1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học lê hồng phong huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu năm học 2014 2015

20 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1 Cơ sở pháp lý - Nghị quyết hội nghị lần II của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là “Nhằm xây dựng những c

Trang 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết hội nghị lần II của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có

tư duy sáng tạo, có kỷ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính

tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.”

- Tại Điều 2, chương I Luật Giáo dục của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam

năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”

- Thực hiện công văn số 1241/BGDĐT kí ngày 12/3/2010 về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học sinh Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Điều lệ trường Tiểu học ghi rõ tại Điều 38, Chương IV nêu rõ

các hành vi giáo viên không được làm: “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.”

- Trong nội dung hướng dẫn số: 5478/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục ngày 08/08/2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học

2013-2014 đã xác định những nhiệm vụ cụ thể của năm học có nêu “Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.”; “Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học

Trang 2

hoạt động thường niên của các trường tiểu học, chú trọng các hoạt động “Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.”

- Công văn số 2119/UBND-VP của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 12/04/2010 về việc tăng cường công tác Phòng chống bạo lực học đường

đã nêu rõ: “Tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, giáo

dục đạo đức học sinh.”

- Chỉ Thị số 03/CT-UBND ngày 04/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của ngành

GDĐT có nêu “Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị “Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;”

- Công văn số 2119/UBND-VP của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 12/04/2010 về việc tăng cường công tác Phòng chống bạo lực học đường

đã nêu rõ: “Tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, giáo

dục đạo đức học sinh.”

- Công văn số 1024/SGD&ĐT-VP của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh BRVT ngày 08/10/2010 Tiếp tục tăng cường công tác Phòng chống bạo lực học đường

đã nêu rõ: với chủ đề “Học sinh nói không với bạo lực học đường”, nhằm chấn

chỉnh lại những bất ổn về tình hình đạo đức, lối sống không lành mạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong một bộ phận học sinh hiện nay

- Công văn số 07/PGDĐT-HĐNG của Phòng Giáo dục và Đào tạo ngày 08/01/2014 về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa tình trạng bạo lực

học đường trên địa bàn huyện đã nêu rõ: Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Chấn chỉnh lại những bất ổn về tình

hình đạo đức, lối sống không lành mạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong một bộ phận học sinh hiện nay Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ

đề “Học sinh nói không với bạo lực học đường” “Nhà trường thường xuyên phối hợp với gia đình tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhằm phòng ngừa không để xẩy ra bạo lực học đường tại nhà trường hoặc ngoài khuôn viên nhà trướng.”

Trang 3

1.2 Cơ sở lý luận

Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức, văn hóa cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục (Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn

Đảng ta: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho đời sau là việc vô cùng quan trọng

và cần thiết”.)

Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông Bất kỳ mọi người công dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh Chính

vì vậy việc giáo dục đạo đức, văn hóa phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học

Như vậy có thể hiểu và xem xét khái niệm về đạo đức và văn hóa dưới các góc độ như sau:

a Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình

b Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những sản phẩm, nhân cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của

họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình

Giáo dục đạo đức, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương thiết tha, có trí thức, có sức khoẻ, có năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

c Văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách một xã hội hay một nhóm người trong

xã hội…Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những nhân vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà com người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một

Trang 4

tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình vượt trội lên bản thân…văn hóa là tổng thể những nét đặt trưng tiêu biểu nhất của xã hội thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, trí thức và tình cảm

Văn hóa nhà trường được biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trường đối với học sinh, với đồng nghiệp, với các bên liên quan (cấp trên, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các trường bạn…) và các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như quan niệm về chất lượng giáo dục, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục…Văn hóa nhà trường còn thể hiện ở sự ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội Một môi trường xanh, sạch, đẹp là thể hiện văn hóa nhà trường tích cực

Để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, ứng xử văn hóa trong nhà trường, Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy, cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục Song song với thành tựu to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục nhân cách công dân, Ngành Giáo dục còn rất nhiều trăn trở về những khiếm khuyết của một số nhà giáo cùng với

những biểu hiện vi phạm đạo đức của HS Một trong biểu hiện đó là: “Bạo lực học đường”

d.“Bạo lực học đường” Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những

hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên, giữa phụ huynh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

Bạo lực học đường ở Việt Nam đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên nói chung và học sinh trong trường phổ thông nói riêng Bởi vậy, đứng từ góc độ công tác giáo dục để xây dựng cơ chế phòng ngừa có hiệu quả đối với hành vi bạo lực học đường là vấn đề vô cùng cấp bách và cần phải được tiến hành ngay

Trang 5

1.3 Cơ sở thực tiễn

Thực trạng trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường đã

xuất hiện nhiều hơn trước ở trong các trường học: Từ Nhà trẻ, Mẫu giáo đến Trường phổ thông, cho đến các trường Cao đẳng, Đại học… Bản thân tôi đã nhận định ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong biểu hiện ra một số hiện tượng sau:

- Về phía giáo viên với giáo viên: biểu hiện ở nhiều hành vi khác nhau: Giáo viên mâu thuẫn có những lời nói thiếu văn hóa, sỉ nhục lẫn nhau, tìm mọi cách ngấm ngầm “Hãm hại” nhau và cũng có thể nguy cơ hiện tượng đánh nhau

- Về phía Giáo viên với học sinh: giáo viên có thể dùng lời nói, cư xử đến hành động xúc phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương tới sức khoẻ, tâm lí tình cảm của học sinh

- Về phía Phụ huynh với giáo viên: Phụ huynh có thể dùng lời nói thô bạo đến hành động xúc phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương tới sức khoẻ, tâm lí tình cảm của giáo viên

- Về phía học sinh với học sinh: đây là hiện tượng phổ biến được coi là nội

dung chính của “Bạo lực học đường” đang được Ngành Giáo dục & Đào tạo,

các trường học và toàn xã hội quan tâm hiện tượng học sinh đánh nhau không

phải là “Chuyện mới” mà nó diễn ra ở mọi nơi ở trong các nhà trường, không

chỉ ở nước ta mà ở trong tất cả các trường học của giáo dục Quốc tế Hiện tượng này khó nhận diện bởi nó sảy ra ngấm ngầm, hoặc bất ngờ, ít được báo trước, hiện tượng này đã được các phương tiện thông tin, trên mạng Internet phản ánh rất nhiều

Học sinh đánh nhau trước đây chủ yếu giữa học sinh nam với nhau, với hình

thức đánh nhau “Tay đôi” ít có nhân vật thứ ba và hình thức đánh nhau cũng

đơn giản, hậu quả không lớn Nhưng vài năm trở lại đây hiện tượng này không

chỉ còn đơn giản như trước, mà học sinh đánh nhau theo “Hội đông” đánh nhau

bằng gậy, dao, ống sắt, thậm trí bằng mã tấu-những vật nhọn…Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh mà đến nay đã lan sang học sinh nữ Hiện tượng học sinh nữ đánh nhau tập thể: Túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo, cắt hết tóc…Hiện tượng học sinh đánh nhau ít xảy ra ở trong lớp học, thường diễn ra bên ngồi cổng trường: Trên đường đến trường và từ trường về nhà, trong các hàng quán,

ở trong khu nhà trọ Riêng trường TH Lê Hồng Phong hiện tượng trên không sẩy ra, mà chỉ xảy ra các hiện tượng như: các em khối lớp 4.5 thường hay bắt nạt, quại phát, tranh dành, chửi bới, những em khối lớp nhỏ

Trang 6

Nhìn chung hiện tượng “Bạo lực học đường” đang có chiều hướng gia tăng

cả về số lượng và mức độ ngày càng nghiêm trọng Ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

trong những năm qua hiện tượng “BLHĐ” đã được ngăn chặn nhưng số vụ vẫn

chưa giảm nhiều và có xu hướng xuất hiện gia tăng ở một số trường như: Hiện tượng giáo viên gây gổ, mất đoàn kết nội bộ ngấm ngầm thì có xảy ra nhưng đánh nhau thì hầu như không có Giáo viên trách phạt học sinh quá đáng đã xảy

ra ở một vài điểm trường Hiện tượng giáo viên trường tiểu học trách phạt học: Dùng lời nói thiếu văn minh: như chửi,… đánh, hoặc dùng biện pháp cho học sinh đánh học sinh

Bên cạnh đó trường TH Lê Hồng Phong đóng bên cạnh khu du lịch Sinh Thái xã Phước Tỉnh là một trong những điểm nóng về tệ nạn xã hội, làm cho

GV, HS yếu về rèn luyện đạo đức, lồi sống, văn hóa của trường ngày càng tăng

Để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật, tuyên truyền văn hóa nhà trường cho GV, HS trong giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn công tác quản lý ở trường TH Lê Hồng Phong, chúng tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp về Công tác phòng chống BLHĐ cho đơn vị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác quản lý

Xuất phát từ Cơ sở pháp lý, cở sở lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Lê Hồng Phong, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2014 - 2015” được lựa chọn

làm tiểu luận cuối khóa

2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG 2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình Kinh tế - Xã hội và giáo dục của Huyện Long Điền

2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Long Điền

Huyện nằm phía đông nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Đất Đỏ, phía Tây giáp thành phố Vũng Tàu và TP Bà Rịa, phía Nam giáp với biển Đông, phía Bắc giáp TP Bà Rịa Huyện Long Điền có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 5 xã Diện tích 76,9936 km2 và dân số là 125.179 người (trong đó: dân số thành thị chiếm chiếm 46,15% dân số toàn huyện Nam giới chiếm 50%) Mật độ dân số: 1626 ng/km2 Kinh tế mũi nhọn của huyện là đánh bắt, chế biến hải sản và dịch vụ, du lịch

Trường năm trên địa bàn xã Phước Tỉnh Xã như một hồn đảo nhỏ, 3 phía được bao quanh bởi sông và biển với chiều dài bờ biển trên 2,5 km, chiều dài

bờ sông khoảng 4 km, phía Đông giáp xã Phước Hưng, Phía Tây giáp phường

Trang 7

11 thành phố Vũng Tàu, phía Bắc giáp phường 12 thành phố Vũng Tàu, phía Nam giáp Biển Đông

Kinh tế-Xã hội: Có 15 khu vực hành chính Diện tích 3,80 km2, dân số 26.106 người Là một địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, nghề nghiệp chính của người dân sống chủ yếu vào ngư nghiệp, dịch vụ thương mại và hậu cần nghề cá phát triển mạnh…một số người dân nhập cư sống bằng nghề đánh bắt

và chế biến hải sản Đây là xã được coi là có GDP cao nhất cả nước nhờ đánh bắt thủy, hải sản lâu năm.Giao thông có 3 tuyến đường chính: đường số 5 dài 3km đi qua khu vực trung tâm của xã, đường sân bay nối xã Phước Tỉnh với xã Phước Hưng và thị trấn Long Hải, đường ven biển Cửa Lấp nối xã Phước Tỉnh với thành phố Vũng Tàu Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế ở địa phương

2.1.2 Tình hình giáo dục của huyện Long Điền

Huyện có 4 trường THPT, 10 trường THCS, 16 trường TH và 11 trường Mần non Riêng xã Phước Tình có 2 trường THCS, 3 trường TH, 3 trường Mầm

non

2.1.3 Giới thiệu khái quát về nhà trường.

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong toạ lạc phía sau Trung tâm văn hoá xã thuộc ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trường được thành lập từ năm 1990 mang tên là Trường Phổ thông Cấp 1 Phước Tỉnh I, ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai Theo quyết định số 2451/QĐ-UBND Huyện Long Điền ngày 28/08/06 Trường Tiểu học Phước Tỉnh 1 được đổi tên thành Trường Tiểu học Lê Hồng Phong toạ lạc tại ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh

Ngày 18 /02/2008 vừa qua trường dời lên cơ sở mới thuộc địa bàn ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh, cơ sở mới khang trang, có đủ phòng học, phòng chức năng trang thiết bị đáp ứng và phục vụ tốt cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày đồng thời góp phần cho sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương Trường có khuôn viên riêng biệt, có hàng rào khép kín xung quanh Tổng diện tích 10000 m2, trong đó có 24 phòng học, 11 phòng chức năng.

Năm học 2013-2014 có tổng số HS là 1013/565nữ được chia ra 30 lớp: 7 lớp 1; 6 lớp 2; 5 lớp 3; 6 lớp 4; 6 lớp 5 Tổng số CB, GV và CNV hiện nay là 53 người, trong đó CBQL 3/0 nữ: 01 HT và 02 PHT tuổi đời từ 40 trở lên GV: 42/36 nữ trực tiếp giảng dạy, trình độ đạt trên chuẩn 100% Chia ra 5 tổ chuyên môn

Trang 8

Hằng năm, trường luôn đạt thành tích cao trong các phong trào, trong các cuộc thi như: GV dạy giỏi cấp Huyện, Tỉnh; làm đồ dùng dạy học; HS tham gia các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, Toán tuổi thơ, thêu, đan, vẽ tranh, văn nghệ, thể thao,…Đặt biệt HS lớp 5 được xét Hoàn thành chương trình tiểu học 100%

Thành tích của Trường từ khi thành lập đến nay:

+ Năm 2013 trường được nhận Lá cờ đầu của UBND tỉnh cấp về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

+ Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Trường Tiên tiến cấp Huyện

+ Công đoàn trường đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở Vững mạnh nhiều năm liền

+ Liên đội của trường đạt Vững mạnh cấp Xã, cấp Huyện

+ Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I

Có được những thành tích cao như thế là do sự chỉ đạo tận tình của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của hội cha

mẹ HS, sự đoàn kết nhất trí của tập thể GV và HS của trường “Thầy thi đua dạy tốt-Trò thi đau học tốt”, trò chịu khó chăm ngoan, thầy cần cù sáng tạo với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và các tiêu chí năm học theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước Với sự nổ lực hết mình của tập thể thầy và trò chất lượng giáo dục của trường ngày được nâng cao một cách vững chất Trường TH Lê Hồng Phong được đánh giá là một trường chất lượng cao của huyện Long Điền, có nề nếp đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, uy tín nên cha

mẹ HS rất tin tưởng khi gởi con em mình vào trường để học tập và rèn luyện

2.2 Thực trạng về vấn đề công tác phòng chống BLHĐ ở trường TH Lê Hồng Phong.

2.2.1 Thực trạng công tác phòng chống BLHĐ ở trường TH Lê Hồng Phong.

2.2.1.1 Nhận định của CBQL và GV - CNV về công tác phòng chống BLHĐ

ở đơn vị

Qua khảo sát cho thấy CB và GV nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác BLHĐ Tuy nhiên, vẫn còn có GV - CNV hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số mội dung là không quan trọng như: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức gìn giữ của công, ứng xử văn hóa (9,5%)…do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triễn khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa cho HS và phòng chống BLHĐ của nhà trường

Trang 9

2.2.1.2 Nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác phòng chống BLHĐ cho học sinh

Qua khảo sát thực tế 200 phụ huynh HS kết quả: 100% phụ huynh đồng ý với nội dung về phòng chống, ngăn chặn BLHĐ để HS trở thành những con người ngoan, trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho HS Như vậy, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng công tác phòng chống BLHĐ cho HS Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai công tác phòng chống BLHĐ cho HS

2.2.1.3 Nhận thức của học sinh

Hầu hết HS cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giao tiếp ứng xử,… đã mang tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng Đây cũng là yếu tố quan trọng để HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhà trường

Tuy nhiên vẫn còn một số en HS cho là không cần giáo dục các nội dung trên Qua đó cho thấy cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức của

HS về giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh để không sảy tình trạng BLHĐ

2.2.2 Thực trạng công tác phòng chống BLHĐ của trường tiểu học Lê Hồng Phong trong năm học 2013 - 2014

Xác định được hậu quả do hành vi BLHĐ gây ra, từ tháng 8 năm 2013 đến nay trường TH Lê Hồng Phong, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm phòng chống hiện tượng bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục thực sự thân thiện, nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra

Sau đây là một số giải pháp đã làm để phòng, chống bạo lực xảy ra ở trường

TH Lê Hồng Phong:

2.2.2.1 Thành lập ban phòng chống BLHĐ

Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập ban phòng, chống “Bạo lực học đường” gồm: Lãnh đạo trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các tổ trưởng

chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp và trưởng ban đại diện cha, mẹ HS, do hiệu trưởng làm trưởng ban, đưa ra chương trình, nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực

Trang 10

2.2.2.2 Tuyên truyền, phổ biến nội dung phòng, chống “Bạo lực học đường”

Đây là khâu rất quan trọng, vì vậy cần được phổ biến đến toàn thể CB, GV, CNV và HS toàn trường biết và ký cam kết thực hiện

2.2.2.3 Thành lập tổ Tâm lý học đường

- Tổ tâm lí học đường gồm những CB, GV có phẩm chất mẫu mực, hiểu pháp luật có kinh nghiệm sống, biết ứng xử và có chuyên môn tốt, hiểu biết tâm

lý học trò và có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì “Học sinh thân yêu”

- Tổ tâm lý học đường có nhiệm vụ tư vấn cho GV, HS tất cả những băn khoăn, những thắc mắc, những nỗi lo toan …trên tất cả các lĩnh vực: Trong cuộc sống ở gia đình, cuộc sống riêng tư, trong công việc, trong học tập, xây dựng tình bạn, tình yêu…

- Cách tư vấn: Rất đa dạng, GV, HS có thể gặp trực tiếp những thầy, cô

trong tổ tư vấn mà mình ưa thích nhất, nếu ngại GV, HS có thể điện thoại (Số điện thoai của tổ tư vấn đã thông báo cho từng GV, HS biết) Nếu không gọi điện thoại, có thể viết thư gửi trực tiếp thầy, cô hoặc gửi vào thùng thư góp ý (Nhà trường đã gắn trên tường, tại phòng đọc thư viện) trong tuần hiệu trưởng xem xét nội dung thư thuộc lĩnh vực nào, hỏi ai và trưởng ban giao cho thành viên đó trả lời

Tóm lại: Nhà trường có nhiều kênh thông tin để GV, HS nói lên những

tiếng nói của mình, có thể góp ý, có thể thông tin về nguy cơ HS mâu thuẫn đánh nhau, hoặc nói lên những tình cảm của mình…

2.2.2.4 Tổ chức hội thảo về “Công tác chủ nhiệm lớp”

Vào đầu năm học nhà trường tổ chức hội thảo chuyên đề về “công tác chủ nhiệm lớp” cho tất cả GV Hội thảo nghe báo cáo các chuyên đề chủ nhiệm về

các lĩnh vực:

- Xây dựng Pa zem thi đua cho tập thể lớp

- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau

- Xây dựng phong trào học tập

- Tổ chức thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Xử lý HS vi phạm nội quy

- Phối hợp với GV bộ môn để giáo dục đạo đức, văn hóa nhà trường cho HS Sau hội thảo GV đã thống nhất cao về biện pháp giáo dục đạo đức,lối sống văn hóa, thống nhất Pa zem thi đua cho từng khối lớp HS

Ngày đăng: 26/10/2018, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w