1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi và đáp án tự luận môn luật dân sự ĐH mở HN

82 1,6K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 631 KB

Nội dung

Tài sản trong Luật Dân sự được hiểutheo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về ai, do an chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt mà bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khá

Trang 1

Câu 1 Chứng minh Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một ngành luật được gọi là độc lập trong hệ thống pháp luật khi nó có đốitượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng Xuất phát từ góc độ đó

để chứng minh điều Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống phápluật Việt Nam thì ta phải làm rõ Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh riêng vàphương pháp điều chỉnh riêng

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhânthân trong các giao lưu dân sự

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhấtđịnh Theo điều 172 - Bộ Luật Dân sự khái niệm tài sản bao gồm: tiền, giấy tờtrị giá được bằng tiền, các quyền về tài sản Tài sản trong Luật Dân sự được hiểutheo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về ai, do an chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt mà bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.Quan hệ tài sản do lãnh đạo điều chỉnh gồm 5 nhiệm vụ:

- Quan hệ về sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)

- Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

- Quan hệ về thừa kế

- Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất

- Quan hệ về bồi thường thiệt hại

Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản mangtính chất hàng hoá - tiền tệ và có các đặc điểm sau:

- Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá

Sự đền bù tương đương là đặc trưng của các quan hệ dân sự Tuy nhiên, tronggiao lưu dân sự cũng tồn tại những quan hệ không mang tính chất đền bù tươngđương (tặng, cho, thừa kế) Nhưng những quan hệ này không phải là cơ bản vàphổ biến

- Quan hệ tài sản luôn mang tính ý chí, đó chính là mục đích và động cơcủa các chủ thể tham gia quan hệ tài sản Tuy nhiên, ý chí của các chủ thẻ phảiphù hợp với ý chí Nhà nước

- Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sản theo quy định của phápluật dân sự và phải là những tài sản được phép lưu thông

Nói một cách chung nhất quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là nhữngquan hệ kinh tế -xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đốivới một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quyluật giá trị

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị thânnhân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận.Quyền nhân thân là quyềndân sự gắn liền với mỗi chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủthể khác

Các quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh chia làm hai nhóm:

- Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền vàtên gọi, hình ảnh, uy tín)

- Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữucông nghiệp)

Trang 2

Với tính cách là một ngành luật độc lập Luật Dân sự có phương pháp điều chỉnhriêng Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự theo phương pháp:

- Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham giaquan hệ pháp luật dân sự

- Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào cácquan hệ dân sự

- Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể

- Tham gia quan hệ pháp luật dân sự

Câu 2 Các nguyên tắc của lãnh đạo được thể hiện như thế nào trong các chế định dân sự đã học ở phần một của Bộ Luật Dân sự.

Nguyên tắc của Luật Dân sự là những tư tưởng chủ đạo, quán triệt toàn bộnội dung Luật Dân sự cũng như định hướng cơ bản cho việc thực hiện các quyền

và nghĩa vụ dân sự

Các nguyên tắc của Luật Dân sự có thể chia thành bốn nhóm:

- Nhóm nguyên tắc thể hiện tính pháp chế

- Nhóm nguyên tắc thể hiện bản sắc truyền thống dân tộc

- Nhóm nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự

- Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật

Có thể khẳng định rằng những nguyên tắc của Luật Dân sự được thể hiệnđậm nét trong các chế định của phần một Bộ Luật Dân sự

1.Nhóm nguyên tắc thể hiện tính pháp chế

- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác

Nguyên tắc này đã được thể hiện trong chế định về quyền nhân thân Điều

26 - Bộ Luật Dân sự quy định: "Không ai được lạm dụng quyền nhân thân củamình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng quyền và lợi íchhợp pháp của người khác"

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

- Chế định giao dịch dân sự là chế định quán triệt nguyên tắc này rõ rệtnhất Một giao dịch dân sự có nội dung trái pháp luật đương nhiên là vô hiệu,một giao dịch dân sự không tuân thủ qi của pháp luật về hình thức có thể bị coi

là vô hiệu

- Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân

Chế định quyền nhân thân quy định: "Mọi người có nghĩa vụ tôn trọngquyền nhân thân của người khác".Quy định này chính là sự cụ thể hoá nguyêntắc trên

2.Nhóm nguyên tắc thể hiện bản sắc truyền thống dân tộc trong giao lưu dân sự.

- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức truyền thống dân tộc trong:

Chế định giao dịch dân sự đã đặt ra vấn đề giao dịch dân sự phải không trái phápluật và đạo đức xã hội Tôn trọng đạo đức xã hội là một điều kiện có hiệu lựccủa giao dịch dân sự

- Nguyên tắc hoà giải:

Trang 3

Chế định về thời hiệu quy định việc hoà giải có thể làm gián đoạn thờihiệu Điều đó có nghĩa Luật Dân sự rất coi trọng việc hoà giải trong các tranhchấp dân sự.

3.Nhóm nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự.

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Nguyên tắc này được thể hiện trong chi giao dịch dân sự Một điều kiện có hiệulực của giao dịch dân sự là mọi người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.Khi giao dịch dân sự được xác lập do cưỡng ép thì vô hiệu

- Nguyên tắc bình đẳng

chế định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân quyđịnh: "Mọi người có năng lực pháp luật dân sự như nhau" (khoản 2 Đ 46)

- Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối có thể toà án tuyên bố vô hiệu

- Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

Chế định đại diện quy định người có thẩm quyền đại diện, xác lập cácgiao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện thì phải chịu trách nhiệm thựchiện nghĩa vụ của mình với người giao dịch với mình về phần vượt thẩm quyền

đó, trừ trường hợp có quy định khác

Câu 3: Cho ví dụ minh hoà về áp dụng pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật.

Áp dụng pháp luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền căn cứ vào những tình tiết cụ thể của những sự kiện thực tế Căn

cứ vào những quy định của Luật Dân sự mà ra những quyết định phù hợp vớithực tế và những quy định của pháp luật

Ví dụ: Anh A đi biệt tích đã hai năm mà không có tin tức xác thực là cònsống hay đã chết Vợ anh A yêu cầu toà án tuyên bố anh A mất tích Toà ánnhân dân huyện đã ra quyết định tuyên bố anh A mất tích Quyết định của toà ánchính là biểu hiện của hoạt động áp dụng luật Ở đây toà án đã căn cứ vào Đ 88 -tuyên bố mất tích - BLDS 1995 để tuyên bố anh A mất tích

Việc áp dụng các quy pháp pháp luật của ngành luật khác đeer giải quyếtcác tranh chấp dân sự gọi là áp dụng tương tự pháp luật

Ví dụ: Anh A chết có một người phụ nữ là chị B đến nhận là vợ của anh A

và để đòi được hưởng di sản thừa kế của anh A Để xác định chị B có đúng là vợcủa anh A hay không thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào qducủa Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết Đây chính là trường hợp áp dụngtương tự pháp luật

Câu 4: Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật cho ví dụ minh họa?

Quan hệ pháp luật dân sự cũng giống như mọi quan hệ pháp luật khác đượcphát sinh thông qua các sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu,quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý Quan hệ pháp luật dân sự phátsinh thông qua các sự kiện pháp lý sau đây:

Trang 4

- Hành vi pháp lý: là loại sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh quan

hệ pháp luật dân sự Hành vi pháp lý có hai loại:

+ Hành vi hợp pháp: là những hành vi có chủ định của các chủ thể đượctiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, ví dụmột người ký hợp đồng mua bán làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người đóvới bên kia trong hợp đồng

+ Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quyếtđịnh của pháp luật và đạo đức xã hội Ví dụ: A đe doạ B buộc B phải xác lậpgiao dịch vô hiệu, A phải bồi thường thiệt hại cho B

- Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộcvào ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp

- Thời hạn là sự liên hệ pháp lý đặc biệt theo đó quan hệ pháp luật dân sựđược phát sinh

Ví dụ: A thoả thuận với B sẽ trả nợ trong thời hạn 1 tháng vào ngày cuốicùng của thời hạn (thời điểm kết thúc ngày cuối cùng) A phải trả nợ cho B

Câu 5: Phân tích sự hạn chế trong năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân Có ý kiến cho rằng cá nhân có năng lực pháp luật dân sự từ khi còn là thai nhi điều đó có đúng không, tại sao?

Sự hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân là có thựctrong pháp luật

Theo khoản 1 - Điều 16 - Bộ Luật Dân sự thì năng lực pháp luật dân sự của

cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền sử dụng và nghĩa vụ dân sự Năng lựcpháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định, Nhà nước không cho phépcông dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác trừtrường hợp pháp luật có quy định Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cánhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật

Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thể áp dụng đối vớimột số người nào đó:Tước quyền cư trú của công dân tại một địa điểm nhất định(cấm cư trú), quản chế… sự hạn chế này xét về bản chất không phải là hạn chếnăng lực pháp luật của công dân mà đó chỉ là tạm đình chỉ khả năng thực hiệnkhả năng hưởng quyền của công dân mà thôi Mặt khác việc hạn chế này cũngchỉ là đối với một số quyền và một số nghĩa vụ cụ thể không phải năng lực phápluật dân sự của công dân nói chung Việc hạn chế năng lực pháp luật không hiểu

là tước bỏ một quyền dân sự cụ thể:

Điều 19 - Bộ Luật Dân sự quy định: "năng lực hành vi dân sự của cá nhân

là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa

vụ dân sự " Để có thể tự mình xác lập , thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự bằng

Trang 5

hành vi của mình, thì cá nhân phải đạt đến sự trưởng thành nhất định về thể lực,trí lực biểu hiện cụ thể ở độ tuổi, khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành vi.

Độ tuổi, khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành vi chính là cơ sở để xácđịnh, hạn chế năng lực hành vi dân sự

Có thể khẳng định rằng ý kiến cho cá nhân có năng lực pháp luật dân sự từkhi còn là thai nhi là không đúng Xuất phát từ pháp luật thực định khoản 3-Đ

16 - Bộ Luật Dân sự: "Năng lực pháp luật dân sự của công nhân là có từ khingười đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" Như vậy, thời điểm phát sinhnăng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định bằng sự kiện một đứa trẻsinh ra ý kiến trên có lẽ xuất phát từ quy định tại khoản 1 - Đ 638 - BLDS :

"Người sinh ra còn và sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trướckhi người để lại di sản chết" thì vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết

để lại Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền (có khả năng hưởng quyền) nếunhư được sinh ra và còn sống Đây là một trường hợp ngoại lệ, một trường hợpđặc biệt để bảo vệ quyền lợi của thai nhi

ý kiến của cá nhân đã nêu còn sai nếu được nhìn nhận từ góc độ nội dungcủa năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Câu 6: Theo quy định của pháp luật dân sự thì những ai cần được giám hộ

và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có cần được giám hộ không những ai có khả năng trở thành người giám hộ và người đại diện.

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước (gọi là ngườigiám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc vàbảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên người bị bệnh tâmthần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vicủa mình (gọi là người được giám hộ)

Theo khoản 2 - Đ 67 - BLDS người được giám hộ gồm:

- Người chưa thành niên không còn cha mẹ không xác định được cha mẹhoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vidân sự bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹkhông có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và cha mẹ cóyêu cầu;

- Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức làmchủ được hành vi của mình

Khoản 3 - Đ 67 - BLDS cũng quy định: "Người dưới 15 tuổi được quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều này, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì phải có người giámhộ"

Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tántài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan, cơquan hoặc tổ chức hữu quan Toà án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự

Căn cứ vào các quy định về đối tượng được giám hộ người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự không có người giám hộ

Trang 6

Điều 69 - BLDS quy định người có đủ các điều kiện sau đây có thể làmngười giám hộ:

- Đủ 18 tuổi trở lên

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ

Phân biệt người giám hộ và người đại diện

Người giám hộ là người được pháp luật quy định hoặc được cử để thựchiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thànhniên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thứclàm chủ hành vi của mình

Người đại diện là người nhân danh một người khác gọi là người được đạidiện xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện vì lợi íchcủa người được đại diện

+ Phạm vi thẩm quyền: Rộng hơn

+ Trách nhiệm: Nếu có lỗi ngời giám hộ phải chịu trách nhiệm về hành vi

vi phạm pháp luật của ngời đợc giám hộ

+ Tư cách

Xét trong quan hệ với người được giám hộ

- Ng uời đại diện

+ Đối tượng: Cá nhân (người cha thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người có đủ năng lực hành vi dân sự)

Pháp nhân hộ gia đình, tổ hợp tác

+ Tài sản: Không đặt ra vấn đề quản lý tài sản của đợc đại diện

+ Phạm vi thẩm quyền: Hẹp hơn bị ràng buộc trong phạm vi thẩm quyềnđại diện

+Trách nhiệm: Không đặt vấn đề chịu trách nhiệm

+ Tư cách: Xét trong quan hệ với ngời đợc đại diện và người thứ ba

Câu 7: Địa vị pháp lý của cá nhân được quy định như thế nào trong BLDS?

Địa vị pháp lý của cnhadj quy định trong bds có thể được hiểu là tổng hợpcác quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân được quy định trong Bộ Luật Dân sự.Nội dung quyền và nghĩa vụ của người cá nhân

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tàisản

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản

- Quyền đối với họ tên, thay đổi họ, tên

- Quyền xác định dân tộc

Trang 7

- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự,nhân phẩm, uy tín;

- Quyền kết hôn, ly hôn

- Quyền bình đẳng của vợ chồng

- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con;

- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;

- Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Quyền tự do đi lại, cư trú

- Quyền lao động

- Quyền tự do kinh doanh

- Quyền tự do sáng tạo

*Quyền nhân thân gắn với tài sản

- Quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, kỹthuật

-Quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãnhiệu hàng hoá

* Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản

Cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của mình Tài sản thuộc

sở hữu của cá nhân bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành nhà ở, tư liệusản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác Tàisản thuộc sở hữu của cá nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị trừ nhữngtài sản không thuộc sở hữu của cá nhân

Cá nhân có quyền để lại thừa kế , hưởng di snr thừa kế theo dic chúc hoặctheo pháp luật

* Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ các quan

hệ đó

Để tham gia vào các quan hệ dân sự cá nhân phải có năng lực pháp luật dân

sự và năng lực hành vi dân sự Tham gia vào các quan hệ dân sự là cơ sở quantrọng nhất để phát sinh các nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ dân sự còn phát sinh từcác căn cứ khác như bồi thường thiệt hại

Cá nhân phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự, nếu không sẽ phảigánh chịu những hậu quả pháp lý bất lị - trách nhiệm dân sự

Nhình chung BLDS đã quy định dầy đủ và toàn diện về địa vị pháp lý của

cá nhân tạo điều kiện để cá nhân tham gia vào các giao lưu dân sự, kết hợp hàihoà được các lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng

Câu 8: Tại sao nói hộ gia đình là chủ thể hạn chế của Luật Dân sự

Trước khi BLDS ra đời (được QH thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực

từ ngày 1/7/1996 trong các văn bản với tư các nguồn của Luật Dân sự chỉ có cánhân và pháp nhân được coi là chủ thẻ của Luật Dân sự Nhưng đến BLDS 1995lần đầu tiên họ gia đình và tôt hợp tác được xác định là chủ thể của Luật Dân sự.Tuy nhiên, hộ gia đình là chủ thẻ hạn chế của Luật Dân sự

Hộ gia đình là chủ thể hạn chế của Luật Dân sự vì sự hạn chế về năng lựcchủ thể của hộ gia đình Hộ gia đình với tư cách chủ thể không tham gia đầy đủ

Trang 8

vào mọi quan hệ dân sự mà chỉ tham gia đầy đủ vào mọi quan hệ dân sự mà chỉgia vào những quan hệ do pháp luật quy định Điều 116 - BLDS quy định)Nhànước hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kd\te chungtrong quan hệ sử dụng đát, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vàtrong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thểtrong các quan hệ dân sự đó Nhà nước hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộcũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó Như vậy hộ giađình có năng lực chủ thể hạn chế và chỉ trong những quan hệ dân sự do Nhànước quy định, ấn định thì hộ gia đình mới có tư cách chủ thể của Luật Dân sự.

Câu 9: Để một tổ chức có tư cách của một pháp nhân thì tổ chức đó phải có điều kiện nào hãy phân tích yếu tố có tài sản độc lập của pháp nhân.

Điều 94 - BLDS quy định : một tổ chức được cộng nhận là pháp nhânkhicó đủ các điều kiện sau đây:

- Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặccông nhận

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

- Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằngtài sản đó

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Để pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản pháp nhân phải có tài sảncủa "riêng" mình Tài sản của pháp nhân phải là một khối thống nhất mà phápnhân có toàn quyền định đoạt phù hợp với điều lệ của pháp nhân phù hợp vớicác quy định của pháp luật

Trên cơ sở có tài sản riêng pháp nhân phải chịu trách nhiệm độc lập về tàisản Với ý chí riêng và hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của mình Pháp nhântham gia vào các quan hệ tsakhnh bằng tài sản của mình pháp nhân tự chịu tráchnhiệm do các hành vi của pháp nhân gây ra cho các chủ thể khác Cơ quan cấptrên không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân (ngay cả trường hợp pháp nhân

là các DNNN) và thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho phápnhân Pháp nhân không phải chịu trách nhiệm tài sản thay cơ quan cấp trên củapháp nhân chịu trách nhiệm thay cho Nhà nước (đối với các pháp nhân Nhànước)

Câu 10: Trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự điều kiện nào

là quan trọng nhất, tại sao?

Điều 131 - BLDS quy định: giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điềukiện sau đây

1.Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

2.Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội 3.Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

4.Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật

Trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì điều kiện ngườitham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện là điều kiện quan trọng nhất

Trang 9

Điều này được lý giải từ góc độ bản chất của giao dịch dân sự là thống nhấtgiữa ý chí và bày tỏ ý chí Tự nguyện là một trong nguyên tắc cơ bản của LuậtDân sự đã được quy định tại Điều 7 - BLDS "Tự do, tự nguyện cam kết, thoảthuận" Tự nguyện bao gồm hai yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.Không có (hoặc thiếu một trong hai yếu tố) cũng không có sự tự nguyện Sự tựnguyện là thuốc tính của giao dịch dân sự dù là hành vi pháp lý đơn phương hayhợp đồng dân sự.

Sự vi phạm nguyên tắc tự nguyện là cơ sở phổ biến nhất cho sự vô hiệu quảcủa giao dịch dân sự (đương nhiên vô hiệu hoặc có thể bị coi vô hiệu)

- Giao dịch vô hiệu do giả tạo

- Giao dịch dân sự vô hiệu được xác lập do nhầm lẫn

- Giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối đe doạ

Câu 11 Cho ví dụ về các trường hợp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không có sự tự nguyện

Ý chí các bên tham gia giao dịch dân sự và ảnh hưởng của nó đến giao dịchdân sự

Trong giao dịch dân sự việc hình thành ý chí chungcr các chủ thể phải biểuhiện sự tự nguyện của họ mà không bị ảnh hưởng bởi một áp lực nào từ bênngoài chủ thể

Có những trường hợp được giao kết nhưng không đúng với ý chí của cácbên hoặc một bên của giao dịch những giao dịch đó bị coi là vô hiệu

Giao dịch dân sự được xác lập do bị đe doạ, lừa dối

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm chobên kia hiểu sai lệch về chủ thể tính chất đối tượng hoặc nội dung của giao dịchnên đã xác lập giao dịch đó

Ví dụ: Người bán vật dùng các thủ đoạn mánh khoé làm cho người muahình dung sai là rất tốt nên mua phải giá đắt không đúng với giá trị thực tế củavật đem lại cho người bán món hời không chính đáng

Đe doạ trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia

sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thânthích

Ví dụ: A có một số vấn đề riêng tư muốn giữ bí mật B biết điều này và đedoạ A nếu không bán cho mình căn nhà với giá do B đặt ra B sẽ công bố các vấn

đề đó A quá sợ hãi mà phải giao hết giao dịch với B

Giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Ý chí của cácchủ thể tham gia giao dịch có ảnh hưởng quan trọng đến giao dịch

Ý chí của các chủ thể là nguyện vọng mong muốn chủ quan của con ngườiphụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của bản thân họ, đồng thời nó phải được thểhiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để cho các chủ thể khác có thểbiết được

Ảnh hưởng của ý chí đến giao dịch dân sự

Trang 10

Khi ý chí thực của các bên chủ thể không được phản ánh trong giao dịchdân sự thì giao dịch sẽ vô hiệu hoặc có thể bị coi là vô hiệu Đó là trường hợpcủa c giao dịch giả tạo, giao dịch tưởng tượng.

- Sự không thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí đó là trường hợp ý chí củachủ thể bị áp lực hoặc một tác động cụ thể nào đó mà không được biểu hiện rabên ngoài hoặc được biểu hiện ra bên ngoài nhưng sự biểu hiện đó không phùhợp với tính chất thực tế của giao dịch ý chí của chủ thể đã bị điều chỉnh bởimôi trường bên ngoài đem đến những hậu quả pháp lý là bị coi là vô hiệu

Câu 12: Đại diện là gì? BLDS quy định những loại đại diện nào?

Điều 148 - BLDS : đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhândanh một người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịchdân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện

BLDS quy định có hai loại đại diện: đại diện theo pháp luật và đại diệntheo uỷ quyền

- Đại diện theo pháp luật: là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quanNhà nước có thẩm quyền quyết định

Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên

+ Người giám hộ đối với người được giám hộ;

+ Người được toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vidân sự

+ Người đứng đầu pháp nhân theo điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

+ Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

+ Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác

+ Những người khác theo quy định của pháp luật

- Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữangười đại diện và người được đại diện

Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản

Người đại diện theo uỷ quyền:

+ Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổhợp tác cá thể uỷ quyền cho người khác theo quy định nhân danh mình xác lậpthực hiện giao dịch dân sự

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạnchế năng lực hành vi dân sự không được làm người đại diện theo uỷ quyền

Câu 13: Thời hạn là gì? nêu cách tính thời gian bằng giờ, ngày, tháng, năm theo quy định của BLDS cho ví dụ minh hoạ?

Điều158 - Luật Dân sự quy định: Thời hạn là một khoảng thời gian đượcxác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Thời hạn cụ thể xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm theo quy địnhcủa BLDS

1.Thời điểm bắt đầu thời hạn

Trang 11

- Khi thời hạn được tính bằng ngày thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm

đã xác định

- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiêncủa thời hạn không được tính mà tính kể từ ngày tiếp theo của ngày được xácđịnh

2.Thời điểm kết thúc thời hạn

- khi thời hạn được tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kếtthúc ngày cuối cùng của thơì hạn

- Khi thời hạn được tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kếtthúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn

- Khi thời hạn được tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc từ thời điểm kếtthúc này tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn nếu tháng két thúc thờihạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng củatháng đó Ví dụ: A vay nợ của B ngày 31/12/2002 và trực thuộc 2 tháng sẽ trả

nợ Như vậy ngày mà A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngày 28/2/2003

- Khi thời hạn được tính bằng năm thì thời hạn kết thúc ngày, tháng tươngứng của ngày cuối cùng của thời hạn

- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thìthời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉđó

Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng 12 giờ đêm củangày đó

Câu 14: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định trên căn cứ nào? Tại sao? Phân biệt năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân

sự của cá nhân.

Điều19 -BLDS quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năngcủa cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụdân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định trên các căn cứ: độtuổi, khả năng nhận thức và khả năng làm chủ hành vi của cá nhân Sở dĩ nănglực hành vi dân sự được xác định trên các căn cứ này bởi vì để cá nhân bằnghành vi của mình xác lập thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự cá nhân phải đạtđến sự phát triển nhất định về mặt thể lực và trí lực Sự phát triển nhất định vềmặt thể lực và trí lực được biểu hiện cụ thể qua độ tuổi, qua khả năng làm chủhành vi, khả năng nhận thức của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự còn đồng thời là năng lực chịu trách nhiệm dân sựthì chỉ trên cơ sở xác định độ tuổi, khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành

vi của cá nhân mới có thể đặt vấn đề truy cứu hay không truy cứu, truy cứu ởmức độ nào,

Phân biệt năng lực hành vi dân sự của cá nhân với năng lực pháp luật dân

Trang 12

1.Thời điểm phát sinh:

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không có ngay khi cá nhân sinh ra

mà phải đạt đến độ tuổi nhất định (6 tuổi) mới bắt đầu có năng lực hành vi dânsự

2.Tính chất

- Pháp luật ghi nhận mọi công dân có năng lực pháp luật dân sự như nhau.Khoản2-Điều16-BLDS "mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhaunghĩa là có tính bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự giữa các cá nhân"

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là cá nhân tự tạo ra quyền, tự tạo ranghĩa vụ, tự thực hiện các quyền và tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi củamình nên pháp luật không công nhận sự bình đẳng về năng lực hành vi Nănglực hành vi của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi khả năng nhận thức, khả nănglàm chủ hành vi

3.Vị trí, vai trò trong năng lực chủ thể

- Năng lực pháp luật dân sự là điều kiện "cần" để cá nhân tham gia vào cácquan hệ dân sự Năng lực hành vi dân sự là điều kiện đủ

- Năng lực pháp luật dân sự mới là khả năng hưởng quyền còn năng lựchành vi dân sự là "cầu nối" giữa năng lực pháp luật dân sự và quyền dân sự hiệnthực hoá các nội dung của năng lực pháp luật dân sự

Câu 15: Anh (chị) hãy phân tích các hình thức sở hữu đang tồn tại ở nước

ta hiện nay Cho biết tài sản của các Công ty cổ phần, tài sản chuyên của vợ chồng, tài sản của hộ kinh tế cá thể thuộc hình thức sở hữu nào? tại sao?

Các hình thức sở hữu đang tồn tại ở nước ta theo quy định của BLDS :

- Sở hữu toàn dân

- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

- Sở hữu tập thể

- Sở hữu tư nhân

- Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

- Sở hữu hỗn hợp

- Sở hữu chung

1.Sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu mà trong đó Nhà nước CHXHCNViệt Nam thực hiện quyền, chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dânChính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vàtiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu

mà các chủ thể khác không có quyền sở hữu (đất đai, rừng, núi, sông hồ) Nhànước giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho các doanh nghiệp Nhà nước, cơquan Nhà nước, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng đúng mục đích theo quy địnhcủa pháp luật đối với tài sản được giao Nhà nước thực hiện việc quyền kiểm tra,giám sát, việc quản lý sử dụng tài sản đó

2.Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của cả tổchức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ

Tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hình thành từ:-Nguồn đóng góp của các thành viên

Trang 13

-Được cho, tặng chung

-Các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật

Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước chuyển giao quyền sởhữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì trở thành tài sản thuộc sởhữu của tổ chức đó (* *)

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổchức chính trị-xã hội quản lý thì không thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổchức chính trị-xã hội đó (*)

Việc quản lý, khai thác công dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải tuân theo pháp luật và phù hợp vớimục đích hoạt động được quy định trong điều lệ

3.Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể

ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất,kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ theonguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ cùng quản lý và cùng hưởng lợi.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể phải tuântheo pháp luật, phù hợp với điều lệ của thực tế đó Còn quyền định đoạt với tàisản đó thuộc về đại hội xã viên, người đại diện hợp pháp và tập thể thực hiệnquyền sở hữu trong khuôn khổ các quy định và điều lệ

4.Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tưnhân

Sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị

5.Sở hữu của tổ chức xã hội - tổ chức xã hội nghề nghiệp

Việc quản lý, khai thác công dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải tuân theo pháp luật và phù hợp vớimục đích hoạt động được quy định trong điều lệ

6.Sở hữu hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc cácthành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh trên lợi nhuận.7.Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Việc chiếmhữu, sử dụng định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phụ thuộc vào ý chí tất cả cácchủ sở hữu chung trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy địnhkhác

Xét về phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu chung Luật Dân sự phânbiệt sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó quyền sở hữu củamỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung

Sở hữu chuyên gia hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sởhữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia

và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia

Tài sản của Công ty cổ phần thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp vì chủ sở hữutài sản của các Công ty cổ phần có thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.Nhà nước, tập thể, tư nhân trong nước, ngoài nước

Trang 14

Tài sản chung của vợ chồng là thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất cóthể phân chia Vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau đối với tài sản chung Tàisản chung đó có thể phân chia theo thoả thuận hoặc quyết định của toà án.

Tài sản của hộ kinh tế cá thể thuộc hình thức sở hữu tư nhân Một hộ kinh

tế cá thể luôn có một chủ hộ kinh doanh, đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhànước có thẩm quyền, quản lý toàn bộ tài sản

Câu 16: Phân biệt sở hữu hỗn hợp và sở hữu chung Nêu khái niệm sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung ?

*Khái niệm Sở hữu hỗn hợp

Sở hữu hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh trên lợi nhuận

*Khái niệm Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Việc chiếmhữu, sử dụng định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phụ thuộc vào ý chí tất cả cácchủ sở hữu chung trừ trờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy địnhkhác

Xét về phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu chung Luật Dân sự phânbiệt sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó quyền sở hữu củamỗi chủ sở hữu đợc xác định đối với tài sản chung

Sở hữu chuyên gia hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sởhữu của mỗi chủ sở hữu không đợc xác định đối với tài sản chung

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia

và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia

So sánh Sở hữu hỗn hợp và Sở hữu chung

Trang 15

- Mỗi một đồng chủ sở hữu trong SHC có vị trí độc lập và tham gia vàoquan hệ pháp luật dân sự với t cách là một chủ sở hữu độc lập

- Quan hệ hợp tác bình đẳng thoả thuận

Câu 17: Thế nào là thừa kế - thế vị trong trường hợp bố và ông nội cùng chết trong một tai nạn máy bay thì cháu có được thay cha nhận thừa kế của ông để lại không?

Thế vị là việc con (hoặc cháu) được thay vào vị trí của bố mẹ (hoặc ông bà)

để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố (mẹ) chết trước ông(bà) hoặc ông (bà) chết trước cụ

Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặcông, bà mình) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản vớinhững người thừa kế khác

"Trong trường hợp ông (bà và bố (mẹ) chết cùng thời điểm thì cháu vẫnđược thừa kế của ông (bà) bởi nếu bố (mẹ) của cháu còn sống sẽ được hưởngphần thừa kế"

Như vậy, trường hợp ông và bố cùng chết trong một tai nạn máy bay thìcháu được thay cha nhận thừa kế của ông để lại

Câu 18: BLDS quy định như thế nào về chuyển quyền sử dụng đất và đối tượng được chuyển quyền sử dụng đất.

Chuyển quyền sử dụng đất là một quan hệ pháp luật dân sự nhằm làm phátsinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình và tổ chứctrong quá trình thực hiện quyền sử dụng đất

Theo quy định của BLDS tại Điều 691 thì có 5 hình thức chuyển quyền sửdụng đất cụ thể là:

- Chuyển đổi quyền sử dụng đất

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai

- Trong thời hạn còn được SDĐ

Trang 16

- Được phép chuyển quyền SDĐ theo quy định của BLDS và pháp luật đấtđai.

- Đất không có tranh chấp

Khi chuyển quyền SDĐ các bên phải làm những thủ tục:

- Ký kết hợp đồng giữa các bên (đối với hình thức chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, thế chấp quyền SDĐ) Hợp đồng chuyển quyền SDĐ phảiđược lập thành văn bản có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền

- Đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

+ Thủ tục chuyển đổi quyền SDĐ ở nông thôn làm tại UBND xã; ở đô thịlàm tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Thủ tục chuyển nhượng quyền SDĐ ở nông thôn làm tại UBND huyện, ở

đô thị làm tại UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương

+ Đối với thừa kế quyền SDĐ thì việc sang tên chuyển quyền sử dụng đát

từ người chết cho người sống, nộp lệ phí trước bạ tại nơi cấp GCN quyền SDĐđó

Đối tượng được chuyển quyền SDĐ: khoản 1 - Điều 695 - BLDS : chỉngười sử dụng đất mà pháp luật cho phép chuyển quyền SDĐ mới có quyềnchuyển quyền SDĐ cụ thể là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có quyền SDĐ và có

đủ điều kiện chuyển quyền

Câu 19: Thế nào là giao dịch dân sự Phân biệt hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương.

Điều130 - BLDS quy định: Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơnphương hoặc hợp đồng dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồngcủa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác nhằm phát sinh thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của mộtbên nhằm là phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của hai haynhiều bên nhằm là phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.Phân biệt hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng dân sự trên một số tiêuchí cơ bản sau đây:

1.Ý chí chỉ tiêu

- Giao hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên

- Hợp đồng dân sự bao giờb cũng là sự thể hiện ý chí và thống nhất ý chícủa ít nhất hai bên

2 Điều hiện có hiệu lực

- Hành vi pháp lý đơn phương có hiệu lực hay không có hiệu lực nhiều khicòn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ý chí của một bên khác theo những yêu cầu, điềukiện thực hiện mà một bên đưa ra

- Một hợp đồng dân sự hợp pháp có hiệu lực thực hiện đối với tất cả cácbên tham gia hợp đồng

3.Các biện pháp bảo đảm thực hiện

- Hành vi pháp lý đơn phương không có biện pháp bảo đảm thực hiện

- Hợp đồng dân sự có biện pháp bảo đảm được quy định trong hợp đồng

Trang 17

2.Yêu cầu về nội dung hợp đồng dân sự: Nội dung hợp đồng dân sự khôngđược trái pháp luật và đạo đức xã hội Để hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luậtthì mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không được trái pháp luật và đạođức xã hội, cụ thể là không vi phạm vào điều cấm của pháp luật không xâmphạm quyền và nghĩa vụ hợp đồng của người khác, của Nhà nước, xã hội.Những hợp đồng nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái pháp luật là những hợpđồng có mục đích và nội dung không hợp pháp vì thế không làm phát sinh hiệulực pháp luật của hợp đồng đó.

3.Yêu cầu về ý chí của người tham gia hợp đồng Người tham gia hợp đồnghoàn toàn tự nguyện bao gồm 2 yếu tố tạo thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.Không có hoặc thiếu một trong hai yếu tố đó hoặc không thống nhất giữa haiyếu tố cũng không thể có sự tự nguyện

4.Yêu cầu về hình thức hợp đồng: Hính thức của hợp đồng phải phù hợpvới quy định của pháp luật

Câu 21 Tại sao nói quyền sở hữu là chế định truyền thống trung tâm của LDS Quyền sở hữu được xác lập trên những căn cứ nào Cho ví dụ minh hoạ?

Với ý nghĩa là một chế định pháp luật, quyền sở hữu là tổng hợp các quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ giữa người với người

về việc chiếm hữu và định đoạt tài sản

Quyền sở hữu là chế định truyền thống, trung tâm của LDS bởi các cơ sởcăn bản

- Là một chế định pháp luật, quyền sở hữu ra đời từ khi có Nhà nước và nó

là chế định hiện diện đầu tiên ở tất cả BLDS của các quốc gia trên thế giới dù là

ở thời cổ đại hay hiện đại: Bộ Luật Dân sự La Mã, Bộ Luật Dân sự Pháp…

- Ở Việt Nam, ngày sau khi giành được chính quyền, chính quyền nhân dân

đã quan tâm ngay đến vấn đề sở hữu, ra sắc lệnh bãi bỏ các hình thức sở hữu củachế độ thực dân phong kiến Từ đó đến nay chế định về sở hữu không ngừngđược hoàn thiện và phát triển

Trang 18

- Chế định quyền sở hữu chi phối mạnh mẽ các chế định khác của Luật Dân

sự Quyền thừa kế là chế định có cơ sở từ quyền sở hữu Vấn đề sở hữu quyếtđịnh đến việc thực hiện các quan hệ pháp luật dân sự, đến việc tham gia vào cáchợp đồng dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự

Quyền sở hữu được xác lập dựa trên các căn cứ sau đây:

1.Quyền sở hữu được xác lập dựa trên căn cứ hợp đồng dân sự hoặc giaodịch một bên Hợp đồng dân sự là thoả thuận giữa các bên theo đó làm dịchchuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác Ví dụ: Abán cho B một căn nhà kể từ thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực căn nhàtrên thuộc quyền sở hữu của B

Quyền sở hữu cũng được xác lập đối với tài sản chủ thể nhận từ tài sảnthừa kế theo di chúc Tài sản trong hứa thưởng, các cuộc thi giải cũng là căn cứxác lập quyền sở hữu

2.Quyền sở hữu xác lập trên căn cứ pháp luật

- Di sản thừa kế theo pháp luật Ví dụ: A được chia di sản thừa kế theohàng thừa kế thứ nhất thì di sản được chia cho A thuộc quyền sở hữu của A

- Quyền sở hữu xác lập đối thu nhập hợp pháp có được do hoạt động sảnxuất, kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm có thu nhập đó Ví dụ: A bán toàn bộ

cá trong vụ cá được 100 triệu đồng từ thời điểm nhận tiền thanh toán A có quyền

sở hữu số tiền đó

- Xác lập quyền sở hữu do các sự kiện sáp nhập trộn lẫn, chế biến tạo nên

sự hợp nhất tài sản của nhiều chủ sở hữu Ví dụ: A và B cùng góp mỗi người 50triệu đồng để mua một ô tô tải A và B là đồng chủ sở hữu đối với ô tô này

- Xác lập quyền sở hữu do sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc

do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên

- Xác lập quyền sở hữu do sự kiện gia súc, gia cầm bị thất lạc vật nuôi dướinước bị thất lạc Ví dụ: A bắt được một con bò lạc, sau sáu tháng kể từ ngày bắtđược A có quyền sở hữu nếu như đã thông báo công khai chiếm hữu liên tục.3.Quyền sở hữu tài sản được xác lập theo những căn cứ khác

- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi có các điều kiện do pháp luật quyđịnh Người chiếm hữu, người được quyền lợi về tài sản không có căn cứ phápluật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với độngsản, 30 năm đối với BĐS thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắtđầu chiếm hữu Tuy nhiên quy định về thời hiệu không áp dụng đối với ngườichiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân

- Xác lập quyền sở hữu thông qua phán quyết của Toà án hoặc quyết địnhcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Ví dụ: việc chia tài sản theo quyết định lytâm của Toà án…

Câu 22 Phân biệt thừa kế theo di chúc với thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp nào được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Tại sao?

Thừa kế theo di chúc

-Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản thừa kế của ngời đã chếtcho những ngời còn sống thể hiện trong di chúc mà họ để lại

Trang 19

* Sự dịch chuyển quyền sở hữu :Di sản được dịch chuyển theo ý chí của cánhân thể hiện trong di chúc

* Người thừa kế:

+ Người được chỉ ra trong di chúc hợp pháp không kể quan hệ thân thuộc,

họ hàng hay không

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức

* Trình tự áp dụng: Thừa kế theo di chúc đợc thực hiện trớc

Thừa kế theo pháp luật

- Thừa kế theo pháp luật là phơng thức dịch chuyển tài sản từ ngời đã chếtcho ngời khác còn sống khác theo hàng thừa kế điều kiện và trình tự thừa kế màpháp luật đã quy định

* Sự dịch chuyển quyền sở hữu: Dịch chuyển theo quy định của pháp luật

là sự phóng đoán ý chí của ngời để lại di sản

Điều 672 - BLDS quy định "Những người sau đây vẫn được hưởng phần

di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như disản chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho

di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ lànhững người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyềnhưởng di sản theo quy định tại điều 645 hoặc khoản 1 điều 646 của Bộ Luật này.1.Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

2.Con đã thành niên mà không có khả năng lao động"

Pháp luật quy định những trường hợp trên được hưởng thừa kế không phụthuộc vào di chúc vì rõ ràng đây là những người thân thiết nhất của người chếtcần được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và pháp luật không cho phép người đểlại di sản trốn tránh trách nhiệm của mình đối với người đó

Câu 23 Phân tích các khái niệm hợp đồng Dân sự, nghĩa vụ Dân sự, trách nhiệm Dân sự, mối quan hệ giữa các khái niệm, cho ví dụ minh hoạ.

Nghĩa vụ Dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiềuchủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làmmột việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).Nghĩa vụ Dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự Nó có đầy đủ cả 3 yếutố: Chủ thể, khách thể, và nội dung quan hệ

- Chủ thể của nghĩa vụ dân sự là những người mà giữa họ tồn tại một quan

hệ nghĩa vụ Các chủ thể của nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cá nhân, Pháp nhân, Hộgia đình, Tổ hợp tác, Nhà nước CHXHCNVN

+ Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự có thể có nhiều người tham gia nhưngphải có ít nhất là 2 người chia làm 2 bên chủ thể có quyền lợi đối lập

+ Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ đối nhân

Trang 20

- Khách thể của nghĩa vụ dân sự là hành vi mà quyền yêu cầu của chủ thểquyền và nghĩa vụ của chủ thể nghĩa vụ nhằm vào.

Trong khách thể của nghĩa vụ dân sự thì đối tượng là quan trọng Đối tượngcủa nghĩa vụ dân sự là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm

Đối tượng của nghĩa vụ phải có các điều kiện:

- Đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ định chính xác

- Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch được và những công việc có thểthực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đốitượng của nghĩa vụ dân sự

2.Hợp đồng dân sự

Là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứtquyền nghĩa vụ dân sự

Các yếu tố cốt lõi của hợp đồng dân sự

- Sự thoả thuận của các bên

- Nhằm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định đó là sự phát sinh, thayđổi hoặc chấm dứt những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa hai bên

- Nội dung của hợp đồng dân sự chính là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ

mà các bên đã thoả thuận để liên kết các chủ thể lại với nhau, nó được thể hiện

cụ thể bằng các điều khoản trong hợp đồng

Hợp đồng dân sự có thể xác lập bằng các hình thức khác nhau tuỳ theo tínhchất, nội dung của hợp đồng

Các khái niệm trên có mối quan hệ mật thiết với nhau

- Hợp đồng dân sự là căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ dân sự trong các căn cứlàm phát sinh nghĩa vụ dân sự thì hợp đồng dân sự là căn cứ phổ biến nhất Vídụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán tài sản Khi hợp đồng có hiệu lực A cónghĩa vụ giao tài sản đã thoả thuận cho B; B có nghĩa vụ thanh toán tiền

- Nghĩa vụ dân sự là cơ sở để tồn tại hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự là

sự thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa

vụ của các bên Như vậy nghĩa vụ là thành tố để cấu thành nên hợp đồng

- Trách nhiệm dân sự đóng vai trò như một phương tiện bảo đảm bằng phápluật, bằng Nhà nước cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân

sự Nó sẽ xuất hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng dân sự

Trang 21

Câu 24 Nêu khái niệm hợp đồng dân sự Phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh, thayđổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Để phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế chúng ta phải xác địnhnội hàm của khái niệm

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa cácbên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ,nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mụcđích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng

và thực hiện kế hoạch của mình Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đíchkinh doanh kiếm lời

Chúng ta có thể phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế trên một

số tiêu chí cơ bản

1.Chủ thể hợp đồng

- Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của Luật Dân sự: Cá nhân,pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

- Chủ thể của hợp đồng kinh tế chủ yếu là các pháp nhân Trong mối quan

hệ hợp đồng kinh tế có ít nhất một bên phải là pháp nhân còn bên kia có thể làpháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Quanđiểm nhiều Luật gia cho rằng cơ sở để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồngkinh tế mà chủ thể tham gia Nếu một hợp đồng chủ thể là 2 doanh nghiệp thìhợp đồng đó là hợp đồng kinh tế

2.Mục đích xác lập, thực hiện hợp đồng

Mục đích của việc xác lập, thực hiện hợp đồng chính là lợi ích mà các bênmong muốn đạt được khi tham gia hợp đồng

Mục đích của hợp đồng dân sự là mục đích tiêu dùng (chủ yếu)

Mục đích của hợp đồng kinh tế là sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận

Câu 25 So sánh nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự.

Trình bày khái niệm nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự

- khái niệm nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ Dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiềuchủ thể (gọi là ngời có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không đợc làmmột việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là ngời có quyền).Nghĩa vụ Dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự Nó có đầy đủ cả 3 yếutố: Chủ thể, khách thể, và nội dung quan hệ

- khái niệm trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính chất cỡng chế đợc áp dụngnhằm khôi phục tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm tráchnhiệm dân sự xuất hiện khi có hành vi vi phạm pháp luật mà biểu hiện cụ thể làkhông thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của ngời cónghĩa vụ dân sự Trách nhiệm dân sự chủ yếu thể hiện tồn tại chủ yếu dới hìnhthức phạt và bồi thờng thiệt hại

So sánh hai khái niệm:

Trang 22

1.Giống nhau:

- Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, nghĩa

là nó có đầy đủ các yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung quan hệ

- Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự đều xác định rõ chủ thể quyền,chủ thể nghĩa vụ

- Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

- Thực hiện công việc không có uỷ quyền

- Trách nhiệm dân sự luôn phát sinh trên cơ sở hành vi vi phạm pháp luật,

Trách nhiệm dân sự là quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể vi phạmpháp

Câu 26 Phân biệt trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

1 Chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ

- Trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh trong trường hợpgiữa hai bên có quan hệ nghĩa vụ, một bên do không thực hiện, thực hiện khôngđúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của bênkia

- Trách nhiệm dân sự ngoại hợp đồng người chịu trách nhiệm dân sự làngười có hành vi vi phạm pháp luật không có quan hệ nghĩa vụ, quan hệ hợpđồng đã được xác định trước

2 Cơ sở phát sinh

Trang 23

- Trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở vi phạmnghĩa vụ hợp đồng.

- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở vi phạm phápluật

- Hộ gia đình tham gia vào quan hệ sử dụng đất vay vốn Ngân hàng để sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Năng lực chủ thể của pháp nhân có thể thay đổi theo mục đích hoạt động

Câu 28: Trình bày khái niệm và đối tượng của nghĩa vụ dân sự nghĩa vụ dân sự phát sinh và chấm dứt trong những trường hợp nào?

* Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặcnhiều chủ thể (gọi là người có nghịa vụ ) phải làm một công việc hoặc khôngđược làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiêù chủ thể gọi khác (gọi làngười có quyền)

Theo luật dân sự thì đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản (gồmvật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản); côngviệc phải làm và công việc không phải làm

Đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ định đích xác

Trang 24

Đối tượng phải là những tài sản có thể đem giao dịch được hay những côngviệc có thể thể hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.Nghĩa vụ dân sự phát sinh dựa trên những căn cứ ( Điều 286)

1.Hợp đồng dân sự:

2.Hành vi đơn phương: là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể vớimục đích là đổi lấy một hành vi hay một công việc cụ thể mà không cần bên kiaphải cam kết, nếu sự thể hiện ý chí đó có kèm theo một số điều kiện nhất định,thì chỉ khi nào những người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phátsinh nghĩa vụ giữa các bên

3.Chiếm hữu sử dụng, được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật

Loại nghĩa vụ hình thực từ căn cứ này xuất hiện khi có sự vắng mặt việcthoả thuận ý chí của cả hai bên, cả bên có quyền lẫn bên có nghĩa vụ đều khôngthể hiện ý chí và không có cơ sở pháp lý cho bên có nghĩa vụ hưởng thụ các lợiích mà bên có nghĩa vụ có được ( Ví dụ: mua nhầm tài sản do kẻ trộm bán lại)nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh kể

từ khi người được lợi có khoản lợi đó trong tay Từ thời điểm đó biết hoặc biétviệc được lợi, thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình thu được

4.Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật: loại nghĩa vụ phát sinh từ căn cứnày còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi vì nó xuấthiện có sự vắng mặt ý chí của cả hai bên và hành vi làm phát sinh thiệt hại phải

là hành vi trái pháp luật (Ví dụ: Bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông do lái xephóng nhanh vượt ẩu)

5.Thực hiện công việc không có uỷ quyền: có thể nói thực hiên công việckhông có uỷ quyền là một dạng cụ thể của hành vi pháp lý đơn phương đó làviệc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng đã tự nguyện thựchiện công việc đó vì lợi ích của người khác khi người có công việc được thựchiện không biết hoặc biết mà không phản đối

6 Những căn cứ khác do pháp luật quy định

* nghĩa vụ dân sự chấm dứt dựa trên những căn cứ

BLDS từ điều 380-393 quy định căn cứ chấm dứt những vụ dân sự

1.nghĩa vụ được hoàn thành

2.Theo thoả thuận của các bên

3.Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ

4.nghĩa vụ được thay thế bằng những vụ dân sự khác

5.nghĩa vụ được bù trừ

6.Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một

7.những vụ dân sự chấm dứt khi thời hạn khởi kiện đã kết thức

8.nhữn vụ dân sự chấm dứt khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ chết

9.những vụ dân sự chấm dứt khi đối tượng là vật đặc dịnh không còn

10.chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản

Câu 29: Trách nhiệm dân sự là gì? phân biệt trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

* Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính chất cỡng chế đợc áp dụngnhằm khôi phục tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm trách

Trang 25

nhiệm dân sự xuất hiện khi có hành vi vi phạm pháp luật mà biểu hiện cụ thể làviệc không thực hiện.

* Trách nhiệm dân sự bao giờ cũng liên quan đến tài sản, cụ thể là bên viphạm nghĩa vụ phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích v/c nhất định.1.Chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ

- Trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh trong trường hợpgiữa hai bên có quan hệ nghĩa vụ, một bên do không thực hiện, thực hiện khôngđúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của bênkia

- Trách nhiệm dân sự ngoại hợp đồng người chịu trách nhiệm dân sự làngười có hành vi vi phạm pháp luật không có quan hệ nghĩa vụ, quan hệ hợpđồng đã được xác định trước

+ Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

- Bồi thờng thiệt hại

+có hành vi trái pháp luật chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ

áp dụng đối với ngời thực hiện hành vi đó, cụ thể là khi bên có nghĩa vụ khôngthực hiện, không đúng, không đầy đủ thì phải bồi thờng thiệt hại vì đó là nhữngcông việc phải làm mà các bên đã cam kết với nhau hoặcdo pháp luật xác định

và bảo vệ

+ Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: Đây là yếu tố bắt buộc để xem xét tráchnhiệm bồi thờng Thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự trên thực tế baogồm:

- Tài sản bị h hỏng mất mát

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế

- Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại thực tế xảy ra vàchỉ khi thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm thì ngời vi phạmmới phải gánh chịu trách nhiệm bình thờng

Trang 26

+ Lỗi của người vi phạm: là một trong những căn cứ cơ bản để xem xéttrách nhiệm dân sự Lỗi được hiểu là việc một người có năng lực hành vi dân sựđầy đủ, tức là có khả năng hiều và làm chủ hành vi mà vẫn thực hiện hành vi viphạm pháp luật thì được coi là có lỗi ( Lỗi cố ý và lỗi vô ý) + Trách nhiệm bìnhthường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi gây ra những thiệthại về vật chất lẫn tinh thần phải là hành vi trái pháp luật chủ thể gây ra thiệt hại

lẽ ra không đợc thực hiện hành vi đó nhng lại cố tình thực hiện hoặc vô ý thựchiện có những hành vi tuy gây ra thiệt hại cho những ngời khác nhng lại khôngphải chịu trách nhiệm dân sự bởi vì ngời đó thực hiện những hành vi này theomệnh lệnh của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền

- Có thiệt hại xảy ra:

+ Thiệt hại về tính mạng sức khoẻ dẫn đến thiệt hại về vật chất

+ Thiệt hại về danh dự nhân phẩm thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, vậtchất

+ Thiệt hại về tài sản

+ Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tếxảy ra thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi trái pháp luật, ngợc lại hành vitrái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp chủ yếu dẫn đến hậu quả là thiệt hại.Định nghĩa: Trách nhiệm bồi thờng ngoài hợp động: Trách nhiệm bồi thờngthiệt hại ngoài hợp đồng chính là hậu quả vật chất bất lợi mà Nhà nớc buộc cácbên có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại phải gánh chịu, biểu hiện cụ thể bằngviệc bên gây thiệt hại phải bồi thờng thiệt hại một khoản tiền hay tài sản nhấtđịnh theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của hai bên

Mục đích của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là để tạo điều kiện chongời có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đợc khôi phục lại tình trạng ban đầu củatài sản hoặc đối với những lợi ích không thể khôi phục đợc (danh dự, nhânphẩm) thì đợc bù đắp phần nào những tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra

Cấu 30: Di chúc là ? Người nào có quyền lập di chúc, người lập di chúc có quyền gì?

* Di chúc là việc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết

* Người có quyền lập di chúc:

Người lập di chúc là người thông qua di chúc định đoạt tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết Người lập di chức phải là người có đầy đủ các điềukiện lập di chúc theo quy định của pháp luật

- Người đã thành niên, không măc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác màkhông thể nhận thức hoặc làm chủ đựơc hành vi của mình

- Người đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặcngười giám hộ đồng ý Việc đồng ý này là cần thiết nhưng việc đồng ý chỉ trongviệc lập di chúc chứ không phải nội dung di chúc vì họ có quyền định đoạt tàisản riêng của họ, nhưng việc định đoạt đó không được trái pháp luật và đặc điểm

xã hộin

* Người lập di chức có quyền

Trang 27

1.chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản thừa kế Họ có quyền

để lại tài sản cho bất cứ cá nhân cơ quan tổ chức nào, ở diện trong hay ngoàidiện thừa kế Có thể truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theopháp luật mà không cần nêu rõ lý do của việc truất quyền đó Có thể chỉ rõ tênngười bị truất quyền thừa kế hoặc in lặng bỏ qua bằng cách định đoạt toàn bộ tàisản của mình cho người khác mà bỏ quên người trong diện thừa kế

2.phân định phần di sản cho từng người thừa kế Có thể chỉ định ngườithừa kế và tài sản cụ thể mà họ được hưởng, có thể chỉ định phần mà người thừa

kế được hưởng trong tổng số di sản nếu họ chỉ định những người thừa kế màkhông nói rõ phần họ được hưởng thì các phần của những người thừa kế nàyđược sang đoán lên bằng nhau

3.Dành một phần tài sản trong khối di sản để đi tặng thờ cúng

4.giao nghĩa vụ cho ngưởi thừa kế trong phạm vi di sản người thừa kếphải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người để lại di sản thừa kế đã giao trong phạm

vi di sản đã nhận

5.chỉ định người di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản

6.người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

Câu 31: Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cá nhân cần có những điều kiện gì, nội dung những điều kiện đó đợc quy định nh thế nào trong BLDS

* Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội đợc các quy phạm pháp luật dân sựđiều chỉnh, trong đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng vềđịa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ các bên đợc Nhà nớc bảo đảm thực hiện thôngqua các biện pháp cỡng chế mang tính chất tài sản

* Cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luận dân sự phải đảm bảo điềukiện:

1 năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyềndân sự và nghĩa vụ dân sự Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân baogồm: Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản' quyền nhan thân không gắnliền với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó ( Điều

17 mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự nh nhau Năng lực pháp luậtdân sự của cá nhân phát sinh từ khi ngời đó sinh ra và chấm dứt khi ngời đóchết Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trờng hợp

đó pháp luật quy định ( ví dụ có bản án của toà án cấm một ngời c trú ở một địaphơng trong một thời gian nhất định, hoặc cấm làm một nghề trong một thờigian nhất định)

2 năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành

vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi dân sựcủa cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, thể chất của mỗi cá nhân do pháp luật quyđịnh ngời từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực dân sự , trừ trờng hợp mất năng lựchành vi dân sự ( nh ngời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thểnhận thức, làm chủ đợc những hành vi của mình ) hoặc hạn chế năng lực hành

Trang 28

vi dân sự (nh ngời nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đếnphá tán tài sản của gia đình )

Ngời cha đủ 6 tuổi thì không có năng lực hànhvi dân sự Mọi giao dịch dân

sự của ngời cha đủ 6 tuổi đều phải do ngời đại diện theo pháp luật xác lập thựchiện

Ngời từ đủ 6 tuổi đến cha đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự cha đầy

đủ, họ có quyền giao dịch dân sự nhng phải đợc ngời đại diện theo pháp luậtđồng ý, trừ những giao dich nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngay Riêngngời từ đủ 15 tuổi đến cha đủ 18 tuổi, nếu có tài sản riêng đủ để bảo đảm thanhtoán nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà khôngcần ngời đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trờng hợp pháp luật có quy địnhkhách

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

HĐ DS

Hành vi pháp lý đơn phơng:việc những vụ có phát sinh hay khong phụthuộc vào việc tiếp nhận ý chí của bên kia theo đúng các yếu cầu và điều kiệnthực hiện mà 1 bên đề ra

- chiếm hữu, sử dụng, đợc lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:

việc chiếm hữu sử dụng không có căn cứ pháp luật do đó sẽ làm phát sinhmột quan hệ nghĩa vụ dân sự phải bồi thờng thiệt hại

- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

- Thực hiện công việc không có uỷ quyền

*Căn cứ chấm dứt:

- Nghĩa vụ đợc hoàn thành

- Theo thoả thuận của các bên

- Bên có quyềnm miễn cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ

Các điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể của luật dân sự

* Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

- NL Pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền vànghĩa vụ dân sự NL pháp luật dân sự có các đặc điểm:

+ Do nhà nớc quy định trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nóphụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội vào các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hộitại một thời điểm nhất định HT Kinh tế Xã hội khác nhau dẫn đến nhân lực phápluật dân sự khác nhau Cùng HT kinh tế xã hội nhng chế độ chính trị khác nhau,nhân lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau Một nớc nhng thờiđiểm khác nhau nhân lực pháp luật dân sự khác nhau

+ Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật Nhân lực pháp luậtdân sự của cá nhân không hạn chế bởi bất cứ lý do nào

+ Nhân lực pháp luật dân sự của cá nhân do nhà nớc quy định thì nhân lựcpháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật.+ Tính bảo đảm của nhân lực pháp luật dân sự Nhân lực pháp luật dân sựmới chỉ là khả năng để cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự để trở thành quyền

và nghĩa vụ cụ thể cần phải có điều kiện về chính trị kinh tế pháp lý

- Thời điểm bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Trang 29

" Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bắt đầu từ khi ngời đó sinh ra vàchấm dứt khi ngời đó chết".

- Nội dung Năng lực pháp luật dân sự

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tàisản

+ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế

+ Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và các quyền, nghĩa vụ phát sinh

từ quan hệ đó

* Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Điều 19BLDS: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cánhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự

Nh vậy năng lực pháp luật dân sự mới là khả năng, là tiền đề cá nhân cóquyền và nghĩa vụ dân sự; còn năng lực hành vi dân sự mới là khả năng thực tế

để các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự

- Căn cứ vào khả năng nhận thức, điều khiển hành vi pháp luật dân sự phânbiệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

+ Năng lực hành vi đầy đủ: từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Năng lực hành vi không đầy đủ: từ đủ 6 tuổi đến dới 18 tuổi

+ Không có năng lực hành vi: Ngời dới 6 tuổi

+ Mất năng lực hành vi; Toà án ra quyết định tuyên bố một ngời mất nănglực hành vi dân sự nếu nh ngời đó bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà họkhông thể nhận thức, làm chủ đợc hành vi của mình

+ Hạn chế năng lực hành vi: ngời nghiệm ma tuý và các chất kích thíchkhác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

Tóm lại, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân

là hai điều kiện tiên quyết để cá nhân có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luậtdân sự trong đó năng lực pháp luật dân sự là điều kiện cần còn năng lực hành vidân sự là điều kiện đủ để cá nhân tham gia các giao dịch dân sự

Câu 32: Theo quy định của pháp luật hiện hành việc tuyên bố công dân mất tích, công dân chết được thể hiện như thế nào Hậu quả pháp lý của quyết dịnh tuyên bố mất tích, tuyên bố chết

* Tuyên bố mất tích

Nếu một cá nhân vắng mặt ở nơi cứ trú không có tin tức gì trong thời giandài mà không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì ngời có quyền lợi liên quan

có quyền yêu cầu toà án tìm kiếm, tuyên bố chế

- Biệt tích đã 6 tháng thì ngời có quyền lợi ích liên quan có quyền yêu cầutoà án tìm kiếm và có biện pháp quản lý tài sản

- Biệt tích đã 2 năm thì có quyền yêu cầu toà án tuyên mất tích ( thời hạn 2năm tính từ ngày biết tin tức cuối cùng của ngời đó) Việc tuyên bố một ngờimất tích kéo theo những hậu quả pháp lý nhất định tài sản của ngời mất tích đ-

ợc quản lý theo quyết định của toà án nếu vợ hoặc chồng của ngời mất tích xin

ly hôn thì toà án xử cho ly hôn

* Tuyên bố chết:

Trang 30

Theo điều 91 BLDS toà án có thể tuyên bố một ngời đã chết trong bốn ờng hợp sau:

tr Sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật

mà vẫn không có tin tức là còn sống hay đã chết

- Biệt tích đã 5 năm và không có tin tức là còn sống hay đã chết

- Biệt tích sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tintức là còn sống

- Bị tai nạn hoặc thảm hoạ, hoặc thiên tai mà sau 1 năm kể từ ngày bị tainạn hoặc thảm hoạ đó xảy ra mà không có tin tức là còn sống

Khi quyết định của toà án tuyên bố một ngời đã chết có hiệu lực pháp luậtthì các quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của ngời

đó đợc giải quyết nh đối với một ngời đã chết Tài sản của ngời đó đợc giảiquyết theo pháp luật về thừa kế Vợ hoặc chồng của ngời đó có quyền kết hônvới ngời khác

Câu 33: Phân biệt năng lực chủ thể của cá nhân với pháp nhân, hộ gia đình.

* cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình là những chủ thể của quan hệ pháp luậtdân sự

- Cá nhân: là chủ thể đầu tiên, chủ thể quan trọng nhất của luật dân sự.Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: bắt đầu từ khi người đó sinh ra vàchấm dứt khi ngời đó chết Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân làthuộc tính gắn liền với cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời vàkhông chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản, khả năng nhận thức

- Năng lực pháp luật là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụdân sự phù hợp với hoạt động của mình Năng lực pháp luật dân sự của phápnhân phát sinh từ thời điểm cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ra quyết định thànhlập hoặc cho phép thành lập pháp nhân

- Hộ gia đình là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự chỉ là những hộ giađình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan

hệ sử đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ng nghiệp và trong một số lĩnhvực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định

- Hộ gia đình tham gia vào quan hệ sử dụng đất vay vốn Ngân hàng để sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp

2 Quá trình hình thành

- Năng lực chủ thể của cá nhân không đầy đủ khi được sinh ra, cụ thể là khisinh ra cá nhân chỉ có năng lực pháp luật mà chưa có NLHV

Trang 31

- Pháp nhân, hộ gia đình năng lực chủ thể có đầy đủ khi hình thành nănglực pháp luật và năng lực hành vi được hình thành đồng thời với nhau.

3.Tính ổn định

- Năng lực chủ thể của cá nhân được ổn định, xác định cụ thể không thayđổi

- Năng lực chủ thể của pháp nhân có thể thay đổi theo mục đích hoạt động

Câu 34: Đại diện là gi? có mấy loại đại diện, phạm vi thẩm quyền đại diện được phấp luật hiện hành quy định như thế nào?

Đại diện là việc một ngời (gọi là ngời đại diện) nhân danh một ngời khác(gọi là ngời đợc đại diện) xác lập thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vithẩm quyền đại diện

* Chế định đại diện có những đặc điểm:

- Chủ thể tham gia quan hệ đại diện bao gồm ngời đại diện và ngời đợc đạidiện Ngời đại diện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, còn ngời đợcđại diện có thể là cá nhân (bao gồm ngời không có năng lực hành vi, năng lựchành vi không đẩy đủ hoặc có năng lực hành vi đầy đủ) pháp nhân, hộ gia đình,

tổ hợp tác

* các loại đại diện:

- Đại diện theo pháp luật: là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quannhà nớc có thẩm quyền quyết định

+ Đại diện do pháp luật quy định những ngời đại diện theo pháp luật baogồm

 Cha mẹ đối với con vị thành niên

 Người đợc giám hộ với ngời giám hộ

 Người đợc toà án chỉ định đối với ngời bị hạn chế năng lực hành vi

 Người đứng đầu pháp nhân

 Chủ hộ gia đình với hộ gia đình

+ Là một giao dịch dân sự đợc xác lập theo ý chí của hai bên

+ Song song tồn tại hai mối quan hệ : quan hệ giữa ngời uỷ quyền với ngờiđợc uỷ quyền và quan hệ giữa ngời đợc uỷ quyền với ngời thứ ba

+ Người đại diện uỷ quyền phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dânsự

* Phạm vi thẩm quyền đại diện

Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ theo đó ngờiđại diện nhân danh ngời đại diện xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự với ng-

ời thứ ba

Trang 32

- Với loại đại diện theo pháp luật, thì ngời đại diện có thẩm quyền xác lậpthực hiện mọi hành vi giao dịch dân sự vì lợi ích của ngời đợc đại diện, trừnhững trờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Đại diện theo uỷ quyền thì phạm vi thẩm quyền đại diện đợc xác lập theovăn bản uỷ quyền

- Ngời đại diện chỉ đợc thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩmquyền đại diện Mọi giao dịch dân sự đợc xác lập, thực hiện vợt qua thẩm quyềnđại diện đều không làm phát sinh quyền nghĩa vụ dân sự đối với đại diện, trừ tr-ờng hợp đợc ngời đại diện chấp thuận

Câu 35: Trình bày khái niệm và đối tượng của nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ dân sự phát sinh và chấm dứt trong những trường hợp nào.

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiềuchủ thể ( gọi là người có nghĩa vụ ) phải làm một công việc hoặc không đượclàm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác ( gọi là người cóquyền)

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự chính là khách thể của nghĩa vụ dân sự Đốitượng là tài sản, công việc phải làm hoặc không làm

Đối tượng của nghĩa vụ có thể là tài sản hoặc hành vi nhưng phải có đầy đủcác điều kiện:

- Đối tượng của nghĩa vụ phải là hành vi hay tài sản được xác định rõ ràng

- Phải là hành vi tài sản mà pháp luật không cấm không trái đạo đức xã hội

Câu 36:Trình bày khái niệm và đặc điểm của pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân có phải là pháp nhân hay không ?

* Pháp nhân là một tổ chức có đầy đủ bốn điều kiện sau:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lậpđăng ký hoặc công nhạn:

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiêm băngtài sản đó

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân dân phải cónăng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự cảu pháp nhân là khả năngcủa pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ phù họp với mục đích hoạt động củamình năng lực pháp luật dẫn sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm cơ quannhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phápnhân

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào chứcnăng nhiệm vụ thẩm quyền cụ thể của từng pháp nhân năng lực pháp luật dân

sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm pháp nhân đó bị giải thể ( hoặc bịtuyên bố phá sản)

Câu 37: Khái niệm và đặc điểm của sở hữu:

Trang 33

- Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trình

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

Quan hệ SH tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa PL điều chỉnh

Nguồn lực và có hạn – nhu cầu là vô hạn, không có 1 các thức để quản lý(pháp luật điều chỉnh) thì sẽ loạn

Ví dụ:

- Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về tài sản Trong đó chỉ

rõ tài sản thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

Câu 38: Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu:

Hiểu theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định

đoạt tài sản được pháp luật điều chỉnh

- Hiểu theo nghĩa chủ quan: các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm

hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sởhữu hợp pháp của mình

Đặc điểm của quyền sở hữu:

- Đối tượng của quyền sở hữu là tài sản: giúp chúng ta phân biệt giữa

quyền sở hữu với quyền nhân thân

- Là một quyền tuyệt đối: suy ra từ quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: chủ

thể quyền xác định, chủ thể nghĩa vụ là tất cả chủ thể còn lại: quan hệ sở hữu,chủ thể có quyền sở hữu, các chủ thể còn lại tôn trọng quyền sở hữu Còn quyềntương đối: cả 2 bên chủ thể quyền và nghĩa vụ đều xác định từ trước: quan hệhợp đồng, bồi thường, trách nhiệm DS ngoài hợp đồng

- Là một quyền đối vật (vật quyền):

+ gắn liển với tài sản,

+ áp chế trên mọi chủ thể: mang tính chất độc quyền, xuất phát từ bản chấttài sản, cùng lúc sử dụng tài sản thì giá trị sử dụng sẽ giảm

+quyền truy đòi (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật),

+quyền loại trừ

* phân biệt với đối nhân (không gắn liền với tài sản), quyền yêu cầu, thựchiện trên người, ví dụ: cho vay tiền, phát sinh nghĩa vụ trả $

Các nguyên tắc của QSH:

- Quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được

pháp luật bảo vệ: khi bị vi phạm có quyền yêu cầu CQNN có thẩm quyền canthiệp, bảo vệ

- Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với

tài sản của mình: dựa trên quy định của pháp luật, ví dụ: trưng mua, trưng dụng

có bồi thường đều phải được pháp luật quy định và tuân theo trình tự thủ tục

- Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập; chấm dứt theo quy định của pháp luật

- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi của mình đối với tài sản, nhưng

không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

- Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình.

Trang 34

Câu 39: Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu:

- Khái niệm: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản Ví dụ:việc cầm nắm, chi phối, kiểm soát, thống kê, bảo quản, phân loại, dán nhãn, lưukho

- Chứng minh việc chiếm hữu thường dễ dàng hơn chứng minh quyền sởhữu Thông thường, đối với động sản, người chiếm hữu thường được suy đoán

là chủ sở hữu, đây là lý do ở một số nước người ta không thừa nhân chiếm hữu

+ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ phápluật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu thõa mãn một trong cáccăn cứ quy định tại điều 183 BLDS:

“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trườnghợp sau đây:

1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2 Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sựphù hợp với quy định của pháp luật;

4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai làchủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợpvới các điều kiện do pháp luật quy định;

5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạcphù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Câu 40: Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng:

Trang 35

+ Người được quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật

Mang tính chất độc quyền, các chủ thể khác không thể đồng thời sử dụngtài sản với chủ thể khác được

Ví dụ: Có 1 căn nhà đẹp, có vườn hoa đẹp Quyền sử dụng hoặc sở hữukhông bao hàm các quyền khác, không phải hữu hiệu trong tất cả các trườnghợp, như quyền quan sát Trong trường hợp này xây tường lên và bán vé vàoxem, thực hiện luật hợp đồng

Tranh chấp quyền sử dụng ở Úc: Bên cạnh trường đua ngựa có 1 nhà kếcận trường đua Ông chủ nhà này xây 1 căn nhà thật cao để quan sát, sau đó ôngnày thuê 1 đài phát thanh đến bình luận việc đua ngựa Hoạt động này ảnhhưởng quyền lợi đến trường đua 3 người bị kiện: chủ nhà, đài phát thanh vàphát thanh viên Lập luận: quyền quan sát là 1 quyền mang tính chất sở hữu, aimuốn sử dụng phải trả tiền Tuy nhiên Tòa án đã khẳng định không xâm phạmquyền sở hữu

Câu 41: Khái niệm và đặc điểm của quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền của các chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tàisản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó

Ví dụ: bán, tặng cho tài sản, vứt đi thùng rác

Người có quyền định đoạt tài sản:

+ Chủ sở hữu

+ Người được chủ sở ủy quyền định đoạt Phương thức định đoạt phải phùhợp ý chí của chủ sở hữu

Ví dụ: được ủy quyền bán nhà 500tr, không thể bán 400tr

+ Người được quyền địn đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

è phải theo quy định pháp luật, không ảnh hưởng lợi ích của Nhà nước và

XH, trình tự thủ tục phải theo quy định pháp luật Ví dụ bán nhà phải vó hợpđồng lập thành văn bản và có công chứng

Câu 42: Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dụng luật dân sự:

Điều 183 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trườnghợp sau đây:

1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2 Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sựphù hợp với quy định của pháp luật; (phù hợp ý chí của chủ sở hữu) Ví dụ:thuê, mướn

Trang 36

Không là chủ sổ hữu nhưng chiếm hữu tài sản phù hợp với quy định củapháp luật

4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai làchủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợpvới các điều kiện do pháp luật quy định;

5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạcphù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

Câu 43: Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dụng luật dân sự:

Các trường hợp khác do pháp luật quy định

- Chiếm hữu bất hợp pháp, không có căn cứ pháp luật:

+ Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình;

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là ngườichiếm hữu không biết và không thể biết việc chiếm hữu của mình là không cócăn cứ pháp luật

+ Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là người biếthoặc tuy không biết nhưng pháp luật buộc họ phải biết rằng việc chiếm hữu tàisản của họ là không có căn cứ pháp luật (xe máy khác với đồng hồ)

Ý nghĩa của việc phân loại

- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được pháp luật công nhận và bảo vệ

- Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không đượcpháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp

- Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được phápluật bảo vệ ở một mức độ nhất định:

+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản trong một số trường hợp nhất định(Điều 257, 258 BLDS)

+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo thời hiệu (Điều 247)

+ Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quyđịnh của pháp luật (Điều 194 BLDS)

+ Có quyền yêu cầu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thanh toánnhững chi phí cần thiết mà người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản làm tăng gái trị tài sản (Điều 603 BLDS)

Trang 37

BÀI TẬP:

Điều 676: Người thừa kế theo pháp luật:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi của người chết

- Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,

em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bànội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậuruột, cô ruột, dì ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột,

dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

- Sau năm 1959 có hiệu lực(13/1/1960 ở Miền Bắc, 25/3/1977 ở Miền Nam)Trước năm 1959 (chưa có hiệu lực)

- Luật hôn nhân gia đình có hiệu lực năm 1986, hiệu lực 3/1/1987, 1 vợ 1 chồng,phải đăng kí kết hôn

- Luật 2001, 1 vợ 1 chồng, phải đăng kí kết hôn

Điều 669: Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suấtcủa một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trongtrường hợp họ không được người lập di chúc lập di chúc cho hưởng di sản hoặcchỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chốinhận di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không có quyềnhường di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Ông A chết tháng 4/2006 có để lại di chúc cho tất cả các con hưởng chung ½

di sản, truất quyền thừa kế của bà B, cho 2 người em ruột là X và Y mỗi người mỗi người ¼ di sản Khi ông A qua đời, ông X mai táng hết 8 triệu Hãy chia thừa kế biết rằng tài sản chung A và B là 320 tài sản A và Q là 960 triệu.

Giải:

- Bà Q không phải là vợ hợp pháp của A

- Tài sản của ông A với bà Q: ½ × 960 = 480 (triệu)

- Đây là tài sản ông A tạo lập trong thời kì hôn nhân hợp pháp với bà B => Tàisản chung của A + B là: ∑: 320 + 480 = 800 (của riêng A: 400 triệu)

Di sản: 400 – 8 = 392 triệu (X mai táng hết 8 triệu)

- Bà B là vợ hợp pháp của A nhưng bị truất quyền thừa kế nên tho điều 669 bà B

là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

B = 2/3 × 392/11 = 23.76 triệu

Trang 38

Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì:

+ Người thừa kế theo pháp luật của C là: A – B – Q – K – T

Mỗi người được: 1/5 di sản

A và B hưởng chung: 2/5 di sản

2/5 × 180 = 72 triệu

Theo di chúc: A và B được hưởng: 180/4 = 45 (triệu)

Theo điều 669, A và B đáng lẻ được hưởng: 2/3 × 72 = 48 (triệu)

Bài tập 8: Ông A và bà B kết hôn năm 1950, có 4 người con chung là C, D,

Theo anh (chị), di chúc trên có vô hiệu hay không? Tại sao? Hãy chia thừa

kế biết rằng tài sản chung A và B là 720 triệu; tài sản chung A và T là 960 triệu.

Giải:

Di chúc không vô hiệu

Vì: - Người tham gia giao dịch có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của phápluật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

Tuy duy chúc không vô hiệu nhưng 1 phần di chúc dành cho C không có hiệulực vì C chết cùng A(Đ 365 – Đ 667) và phần di sản này sẽ được chia thừa kếtheo pháp luật

- Tài sản của A bao gồm: ½ × 720 + ½ × 960 = 840 triệu

- Theo di chúc B và T mỗi người được hưởng: 840/4 = 210 triệu

Trang 39

- Phạm vi của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật dân sự điềuchỉnh được xác định như sau:

+ Quan hệ tài sản: quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với nhauthông qua một tài sản nhất định.( không điều chỉnh quan hệ giữa người với tàisản.)

Tài sản: đa dạng và phong phú, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và cácquyền tài sản (Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005) - mang tính chất trao đổi hànghoá tiền tệ

Chủ thể tham gia có quyền bình đẳng và tự định đoạt

+ Quan hệ nhân thân: quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần nhưdanh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân …không mang tính giá trị, không tínhđược thành tiền -> không phải là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch từ chủ thểnày sang chủ thể khác

Chia thành 2 nhóm:

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là những quan hệ không mangđến cho chủ thể của những giá trị tinh thần đó bất cứ một lợi ích vật chất nàonhư danh dự, nhân phẩm, tên gọi, uy tín cá nhân v.v…

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là những quan hệ có thể mang lại chochủ thể những giá trị tinh thần, những lợi ích vật chất nhất định, hay nói cáchkhác là các quan hệ mà trong đó có cả yếu tố nhân thân và yếu tố tài sản

-> Xuất phát từ các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiếnpháp 1992

Câu 2: Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là

- Những cách thức, biện pháp tác động của ngành luật đó lên các quan hệ xãhội

- Mang tính tài sản và các quan hệ xã hội mang tính nhân thân

- Làm cho các quan hệ xã hội đó phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợpvới ý chí và lợi ích của Nhà nước

Đặc trưng sau:

- Chủ thể tham gia vào các quan hệ độc lập và bình đẳng với nhau

Trang 40

o Về tổ chức và tài sản.

o Sự bình đẳng này thể hiện ở chỗ không có bên nào có quyền ra lệnh, áp đặt

ý chí của mình cho bên kia

- Các chủ thể tham gia quan hệ tài sản tự định đoạt, tự do cam kết, thoả thuậnnhằm vào những mục đích, nhu cầu, lợi ích nhất định của họ nhưng phải “khôngtrái với pháp luật và đạo đức xã hội” và “ không xâm hại đến lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

- Các quyền dân sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự được chiathành quyền đối nhân và quyền đối vật

o Quyền đối nhân là quyền của chủ thể quyền đối với chủ thể nghĩa vụ, đòihỏi chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằmthoả mãn nhu cầu về mọi mặt của mình

o Quyền đối vật là quyền của chủ thể quyền thực hiện một cách trực tiếp hoặcmột số hành vi nhất định đối với một hoặc một khối tài sản

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự chủ yếu nhằm tác động, thúc đẩycác hành vi tích cực, chủ động và sáng tạo của các chủ thể trong việc thiết lập vàthực hiện các quan hệ dân sự, do vậy trong phương pháp điều chỉnh của Luậtdân sự, ngoài những quy phạm cấm, quy phạm mệnh lệnh thì phần lớn là cácquy phạm tuỳ nghi, quy phạm định nghĩa hướng dẫn cho các chủ thể tham gianhững xử sự pháp lý phù hợp

Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là tạo cho các chủ thểtham gia vào quan hệ đó quyền tự thoả thuận - hoà giải để lựa chọn cách thức,nội dung giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của mình.Trong trường hợp không thể hoà giải hoặc thoả thuậnđược thì có thể giải quyết các tranh chấp bằng con đường Toà án theo trình tựthủ tục tố tụng dân sự và chủ yếu là trên cơ sở yêu cầu của một trong các bên.Các biện pháp bảo vệ do Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo chochủ thể của quan hệ dân sự quy định trong Điều 9 Bộ Luật Dân sự 2005 gồm có:công nhận quyền dân sự của mình, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗicải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại

Câu 3 : Nêu và phân tích nhiệm vụ của Luật Dân sự Việt Nam

Đoạn 2, Điều 1 Bộ Luật Dân sự 2005

Nhiệm vụ đó được xác định trên cơ sở vị trí, vai trò và mục tiêu của sự điềuchỉnh pháp luật dân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta

Ngoài nhiệm vụ nêu trên, Luật Dân sự Việt Nam còn có nhiệm vụ đáp ứngnhững yêu cầu và đòi hỏi khách quan sau đây :

- Bảo vệ sở hữu toàn dân, tăng cường, khuyến khích, đẩy mạnh giao lưu dân

sự, bảo đảm đời sống và phát triển sản xuất

- Pháp luật Dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho

sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Tạo cơ sở pháp lý tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dânchủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự

- Góp phần đảm bảo cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và pháthuy truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 19/10/2018, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w