ĐẠI CƯƠNG MÔN TRUYỀN NHIỄM KHOA ĐIỀU DƯỠNG

49 223 0
ĐẠI CƯƠNG MÔN TRUYỀN  NHIỄM   KHOA ĐIỀU DƯỠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương các câu hỏi bộ môn truyền nhiễm của khối điều dưỡng đa khoa trường cao đẳng y tế hà nội ĐẠI CƯƠNG PHẦN TRUYỀN NHIỄM. Câu 1: Các khái niệm trong truyền nhiễm.  “Bệnh truyền nhiễm”: do vi sinh vật (vi khuẩn, Ricketsia, virus) hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh lây từ người bệnh, người lành mang virus sang người xung quanh 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng…)  “Hiện tượng nhiễm khuẩn”: được tính từ khi bắt đầu vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Trong trường hợp vật chủ đã bị nhiễm bệnh thì diễn biến bệnh càng phong phú hơn. o Nhiễm khuẩn không nhất thiết phải có biểu hiện lâm sàng, người lành mang bệnh có thể truyền sang cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi. o Cách sắp xếp theo thể bệnh: theo tiến triển bệnh (thể tối cấp, thể cấp tính, thể mạn tính), theo biểu hiện lâm sàng (thể điển hình và không điển hình…), theo mức độ bệnh (thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng).  “Bệnh sơ nhiễm”: là nhiễm khuẩn tiên phát (khi cơ thể nhiễm vi sinh vật lần đầu).  “Bệnh tái nhiễm”: là mắc lại bệnh do nhiễm lại mầm bệnh trước kia đã mắc.  “Bệnh tái phát”: là bệnh ngừng phát triển 1 thời gian nhưng mầm bệnh cũ chưa được tiêu diệt hẳn đã hoạt động trở lại.  “Bội nhiễm”: là bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, chưa khỏi hẳn lại xuất hiện bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi mà vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nặng thêm. Câu 2: Tính chất của bệnh truyền nhiễm. 1. Tính đặc hiệu.  Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật hoặc kí sinh trùng gây nên, gọi là mầm bệnh.  Mỗi 1 bệnh truyền nhiễm do 1 loại mầm bệnh gây nên.  Mầm bệnh được xác định bởi:  Xét nghiệm trực tiếp: cấy bệnh phẩm hay tiêm truyền các bệnh phẩm đó cho súc vật.  Xét nghiệm gián tiếp: phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể. 2. Tính lây truyền.  Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người bệnh sang người lành một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, từ động vật sang người…  Phần lớn bệnh truyền nhiễm có 1 đường truyền, có ít bệnh có 2 – 3 đường lây truyền.  Nếu 1 tập thể hay 1 địa phương có 1 số lượng lớn người không có miễn dịch đặc hiệu sẽ gây bùng phát dịch  nguy hiểm. Đó chính là đặc tính nguy hiểm và quan trọng nhất về mặt xã hội của người truyền nhiễm. 3. Tính chu kì. Nói chung các bệnh truyền nhiễm thường trải qua 4 chu kì: TK Thời gian Đặc điểm Thời kì nung bệnh Từ lúc vi khuẩn mới vào cơ thể người cho tới lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên  Chưa có triệu chứng lâm sàng.  Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào loại bệnh, số lượng, độc tính của mầm bệnh sức đề kháng của cơ thể.  Không có giá trị về mặt lâm sàng nhưng giá trị dịch tễ học tất quan trọng. Thời kì khởi phát Từ lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhưng không phải lúc bệnh nặng hoặc rầm rộ nhất.  Thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.  Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt. Sốt là 1 trong những triệu chứng đầu tiên của thời kì khởi phát. Thời kì toàn phát Là giai đoạn bệnh biểu hiện rầm rộ nhất và đầy đủ các triệu chứng của bệnh.  Các biến chứng thường gặp trong thời kì này.  Có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau. Thời kì lui bệnh Sau khi mầm bệnh và độc tố của vi sinh vật và kí sinh trùng được loại trừ khỏi cơ thể, những cơ quan tổn thương dần trở lại bình thường.  Trong 1 số bệnh gọi là tiến triển.  Nếu không can thiệp sớm, kịp thời thì 1 số bệnh sẽ diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng nặng.  Nếu sức chống chịu của người bệnh tốt và độc tố, mầm bệnh dần được loại trừ ra khỏi cơ thể  các triệu chứng giảm dần, NB sẽ thấy đỡ hơn.  NB sau đó có thể ra viện về nhà nghỉ ngơi hoặc tiếp tục lao động tùy theo khả năng. 4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu. Mầm bệnh đi vào cơ thể  cơ thể có PƯ: thực bào, sinh kháng thể. Câu 3: Cách phân loại các bệnh truyền nhiễm. Phân loại Đặc điểm Biện pháp phòng chống Bệnh lây theo đường tiêu hóa  Thường là những vụ dịch lớn, số người mắc bệnh tăng nhanh.  Thường có chung 1 nguồn cung cấp nước thức ăn, trong 1 tập thể dân cư.  Yếu tố trung gian: ruổi, bát đũa, tay chân bẩn…  Thường phát sinh thành dịch vào mùa hè.  Sau cơn bùng phát, số người mắc bệnh giảm từ từ.  Vệ sinh ăn uống.  Quản lí rác thải, diệt ruồi… Bệnh lây theo đường hô hấp  Nếu mầm bệnh có khả năng lây nhiễm nặng thì số người mắc bệnh thường cao nhưng giảm nhanh.  Thường tập trung ở 1 vùng tiếp xúc.  Thường phát triển vào mùa đông.  Cách ly người bệnh.  Vệ sinh cá nhân.  Vacxin tiêm phòng. Bệnh lây theo đường da và niêm mạc.  Thường do tiếp xúc trực tiếp.  Khả năng lây truyền kém.  Số người mắc bệnh lẻ tẻ.  Cách ly người bệnh.  Điều trị sớm, cắt đường lây.  Vệ sinh môi trường.  Tiêm vacxin. Bệnh lây qua đường máu Lây truyền qua trung gian truyền bệnh  Phát triển theo chu kì ở địa phương có côn trùng.  Thường gặp ở những người có cùng điều kiện sống, làm việc như nhau.  Điều kiện thuận lợi: có côn trùng trung gian phát triển.  Chỉ xảy ra ở từng địa phương.  Điều trị sớm.  Diệt côn trùng trung gian, cải tạo hoàn cảnh, chống côn trùng đốt…  An toàn trong truyền máu, vô trùng dụng cụ y tế… Qua trực tiếp máu  Hay gặp ở những người tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu.  Lây từ mẹ sang con. Câu 4: Tính chất chung của bệnh lây truyền do virus. 1. Triệu chứng lâm sàng.  Mỗi bệnh virus có biểu hiện lâm sàng đặc biệt.  Bệnh do virus không gây mủ nên không có sự di bệnh, trong công thức bạch cầu thì bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. 2. Các diễn biến.  Bệnh do virus có thể khỏi hoàn toàn hoặc chuyển sang mạn tính hoặc tử vong.  Các virus vào tế bào gây hoại sinh và hoại tế bào.  Nếu các TB bị xâm nhập là các TB cần thiết cho sự sống  NB tử vong.  Nếu các TB bị xâm nhập là các TB không có tính quyết định  virus dần bị diệt NB sẽ có miễn dịch. 3. Các di chứng.  Các di chứng là do tổn thương gây nên.  Di chứng nghiêm trọng hay không tùy thuộc vào mức độ tổn thương:  Tổn thương ngoài da  ảnh hưởng đến thẩm mỹ.  Tổn thương tế bào thần kinh  nghiêm trọng, có thể để lại di chứng cả đời. 4. Diễn biến dịch tễ.  Bệnh truyền nhiễm thường phát thành dịch với đặc điểm:  Khả năng lây truyền số người mắc cao.  Xảy ra cùng 1 lúc ở nhiều vùng.  Dịch thương phân chia thành 3 mức độ:  Dịch tản phát: xảy ra lẻ tẻ.  Dịch lưu hành tại địa phương: tập trung ở 1 vùng tiếp xúc.  Dịch lưu bùng nổ: xảy ra trên quy mô lớn với số người mắc tăng nhanh. 5. Căn cứ chẩn đoán.  Dịch tễ:  Khai thác xem NB đã sống với ai từng mắc bệnh chưa.  Động vật nơi sống có gì đặc biệt.  Khu vực đến sống và công tác.  Lâm sàng: Dựa trên triệu chứng lâm sàng, đặc trưng của bệnh.  Xét nghiệm:  Xét nghiệm đặc hiệu: (là yếu tố quyết định chẩn đoán) bằng cách xác định được mầm bệnh, các dấu ấn mầm bệnh.  Xét nghiệm không đặc hiệu: công thức máu, tốc độ lắng máu, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức phận có liên quan. 6. Phương hướng điều trị.  Điều trị đặc hiệu:  Diệt mầm bệnh.  Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh, hóa dược, thảo dược.  Điều trị đặc hiệu quyết định làm khỏi bệnh triệt để.  Điều trị theo cơ chế sinh bệnh:  Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý.  Hiện nay chưa có thuốc y học có tác dụng tiêu diệt thực sự virus nên điều trị theo cơ chế bệnh sinh là biện pháp duy nhất để NB khỏi ở 1 số bệnh do virus.  Điều trị triệu chứng:  Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp NB dễ chịu hơn.  Là biện pháp hỗ trợ nhưng rất cần thiết cho NB. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THƯƠNG HÀN. Câu 2: Trình bày triệu chứng biến chứng của bệnh thương hàn. 1. Triệu chứng thương hàn. a. Triệu chứng lâm sàng. TK Triệu chứng lâm sàng của từng thời kì TKNB Thời kì nung bệnh dài 7  15 ngày, chưa có biểu hiện lâm sàng. Thời kì khởi phát  Dài 5 – 7 ngày.  Sốt từ từ tăng dần theo hình bậc thang, có lúc rét gai.  Nhức đầu, đau mình, mất ngủ.  Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, táo bón. (Cuối tuần có ỉa lỏng).  DHST: mạch nhiệt phân ly.  Khám thực thể: Lưỡi trắng bẩn, bụng hơi chướng, óc ách hố chậu phải. Gan mấp mé bờ sườn. Thời kì toàn phát Sốt Triệu chứng quan trọng hằng định Nhiễm độc thần kinh  Nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng, run tay bắt chuồn chuồn.  Điển hình là trạng thái Typhos (nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, vô cảm, mắt nhìn đờ đẫn) Tiêu hóa  Hình ảnh “lưỡi quay”: khô,, rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi rêu trắngxám.  Ỉa nhiều lần24h, phân lỏng, sệt, vàng nâu, mùi khẳm.  Gan lách to (dưới bờ sườn 1 – 3cm, mật độ mềm). Tim mạch  Mạch chậm tương đối so với nhiệt.  Tiếng tim mờ, huyết áp thấp. Đào ban  Xuất hiện ngày thứ 7 – 12, là dấu hiệu điển hình.  Ban dát nhỏ, 2 – 3mm, hồng, thường mọc ở bụnglưngmạn sườn.  Số lượng ít. Viêm họng loét Duguet  Loét nông, đơn độc, hình bầu dục, dài 5 – 8mm, rộng 3 – 4mm ở thành trước vòm họng.  Không đau Hô hấp  Viêm phổi.  Viêm phế quản. Thời kì lui bệnh  Dài khoảng 1 tuần.  NB phục hồi dần, ăn ngủ khá hơn, giảm mệt, hết rối loạn tiêu hóa.  Nhiệt độ hạ từ từ hoặc đột ngột. b. Triệu chứng cận lâm sàng.  Huyết học: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.  Phân lập vi khuẩn: • Cấy máu: tỉ lệ (+) đạt 90%, tốt nhất là cấy sớm trong tuần đầu. • Cấy tủy xương: tỉ lệ 90 – 100%. • Cấy phân: tỉ lệ (+) đạt 20 – 30% (xét nghiệm tuần 2 của bệnh).  Phản ứng huyết thanh: • Phản ứng Widal: thực hiện 2 lần, mỗi lần cách ít nhất 1 tuần  giá trị chẩn đoán xác định. • Các kĩ thuật khác như ELISA: nhạy và đặc hiệu cao. 2. Biến chứng.  Xuất huyết tiêu hóa (2 – 10%) thường ở tuần thứ 2, 3 của bệnh: o Nhẹ: phân màu bã cà phê lẫn 1 ít máu đỏ tươi liên tiếp trong 1 số ngày. o Nặng: huyết áp hạ, mạch nhanh, thân nhiệt hạ đột ngột.  Thủng ruột (3%) thường ở tuần T3,4 của bệnh: o Đau bụng dữ dội, phản ứng thành bụng, bụng chường, có thể trụy mạch. o X – quang: hình liềm hơi dưới gan.  Viêm cơ tim (5 – 10%) xảy ra ở thời kì toàn phát: tiếng tim mờ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, rối loạn nhịp tim.  Viêm não (3 – 6%): chủ yếu tổn thương ngoại tháp (biểu hiện:liệt rung, múa giật, múa vờn…).Tiên lượng nặng: tử vong, biến chứng nặng.  Viêm gan: viêm gan hoạt tử gặp trong viêm gan virus. Câu 1: Định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh của bệnh thương hàn. 1. Định nghĩa.  “Bệnh thương hàn”: là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường tiêu hóa do trực khuẩn Salmonella gây ra.  Biểu hiện lâm sàng: hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân, có nhiều biến chứng nặng (xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não dễ đến tử vong). 2. Nguyên nhân:  Do trực khuẩn thương hàn (S.typhi) và phó thương hàn (S.paratyphi A, B).  Samonella là trực khuẩn Gram âm, có lông, di động, không sinh nha bào.  Samonella có sức đề kháng cao nước nhưng dễ bị tiêu diệt ở 50ºC1 giờ, ở 100ºC5 phút và dễ chết bởi các chất khử khuẩn thông thường (Chloramin 3%, Phenol 5%...)  Trực khuẩn Samonella có 3 loại kháng nguyên: O, H, V. 3. Dịch tễ học:  Nguồn bệnh.  Người bệnh: chủ yếu vi khuẩn bài tiết qua phân và ở tất cả các giai đoạn bệnh, nhiều nhất là tuần 2 của bệnh. Ngoài ra còn theo nước tiểu, chất nôn.  Người mang khuẩn: • Người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh: NB khỏi về lâm sàng nhưng 3 – 5% vẫn mang vi khuẩn sau vài tháng, năm. (VK cứ trú ở túi mật, đường ruột). • Người mang khuẩn không có biểu hiện lâm sàng: là nguồn lây quan trọng do khó phát hiện được nên không có biện pháp phòng điều trị.  Đường lây qua đường tiêu hóa:  Do ăn uống thực phẩm, nước ô nhiễm, nấu không chin. Đường lây qua nước rất quan trọng và dễ gây dịch lớn.  Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh (NB, người mang khuẩn…).  Cơ thể cảm thụ:  Mọi lứa tuổi, giới đều có thể mắc bệnh thương hàn. Tỉ lệ mặc bệnh thấp hơn ở người già, trẻ em < 2 tuổi.  Miễn dịch bền vững. 4. Cơ chế sinh bệnh:  Giai đoạn 1: vi khuẩn thương hàn qua đường tiêu hóa đến dạ dày  1 số bị tiêu diệt, 1 số đến ruột non  24 72h, vi khuẩn qua niêm mạc ruột tới các hạch mạc treo, màng Paye theo đường bạch huyết phát triển ở đó trong 15 ngày.  Giai đoạn 2: sau GĐ 1, vi khuẩn vào máu lần 1  lan ra khắp cơ thể, tăng sinh tại túi mật và nhiều cơ quan khác  xâm nhập máu lần 2  gây ra các triệu chứng lâm sàng.  Giai đoạn 3: các vi khuẩn giải phóng độc tố  làm xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Câu 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh Thương hàn. KHCS Thực hiện kế hoạch chăm sóc Chú ý Bù nước – Điện giải chăm sóc cho NB khi ỉa chảy. • Cho NB nằm buồng riêng, nằm giường Watten • Đặt 2 bô có thuốc sát khuẩn  Giúp NB đại tiểu tiện tại chỗ.  Đựng phân và chất nôn Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng màu sắc tính chất của phân.  Phân đen  xuất huyết TH.  Táo bón  không thụt tháo. • NB đau bụng  theo dõi NB, chườm ấm. • Không dùng các thuốc giảm nhu động ruột.  Theo dõi mức độ đau, chướng bụng. Nếu NB đau nhiều, theo dõi thủng ruột. Đo mạch, huyết áp. Số lần tùy theo tình trạng NB. Đánh giá mức độ mất nước – điện giải – máu. Khi NB nôn, ỉa chảy, XHTH. Thực hiện y lệnh truyền, bù dịch.  Uống Oresol, truyền dịch đẳng trương máu.  Theo dõi tốc độ truyền, phát hiện sớm dấu hiệu phù phổi. Lấy máu.  X.N điệu giải đồ. Lấy phân  X.N cấy vi khuẩn. Đảm bảo thân nhiệt. Giảm nhiễm độc – nhiễm khuẩn Đo nhiệt độ  Tùy theo thể trạng NB. Nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng. Xử trí kịp thời khi NB sốt cao Chườm mát, dùng thuốc hạ sốt (không dùng Salicylate). Theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn Môi khô, lưỡi bẩn… Theo dõi tri giác Li bì, mê sảng… Thực hiện y lệnh dùng kháng sinh. NB có dấu hiệu co giật, hôn mê: theo dõi biến chứng viêm não. NB nhiễm độc nặng: thực hiện y lệnh dùng Corticoid (TD xuất huyết tiêu hóa) NB ngủ ít  động viên NB ngủ đúng giờ, tránh lo lắng, yên tâm điều trị. Phát hiện sớm không để xảy ra biến chứng Theo dõi phân và chất nôn (màu sắc, số lượng, tính chất). Theo dõi mức độ đau bụng, chướng bụng và dấu hiệu thủng ruột. Không dùng thuốc giảm nhu động ruột. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Theo dõi dấu hiệu thần kinh. Theo dõi màu da, nước tiểu. HD người nhà NB chế biến khẩu phần ăn hợp lí. Đảm bảo dinh dưỡng, không ăn chất xơ cứng. Đảm bảo dinh dưỡng cho NB NB sốt: sữa, cháo, nước hoa quả. NB hết sốt: thức ăn đặc dần Sau hết sốt 7 ngày: chế độ ăn bình thường, tăng đạm, khuyến khích uống nhiều nước. Chú ý chế độ ăn cho NB xuất huyết tiêu hóa.  Ngừng ăn đường miệng, chườm lạnh bụng.  TD phân, nếu bình thường cho ăn lỏng  đặc. NB nặng phải kết hợp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. NB hết lo lắng có kiến thức về bệnh. Giải thích cho NB và gia đình NB biết nguyên nhân, cách phòng bệnh. Hướng dẫn chế độ ăn cho NB. HD gia đình NB tuân thủ quy định chống lây của bệnh.  Rửa xà phòng vùng cùng cụt, hậu môn sau mỗi lần đại tiện, lau khô.  Tắm rửa, thay chăn gối, quần áo NB thường xuyên.  Xử lí phân – chất nôn của NB.  Thay đổi tư thế, đệm lót cho NB nằm bất động lâu ngày.  Không tự ý uống thuốc. HD người bệnh khi xuất viện.  Khi xuất viện: xét nghiệm phân 3 lần (), cách nhau 8 ngày.  Ra viện sau 10 ngày, nếu sốt lại  khám ngay. Câu 3: Chuẩn đoán chăm sóc và lập kế hoạch chăm sóc cho NB thương hàn. 1. Chẩn đoán chăm sóc.  Mất nước, điệu giải liên quan đến tiêu chảy.  Rối loạn thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.  Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim,… liên quả đến hậu quả bệnh.  Mất cân bằng dinh dưỡng do đáp ứnghấp thu ít hơn nhu cầu của cơ thể liên quan đến rối loạn tiêu hóa.  Người bệnh lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh. 2. Lập kế hoạch chăm sóc.  Bù nước + điện giải và chăm sóc cho NB ỉa chảy.  Đảm bảo thân nhiệt và hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc cho NB.  Phát hiện sớm, không để các biến chứng xảy ra.  Tăng cường dinh dưỡng cho NB.  Người bệnh hết lo lắng và có kiến thức về bệnh. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẢ. Câu 1: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học và cơ chế sinh bệnh tả. 1. Định nghĩa:  “Bệnh tả” là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả Vibirio Cholerae gây ra.  Biểu hiện lâm sàng: ỉa lỏng, nôn nhiều lần  nhanh mất nước, điện giải  suy kiệt, trụy tim mạch, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. 2. Nguyên nhân:  Do phẩy khuẩn tả hình que, hơi cong hình dấu phẩy, di động được nhờ lông, Gram (), sinh sản ở môi trường Pepton kiềm.  Phẩy khuẩn tả sống lâu trong môi trường lạnh, dễ bị tiêu diệt ở môi trường khô hanh, ánh sáng mặt trời, 80ºC 50 phút, các chất khử (chloramin, vôi bột…).  Sơ đồ quá trình lây bệnh tả: 3. Dịch tễ học:  NB đào thải vi khuẩn qua phân từ thời kì nung bệnh. Trong thời kì toàn phát, vi khuẩn đào thải qua cả chất nôn và phân (dài 20 ngày, thậm chí 6 tháng sau khi ra viện).  Người lành mang bệnh đào thải qua phân. 4. Cơ chế bệnh sinh:  Vi khuẩn tả  cơ thể: do độ toan của dịch vị dạ dày, 1 số vi khuẩn bị tiêu diệt, số còn lại xuống ruột non sinh sản trong MT kiềm pH = 7,0 – 8,0  giải phóng độc tố  làm tăng APM  xuất tiết dịch đẳng trương từ tế bào thượng bì niêm mạc ruột vào lòng ruột.  Nếu lượng dịch bài tiết nhiều, vượt khả năng tái hấp thu của ruột già  ỉa chảy, nôn  rối loạn điện giải và nước. Câu 2: Trình bày các triệu chứng, cách điều trị phòng bệnh tả. 1. Triệu chứng bệnh tả. Triệu chứng lâm sàng TK nung bệnh Rất ngắn, 4 giờ hoặc tối đa 5 ngày. TK khởi phát.  Kéo dài vài giờ.  NB đột ngột sôi bụng, đầy bụng và đi ngoài. Lúc đầu có phân, sau toàn nước. NB mệt lả. TK toàn phát  Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, số lượng lớn.  Phân toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không nhày máu.  Nôn dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn về sau toàn nước.  Mất nước điện giải  mệt lả, chuột rút. TK hồi phục  Bệnh diễn biến 1 – 3 ngày nếu được bù đủ nước, điện giải điều trị kháng sinh. o NB dễ chịu, tươi tỉnh, da niêm mạc hồng hào, DHST ổn định. o Số lần nôn, ỉa chảy giảm ngừng hẳn sau 1 – 2 ngày.  Nếu không điều trị kịp thời  diễn biến bệnh nặng hoặc tử vong. Soi phân Có thể soi phân dưới kính hiển vi nền  thấy phẩy khuẩn tả di động nhanh. Nhuộm Gram  không bắt màu Gram. Cấy phân  Cấy sớm khi xuất hiện tiêu chảy lần đầu trước khi điều trị.  Nên dùng ống thông lấy phân qua hậu môn. Nếu phải gửi bệnh phẩm xa  cho phân vào MT CaryBlair.  Cấy phân vào môi trường chuyên biệt  phẩy khuẩn tả mọc nhanh, xác định được sau 24h. Kĩ thuật PCR tìm gen CTX giúp chẩn đoán nhanh ( nếu có điều kiện). Tình trạng máu Hematocrit tăng. Rối loạn điện giải Giảm Kali, giảm Biocacbonat, thậm chí pH thấp. Suy thận Ure và creatinin máu tăng trong trường hợp nặng. Biến chứng của bệnh tả: suy thận, phù phổi, giảm Kali đường huyết gây rối loạn nhịp tim, giảm đường huyết gây hạ đường huyết. 2. Cách điều trị.  Cách li người bệnh.  Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng, đầy đủ.  Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn. 3. Phòng bệnh tả.  Các biện pháp khi có dịch tả: • Phải thông báo cho y tế cấp trên hệ y học dự phòng. • Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách li. • Xử lí chất thải NB bằng Cloramin B tỉ lệ 1:1 hoặc vôi bột. • Ngâm tay bằng dung dịch Cloramin B hoặc rửa tay bằng xà phòng sau khi thăm khám, chăm sóc NB. • Vệ sinh buồng bệnh ít nhất 2 lầnngày bằng dung dịch Cloramin B, nước Javen 1 – 2% hoặc chế phẩm khử khuẩn khác. • Chất thải phát sinh trong buồng bệnh phải được cách ly, thu gom, xử lí như chất thải y tế lây nhiễm. • Tử thi phải được liệm trong quan tài có vôi bột, bọc thi thể bằng vải không thấm nước, chôn sâu 2m hoặc hỏa thiêu. Phương tiện chuyên chở phải được khử khuẩn. • Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp, không áp dụng các biện pháp phòng hộ với NB bằng các kháng sinh được chỉ định để điều trị với liều duy nhất. • Cơ quan y tế dự phòng điều tra, xử lí ổ dịch. • Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hóa.  Biện pháp dự phòng chung: • Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch. • Vệ sinh thực phẩm. • Sử dụng vắcxin uống cho những vùng có nguy cơ dịch cao theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN. Câu 1: Trình bày định nghĩa, bệnh học, dịch tễ học của bệnh lỵ trực khuẩn. 1. Định nghĩa:  “Lỵ trực khuẩn” là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa gây dịch do trực khuẩn Shigella gây ra.  Biểu hiện lâm sàng: sốt, quặn đau bụng, mót rặn, phân máu mũi và nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. 2. Bệnh học:  Shigella là trực khuẩn Gram (), không vỏ, không lông, không sinh nha bào.  Shigella được chia làm 4 nhóm A, B, C, D với nhiều tup huyết thanh. Trong đó đặc biệt chú ý đến nhóm A với tup Shigella Shiga hay gây dịch và tử vong cao hơn các loại khác vì ngoài nội độc tố, nó còn tiết ra ngoại độc tố để gây bệnh.  Shigella dễ mọc trong MT nuôi cấy thường quy, dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường, bị diệt nhanh bởi nước sôi ánh sáng mặt trời. Shigella có thể tồn tại trong nước ngọt, rau sống 7 – 10 ngày ở nhiệt độ phòng; ở đồ vải nhiễm bẩn, trong đất từ 6 – 7 tuần. 3. Dịch tễ học: Bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, dễ gây dịch ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường , thực phẩm kém. Câu 3: Lập kế hoạch chăm sóc NB khi bị lỵ trực trùng. 1) Chẩn đoán chăm sóc:  Người bệnh mất nước và điện giải liên quan đến tiêu chảy và nôn.  Người bệnh tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc.  Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu do đại tràng viêm.  Người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh. 2) Lập kế hoạch chăm sóc:  NB hết tình trạng tiêu chảy.  Đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh.  Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.  Giáo dục sức khỏe. 3) Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Bù nước và điện giải cho người bệnh.  Cách ly buồng riêng, nằm giường có lỗ thủng, đặt bô có đựng thuốc sát khuẩn ( đựng phâ, chất nôn nước tiểu)  NB đại tiểu tiện dễ dàng, ước lượng nước phân của NB sau mỗi lần đại tiện.  TD số lần đi ngoài, số lượng tính chất màu sắc phân.  NB cần ngâm rửa bằng nước ấm khi đi ngoài, dùng khăn bong lau khô giữ sạch vùng hậu môn – cùng cụt vì đi ngoài nhiều lần có thể làm rát hậu môn có thể sa trực tràng.  Đo DHST 3h1 lần (tùy theo thể trạng NB).  Đo lượng nước tiểu 6h 12h 24h – 1 lần (theo y lệnh).  Đánh giá mức độ mất nước – điện giải mất máu.  Bù dịch cho NB ( uống Oresol, truyền dịch…Khi truyền dịch cần theo dõi tốc độ truyền dịch, phát hiện dấu hiệu phù phổi do truyền nhanh).  Lấy phân gửi xét nghiệm. Hạ nhiệt độ cho người bệnh.  Đo nhiệt độ 3 lần24h.  Nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng mát.  Khi NB sốt cao: chườm mát, thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt,…  TD dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.  Thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh.  Theo dõi rối loạn tri giác. (Trẻ em có thể li bì, lơ mơ,…) Tăng cường dinh dưỡng cho NB  Động viên NB ăn, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ thành phần, tăng Protit.  Khuyến khích NB ăn thức ăn dễ tiêu.  Đặc biệt trẻ em nên ăn nhiều lần trong ngày, tránh suy dinh dưỡng.  Thực hiện nguyên tắc chung:  Ngày đầu, giai đoạn cấp của bệnh để bộ máy tiêu hóa làm nhẹ nhàng sau khi hồi phục chế độ ăn gần như bình thường.  Không để nhịn đói quá 24h, không để ăn hạn chế quá 3 – 4 ngày.  Trong tuần đầu, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ. Tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn rắn, có nhiều mỡ và gia vị.  Ăn nhiều bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn 1 ít. Đối với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho bú khi bị bệnh. NB ăn tâm điều trị và có kiến thức bệnh.  Khi vào viện, hướng dẫn nội quy khoa phòng với thái độ dịu dàng.  HD tẩy uế và xử lý phân đúng theo quy cách để phòng trách lây lan.  NB cần tắm rửa, thay quần áo theo quy định, vệ sinh thực phẩm ăn uống, cách tẩy uế và xử lý phân tại gia đình. Câu 2: Mô tả triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn. 1. Triệu chứng lâm sàng: T.Kì TK ủ bệnh Dài 1 – 5 ngày Chưa có triệu chứng lâm sàng. TK khởi phát. Khởi phát đột ngột, triệu chứng không đặc hiệu. Hội chứng nhiễm trùng  Toàn trạng mệt nhọc.  Sốt cao ( 39 – 40ºC, ở trẻ em có thể co giật). Tiêu hóa  Buồn nôn hoặc nôn.  Đi ỉa phân lỏng, phân toàn nước vàng.  Đau bụng.  Có thể mất nước, điện giải. TK toàn phát. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.  Sốt cao 39 – 40ºC (giảm sau vài ngày).  Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, hốc hác, suy sụp nhanh. Hội chứng lỵ điển hình.  Đau quặn bụng dọc khung đại tràng, khó chịu, hết đau sau khi đi ngoài.  Mót rặn tăng  NB đi ngoài nhiều  sa trực tràng ở người già suy kiệt.  Đại tiện phân nhày máu, đi nhiều lần trong ngày ( 10 – 14 lần24h), phân ít dần. Một số người có biểu hiện mất nước, mất điện giải. TK lui bệnh Nếu được điều trị, NB sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày. NB hết sốt sau vài ngày, đỡ đau bụng mót rặn, đi ngoài phân khuôn. NB ăn ngon miệng. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ AMIP. Câu 1: Kể tên 3 hình thái của kí sinh trùng Amip. 1) Thể hoạt động ăn hồng cầu: kích thước lớn, di động, chứa nhiều hồng cầu (thấy nhiều trong phân NB lỵ cấp tính). Soi phân tươi thấy Amip di động nhanh theo chiều nhất định. 2) Thể không ăn hồng cầu: không chứa hồng cầu. 3) Thể bào nang: kích thước nhỏ, có vỏ bọc, sống lâu trong phân người mang trùng không triệu chứng hay bệnh nhẹ. Có sức đề kháng cao với hóa chất. Câu 3: Trình bày được nguyên tắc điều trị lỵ Amip. 1. Điều trị.  Thuốc diệt Amip: Diloxanide Furoat, Metronidazol, Dehydroemetin…  Thuốc chống bội nhiễm: kháng sinh Contromoxazol, Amipicillin.  Điều trị triệu chứng: thuốc giãn cơ, chống co thắt (Papaverin, Nospa…)  Tháo mủ các mủ áp xe: áp xe gan, áp xe phổi…  Thuốc diệt thể hoạt động: Emetin (dùng phối hợp Strichnin và vitamin để khắc phục tác dụng phụ của thuốc), Kilon,…  Thuốc kìm vi khuẩn: Ganian, Becberin…  Thuốc đông y: rau sam, cỏ sữa, lá lông mơ… 2. Dự phòng.  Biện pháp phòng bệnh :là vệ sinh ăn uống, tránh lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.  Xử lí phân tuyệt đối, không dùng phân tươi bón rau quả.  Ăn rau quả tươi phải rửa sạch, có thuốc sát trùng hoặc xử trí tia cực tím diệt thể kén.  Điều trị cho người lành mang kén Amip bằng Metronidazol. Câu 2: Mô tả các biểu hiện lâm sàng của bệnh lỵ Amip. 1. Triệu chứng lâm sàng. Amip cấp tính Amip mạn tính  Thường không sốt (sốt nhẹ khi bội nhiễm)  Toàn thân không biểu hiện đặc biệt.  Ngày đầu, NB đau bụng dưới, ỉa chảy 5 – 7 lần ngày.  Sau đó chuyển sang hội chứng lỵ cấp tính, đau quặn, mót rặn, đi ngoài, phân nhày máu.  Số lần đi ngoài 5 – 7 lần ngày, có khi lên 20 – 30 lần ngày.  Điều trị đúng  khỏi sau 7 – 10 ngày.  Không điều trị  lỵ mạn tính.  Là 1 viêm đại tràng mạn tính, NB thỉnh thoảng lại bị hội chứng lỵ hoặc ỉa chảy, nhất là khi thức ăn lạ. Phân thường táo, cơ thể yếu, hay rối loạn thần kinh thực vật, khó tính dễ cáu bẳn. 2. Cận lâm sàng.  Soi phân: là kĩ thuật quan trọng để tìm KST Amip thể hoạt động.  Soi trực trạng: ổ loét hình cúc áo nằm rải rác.  X – quang: chụp phát hiện thủng ruột, lồng ruột, hẹp lòng già. 3. Biến chứng.  Thủng ruột.  Xuất huyết tiêu hóa.  Lồng ruột. ( thường gặp vùng manh tràng)  Viêm loét đại tràng sau lỵ Amip.  Sa niêm mạc trực tràng. Câu 4: Lập kế hoạc chăm sóc người bệnh lỵ Amip. 1) Chẩn đoán điều dưỡng.  Mất nước, điện giải liên quan đến tiêu chảy.  Đau bụng liên quan đến đại tràng viêm do co thắt đại tràng.  Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu.  NB lo lắng bệnh liên quan đến thiếu hiểu biết của bệnh. 2) Lập Thực hiện kế hoạch chăm sóc. Bù nước, điện giải cho NB  Cách ly NB tại buồng riêng, dùng giường có lỗ thủng. Đặt 2 bô có đựng thuốc sát khuẩn.  Theo sõi số lần đại tiểu tiện, số lượng – tính chất phân.  Ngâm rửa bằng nước ấm sau khi đi ngoài, dùng khăn mềm lau khô vùng hậu môn – cùng cụt vì đi ngoài nhiều có thể gây rát hoặc sa trực tràng.  Đo dấu hiệu sinh tồn theo y lệnh.  Đo lượng nước tiểu theo y lệnh.  Đánh giá mức độ mất nước, điện giải và mất máu.  Bù dịch cho NB ( Uống Oresol, truyền dịch – chú ý theo dõi tốc độ truyền dịch, phát hiện phù phổi cấp do truyền dịch nhanh,…).  Lấy phân gửi xét nghiệm.  Thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh và thuốc diệt Amip. Giảm đau hết đau bụng cho NB  TD cơn đau.  Nếu NB đau nhiều: dùng thuốc giảm đau, giãn cơ (Atropin, Nospa,…). Tăng cường dinh dưỡng cho NB  Hàng ngày động viên NB ăn, đảm bảo dinh dưỡng.  Thức ăn dễ tiêu. Với trẻ em cho ăn nhiều lần trong ngày. NB an tâm điều trị, có kiến thức về bệnh  HD tẩy uế, xử lí phân đúng cách để tránh lây lan.  NB cần tắm rửa, thay quần áo đúng quy định.  Khi xuất viện: HD phương pháp dự phòng, vệ sinh thực phẩm, HD tẩy uế xử lí phân tại nhà. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẠCH HẦU. Câu 1: Trình bày định nghĩa, bệnh học, dịch tễ học bệnh bạch hầu. 1) Định nghĩa:  Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc lây qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebacterium diphterae gây ra.  Bệnh gây tổn thương đầu tiên là lớp màng giả ở đường hô hấp trêm. Từ đây, độc tố của vi khuẩn gây tổn thương tại chỗ và toàn thân. 2) Mầm bệnh:  Là trực khuẩn Gram (+), hình dùi trống quả tạ, tiết ra nội độc tố.  Sức đề kháng: tốt, sống lâu ở màng giả và màng họng NB. (thiếu ánh sáng, trực khuẩn tồn tại hàng tháng; có ánh sáng  chết sau vài giờ; Dung dịch phenol 1%, Sublime 1% diệt khuẩn trong 1 phút.) 3) Dịch tễ:  Nguồn lây: Người bệnh, người lành mang trùng.  Đường lây (theo đường hô hấp): chủ yếu lây trực tiếp. Có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, đồ chơi, quần áo… mang vi khuẩn 4) Khối cảm thụ:  Hay gặp ở trẻ em 1 – 9 tuổi.  Nếu tiêm phòng, 80% trẻ em được bảo vệ. Câu 2: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cách điều trị và phòng bệnh bạch hầu. 1) Triệu chứng lâm sàng. Bạch hầu họng thể thông thường Bạch hầu ác tính Bạch hầu ác tính Các thể lâm sàng khác. Thời kì ủ bệnh:  Dài 2 – 5 ngày.  NB chưa có biểu hiện lâm sàng. Thường xảy ra ở trẻ 2 – 5 tuổi, thường chia làm 3 giai đoạn. Bạch hầu ác tính tiên phát: xuất hiện ngày thứ 1 – 2 của bệnh. Bạch hầu mũi:  Thường ở trẻ nhỏ.  Tại mũi: Chảy dịch trong hoặc dịch lẫn máu dịch máu và mủ. Miệng lỗ mũi nứt hoặc loét. Bên trong lỗ mũi có màng giả. Thời kì khởi phát:  Sốt nhẹ 37º5 38º.  Mệt mỏi, kém ăn chơi.  Da xanh tái.  Chảy nước mũi.  Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động không đau.  Họng đỏ, Amidan đôi khi có điểm trắng mờ nhạt. GĐ khàn giọng: dài 1 – 2 ngày, trẻ sốt nhẹ 38ºC, mệt mỏi, giọng khàn, ho ông ổng đến ho khàn  mất giọng, nói không ra tiếng. Bạch hầu ác tính thứ phát:  Hội chứng nhiễm độc nặng. Sốt cao, mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau. Xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da nội tạng. Hạch cổ sưng to dính nhau thành khối không di động  cổ bạch ra.  Màng giả. Lan tràn, màu xám, dễ chảy máu, thở hôi.  Diễn biến: Diễn biến tối cấp sau 24h – 36h. HA hạ, mạch nhanh, tiếng tim mờ, nhịp tim nhanh, có loạn nhịp, nhịp ngựa phi, đi tiểu ít. Tiến triển nhanh: tử vong sau 5 – 6 ngày do ngạt hoặc xuất huyết. Tiến triển bán cấp: thuyên giảm từ ngày T5, T6 NB liệt màn hầu. Ngày T10, T15 xuất hiện nôn nhiều, viêm cơ tim. NB tử vong do trụy mạch, ngừng tim đột ngột. Thời kì toàn phát:  Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc. Sốt 38º 38º5, mạch khá nhanh, HA hạ. Hạch cổ cứng, sờ di động, không đau. Mệt, nuốt đau, xanh xao, đái ít.  Hội chứng viêm họng trắng. Lớp màng giả trắng ngà, thường 1 hoặc 2 bên Amidan, có thể lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Màng giả, dai, dính chặt vào họng, khó bóc. (Bóc  chảy máu, bỏ vào nước khó tan). GĐ khó thở: khó thở thể thanh quan, chia 3 mức độ  Độ 1: từng cơn, tăng khi bị kích thích.  Độ 2: liên tục, vật vã, khó thở chậm, khó thở thì thở vào.  Độ 3: nhanh nông, tím tái, trẻ lịm dần, bất động mê man, tím tái có thể tử vong. Bạch hầu da: Tại chỗ vết xước da, nơi vi khuẩn xâm nhập tạo thành vêt loét đường kính 0,5 – 3cm, trũng sâu, có vẩy xám, dễ xuất huyết. Tiến triển:  Điều trị sớm, màng giả rụng hết sau 24 – 48h.  Điều trị muộn, màng giả lan rộng xuống thanh quản gây bạch hầu thanh quản hoặc bạch hầu ác tính, nguy cơ tử vong cao GĐ 3: ngạt thở.  Cận lâm sàng:  Máu: Ure máu cao.  Tìm thấy vi khuẩn bạch hầu: phết họng nhuộm Xanh Methylen.  Cấy bệnh phẩm trên môi trường thạch máu có Tellurite de postadium có kết quả sau 48h.  Biến chứng: Rối loạn tim mạch (thường có trong bệnh bạch hầu) • Mạch thường nhanh. • Nặng: mạch nhanh, nhỏ, yếu, huyết áp dẫn đến trụy tim mạch, nguy cơ tử vong cao. Viêm cơ tim Xuất hiện những ngày đầu hoặc tuần T2, T3 của bệnh  suy tim cấp, chết đột ngột. Biến chứng thần kinh • Xuất hiện sớm nhưng thường vào tuần T2, T3 của bệnh. (Liệt màn hầu, liệt mắt gây viễn thị, liệt chi). • Các dấu hiệu trên thường hồi phục sau vài tháng. Biến chứng thận • Viêm cầu thận hoặc ống thận. • Nặng: suy thận cấp, nguy cơ tử vong cao cho người bệnh. 2) Cách điều trị.  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt bằng huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) tiêm 1 lần dưới da:  Nhẹ: liều 20.000 – 36.000 đơn vị.  Nặng: liều 80.000 – 100.000 đơn vị.  Thuốc diệt vi khuẩn (kháng sinh):  Penicilline G50.000 đến 100.000 UIkg ngày.  Erythromycine: trẻ em (40mgkg ngày), người lớn (5g ngày).  Điều trị hỗ trợ: vitamin C, trợ tim mạch, an thần,… Corticoid cho trường hợp bệnh nặng, mở khí quản,…  Tiêu chuẩn ra viện (Hết sốt, hết màng giả, lên cân, lại sức. Hết biến chứng. Ngoáy họng cấy vi khuẩn () 2 lần, cách nhau ít nhất 7 ngày). 3) Cách phòng bệnh bạch hầu.  Thường xuyên theo dõi các tập thể trẻ em, đề phòng dịch xảy ra.  Chú ý các biện pháp vệ sinh thông thường phòng bệnh lây đường hô hấp mùa đông.  Buồng bệnh phải khử trùng thường xuyên hàng ngày và lần cuối.  Người tiếp xúc: cần theo dõi, cấy nhày họng.  Người mang vi khuẩn: uồng Erythromycin 7 – 10 ngày.  Tiêm phòng giải độc bạch hầu uốn ván bằng vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván:  Mũi 1: trẻ đủ 60 ngày tuổi.  Mũi 2: khi trẻ đủ 90 ngày tuổi.  Mũi 3: khi trẻ đủ 120 ngày tuổi.  Vị trí tiêm: tiêm bắp, liều lượng 0,5 ml. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ DO NÃO MÔ CẦU. Câu 1: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu. 1) Định nghĩa.  Viêm màng não mủ do mô cầu là hiện tượng viêm của màng não do vi khuẩn sinh mủ Neissria Meningtidis xâm nhập vào ảnh hưởng đến màng cứng, màng nhện, màng nuôi từ tủy sống đến não.  Não mô cầu là loại vi khuẩn gây dịch, lan mạnh.  Bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, hạn chế tử vong, biến chứng và di chứng. 2) Nguyên nhân.  Não mô cầu Neisseria meninggittidis thuộc họ Neisseriaceae là song cầu hình hạt cà phê, Gram (), có vỏ Polysaccarit, ái khí, không di động, không tạo nha bào, nằm trong tế bào, khi chết giải phóng nội độc tố, gây bệnh bằng nội độc tố.  Não mô cầu có 9 typ huyết thanh: A, B, C, D, X, Y, Z, Ư 135 và 29E. Tuy nhiên, typ A, B, C là tác nhân gây đến 90% bệnh.  Sức đề kháng: đề kháng kém với tác nhân lý hóa. Các thuốc khử trùng đều dễ diệt VK 3) Dịch tễ học.  Nguồn bệnh: người bệnh, người mang vi khuẩn không triệu chứng.  Đường lây: đường hô hấp.  Cơ thể cảm thụ:  Mọi người đều có thể mắc bệnh.  Trẻ em chưa có đề kháng dễ mắc bệnh hơn.  Sau khi mắc bệnh để lại miễn dịch bền vững cùng typ huyết thanh.  Mùa bệnh ở VN: miền Bắc ( tháng 2, 3, 4), miền Nam (tháng 5, 6, 7). 4) Cơ chế bệnh sinh.  Não mô cầu bám vào niêm mạc đường hô hấp nhờ những lông, sau đó xâm nhập qua niêm. Não mô cầu tiết IgA  Bình thường không bị thực bào nhưng trong trường hợp đề kháng cơ thể tốt thì não mô cầu chỉ gây viêm mũi, họng thậm chí chỉ khu trú không gây bệnh.  Từ họng, não mô cầu vượt hàng rào bạch huyết  máu, vượt hàng rào mạch máu – não  khoang não tủy.TH ít, não mô cầu có thể từ mũi họng qua xương sàng.  Vi khuẩn vào máu  nhiễm trùng huyết, vào khoang não  viêm màng não. Ở màng não, não mô cầu gây viêm cả 3 màng, lúc đầu tiết dịch rỉ viêm sau đó hóa mủ. Mủ đặc có thể gây bít các lỗ thông dịch  tắc dịch não tủy  não nước. Dịch viêm có thể chèn ép vào các dây thần kinh II, II, IV, VI  mù, lác mắt.  Trong mao quản, não mô cầu nằm trong tế bào nội mạc  tắc, vỡ mạch  xuất huyết, hoại tử tổ chức.  Phản ứng kháng nguyên – kháng thể bổ thể gây độc  hủy tế bào, đồng thời gây đông máu rải rác nội mạch và gây xuất huyết lớn.  Khi nội độc tố giải phòng  Sock Nội độc tố. Câu 2: Trình bày triệu chứng, biến chứng của bệnh viêm màng não mủ. 1) Triệu chứng bệnh: Thể điển hình chia 3 thời kì… Thể không điển hình Ủ bệnh Khởi phát Toàn phát Dài 2 – 7 ngày. Không có triệu chứng lâm sàng điển hình.  Đột ngột sốt cao 39º 40ºC, nhức đầu nhiều, nôn.  Viêm họng, mũi kèm theo.  Hội chứng màng não thường chưa rõ, NB có biểu hiện: sợ ánh sáng, nằm tư thế chống đau nhức (tư thế cò sung).  Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao 39 40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, cơn nhịp nhanh kịch phát. Đau nhức cơ khớp. Viêm mũi họng. Herpes quanh môi, cánh mũi. Da xuất hiện hồng ban, ban xuất huyết dạng chẩm.  Hội chứng màng não Cơ năng: NB đau nhức nhiều, nôn vọt, táo bón. Thực thể: cổ cứng (+), Kerning (+), Brudzinski (+), vạch màng não (+), nằm tư thế có súng. Trẻ sơ sinh, nhũ nhi còn có biểu hiện lách (+), thóp phồng (+).  Các triệu chứng lâm sáng khác: Rối loạn thần kinh giao cảm. Tăng cảm giác (đau toàn thân). Liệt các dây thần kinh sọ não. Tinh thần: lú lẫn, lơ mơ, hôn mê, co giật.  Thể viêm mũi họng.  Thể nhiễm khuẩn huyết đơn thuần.  Thể nhiễm khuẩn huyết kịch phát.  Thể viêm màng não – não.  Triệu chứng cận lâm sàng.  Công thức máu: Bạch cầu tăng (chủ yếu là đa nhân trung tính).  Chọc dịch não tủy. (Đục mủ, áp lực tăng, tế bào tăng 100 – 1.000mm³. Đường giảm, Protein tăng).  Cấy dịch não tủy: phân lập vi khuẩn gây bệnh.  Ngoài các XN trên có thể cấy mủ tai, cấy dịch nhày ở họng tìm vi khuẩn gây bệnh. 2) Biến chứng của bệnh:  Liệt dây thần kinh II, II, IV, VII, VIII  mù, điếc, lác, liệt mặt.  Viêm cơ tim, viêm màng não (do dùng kháng sinh muộn).  Nếu viêm tắc trên cao  phân ly Protein và cuối cùng là não úng thủy.  Ở huyết quản: bít tắc gây hoại tử, xuất huyết.  Những biến chứng có thể gây tử vong sớm (Áp xe não, suy hô hấp nặng, trụy tim mạch, chảy máu ồ át do đông máu rải rác nội mạch) Câu 3: Nêu nhận định và đưa ra chẩn đoán điều dưỡng cơ bản đối với NB viêm màng não mủ. Nhận định. Hỏi bệnh Khám quan sát TK. BA Bệnh sử:  NB xuất hiện những triệu chứng liên quan đến bệnh từ bao giờ?  Diễn biến đầu tiên của bệnh? Chú ý các dấu hiệu: sốt cao, đau đầu, nôn vọt, cổ cứng… Toàn trạng:  Tỉnh? Lì bì? Vật vã hay kích động?  Thể trạng NB?  Chỉ số DHST?  NB có liệt không? Liệt ½ hay liệt mặt? Lác?...  NB có tử ban? Sợ ánh sáng? Xuất huyết?  Triệu chứng màng não? Cổ cứng, Kerning, Brundzinski, thóp phồng?  Tình trạng hô hấp? Khó thở? Suy hô hấp? Tăng tiết đờm dãi?  Tình trạng tuần hoàn? Mạch, HA ổn định? Rối loạn nước, điện giải?  Tình trạng tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa?  Chẩn đoán điều trị.  Chỉ định thuốc, xét nghiệm.  Chế độ hộ lý.  Chăm sóc đặc biệt khác. Tiền sử:  Mắc bệnh tai mũi họng? Trẻ sơ sinh hỏi tiền sử sản khoa có vỡ ối không?  NB có chấn thương sọ não, viêm nội tâm mạc?  Xung quanh trẻ có ai mắc bệnh không? Hiện tại:  Trẻ có đau đầu? nôn?  NB có sợ ánh sáng không? Vã mồ hôi? Co giật? Mê sảng?  Trẻ có ăn được không?  NB đại tiện ntn? Táo bón? 1. Chẩn đoán chăm sóc.  NB tăng thân nhiệt liên quan đến nguy cơ mất nước.  NB thở không hiệu quả liên quan đến ứ đọng dịch tiết.  NB có nguy có thiếu dịch liên quan đến nôn liên tục.  Tổn thương da liên quan đến nằm bất động lâu.  NB có nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến thiếu khả năng tự chăm sóc và bất động chi kéo dài.  NB có nguy cơ chấn thương liên quan đến hậu quả của việc mất ý thức.  NB thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến khả năng đáp ứng do không tự ăn được.  NB thiếu kiến thức chăm sóc về bệnh. Câu 4: Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ. 1) Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ.  Hạ nhiệt độ, bù nước và điện giải.  Đảm bảo thông khí cho NB.  Bù nước và theo dõi cân bằng lượng dịch.  Thay đổi tư thế và chống loét ép do tỳ đè.  Không có dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình nằm viện: vệ sinh răng miệng, mũi, mắt và dùng kháng sinh theo y lệnh.  Không có chấn thương trong quá trình nằm viện.  Đặt sonde dạ dày và đảm bảo dinh dưỡng.  Có kiến thức về bệnh. 2) Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ. CĐCS Thực hiện kế hoạch chăm sóc. 1. Hạ nhiệt độ, bù nước điện giải.  Uống đủ 200ml ngày ( tốt nhất là dung dịch ORS).  Chườm mát.  Theo dõi nhiệt độ 3h lần, 6h lần… theo y lệnh. Khi NB sốt cao thực hiện y lệnh hạ nhiệt Paracetamol. 2. Đảm bảo thông khí cho NB.  Đặt NB nằm nghiêng, đảm bảo thông khí đường hô hấp.  TD nhịp thở 3h lần, 6h lần… theo y lệnh.  Khi có tăng tiết đờm dãi: hút đờm dãi, thở Oxy (nếu cần). 3. Bù dịch và theo dõi cân bằng dịch.  TD lượng nước tiểu 24h hàng ngày. (Đo lượng nước tiểu, màu sắc, dẫn lưu – nếu cần).  Tính Bilan nước vào.  Duy trì tuần hoàn (Kiểm tra mạch, HA. Đảm bảo cung cấp đủ dịch duy trì huyết áp theo y lệnh). 4. Chống loét ép.  Vệ sinh cơ thể hàng ngày cho NB. Thay quần áo theo y lệnh.  Nằm đệm hơi nước.  Vệ sinh da khô sạch. Trở người, kê điểm tỳ đè tránh loét 2h lần. 5. Ko nhiễm trùng khi ở viện.  Chăm sóc các cơ quan. (Vệ sinh răng miệng, mũi, mắt thường xuyên hàng ngày. Tra thuốc nhỏ mắt khi có đau mắt. Xoa vỗ rung lồng ngực)  Tham khảo kết quả xét nghiệm để biết và tiên lượng nặng nhẹ.  Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh. 6. Ko có chấn thương khi nằm viện.  Phục vụ NB tại giường.  Cố định tay chân NB tại giường. Để NB nằm giường có thang chắn.  Chuẩn bị dụng cụ chọc dò và phụ chọc dò dịch não tủy khi bác sĩ yêu cầu. sau khi chọc xong nhắc NB nằm sấp tại chỗ 15’ sau đó nằm ngửa đầu thấp 1 – 2 giờ. 7. Đảm bảo dinh dưỡng.  Vệ sinh thực phẩm ăn uống. (Cho NB ăn tăng đạm, tăng quả tươi,.. NB không ăn được thì cho ăn cháo loãng sữa súp qua sonde). 8. NB và GĐ có kiến thức về bệnh.  Phòng bệnh chủ động trong mùa dịch: tăng vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng.  Tăng cường dinh dưỡng: ăn uống sạch sẽ, đủ chất, sinh tố đầy đủ.  Vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ.  Các chất thải của NB đổ đúng nơi quy định, xử lý trước khi ra ngoài MT.  Vệ sinh răng miệng.  Vệ sinh dụng cụ đồ chơi ở nhà trẻ mẫu giáo.  Vệ sinh nhà cửa, phòng ở sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát.  Vệ sinh môi trường.  Hạn chế hoặc không nên đi chơi, tắm bơi ở những vùng đang có dịch.  Tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 18 tháng tuổi cho tới lớn.  Khi nghi ngờ mắc bệnh cần đến khám và chữa trị kịp thời. Câu 5: Trình bày các biện pháp giáo dục sức khỏe về phòng và chăm sóc, điều trị bệnh viêm màng não mủ cho NB và người nhà.  Phòng bệnh chủ động trong mùa dịch: tăng vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng.  Tăng cường dinh dưỡng: ăn uống sạch sẽ, đủ chất, sinh tố đầy đủ.  Vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ.  Các chất thải của NB đổ đúng nơi quy định, xử lý trước khi ra ngoài MT.  Vệ sinh răng miệng.  Vệ sinh dụng cụ đồ chơi ở nhà trẻ mẫu giáo.  Vệ sinh nhà cửa, phòng ở sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát.  Vệ sinh môi trường.  Hạn chế hoặc không nên đi chơi, tắm bơi ở những vùng đang có dịch.  Tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 18 tháng tuổi cho tới lớn.  Khi nghi ngờ mắc bệnh cần đến khám và chữa trị kịp thời.  Điều trị cách ly NB.  Chăm sóc thai nghén.  Tìm người lành mang khuẩn: ngoáy họng, cấy soi, cách ly tạm thời những người sốt trong vùng dịch. Người lớn Trẻ em Rifampicin 600mg ngày × 2 ngày. 1 tháng – 2 tuổi: 10mgkgngày × 2 ngày < 1 tháng tuổi: 5mgkgngày× 2 ngày Spiramycin 3 triệu đơn vị × 5 ngày 75.000 đơn vị × 5 ngày  Dùng kháng sinh dự phòng cho những người trong ổ dịch và những người nơi khác tới ổ dịch: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH QUAI BỊ Câu 1: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ và cơ chế bệnh học của bệnh quai bị. 1) Định nghĩa.  Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus quai bị gây nên.  Biểu hiện lâm sàng: sưng, đau tuyến mang tay. Quai bị còn gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác. Bệnh có thể gây thành dịch 2) Nguyên nhân.  Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus, có cấu trúc ARN.  Sức đề kháng: tồn tại khá lâu ngoài cơ thể, nhanh chóng bị bất hoạt bởi ánh nắng, trong điều kiện khô nóng và bị tiêu diệt nhanh chóng bởi các chất sát khuẩn thông thường. 3) Dịch tễ.  Nguồn bệnh: là người mắc bệnh quai bị ở tất cả các thể.  Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp qua nước bọt nhỏ từ NB bắn ra.  Thời gian lây bệnh: trước 7 ngày và sau 7 ngày khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.  Khối cảm thụ: thường gặp ở trẻ 3 – 15 tuổi (chủ yếu 5 – 9 tuổi) và thanh niên từ 18 – 20 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. 4) Cơ chế bệnh sinh.  Virus quai bị từ niêm mạc mũi, miệng, họng xâm nhập vào máu  nhiễm virus huyết và triệu chứng nhiễm trùng độc ở thời kì đầu.  Virus từ máu xâm nhập vào tuyến nước bọt (nhất là mang tai), phát triển  triệu chứng viêm cục bộ ở các cơ quan. Sau đó virus đào thải qua tuyến nước bọt (đôi khi qua tuyến nước bọt xâm nhập máu gây tổn thương các cơ quan khác). Câu 2: Trình bày triệu chứng và các biến chứng của bệnh quai bị. 1) Triệu chứng lâm sàng.  Triệu chứng lâm sàng. Lâm sàng thể điển hình Lâm sàng thể không điển hình.  Thời kì ủ bệnh. Trung bình từ 18 – 21 ngày, không có triệu chứng gì.  Thời kì khởi phát. Sốt 38º 39ºC, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Đau tại 3 điểm: điểm khớp thái dương hàm, điểm mỏm xương chũm, điểm sau góc xương hàm.  Thời kì toàn phát. Viêm mang tai xuất huyết sau 24 – 48 giờ. Lúc đầu sưng 1 bên, sau 1 – 2 ngày sưng tiếp bên kia. Tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, có khi biến dạng mặt, mặt phình, cổ bạch, cằm trệ. Da vùng tuyến mang tai căng bóng, ấn không lõm, sờ không nóng đau, nước bọt ít quánh. Viêm đỏ lỗ Stenon.  Các triệu chứng khác. Đau hàm khi há miệng, nhai, nuốt, đau lan ra tai. Họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.  Thời kì lui bệnh. Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Hết sốt sao 3 – 4 ngày. Tuyến hết sưng trong vòng 8 – 10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến 1 chút. Tuyến nước bọt không bao giờ hóa mủ (trừ bội nhiễm). Các triệu chứng lâm sàng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.  Viêm tinh hoàn (20 – 30%) thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, xuất hiện vào ngày thứ 6 – 7 của bệnh. Sốt cao 39 – 40 độ. Tinh hoàn sưng to, đau nhức, da hơi bị đỏ. Sau 4 – 5 ngày, NB hết sốt. Sau 2 tuần, tinh hoàn hết sưng. Khoảng 30 – 40% bị teo.  Tổn thương thần kinh. Viêm màng não (10 – 35% ở trẻ nhỏ) xảy ra đơn độc hoặc sau viêm tuyến mang tai 3 – 10 ngày. Viêm não (chiếm 0,5%) có thể đồng thời hoặc sau viêm tuyến mang tai 2 – 3 tuần. Biểu hiện lâm sàng: sốt cao, nhức đầu, co giật, rối loạn hành vim có thể liệt  các rối loạn ý thức, vận động trong tổn thương thần kinh do virus thường sẽ phục hồi, hiếm khi có di chứng.  Viêm tụy cấp (3 – 7%). Thường chỉ xảy ra ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra vào ngày T4  T10 của bệnh khi viêm mang tai giảm thì xuất hiện các triệu chứng trở lại như: sốt, đau thượng vị, nôn, đầy bụng, ỉa lỏng. Biểu hiện thay đổi sinh hóa: Amylase máu và nước tiểu tăng. Bệnh biểu hiện lành tính, khỏi sau 2 – 3 tuần.  Quai bị và thai nghén. Nếu nhiễm bệnh 3 tháng đầu, có khả năng dị dạng thai, xảy thai. Nếu mắc bệnh 3 tháng cuối kỳ thai nghén có thể tăng khả năng chết lưu, xảy thai. Viêm buồng trứng (chiếm 7% sau tuổi dậy thì). Có biểu hiện: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,…  Triệu chứng cận lâm sàng.  Xét nghiệm Amylase máu, nước tiểu khi nghi ngờ viêm tụy.  Chỉ chọc dịch não tủy khi có hội tướng viêm màng não. 2) Biến chứng của bệnh. Quai bị có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác. Câu 3: Nhận định và đưa ra 1 số chẩn đoán điều dưỡng cơ bản của bệnh quai bị. 1) Nhận định người bệnh quai bị. Quá trình nhận định người bệnh quai bị Hỏi bệnh Khám và quan sát  Hỏi bệnh. Thời gian xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng? Những dấu hiệu đầu tiên khi xuất hiện? Chú ý các triệu chứng: sốt, đau khớp thái dương – hàm, đau mỏm xương chũm, đau sau góc xương hàm dưới, sưng và viêm tuyến mang tai…  Tiền sử. Dịch tễ xung quanh nơi ở, học tập và làm việc? Tiếp xúc với người quai bị? Chưa tiêm vacxin?  Hiện tại. NB có đau hàm khi há miệng không? Khi nhai nuốt có đau lan ra tai? Đau khi ăn thức ăn chua cay? Quá trình sốt, sưng đau tuyến mang tai? NB có ăn được không? Có bị nôn không?  Toàn trạng. NB có co giật? rối loạn ý thức không? Tri giác: li bì, co giật, rối loạn hành vi, liệt? Thể trạng? Dấu hiệu sinh tồn?  Tình trạng viêm đau tuyến mang tai. Quan sát, thăm khám, nhất là những chứng viêm tuyến nước bọt. Đau tuyến nước bọt: khám đau 3 điểm đau, đau có liên quan đến nuốt? Khám lỗ Stenon xem có xưng đỏ không? Phát hiện sớm biến chứng (Sưng đau tinh hoàn? Biểu hiện viêm tụy cấp: nôn nhiều, đau thượng vị).  Chẩn đoán – các phương pháp điều trị.  Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc và xét nghiệm. Amylase máu và nước tiểu trong trường hợp viêm tụy cấp. Dịch não tủy trong TH viêm màng não.  Chế độ hộ lý.  Chế độ chăm sóc đặc biệt khác. 2) Chẩn đoán điều dưỡng cơ bản người bệnh quai bị.  Tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng.  NB đau liên quan đến tình trạng viêm tuyến nước bọt.  Dinh dưỡng kém liên quan đến tình trạng đau và khó nuốt do viêm tuyến mang tai.  Gia đình người bệnh thiểu hiểu biết liên quan đến tình trạng bệnh. Câu 5: Trình bày các biện pháp GDSK và phòng bệnh cho NB quai bị và gia đình NB. 1) Điều trị.  Nghỉ ngơi, hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol.  Đối với quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn chống viêm bằng Corticoid. 2) Dự phòng.  Cách ly NB ít nhất 2 tuần.  Người tiếp xúc với NB cần đeo khẩu trang.  Tiêm phòng vacxin (có tác dụng bảo vệ 75 – 90%, miễn dịch ít nhất 17 năm). Câu 4: Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc NB quai bị. 1) Lập kế hoạch chăm sóc.  Hạ thân nhiệt cho NB.  Giảm đau cho NB.  Tăng cường dinh dưỡng cho NB.  NB an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh. 2) Thực hiện kế hoạch chăm sóc. Giảm nhiệt độ cho NB  Để NB nằm phòng thoáng, yên tĩnh, tránh gió lùa…  Đo nhiệt độ 3 lần24h theo y lệnh.  Khi NB sốt cao: chườm mát vùng nách, trán, bẹ. Thuốc hạ nhiệt theo y lệnh. Giảm đau cho NB.  Theo dõi mức độ đau và sưng tuyến mang tai, tinh hoàn (khi có viêm tinh ho

ĐẠI CƯƠNG PHẦN TRUYỀN NHIỄM Câu 1: Các khái niệm truyền nhiễm  “Bệnh truyền nhiễm”: vi sinh vật (vi khuẩn, Ricketsia, virus) kí sinh trùng gây Bệnh lây từ người bệnh, người lành mang virus sang người xung quanh cách trực tiếp gián tiếp (qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng…)  “Hiện tượng nhiễm khuẩn”: tính từ bắt đầu vi sinh vật xâm nhập vào thể vật chủ Trong trường hợp vật chủ bị nhiễm bệnh diễn biến bệnh phong phú o Nhiễm khuẩn khơng thiết phải có biểu lâm sàng, người lành mang bệnh truyền sang cho người khác gặp điều kiện thuận lợi o Cách xếp theo thể bệnh: theo tiến triển bệnh (thể tối cấp, thể cấp tính, thể mạn tính), theo biểu lâm sàng (thể điển hình khơng điển hình…), theo mức độ bệnh (thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng)  “Bệnh sơ nhiễm”: nhiễm khuẩn tiên phát (khi thể nhiễm vi sinh vật lần đầu)  “Bệnh tái nhiễm”: mắc lại bệnh nhiễm lại mầm bệnh trước mắc  “Bệnh tái phát”: bệnh ngừng phát triển thời gian mầm bệnh cũ chưa tiêu diệt hẳn hoạt động trở lại  “Bội nhiễm”: bệnh truyền nhiễm tiến triển, chưa khỏi hẳn lại xuất bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi mà vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nặng thêm Câu 2: Tính chất bệnh truyền nhiễm Tính đặc hiệu  Bệnh truyền nhiễm bệnh vi sinh vật kí sinh trùng gây nên, gọi mầm bệnh  Mỗi bệnh truyền nhiễm loại mầm bệnh gây nên  Mầm bệnh xác định bởi:  Xét nghiệm trực tiếp: cấy bệnh phẩm hay tiêm truyền bệnh phẩm cho súc vật  Xét nghiệm gián tiếp: phát kháng thể đặc hiệu xuất thể Tính lây truyền  Bệnh truyền nhiễm có khả lây từ người bệnh sang người lành cách gián tiếp trực tiếp, từ động vật sang người…  Phần lớn bệnh truyền nhiễmđường truyền, có bệnh có – đường lây truyền  Nếu tập thể hay địa phương có số lượng lớn người khơng có miễn dịch đặc hiệu gây bùng phát dịch  nguy hiểm Đó đặc tính nguy hiểm quan trọng mặt xã hội người truyền nhiễm Tính chu kì Nói chung bệnh truyền nhiễm thường trải qua chu kì: TK Thời gian Đặc điểm Thời Từ lúc vi khuẩn vào  Chưa có triệu chứng lâm sàng kì thể người lúc xuất  Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào loại bệnh, số nung triệu chứng đầu lượng, độc tính mầm bệnh & sức đề kháng bệnh tiên thể  Khơng có giá trị mặt lâm sàng giá trị dịch tễ học tất quan trọng Thời Từ lúc xuất triệu  Thường khởi phát theo kiểu: từ từ đột kì chứng bệnh ngột khởi lúc bệnh  Hầu hết bệnh truyền nhiễm có sốt Sốt phát nặng rầm rộ triệu chứng thời kì Thời kì tồn phát Thời kì lui bệnh Là giai đoạn bệnh biểu rầm rộ đầy đủ triệu chứng bệnh   Sau mầm bệnh độc tố vi sinh vật kí sinh trùng loại trừ khỏi thể, quan tổn thương dần trở lại bình thường     khởi phát Các biến chứng thường gặp thời kì Có thể biểu nhiều triệu chứng quan khác Trong số bệnh gọi tiến triển Nếu không can thiệp sớm, kịp thời số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với biến chứng nặng Nếu sức chống chịu người bệnh tốt độc tố, mầm bệnh dần loại trừ khỏi thể  triệu chứng giảm dần, NB thấy đỡ NB sau viện nhà nghỉ ngơi tiếp tục lao động tùy theo khả Tính sinh miễn dịch đặc hiệu Mầm bệnh vào thể  thể có PƯ: thực bào, sinh kháng thể Câu 3: Cách phân loại bệnh truyền nhiễm Phân Đặc điểm loại Bệnh lây  Thường vụ dịch lớn, số người mắc bệnh theo tăng nhanh đường  Thường có chung nguồn cung cấp nước/ thức ăn, tiêu hóa tập thể dân cư  Yếu tố trung gian: ruổi, bát đũa, tay chân bẩn…  Thường phát sinh & thành dịch vào mùa hè  Sau bùng phát, số người mắc bệnh giảm từ từ Bệnh lây  Nếu mầm bệnh có khả lây nhiễm nặng số theo người mắc bệnh thường cao giảm nhanh đường  Thường tập trung vùng tiếp xúc hô hấp  Thường phát triển vào mùa đông Bệnh lây  Thường tiếp xúc trực  Khả lây truyền đường  Số người mắc bệnh lẻ tẻ da niêm mạc Bệnh lây Lây  Phát triển theo chu kì & địa phương qua truyền có trùng đường qua  Thường gặp người có máu trung điều kiện sống, làm việc gian  Điều kiện thuận lợi: có trùng trung truyền gian phát triển bệnh  Chỉ xảy địa phương Qua trực  Hay gặp người tiếp xúc với tiếp máu máu sản phẩm máu Biện pháp phòng chống  Vệ sinh ăn uống  Quản lí rác thải, diệt ruồi…  Cách ly người bệnh  Vệ sinh cá nhân  Vacxin tiêm phòng  Cách ly người bệnh  Điều trị sớm, cắt đường lây  Vệ sinh môi trường  Tiêm vacxin  Điều trị sớm  Diệt côn trùng trung gian, cải tạo hồn cảnh, chống trùng đốt…  An tồn truyền máu, vơ trùng dụng cụ y tế…  Lây từ mẹ sang Câu 4: Tính chất chung bệnh lây truyền virus Triệu chứng lâm sàng  Mỗi bệnh virus có biểu lâm sàng đặc biệt  Bệnh virus khơng gây mủ nên khơng có di bệnh, cơng thức bạch cầu bạch cầu thường giảm bình thường Các diễn biến  Bệnh virus khỏi hồn tồn chuyển sang mạn tính tử vong  Các virus vào tế bào gây hoại sinh hoại tế bào  Nếu TB bị xâm nhập TB cần thiết cho sống  NB tử vong  Nếu TB bị xâm nhập TB khơng có tính định  virus dần bị diệt & NB có miễn dịch Các di chứng  Các di chứng tổn thương gây nên  Di chứng nghiêm trọng hay không tùy thuộc vào mức độ tổn thương:  Tổn thương da  ảnh hưởng đến thẩm mỹ  Tổn thương tế bào thần kinh  nghiêm trọng, để lại di chứng đời Diễn biến dịch tễ  Bệnh truyền nhiễm thường phát thành dịch với đặc điểm:  Khả lây truyền & số người mắc cao  Xảy lúc nhiều vùng  Dịch thương phân chia thành mức độ:  Dịch tản phát: xảy lẻ tẻ  Dịch lưu hành địa phương: tập trung vùng tiếp xúc  Dịch lưu bùng nổ: xảy quy mô lớn với số người mắc tăng nhanh Căn chẩn đoán  Dịch tễ:  Khai thác xem NB sống với mắc bệnh chưa  Động vật nơi sống có đặc biệt  Khu vực đến sống công tác  Lâm sàng: Dựa triệu chứng lâm sàng, đặc trưng bệnh  Xét nghiệm:  Xét nghiệm đặc hiệu: (là yếu tố định chẩn đoán) cách xác định mầm bệnh, dấu ấn mầm bệnh  Xét nghiệm không đặc hiệu: công thức máu, tốc độ lắng máu, xét nghiệm nước tiểu xét nghiệm chức phận có liên quan Phương hướng điều trị  Điều trị đặc hiệu:  Diệt mầm bệnh  Thuốc diệt mầm bệnh thường loại kháng sinh, hóa dược, thảo dược  Điều trị đặc hiệu định làm khỏi bệnh triệt để  Điều trị theo chế sinh bệnh:  Tác động trình sinh bệnh nhằm ngăn cản điều chỉnh rối loạn bệnh lý   Hiện chưa có thuốc y học có tác dụng tiêu diệt thực virus nên điều trị theo chế bệnh sinh biện pháp để NB khỏi số bệnh virus Điều trị triệu chứng:  Nhằm làm giảm triệu chứng giúp NB dễ chịu  Là biện pháp hỗ trợ cần thiết cho NB CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THƯƠNG HÀN Câu 2: Trình bày triệu chứng & biến chứng bệnh thương hàn Triệu chứng thương hàn a Triệu chứng lâm sàng TK Triệu chứng lâm sàng thời kì TKNB Thời kì nung bệnh dài  15 ngày, chưa có biểu lâm sàng Thời  Dài – ngày kì  Sốt từ từ tăng dần theo hình bậc thang, có lúc rét gai khởi  Nhức đầu, đau mình, ngủ phát  Rối loạn tiêu hóa: buồn nơn, đau bụng, táo bón (Cuối tuần có ỉa lỏng)  DHST: mạch nhiệt phân ly  Khám thực thể: Lưỡi trắng bẩn, bụng chướng, óc ách hố chậu phải Gan mấp mé bờ sườn Thời Sốt Triệu chứng quan trọng & định kì Nhiễm độc  Nhức đầu, ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng, run tay bắt toàn thần kinh chuồn chuồn phát  Điển hình trạng thái Typhos (nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, vơ cảm, mắt nhìn đờ đẫn) Tiêu hóa  Hình ảnh “lưỡi quay”: khơ,, rìa lưỡi đỏ, lưỡi rêu trắng/xám  Ỉa nhiều lần/24h, phân lỏng, sệt, vàng nâu, mùi khẳm  Gan lách to (dưới bờ sườn – 3cm, mật độ mềm) Tim mạch  Mạch chậm tương đối so với nhiệt  Tiếng tim mờ, huyết áp thấp Đào ban  Xuất ngày thứ – 12, dấu hiệu điển hình  Ban dát nhỏ, – 3mm, hồng, thường mọc bụng/lưng/mạn sườn  Số lượng Viêm họng  Lt nơng, đơn độc, hình bầu dục, dài – 8mm, rộng – 4mm loét Duguet thành trước vòm họng  Khơng đau Hơ hấp  Viêm phổi  Viêm phế quản Thời  Dài khoảng tuần kì lui  NB phục hồi dần, ăn ngủ hơn, giảm mệt, hết rối loạn tiêu hóa bệnh  Nhiệt độ hạ từ từ đột ngột b Triệu chứng cận lâm sàng  Huyết học: số lượng bạch cầu bình thường giảm  Phân lập vi khuẩn:  Cấy máu: tỉ lệ (+) đạt 90%, tốt cấy sớm tuần đầu  Cấy tủy xương: tỉ lệ 90 – 100%  Cấy phân: tỉ lệ (+) đạt 20 – 30% (xét nghiệm tuần bệnh)  Phản ứng huyết thanh:  Phản ứng Widal: thực lần, lần cách tuần  giá trị chẩn đoán xác định  Các kĩ thuật khác ELISA: nhạy đặc hiệu cao Biến chứng  Xuất huyết tiêu hóa (2 – 10%) thường tuần thứ 2, bệnh: o Nhẹ: phân màu bã cà phê lẫn máu đỏ tươi liên tiếp số ngày o Nặng: huyết áp hạ, mạch nhanh, thân nhiệt hạ đột ngột  Thủng ruột (3%) thường tuần T3,4 bệnh: o Đau bụng dội, phản ứng thành bụng, bụng chường, trụy mạch o X – quang: hình liềm gan  Viêm tim (5 – 10%) xảy thời kì tồn phát: tiếng tim mờ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, rối loạn nhịp tim  Viêm não (3 – 6%): chủ yếu tổn thương ngoại tháp (biểu hiện:liệt rung, múa giật, múa vờn…).Tiên lượng nặng: tử vong, biến chứng nặng  Viêm gan: viêm gan hoạt tử gặp viêm gan virus Câu 1: Định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học, chế bệnh sinh bệnh thương hàn Định nghĩa  “Bệnh thương hàn”: bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường tiêu hóa trực khuẩn Salmonella gây  Biểu lâm sàng: hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc tồn thân, có nhiều biến chứng nặng (xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm tim, viêm não dễ đến tử vong) Nguyên nhân:  Do trực khuẩn thương hàn (S.typhi) phó thương hàn (S.paratyphi A, B)  Samonella trực khuẩn Gram âm, có lơng, di động, khơng sinh nha bào  Samonella có sức đề kháng cao nước dễ bị tiêu diệt 50ºC/1 giờ, 100ºC/5 phút dễ chết chất khử khuẩn thông thường (Chloramin 3%, Phenol 5% )  Trực khuẩn Samonella có loại kháng nguyên: O, H, V Dịch tễ học:  Nguồn bệnh  Người bệnh: chủ yếu vi khuẩn tiết qua phân tất giai đoạn bệnh, nhiều tuần bệnh Ngồi theo nước tiểu, chất nôn  Người mang khuẩn:  Người mang khuẩn sau khỏi bệnh: NB khỏi lâm sàng – 5% mang vi khuẩn sau vài tháng, năm (VK trú túi mật, đường ruột)  Người mang khuẩn khơng có biểu lâm sàng: nguồn lây quan trọng khó phát nên khơng có biện pháp phòng & điều trị  Đường lây qua đường tiêu hóa:  Do ăn uống thực phẩm, nước ô nhiễm, nấu không chin Đường lây qua nước quan trọng dễ gây dịch lớn  Do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh (NB, người mang khuẩn…)  Cơ thể cảm thụ:  Mọi lứa tuổi, giới mắc bệnh thương hàn Tỉ lệ mặc bệnh thấp người già, trẻ em < tuổi  Miễn dịch bền vững Cơ chế sinh bệnh:  Giai đoạn 1: vi khuẩn thương hàn qua đường tiêu hóa đến dày  số bị tiêu diệt, số đến ruột non  24 - 72h, vi khuẩn qua niêm mạc ruột tới hạch mạc treo, màng Paye theo đường bạch huyết & phát triển 15 ngày  Giai đoạn 2: sau GĐ 1, vi khuẩn vào máu lần  lan khắp thể, tăng sinh túi mật nhiều quan khác  xâm nhập máu lần  gây triệu chứng lâm sàng  Giai đoạn 3: vi khuẩn giải phóng độc tố  làm xuất dấu hiệu lâm sàng Câu 4: Thực kế hoạch chăm sóc người bệnh Thương hàn KHCS Thực kế hoạch chăm sóc Bù nước – Điện giải & chăm sóc cho NB ỉa chảy  Chú ý Cho NB nằm buồng riêng, nằm giường  Giúp NB đại tiểu tiện chỗ Watten  Đựng phân chất nơn  Đặt bơ có thuốc sát khuẩn Theo dõi số lần ngoài, số lượng/ màu sắc/  Phân đen  xuất huyết TH tính chất phân  Táo bón  khơng thụt tháo  NB đau bụng  theo dõi NB, chườm ấm  Theo dõi mức độ đau, chướng  Không dùng thuốc giảm nhu động bụng Nếu NB đau nhiều, theo dõi thủng ruột ruột Đo mạch, huyết áp Số lần tùy theo tình trạng NB Đánh giá mức độ nước – điện giải – máu Khi NB nôn, ỉa chảy, XHTH Thực y lệnh  Uống Oresol, truyền dịch đẳng trương/ máu truyền, bù dịch  Theo dõi tốc độ truyền, phát sớm dấu hiệu phù phổi Lấy máu  X.N điệu giải đồ Lấy phân  X.N cấy vi khuẩn Đảm Đo nhiệt độ  Tùy theo thể trạng NB bảo Nới rộng quần áo, nằm buồng thống thân Xử trí kịp thời NB sốt cao Chườm mát, dùng thuốc hạ sốt (không dùng nhiệt Salicylate) Giảm Theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn Môi khô, lưỡi bẩn… nhiễm Theo dõi tri giác Li bì, mê sảng… độc – Thực y lệnh dùng kháng sinh nhiễm NB có dấu hiệu co giật, mê: theo dõi biến chứng viêm não khuẩn NB nhiễm độc nặng: thực y lệnh dùng Corticoid (TD xuất huyết tiêu hóa) NB ngủ  động viên NB ngủ giờ, tránh lo lắng, yên tâm điều trị Phát Theo dõi phân chất nơn (màu sắc, số lượng, tính chất) Theo dõi mức độ đau bụng, chướng bụng dấu hiệu thủng ruột Không dùng sớm & thuốc giảm nhu động ruột không Theo dõi dấu hiệu sinh tồn để xảy Theo dõi dấu hiệu thần kinh biến Theo dõi màu da, nước tiểu chứng HD người nhà NB chế biến phần ăn hợp lí Đảm bảo dinh dưỡng, không ăn chất xơ cứng Đảm NB sốt: sữa, cháo, nước hoa bảo NB hết sốt: thức ăn đặc dần dinh Sau hết sốt ngày: chế độ ăn bình thường, tăng đạm, khuyến khích uống nhiều dưỡng nước cho NB Chú ý chế độ ăn cho NB xuất  Ngừng ăn đường miệng, chườm lạnh bụng huyết tiêu hóa  TD phân, bình thường cho ăn lỏng  đặc NB nặng phải kết hợp ni dưỡng đường tĩnh mạch NB hết Giải thích cho NB gia đình NB biết ngun nhân, cách phòng bệnh lo lắng Hướng dẫn chế độ ăn cho NB & có HD gia đình NB  Rửa xà phòng vùng cụt, hậu môn sau lần đại tiện, kiến tuân thủ quy lau khô thức định chống lây  Tắm rửa, thay chăn gối, quần áo NB thường xuyên bệnh bệnh  Xử lí phân – chất nôn NB  Thay đổi tư thế, đệm lót cho NB nằm bất động lâu ngày  Khơng tự ý uống thuốc HD người bệnh  Khi xuất viện: xét nghiệm phân lần (), cách ngày xuất viện  Ra viện sau 10 ngày, sốt lại  khám Câu 3: Chuẩn đoán chăm sóc lập kế hoạch chăm sóc cho NB thương hàn Chẩn đốn chăm sóc  Mất nước, điệu giải liên quan đến tiêu chảy  Rối loạn thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc  Nguy xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm tim,… liên đến hậu bệnh  Mất cân dinh dưỡng đáp ứng/hấp thu nhu cầu thể liên quan đến rối loạn tiêu hóa  Người bệnh lo lắng thiếu kiến thức bệnh Lập kế hoạch chăm sóc  Bù nước + điện giải chăm sóc cho NB ỉa chảy  Đảm bảo thân nhiệt hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc cho NB  Phát sớm, không để biến chứng xảy  Tăng cường dinh dưỡng cho NB  Người bệnh hết lo lắng có kiến thức bệnh CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH TẢ Câu 1: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học chế sinh bệnh tả Định nghĩa:  “Bệnh tả” bệnh truyền nhiễm cấp tính lây đường tiêu hóa phẩy khuẩn tả Vibirio Cholerae gây  Biểu lâm sàng: ỉa lỏng, nôn nhiều lần  nhanh nước, điện giải  suy kiệt, trụy tim mạch, tử vong không điều trị kịp thời Nguyên nhân:  Do phẩy khuẩn tả hình que, cong hình dấu phẩy, di động nhờ lông, Gram (), sinh sản môi trường Pepton kiềm  Phẩy khuẩn tả sống lâu môi trường lạnh, dễ bị tiêu diệt môi trường khô hanh, ánh sáng mặt trời, 80ºC/ 50 phút, chất khử (chloramin, vôi bột…)  Sơ đồ trình lây bệnh tả: Người lành mang khuẩn phân Nước Thực phẩm Người lành Người bệnh Người bệnh Vật tiếp xúc Dịch tễ học:  NB đào thải vi khuẩn qua phân từ thời kì nung bệnh Trong thời kì tồn phát, vi khuẩn đào thải qua chất nơn phân (dài 20 ngày, chí tháng sau viện)  Người lành mang bệnh đào thải qua phân Cơ chế bệnh sinh:  Vi khuẩn tả  thể: độ toan dịch vị dày, số vi khuẩn bị tiêu diệt, số lại xuống ruột non sinh sản MT kiềm pH = 7,0 – 8,0  giải phóng độc tố  làm tăng APM  xuất tiết dịch đẳng trương từ tế bào thượng bì niêm mạc ruột vào lòng ruột  Nếu lượng dịch tiết nhiều, vượt khả tái hấp thu ruột già  ỉa chảy, nôn  rối loạn điện giải nước Câu 2: Trình bày triệu chứng, cách điều trị & phòng bệnh tả Triệu chứng bệnh tả Triệu chứng lâm sàng TK nung bệnh Rất ngắn, tối đa ngày TK khởi phát  Kéo dài vài  NB đột ngột sôi bụng, đầy bụng ngồi Lúc đầu có phân, sau toàn nước NB mệt lả TK toàn phát  Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, số lượng lớn  Phân toàn nước, màu trắng lờ đục nước vo gạo, không nhày máu  Nôn dễ dàng, lúc đầu thức ăn sau toàn nước  Mất nước & điện giải  mệt lả, chuột rút TK hồi phục  Bệnh diễn biến – ngày bù đủ nước, điện giải & điều trị kháng sinh o NB dễ chịu, tươi tỉnh, da & niêm mạc hồng hào, DHST ổn định o Số lần nôn, ỉa chảy giảm & ngừng hẳn sau – ngày  Nếu không điều trị kịp thời  diễn biến bệnh nặng tử vong Soi phân Cấy phân Kĩ thuật PCR Tình trạng máu Rối loạn điện giải Suy thận Có thể soi phân kính hiển vi  thấy phẩy khuẩn tả di động nhanh Nhuộm Gram  không bắt màu Gram  Cấy sớm xuất tiêu chảy lần đầu & trước điều trị  Nên dùng ống thông lấy phân qua hậu môn Nếu phải gửi bệnh phẩm xa  cho phân vào MT Cary-Blair  Cấy phân vào môi trường chuyên biệt  phẩy khuẩn tả mọc nhanh, xác định sau 24h tìm gen CTX giúp chẩn đốn nhanh ( có điều kiện) Hematocrit tăng Giảm Kali, giảm Biocacbonat, chí pH thấp Ure creatinin máu tăng trường hợp nặng * Biến chứng bệnh tả: suy thận, phù phổi, giảm Kali đường huyết gây rối loạn nhịp tim, giảm đường huyết gây hạ đường huyết Cách điều trị  Cách li người bệnh  Bồi phụ nước điện giải nhanh chóng, đầy đủ  Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn Phòng bệnh tả  Các biện pháp có dịch tả:  Phải thông báo cho y tế cấp & hệ y học dự phòng  Thực nghiêm ngặt biện pháp cách li  Xử lí chất thải NB Cloramin B tỉ lệ 1:1 vôi bột  Ngâm tay dung dịch Cloramin B rửa tay xà phòng sau thăm khám, chăm sóc NB  Vệ sinh buồng bệnh lần/ngày dung dịch Cloramin B, nước Javen – 2% chế phẩm khử khuẩn khác  Chất thải phát sinh buồng bệnh phải cách ly, thu gom, xử lí chất thải y tế lây nhiễm  Tử thi phải liệm quan tài có vơi bột, bọc thi thể vải không thấm nước, chôn sâu 2m hỏa thiêu Phương tiện chuyên chở phải khử khuẩn  Điều trị dự phòng cho người tiếp xúc trực tiếp, khơng áp dụng biện pháp phòng hộ với NB kháng sinh định để điều trị với liều  Cơ quan y tế dự phòng điều tra, xử lí ổ dịch  Hạn chế lại, giao lưu hàng hóa  Biện pháp dự phòng chung:  Vệ sinh mơi trường, đảm bảo cung cấp nước  Vệ sinh thực phẩm  Sử dụng vắc-xin uống cho vùng có nguy dịch cao theo đạo quan y tế dự phòng CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN Câu 1: Trình bày định nghĩa, bệnh học, dịch tễ học bệnh lỵ trực khuẩn Định nghĩa:  “Lỵ trực khuẩn” bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa gây dịch trực khuẩn Shigella gây  Biểu lâm sàng: sốt, quặn đau bụng, mót rặn, phân máu mũi nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân Bệnh học:  Shigella trực khuẩn Gram (), không vỏ, không lông, không sinh nha bào  Shigella chia làm nhóm A, B, C, D với nhiều tup huyết Trong đặc biệt ý đến nhóm A với tup Shigella Shiga hay gây dịch tử vong cao loại khác ngồi nội độc tố, tiết ngoại độc tố để gây bệnh  Shigella dễ mọc MT nuôi cấy thường quy, dễ bị tiêu diệt dung dịch sát khuẩn thông thường, bị diệt nhanh nước sơi & ánh sáng mặt trời Shigella tồn nước ngọt, rau sống – 10 ngày nhiệt độ phòng; đồ vải nhiễm bẩn, đất từ – tuần Dịch tễ học: Bệnh có mặt khắp nơi giới, dễ gây dịch vùng có điều kiện vệ sinh môi trường , thực phẩm Câu 3: Lập kế hoạch chăm sóc NB bị lỵ trực trùng 1) Chẩn đốn chăm sóc:  Người bệnh nước điện giải liên quan đến tiêu chảy nôn  Người bệnh tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc  Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu đại tràng viêm  Người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức bệnh 2) Lập kế hoạch chăm sóc:  NB hết tình trạng tiêu chảy  Đảm bảo dinh dưỡng cho người  Đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh  Giáo dục sức khỏe bệnh 3) Thực kế hoạch chăm sóc: Bù nước  Cách ly buồng riêng, nằm giường có lỗ thủng, đặt bơ có đựng thuốc sát điện khuẩn ( đựng phâ, chất nôn & nước tiểu)  NB đại tiểu tiện dễ dàng, giải cho ước lượng nước phân NB sau lần đại tiện người  TD số lần ngồi, số lượng/ tính chất/ màu sắc phân bệnh  NB cần ngâm rửa nước ấm ngồi, dùng khăn bong lau khơ & giữ vùng hậu mơn – cụt ngồi nhiều lần làm rát hậu mơn & sa trực tràng  Đo DHST 3h/1 lần (tùy theo thể trạng NB)  Đo lượng nước tiểu 6h/ 12h/ 24h – lần (theo y lệnh)  Đánh giá mức độ nước – điện giải & máu  Bù dịch cho NB ( uống Oresol, truyền dịch…Khi truyền dịch cần theo dõi tốc độ truyền dịch, phát dấu hiệu phù phổi truyền nhanh)  Lấy phân gửi xét nghiệm Hạ nhiệt  Đo nhiệt độ lần/24h độ cho  Nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng mát người  Khi NB sốt cao: chườm mát, thực y lệnh thuốc hạ sốt,… bệnh  TD dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, thở hôi  Thực y lệnh dùng thuốc kháng sinh  Theo dõi rối loạn tri giác (Trẻ em li bì, lơ mơ,…) Tăng  Động viên NB ăn, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ thành phần, tăng Protit cường  Khuyến khích NB ăn thức ăn dễ tiêu dinh  Đặc biệt trẻ em nên ăn nhiều lần ngày, tránh suy dinh dưỡng dưỡng  Thực nguyên tắc chung: cho NB  Ngày đầu, giai đoạn cấp bệnh để máy tiêu hóa làm nhẹ nhàng sau hồi phục chế độ ăn gần bình thường  Khơng để nhịn đói 24h, không để ăn hạn chế – ngày  Trong tuần đầu, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ Tránh thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn rắn, có nhiều mỡ gia vị  Ăn nhiều bữa ngày, bữa ăn Đối với trẻ bú mẹ, tiếp tục cho bú bị bệnh NB ăn  Khi vào viện, hướng dẫn nội quy khoa phòng với thái độ dịu dàng tâm điều  HD tẩy uế xử lý phân theo quy cách để phòng trách lây lan trị có  NB cần tắm rửa, thay quần áo theo quy định, vệ sinh thực phẩm ăn uống, kiến thức cách tẩy uế xử lý phân gia đình bệnh rốn khơng khóc, mắt nhắm, bụng co cứng, tay nắm cứng, chân co cứng, sốt cao co giật, khó thở, tím tái, có ngừng thở Tỉ lệ tử vong cao 2) Biến chứng bệnh Cơ quan Hô hấp Tim mạch Tiêu hóa Bội nhiễm Tai biến điều trị Do ngừng thuốc an thần liều cao, kéo dài Biến chứng Ngừng thở đột ngột, bội nhiễm phổi, suy hô hấp cấp tắc nghẽn đường phổi, xẹp phổi Ngừng tim đột ngột, trụy tim mạch suy hơ hấp Xuất huyết tiêu hóa, bụng chướng rối loạn hấp thu, táo bón Nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng vết mở khí quản, loét ép nằm lâu tư + Sau mở khí quản: NB không thở mũi + Do huyết kháng độc tố SAT: xuất vào ngày T5 – sau tiêm, NB phát ban, dị ứng, sốt cao, co giật tím tái, ngừng thở NB mê sâu, lâu phục hồi, đặc biệt người cao tuổi Câu 3: Nhận định, đưa chẩn đốn chăm sóc cho người bệnh uốn ván Hỏi Thăm khám  Bệnh sử  Toàn trạng NB bị thương từ nào? Tỉnh? Tím tái? Dấu hiệu Thể trạng? DHST? bệnh? Chú ý dấu hiệu: Phát dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật? mỏi hàm, khó nhai, khó  Tình trạng hơ hấp nuốt Thở nhanh? Rối loạn nhịp thở? Tình trạng tăng tiết?  Tiền sử Phát co thắt họng, quản suy hô hấp? Yếu tố dịch tễ liên quan?  Tình trạng tuần hồn Tiêm phòng uốn ván? Mạch căng? Nhanh?  Hiện HA tăng hay giảm?Nhịp tim chậm? NB có vã mồ hơi?  Trình trạng co cứng cơ, co giật Các triệu chứng đau Q.sát thời gian, cường độ, tính chất, số lần giật? co cứng co Triệu chứng: cứng hàm? Co cứng co toàn thân? Co giật? NB lên giật giật sau kích thích? chưa? Khi nào?  Phát biến chứng: hơ hấp, tim mạch,… NB có ăn uống?  Chuẩn bị dụng cụ NB phải mở khí quản NB đại tiện chưa? TK.BA _Chẩn đoán & điều trị _Thực đầy đủ xét nghiệm , thuốc _Chế độ hộ lý _Các chăm sóc khác 1) Chẩn đốn chăm sóc  NB đau mỏi khó chịu liên quan đến co cứng co giật  Nguy suy hô hấp liên quan đến co thắt họng quản giật kéo dài tắc nghẽn đờm dãi  Nguy trụy mạch liên quan đến thiếu Oxy tim tắc nghẽn đờm dãi  Nguy bội nhiễm liên quan đến chế độ vệ sinh phải nằm lâu  Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến tự ăn co cứng hàm  NB lo lắng liên quan đến thiếu hiểu biết bệnh Câu 4: Lập thực kế hoạch chăm sóc người bệnh uốn ván 1) Lập kế hoạch chăm sóc  Giảm đau mỏi khó chịu cho NB  Khơng nhiễm trùng bội nhiễm  Đảm bảo thơng khí chống suy hơ q trình nằm viện  Tăng cường dinh dưỡng cho NB hấp  Chống suy tuần hoàn  NB có kiến thức bệnh 2) Thực kế hoạch chăm sóc CSNB Thực kế hoạch chăm sóc Giảm  Buồng nằm riêng, yên tĩnh, tránh kích thích/ tiếng động/ ánh sáng, hạn chế hỏi đau thăm không cần thiết, đảm bảo giác ngủ cho NB mỏi  Theo dõi co giật cơ,  Thực thuốc theo y lệnh bác sĩ khó _Tiêm huyết theo y lệnh (thử test trước tiêm) chịu _Thực y lệnh thuốc giờ, liều: Seduxen, Valium… Dùng thuốc tiêm xen kẽ thuốc viên (Nên tiêm bắp tiêm TM) _Dùng đường uống tĩnh mạch – 6mg/kg/24h Thuốc rải 24h, chia liều nhỏ, xen kẽ cách – Liều, khoảng cách lần dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ co giật, co cứng, độ nhạy cảm với thuốc NB _Hỗn hợp Coktai (= Chlopromazin 1mg/kg + Dolacgan1 – 2mg/kg + Kháng Histamin 1mg/kg) dùng kẽ xuất nhiều giật mạnh,kéo dài liên tục (không dùng cho trẻ em & phụ nữ có thai hỗn hợp có Dolacgan)  tiêm bắp, lần ½ liều liều (không liều/24h, không kéo dài tuần)  Theo dõi giấc ngủ NB để biết đáp ứng NB dùng thuốc an thần  Khi NB co giật nên tìm nguyên nhân gây co giật: va chạm, tiếng động, thiếu nước điện giải, tắc nghẽn đường thở, … để có hướng xử trí  Thực y lệnh dùng thuố chống co thắt trơn, thuốc nhuận tràng táo bón _Các thuốc giãn chuẩn bị máy thở để cấp cứu kịp thời _NB không tự uống  Đ.D nghiền thuốc, cho uống qua sonde Đảm  Đặt NB nằm ngửa, đầu nghiêng bên, đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết bảo  Đặt Canuyn MayO đề phòng tụt lưỡi, hút đờm dãi tăng tiết nhiều thông  Đếm nhịp thở NB theo y lệnh Khi NB khó thở, tím tái  thở Oxy ngắt quãng khí,  NB phải thở mở khí quản: Đ.D chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp bác sĩ mở khí quản chống chăm sóc mở khí quản hàng ngày suy hô TD chảy máu vết mổ sau mở khí quản hấp Hút đờm dãi qua mũi Canuyn Làm ẩm khơng khí thở vào gạc tẩm ướt phủ Canuyn Thay ống Canuyn lần/ngày tránh tắc đờm dãi gây suy hô hấp Khi NB hết giật, ho khạc tốt, đờm dãi, giảm co cứng cơ, tự thở  rút Canuyn  Sau rút canuyn, phải TD NB sát, liên tục – 6h liền để phòng ngừng thở đột ngột xảy vào khoảng – sau rút Nếu NB không tự thở lại  đặt lại Chống  Đo mạch, huyết áp NB suy  Sẵn sàng cấp cứu ngừng tuần hoàn tuần  Ngừng tim đột ngột  bóp tim ngồi lồng ngực hồn  Khi NB có nhịp tim nhanh  hạ nhịp tim = khống chế co giật, đảm bảo thông khi, hạ nhiệt độ dùng thuốc Propranolon (theo y lệnh) Khôn  Buồng bệnh nằm sẽ, thoáng mát, yên tĩnh g bị  Đảm bảo vô trùng thủ thuật chuyên môn bội  Khi NB sốt cao  hạ nhiệt = chườm mát, thực y lệnh thuốc hạ nhiệt Sau nhiễm giật, lau mồ hôi cho NB  NB nằm lâu dễ loét ép  xoay trở lần/ngày, xoa bột tan, kê chỗ tì đè, nằm đệm thời nước gian Vỗ rung lồng ngực  tránh viêm phổi Vệ sinh răng, tai-mũi-họng cho NB nằm Cắt tóc, gội đầu cho NB Rửa vết thương, cắt lọc lấy dị vật viện Dụng cụ đựng nước tiểu phải thay Vệ sinh, thay băng vết mở khí quản – rửa hàng ngày lần/24h Thực y lệnh thuốc kháng sinh Rửa, nhỏ, tra mắt thường xuyên Tăng  Đảm bảo dinh dưỡng cho NB 3.000Kcalo/24h  đặt ống thông dày, sau cường giải thích cho NB gia đình NB hiểu dinh  Qua ống thông, bơm thức ăn (súp nghiền, cháo lọc…) nước cho NB dưỡng  Hàng ngày TD mức độ há miệng NB, tự ăn  rút sonde Giáo  Động viên NB Giải thích rõ bệnh biến chứng xảy để NB GĐ dục NB hiểu, bớt lo lắng, hợp tác điều trị sức  HD NB luyện tập vật lí trị liệu tránh cứng khớp, co rút gân khỏe  Khuyến khích NB ăn nhiều bữa để đủ chất dinh dưỡng hồi phục sức khỏe  Sau khỏi bệnh, khuyên NB tiêm vacxin phòng uốn ván Câu 5: Trình bày biện pháp giáo dục sức khỏe biện pháp phòng , chăm sóc điều trị cho người bệnh uốn ván 1) Điều trị  Xử trí vết thương:  Mở rộng cắt lọc lấy hết dị vật rửa Oxy già, vết thương để hở  Vệ sinh hàng ngày – lần tùy mức độ nhiễm trùng & hoại tử  Phẫu thuật loại bỏ vết thương, ổ nhiễm trùng sâu cách cẩn thận, cân nhắc kĩ  Thuốc:  Trung hòa độc tố uốn ván: huyết kháng độc tố SAT 10.000 – 20.000đv  Chống co giật, co cứng cơ: Thuốc an thần (Deazepam, Valium, Hỗn hợp Coktail = Chlopromazin 1mg/kg + Dolacgan Seduxen) – 2mg/kg + Kháng Histamin tổng hợp – mg/kg Liều: – 6mg/kg/ngày Dùng xen kẽ nhiều giật mạnh, kéo dài liên tục Liều không 10mg/kg/ngày Trẻ em khơng dùng có Dolacgan  Các thuốc giãn cơ: Falxedil… theo y lệnh  Các chăm sóc điều trị khác  Chống suy hơ hấp (hút đờm dãi, mở khí quản cần)  Bồi phụ điện giải, lượng đầy đủ  Chống nhiễm nhiễm trùng bội nhiễm: kháng sinh  Nâng cao thể trạng: vitamin B1, B6, C  Chống rối loạn thần kinh thực vật: Propranodol viên 2) Phòng bệnh  Chủ động:Tiêm vacxin giải độc tố uốn ván Anatoxin Tiêm mũi cách tháng Sau năm, tiêm lại lần  Thụ động (sau bị thương)  Cắt lọc vết thương, rửa Oxy già thuốc sát trùng  Dùng kháng sinh  Tiêm SAT 1.500đv sau tiêm kèm AT vị trí khác để có miễn dịch chủ động  Đề phòng uốn ván rốn:  Quản lý thai nghén, tránh đẻ rơi  Đẻ vơ trùng  Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẠI Câu 1: Định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ, chế bệnh sinh bệnh Dại 1) Định nghĩa  Dại bệnh truyền nhiễm cấp tính virus dại gây nên  Bệnh chủ yếu súc vật lây sang người qua đường da, niêm mạc  Biểu lâm sàng chủ yếu trạng thái kích động tâm thần vận động hội chứng liệt kiểu Landry Khi phát bệnh, NB tử vong 100% 2) Nguyên nhân gây bệnh  Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN, có vỏ bao ngồi  Vius dại chia làm loại:  Virus phân lập từ động vật dại gọi “Virus đường phố” có thời gian ủ bệnh lâu, động lực cao, gây bệnh dại ĐV người  Virus cấy truyền nhiều lần qua não ĐV phòng thí nghiệm gọi “Virus cố định” có thời gian ủ bệnh ngắn, gây bại liệt ĐV, khả gây bệnh người dùng làm Vacxin  Sức đề kháng: nhanh chóng bị bất hoạt chất tẩy thông thường, nhiệt độ phòng sống – tuần 3) Dịch tễ  Nguồn bệnh: thú hoang dại, động vật nuôi  Đường lây: qua vết cắn, cào xước niêm mạc da 4) Khối cảm thụ 5) Cơ chế bệnh sinh:  Từ vết thương, virus dại theo đường dây thần kinh ngoại vi lên não gây tổn thương tế bào thần kinh TW, đặc biệt vùng Amon, hành não  lan tỏa khắp hệ thồng TK  Virus có nước bọt chó dại 10 ngày trước phát bệnh  Bệnh cảnh lâm sàng tình trạng viêm não virus dại gây nên Thời gian xâm nhập đến phát bệnh phụ thuộc vào vị trí, số lượng, tính chất vết cắn & đề kháng NB Câu 2: Trình bày triệu chứng, biến chứng bệnh Dại 1) Triệu chứng lâm sàng TK bệnh Triệu chứng lâm sàng bệnh qua thời kì TK  20 – 60 ngày (có thể từ 10 ngày đến năm) nung  Tùy theo vị trí vết cắn mà thời gian ủ bệnh dài hay ngắn bệnh TK khởi phát TK toàn phát Tại vết cắn: có cảm giác ngứa, kiến bò, đau nhức vết cắn Thần kinh: thay đổi tính nết, buồn bã, lo lắng kích động Triệu chứng gặp: ho, ớn lạnh, nơn, tiêu chảy, tiểu khó Thể Thể liệt  Tình trạng kích tâm thần vận động  Thường gặp người NB lên dại  tợn, điên khùng, gây gổ, bị chó dại cắn đập phá lung tung… co cứng, run rẩy tứ chi, co tiêm giật muộn  Tình trạng co thắt  Biểu hiện: Co thắt họng khí quản  triệu chứng sợ Thường khơng sợ gió, nước, sợ gió Tình trạng tăng kích thích nước nhỏ vào giác quan: gió thổi nhẹ, ánh sáng… Đau nhiều vùng cột  Các dấu hiệu khác sống Nét mặt căng thẳng, hoảng hốt, ánh mắt sáng Hội chứng liệt Landry: đỏ, tai thính, có kích thích sinh dục xuất liệt thần kinh Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi sọ, sau rối loạn Rối loạn tim mạch & hơ hấp, xuất nhiều ảo vòng, liệt chi giác Khi tổn thương đến  triệu chứng xuất cơn, ngày hành não: xuất liệt dày, mạnh NB có lúc tỉnh táo sọ, ngừng hô hấp  triệu chứng nặng dần lên tử vong sau tuần hoàn, tử vong sau – ngày ngừng hô hấp, ngừng tim – 12 ngày    2) Triệu chứng cận lâm sàng: tìm thấy thể Negri não Câu 3: Nhận định đưa số chẩn đoán điều dưỡng NB Dại 1) Nhận định người bệnh Dại Hỏi bệnh Quan sát & khám TK BA  Bệnh sử  Tồn trạng _Chẩn đốn NB lên dại từ bao giờ? Tỉnh, mơ, buồn bã, lo lắng? Ảo giác? điều trị Những dấu hiệu Dấu hiệu sinh tồn? _Chỉ bệnh? *Chú ý dấu hiệu: sợ  Tình trạng hơ hấp định nước/gió, kích thích thần Khó thở? Kiểu thở? Rối loạn hơ hấp? thuốc, kinh… Đánh giá tăng tiết đờm dãi? XN  Tiền sử  Tình trạng tuần hồn _Chế độ Bị chó cắn từ bao giờ? Đã Rối loạn nhịp tim? Mạch – HA? hộ lý tiêm phòng chưa?  Tình trạng kích thích _Chăm  Hiện *Thể dữ: NB có hay nhìn trộm? mắt long sóc khác NB có thay đổi tính nết lanh? Khạc, nhổ lung tung? Khi NB lên có khơng? đau đớn, vùng vẫy, cắn xé, sùi bọt mép hay Sợ nước, gió, ánh nắng? khơng? NB có đau nhiều vùng cột *Thể liệt: Dị cảm nơi cắn? Đau chi bị cắn? NB sống? NB có bị kích dục khơng? có liệt? 2) Chẩn đốn điều dưỡng  NB kích thích tâm thần liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh virus gây  Nguy thiếu Oxy liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp co thắt quản, phế quản tăng tiết đờm dãi  Thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến tắc nghẽn thực quản mà NB không ăn  NB GĐ NB lo lắng liên quan đến thiếu hiểu biết bệnh Câu 4: Lập thực kế hoạch chăm sóc NB Dại 1) Lập kế hoạch chăm sóc NB dại  Giảm kích thích thần kinh  Đảm bảo thơng thống đường thở  Đảm bảo dinh dưỡng  NB gia đình NB có kiến thức bệnh 2) Thực kế hoạch chăm sóc NB dại CSNB Các chăm sóc Giảm  Cho NB nghỉ ngơi phòng n tĩnh, kín gió, … kích  Đảm bảo an toàn cho NB: tránh để dụng cụ sắc nhọn dễ vỡ, tránh NB thích đập phá lên dại thần  Chăm sóc chỗ cho vết cắn vết thương phần mềm kinh  Thực y lệnh thuốc: tiêm huyết kháng dại, vacxin…  Khi NB có kích thích vật vã: cho NB nằm giường chắn, cố định tay chân vào thành giường, dùng thuốc an thần (Seduxen, Valium) Thông  Cho NB thở Oxy khí  Hút đờm dãi NB tăng tiết Dinh  Truyền tĩnh mạch NB không ăn dưỡng  Do dấu hiệu sinh tồn lần/ ngày  Vệ sinh thân thể, thay quần áo cho NB hàng ngày Vệ sinh buồng bệnh GDSK  Động viên, an ủi NB  Chia sẻ an ủi gia đình NB để chăm sóc NB chu đáo  Hướng dẫn cách xử trí vết thương chỗ Câu 5: Trình bày biện pháp GDSK phòng, chăm sóc, điều trị NB Dại 1) Điều trị  Điều trị chỗ vết thương sau bị cắn: Nặn hết máu chỗ vết cắn, rửa xà phòng lần liền, dội nhiều nước, rửa thuốc có sẵn (Ete, cồn,…)Tránh khâu vết thương sớm, trừ vết thương mặt, tiêm phòng uốn ván, uống kháng sinh  Điều trị huyết kháng dại :  Huyết kháng dại khác chủng lấy từ ngựa có miễn dịch cao  Glubolin miễn dịch đồng chủng đặc hiệu kháng dại (Ưu: không tai biến Nhược: giá thành cao)  Tiêm vacxin phòng dại  Khi bị liếm da có tổn thương súc vật bị dại nghi ngờ bị dại mà súc vật bị giết chết trốn  Khi súc vật khỏe mạnh cắn, phải theo dõi 10 ngày khỏe mạnh khơng cần tiêm Điều trị NB lên cơn: chưa có thuốc cứu sống  điều trị triệu chứng: an thần, nghỉ ngơi yên tĩnh, … 2) Biện pháp dự phòng chung  Quản lý súc vật: cấm thả tự súc vật, tiêm phòng cho súc vật  Tiêm vacxin phòng bệnh dại cho số người có nghề phải tiếp xúc nhiều súc vật (Thú ý, chăn ni, chăn gia súc,…)  CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN Câu 1: Định nghĩa, nguyên nhân, dịch tễ học chế bệnh sinh bệnh viêm não Nhật 1) Định nghĩa  Viêm não Nhật bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính virus viêm não Nhật gây lan truyền từ súc vật sang người qua loại côn trùng tiết túc gây  Bệnh có biểu lâm sàng thần kinh phong phú gây dịch  Tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng 2) Nguyên nhân  Virus viêm não Nhật Bản loại Arbovirus thuộc nhóm B, kích thước nhỏ  Sức đề kháng: kém, dễ bị tiêu diệt nhiệt độ thuốc sát khuẩn thông thường Bất hoạt 56ºC/ 30 phút, 100ºC/2 phút Virus chết sau ngày tác dụng Aceton, cồn, ete dung dịch Lysol 3% phút 3) Dịch tễ  Nguồn bệnh: có ổ dịch thiên nhiên (vùng đơng cỏ, vùng biển, vùng cận rừng núi & rừng núi)  Virus lưu hành ổ dịch thiên nhiên chim, thú  Ở VN, phân lập virus từ chim Liều điểu súc vật bị bệnh khác  Đường lây: qua đường máu côn trùng truyền bệnh (chủ yếu muỗi Culex)  Muỗi Culex: thường sinh đồng ruộng hút máu người từ 18 – 20h, đến 22h giảm dần ngừng hoạt động lúc 8h sáng  Bệnh thường gặp vào mùa hè, từ tháng –  Khối cảm thụ:  VN, trẻ hay mắc độ tuổi – tuổi Nông thôn mắc nhiều thành phố, đặc biệt vùng trồng ăn thu hút chim di cư theo mùa  Sau mắc bệnh  để lại miễn dịch bền vững 4) Cơ chế bệnh sinh  Virus muỗi truyền vào qua vết đốt, phát triển máu & khắp thể  xâm nhập vào tế bào thần kinh  sinh sản, tăng lên  xâm nhập máu lần  sốt  Biến đổi bệnh lý rõ hệ thần kinh, qua kính hiển vi thấy: phù nề màng não & tổ chức não, động mạch & tĩnh mạch não giãn rộng + ứ máu, xuất huyết đốm nhỏ tổ chức não màng mềm Trong tổ chức não, đặc biệt đồi thi, thể vân & sừng Amon có ổ nhũn não xuất huyết Câu 2: Trình bày triệu chứng, biến chứng bệnh viêm não Nhật 1) Triệu chứng bệnh  Triệu chứng lâm sàng Ủ bệnh  Trung bình tuần ( tối thiểu ngày, tối đa 15 ngày)  NB khơng có biểu triệu chứng Khởi bệnh Toàn phát Tiến triển  Dài – ngày, xảy đột ngột  Sốt cao 39 – 40 độ, rét run, nhức đầu, đau mình, nơn mửa triệu chứng khác cúm nặng, rối loạn tiêu hóa  Các rối loạn tinh thần bắt đầu xuất mờ nhạt: ngủ, quấy khóc ngủ gà, hội chứng màng não nhẹ Nhiễm Hội Hội chứng não cấp trùng chứng nhiễm màng độc não Sốt cao Đau đầu, _Co giật, tái diễn nhiều lần ngày 39 – 40 nơn, cổ _Tổn thương bó tháp: liệt dây thần kinh sọ, liệt ½ độ, mơi cứng (+), người khô Kerning( _Dấu hiệu ngoại tháp: run rẩy, xoắn vặn, cứng cơ, múa lưỡi +), vạch vờn bẩn màng _Rối loạn thần kinh thực vật: da lúc đỏ lúc tái, vã mồ não (+) hôi, tăng tiết đờm dãi, sốt cao, mạch nhanh, nhỏ, thở dài _Rối loạn ý thức: lơ mơ, li bì, mê ngày sâu Các hội chứng thường xảy không cố định, thay đổi hàng ngày NB Thể tình trạng viêm nhiễm lan tỏa NB  ~30% NB biến chứng nặng: rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng, hôn mê, vỏ não/ não (thường tử vong thời kì tồn phát)  NB qua tuần đầu  nhiệt độ giảm, hết hẳn vào ngày T10 – 12 NB thoát khỏi mê man ngơ ngác, sững sờ nhiều tuần sau  ~30% để lại di chứng: liệt cứng cơ, ngôn ngữ… Di chứng muộn để lại sau nhiều năm Triệu chứng cận lâm sàng  XNo máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng  Chọc dịch não tủy: dịch trong, áp lực tăng, XNo có Protein, đường bình thường tăng nhẹ, tế bào tăng – lúc đầu đa nhân trung tính Lymphocyte  Phân lập virus  Huyết chẩn đoán 2) Biến chứng bệnh (phần tiến triển bệnh)  Câu 3: Nhận định đưa chẩn đoán điều dưỡng cho NB viêm não Nhật 1) Nhận định người bệnh viêm não Nhật Bản Hỏi bệnh Quan sát & khám TK.BA  Bệnh sử  Tồn trạng _Chẩn đốn & NB xuất triệu +Tỉnh? Rối loạn tri giác? Ngủ gà, lơ mơ, hôn mê? Thể điều trị chứng từ bao trạng? DHST? _Y lệnh giờ? Diễn biến bệnh? +Cường độ, thời gian, tính chất giật? thuốc & Chú ý dấu hiệu: sốt +Triệu chứng màng não: cổ cứng? Kernig? Vạch màng xét cao, co giật, đau não? nghiệm đầu… + Đánh giá mức độ hôn mê theo thang Glasgow _Chế độ  Tiền sử + Triệu chứng ngoại tháp, bó tháp: liệt hay bại chi? hộ lý Xoắn, vặn cứng cơ? Múa vờn? Mùa dịch? Tiêm _Chăm  Tình trạng hơ hấp chủng? Dịch tễ liên quan đến người xung quanh?  Hiện NB bị co giật chưa? Nếu có từ nào? NB có đau đầu? Ngủ được? Ăn uống? NB có nơn? RLTH? Tăng tiết đờm dãi? Khó thở? Kiểu thở? Suy hơ hấp?  Tình trạng tuần hồn Mạch – nhiệt? Rối loạn nước, điện giải? Suy tuần hoàn?  Phát dấu hiệu thần kinh thực vật: vã mồ hơi,…  NB có bí đại tiểu tiện khơng? Nếu khơng đặt sonde bàng quang chưa?  Phát sớm di chứng: liệt cơ, cứng cơ, thiểu trí tuệ… sóc khác 2) Chẩn đốn điều dưỡng  Nguy chấn thương liên quan đến rối loạn ý thức  NB thở không hiệu liên quan đến tắc nghẽn đờm dãi  Giảm khả vận động liên quan đến hậu rối loạn thần kinh thực vật  Mất cân dinh dưỡng liên quan đến NB không tự ăn  Tăng thân nhiệt liên quan đến nguy nước  Rối loạn quan liên quan đến tổn thương bó tháp  Trụy tim mạch liên quan đến hậu rối loạn thần kinh thực vật  Nguy bội nhiễm liên quan đến nằm lâu, khả tự chăm sóc  NB gia đình NB lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức bệnh Câu 4: Lập thực kế hoạch chăm sóc NB viêm não Nhật A Lập kế hoạch chăm sóc NB viêm não Nhật Bản  Khơng chấn thương q trình  Giảm rối loạn giác quan nằm viện chống co giật  Đảm bảo thơng khí, chống suy hơ hấp  Chống suy tuần hồn  Chế độ chăm sóc NB giường  Chống nhiễm trùng – bội nhiễm  Đảm bảo dinh dưỡng  NB gia đình NB có kiến thức  Hạ nhiệt bù nước – điện giải bệnh B Thực kế hoạch chăm sóc  Khơng có chấn thương nằm viện  Giảm thân nhiệt NB  Đảm bảo thơng khí chống suy hơ hấp  Chống co giật  Chống suy tuần hoàn  Tăng cường dinh dưỡng cho NB  Chống Sock  Chống nhiễm khuẩn, bội nhiễm  Giảm rối loạn thần kinh 10NB GĐ NB có kiến thức bệnh Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản  Chăm sóc giường, giường có chắn an tồn  Cố định tay chân NB vào giường  Đặt NB nằm ngửa, kê gối vai, đầu ngửa sau nghiêng sang bên  Đặt canuyn Mayo đề phòng tụt lưỡi  Đếm nhịp thở giờ/lần, giờ/lần…  NB suy hơ hấp: Thở Oxy Đặt khí quản & thở máy TH không đặt +Khi NB co giật, + Khi BN ngừng thở or có + Bóp bóng thở qua mặt suy hơ hấp, độ ngừng thở, thất bại thở Oxy, nạ ống NKQ, tần số bão hòa Oxy SpO2 < 85% kéo dài 20 – 30 lần/phút SaO2 400C uống hạ nhiệt không đỡ  tiêm Propacetamol 20 – 30mg/kg/lần  NB tăng thân nhiệt sau co giật  Diazepam chống co giật, giảm nhiệt độ  Diazepam : Đường TM: 0,2 – 0,3mg/kg tiêm chậm Tiêm bắp: 0,2 – 0,3mg/kg Trực tràng: 0,5mg/kg  Cách thức dùng đường trực tràng: Lấy thuốc từ ống bơm tiêm, bỏ kim, đưa vào trực tràng – 5cm bơm Kẹp mông cho NB vài phút Sau 10’còn co giật, liều Diazepam lần Co giật còn: Diazepam lần Phenobacbital 10 – 15mg/kg pha loãng với Dextrose 5% truyền TM 30’ Sau dùng trì liều – 8mg/kg/24h chia lần, tiêm bắp chuyển khoa điều trị tích cực  Cung cấp thức ăn dễ tiêu, lượng cao, đủ muối khoáng, vitamin Đảm bảo lượng cung cấp 50 – 60Kcalo/kg/ngày  NB không tự ăn  ăn qua sonde nuôi đường TM  NB hôn mê  đảm bảo dinh dưỡng 3.000Kcalo/24h (ăn qua sonde = cháo lọc, súp nghiền, sữa bột dinh dưỡng… + nuôi đường TM)  Bổ sung vitamin C, B  Với trẻ bú mẹ: khơng bú  ăn thìa qua sonde mũi – dày  Buồng bệnh thoáng,  Đảm bảo thủ thuật chuyên môn vô khuẩn  Lau mồ hôi, thay quần áo thường xuyên cho NB, sau giật  NB hôn mê lâu: Thay đổi tư NB 2h/lần Tránh viêm phổi Kê chỗ tì đè Rửa, tra thuốc nhỏ mắt cho NB Nằm đệm nước Đặt thông lưu ống quang dẫn nước tiểu, Phát sớm dấu hiệu có Chai đựng nước tiểu thay rửa hàng ngày nguy loét ép Giữ phận sinh dục sạch, khô         Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên, cắt tóc – gội đầu cho NB HD nội quy khoa phòng cho NB gia đình NB GDSK: GĐ hồi phục kéo dài: HD NB tập luyện vật lí trị liệu tránh cứng khớp Giúp trẻ hồi phục trí nhớ nhận biết đồ vật Tăng cường dinh dưỡng, ăn đủ chất, lượng Tiêm phòng vacxin viêm não Nhật Bản Khi xuất viện: HD gia đinh NB giúp NB thích ứng dần với cộng đồng Câu 5: Trình bày biện pháp GDSK điều trị, phòng bệnh, chăm sóc NB viêm não Nhật Bản 1) Điều trị  Chống phù não: thuốc truyền Manitol, Glucoza, dùng Corticoid  Chống co giật: thuốc an thần (Diazepam, Phenobarbital)  Hạ nhiệt: chườm mát, Paracetamol  Chống suy hô hấp: hút đờm dãi, thở Oxy, đặt ống NKQ, mở khí quản  Trợ lực – bồi phụ nước & điện giải: truyền dịch đẳng trương  Chống bội nhiễm: kháng sinh 2) Phòng bệnh:  Giám sát vật chủ trung gian: diệt muỗi, chống muỗi đốt, nuôi gia súc xa nhà Vệ sinh cá nhân, nằm chống muỗi đốt, vệ sinh ngoại cảnh, không nuôi gia súc gần khu dân cư, diệt côn trùng & tiết túc trung gian truyền bệnh  Tiêm phòng vacxin cho trẻ >1 tuổi: mũi, mũi đầu cách tuần, mũi nhắc lại sau năm Tiêm da, trẻ >5 tuổi  1ml/liều, trẻ

Ngày đăng: 29/10/2018, 11:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan