Chăm sócNhận định toàn thân Có sốc hay không: Nhận định về dấu hiệu sinh tồn Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không: mạch có nhanh nhỏ huyết áp có tụt, nhịp thở nhanh nông sốt
Trang 1CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
THỦNG DẠ DÀY
Trang 2ĐẠI CƯƠNG
Thủng dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa.
Nếu để muộn, tình trạng viêm phúc mạc nặng thì tiên lượng xấu.
Về giới: nam gặp nhiều hơn nữ.
Trang 3NGUYÊN NHÂN
Thủng do loét dạ dày - tá tràng mạn tính.
Thủng do ung thư dạ dày.
Thủng do loét miệng nối.
Do đâm xuyên
Trang 4Triệu chứng
Cơ năng:
Đau dữ dội, đau như dao đâm vùng thượng vị, ngay dưới mũi ức
Đau liên tục không ngớt
Đau xuyên ra sau lưng và đau lan ra khắp ổ
bụng
Nôn hoặc buồn nôn: thường gặp trong trường hợp nặng
Bí trung tiện: do thủng dẫn đến viêm phúc mạc gây liệt ruột
Trang 5Triệu chứng
Thực thể:
Co cứng thành bụng
Nhìn bụng không di động theo nhịp thở, hai cơ thẳng to nổi rõ
Cảm ứng phúc mạc: +
Vùng đục trước gan mất, gõ đục vùng thấp
Trang 6Triệu chứng toàn thân
Ngay sau khi thủng, thường có biểu hiện sốc:
Mặt xanh tái vã mồ hôi,
Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, chân tay lạnh
Những biểu hiện này thoáng qua, người bệnh hồi phục dần
Trang 7Cận lâm sàng
Trang 8Điều trị
Trang 9Chăm sóc
Nhận định toàn thân
Có sốc hay không:
Nhận định về dấu hiệu sinh tồn
Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không:
mạch có nhanh nhỏ
huyết áp có tụt,
nhịp thở nhanh nông
sốt
Trang 10Chăm sóc
Nhận định tại chỗ:
Nhận định cơn đau
Nhận định nôn
Có bí trung đại tiện không
Trang 11Chăm sóc
Nhân định sau mổ
Bệnh tỉnh hay mê?
Đau vết mổ, vết mổ có bị chảy máu
Nhận định tình trạng ổ bụng: xem bụng có trướng
không?
Ống dẫn lưu phúc mạc, ống dẫn lưu dạ dày có hoạt động tốt không? nhận định về số lượng, màu sắc, tính chất
của dịch qua ống dẫn lưu?
Nhận định lưu thông tiêu hoá: xem người bệnh trung
tiện, đại tiện được chưa?
Về dinh dưỡng: cần xem người bệnh đã ăn uống được gì?
Các dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc, sốc trước đó
Trang 12Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
Người bệnh lo lắng trước mổ cấp cứu:
Trấn an người bệnh
Cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc mổ
Giải đáp các thắc mắc
Trang 13Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
Nguy cơ choáng do đau, nhiễm trùng
Theo dõi dấu sinh hiệu 30/lần trong 4 giờ đầu sau mổ.
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc
Theo dõi vết mổ, dịch dẫn lưu.
Theo dõi tính chất cơn đau.
Thực hiện thuốc giảm đau, kháng sinh.
Trang 14Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
Nguy cơ mất nước và điện giải do nôn ói và liệt ruột:
Theo dõi dấu mất nước: véo da, Ion đồ, cvp
Đặt ống tube levin để tránh theo dõi
Đánh giá nhu động ruột
Theo dõi: BUN, Creatinin, Hct
Trang 15Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
Nguy cơ chảy máu sau mổ khâu lỗ thủng dạ dày
Theo dõi dấu sinh hiệu, Hct
Kiểm tra bụng
Theo dõi dịch dẫn lưu, tube levin
Tiến hành bù dich: Nacl, Máu
Chuẩn bị mổ lại
Trang 16Giáo dục sức khoẻ
Hướng dẫn cho người bệnh chế độ ăn, uống khi xuất viện
Ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng Giai đoạn đầu ăn nhiều bữa trong ngày nhất là trường hợp cắt đoạn
dạ dày (6 đến 8 bữa), mỗi bữa ăn với số lượng ít Sau đó giảm dần số bữa và tăng số lượng mỗi bữa Hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, ớt, nước có ga )
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu) cần đến bệnh viện ngay