Nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, để có thể duy trì sự phát triển kinh tế một cách tương đối ổn định, mỗi quốc gia phải có ít nhất 16 thứ sản phẩm cơ bản là năng lượng, một
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay dù còn nhiều khác biệt, còn mâu thuẫn gay gắt, song lại thống nhất với nhau Mỗi chủ thể kinh tế là một đơn vị độc lập, nhưng lại phụ thuộc vào chủ thể khác về nhiều mặt Nước nghèo phụ thuộc vào nước giàu về công nghệ, về vốn.Nước giàu sẽ phụ thuộc nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên,
về lao động, về thị trường
Nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, để có thể duy trì sự phát triển kinh tế một cách tương đối ổn định, mỗi quốc gia phải có ít nhất 16 thứ sản phẩm cơ bản là năng lượng, một số kim loại chủ yếu, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị…Ngay trong từng loại đó, do sự phát triển của khoa học-công nghệ mà vai trò của từng thứ cũng có lúc khác nhau Trong khi đó, do điều kiện địa lý khác nhau, do sự phân bố tài nguyên khác nhau nên không quốc gia nào có thể đảm bảo được tất cả các sản phẩm đó Kể cả có các tài nguyên thiên nhiên, nhưng thiếu vốn, trang thiết bị, công nghệ thì nhiều quốc gia cũng không thể khai thác được Như vậy, mọi quốc gia đều phụ thuộc vào bên ngoài
Thực tế lịch sử cho thấy, quốc gia nào thực hiện chính sách tự cung tự cấp thì không thể phát triển, thậm chí còn thụt lùi Những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, có đời sống kinh tế - xã hội phát triển đều là những nước dựa vào kinh
tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước, biết vận dụng những thành tựu khoa học – công nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế, biết khai thác nguồn lực bên ngoài để nâng cao hiệu quả nguồn lực trong nước Những nước biết biến sức mạnh bên ngoài thành động lực cho sự phát triển bên trong là những nước biết “đứng trên vai người khổng lồ”
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Phân tích những khả năng
và điều kiện để phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam"
Với cách tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin mà điển hình là phương pháp trừu tượng hoá khoa học
Trang 2Ngoài ra một số phương pháp khác như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử cũng được sử dụng
Do thời gian hạn hẹp với khả năng phân tích của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn chưa thể hoàn thiện, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
I KHÁI NIỆM KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Để hiểu thế nào là kinh tế đối ngoại và không nhầm lẫn nó với khái niệm kinh tế quốc tế, trước hết ta hãy xem khái niệm về kinh tế đối ngoại của giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia đưa ra như sau:
“Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận kinh tế, là tổng thể các quan
hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế”
Như vậy kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài, với nước khác hoặc tổ chức kinh tế quốc tế khác Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan
hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế
II NHỮNG CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
- Phân công lao động quốc tế:
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia nhất định dựa trên cơ
sở những lợi thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế
- Lí thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo
Một dân tộc có hiệu quả thấp hơn so với các dân tộc khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, vẫn có cơ sở cho phép tham gia vào sự phân công lao động và thương mại quốc tế, tạo lợi ích cho dân tộc mình.Theo ông, một hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế tương đối là những hàng hoá, dịch vụ mà việc tạo ra nó
có những bất lợi ít nhất Và hàng hoá hoặc dịch vụ không có lợi thế tương đối là những hàng hoá, dịch vụ mà việc sản xuất ra chúng có nhiều bất lợi nhất.Và cũng
Trang 4theo lí thuyết này, một quốc gia cho dù bất lợi trong sản xuất các loại hàng hoá dịch vụ so với các quốc gia khác vẫn có thể tham gia thương mại quốc tế nếu biết lợi dụng sự chênh lệch về tiền lương và theo đó là tỷ giá giữa hai đồng tiền nội tệ
và ngoại tệ khi thực hiện trao đổi quốc tế
- Xu thế thị trường thế giới
Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đây, toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành xu thế tất yếu của thời đại dẫn đến “mở cửa” và “hội nhập” của mỗi quốc gia vào cộng đồng quốc tế, trong đó có “xu thế phát triển của thị trường thế giới” Xu thế này có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại giữa các nước với nhau
+ Thương mại trong các ngành tăng lên rõ rệt:
Sau chiến tranh thế giới 2, cùng với khoa học và công nghệ phát triển sự phân công quốc tế đã có thay đổi rất lớn về hình thức, chủ yếu thể hiện ở sự phân công giữa các ngành từng bước chuyển sang phân công nội bộ ngành, do đó thương mại trong các ngành phát triển rất nhanh Theo dự báo, cùng với cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và cùng với tiến bộ khoa học-công nghệ, thương mại trong nội bộ ngành sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại thế giới
+ Khối lượng thương mại trong nội bộ các tập đoàn kinh tế khu vực không ngừng mở rộng:
Tổng kim ngạch thương mại trong các tập đoàn kinh tế khu vực ( như cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC-nay là EU)) trong hiệp định sản phẩm xã hội Mỹ-Canađa không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch quốc tế Hình thành thị trường thế giới trong từng khu vực, lấy Mỹ-châu Âu-Nhật Bản làm trung tâm
+ Thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng:
Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, trên thị trường thế giới, thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng, cứ 10 năm lại tăng lên gấp 4 lần, vượt xa tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá Thương mại công nghệ phát triển theo ba xu
Trang 5hướng: Cùng với sự điều chỉnh cơ cu ngành nghề và chiến lược kinh tế của các nước, các nước phát triển sẽ nhanh chóng chuyển vốn, thiết bị và kỹ thuật quá thừa
ra nước ngoài Còn các nước đang phát triển sẽ tìm cách thu hút vốn của nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng kinh tế đối ngoại; Xuất khẩu bằng sáng chế, phát minh, giấy phép, bản vẽ thiết kế, tổ chức quản lý sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng; Cạnh tranh gay gắt trong thị trường thương mại công nghệ Trong cuộc cạnh tranh ấy, các xí nghiệp xuyên quốc gia của các nước phát triển giữ vai trò chi phối
+ Thương mại phát triển theo hướng tập đoàn hoá kinh tế khu vực với các nhân tố sau chi phối:
Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, cục diện thế giới thay đổi từ hai cực sang đa cực, so sánh sức mạnh kinh tế thế giới cũng thay đổi rõ rệt Để duy trì lợi ích của mình và củng cố vị trí trong đàm phán, nhiều nước đang phát triển cũng tổ chức các loại hình liên minh kinh tế khu vực Và để đảm bảo sự ổn định và phát triển hài hoà, các nước phát triển cũng không thể xây dựng thị trường chungcó tính chất khu vực nhằm điều hoà ngành sản xuất và thương mại của các nước
Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu ngành trên quy mô thế giới Những tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực mới như dịch vụ, quyền
sở hữu tài sản, trợ thuế ngày càng gia tăng Vì vậy, các nước có tiềm lực kinh tế lớn muốn lợi dụng hiệp nghị thương mi song phương để gây sức ép trong đàm phán thương mại đa phương và ra sức lấy đó làm mẫu mực ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước có liên quan.Xu thế tập đoàn hoá kinh tế khu vực ngày càng có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh tế thương mại thế giới, làm cho hướng chuyển dịch tiền vốn và kỹ thuật trên phạm vi thế giới có thay đổi lớn Điều này vừa đem lại cơ hội cho sự phát triển thương mại và kinh tế thế giới vừa
có ảnh hưởng bất lợi đối với nhiều nước, nhất là các nước nằm ngoài khu vực và các nước đang phát triển Tóm lại, sự hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại mà
cơ sở khoa học của nó chủ yếu được quyết định bởi sự phân công và hợp tác lao động trên phạm vi quốc tế được các quốc gia vận dụng thông qua lợi thế so sánh để
Trang 6ra quyết định lựa chọn các hình thức kinh tế đối ngoại diễn ra trong điều kiện toàn cầu, khu vực hoá và được biểu hiện rõ nhất ở xu thế phát triển của thị trường thế giới trong mấy thập niên gần đây.Đứng trên góc độ kinh tế chính trị, liên hệ với Việt Nam hiện nay, vấn đề kinh tế đối ngoại sẽ được xem xét trên hai phương diện: thực trạng và giải pháp để từ đó thấy được những thành tựu chúng ta đã đạt được cũng như những sai sót, yếu kém, hạn chế trong kinh tế đối ngoại của ta Giúp ta từng bước khắc phục, đi lên, lựa chọn được mô hình kinh tế đối ngoại phù hợp nhất, trong điều kiện kinh tế nước nhà nói riêng và hoà chung với nền kinh tế thế giới
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI VIỆT NAM
I THUẬN LỢI
Chế độ chính trị- xã hội
- Từ khi thống nhất đất nước vào ngày 25- 4- 1976 với tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng ( Đảng Cộng sản Việt Nam) VN đã thiết lập được một chế độ chính
trị-xã hội ổn định, được quốc tế thừa nhận là một trong những quốc gia an toàn nhất cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế đối ngoại
- Một số biện pháp VN đã thực hiện nhằm ổn định và phát triển kinh tế bền vững:
+ Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế quản lý kinh tế theo chuẩn mực quốc tế
+ Phát triển cơ sở vật chất hạ tầng
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao
- Trong bối cảnh thế giới có những sự kiện lớn như Vụ 911 ở Mỹ, vấn đề Bắc triều Tiên với Mỹ và Trung Quốc,… trật tự an toàn xã hội ở VN vẫn đc đảm bảo
=> VN đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư quốc tế
Trang 7Nguồn nhân lực và con người Việt Nam
- Dân số trung bình năm 2018 ước đạt 95,93 triệu người Theo thông tin từ Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia, dân số sẽ đạt 98 triệu người vào 2020 Trong
số này có khoảng 50% trong độ tuổi lao động làm cho giá nhân công của VN tương đối rẻ, đây là một thuân lợi trong phân công lao động quốc tế
- Người VN có đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học, công nghệ, có khả năng thích ứng được với những tình huống phức tạp
=> Nguồn nhân lực và con người VN là nguồn lực quan trọng nhất và là lợi thế lớn nhất trong trao đổi và phân công lao động quốc tế
Trí tuệ là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển và mở rộng kinh
tế đối ngoại
Tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa kinh tế:
+ VN ở trung tâm ĐNA, khu vực châu Á- TBD - một khu vực có nền kinh
tế phát triển năng động và có tốc độ cao Vị trí này cho phép Việt Nam có thể dễ dàng phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại; văn hoá, KH - KT với các nước trong khu vực và TG
+ Với đường bờ biển dài 3200km, trải dài trên 15 vĩ tuyến, cùng những cảng quốc tế trên những tuyến hàng hải quan trọng - VN có ưu thế trong lĩnh vực hàng hải và giao thương quốc tế
+ Vị trí giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia - cho phép VN
và các nước này giao lưu và phát triển kinh tế đối ngoại một cách thuận lợi trong khu vực và trên thế giới
+ Có vùng biển rộng lớn và giàu tài nguyên - cung cấp lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao; khu vực nước ngập mặn có tiềm năng phát triển nuôi trồng nhiều loại hải sản có giá trị xuất khẩu
Trang 8+ Ngoài ra, do VN nằm chắn ngang đường hàng không từ Tây sang Đông,
từ Nam lên Bắc và có nhiều sân bay quốc tế quan trọng nên có tiềm lực lớn về hàng không và hàng hải => thuận lợi tham ra vào phân công lao động quốc tế và pát triển hàng không, hàng hải
VN có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng => những tài nguyên này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn văn hóa, chính trị; mang lại nguồn lơn ngoại tệ và củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước
- Khí hậu: VN có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á; có nhiều vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng cây trồng; nguồn năng lượng tự nhiên quan trọng, có thể khai thác và sử dụng vào việc kinh doanh du lịch; độ ẩm cao, lượng mưa trung bình năm khá lớn, cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai và nhân lên nhiều lần quỹ đất canh tác
- Tài nguyên:
Tài nguyên rừng
+ Diện tích rừng của VN đã bị tàn phá khá nặng nề cả trước và sau chiến tranh, bị suy giảm rõ rệt về số lượng, tuy nhiên thì rừng vẫn có khả năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, hàng mỹ nghệ xuất khẩu và 1 số sản phẩm quan trọng khác
+ Rừng ẩm nhiệt đới là hệ sinh thái có năng suất cao có tiềm năng sản xuất nguyên liệu lớn
Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ, bôxit, aptit ) Nguồn tài nguyên mang lại thu nhập nhiều nhất hiện nay là dầu khí
- ngành mang lại thu nhập nhiều nhất cho VN
II KHÓ KHĂN
* Điều kiện tự nhiên
Đất đai:
Trang 9- Quỹ đất canh tác khoảng 10 triệu ha, diện tích đất tốt là 7 triệu ha đã sử dụng hết với mức tăng dân số như hiện nay, nếu sử dụng hết 10 triệu ha đất canh tác thì diện tích đất canh tác bình quân đầu người cũng không tăng bao nhiêu
- Diện tích đất đai canh tác bình quân đầu người không ngừng giảm và đứng hàng thấp thế giới
Khí hậu:
Lụt bão, hạn hán, sâu bệnh xảy ra thường xuyên ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp
Thời tiết khắc nghiệt, tình trạng nước biển dâng cũng tác động mạnh mẽ đến vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam
Tiềm lực kinh tế có hạn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp nên việc dự báo, kiểm soát cũng như phòng chống càng khó khăn
Các loại tài nguyên khác:
Tài nguyên khoáng sản phong phú song đa số trữ lượng không nhiều, phân
bố rải rác => khả năng khai thác thương mại bị hạn chế
Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp và khai thác cạn kiệt
Tài nguyên biển cũng có nhiều khó khăn trong khai thác và kiểm soát
* Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật:
Sau đổi mới , cơ sở vật chất kỹ thuật đã được mở rộng, phát triển, nâng cấp nhiều song chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay, hải cảng
* Cơ sở hạ tầng pháp lý: Cơ sở hạ tầng pháp lý điều chỉnh hoạt động đối
ngoại vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, tính ổn đinh chưa cao gây trở ngại cho tiến trình mở cửa nền kinh tế
* Trình độ nguồn nhân lực:
Trang 10- Bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước trong các doanh nghiệp và công nhân lành nghề
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngoại ngữ chưa cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, tác động không tốt đến khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Người lao động Việt nam còn có hạn chế về thể lực, ý thức tổ chức kỷ luật
và khả năng hợp tác trong công việc
CHƯƠNG III NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Để có thể mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, thu hút các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, những điều kiện quan trọng nổi lên cần sớm giải quyết là:
I ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI, TƯ DUY AN NINH, TƯ DUY KINH TẾ
- Tư duy đối ngoại: đòi hỏi có nhận thức đúng, phù hợp với thực tiễn về mô hình và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời phải mềm dẻo, thông quá các hoạt động đối ngoại mà thêm bạn bớt thù, biến thù thành bạn
- Tư duy về an ninh: trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, an ninh của các quốc gia phải có sự tùy thuộc, rang buộc lẫn nhau Nhìn về tương lai, lợi ích cơ bản, lâu dài của dan tộc làm điều kiện tiên quyết Tổn trọng sự cùng tồn tại hòa bình của các dân tộc khác
- Tư duy kinh tế: khai thác và phát huy triệt để tinh thần dân tộc trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, đoàn kết các lực lượng khác nhau, hướng vào mục tiêu chung, đảm bảo chữ “tín” trong mối quan hệ giao dịch quốc tế
II ĐỔI MỚI CƠ CHẾ KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
- chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ trạng thái trị trệ sang trạng thái năng động, có khả năng tự điều chỉnh và đưa lại hiệu quả cao