BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ XUÂN KIỀU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ XUÂN KIỀU
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 60440217
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ VĂN ÂN
Huế, năm2014
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lý Xuân Kiều
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
:
, K Đị Đ
H
C ử ấ ĩ L Â
X ử Sở M Sở ó - D ị
Cụ K - ỉ Rị - ũ
ó
X ị
ở
H 4 2014
H
L X K
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục 4
Danh mục các chữ viết tắt 7
Danh mục các bảng 7
Danh mục các bản đồ 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 13
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu 13
1.1.1 Thế giới 13
1.1.2 Việt Nam 14
1.1.3 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 15
1.2 Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu 15
1.2.1 Du lịch 16
1.2.2 Du lịch sinh thái 18
1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch sinh thái 22
1.2.4 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ tổ chức hoạt động du lịch sinh thái 24
1.2.5 Vai trò của tài nguyên thiên đối với du lịch sinh thái 35
1.2.6 Các loại hình du lịch sinh thái 37
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 38
2.1 Tiềm năng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển hoạt động du lịch sinh thái 38
2.1.2 Các điều kiện kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch và du lịch sinh thái 43
2.2 Tiềm năng tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái 46
2.2.1.Vườn quốc gia và hệ sinh thái đặc biệt 46
2.2.2 Núi 47
2.2.3 Suối khoáng nóng Bình Châu 47
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 52.2.4 Bãi biển, đảo 48
2.2.5 Hồ 48
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 48
2.3.1 Các điều kiện phục vụ du lịch sinh thái 48
2.3.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua 54
2.3.3 Những mặt mạnh và hạn chế trong quá trình khai thác tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 59
2.4 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 59
2.4.1.Chọn đối tượng đánh giá 59
2.4.2 Đánh giá 60
2.4.3 Kết quả đánh giá 61
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 75
3.1 Định hướng tổ chức 75
3.1.1 Cơ sở khoa học của việc định hướng 75
3.1.2 Định hướng tổ chức tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch 81
3.2 Các giải pháp 86
3.2.1 Phát triển sản phẩm du lịch 86
3.2.2 Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch 87
3.2.3 Thu hút vốn đầu tư phát triển 87
3.2.4 Tổ chức quản lý 87
3.2.5 Cơ chế chính sách 88
3.2.6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 89
3.2.7 Bảo vệ tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch sinh thái 91
3.2.8 Tuyên truyền, quảng bá 91
3.2.9 Liên kết các tỉnh, quốc gia 92
3.2.10 Phát triển du lịch cộng đồng 92
PHẦN KẾT LUẬN 94
1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 94
2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 95
3 KIẾN NGHỊ 95
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Các chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
1 BRVT Bà Rịa - Vũng Tàu
3 DLST Du lịch sinh thái
4 KT - XH Kinh tế xã hội
5 TNTN Tài nguyên tự nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố 32
Bảng 1.2 Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số 34
Bảng 1.3 Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tổng số 34
Bảng 2.1 Khách du lịch quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2012 55
Bảng 2.2 Thị trường khách du lịch nội địa của Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2012 56
Bảng 2.3 Doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2012 57
Bảng 2.4 Các điểm tài nguyên tự nhiên được lựa chọn để đánh giá 60
Bảng 2.5 Bảng đánh giá các điểm tài nguyên tự nhiên theo chỉ tiêu cấp 1 72
Bảng 2.6 Bảng đánh giá các điểm tài nguyên tự nhiên theo chỉ tiêu cấp 2 73
Bảng 2.7 Bảng kết quả đánh giá tổng hợp 73
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 2.2 Sơ đồ các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 3.1 Sơ đồ cụm, tuyến du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội (KT - XH) chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao, và một trong những nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần đó chính là du lịch (DL)
Du lịch là ngành kinh tế non trẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó còn giải quyết được nhiều vấn đề như việc làm, bảo tồn các giá trị lịch
sử, văn hóa nhân loại Trong các loại hình du lịch, du lịch sinh thái (DLST) đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường
Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) là một tỉnh ven biển, có nguồn tài nguyên tự nhiên (TNTN) khá phong phú Ngoài những bãi tắm đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, Bà Rịa - Vũng Tàu còn được biết đến với những thắng cảnh như suối nước nóng Bình Châu, Núi Lớn, Núi Nhỏ, Vườn Quốc gia Côn Đảo với nhiều loài động vật quý hiếm…Tiềm năng du lịch kết hợp với vị trí thuận lợi đã tạo cho BRVT những ưu thế cơ bản để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên trong những năm gần đây du lịch sinh thái tỉnh BRVT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Theo thống kê năm 2011 Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đón được 2855000 lượt khách trong đó có 255000 khách quốc tế Một trong những nguyên nhân là do tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được khai thác đúng mức, các sản phẩm du lịch còn kém chất lượng dẫn đến hạn chế trong thu hút khách du lịch
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi chọn vấn đề “Đánh giá tài nguyên tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ phát triển du lịch sinh thái ”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình
2 MỤC TIÊU
- Cơ sở khoa học của việc đánh giá tài nguyên tự nhiên
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái có hiệu quả theo hướng bền vững
3 NHIỆM VỤ
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các vấn đề về du lịch sinh thái
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9- Điều tra thống kê các tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đánh giá giá trị của tài nguyên tại BRVT đối với hoạt động du lịch sinh thái
- Đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh BRVT
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1 Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm cơ sở
lý luận đối với vấn đề nghiên cứu, khẳng định tính khả thi của việc đánh giá tự nhiên là cho mục đích phát triển du lịch được các nhà kinh tế trong và ngoài nước xây dựng và đề xuất
4.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho việc
hoạch định phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng ở địa bàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hướng ở các địa phương khác
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Giới hạn đối tượng đánh giá và nội dung nghiên cứu
- Dựa vào khái niệm tài nguyên du lịch, đề tài chủ yếu đánh giá các TNTN còn các tài nguyên nhân văn phân bố trong các tài nguyên tự nhiên được đề tài xem xét đánh giá trong tiêu chí tính hấp dẫn.Việc đánh giá các tài nguyên phục
vụ phát triển du lịch sinh thái được tiến hành chủ yếu theo các tiêu chí và những phương pháp cho điểm đã được các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất và được kiểm nghiệm bởi nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
- Đề tài đề xuất các tuyến du lịch sinh thái và các giải pháp thực thi phát triển du lịch, đề tài chỉ dừng lại ở mức độ định hướng chung chung
5.2 Giới hạn không gian: toàn bộ lãnh thổ Bà Rịa - Vũng Tàu theo ranh giới
hành chính
6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận
6.1.1 Quan điểm hệ thống: mỗi một bộ phận không gian là một hệ thống tự
nhiên thuộc một cấp phân vị tồn tại trong tổng thể nhiều hệ thống được phân hóa
từ một hệ thống lớp vỏ cảnh quan hoàn chỉnh Mỗi một hệ thống lại được cấu thành bởi các cấu trúc thành phần Các hệ thống tự nhiên và các cấu trúc cấu thành mỗi hệ thống có mối quan hệ hữu cơ thống nhất biện chứng thông qua các
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10dòng vật chất và năng lượng Việc khai thác tự nhiên ở một địa phương cho một hoạt động sống và sản xuất thực chất con người đã tác động vào bức thêu các mối quan hệ và ở đó tồn tại hai địa hệ: địa hệ tự nhiên và địa hệ kỹ thuật có mối quan hệ thường xuyên, thống nhất và biện chứng tại địa bàn nghiên cứu, phải đặt
nó trong hệ thống tự nhiên Việt Nam và toàn cầu Đồng thời phải xem xét mối quan hệ giữa hai địa hệ: tự nhiên và hoạt động DLST, phải điều chỉnh sao cho mối quan hệ mang tính tối ưu, hoạt động có hiệu quả nhưng đồng thời làm cho hệ thống tự nhiên vận hành theo hướng có lợi đối với con người
6.1.2 Quan điểm tổng hợp: mỗi hệ thống tự nhiên được cấu thành bởi sự hiện
diện bình đẳng của tất cả các cấu trúc thành phần Các thành phần tự nhiên cấu thành hệ thống tác động đến bất kỳ hoạt động sống và sản xuất mà cụ thể là hoạt động du lịch sinh thái vừa tác động theo phương thức riêng vừa tác động trong mối quan hệ với các thành phần khác (tác động trong tổng thể các yếu tố) vì vậy
khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên tỉnh BRVT phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái phải đứng trên quan điểm tổng hợp có nghĩa là phải xem xét sự tác
động của tất cả các thành phần đối với các hình thức, phương diện hoạt động du lịch sinh thái Trên cơ sở đó đánh giá tổng hợp sự tác động của thành phần để
đưa ra định hướng hoạt động du lịch tối ưu nhất
6.1.3 Quan điểm lịch sử: lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống động lực tự điều
chỉnh Cũng như mọi sự vật khác các thành phần cấu thành hệ thống cảnh quan luôn vận động không ngừng theo thời gian Sự vận động biến đổi của một thành phần thậm chí một bộ phận của một thành phần thay đổi đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần khác và tự điều chỉnh, quy định lẫn nhau và hình thành nên một hệ thống mới Xuất phát từ đặc tính này của đối tượng khi nghiên cứu vấn đề phải đứng trên quan điểm lịch sử Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu vấn đề phải phát hiện ra được sự vận động của hệ thống (tốc độ, hướng vận động) từ đó định hướng du lịch theo quy luật vận động của hệ thống Đồng thời, thông qua sự vận động của mỗi cấu trúc thành phần, toàn bộ hệ thống quá trình phát triển du lịch sinh thái phải xác định sự can thiệp vào hệ thống bằng cách nào nhằm làm thay đổi hướng vân động của hệ thống theo
hướng có lợi bảo đảm cho ngành phát triển bền vững theo thời gian
6.1.4 Quan điểm lãnh thổ: đồng nhất tương đối là thuộc tính cơ bản của mọi sự
vật Các nhà khoa học cảnh quan đã xác định đặc trưng cơ bản của lớp vỏ cảnh
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11quan là sự sai biệt sâu sắc theo không gian Vì vậy cũng như mọi đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải phát hiện được sự phân hóa theo lãnh thổ để
tổ chức sản xuất phù hợp đạt hiệu quả Vì vậy khi đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái chúng tôi đứng trên quan điểm lãnh thổ nhằm phát hiện sự sai biệt về tự nhiên và cả sự sai biệt về vai trò, phương diện tác động và tác động đến khâu nào để từ đó khai thác hết vai trò tiềm năng của từng yếu tố, từng không gian nhằm đạt hiệu quả cao trong tổ chức
hoạt động du lịch sinh thái
6.1.5.Quan điểm phát triển bền vững: phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa
là yêu cầu trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội Một trong các thuộc tính cơ bản của du lịch sinh thái là phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Vì rằng môi trường, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của DLST Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là mối quan hệ sống còn cùng phát triển Vì vậy khi định hướng du lịch, đề xuất giải pháp, vấn đề được chúng tôi quan tâm hàng đầu là phải coi trọng việc
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
6.2 Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài chúng tôi thực hiện các phương pháp sau:
6.2.1 Phương pháp thu thập xử lý số liệu
- Dựa vào đối tượng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi định hướng nguồn tư liệu (cơ quan xuất bản, lưu trữ tư liệu liên quan) tiến hành thu thập sao chép các tư liệu cần thiết liên quan vấn đề nghiên cứu, phân tích kết luận khoa học, hệ thống hóa và thư mục hóa các tư liệu tài liệu thu thập
- Nguồn tư liệu thu thập bao gồm: các công trình nghiên cứu, các báo cáo của địa phương, các số liệu quan trắc điều tra, các sách báo tạp chí, hệ thống các bản đồ liên quan vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận và làm cơ sở cho các kết luận khoa học
6.2.2 Phương pháp thực địa
- Thực hiện các đợt thực địa nhằm thu thập thêm các tư liệu làm cơ sở cho kết luận khoa học Đồng thời thông qua thực địa giúp chúng tôi kiểm tra các mâu thuẫn, những vấn đề còn nghi vấn của số liệu thu thập, chụp ảnh minh họa cho kết luận khoa học Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành các đợt thực địa
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12- Quá trình thực địa chúng tôi quan trắc ghi chép các tư liệu cần thiết, tiến hành xử lý, phân tích, kết hợp với các tư liệu thu thập được từ phương pháp thu
thập xử lý số liệu để đưa ra các kết luận khoa học
6.2.3 Phương pháp bản đồ: Phương pháp bản đồ là phương pháp vừa mang tính
đặc thù vừa là yêu cầu bắt buộc của bất kì một công cuộc nghiên cứu địa lí nào
Vì rằng, bản đồ vừa là tư liệu (dùng để khai thác thu thập tư liệu) và là phương tiện thể hiện kết quả nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện
hai thao tác:
- Khai thác tư liệu: từ kết quả thu thập tư liệu, chúng tôi khai thác tư liệu từ các bản đồ:
+ Bản đồ hành chính
+ Bản đồ sinh vật
+ Bản đồ địa hình
+ Bản đồ tài nguyên nước mặt
+ Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch
- Từ kết quả nghiên cứu Chúng tôi xây dựng bản đồ:
+ Bản đồ hành chính
+ Bản đồ các điểm được lựa chọn đánh giá
+ Bản đồ quy hoạch các điểm tuyến DLST
6.2.4 Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được vận dụng trong quá
trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động chuyên ngành
6.2.5 Phương pháp đánh giá: là phương pháp đánh giá mức độ, phương diện
khai thác du lịch thông qua các chỉ tiêu đã lựa chọn
7 ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Cụ thể hóa việc chọn chỉ tiêu và vận dụng phương pháp đánh giá vào địa bàn nghiên cứu có kết quả
- Định hướng quy hoạch phát triển du lịch dựa trên tiềm năng (kết quả đánh giá) của địa phương và các giải pháp thực thi hiệu quả các định hướng phát triển
du lịch sinh thái
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài
bao gồm ba chương
Demo Version - Select.Pdf SDK