1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý xã hội học

20 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

Phân tầng xã hội là trạng thái phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội, cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử trong giao tiếp và thị hiếu…. Cũng có thể hiểu phân tầng xã hội là sự xếp hạng một cách ổn định các vị trí trong xã hội, xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng, khi xã hội học sử dụng thuật ngữ phân tầng xã hội để nói tới trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp là nhấn mạnh tới yếu tố “tĩnh”, nhưng xã hội luôn biến đổi và trong xã hội, giữa các tầng lớp xã hội không có sự phân biệt rạch ròi mà luôn chuyển hoá cho nhau từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc trong nội bộ một tầng, tạo nên yếu tố “động” của phân tầng xã hội do tính cơ động xã hội. Vì vậy, phân tầng xã hội vừa có yếu tố “tĩnh” vừa có yếu tố “động”.

Trang 1

Số trang

A Mở đầu: 2

B Nội dung: 3

1 Khái niệm phân tầng xã hội hợp thức (PTXH): 3

2 Khái niệm quản lý xã hội: 4

3 Vận dụng phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội: 5

4 Khi nói PTXH hợp thức là cơ sở lý luận: 15

C Kết luận: 19

Danh mục tài liệu tham khảo: 20

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Phân tầng xã hội là trạng thái phân chia xã hội ra thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội, cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng

xử trong giao tiếp và thị hiếu… Cũng có thể hiểu phân tầng xã hội là sự xếp hạng một cách ổn định các vị trí trong xã hội, xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng, khi xã hội học sử dụng thuật ngữ phân tầng xã hội để nói tới trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp là nhấn mạnh tới yếu tố “tĩnh”, nhưng xã hội luôn biến đổi và trong xã hội, giữa các tầng lớp xã hội không có sự phân biệt rạch ròi mà luôn chuyển hoá cho nhau từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc trong nội bộ một tầng, tạo nên yếu tố “động” của phân tầng xã hội do tính

cơ động xã hội Vì vậy, phân tầng xã hội vừa có yếu tố “tĩnh” vừa có yếu tố

“động”

Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách

tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện, cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội Sự phân tầng này thực chất là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Chính vì vậy đây là sự phân tầng tích cực, cần thiết đối với toàn thể xã hội Nó tạo động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội và sự tự đánh giá của các cá nhân theo đúng vị thế, vai trò của mình.Vì vậy, đây là một xã hội trật tự, ổn định và phát triển Chính vì

những lý do trên mà tác giả đã lựa chọn tiêu đề “Vận dụng lý thuyết phân tầng

xã hội hợp thức vào quản lý xã hội” để làm đề tài nghiên cứu.

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Khái niệm phân tầng xã hội hợp thức (PTXH)

Phân tầng xã hội "hợp thức" (PTXH) là một khái niệm được các nhà xã hội học nước ta đưa vào nội dung nghiên cứu chính thống trong chương trình đào tạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trên một thập kỷ qua Khái niệm này được các nhà khoa học trừu tượng hóa và "tách bóc"

ra từ khái niệm PTXH nói chung Theo đó, PTXH hợp thức cũng là một cấu trúc tầng bậc cao thấp, phản ánh sự khác nhau, sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về ba dấu hiệu chủ yếu: địa vị chính trị, địa vị kinh tế, địa vịxã hội Tuy nhiên, cấu trúc tầng bậc này là "hợp thức", nó đối lập với PTXH không hợp thức Có nghĩa là, nó được hình thành, không phải là do cách làm ăn phi pháp, luồn lọt, xu nịnh, gian dối, mánh khóe, thủ đoạn hoặc do những hành vi sai trái, làm ăn bất chính mà có PTXH hợp thức là một cấu trúc tầng bậc cao, thấp (trên, dưới) chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt

về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội Người nào có tài càng cao, đức càng rộng và sự cống hiến cho xã hội càng nhiều thì người đó càng xứng đáng đứng vào vị trí cao trong xã hội, xứng đáng được giao phó cho những quyền lực lớn, quan trọng để lãnh đạo, quản lý xã hội Và đương nhiên họ cũng xứng đáng được xã hội coi trọng, suy tôn và được hưởng những lợi ích vật chất cao Người nào tài đức trung bình và cống hiến cho xã hội

ở mức trung bình thì cũng sẽ có những vị trí trung bình vứn sự đánh giá tương ứng với mức độ những đóng góp trung bình của họ Những người tài trí thấp,

“tài hèn sức mọn”, đóng góp cho xã hội ít thì đương nhiên sẽ đứng ở vị trí thấp,

và họ được đánh giá, nhìn nhận một cách tương ứng với những gì mà họ có và làm cho xã hội Thực chất sự phân tầng xã hội hợp thức vận hành theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” - nguyên tắc quan trọng nhất để nhận biết và phân biệt giữa công bằng xã hội và bất công bằng xã hội

Trang 4

Rõ ràng rằng, với một nội hàm khái niệm như vậy chúng ta có thể hiểu phân tầng xã hội hợp thức chính là trật tự xã hội lý tưởng của sự công bằng xã hội Đương nhiên, trong trường hợp này, phân tầng xã hội hợp thức là tích cực,

là cần thiết là cái chúng ta ước muốn Một xã hội như vậy sẽ tạo ra được động lực, nguồn xung lượng thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước, nó sẽ góp phần tạo ra trật tự xã hội cũng như bộmặt nhân văn, nhân bản, nhân ái cho xã hội; Đồng thời khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, hẹp hòi, kèn cựa, đố kị ganh ghét những người hơn mình Mặt khác, nó sẽ tạo ra được chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá đúng bản thân Các cá nhân vừa biết đặt

ra cho mình những mục tiêu phấn đấu phù hợp vừa biết tự bằng lòng với những

gì mình có, mình làm, không lười biếng, không ỷ lại song cũng không quá tham vọng so với năng lực và những điều kiện hiện có của họ Một xã hội mà mỗi người đều tự biết rõ mình, biết rõ người, biết tự đặt mình vào vị trí của người khác, biết nhìn nhận đánh giá bản thân từ vị trí mà xã hội giao phó Đồng thời hành động theo đúng vị thế, vai trò của mình theo cái danh, cái phận của bản thân thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ là một xã hội trật tự, kỷ cương, ổn định, công bằng và phát triển

Với một xã hội có sự phân tầng xã hội hợp thức như vậy đương nhiên là chúng ta sẽ thừa nhận, ủng hộ và tìm cách bảo vệ Hơn thế nữa chúng ta cũng cần thiết phải tuyên truyền rộng rãi để đông đảo mọi người cùng thừa nhận, ủng

hộ và cùng góp sức duy trì, củng cố, phát triển và bảo vệ một trật tự xã hội hợp thức Đương nhiên với một xã hội như vây, thì nó cần được thiết chế hoá trong cuộc sống Nhà nước cần phải tạo ra những hành lang pháp lý cần thiết rộng rãi

an toàn và cởi mở cho sự phân tầng hợp thức nơi mà mọi người đều được phát huy năng lực và cống hiến theo khả năng và được hưởng các lợi ích mà họ xứng đáng được hưởng theo đúng pháp luật của nhà nước

2 Khái niệm quản lý xã hội:

- Quản lý là một kiểu quan hệ giữa con người và xã hội trong đó diễn ra quá trình ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích, động viên, kiểm tra,

Trang 5

giám sát, điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội của con người

- Quản lý là hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên

sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề

ra

- Quản lý xã hội (QLXH) cần được hiểu là “quản lý tổng thể xã hội” (societal management) (Lê Ngọc Hùng, 2010) chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển (social management) QLXH bao gồm các hoạt động của các lĩnh vực xã hội từ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi trường, đến giải trí, truyền thông

3 Vận dụng phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ Điều 1: Chức năng

1.1- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ

về công tác Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo-Lịch sử Đảng (gọi tắt là công tác Tuyên giáo)

1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Tuyên giáo của Huyện uỷ

Điều 2: Nhiệm vụ:

2.1 Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất:

- Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết

Trang 6

- Nghiên cứu, dự thảo các đề án, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Huyện uỷ về công tác tuyên giáo; giúp Huyện uỷ đánh giá, đề xuất chủ trương, giải pháp công tác Tuyên giáo trên địa bàn huyện

- Tham gia đề xuất với UBND huyện, cấp uỷ cơ sở và các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong việc vận dụng, thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện về lĩnh vực Tuyên giáo

- Sơ kết, tổng kết về công tác Tuyên giáo

2.2 Thẩm định:

Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ thẩm định các đề án, chương trình, tài liệu của cấp uỷ cơ sở, các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội trong huyện có liên quan đến lĩnh vực Tuyên giáo trước khi trình Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ

2.3 Hướng dẫn, kiểm tra:

- Giúp Huyện uỷ xây dựng kế hoạch triển khai học tập các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, huyện

- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, huyện

về công tác Tuyên giáo

- Tổ chức thông tin thời sự, chính sách cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ báo cáo viên Định hướng nội dung thông tin, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra nội dung định hướng chính trị của các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn huyện

- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở

- Hướng dẫn tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị quan trọng ở địa phương

Trang 7

- Hướng dẫn sưu tầm, biên soạn, xuất bản và giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của các ngành, địa phương

- Tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện những mô hình mới trong lĩnh vực Tuyên giáo Tổng kết kinh nghiệm công tác Tuyên giáo ở địa phương và định kỳ báo cáo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ

2.4 Phối hợp:

Ban Tổ chức Huyện uỷ và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính trị - hành chính, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở

2.5 Tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương:

- Tham gia đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo theo thẩm quyền

- Phối hợp các cơ quan chức năng tham gia công tác xây dựng Đảng thuộc khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo của huyện

2.6 Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện

uỷ giao:

- Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo và lịch sử Đảng bộ địa phương

- Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên từ huyện đến cơ sở Tổ chức thông tin thời sự, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ

Trang 8

- Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị,

tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng

ở địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN TUYÊN GIÁO

Điều 3: Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ:

- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo hoặc cung cấp những vấn đề liên quan đến công tác Tuyên giáo trên địa bàn huyện

- Được mời dự các cuộc họp của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể bàn về công tác Tuyên giáo ở địa phương

- Tổ chức các hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện liên quan đến công tác Tuyên giáo đối với cơ sở và đoàn thể ban ngành trong huyện

- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng hoặc đột xuất Ban Tuyên giáo Huyện

uỷ báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về tình hình công tác và những đề xuất kiến nghị theo chức năng, nhiệm vụ

- Phối hợp với các ban của Huyện uỷ nghiên cứu, triển khai, kiểm tra và tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, huyện về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác Tuyên giáo nói riêng

- Tham gia ý kiến với UBND các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác Tuyên giáo

Trang 9

- Tổ chức hội nghị báo cáo viên và các hoạt động theo sự chỉ đạo của Huyện uỷ Hội nghị báo cáo viên mỗi tháng họp 1 lần hoặc 2 tháng 1 lần Hội nghị giao ban khối 6 tháng 1 lần (trường hợp đột xuất do Trưởng ban quyết định)

Điều 4: Quyền và trách nhiệm cá nhân:

4.1 Trưởng ban:

- Lãnh đạo, điều hành, quản lý cán bộ và các hoạt động của Ban; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác Tuyên giáo trên địa bàn toàn huyện Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thường trực Huyện uỷ, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

- Chủ trì các hội nghị giao ban, hội ý, sinh hoạt cơ quan, hội nghị sơ kết, tổng kết các lĩnh vực công tác của Ban, hội nghị Báo cáo viên, hội nghị giao ban khối Tư tưởng-Văn hoá-Khoa giáo

4.2 Phó Trưởng ban:

- Các Phó trưởng ban là người tham mưu, giúp việc trực tiếp Trưởng ban, được phân công đảm nhận một số mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được giao

- Phó Trưởng ban Thường trực, đồng thời trách nhiệm quyền hạn nêu trên, được Trưởng ban uỷ quyền quản lý, điều hành công việc hàng ngày của Ban; thay mặt Trưởng ban khi trưởng ban vắng mặt

4.3 Chuyên viên:

- Chuyên viên được phân công đảm nhiệm những nhiệm vụ, nội dung công tác cụ thể, chịu trách nhiệm về công việc được giao trước lãnh đạo ban

- Các chuyên viên có trách nhiệm học tập, nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời tham mưu đề xuất ý kiến với lãnh đạo Ban về những vấn đề được phân công, có trách nhiệm thực hiện quyết định của lãnh đạo Ban

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Trang 10

Điều 5: Chế độ làm việc

- Quản lý, điều hành công tác theo chế độ Thủ trưởng

- Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Điều 6: Chế độ hội họp

6.1 Công tác chuẩn bị:

- Tập thể lãnh đạo Ban thống nhất ý kiến, nội dung trước khi triệu tập (trường hợp đột xuất do Trưởng ban quyết định)

- Các cuộc họp phải chuẩn bị chu đáo về nội dung, tài liệu và các điều kiện cần thiết, quy định rõ thời gian hoàn thành Nội dung cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ cụ thể của cá nhân nào thì cá nhân đó có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tài liệu, khi cần có thể đề nghị lãnh đạo Ban phân công phối hợp thực hiện Đối với các hội nghị lớn, toàn Ban tham gia việc chuẩn bị theo sự phân công của lãnh đạo Ban

- Nội dung và thời gian hội nghị phải thông báo trước Hội nghị làm việc đúng giờ, đúng nội dung và kế hoạch đề ra (trừ trường hợp đột xuất)

6.2.Hội ý, giao ban, sinh hoạt cơ quan:

- Hội ý lãnh đạo, giao ban, sinh hoạt cơ quan do Trưởng ban chủ trì, kết luận (Nếu Trưởng ban vắng thì Phó ban thay mặt để điều hành)

- Giao ban cơ quan vào sáng thứ 3 hàng tuần (trường hợp đột xuất do lãnh đạo Ban quyết định) Thành phần gồm: Toàn thể cơ quan

Nội dung hội ý, giao ban: Lãnh đạo Ban thông báo tình hình nhiệm vụ của huyện có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Tuyên giáo; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, triển khai nhiệm vụ của Ban trong thời gian tới (hoặc vấn đề đột xuất khác); Các thành viên bổ sung, đề xuất, bàn biện pháp triển khai thực hiện

Ngày đăng: 19/10/2018, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. Lê Ngọc Hùng- Viện xã hội học, Xã hội học về lãnh đạo, quản lý, Nxb ĐH QG Hà Nội Khác
2. Nguyễn Tuấn Dũng- Đỗ Minh Hợp. Từ điển quản lý xã hội. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2002 Khác
3. GS.Nguyễn Đình Tấn. Xã hội học. Nxb Lý luận Chính trị. Hà Nội.2005 4. GS.Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
5. GS.Nguyễn Đình Tấn (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
6. GS. Lê Ngọc Hùng- Viện xã hội học. Lịch sử và lý thuyết xã hội học.Nxb ĐHQG Hà Nội. 2009 Khác
7.Viện Xã hội học. Giáo trình Xã hội học trong quản lý.Nxb Chính trị- Hành chính. Hà Nội.2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w