnh đạo có hiệu quả là việc đưa ra quyết định có hiệu quả, vì thế các tác giả đã phát triển một mô hình ra quyết định Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago cho rằng không có một phong cách lãnh đạo phù hợp cho mọi tình huống Trái lại, người lãnh đạo phải phát triển một hệ thống các phong cách và lựa chọn, sử dụng phong cách phù hợp với mọi tình huống cụ thể

Một trong những vấn đền cần phải giải quyết trong hoạt động của người lãnh đạo là ông ta phải biết khi nào thì phải tham khảo người dưới quyền khi ra quyết định và khi nào thì điều đó là lãng phí thời gian Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago phát triển năm phong cách ra quyết định và một loạt các câu hỏi chẩn đoán tình huống để từ đó xác định tương ứng với mỗi tình huống thì phong cách nào là phù hợp nhất

Phong cách ra quyết định ( lãnh đạo): Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago xác định năm phong cách ra quyết định, trong đó hai phong cách là nhóm quyết định Các phong cách này được thể hiện như sau:

Để xác định tình thế các tác giả đã phát triển một loạt câu hỏi và gắn liền với cây quyết định từ đó xác định phong cách ra quyết định phù hợp với từng tình huống cụ thể Các câu hỏi để xác định tình huống là:

A Vấn đề phải giải quyết có đòi hỏi một quyết định với chất lượng cao hay không ?

B Tôi có đủ thông tin để ra quyết định với chất lượng cao hay không ?

C Vấn đề phải giải quyết là cấu trúc hay phi cấu trúc ( cụ thể, rõ ràng hay mơ hồ, không rõ ràng ) ?

D Việc chấp nhận quyết định bởi người dưới quyền có là quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả quyết định hay không ?

E Nếu tôi tự mình ra quyết định, có cơ sở để chắc chắn rằng quyết định sẽ được chấp nhận bởi người dưới quyền hay không ?

Trang 9

F Những người dưới quyền có cùng chung mục tiêu với tổ chức trong việc giải quyết vấn đề hay không ?

G Giải pháp được chọn có tạo ra mâu thuẫn giữa những người dưới quyền hay không ?

Mô hình ra quyết định của Vroom & Yetton:

●Các yêu cầu đối với lãnh đạo tình huống:

-Liên tục thay đổi phong các quản lý để phù hợp với sự phát triển về kĩ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên Nếu không sẽ khiến nhân viên không thể phá triển được

-Sẵn sàng sử dụng các phong cách khác nhau với cùng một người bởi trong khi anh ta có thể tự tin và có khả năng thực hiện một việc này thì 1 việc mới giao cho anh ta sẽ lại đòi hỏi một phong cách quản lí khác -Luôn luôn thực hiện quản lí với mục tiêu là làm cho nhân viên của mình phát triển kĩ năng và tăng tính độc lập hơn

-Lãnh đạo theo tình huống đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến trong quản lí con người bởi nó tính đến suwj khác biệt giữa các nhân viên Học cách tiếp cận này, công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn vì nhân viên của bạn sẽ học được cách tự quản lí mình

● Các tình huống cụ thể

+) Theo thâm niên công tác:

- Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới,những người còn đang trong giai đoạn học việc

- Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình

độ

-Nhờ đó ,nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kĩ năng mới Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới giành cho các nhân viên

+) Theo các giai đoạn phát triển của tập thể:

Trang 10

- Giai đoạn bắt đầu hình thành Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán

- Giai đoạn tương đối ổn định Khi các thành viên chưa có sự thống nhất ,tự giác trong hoạt động, tính tích cự, sự đoàn kết chưa cao, nên sử dụng kiểu lãnh đạo mềm dẻo ,linh hoạt

- Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự do

+) Dựa vào tính khí của nhân viên:

- Đối với tính khí sôi nổi - nóng nảy

- Đối với tính khí trầm tư - nhút nhát

+) Dựa vào giới tinh:

Phụ nữ thường hay làm việc tốt hơn dưới sự lãnh đạo độc đoán

+) Theo trình độ của nhân viên:

- Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác đối với nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo

- Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm mọi thứ ,các nhân viên cần làm chủ công việc của họ

- Cũng như vậy trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn

+) Dựa theo tuổi:

- Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn tuổi

- Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu lãnh đạo độc đoán

+) Cần độc đoán với :

- Những người ưa chống đối

- Không có tính tự chủ

- Thiếu nghị lực

- Kém tính sáng tạo

+) Cần dân chủ với:

- Những người có tính hợp tác

- Có lối sống tập thể

+) Nên tự do với:

- Những người không thích giao thiệp

- Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa

+) Với tình huống bất trắc:

- Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hỏa hoạn,,,

- Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lí tình huống

- Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy quyền

+) Bất đồng trong tập thể:

Trang 11

Khi có sự bất đồng trong tập thể ,trước sự thù địch,chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình

+) Những tình huống gây hoang mang:

- Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay đổi, cải tổ… không

ai biết nên phải làm gì ,mọi người đều hoang mang

- Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi ,gặp gỡ trao đổi ,,thông báo ,tạo mối quan hệ thân mật để trấn an nhân viên

2.8 Thuyết lãnh đạo theo tình huống của Paul Hersey và Ken Blanchart

Trong học thuyết này, tình huống liên quan đến mức độ 'sẵn sàng' của cấp dưới Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ Về phong cách lãnh đạo, cũng giống mô hình của Fiedler sẽ có 2 dạng phong cách lãnh đạo chính là chú trọng nhiệm vụ và chú trọng quan hệ Tuy nhiên, Hersey và Blanchard lại tiếp tục chia 2 dạng lãnh đạo này thành 4 hình thức lãnh đạo cụ thể tuỳ theo tính sẵn sàng của nhân viên

- Chỉ đạo (nhiệm vụ cao-quan hệ thấp) Người lãnh đạo xác định vai trò

và chỉ đạo cho nhân viên cách thực hiện nhiệm vụ theo vai trò Cách lãnh đạo này nhấn mạnh đến hành vi trực tiếp tham gia công việc

- Hướng dẫn (nhiệm vụ cao-quan hệ cao) Người lãnh đạo áp dụng hành

vi tham gia trực tiếp cùng hành vi tham gia có tính hỗ trợ

- Tham gia (nhiệm vụ thấp-quan hệ cao) Người lãnh đạo và cấp dưới cùng ra quyết định Vai trò chính của người lãnh đạo khi áp dụng phong cách này là khuyến khích và truyền thông là chủ yếu

- Ủy quyền (nhiệm vụ thấp-quan hệ thấp) Người lãnh đạo hướng dẫn

và hỗ trợ rất ít Đối với tính sẵn sàng (SS) của cấp dưới, sẽ có 4 tình huống như sau:

- SS1 Cấp dưới không có khả năng và không sẵn lòng làm việc Họ không đủ năng lực và tự tin

- SS2 Cấp dưới không có khả năng nhưng sẵn lòng làm việc Họ có động lực nhưng thiếu kỹ năng phù hợp

- SS3 Cấp dưới có khả năng nhưng không sẵn lòng làm những điều người lãnh đạo muốn

- SS4 Cấp dưới vừa có khả năng lại sẵn lòng làm những việc được yêu cầu

Trang 12

Như vậy tùy theo mức độ sẵn sàng của cấp dưới mà người lãnh đạo

có thể áp dụng hình thức chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia hay ủy quyền Trong hình 2, Hersey và Blanchard đề cập đến tính sẵn sàng của cấp dưới càng cao thì người lãnh đạo sẽ giảm giám sát trong công việc và giảm quan hệ hành vi Ví dụ, ở tình huống SS1, người nhân viên rất cần những chỉ đạo rõ ràng và cụ thể vì họ không có khả năng cũng như không sẵn lòng làm việc Đối với trường hợp SS2, người lãnh đạo cần chú trọng đến hành vi quan hệ và nhiệm vụ ở mức cao để hỗ trợ những nhân viên không

có khả năng làm việc và tăng sự ủng hộ của họ đối với người lãnh đạo Người lãnh đạo sẽ tham gia hỗ trợ cho nhân viên của mình khi tính sẵn sàng của họ ở mức SS3 Ở trường hợp SS4, người lãnh đạo chỉ cần

ủy quyền, để cho nhân viên làm việc vì họ vừa có khả năng lại vừa sẵn lòng làm việc

Ngày đăng: 30/10/2018, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w