Phòng ngừa vị thế bán: Khi một người đang nắm giữ tài sản và lo ngại về sự sụt giảm giá cả của tài sản, họ có thểxem xét phòng ngừa vị thế bán trên hợp đồng giao sau.. Lúc bấy giờ, người
Trang 1Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau
I. Phòng ngừa vị thế mua, phòng ngừa vị thế bán:
1. Vị thế mua, vị thế bán:
a. Vị thế mua (long position):
Những nhà đầu tư đang ở trong trạng thái nắm giữ (sở hữu) tài sản gọi là những ngườiđầu cơ giá lên, họ có xu hướng đẩy giá lên cao vì giá càng tăng thì vị thế mua của họcàng có lời
b. Vị thế bán (short position):
Những nhà đầu tư đã thực hiện bán khống (short selling) hoặc đang ở trong trạng thái nợtài sản (phải mua lại tài sản trong tương lai) được gọi là những người đầu cơ giá xuống,
họ có xu hướng đẩy giá xuống thấp vì giá càng giảm thì vị thế bán của họ càng lời
2. Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau:
• Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua:
Các nhà giao dịchmua hợp đồng giaosau sau đó bán chúng
ở một mức giá caohơn trên thị trườnggiao ngay để kiếmlời
Trang 2• Quá trình bán giao sau được gọi là thực hiện vị thế bán:
Các nhà giao dịch là người bán giao sau với ý định mua chúng lại sau đó ở mộtmức giá thấp hơn để kiếm lời
Các nhà giao dịch có thể bán giao sau cho dù họ không sở hữu các tài sản cơ sở vì
vị thế giao sau và việc cam kết giao hàng có thể bù trừ bằng một vị thế mua trướckhi đến hạn hợp đồng
Một nhà đầu cơ có thể chọn mua hàng hóa thực trên thị trường giao ngay và bántrên thị trường giao sau
• Vì các khoản lãi và lỗ trên thị trường giao sau được phản chiếu tương tự những gìxảy ra trên thị trường giao ngay Do đó bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trênthị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu được rủi ro vềgiá Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thịtrường giao sau và ngược lại
3. Phòng ngừa vị thế mua, phòng ngừa vị thế bán:
a. Phòng ngừa vị thế bán:
Khi một người đang nắm giữ tài sản và lo ngại về sự sụt giảm giá cả của tài sản, họ có thểxem xét phòng ngừa vị thế bán trên hợp đồng giao sau Nếu giá giao sau và giá giao ngay
di chuyển cùng chiều với nhau, phòng ngừa rủi ro sẽ làm giảm thiếu được một số nguy
cơ Đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán.
Ví dụ:
Trang 3là 35 triệu/tấn Tuy nhiên, lo sợ giá có thể giảm dưới mức kỳ vọng 35 triệu/ tấn nên ông
ta quyết định phòng ngừa cho sự giảm giá của cà phê để bán vào tháng 4 bằng cách bángiao sau cà phê tháng 4
Vì người trồng cà phê đang nắm giữ cafe và ông ta lo ngại cà phê có thể giảm giá nêntiến hành thực hiện vị thế bán trên thị trường giao sau Ở thời điểm tháng 11/2011, giágiao sau café tháng 4/2012 là 37 triệu/tấn Giả sử vào tháng 3, giá giao sau tháng 4 tănglên 39 triệu/ tấn, kết quả là người bán giao sau lỗ 2 triệu/ tấn
Xét trên thị trường giao ngay, chúng ta giả định basic là một hằng số không đổi, vì thế giágiao ngay cũng tăng lên 2 triệu/tấn, từ 35 triệu lên 37 triệu Lúc bấy giờ, người trồng càphê sẽ thực hiện 2 động thái:
- Đóng hợp đồng bán giao sau bằng cách mua lại (trên thị trường giao ngay) một sốlượng tương tự hợp đồng giao sau với giá 39 triệu/tấn vào tháng 3 để bù trừ vị thếban đầu
- Bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về 2 triệu/tấn lợi nhuận
Kết quả: khoản lỗ 2 triệu/ tấn trên thị trường giao sau được bù đắp bằng khoảnlời 2 triệu/tấn trên thị trường giao ngay
Dưới đây là hình vẽ minh họa cho trường hợp trên:
b. Phòng ngừa vị thế mua:
11/2011 03/2012
Trang 4Khi bạn đang dự định mua một tài sản vào một ngày trong tương lai Do lo ngại rằng giátài sản sẽ tăng lên nên bạn mua một hợp đồng giao sau Sau đó nếu giá tài sản tăng lên,giá giao sau cũng sẽ tăng lên và tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau Khoản lãi ít nhất
đủ để bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản Đây được gọi là phòng ngừa vị thế mua hay phòng ngừa tiên liệu.
Phòng ngừa vị thế mua còn có thể xảy ra khi bạn đang ở trong vị thế bán tài sản Cáchthức này phù hợp cho những ai đã ở vị thế bán giao sau cổ phiếu và lo ngại rằng thịtrường sẽ lên giá Thay vì kết thúc vị thế bán, bạn sẽ mua hợp đồng giao sau và thu lãitrên vị thế mua và khoản lãi này ít nhất cũng sẽ bù trừ khoản lỗ trên vị thế bán của cổphiếu
Ví dụ: Hiện tại là tháng 1 và Vinacafe có nhu cầu mua cà phê làm nguyên liệu vào tháng
5 Giá giao ngay cà phê dự kiến vào tháng 5 là 35 triệu đồng/ tấn Do lo sợ giá giao ngay
cà phê tháng 5 trên thực tế có thể cao hơn mức dự kiến 35 triệu/tấn nên Vinacafe quyếtđịnh mua hợp đồng giao sau cà phê tháng 5 Giá mua giao sau cà phê tháng 5 vào thờiđiểm hiện tại là 37 triệu/tấn Vào thời điểm tháng 5, giá cà phê giao sau giảm chỉ còn 34triệu/tấn Lúc này Vinacafe sẽ đóng vị thế bán của mình trên thị trường giao sau bằng mộthợp đồng bán giao sau với khối lượng tương tự và giá là 34 triệu/tấn Vì giá giao saugiảm nên vị thế bán giao sau đã tạo ra một khoản lỗ 3 triệu/tấn
Tại thời điểm tháng 5, giá giao ngay thực tế cà phê giảm còn 32 triệu/tấn Vinacafe sẽmua cà phê trên thị trường giao ngay Khi đó, vị thế mua trên thị trường giao ngay mangđến cho Vinacafe một khoản lời 3 triệu/tấn Khoản lời trên thị trường giao ngay đã bù đắpđược khoản lỗ trên thị trường giao sau
Trong ví dụ này, basic được giả định là một hằng số, do đó lợi nhuận và lỗ mới có thể bùđắp hoàn toàn cho nhau
Trang 5Chúng ta có bảng thể hiện các tình huống phòng ngừa:
Vị thế trên thị trường giao ngay Rủi ro Phòng ngừa dự kiến
Nắm giữ tài sản
(Vị thế mua) Giá tài sản có thể giảm Phòng ngừa vị thế bán Mua một tài sản
(Vị thế bán)
Giá tài sản có thể tăng Phòng ngừa vị thế mua
Bán giao sau tài sản
(Vị thế bán khống)
Giá tài sản có thể tăng Phòng ngừa vị thế mua
II. BASIC VÀ RỦI RO BASIC (Chênh lệch cơ bản)
Trong chiến lược phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao ngay bằng các hợp đồng kỳhạn và giao sau, rõ ràng ta thấy có một mối quan hệ giữa hai thị trường này Mối quan
hệ này được đo lường bằng basic
Sự đe dọa về giao nhận hàng: Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướn biến động
cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng mức độ Lí do là các cam kết của hợp đồnggiao sau có thể được thực hiện bởi sự giao nhận hàng hoặc được thanh toán bằng tiềnmặt Người mua hợp đồng giao sau phải đồng ý thanh toán và chi trả ngay lập tức cho
lô hàng vào ngày đáo hạn Các chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội đã được phản ánh hếttrong giá giao sau và người mua phải gánh chịu chi phí này
Cơ chế vận hành: Nếu người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn nhiều
so với giá giao sau thì người sở hữu hàng hóa có thể bán giao sau Việc khan hiếmnhững người bán trên thị trường giao ngay sẽ làm giá trên thị trường giao ngay tănglên Đồng thời lúc này do áp lực có nhiều người bán giao sau nên người mua trên thịtrường giao sau giảm giá mua Chính vì thế giá giao ngay và giá giao sau cuối cùng sẽ
Trang 6hội tụ lại với nhau Ngược lại, nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau ngườimua giao ngay có thể mua giao sau Và cuối cùng giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội
Sự hội tụ của giá giao sau và giá giao ngay vào ngày đáo hạn
Trước khi hợp đồng giao sau đáo hạn, nếu giá giao sau cao hơn giá giao ngay sẽkhuyến khích mọi người mua hàng trên thị trường giao sau và đồng thời bán hợp đồnggiao sau để thu được một khoản lời làm cho giá giao sau giảm Tại lúc đó người cầnmua hàng sẽ thấy giá giao ngay hấp dẫn nên tiến hành mua hàng và tạo áp lực tănggiá giao ngay Những hành vi này rốt cuộc sẽ làm giá giao sau và giá giao ngay bằngnhau tại thời điểm đáo hạn Tương tự với trường hợp giá giao sau thấp hơn trên thịtrường giao ngay Trong cả hai trường hợp thì giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ
về với nhau khi thời hạn thanh toán tới gần
1 Basic
Basic là một khái niệm quan trọng nhất trên thị trường giao sau Là thước đo nói lên mốiquan hệ giữa hợp đồng giao ngay và giao sau Basic chính là chênh lệch giữa giá giaongay và giá giao sau
Basic = Giá giao ngay – Giá giao sau
Hoặc Basic= Chi phí tồn trữ+Chi phí cơ hội+Phần bù rủi ro
Trang 7Hình 2.1: Chênh lệch cơ bản về giá cà phê Columbia và giá cà phê thế giới.Basic còn được hiểu là chi phí tồn trữ, chi phí cơ hội và phần bù rủi ro của việc nắm giữtài sản.
Do tính chất của mỗi loại hàng hóa là khác nhau cho nên basic của các loại hàng hóacũng được xác định khác nhau Ví dụ như: Đối với loại hàng hóa có thể lưu trữ như ngũcốc, cà phê, hạt có dầu…Basic chính là dấu hiệu cho thấy những gì mà thị trường chi trảdựa trên các chi phí lưu giữ, các chi phí chuyển giao có thể phát sinh và phần bù rủi ro vềviệc lưu giữ ngũ cốc trong tương lai
Basic trên thị trường gia súc không giống như trên thị trường ngũ cốc và hạt có dầu Giasúc không thể lưu trữ như hàng hóa bình thường khác nên chúng không tốn kém chi phílưu trữ, vì thế không tồn tại mẫu hình quan hệ giữa giá giao sau và chi phi tồn trữ Vậynhững chênh lệch mỗi tháng trên các hợp đồng giao sau là xuất phát từ đâu? Đó là từ cácchi phí phát sinh thêm như chi phí chuyển giao: Chi phí đông lạnh, lãi vay, thiệt hại thúchết và kỳ vọng về giá thịt gia súc trên thị trường giao sau
2 Rủi ro Basic
Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau không quan trọng việc tăng giá hay giảm giátrên thị trường giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có thay đổi cũng chiều hướng và
Trang 8với cùng một mức độ giống như giá giao sau Nếu nguyên tắc này không được đảm bảothì đó được gọi là RỦI RO BASIC.
Ta có các thuật ngữ sau đây:
T =thời gian đáo hạn
t = thời gian trước kỳ đáo hạn
S0= giá giao ngay hôm nay
f0 = giá giao sau hôm nay
ST = giá giao ngay lúc đáo hạn
fT = giá giao sau lúc đáo hạn
St= giá giao ngay trước kỳ đáo hạn
ft = giá giao sau trước kỳ đáo hạn
Π = lãi từ chiến lược
Vào thời điểm phòng ngừa, chúng ta sẽ bỏ qua tiến trình điều chỉnh theo thị trường vànhững chi phí liên quan đến lưu trữ tài sản cũng như các chi phí giao dịch khác
Để phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, ta có thể xây dựng nhiều dạng phòng ngừarủi ro Với việc nắm giữ vị thế mua (bán) trên thị trường giao ngay và vị thế bán (mua)trên thị trường giao sau Khi giá trên thị trường giao ngay và giao sau biến động cùngchiều và với một basic không đổi thì các khoản lãi (lỗ) trên thị trường giao ngay sẽ được
bù đắp lại hoàn toàn bằng các khoản lỗ (lãi) trên thị trường giao sau
Đối với vị thế mua trên thị trường giao ngay, ta có lãi từ phòng ngừa rủi ro nếu được lưugiữ cho đến ngày đáo hạn là:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = ST – S0 (từ thị trường giao ngay) – (fT – f0)(từ thị trường giao sau)
Đối với vị thế bán trên thị trường giao ngay và vị thế mua trên thị trường giao sau, dấucủa phương trình trên sẽ đảo ngược lại; nghĩa là:
Π (phòng ngừa vị thế mua) = - ST + S0 (từ thị trường giao ngay) + (fT – f0) (từ thị trường giao sau)
Trong một số trường hợp, chúng ta có thể mong muốn kết thúc vị thế tại thời điểm t,nghĩa là kết thúc trước thời gian đáo hạn Khi đó lãi từ phòng ngừa rủi ro vị thế mua trênthị trường giao ngay là:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = St – S0 – (ft– f0)
Đối với vị thế mua thì dấu của phương trình là ngược lại
Vào lúc đáo hạn, người mua hợp đồng giao sau có thể kỳ vọng nhận được ngay lập tứchàng hóa Như thế, một hợp đồng giao sau cho đến ngày đáo hạn giống như là mua hànghóa giao ngay; do đó ST = fT Như vậy lãi thu được nếu như bạn nắm giữ hợp đồng giao
sau cho đến khi đáo hạn đơn giản chỉ là Π = f 0 - S0 Điều này có nghĩa là phòng ngừa rủi
ro tương đương với mua tài sản tại giá S0 và được bảo lãnh ngay tức thời với giá bán f0
Trang 9Từ định nghĩa, nếu ta gọi biến số b là basic thì ta có:
Basic ban đầu: b0=S0-f0
Basic tại thời điểm t: bt=St-ft
Basic tại thời điểm đáo hạn: bT=ST-fT
Lúc đó, kết thúc vị thế bán tại thời điểm t:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = St – S0 – (ft – f0) = bt-b0 (*)
Π (phòng ngừa vị thế mua) = -St + S0 + (ft – f0) = b0-bt
Từ công thức (*) ta thấy rằng lãi từ chiến lược phòng ngừa rủi ro sẽ thay đổi theo basic.Basic không phải là hằng số bất biến mà nó bất định Sự không chắc chắn đó thay đổitheo thời gian, theo tình hình thực tế Ví dụ như đối với hàng hóa là gạo thì sự khôngchắc chắn đó bao gồm về thời tiết, sự can thiệp của chính phủ hay sự cạnh tranh của nướcngoài.Tính bất định trong basic liên quan tới việc basic thay đổi như thế nào được gọi là
rủi ro basic Như vậy, nếu basic thay đổi nhiều thì sẽ ẩn chứa rủi ro cao và ngược lại Và
mong muốn của người phòng ngừa rủi ro đó là có một basic tương đối ổn định Phòngngừa rủi ro đã chuyển đổi những thay đổi trong giá giao ngay thành những thay đổi trongbasic Tuy nhiên, thay đổi trong basic thì ít biến động hơn là thay đổi trong giá giao ngay,chính vì thế những vị thế nào có phòng ngừa sẽ ít rủi ro hơn những vị thế không có phòngngừa
Phòng ngừa rủi ro cũng có thể được coi như là giao dịch dùng để thiết lập giá trong tươnglai với mức giá kỳ vọng của tài sản Nếu phòng ngừa vị thế mua là thiết lập trước giámua, thì phòng ngừa vị thế bán là thiết lập trước giá bán Ví dụ: Mua một hợp đồng giaosau kỳ hạn 3 tháng, số lượng 10 lô mỗi lô 1.000kg với giá thực hiện là 30.000VND/kg.Vậy giá mua 3 tháng sau được thiết lập trước là 30.000VND/kg Nói cách khác phòngngừa vị thế bán thiết lập nên giá tương lai của tài sản bằng giá giao sau cộng với basic.Bởi vì f0 biết trước nên mức giá có hiệu lực trong tương lai phụ thuộc vào mức độ khôngchắc chắn trong basic Nếu việc phòng ngừa được lưu giữ cho đến ngày đáo hạn thì mứcgiá có hiệu lực là f0 vì tại thời điểm đáo hạn basic bằng không Như vậy giá cả tài sảnđược thiết lập trước là f0 kể từ khi bắt đầu giao dịch Người phòng ngừa có thể khẳng địnhchắc chắn rằng mình sẽ bán được tài sản ở thời điểm đáo hạn với giá f0 hoặc có thể muavới giá f0
3 Mẫu hình thị trường chi phí lưu giữ.
Chi phí lưu giữ là những biến phí cho việc nắm giữ hàng hóa từ tháng này đến tháng sau(ví dụ như việc lưu giữ gạo, bắp, cà phê) Thành phần của chi phí lưu giữ bao gồm chi phí
Trang 10tồn trữ và chi phí cơ hội (hay chi phí lãi vay) Ví dụ, nếu giá cà phê ở Việt Nam hiện nay
là 38.700 VND/kg Lãi suất phi rủi ro (lãi suất trái phiếu chính phủ) là 13%/năm Chi phítồn trữ cà phê trong kho là 100 VND/kg một tháng Vậy chi phí lưu trữ là: +100 =519,25 VND/kg/tháng
Nếu basic bằng với chi phí lưu giữ không xét tới phần bù rủi ro thì giá giao ngay ngàyhôm nay sẽ thấp hơn giá giao sau tháng 12 là 51,25 VND/kg Mối quan hệ giữa chi phílưu giữ này là nhân tố cơ bản trong việc sự xác định sự khác nhau trong giá cả giữanhững tháng giao sau (chênh lệch giao sau) Và như vậy mô hình thị trường chi phí lưugiữ thì giá giao sau trong tương lai cao hơn giá giao ngay hiện tại Phần chênh lệch đóchính là chi phí lưu giữ tài sản
Xét hợp đồng cà phê giao sau kỳ hạn 3 tháng Mẫu hình lưu giữ sẽ có dạng như sau:Hình 3.1: Mẫu hình thị trường chi phí lưu giữ
Với chi phí lưu giữ là gần bằng 520 VND/kg/tháng ta có:
Giá giao sau tháng 12= giá giao ngay hôm nay tháng 11+ chi phí lưu giữ
= 38.700+ 520 = 39.220 VNDGiá giao sau tháng 3, tháng 6 tính tương tự
Quan hệ giữa chi phí lưu giữ và giá giao sau được xem như là một điều kiện cân bằng cơbản trên thị trường Nếu như không có những thay đổi cung cầu trong từ tháng 11 tớitháng 6 năm sau, các mức giá khác nhau cho các tháng khác nhau trên thị trường giaongay và giao sau chính là chi phí lưu giữ Trong trường hợp này, việc lưu giữ hàng hóahay không cũng không ảnh hưởng tới lợi ích của người phòng ngừa
Tháng 6
Giá giao ngay 38.700 VND
Tháng 3 Tháng 12
42.340 VND
39.220 VND
40.780 VND
Trang 11Basic được coi như một loại “giá cả đặc biệt” Khi thị trường giao sau của hàng hóa cóthông tin mới nó sẽ được phản ánh thông qua sự thay đổi của Basic Giả sử, có một thôngtin về sự khan hiếm hàng hóa cà phê trong tháng 3 Những người cần cà phê và cả nhữngnhà đầu cơ sẽ mua giao sau tháng 3 Đẩy giá giao sau tháng 3 tăng lên 41.000VND Chiphí lưu giữ không đổi nhưng basic cao hơn trước khi sảy ra thông tin này Basic đã phảnứng theo thông tin mới phát sinh là: -2.300 VND Thay là: 2080 VND Điều này đã thúcđẩy các thành viên trong thị trường lưu giữ cà phê tới tháng 3 thay vì bán giao ngay.Tuy nhiên, bằng cách giữ vị thế bán giao sau, người nông dân trồng cà phê sẽ cố định giátrong tháng 3 là: 41.000VND/kg và lưu giữ cà phê trong kho Hành vi này làm cho nguồncung trên thị trường giao ngay trở nên khan hiếm Và tạo nên sức ép cho giá giao ngaytăng lên và hành vi bán giao sau sẽ giảm xuống làm cho giá giao sau giảm xuống Xuhướng này diễn tiến theo chiều hướng làm cho chúng quay trở về mẫu hình chi phí lưugiữ Tức là: Chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau chính là chi phí lưu giữ haybasic trong trường hợp này chính là chi phí lưu giữ.
4 Mẫu hình thị trường nghịch đảo
Mẫu hình nghịch đảo ngược lại với mẫu hình chi phí lưu giữ Là thị trường mà trong đógiá giao sau sau đó sẽ thấp hơn giá của tháng trước đó
Thường thì trong thực tế mẫu hình chi phí lưu giữ phổ biến hơn cho những hàng hóa cóthời kỳ thu hoạch ngắn hạn và được lưu trữ tồn kho quanh năm Đối với mẫu hình thịtrường nghịch đảo thì lại phổ biến với những loại hàng hóa như ngũ cốc, gạo chẳng hạnkhi mà nguồn cung thi thoảng khan hiếm Nhu cầu cao làm cho giá của tháng đáo hạngần nhất cao hơn giá của tháng sau đó Sự khan hiếm hàng hóa dẫn đến giá giao ngay caonên không khuyến khích các nhà đầu tư lưu giữ hàng hóa
Trang 12Bán giao sau
5 Sự biến động của Basic:
Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá giao sau được hình thành từ sự đe dọa về giao
nhận hàng sẽ hấp dẫn cả nhà đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro trên thị trường
giao sau
5.1: Basic âm (Contango)
Basic = Giá giao ngay – Giá giao sau <0 => Giá giao ngay < giá giao sau.
Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại thời điểm giao hàng thì người ta có xu hướng tích trữ
hàng tồn kho và bán giao sau Tuy nhiên, nếu có nhiều người cùng làm như vậy thì tạo
sức ép làm giảm giá giao sau và hàng trên thị trường giao ngay trở nên khan hiếm hơn sẽ
tạo sức ép làm tăng giá giao ngay Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển về gần nhau
như trong hình 5.1.1
Hình 5.1.: Basic âm
5.1.1: Basic mở rộng
Giá giao sau cao hơn giá giao ngay nên basic âm và khi giá giao ngay tăng chậm hơn tốc
độ tăng của giá giao sau thì ta có basic âm mở rộng
Giao sau
Giao ngay
Trang 13Giao ngay Giao sau
Bảng kết quả: Basic mở rộng (basic âm) - Phòng ngừa vị thế bán
Bảng kết quả: Basic mở rộng (basic âm) - Phòng ngừa vị thế mua
Trang 14Bảng kết quả: Basic âm- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế bán
Bảng kết quả: Basic âm- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế mua
Trang 155.2: Basic dương(Backwardaytion)
Khi hàng hóa giao ngay cao hơn tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ bán giao ngayhàng hóa của mình tiến hành mua giao sau Nếu có nhiều người cùng làm như vậy thì sẽtạo áp lực tăng giá giao sau và giảm giá trên thị trường giao ngay.Giá giao sau và giá giaongay sẽ di chuyển cùng nhau và tiến lại gần nhau hơn
Bán giao ngay
Nhiều người bán làm giảm giá giao ngayGiao ngay
Kết quả: Giá giao sau và giá giao ngay tiến lại gần hơn
Ít người bán giao saulàm tăng giá
Bảng kết quả: Basic dương- Basic mở rộng- Phòng ngừa vị thế bán