3.5 Các chương trình huấn luyện sức mạnh mẫu 71 Chương 4 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 4.1 Đánh giá kết quả kiểm tra ban đầu một số tố chất thể lực của 4.2 Đánh giá kết quả ứng
Trang 1ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO VÀ
JUDO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS LÂM QUANG THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2004
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP CHÍNH
2 TRƯƠNG NGỌC ĐỂ Cử nhân Giám đốc Trung tâm ĐTVT
5 NGUYỄN QUỐC TUẤN Cử nhân HLV đội tuyển Judo TPHCM
7 BÙI TRỌNG TOẠI Thạc sĩ Trường ĐHTDTT2
Trang 31RM Một lần lập lại tối đa
Trang 4Trang phụ bìa
Mục lục
1.1.1 Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi của cơ 5 1.1.2 Một số nguyên tắc chủ yếu trong tập luyện sức mạnh 10 1.1.3 Đặc điểm của chương trình huấn luyện sức mạnh 17
1.1.5 Quan điểm hiện nay về vai trò huấn luyện sức mạnh trong thể
1.3 Đặc thù sức mạnh và thể lực của các môn võ thuật 25
Chương 2 –MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC
2.1 Mục đích nghiên cứu
Chương 3 - ĐẶC THÙ SỨC MẠNH MÔN TAEKWONDO - JUDO
3.3 Các hình thức tập luyện sức mạnh môn Taekwondo và Judo 58 3.4 Xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh và các thông số tập
3.4.1 Tổ hợp các bài tập sức mạnh chuyên biệt cho VĐV Taekwondo và
Trang 53.5 Các chương trình huấn luyện sức mạnh mẫu 71
Chương 4 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
4.1 Đánh giá kết quả kiểm tra ban đầu một số tố chất thể lực của
4.2 Đánh giá kết quả ứng dụng thực nghiệm chương trình huấn luyện
4.2.1 Đánh giá kết quả ứng dụng thực nghiệm chu kỳ thứ I
4.2.2 Đánh giá kết quả ứng dụng thực nghiệm sau khi thực hiện
4.3 Các thông số sức mạnh và thể lực ở một số vận động viên tiêu
4.4 Đề xuất các bài tập sức mạnh và hướng dẫn tập luyện 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
Taekwondo và Judo là hai môn thể thao thế mạnh của Việt Nam trên đấu trường quốc tế, luôn đạt được nhiều huy chương và đóng góp thành tích cho Đoàn thể thao Việt Nam trong các kỳ SEAGAMES, các giải vô địch Đông Nam Á , quốc tế, trong đó nổi bật là huy chương bạc Olympic Sydney
2000, vô Địch ASIAD 12 và 13 Vận động viên (VĐV) của thành phố Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt của đội tuyển quốc gia trong các cuộc thi đấu trên
Việc duy trì và phát triển thành tích môn Taekwondo và Judo là nhiệm vụ của toàn ngành TDTT nói chung và của thể thao thành tích cao thành phố HCM nói riêng Trình độ chuẩn bị thể lực có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thành tích môn Taekwondo và Judo.Trong các tố chất thể lực thì sức mạnh có ý nghĩa rất lớn và đóng vai trò nền tảng của việc phát triển thể lực chuyên môn của các môn này Đối với VĐV cấp cao, sức mạnh chuyên môn càng được chú trọng và phải được phát triển phù hợp với đặc thù huấn luyện, thi đấu của từng môn Nghiên cứu về phát triển thể lực nói chung và sức mạnh chuyên môn ở các môn thể thao đối kháng đã được các nước có trình độ cao về TDTT tiến hành từ nhiều năm nay Tại Việt Nam, cho tới nay, việc chuyên nghiệp hóa công tác huấn luyện sức mạnh và thể lực- thông qua vai trò huấn luyện viên (HLV) hay chuyên gia thể lực- vẫn chưa rõ nét và chưa có điều kiện phát triển mạnh; trang thiết bị hiện đại chưa phổ biến, các
Trang 7nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực phát triển sức mạnh và thể lực cho từng môn thể thao vẫn còn mang tính lý luận Do đó việc nghiên cứu ứng dụng các kiến thức khoa học đã được tổng kết vào từng đối tượng, từng môn thể thao cụ thể tại Việt Nam nhằm đóng góp thêm vào khả năng nâng cao trình độ thể lực, thành tích thi đấu cho VĐV là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Theo quan điểm của nhiều nhà sinh lý, chuyên gia thểûâ lực, HLV… sức mạnh được xem là tố chất nền tảng của năng lực vận động Việc phát triển thành tích thông qua HLSM bao gồm việc phát triển sức mạnh, sức mạnh tốc độ, cũng như phát triển sức mạnh bền ở cả cường độ thấp và cao Việc biến đổi sức mạnh, sức mạnh tốc độ và sức bền có liên quan chặt chẽ với năng lực vận động của VĐV thể thao ( Tudor O Bompa – 1996), do đó chương trình huấn luyện sức mạnh ngày càng được chú trọng trong các chương trình huấn luyện các môn thể thao Mục đích chính của phát triển sức mạnh là đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của từng môn thể thao, nhằm phát triển thành tích vận động lên mức độ cao nhất ở từng cá thể VĐV Các công trình nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các phương pháp huấn luyện phù hợp sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển sức mạnh từ 8 đến 12 lần khi so với kết quả phát triển sức mạnh khi chỉ sử dụng phương pháp tập luyện đơn thuần cùng với các kỹ năng chuyên môn, đồng thời còn có tác dụng hiệu quả trong quá trình hồi phục chức năng sau chấn thương và phòng tránh chấn thương
Điều quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập và chương trình huấn luyện sức mạnh là phải phân tích, xác định các yêu cầu đặc trưng của
Trang 8từng đối tượng, từng môn thể thao Không có một chương trình nào có thể phù hợp với mọi môn thể thao, mọi cá thể , do đó phải dựa vào các cơ sở khoa học chuyên ngành làm nền tảng cho việc xây dựng một chương trình huấn luyện khoa học và phù hợp với từng đối tượng, từng môn thể thao riêng biệt
Việc nghiên cứu xác định những đặc thù chuyên môn của môn Taekwondo và Judo cũng như việc vận dụng các tổng kết khoa học về các nguyên tắc, phương pháp, đặc điểm sinh lý của huấn luyện sức mạnh nhằm xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho vận động viên Taekwondo và Judo để nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV và đáp ứng nhu cầu phát triển thành tích cho VĐV cấp cao, đồng thời góp phần đào tạo lực lượng VĐV trẻ có nền tảng thể lực vững chắc Đây là hướng nghiên cứu chính, cần thiết trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào việc nâng cao thành tích thể thao ở nước ta hiện nay Do đó, chúng tôi chọn
đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho vận động viên Taekwondo và Judo thành phố Hồ Chí Minh.”
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
******
Huấn luyện sức mạnh (HLSM) và thể lực là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng của quá trình huấn luyện thể thao (TT) Cùng với sức nhanh (SN) và sức bền (SB), SM là một trong ba tố chất vận động cơ bản SM trong hoạt động TT được xem như một yếu tố cần thiết để thực hiện các hoạt động vận động và kỹ thuật Theo Bompa (1996), mục đích của tập luyện SM không chỉ là làm cho vận động viên (VĐV) có SM cơ khỏe hơn, mà mục đích chính của tập luyện SM trong TT là đáp ứng được những yêu cầu SM đặc thù của từng môn TT nhất định, phát triển các tố chất SM khác nhau nhằm nâng thành tích vận động lên trình độ cao nhất, huy động toàn bộ tiềm năng vận động của VĐV [3]
Ngày nay, vai trò của các chuyên gia HLSM và thể lực ngày càng quan trọng trong thể thao, đặc biệt là nền TT chuyên nghiệp HLSM được xem như nội dung quan trọng nhất trong quá trình đào tạo tài năng thể thao Tuy nhiên, cho đến nay, HLSM bằng biện pháp đặc thù nhất là tập luyện với tạ (trọng lượng phụ) vẫn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam, kể cả ở một số đội tuyển quốc gia Do khá nhiều HLV và VĐV bị ảnh hưởng bởi những quan điểm thiếu cơ sở khoa học, cho rằng tập luyện SM – tập tạ, sẽ làm “chậm” VĐV, và có tác động tiêu cực đến sự phát triển sức bền, khả năng linh hoạt và mềm dẻo Việc chứng minh hiệu quả của tập luyện SM, đặc biệt ở các môn công suất, bằng các cơ sở và ứng dụng
Trang 10khoa học nhằm nâng cao thành tích TT là một trong những nhiệm vụ bức bách của các nhà khoa học thể thao, HLV…
Mỗi môn TT đều có đặc thù khác nhau, đòi hỏi các phẩm chất, tố chất thể lực khác nhau, do đó việc phát triển các tố chất thể lực nhằm đáp ứng yêu cầu của môn TT cũng như cấu trúc của thi đấu là rất quan trọng để thành công trong đào tạo, huấn luyện TT
Việc tổng kết một số cơ sở khoa học về HLSM nhằm nâng cao thành tích chuyên môn cho VĐV TT nói chung và VĐV võ thuật -bao gồm taekwondo và judo- nói riêng là cần thiết, làm nền tảng lý luận để tiến hành đề tài
1.1 Cơ sở khoa học của HLSM
1.1.1 Tập luyện SM và sự thích nghi của cơ
Tập luyện SM theo hệ thống sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh lý và cấu trúc – hay là sự thích nghi -trong cơ thể Mức độ thích nghi được thấy rõ qua kích thước và chất lượng cơ, đồng thời có tỉ lệ trực tiếp với lượng vận động qua các chỉ tiêu như: số lượng, tần số và cường độ (trọng lượng tạ )… Sự phát triển thông qua tập luyện chỉ tiếp tục khi cơ thể buộc phải thích nghi với áp lực của lượng vận động Nói cách khác, nếu cơ thể buộc phải thực hiện một lượng vận động lớn hơn lượng vận động đã quen thuộc, thì cơ thể phải thích nghi với áp lực mới bằng cách trở nên mạnh
hơn Khi lượng vận động không còn kích thích Ngưỡng thích nghi của cơ
Trang 11thể, thì hiệu quả tập luyện sẽ bằng không – hay thấp nhất - và không có sự thích nghi xảy ra
Bompa (1996) tổng kết một số thích nghi của cơ thể trong tập luyện
SM như sau:[3]
1.1.1.1 Nở cơ – phì đại cơ:
Một trong những tín hiệu dễ thấy nhất của sự thích nghi trong tập
luyện SM là sự phát triển kích thước của cơ – sự nở cơ hay phì đại cơ
Hiện tượng này là do tiết diện ngang của các sợi cơ tăng lên Ngược lại,
sự giảm kích thước cơ do không hoạt động gọi là teo cơ (atrophy) Sự nở
cơ- sự thích nghi sinh lý đối với tập luyện – thể hiện dưới 2 hình thức:
- Nở cơ thời gian ngắn: chỉ kéo dài vài giờ, và là kết quả của hiệu ứng “bơm “ đặc trưng trong môn thể hình Sự nở to này chủ yếu là do sự tích nước trong cơ (Adema) Vài giờ sau tập luyện, nước sẽ trở lại trong máu, hiện tượng nở biến mất
- Nở cơ thời gian dài: là kết quả của những sự thay đổi cấu trúc ở mức độ cơ, vì nó là sự tăng lên cả về kích thước và số lượng của tơ cơ hiệu quả kéo dài hơn trong nở cơ thời gian ngắn Đây là hình thức mà các VĐV mong muốn nhằm cải tiến thành tích chuyên môn thông qua tập luyện SM
Trang 12Đã có các chứng cớ rõ ràng cho thấy sự nở cơ chủ yếu là do sự tăng trưởng kích thước các sợi cơ Sự tăng kích thước sợi cơ và số lượng tơ cơ (đặc biệt là myosin) đã được chứng minh và tổng kết bởi nhiều nhà nghiên cứu Khối lượng tập luyện lớn làm tăng số lượng cầu nối trong sợi myosin, dẫn đến tăng tiết diện sợi cơ và phát triển đáng kể lực co cơ tối
đa
1.1.1.2 Sự thích nghi về giải phẫu :
Các nghiên cứu của Anderst (1994), Brown (1986) cũng có nhận định tương tự nhận định của Bompa (1996) về sự thích nghi giải phẫu, các tác giả cho rằng tập luyện với lượng vận động cường độ cao và không thay đổi có thể làm giảm chất lượng SM vật chất (material strength) của xương, có thể dẫn đến chấn thương xương Các đặc tính cơ học của xương cũng bị tác động bởi cấu trúc động tác trong tập luyện SM, nói cách khác, cột sống có thể bị thương tổn do chịu 1 lực tác động cơ học lớn nếu không trải qua 1 quá trình thích nghi dần Với các VĐV năng khiếu và VĐV bắt đầu tập luyện, lượng vận động cường độ thấp có tác dụng kích thích tích cực lên chiều dài và chu vi của xương, trong khi đó tập với lượng vận động nặng, cường độ cao có thể hạn chế vĩnh viễn sự tăng trưởng của xương ở VĐV năng khiếu [1],[3],[4] Việc theo dõi chặt chẽ mức độ tăng tiến của lượng vận động cũng có hiệu quả tích cực đối với các VĐV trưởng thành, đó là làm tăng mật độ xương, cho phép xương chịu được các lực tác động cơ học tốt hơn Sự thích nghi của gân cũng cần được chú
Trang 13ý Sự thích nghi của gân là 1 quá trình tập luyện lâu dài So với cơ, gân phải mất 1 thời gian dài hơn để thích nghi với lực co mạnh, vì vậy SM cơ không nên vượt quá tỉ lệ thích nghi của gân
1.1.1.3 Sự thích nghi của hệ thống thần kinh :
Sự phát triển SM cơ cũng có thể được giải thích bằng sự thay đổi trong các kiểu huy động đơn vị vận động và trong sự đồng bộ hóa của các đơn vị vận động 1 cách thống nhất
Các đơn vị vận động được điều khiển bởi các tế bào thần kinh gọi là nơ ron (neuron), các nơ ron có thể tạo ra các xung động kích thích hoặc ức chế Kích thích gây ra sự co của 1 đơn vị vận động, mặt khác, xung động ức chế ngăn cản cơ sản sinh ra lực lớn hơn khả năng chịu đựng của các mô nối (gân) và xương Hai quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh này cùng phối hợp thực hiện một cân bằng để bảo đảm an toàn cho
co cơ Độ lớn của lực trong một lần co cơ phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào co cơ và số lượng vẫn còn ở trạng thái thả lỏng Nếu số lượng xung động kích thích lớn hơn số lượng các xung động ức chế thì đơn vị vận động đó sẽ bị kích thích và sẽ tham gia co cơ hoàn toàn, và sản sinh ra lực Ngược lại, đơn vị vận động đó sẽ vẫn thả lỏng
Theo lý thuyết, qua tập luyện, các xung động ức chế sẽ mất dần tác dụng, tạo điều kiện cho cơ co mạnh hơn Vì vậy có thể nói: việc phát triển SM phần lớn là do khả năng huy động nhiều đơn vị vận động hơn
Trang 14tham gia vào co cơ Phản ứng thích nghi đó chỉ được phát triển với lượng vận động lớn và tối đa,trong điều kiện đảm bảo là gân và dây chằng đã thích nghi với tập luyện cường độ cao
1.1.1.4 Sự thích nghi của sự phối hợp thần kinh cơ:
Sự phối hợp thần kinh cơ trong các hình thức hoạt động SM là 1 chức năng học động tác và cần thời gian để phát triển Khả năng để phối hợp 1 chuỗicác động tác đặc thù với nhiều cơ tham gia đòi hỏi sự chuẩn xác và phải lập lại liên tục trong một thời gian dài Nói các khác, phải tập luyện để hoàn thiện Một động tác nâng tạ hiệu quả chỉ khi VĐV học được thả lỏng các cơ đối kháng để các sự co cơ không cần thiết (cơ đối kháng) không ảnh hưởng đến lực của các cơ chính thực hiện động tác Các nhóm cơ phối hợp tốt tiêu thụ ít năng lượng hơn trong co cơ, và nâng cao thành tích vận động
Sự thích nghi thần kinh trong tập luyện SM được chứng minh thông qua sự phát triển năng lực kích hoạt các nhóm cơ chính hoạt động - các chuỗi cơ liên quan đến động tác- và thông qua sự phát triển khả năng phối hợp giữa các cơ chính và cơ đối kháng Kết quả là SM hoạt động tăng lên
HL SM tốc độ nhằm phát triển tính bột phát - các hoạt động cơ tức thời làm tăng sự phối hợp thần kinh của hệ thống thần kinh, hay sự đồng bộ của các hình thức kích hoạt đơn vị vận động, với kết quả nở cơ ít
Trang 15Cho dù sự phát triển SM xảy ra ổn định trong suốt quá trình tập, nhưng sự phát triển ban đầu vẫn là do sự thích nghi thần kinh Sự nở cơ chỉ thấy rõ sau nhiều tháng Từ thời điểm này trở đi, sự phát triển SM có liên quan đến cả 2 yếu tố :thích nghi thần kinh và nở cơ tùy theo lượng vận động và
PP tập luyện
1.1.2 Một số nguyên tắc chủ yếu trong tập luyện sức mạnh:
1.1.2.1 Nguyên tắc tăng dần lượng vận động
Phát triển thành tích là kết quả trực tiếp của quá trình tập luyện có chất lượng Từ giai đoạn ban đầu đến giai đoạn đạt thành tích cao nhất, lượng vận động phải tăng dần tùy theo khả năng về sinh lý và tâm lý của từng VĐV Về sinh lý, tăng dần lượng vận động sẽ phát triển hiệu quả các chức năng của cơ thể, tăng năng lực vận động của chúng Bất kỳ sự tăng tiến mạnh mẽ nào về thành tích đều đòi hỏi sự tập luyện và thích nghi trong thời gian dài Cơ thể luôn phản ứng về mặt sinh lý và tâm lý đối với lượng vận động Tương tự, các phản ứng về thần kinh và chức năng, sự phối hợp thần kinh cơ, năng lực tâm lý …để đối phó với các tác động tăng dần Toàn bộ quá trình đòi hỏi thời gian và sự hoàn thiện kỹ thuật thi đấu [3]
Nguyên tắc lượng vận động vượt mức (overload) là một PP huấn luyện truyền thống khác Những người đầu tiên đề xướng PP này cho
Trang 16rằng SMvà sự nở cơ sẽ phát triển chỉ khi cơ phải làm việc hết khả năng
SM tối đa vớùi lượng vận động lớn hơn lượng vận động đã thích nghi
Những người đề xướng nguyên tắc tăng lượng vận động cho rằng có
2
cách để cải tiến SM: (1) Co cơ tối đa nhanh dẫn đến kích hoạt cơ cao; và (2) Co cơ dưới tối đa cho đến mệt mỏi dẫn đến nở cơ PP thứ hai rất thông dụng với VĐV thể hình ,tuy nhiên rõ ràng nó không thực tế với VĐV đa số các môn thể thao
Để tập luyện hiệu quả, chương trình HLSM phải theo quan điểm chu kỳ hóa của SM, theo mục đích đặc trưng khác nhau ở từng giai đoạn, hướng đến các giải thi đấu chính trong năm
1.1.2.2 Nguyên tắc chuyên môn hoá
Để đạt hiệu quả và sự thích nghi tốt hơn, chương trình tập luyện phải được xây dựng để phát triển SM đặc thù của môn TT Chương trình HLSM và các PP tập luyện có chọn lọc cần chú ý đến hệ thống năng lượng chính và các cơ chính tham gia hoạt động của môn TT Chuyên môn hóa tập luyện là cơ chế quan trọng nhất cho sự thích nghi thần kinh theo đặc thù từng môn TT
Hệ thống năng lượng chủ yếu của môn TT phải được cân nhắc cẩn thận Thí dụ, tập luyện SM-bền là phù hợp nhất đối với các môn SB như chèo thuyền, bơi cự ly dài, ca nô hay trượt băng tốc độ Ngoài ra cần quan
Trang 17tâm đến các nhóm cơ đặc thù có liên quan đến những hoạt động chính và đặc điểm các hình thức vận động của môn TT Các bài tập nên giống với các kỹ thuật chính và các hình thức vận động chủ yếu cuả môn TT
a) Chuyên môn hoá và quá trình tập luyện có phương pháp
Nguyên tắc chuyên môn hóa xuất hiện từ ý tưởng chương trình HLSM tối ưu phải được chuyên môn hóa Mathews và Fox (1976) phát triển lý thuyết này thành một nguyên tắc tập luyện Theo nguyên tắc này, một bài tập hay một hình thức tập luyện nếu đưộc mô phỏng theo đặc thù kỹ thuật của môn TT sẽ dẫn đến sự thích nghi nhanh hơn và phát triển thành tích tốt hơn Sự chuyên môn hóa chỉ nên áp dụng đối với các VĐV nâng cao trong giai đoạn thi đấu Các VĐV chỉ nên hòan thiện SM chủ yếu trong môn chuyên sâu của họ [3]
Sử dụng sai nguyên tắc chuyên môn hóa sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của cơ thể, cũng như bỏ qua sự phát triển các nhóm cơ đối kháng và thăng bằng Việc lạm dụng cũng hạn chế sự phát triển các nhóm cơ hoạt động chính và dẫn đến chấn thương Việc quá chú trọng đến chuyên môn hóa có thể dẫn đến sự phát triển không toàn diện các
cơ, cũng như chức năng của cơ
Trong giai đoạn HLSM chung và toàn diện: Tất cả các nhóm cơ,
gân và dây chằng sẽ được phát triển để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị chịu được LVĐ lớn và chuyên môn hóa sau này Quá trình này sẽ hạn chế
Trang 18chấn thương cho sự nghiệp VĐV Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 4 năm tùy theo lứa tuổi và năng lực của VĐV Trong suốt giai đoạn này, hlv cần phải kiên nhẫn Phát triển chung và toàn diện là yêu cầu nền tảng để đạt được trình độ chuyên môn hóa cao
Sau khi xây dựng được nền tảng, VĐV sẽ bắt đầu giai đoạn chuyên
môn hóa trong suốt sự nghiệp VĐV của mình Đây không phải là chương trình HLSM nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc thù của môn chuyên sâu trong tất cả các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm, mà chương trình này phải bao gồm tính chu kỳ của SM, nghĩa là chương trình phải luôn bắt đầu bằng giai đoạn thích nghi giải phẫu Giai đoạn này có thể kéo dài 2 –
3 năm tùy theo lứa tuổi của VĐV
Giai đoạn phát triển thành tích cao áùp dụng với các VĐV thi đấu ở trình độ quốc gia và quốc tế Trong suốt giai đoạn này, nguyên tắc chuyên môn hóa chiếm ưu thế từ cuối giai đoạn chuẩn bị đến hết giai đoạn thi đấu trong kế hoạch năm Giai đoạn này kết thúc khi VĐV ngừng thi đấu
b) Chuyên môn hóa các bài tập trong HLSM
Việc mô phỏng các kỹ thuật vận động của từng môn TT vào các
bài tập SM là rất khó, vì vậy hlv phải cố gắng mô phỏng cấu trúc động
lực của các kỹ thuật cũng như về phương hướng không gian, hay tư thế
của cơ thể đối với môi trường chung quanh HLV nên lựa chọn các bài
Trang 19tập mà tư thế thân người và các chi giống với tư thế thực hiện kỹ thuật động tác
Góc độ của thân và chân tay, các khớp tác động đến các hình thức
co cơ và các nhóm cơ thực hiện động tác Để tập luyện hiệu quả các nhóm cơ chính phải nắm vững lĩnh vực này Thí dụ: bài tập nằm gập thân (sit-ups) là bài tập cơ bụng thông dụng, tuy nhiên khi thay đổi tư thế, góc độ thân mình sẽ có những tác động khác nhau lên cơ bụng Ở tư thế nằm ngửa trên sàn gập thân sẽ tác động nhiều đến các cơ bụng trên Nằm tư thế chếch - đầu thấp hơn chân- (inclined sits up) sẽ tác động đến phần cơ bụng giữa, vì chuyển động được thực hiện với biên độ lớn nhất Nếu cố định thân, chân gập thì vai trò của bụng sẽ giảm xuống và hoạt động chủ yếu là của cơ gập hông (iliopsoas) Tư thế tối ưu để tập cơ bụng là cố định hông, để thân chuyển động bằng cách co nhóm cơ thẳng bụng (tư thế nằm đầu thấp, hay gác chân lên băng ghế, tường…)
Với bài tập nằm đẩy tạ Ở tư thế nằm ngang sẽ phát triển cơ ngực lớn, cơ tam đầu và một phần cơ đen-ta Ở tư thế nằm chếch, phần trên cơ ngực sẽ co hoàn toàn Nếu cần phát triển phần dưới cơ ngực thì nằm tư thế chếch nhưng đầu thấp hơn thân Khoảng cách tay nắm rộng sẽ phát triển phần ngoài cơ ngực Với khoảng cách tay nắm nhỏ, sẽ kích hoạt phần trong cơ ngực và cơ tam đầu nhiều hơn
Trang 20Để đạt hiệu quả tối đa trong huấn luyện chuyên môn hóa, bài tập phải mô phỏng góc độ các khớp giống như khi thực hiện động tác kỹ thuật của môn TT
c Chuyên môn hóa của các bài tập SM và yêu cầu trong thích nghi
chuyên môn
Trong nhiều trường hợp, HLV và VĐV đánh giá sự thành công của chương trình HLSM dựa trên sự phát triển của số lượng cơ bắp (nở cơ)ù Ngoại lệ một số môn TT như bóng đá Mỹ, đẩy tạ, quyền anh, vật hạng nặng…sự tăng trưởng thường xuyên cơ bắp không phải là mục tiêu tập luyện Với các môn công suất và tốc độ cũng như các môn hoạt động nhanh và bột phát (bóng chày, bóng đá, hốc cây, bóng chuyền và hầu hết các môn điền kinh …) đều dựa vào tập luyện hệ thống thần kinh, gồm các bài tập công suất và trọng lượng tối đa (lớn hơn 80 % của 1 lần lập lại tối đa-1RM) nhằm mục đích thích nghi thần kinh (Enoka, 1996; Sale, 1986; Schmidtbleicher, 1992) Sự thích nghi thần kinh trong tập luyện SM của hầu hết các môn TT có ý nghĩa phát triển công suất và tốc độ co cơ mà không phát triển khối lượng cơ [4],[5]
Để đạt hiệu quả thích nghi thần kinh cao hơn, phải chọn lựa kỹ PP huấn luyện và các bài tập Các nhà nghiên cứu và các hlv tầm cỡ thế giới đều có đồng quan điểm về những điểm đại diện cho sự chuyên môn hóa trong HLSM, bao gồm những quan điểm được Bompa tổng kết như sau: [3]
Trang 21• PP tập luyện SM phải mang tính đặc thù về tốc độ co cơ của từng môn TT (Coyle et al., 1991; Kanehisa & Miyashita, 1983)
• PP tập luyện và các bài tập phải phát triển lực co cơ theo hướng chuyển động đã định trước Điều này có nghĩa chọn lựa các bài tập sử dụng các nhóm cơ chính tham gia vào thực hiện động tác kỹ thuật của môn chuyên sâu (các nhóm cơ chính)
• PP huấn luyện phải phát triển sự hoạt động và tính hoạt hóa của các nhóm cơ chính Các bài tập phải mang tính đặc thù của môn TT và kích hoạt các nhóm cơ chính
• PP huấn luyện phải phát triển tốc độ hoạt hóa cuả nơ ron vận động (Hortobagyi et al., 1996) hay kích thích cơ thực hiện 1 hoạt động vận động với tốc độ và công suất cao Các PP và các bài tập càng đặc thù, cơ càng được tập luyện tốt để thực hiện các chuyển động vận động nhanh và mạnh
• Việc huy động đơn vị vận động và tốc độ hoạt hóa cơ sẽ tăng lên với khối lượng cao và co cơ nhanh (De Luca et al., 1982 ) Các PP phát triển SM tốc độ và SM tối đa là các PP duy nhất để phát triển tốc độ hoạt hóa của các đơn vị vận động và huy động các sợi cơ nhanh
• Các hoạt động trong các bài tập phải được thực hiện theo đường dẫn truyền thần kinh (Hakkinen, 1989) Các bài tập phải được chọn lựa sao cho sự co cơ được thực hiện cùng hướng với các kích thích thần kinh Nếu bài tập không thực sự giống hay không mang tính đặc thù
Trang 22của động tác kỹ thuật thì sự co cơ sẽ không phù hợp với đường dẫn truyền thần kinh, dẫn đến hiệu quả bài tập thấp trong tập luyện
• Sự thích nghi thần kinh là kết quả của sự chuyên môn hóa HLSM nhằm phát triển số lượng đơn vị vận động hoạt động Các PP huấn luyện được chọn lựa tốt, như các PP SMtối đa và huấn luyện công suất, sẽ kích hoạt nhiều đơn vị thần kinh hơn Kết quả là VĐV sẽ có khả năng thực hiện bài tập với tốc độ co cơ cao hơn và mạnh hơn
1.1.3 Xây dựng chương trình HLSM:
Ngoài những yếu tố tất yếu đã được tổng kết khá đầy đủ trong các sách, tài liệu huấn luyện TT như: khối lượng ; cường độ; số lượng bài tập; thứ tự bài tập; số lần lặp lại trong một tổ; số tổ; tốc độ động tác; quãng nghỉ; hình thức nghỉ, cùng với các nguyên tắc, PP HLSM, tính chu kỳ (sự phân chia các giai đoạn tập luyện theo từng chu kỳ) Để biên soạn một chương trình HLSM có hiệu quả hơn, theo Bompa (1996), cần chú ý các yếu tố mang tính thực tiễn sau:[3]
1.1.3.1 Chọn lựa loại SM cần phát triển:
Loại SM hay tố chất thể lực đặc thù cho môn TT được chọn lựa căn cứ trên quan điểm chu kỳ hóa và đặc thù của giai đoạn huấn luyện Điều này giúp HLV quyết định chương trình huấn luyện, mục đích các giai đoạn huấn luyện, PP, bài tập…
1.1.3.2 Chọn lựa các bài tập:
Trang 23Chọn lựa bài tập phụ thuộc vào các đặc điểm của môn TT, các yêu cầu của VĐV và giai đoạn huấn luyện Các cơ hoạt động chính trong mỗi kỹ năng vận động đều có thể khác nhau trong các môn khác nhau, phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ năng đặc thù riêng Do đó, trước tiên HLV phải xác định các cơ hoạt động chính, sau đó chọn lựa các bài tập SM phù hợp nhất cho cacù nhóm cơ đó Đồng thời cũng cần cân nhắc đến các yêu cầu của VĐV Những điều này phụ thuộc vào nền tảng thể lực, tố chất từng cá nhân và các điểm hạn chế của từng VĐV Do điểm yếu nhất trong 1 chuỗi luôn bị phá vỡ trước tiên, nên chọn lựa các bài tập bổ trợ để tăng cường các nhóm cơ yếu nhất
Để xây dựng 1 chương trình tập SM tốt, việc chọn lựa kỹ các bài tập và PP tập là rất cần thiết Quá trình quy định bài tập cho 1 hay nhiều nhóm cơ nhất định nào đó phải dựa trên mục đích của từng giai đoạn Trong giai đoạn thích nghi giải phẫu, phải chọn các bài tập phát triển toàn diện các nhóm cơ, cả cơ chính và cơ đối kháng, nhằm xây dựng 1 nền tảng vững chắc cho các giai đoạn tập luyện sau này Khi giai đoạn thi đấu đến gần, các bài tập phải mang tính chuyên môn hóa cao, chủ yếu tập trung vào các cơ chính
Cần chú ý các bước sau khi chọn lựa bài tập:
1 Phân tích kỹ thật động tác (hướng; các góc độ; tư thế chân tay,
cơ thể)
2 Xác định các nhóm cơ chính tham gia thực hiện kỹ thuật
Trang 243 Chọn lựa các bài tập có liên quan đến các cơ chính dựa trên sự giống nhau về hướng và góc độ co cơ cho từng kỹ thuật
1.1.3.3 Chọn lựa các phương pháp huấn luyện cho từng giai đoạn, mục đích huấn luyện:
Việc chọn lựa, kết hợp các PP cho từng mục đích phát triển các tố chất SM khác nhau đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả của chương trình huấn luyện Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu so sánh hiệu quả của các PP huấn luyện khác nhau đối với từng tố chất sức mạnh, nhưng việc xác định PP tối ưu vẫn còn đang bàn cãi Tuy nhiên có thể tổng kết một số PP huấn luyện hiệu quả cho từng tố chất SM khác nhau
1.1.4 Tập luyện SM và giới tính:
Mc Ardle (2000) và Edward Fox (1993) tổng kết nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: khả năng phát triển SM của nam và nữ là như nhau, tuy nhiên nữ giới không có khả năng đạt đến các giá trị SM tuyệt đối cao như nam Điều này chủ yếu là do sự khác biệt về kích thước cơ bắp liên quan đến sự khác biệt về hóc môn giới tính Căn cứ trên một số kỷ lục thế giới, so sánh thành tích giữa nam và nữ như sau: [11],[15]
- Nữ chạy chậm hơn nam 6.4% trong cự ly 100m và 11% trong cự ly 1.500m
- Nhảy cao thấp hơn nam 14.3%
- Nữ bơi chậm hơn nam 8.4% trong cự ly 400m tự do
Trang 25* Khác biệt về sinh học giữa nữ và nam trưởng thành (giá trị trung bình):
- Nữ thấp hơn nam 13 cm
- Trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 14 đến 18kg
- Khối lượng cơ xương hay khối lượng cơ thể không mỡ (fat free mass) thấp hơn 18 –22kg
- Lượng mỡ cơ thể (fat mass) nữ nhiều hơn nam 3 đến 6 kg
- Tỉ lệ mỡ (relative body fat) cao hơn nam 6 –10% (Ở nam nữ lứa tuổi
18 –24, tỉ lệ mỡ là 20 –25% ở nữ so với 13 – 16% ở nam)
Vấn đề đặt ra là hiệu quả của tập luyện sức mạnh có giống nhau giữa nam và nữ không? Fleck và Kraemer (1987) tổng kết nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, hiệu quả của tập luyện sức mạnh ở nữ là tương đương, đôi khi cao hơn so với nam.[8]
Trang 26Qua một số kết quả nghiên cứu trên các đối tượng nam và nữ thực nghiệm trên cùng 1 chương trình tập luyện sức mạnh, Fleck và Kraemer nhận định: Mức độ tăng khối lượng cơ xương (LBM) và giảm tỉ lệ phần trăm mỡ là tương đương giữa nam và nữ sau các chương trình tập luyện sức mạnh ngắn hạn (từ 8 đến 20 tuần).[8]
Sức mạnh của nữ có thể phát triển rõ rệt khi tập sức mạnh Theo Mc Ardle (2000) trích dẫn nhận định của Wilmore (1974,1978), hiệu quả của tập sức mạnh ở nữ là tương đương, thậm chí cao hơn so với nam Sau 1 chu kỳ tập 10 tuần, sức mạnh ở test đạp chân và nằm đẩy ở nữ tăng 29.5% và 28.6%, tương ứng, so với mức độ tăng tiến của nam là 26% và 16.5%, tương ứng (Wilmore,1974) Mức độ tăng tiến về sức mạnh ở nữ cao hơn nam qua chương trình tập sức mạnh một phần là do trình độ thể lực của nữ khi bắt đầu chương trình tập luyện thường thấp hơn nam, do đó, tiềm năng phát triển sức mạnh ở nữ là cao hơn so với nam [11]
McArdle, Katch và Katch (2000) tổng kết 12 công trình nghiên cứu sử dụng chương trình tập luyện sức mạnh trong thời gian từ 9 – 24 tuần, 3 ngày / tuần, từ 2 tổ trở lên / bài tập, kiểm tra và so sánh mức độ tăng tiến sức mạnh chân và tay ở 2 test nằm đẩy và ngồi đạp trên đối tượng nam và nữ, kết quả trình bày ở hình 1.[11]
Trang 27Hình Tỉ lệ phần trăm tăng tiến sức mạnh(1RM) của nam và nữ ở 2 test nằm đẩy và ngồi đạp (giá trị trung bình của 12 nghiên cứu)
Qua việc tổng kết nhiều nghiên cứu về lĩnh vực tập luyện sức mạnh và giới tính, McArdle (2000) tổng kết như sau:
1 Về quan điểm sinh lý, không có sự khác biệt về đặc điểm sinh lý cơ giữa nam và nữ, tuy nhiên, sức mạnh tuyệt đối của nữ thấp hơn rõ rệt so với nam, sức mạnh tương đối của chi dưới là tương đương
2 Chương trình tập luyện phụ thuộc vào đặc thù môn thể thao và đặc thù từng vđv chứ không phụ thuộc vào yếu tố giới tính Nói cách khác, không có sự khác biệt về chương trình tập luyện sức mạnh giữa nam và nữ
3 Hiệu quả của tập luyện sức mạnh ở nữ là tương đương, đôi khi tốt hơn, so với ở nam Phụ nữ vẫn có khả năng thích nghi tốt với tập sức mạnh, sức mạnh tăng lên đáng kể cho dù không thể hiện sự phát triển rõ rệt về kích thước cơ như ở nam, khả năng mềm
Trang 28dẻo vẫn có thể phát triển khi tập chương trình sức mạnh phù hợp
1.1.5 Một số quan niệm hiện nay về vai trò của tập luyện
SM trong thể thao:
v Tập luyện SM với trọng lượng phụ có khả năng phát triển không chỉ
SM chung mà còn liên quan đến sự phát triển SM tốc độ, SM bền, công suất bền, phòng tránh chấn thương, rèn luyện ý chí, năng lực tập trung góp phần đáng kể vào việc phát triển thành tích thể thao [3]
v Tập luyện SM đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực vận động, làm tiền đề để phát triển tiềm năng cao nhất của VĐV, cần được tiến hành thường xuyên theo một kế hoạch dài hạn và có hệ thống ở tất cả các VĐV từ năng khiếu đến trình độ cao.[3]
v Steven J Fleck & William Kraemer tổng kết: Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho thấy: Các chương trình tập luyện SM đều có thể phát triển cả tốc độ và công suất co cơ Các kỹ năng đặc thù của TT cũng có thể được cải thiện rõ rệt thông qua tập luyện SM [8]
v Mục đích tập luyện SM là đáp ứng các yêu cầu thể lực đặc thù của từng môn TT (phát triển SM chuyên môn) nhằm phát triển thành tích TT lên mức độ cao nhất
v Theo Baechle (1994) kết luận sau khi tổng kết nhiều công trình nghiên cứu: để tập luyện hiệu quả, chương trình HLSM phải theo quan điểm chu kỳ hóa sức mạnh, theo mục đích, PP đặc trưng cho từng giai
Trang 29đoạn Khi xây dựng chương trình và chọn lựa các PP cần chú ý các hệ thống cung cấp năng lượng chính và các cơ chính tham gia hoạt động trong môn thể thao.[2]
1.2 Tính chu kỳ của chương trình HLSM:
Một trong những vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh vực HLSM hiện nay là tính chu kỳ trong HLSM, đây cũng là một nhận thức quan trọng trong việc xây dựng chương trình HLSM nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của quá trình huấn luyện, đồng thời tránh được hiện tượng tập luyện quá sức và chấn thương cho VĐV Theo Bompa (1996), tính chu kỳ bao gồm 2 thành phần cơ bản: 1) Tính chu kỳ của kế hoạch huấn luyện năm, liên quan đến việc phân chia kế hoạch huấn luyện năm ra làm các chu kỳ, giai đoạn tập luyện với mục đích khác nhau 2) Tính chu kỳ của
SM hay cách thức xây dựng kế hoạch HLSM nhằm tối ưu hóa hiệu quả tập luyện trong việc đáp ứng các yêu cầu đặc thù của môn thể thao, chủ động tính toán điểm rơi thể lực trong các thời điểm thi đấu quan trọng trong năm.[3]
Tính chu kỳ nói một cách đơn giản là phân chia mùa thi đấu ra làm các giai đoạn Theo cơ sở của học thuyết Matvejev, một chu ky,ø tương ứng với một giải thi đấu quan trọng, thường được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi đấu và giai đoạn chuyển tiếp Trong giai đoạn chuẩn bị, các nội dung chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cũng như nội dung tập luyện chuyên môn được chú trọng.Giai đoạn thi đấu là thời gian thi đấu với các nội dung chính là các bài tập đặc thù thi đấu
Trang 30Giai đoạn chuyển tiếp là thời kỳ hồi phục sau hai giai đoạn trên với mục đích vđv hối phục hoàn toàn để chuẩn bị cho mùa hay giải thi đấu kế tiếp Mục đích của tính chu kỳ là đạt thành tích cao nhất vào đúng thời điểm, có thể là một hay nhiều lần trong năm
Tính chu kỳ trong HLSM đề cập đến sự biến đổi của chương trình ở các giai đoạn khác nhau nhằm đạt hiệu quả huấn luyện cao nhất, thành tích cao nhất trong giai đoạn thi đấu Huấn luyện theo chu kỳ nhấn mạnh bản chất của việc phân chia các giai đoạn HLSM, với các PP tập luyện tối ưu trong từng giai đoạn tập luyện Việc phân chia các giai đoạn phụ thuộc vào lịch thi đấu, mỗi giai đoạn có một mục đích nhất định Điều chủ yếu là toàn bộ chương trình nhằm mục đích đạt được thành tích tốt nhất trong các giải thi đấu quan trọng của năm Yếu tố chủ yếu trong việc tổ chức tập luyện theo tính chu kỳ nhằm phát triển các tố chất SM theo trình tự tập luyện, trong đó nhiều tố chất SM khác nhau được sắp xếp tập luyện theo kế họach và mục tiêu cuối cùng là SM đặc thù của môn TT sẽ đạt đỉnh cao nhất trong giai đoạn thi đấu Bompa (1996) phân chia các giai đoạn HLSM như sau: Thích nghi giải phẫu, SM tối đa, SM tốc độ và
SM bền Mỗi giai đoạn đều có các thông số tập luyện (số bài tập, cường độ, khối lượng, tần số, phương pháp…)khác nhau Đặc trưng của tính chu kỳ trong HLSM là sự tăng dần cường độ, giảm dần khối lượng khi tiến gần đến giai đoạn thi đấu với mục tiêu SM đặc thù của môn TT sẽ đạt đỉnh cao nhất trong giai đoạn thi đấu.[3]
Trang 31Fleck (1987) tổng kết, cho đến hiện nay, đa số các công trình nghiên cứu đánh giá các chương trình HLSM đều đi đến kết luận: chương trình HLSM theo chu kỳ đều hiệu quả hơn các chương trình không chu kỳ.[8]
1.3 Đặc thù sức mạnh và thể lực của các môn võ thuật:
Cochran S (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của Hiệp hội Sức mạnh & Thể lực Quốc gia Mỹ – NSCA- chuyên nghiên cứu về các môn võ thuật) (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt như sau: [6]
Bảng 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật
khí SB yếm khí Linh hoạt SM Công suất (SMTĐ)
Aikido Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp
Muay Thai Cao Trung bình Trung bình Trung bình Cao
Jujitsu Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Qua đó có thể nhận định: Ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt, đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau Nhìn chung, Taekwondo và Judo là các môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động VĐV taekwondo và judo phải có năng lực tốt về SB ưa khí, SB yếm khí và công suất (SM tốc độ)
Sự khác biệt giữa hai môn này là:
Trang 32- Taekwondo yêu cầu năng lực linh hoạt cao hơn Judo
- Judo đòi hỏi tố chất sức mạnh cao hơn taekwondo
Cochran cũng phân tích về các tố chất thể lực đặc trưng trong các môn võ thuật như sau:[6]
1.3.1 Sức mạnh cơ (Muscular Strength)
Sức mạnh cơ được định nghĩa đơn giản là độ lớn của lực do một hay nhiều sợi cơ sản ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tối
đa Khi sức mạnh cơ được phát triển, thành tích của các môn võ thuật sẽ cải thiện Thí dụ, môn judo đòi hỏi VĐV phải có sức mạnh cơ tốt, khi SM của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương hơn… qua đó thành tích thi đấu sẽ được cải thiện tốt hơn
1.3.2 Công suất cơ (Muscular Power)
Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hoá thành tích trong các môn võ thuật Sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện với các tốc độ khác nhau, nói cách khác, cơ có thể co với các tốc độ nhanh hay chậm khác nhau Trong hoạt động thi đấu võ thuật, hầu hết các chuyển động đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát của các nhóm
cơ Do đó, yêu cầu phát triển công suất – sức mạnh tốc độ của cơ bắp là rất quan trọng
Công suất cơ là khả năng 1 cơ hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất Việc phát triển công suất có thể thực hiện bằng việc cải thiện 2 yếu tố cấu thành là Lực (sức mạnh) và Tốc độ co
Trang 33cơ Thí dụ, 1 cú đá ngang trong thi đấu taekwondo sẽ hiệu quả hơn khi VĐV co ùthể thực hiện trong 0,03 giây(từ lúc bắt đầu đến kết thúc cú đá) thay vì 0,05 giây Tương tự trong việc ra đòn ở các môn khác, có thể thấy rõ việc ra đòn trong thời gian càng ngắn thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao Yếu tố thứ hai của phát triển công suất cơ là cải thiện lực cơ – sức mạnh cơ Kết quả phát triển công suất cơ tốt nhất khi cả hai yếu tố lực và tốc độ được phát triển Trở lại thí dụ trên, hiệu quả của cú đá trong thi đấu sẽ đạt cao nhất khi cả tốc độ và lực đá được nâng lên đến mức tối đa
1.3.3 Sức bền cơ (Muscular endurance):
Là khả năng 1 hay nhiều sợi cơ co lập đi lập lại nhiều lần trong một thời gian kéo dài Trong thực tế thi đấu ở các môn võ thuật, đòi hỏi VĐV phải thực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận… với thời gian nghỉ giữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ Việc phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mức độ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu
Cụ thể hơn, Bompa (1996) đã tổng kết và phân chia Sức bền cơ hay sức mạnh bền (SM-B) ra làm các loại sau:[3]
a.SM-B trong thời gian ngắn :Đề cập đến SM-B cần thiết cho các
môn thời gian ngắn ( 40 giây đến 2 phút )
b.SM-B trong thời gian trung bình :Là tiêu biểu cho các môn chu kỳ
từ 2—5 phút như :bơi 200—400 m, chạy cự ly trung bình , trượt băng tốc độ 3000 m, ca nô 1000 m, võ vật , võ thuật, bơi nghệ thuật và xe đạp rượt đuổi
Trang 34c.SM-B trong thời gian dài:( trên 6 phút) Là khả năng phát lực khắc
phục 1 lực cản nhất định trong thời gian dài,như: chèo thuyền, trượt băng địa hình, chạy cự ly dài, bơi cự ly dài, ca nô, trượt băng tốc độ…
d.Sức bền tốc độ ( SB-TĐ) : Là khả năng duy trì hay lập lại 1 hoạt
động với tốc độ cao nhiều lần trong thi đấu như :bóng đá, bóng chày, bóng rổ, Võ thuật,bóng bầu dục, hốc cây…vđv các môn này cần tập luyện phát triển năng lực SB-TĐ
Qua đó có thể nhận định, cần chú ý phát triển SM-B trong thời gian trung bình - dài và SB-TĐ cho các VĐV võ thuật
1.3.4 Năng lực mềm dẻo:
Đề cập đến biên độ hoạt động các khớp Trong thi đấu võ thuật, rất nhiều động tác kỹ thuật đòi hỏi VĐV phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất định Thí dụ: kỹ thuật xoay người đá sau của taekwondo, kỹ thuật sử dụng đòn hông trong Judo… đòi hỏi biên độ hoạt động khớp hông rất lớn Do đó, cần chú ý đến huấn luyện năng lực mềm dẻo của các khớp nhất định theo đặc thù từng môn riêng biệt
1.3.5 Tốc độ:
Là tố chất thể lực cơ sở quan trọng trong hầu hết các môn thể thao Sự phát triển tốc độ trong các môn võ thuật nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất là kết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, năng lực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kỹ thuật
1.3.6 Linh hoạt:
Trang 35Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần
cơ thể với tốc độ cao nhất Hầu hết các môn võ thuật đều đòi hỏi VĐV phải có khả năng linh hoạt cao
Tóm lại: Qua trình bày các cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh, vai trò quan trọng của tập luyện sức mạnh trong việc nâng cao thành tích đối với các môn thể thao nói chung và các môn võ thuật nói riêng, xác định các tố chất thể lực cần thiết cho các môn võ thuật bao gồm Taekwondo và judo… trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở mức độ ứng dụng các cơ sở khoa học về huấn luyện sức mạnh, kết hợp với đặc thù riêng biệt của môn Taekwondo và môn judo nhằm xác định hiệu quả chương trình huấn luyện sức mạnh thông qua hệ thống các bài tập sức mạnh cho VĐV trình độ cao môn Taekwondo và Judo TPHCM Đồng thời kiểm nghiệm giả thuyết về sự khác biệt giữa huấn luyện sức mạnh cho vận động viên nam và nữ, góp phần đáp ứng nhiệm vụ nâng cao thành tích VĐV Taekwondo và Judo TPHCM, giữ vững truyền thống là trung tâm Taekwondo và Judo của Việt Nam.
Trang 36CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
2.1 MỤC ĐÍCH:
Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập và đánh giá sự phát triển sức mạnh chuyên biêt của vận động viên Taekwondo và Judo ở thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao thành tích thi đấu của 2 môn thể thao này
2.2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích đề tài, chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau:
2.2.1 Nghiên cứu các đặc điểm sức mạnh của môn Taekwondo - Judo và xây dựng các tổ hợp bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt theo các chu kỳ ngắn trong kế hoạch huấn luyện năm
2.1.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các tổ hợp bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt của vận động viên đội dự tuyển Taekwondo và Judo TP Hồ Chí Minh
2.1.3 Xây dựng chỉ tiêu sức mạnh một số vận động viên tiêu biểu và hướng dẫn sử dụng các tổ hợp bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên Taekwondo và Judo
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trang 37Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:
2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm tổng kết các lĩnh vực mang tính lý luận, sư phạm, giúp cho quá trình hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, bàn luận về kết quả nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp này cho phép thu thập các số liệu kiểm chứng và so sánh với các số liệu đã thu được trong quá trình nghiên cứu Danh mục các tài liệu tham khảo được trình bày ở phần “Tài liệu tham khảo”
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn:
Được sử dụng chủ yếu theo hình thức trao đổi trực tiếp với các chuyên gia thể lực, huấn luyện viên Taekwondo và Judo nhằm xác định yêu cầu đặc thù của từng môn, xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh và chương trình huấn luyện sức mạnh cho từng chu kỳ phù hợp với chương trình huấn luyện chung, phối hợp với ban huấn luyện các đội ứng dụng chương trình huấn luyện sức mạnh cho đội tuyển Taekwondo và dự tuyển Judo TPHCM trong suốt năm 2003 chuẩn bị cho SEAGAMES 22
2.3.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Được tiến hành định kỳ trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá sự biến đổi sức mạnh và thể lực chuyên môn của vận động viên qua từng chu kỳ huấn luyện, qua đó, đánh giá hiệu quả chương trình huấn
Trang 38luyện cũng như hiệu quả của hệ thống bài tập sức mạnh Hệ thống các test sư phạm được chọn lựa có đủ độ tin cậy, tính ổn định và tính thông báo cao, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới Sau khi phân tích đặc thù sức mạnh và thể lực của môn Taekwondo và Judo, tham khảo các sách, tài liệu của các tạp chí uy tín về huấn luyện sức mạnh và thể lực; các tài liệu của Liên đoàn Taekwondo, Judo Châu Á và Thế giới, chúng tôi tiến hành kiểm tra hai hệ thống test riêng biệt cho hai môn như sau:
A.HỆ THỐNG TEST KIỂM TRA SỨC MẠNH – THỂ LỰC MÔN
TAEKWONDO:
1 Nằm đẩy tạ (Kg)(3RM): Sức mạnh tối đa
2 Gánh tạ 90 (Kg) (3RM): Sức mạnh tối đa
3 Ngồi duỗi chân (Kg) (Sức mạnh cơ tứ đầu đùi)
4 Nằm gập chân (Kg) (Sức mạnh cơ đùi sau)
5 Nằm gập bụng (Lần / phút) (Sức mạnh các cơ trọng tâm cơ thể)
6 Bật cao tại chỗ (Cm) ( Sức mạnh tốc độ)
7 Chạy 10m (Giây) (Tốc độ )
8 T Test ( Linh hoạt )
9 Chạy 800m (Phút) ( Sức bền)
10 Lò cò 1 chân 5 lần (m): Phải / Trái (Chênh lệch sức mạnh giữa 2 chân)
B HỆ THỐNG TEST KIỂM TRA SỨC MẠNH – THỂ LỰC MÔN JUDO
1 Nằm đẩy tạ (Kg): Sức mạnh tối đa
2 Gánh tạ 90 độ ( Kg): Sức mạnh tối đa
Trang 393 Chạy 30m (Giây): Tốc độ
4 Chạy 1600m (Phút): Sức bền
5 Chạy 4 x 9 m (giây): Linh hoạt
6 Bật xa tại chỗ (m): Sức mạnh tốc độ
7 Gập bụng (Lần / phút): Sức mạnh bền cơ bụng
8 Gập thân về trước (Cm): mềm dẻo
9 Lực bóp tay (Kg): Sức mạnh tay
10 Lực lưng (Kg): sức mạnh lưng
C CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC TEST:[2],[5]
1&2 Nằm đẩy tạ và Gánh tạ (kg) (3RM):
Bài test 1 RM (1 lần lập lại tối đa) được sử dụng cho các VĐV đã thành thạo kỹ thuật nâng tạ Đối với VĐV mới bắt đầu, đang chấn thương hay đang chịu sự giám sát y học thì không được sử dụng Test này yêu cầu rất cao về tình trạng thể lực, kỹ thuật nâng tạ của VĐV và tạo sự căng thẳng lớn lên các nhóm cơ, mô liên kết, và khớp có liên quan Do đó để an toàn cho VĐV hơn các HLV thường sử dụng test 3RM (3 lần lập lại tối đa)
Trang 40c Nâng trọng lượng khởi động để hoàn thành 3 – 5 lần lập lại bằng cách thêm:
+ 4,5 –9 kg hay 5 – 10% đối với test nằm đẩy tạ
+ 9 –18,2 kg hay từ 10 – 20% đối với test gánh tạ
d Nghỉ giữa quãng 2 – 4 phút
e Ước tính trọng lượng cận tối đa mà cho phép VĐV hoàn thành
2 – 3 lần lập lại bằng cách thêm:
+ 4,5 – 9 kg hay 5 – 10% đối với test nằm đẩy tạ
+ 9 –18,2 kg hay từ 10 – 20% đối với test gánh tạ
f Nghỉ giữa quãng 2 – 4 phút
g Tăng tải trọng:
+ 4 –9 kg hay 5 – 10% đối với test nằm đẩy tạ
+ 9 –18,2 kg hay từ 10 – 20% đối với test gánh tạ
h Giúp VĐV thực hiện 1 lần tối đa
i Nếu VĐV thành công thì sau khi nghỉ giữa quãng từ 2 – 4 phút sẽ quay lại bước thứ (g) Nếu VĐV không thực hiện được thì giảm lượng vận động bằng cách trừ bớt đi:
+ 2 – 4,5 kg hay 2,5 – 5% đối với test nằm đẩy tạ
+ 4,5 – 9 kg hay từ 5 – 10% đối với gánh tạ
Rồi quay lại bước (h)
Nếu sử dụng test 3 lần lập lại tối đa thì VĐV không nên khởi động nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác (do mệt mỏi) Cách thức thực hiện test 3 RM giống như cách thực hiện test 1 RM, nhưng mỗi tổ yêu