1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Thừa Thiên Huế

149 116 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Ngay sau khi Luật quản lý tàisản công nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan KBNN các cấp đã thực hiệnviệc quản lý tài sản công nhà nước, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán tà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THANH HƯNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN VĂN HÒA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồnthông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và thông tin đã đượcliệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thứcnhững đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thôngtin về nguồn tham khảo rõ ràng

Các số liệu và thông tin trong luận văn này hoàn toàn dựa trên kết quả thực tếcủa địa bàn nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng cho việc bảo

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế

đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và thực

hiện luận văn này

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới PGS.TS Phan Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn

thành Luận văn đúng thời gian quy định

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế; cáckho bạc huyện trực thuộc đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tưliệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi

trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Hưng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên: ĐỖ THANH HƯNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410

Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN HÒA

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KHO

BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 3/6/2008, Luật quản lý tài sản công nhà nước được Quốc hội khoá XIIthông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 Ngay sau khi Luật quản lý tàisản công nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan KBNN các cấp đã thực hiệnviệc quản lý tài sản công nhà nước, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán tàisản công vào nề nếp, ý thức trách nhiệm quản lý tài sản công nhà nước đã có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng tài sản công.Tuy nhiên, sau 5 năm Luật quản lý tài sản công nhà nước được đưa vào áp dụngtại KBNN tỉnh Thửa Thiên Huế có thể thấy được rằng quá trình thực hiện công tácquản lý mang nặng tính hành chính, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí tải sảnchuyên dùng… các tiêu chuẩn, định mức chế độ về quản lý tài sản công do nhànước ban hành đã lạc hậu, chế độ quản lý không phù hợp với cơ chế khoán mới;…

Do đó cần thiết phải có cái giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tạiKho bạc nhà nước trong thời gian tới

2 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nướctỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểmđịnh T-test và phương pháp so sánh

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công tác quản

lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước Thêm vào đó, làm rõ được thực trạng công tácquản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế Từ đó, đề xuất những giảipháp cụ thể, có ý nghĩa để hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhànước tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

5 NSTW : Ngân sách trung ương

6 NSĐP : Ngân sách địa phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ix

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nhiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 6

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 7

1.1 Lý luận về tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước 7

1.1.1 Một số khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm về tài sản công của cơ quan Kho bạc nhà nước 10

1.1.3 Phân loại tài sản công trong cơ quan Kho bạc nhà nước 11

1.2 QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 13

1.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính 13

1.2.2 Nội dung quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước 14

1.3 Kinh nghiệm về quản lý tài sản công tại một số KBNN tại Việt Nam và bài học rút ra cho KBNN Thừa Thừa Thiên Huế 30

1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý tài sản công tại một số KBNN tại Việt Nam 30 1.3.2 bài học rút ra cho việc quản lý tài sản công tại Việt Nam và ngành Kho bạc nhà nước 33TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN

CÔNG TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 35

2.1 GIỚI THIỆU VỀ KBNN THỪA THIÊN HUẾ 35

2.1.1 Lịch sử hình thành 35

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế 36

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 39

2.2.1 Phân cấp công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế 39

2.2.2 Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công tại KBNN TT Huế 44

2.2.3 Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công của KBNN TT Huế 46

2.2.4 Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công của KBNN TT Huế 54

2.2.5 Công tác quản lý sử dụng tài sản công của KBNN TT Huế 57

2.2.6 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý sử dụng tài sản công của BNN TT Huế 62 2.3 Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác quản lý tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế 65

2.3.1 Thông tin chung về đối tượng tham gia phỏng vấn 65

2.3.2 Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 66

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA KBNN THỪA THIÊN HUẾ 72

2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế 72

2.4.2 Một số hạn chế về công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế 74

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài sản công của KBNN TT Huế 75

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ 77 3.1 Mục tiêu, định hướng quản lý tài sản công của kho bạc nhà nước đến năm 2025 .77TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

3.2 Quan điểm đổi mới công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước Thừa

Thiên Huế đến năm 2025 77

3.2.1 Đầu tư, mua sắm tài sản công gắn liền với phát triển bền vững của KBNN Thừa Thiên Huế 77

3.2.2 Tăng cường cơ sở hạ tầng nhằm ứng dụng khoa học, công nghệ ngày càng cao vào công tác quản lý quỹ NSNN 77

3.2.3 Thực hiện phân cấp quản lý tài sản công phù hợp với đặc thù của 3.2.4 Đổi mới hình thức đầu tư, mua sắm tài sản công 78

3.2.5 Phát huy nhân tố con người, tăng cường tài sản cố định vô hình, làm chủ công nghệ trong hoạt động quản lý quỹ NSNN 79

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại KBNN Thừa Thiên Huế .81

3.3.1 Phân cấp quản lý tài sản công 82

3.3.2 Công tác lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công 85

3.3.3 Công tác quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công 87

3.3.4 Công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công 89

3.3.5 Công tác quản lý và thanh lý tài sản công 91

3.3.6 Công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài sản công 94

3.3.7 Các nhóm giải pháp khác 95

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1 Kết luận 98

2 Kiến nghị 99

2.1 Đối với các cấp trung ương 99

2.2 Đối với KBNN tỉnh 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 105 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các mức phân cấp quản lý đầu tư mua sắm tài sản trong hệ thống

KBNN giai đoạn 2015 -2017 40Bảng 2.2 Tình hình lập và phê duyệt dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của

KBNN Thừa Thiên Huế 45Bảng 2.3 : Tình hình đầu tư xây dựng trụ sở làm việc KBNN tỉnh Thừa Thiên

Huế hiện trạng năm 2017 47Bảng 2.4 Tình hình đầu tư XDCB của KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015

-2017 48Bảng 2.5: Tình hình mua sắm trang thiết bị tài sản và thiết bị làm việc tại

KBNN Thừa Thiên Huế hiện trạng năm 2017 50Bảng 2.6 Tình hình mua sắm tài sản của KBNN Thừa Thiên Huế giai đoạn

215 - 2017 51Bảng 2.7 Tình hình quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản 55Bảng 2.8 Tình hình sử dụng tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế tính

đến năm 2017 57Bảng 2.9: Tình hình thanh tra, kiểm tra tài sản công của KBNN Thừa Thiên

Huế giai đoạn 2015 – 2017 63Bảng 2.10 : Thông tin chung của các đối tượng được khảo sát 65Bảng 2.11 Kết quả đánh giá công tác lập dự toán mua sắm tài sản công tại

KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 66Bảng 2.12 Kết quả đánh giá công tác chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài

sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 67Bảng 2.13 Kết quả đánh giá công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài

sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 68Bảng 2.14 Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài sản

công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế 70Bảng 2.15 Kết quả đánh giá phương pháp quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh

Thừa Thiên Huế 72TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản thuộc cơ quan KBNN là một dạng của cải vật chất, dùng vào mục đíchhoạt động của ngành, bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền

sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệpcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc vàcác tài sản khác do pháp luật quy định Về nguyên tắc quản lý, tài sản phải được hạchtoán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật Việc xác định giá trị tàisản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặctrong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp phápluật có quy định khác Việc quản lý tài sản công nhà nước được thực hiện công khai,minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý tài sản công nhà nước phải được xử

lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật

Ngày 3/6/2008, Luật quản lý tài sản công nhà nước được Quốc hội khoá XIIthông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 Ngay sau khi Luật quản lý tàisản công nhà nước được ban hành, hầu hết các cơ quan KBNN các cấp đã thực hiệnviệc quản lý tài sản công nhà nước, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán tàisản công vào nề nếp, ý thức trách nhiệm quản lý tài sản công nhà nước đã có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng tài sản công Tuy nhiên, sau 5 năm Luật quản lý tài sản công nhà nước được đi vào cuộcsống, bên cạnh những ưu điểm về quản lý tài sản công của nhà nước nêu trên, trongquá trình thực hiện công tác quản lý mang nặng tính hành chính, quản lý thiếu chặtchẽ, sử dụng lãng phí tải sản chuyên dùng… các tiêu chuẩn, định mức chế độ vềquản lý tài sản công do nhà nước ban hành đã lạc hậu, chế độ quản lý không phùhợp với cơ chế khoán mới; một số cơ quan KBNN được đầu tư xây dựng cơ bản đãhoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn tất các thủ tục hồ sơ kịp thời

để thẩm định phê duyệt giá trị quyết toán công trình hoàn thành để làm cơ sở hạchtoán kế toán; tài sản cố định được tiếp nhận, chuyển giao từ cơ quan, đơn vị nàysang cơ quan, đơn vị khác hồ sơ, tài liệu bàn giao không đầy đủ; công tác quản lýTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

hồ sơ, tài liệu tài sản công chưa được chặt chẽ, còn để thất lạc, làm mất hồ sơ, tàiliệu…; việc theo dõi hạch toán kế toán, tính hao mòn tài sản công tại một số KBNNchưa đúng với quy định; đối với một số KBNN được đầu tư, mua sắm tài sản cốđịnh là máy móc, thiết bị phục vụ công tác, trong quá trình quản lý tài sản côngchưa phát huy hết tính năng, công suất của máy móc thiết bị dẫn đến việc sử dụngtài sản của nhà nước kém hiệu quả Mặt khác, một số máy móc, thiết bị được nhànước trang bị nhưng không sử dụng để xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí tài sảncông của Nhà nước…

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý tài sản công

của các KBNN, đề tài “Hoàn thi ện công tác quản lý tài sản công tại Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm chủ đề nghiên cứu.

2 Mục tiêu nhiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài sản côngtại Kho bạc nhà nước Từ đó, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công của

cơ quan hành chính nhà nước;

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công tại KBNN ThừaThiên Huế giai đoạn 2015 -2017;

- Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sảncông của KBNN Thừa Thiên Huế đến năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử

dụng tài sản công tại KBNN TT Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

-Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản công tại KBNN TT

Huế giai đoạn 2015 - 2017; phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụngtài sản được nghiên cứu áp dụng cho KBNN TT Huế đến năm 2025

-Về không gian: KBNN TT Huế

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu, hồ sơ lưu trữ tại phòng hành chính,phòng tài vụ của KBNN Thừa Thiên Huế tại các cơ quan ban ngành ở trung ương

và địa phương

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thực hiện nghiên cứu định tính được tiến hành với 6 công tại bộ phận quản lý cơ

sở vật chất tại KBNN tỉnh, trong đó có 1 trưởng phòng Những người này đều thườngxuyên tiếp xúc và quản lý tài sản công tại KBNN tỉnh Bằng cách phỏng vấn sâu, đềnghị liệt kê ra các quan điểm, ý kiến của mình về những yêu tố tác động đến công tácquản lý tài sản công tại KBNN tỉnh trong thời gian vừa qua Tiếp theo tác giả giới thiệu

về mô hình nghiên cứu đã đề xuất và hệ thống biến của mô hình đang có Thực hiệnthảo luận với những công chức về tình hợp lý của mô hình và sự phù hợp của từngbiến Kết quả của cuộc nghiên cứu này, câu trả lời mà người được phỏng vấn đưa rađều nằm trong mô hình nghiên cứu mà luận văn đưa ra Tuy nhiên một số biến trongbảng hỏi của mô hình này được đề xuất bỏ vì không phù hợp với thang đo likert vàmục tiêu của đề tài luận văn đã lựa chọn

Tiếp theo, đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫunhiên cán bộ, công chức đang làm việc có liên quan đến công tác quản lý tài sản côngtại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bảng hỏi về các nội dung sau:

- Công tác lập dự toán mua sắm tài sản công;

- Công tác chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công;

- Công tác quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công;TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

- Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài sản công;

- Phương pháp quản lý tài sản công

Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen(1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ tốt thì cần ít nhất 05quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100 Với 27 quan sát,

số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là từ 27 x 5 = 135 Như vậy, đề tài sẽ thu thập tốithiểu là 135 phiếu khảo sát

Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu có thể xảy ra trường hợp nhiều cán

bộ không trả lời hoặc trả lời không đúng, đồng thời để số lượng quan sát trên 100nên đề tài sẽ tiến hành phát ra thêm 25 phiếu khảo sát Do đó, tổng số phiếu khảosát đề tài sẽ thu thập là 160

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 119 người và gửi email cho 41 người Tuynhiên, chỉ có 36 cán bộ, công chức phản hồi email bảng khảo sát (tỷ lệ phản hồi đạt87,8%) Do đó, tổng số phiếu đề tài thu được sau một tháng thu thập số liệu sơ cấp

và đưa vào phân tích trên phần mềm SPSS là 155

4.1.3 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc KBNN để tìm ra những vấn đềtrong công tác quản lý tài sản công của KBNN Thừa Thiên Huế định hướng cho đềtài nghiên cứu

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày sốliệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trênnhững số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn

4.2.2 Ki ểm định T-test

- Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đógiữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm địnhT-test Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đíchkiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó

- Với việc đặt giả thuyết HTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước( µ

Trang 16

= µ0) Và đưa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước( µ ≠

µ-0) Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không Đểchấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau:Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1 Nếu giá trị p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05

Trang 17

5 Kết cấu của luận văn

Đề tài gồm 03 phần, nội dung chính ở phần 2 được chia thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý tài sản công của cơ quan hànhchính nhà nước

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công tại KBNN ThừaThiên Huế

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản công tại KBNNThừa Thiên Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Lý luận về tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước

Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm: Ô tô, tàu, xuồng, xe máy công,phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ……

Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán bộcông chức, máy móc thiết bị Văn phòng như: Máy vi tính, máy photocopy, máychiếu, máy hủy tài liệu, máy đụn nước, máy điều hòa nhiệt độ… Và các máy mócthiết bị chuyên dùng cho công tác chuyên môn

Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác, quản

lý hoạt động của đơn vị như: Bàn, ghế, tủ, …

Vườn cây lâu năm, súc vật nuôi như: Vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su,vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại

Các loại tài sản công khác như: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, sách, di tích lịch

sử, tác phẩm nghệ thuật

Nghiên cứu tài sản công trong các cơ quan nhà nước cho thấy rất phong phú

và đa dạng; là cở sở vật chất cần thiết và quan trọng để thực hiện các hoạt động của

cơ quan Nhà nước Vì thế, yêu cầu việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước qui định.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

* Cơ quan hành chính Nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan trong bộ máy nhà nước được thànhlập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năngquản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của

cơ quan quyền lực nhà nước:

Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vihoạt động chấp hành, điều hành Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉtiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơquan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.Các cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tracủa các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáotrước cơ quan đó

Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyênmôn để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ

Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và cóđối tượng quản lý rộng lớn:

Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệpthuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế cóbệnh viện

Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục

và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống.Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó

là mối quan hệ trực thuộc cấp trên - cấp dưới; trực thuộc ngang-dọc, quan hệchéo tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ

Cơ quan Hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hìnhthức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp,luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan Hành chính nhà nước cấp trên nhằmchấp hành, thực hiện các văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểmTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

tra hoạt động của các cơ quan Hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ

- Kho b ạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhànước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý;quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngânsách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếuChính phủ theo quy định của pháp luật.[16]

KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tàichính – ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sởlàm việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phươngbao gồm: KBNN TW, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và cácđiểm giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó [16]

Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, đượcNhà nước trang cấp các loại tài sản để phục vụ cho hoạt động của ngành Các loạitài sản của cơ quan KBNN thuộc sở hữu của Nhà nước và được Nhà nước giao chongành quản lý theo đúng mục đích, đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức doNhà nước ban hành

- Tài s ản công của cơ quan KBNN

Tài sản trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong cơ quan KBNN nóiriêng là những của cải vật chất được Nhà nước trao quyền cho cơ quan KBNN hoặccác đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dùng vào mục đích “tiêu dùng”; tài sản doTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

cán bộ của cơ quan KBNN đó trực tiếp hoặc gián tiếp “tiêu dùng” (hay sử dụng tàisản) để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn chung của đơn vị, tài sản đó gọi là

“tài sản công” [20]

Tài sản được nhà nước trang bị để phục vụ cho hoạt động của cơ quan KBNNbao gồm: Đất đai, trụ sở làm việc, các công trình phụ trợ, vật kiến trúc, các phươngtiện phục vụ cho giao thông vận tải như ôtô, xe máy, tàu, thuyền…, các máy móc,thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác Trong các loại tài sản này, thì đấtđai là loại tài sản được Nhà nước xác lập quyền sở hữu cho cơ quan KBNN; các loạitài sản khác, Nhà nước cấp vốn NSNN cho cơ quan KBNN thực hiện dưới dạng đầu

tư xây dựng hoặc mua sắm theo quy định

1.1.2 Đặc điểm về tài sản công của cơ quan Kho bạc nhà nước

1.1.2.1 Tài s ản công trong các cơ quan KBNN được đầu tư, mua sắm bằng

ngu ồn vốn NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN

Cơ quan KBNN thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt độngthường xuyên bằng vốn nhà nước gồm: Trụ sở làm việc, nhà phụ trợ, vật kiến trúc,các trang thiết bị; phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viênchức; vật tư, công cụ, dụng cụ; máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tácchuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy; các sản phẩm côngnghệ thông tin gồm máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm; bản quyền sở hữu trítuệ; phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng…và các loại tàisản khác

Tất cả các tài sản nêu trên được đầu tư mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhànước cấp được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng nămcủa cơ quan, nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước doNhà nước quản lý; nguồn thu từ các khoản phí được sử dụng theo quy định củapháp luật; nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi củađơn vị và nguồn thu hợp pháp khác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

1.1.2.2 V ốn hình thành tài sản công trong cơ quan KBNN mang tính tích

lu ỹ và không có khả năng thu hồi trong quá trình sử dụng

Vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, hay đầu tư thiết bị hạ tầng truyền thông(hệ thống mạng)…và vốn mua sắm tài sản hình thành lên tài sản công trong hệthống KBNN tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành KBNN và đó là tài sản cốđịnh của Quốc gia Do đó, vốn hình thành lên tài sản của KBNN mang tính tích luỹ.Các tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan KBNN từTrung ương đến các KBNN cấp huyện Vì thế, việc đầu tư vốn NSNN để hình thànhlên tài sản của hệ thống KBNN là cần thiết và hết sức quan trọng

1.1.2.3 Quy ền sử dụng tài sản công tách rời quyền sở hữu

Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những yếu tố rất quan trọng trongviệc hình thành và phát triển của KBNN Do đó, các quan hệ về tài sản, quyền sở hữutài sản trong các KBNN được chi phối bởi nhiều đạo luật qui định Thực tiễn từ khithành lập ngành KBNN cho đến nay chế định về sở hữu đối với TSNN trong hệ thốngKBNN cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong nền kinh tế

1.1.3 Phân loại tài sản công trong cơ quan Kho bạc nhà nước

1.1.3 1 Theo đặc điểm, công dụng của tài sản

Theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình

- Tài sản hữu hình: Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận

biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được; tài sản hữu hình có một số đặctính về vật lý, đã và đang tồn tại hoặc tồn tại trong tương lai, thuộc sở hữu của mộtchủ thể nhất định và có thể trao đổi được [11]

Tài sản hữu hình bao gồm: Đất đai; nhà làm việc, nhà phụ trợ, vật kiến trúc;phương tiện vận tải (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, tàu, xuồng, ghe, thuyền…); máymóc, thiết bị văn phòng (máy vi tính, máy in, máy trình chiếu, máy fax, máyPhotocopy, máy điều hòa không khí, máy bơm nước, két sắt, bàn ghế, tủ, giá kệđựng tài liệu…); thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng; thiết bị điện

tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu và các loại thiết bị văn phòng khác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

- Tài sản vô hình: Tài sản vô hình là những thứ mà không thể dùng giác quan

để thấy được và không thể dùng đại lượng đo lường để tính, tuy nhiên trong quátrình chuyển giao có thể quy ra tiền [11]

Tài sản vô hình là những quyền tài sản (theo nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của mộtchủ thể nhất định bao gồm: Quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.Trong hệ thống KBNN bao gồm toàn bộ phần mềm ứng dụng trong công tác quản

lý quỹ NSNN là các tài sản vô hình

1.1.3.2 Theo ngu ồn vốn hình thành tài sản công

Nếu xét theo tiêu chí nguồn vốn đầu tư hình thành lên tài sản thì bao gồmnguồn vốn đầu tư dành cho đầu tư XDCB; nguồn chi thường xuyên để mua sắm tàisản; nguồn tài trợ, tặng, cho [22]

- Nguồn vốn đầu tư XDCB là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đầu

tư XDCB tập trung của NSNN để tái sản xuất tài sản cố định (nhà làm việc, nhàphụ trợ, vật kiến trúc…) nhằm từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho

cơ quan KBNN

Vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn hình thành lên tàisản của cơ quan KBNN, thường sử dụng để đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cảitạo, nâng cấp và hiện đại hóa các tài sản cố định nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển của hệ thống KBNN Vốn đầu tư XDCB có vai trò quan trọng, không thểthiếu được trong việc đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc của KBNN; nguồnvốn này được cân đối trong NSNN hàng năm, được cấp có thẩm quyền phê duyệt vàđược phân khai ngay từ đầu năm NS

- Nguồn vốn thường xuyên để mua sắm tài sản là khoản được cân đối trong

dự toán hàng năm để mua sắm tài sản của cơ quan KBNN

Nguồn vốn thường xuyên để mua sắm tài sản chiếm tỷ trọng không lớn trongtổng số vốn tài sản của KBNN, nhưng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạtđộng thường xuyên của đơn vị Nguyên tắc không dùng nguồn vốn này để đầu tưXDCB, nếu sử dụng để đầu tư XDCB thì phải được sự đồng ý của cấp có thẩmquyền Nguồn vốn thường xuyên để mua sắm tài sản được cân đối trong dự toánngân sách và thực hiện phân khai ngay từ đầu năm.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

- Nguồn vốn tài trợ, tặng, cho tài sản là tập hợp các tài sản được các tổ chức,

cá nhân tài trợ, tặng, cho cơ quan KBNN

Các loại tài sản được hình thành bằng nguồn vốn này thường phát sinh mộtcách tự phát không kế hoạch hoá được và không được cân đối trong dự toán ngânsách hàng năm của cơ quan KBNN Nguồn hình thành lên tài sản này chiếm tỷtrọng rất nhỏ

1.1.3.3 Theo tính ch ất, giá trị, thời gian sử dụng của tài sản

- Tài sản cố định là những loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài

và được huy động sử dụng vào hoạt động chính của cơ quan KBNN [2]

Thông thường Tài sản cố định có chu kì sử dụng trong thời gian dài và đượcphân thành hai loại chính là: Bất động sản và động sản

+ Bất động sản là các tài sản được để cố định không di chuyển được đi nới khácbao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắnliền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; [2]

+ Động sản là những tài sản cố định không phải là bất động sản nêu trên như:Phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị [2]

- Công cụ, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng là những tài sản có giá trị nhỏ

hoặc có thời gian sử dụng ngắn, được sử dụng vào những công việc thông thườngcủa KBNN như: giường, tủ, bàn, ghế, quạt điện, máy lọc nước…[2]

1.2 QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Một là: Mọi tài sản công đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn

vị quản lý, sử dụng

Hai là: Quản lý nhà nước về tài sản công được thực hiện thống nhất, có phân

công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và tráchnhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước

Ba là: Tài sản công phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu

chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm

Bốn là: Tài sản công phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo

quy định của pháp luật Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê,cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác đượcthực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Năm là: Tài sản công được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.

Sáu là: Việc quản lý tài sản công nhà nước được thực hiện công khai, minh

bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý tài sản công nhà nước phải được xử lýkịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật [10]

1.2.2 Nội dung quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước 1.2.2.1 Phân cấp quản lý tài sản công của cơ quan hành chính nhà nước

Bộ Tài chính là đơn vị dự toán cấp I, trong đó Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn

vị tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý công tác tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng

cơ bản toàn ngành theo quy định của pháp luật

KBNN Trung ương là đơn vị dự toán cấp II, trong đó Vụ Tài vụ - Quản trị củaKBNN là cơ quan tham mưu, giúp Tổng giám đốc quản lý công tác tài chính, tài sản

và đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống KBNN theo quy định của pháp luật và phâncấp của Bộ trưởng

KBNN tỉnh là đơn vị dự toán cấp III, trong đó Phòng Tài vụ và Phòng Hànhchính - Quản trị là cơ quan tham mưu giúp giám đốc KBNN tỉnh quản lý công táctài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị dự toán trực thuộc.Theo mô hình tài chính tập trung, thì KBNN huyện, các phòng nghiệp vụ làđơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản sau khi hoàn thành công tác đầu tư, muasắm trang bị cho KBNN huyện hoặc Phòng nghiệp vụ.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Việc phân cấp quản lý tài sản công là cần thiết nhằm đảm bảo sự quản lý thốngnhất, toàn diện công tác tài chính, quản lý tài sản, quản lý đầu tư xây dựng cơ bảncủa Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các cơ quan KBNN thuộc cơ cấu tổ chức của

Bộ Tài chính Đồng thời, phân cấp để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vịđược phân cấp trong quản lý tài sản công sau khi đầu tư xây dựng cơ bản và muasắm tài sản, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao

Căn cứ vào phân cấp quản lý chi đầu tư XDCB, Bộ Tài chính là cơ quan thẩmquyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự

án đầu tư XDCB thuộc nhóm B; KBNN Trung ương quyết định chủ trương đầu tư,nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với tất cả các dự án nhóm C

Tuy nhiên, phân cấp quản lý tài sản công phải đi đôi với việc tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan đơn vị được phân cấp, đảm bảo hiệu quả công khai,minh bạch trong công tác quản lý tài sản công

Những phân tích trên cho phép rút ra kết luận: Phân cấp công tác quản lý tài

sản công trong cơ quan KBNN là việc chuyển giao, phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ chi đầu tư, mua sắm tài sản công của cơ quan cấp trên cho cấp dưới trong quá trình quản lý sử dụng kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công trong cơ quan KBNN [10]

Về nội dung phân cấp quản lý tài sản công như sau:

(1) Phân cấp về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sảncông trong cơ quan KBNN

(2) Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản công, gồm:

- Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản công;

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công;

- Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản công;

- Quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản công;

- Quyết định bán tài sản công;TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

- Quyết định thanh lý tài sản công;

- Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản công;

- Kiểm kê, thống kê tài sản công;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.(3) Phân cấp về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản.Xây dựng tiêu chuẩn, định mức tài sản công để trang bị:

Để quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ quan KBNN đảm bảo hiệu quả,tiết kiệm thì Nhà nước phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản đối vớitừng chức danh, và từng loại hình cán bộ công chức cụ thể Chế độ tiêu chuẩn, địnhmức là công cụ quan trọng và là căn cứ để lập dự toán, chấp hành dự toán và kiểmtra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước

Về hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại các cơ quanKBNN như sau:

- Trụ sở làm việc: Tổng diện tích nhà làm việc của mỗi cơ quan KBNN bao

gồm: Diện tích làm việc cho cán bộ, công chức là diện tích của Phòng giao dich vớikhách hàng; các phòng làm việc trong khu vực làm việc được xác định trên cơ sở sốlượng cán bộ, công chức trong biên chế và hợp đồng làm việc không có thời hạncủa cơ quan KBNN theo quy định của Nhà nước

Diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật bao gồm: Diện tích phòng khách,phòng họp, phòng tiếp dân, phòng tổng đài điện thoại, bộ phận thông tin, phòng quảntrị hệ thống máy tính, phòng truyền thống, kho lưu trữ, thư viện, bộ phận văn thư Diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ bao gồm: Diện tích các sảnh chính, sảnhphụ và hành lang, thường trực bảo vệ, nơi gửi mũ áo, khu vệ sinh, bếp, kho thiết bịdụng cụ, kho văn phòng phẩm

Diện tích bộ phận phụ trợ khác bao gồm: Diện tích cầu thang, diện tích nhà để

xe, phòng hội nghị và phòng hội trường…

- Xe ôtô phục vụ công tác và ôtô chuyên dùng: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng

xe ô tô phục vụ công tác các cơ quan hành chính bao gồm: Xe phục vụ chức danhlãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe riêng và xe phục vụ công tác chung; xe chuyêndùng của các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

- Điện thoại công vụ: Điện thoại công vụ cố định trang bị tại nhà riêng và điện

thoại di động là tài sản công trang bị cho cán bộ lãnh đạo KBNN để sử dụng chocác hoạt động công vụ Mỗi phòng làm việc được trang bị 01 máy điện thoại cốđịnh thông thường

- Các tài sản, phương tiện làm việc khác: là tản sản của cơ quan KBNN trang

bị cho cán bộ, công chức làm việc bao gồm: Bàn, ghế, tủ hồ sơ tài liệu, máy tính,máy in, quạt điện… Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việccủa cơ quan KBNN được tính trên cán bộ, công chức của đơn vị

1.2.2.2 Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công trong cơ quan KBNN

Hàng năm các cơ quan KBNN phải thực hiện lập dự toán đầu tư XDCB vàmua sắm tài sản công theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính [10]

- Về đầu tư XDCB và sửa chữa tài sản công: các cơ quan KBNN lập danh

mục đầu tư XDCB và danh mục tài sản cần sửa chữa trong năm kế hoạch (gồmsửa chữa nhà cửa - vật kiến trúc, sửa chữa ô tô, phương tiện tầu, thuyền …);tính toán và dự kiến kinh phí đầu tư XDCB và kinh phí sửa chữa tài sản trình

cơ quan KBNN cấp trên

- Về mua sắm tài sản công: Các cơ quan KBNN lập kế hoạch trang bị tài sản

công, sau đó tiến hành lập dự toán chi mua sắm tài sản công chi tiết cho từng lọaitài sản Tổng hợp dự toán mua sắm tài sản công trình KBNN cấp trên

KBNN Trung ương (Vụ Tài vụ - Quản trị) là cơ quan tham mưu cho Tổnggiám đốc, chịu trách nhiệm tổng hợp toàn quốc về danh mục công trình đầu tư, danhmục sửa chữa tài sản, danh mục trang bị tài sản công Đồng thời tổng hợp dự toánđầu tư, sửa chữa, mua sắm tài sản công báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt

1.2.2.3 Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản công trong cơ quan

hành chính nhà nước

* Ch ấp hành dự toán chi đầu tư XDCB

Sau khi có dự toán được duyệt, căn cứ vào phân cấp quản lý chi đầu tư XDCB,thì Bộ Tài chính, KBNN Trung ương là cơ quan thẩm quyền phê duyệt chủ trươngđầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án đầu tư XDCB thuộc các

Trang 29

Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năngcân đối vốn thực hiện theo Luật Đầu tư công, Nghị định, các văn bản pháp luật hiệnhành và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính và KBNN về đầu tư công.

Về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được lậpthủ tục trình duyệt dự án đầu tư sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủtrương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn Trình tự, nội dung hồ sơ trìnhduyệt, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định củapháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Các dự án có giá trị tổng mức đầu tư nhỏ (ví dụ dưới 500 triệu đồng) sau khiđược phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, hoặc có kếhoạch vốn được duyệt, uỷ quyền cho giám đốc KBNN cấp tỉnh lập và phê duyệtthiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình mà không phải lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật đối với các dự án do mình hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư

Cơ quan KBNN (chủ đầu tư) xây dựng kế hoạch đấu thầu, tổ chức đầu thầuhoặc chỉ định thầu, thương thảo ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó tổ chức thực hiệnđầu tư XDCB Trong quá trình tổ chức đầu tư, chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý dự

án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án; thuê tư vấn giám sát… Thực hiện nghiệm thukhối lượng hoàn thành và thanh toán cho nhà thầu theo chế độ quy định

Thanh toán vốn đầu tư XDCB gọi chung là cấp phát; có hai phương thức cấpphát: Cấp phát tạm ứng và cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành

- Cấp phát tạm ứng vốn đầu tư XDCB: là việc cấp phát vốn cho công trình khi

chưa có khối lượng XDCB hoàn thành nhằm tạo điều kiện về vốn cho các nhà thầuthực hiện đúng kế hoạch đầu tư XDCB theo hợp đồng kinh tế (hợp đồng xây dựng,hợp đồng lắp đặt thiết bị, hợp đồng mua sắm thiết bị, hợp đồng tư vấn…) đã được

ký kết; hoặc để chủ đầu tư trang trải những chi phí (chi phí cho ban quản lý dự án,chi phí đền bù…) trong quá trình đầu tư xây dựng công trình do chính chủ đầu tưthực hiện

Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư đối với từng nhà thầu thực hiện cáchợp đồng của dự án đầu tư được xác định dựa vào những căn cứ sau:TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

+ Giá trị hợp đồng, tính chất và giá trị của từng gói thầu;

+ Kế hoạch vốn đầu tư năm của từng gói thầu;

+Tiến độ thực hiện trong kế hoạch của hợp đồng và trong kế hoạch của gói thầu;+ Loại giá hợp đồng và tiến độ thanh toán khối lượng hoàn thành;

+ Thương hiệu (hay uy tín) và nhu cầu tạm ứng của nhà thầu

Căn cứ vào giá trị hợp đồng, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, uy tín thươnghiệu của nhà đầu tư và khối lượng hoàn thành dự án…chủ đầu tư tổ chức nghiệmthu để thanh toán, thu hồi vốn tạm ứng nhằm bảo toàn vốn NSNN Việc thu hồi hếtvốn tạm ứng, đúng thời gian quy định sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư của Nhànước, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB

- Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành: Là việc cấp phát thanh toán vốn

cho công trình có khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu và có đủ điều kiệnđược cấp phát thanh toán

Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành cho các công việc, nhóm công việchoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, mua sắmthiết bị, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khốilượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và phù hợp với loại hợp đồng, giá hợpđồng, các điều kiện trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết Số lầnthanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phảiđược ghi rõ trong hợp đồng

Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu tổ chức nghiệm thu khối lượng xây dựng,thiết bị hoàn thành hoặc thanh quyết toán những công việc hoàn thành của bản thânchủ đầu tư như: Thuê tư vấn, đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí ban quản lý dựán… Nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành là một trong những căn cứ quantrọng để cơ quan KBNN thực hiện cấp phát thanh toán vốn cho nhà thầu hoặc nhà

tư vấn bao gồm:

+ Nghiệm thu công việc xây dựng;

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc bộ phận công trình xây dựng;

+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đưa

Trang 31

Sau khi nghiệm thu, cơ quan KBNN (Ban quản lý dự án) lập chứng từ thanhtoán và các tài liệu cần thiết gửi cho Phòng Kiểm soát chi của cơ quan KBNN, nơichủ đầu tư mở tài khoản, đề nghị thanh toán cho nhà thầu.

* Ch ấp hành dự toán chi mua sắm tài sản

Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, cơ quan KBNN trực tiếpmua sắm lập danh mục tài sản và giá cần mua sắm trình cấp có thẩm quyền phêduyệt Trên cơ sở mức giá được phê duyệt, đơn vị lập dự toán trình cơ quan có thẩmquyền phê duyệt dự toán mua sắm theo phân cấp quy định (bao gồm danh mục, giátài sản, số lượng tài sản và các chi phí khác có liên quan) Đối với các loại vật tư,hàng hóa phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của các đơn vị nhưng không thểmua sắm một lần như: Văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng đơn vị thực hiện muasắm căn cứ thông báo giá của đơn vị cung cấp và nhu cầu thực tế về khối lượng vật

tư, hàng hóa cần sử dụng của đơn vị mình để thực hiện mua sắm theo quy định [11]

1.2.2.4 Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công trong cơ quan

hành chính nhà nước

* Quy ết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm hàng năm

Quyết toán vốn đầu tư XDCB và kinh phí mua sắm hàng năm là tập hợp cáckhoản chi phí hợp lệ, hợp pháp và các bản thuyết minh báo cáo của dự án do cơquan KBNN lập sau khi kết thúc niên độ ngân sách

Quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm hàng năm là công việc bắt buộccủa cơ quan KBNN nhằm giúp cho cơ quan KBNN cấp trên tổng hợp, đánh giá tìnhhình hoạt động và phát triển đơn vị thông qua chỉ tiêu đầu tư XDCB, mua sắm tàisản; đồng thời là căn cứ quan trọng để lập dự toán (kế hoạch vốn) và tổ chức thựchiện dự toán của năm tiếp theo

Khi kết thúc niên độ ngân sách, KBNN Trung ương thực hiện việc lập báo cáoquyết toán ngân sách hàng năm trìng Bộ Tài chính để xem xét phê duyệt quyết định

- Quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm bao gồm: Vốn đầu tư theo kế hoạchgiao hàng năm và vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm trước được cơ quan có thẩmquyền quyết định cho phép chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thực hiện và thanhTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

quyết toán vào năm sau (nếu có) Đối với kế hoạch vốn XDCB được cơ quan cóthẩm quyền cho phép ứng trước dự toán NS năm sau thì không lập báo cáo quyếttoán năm nay, nhưng phải tổng hợp báo cáo KBNN cấp trên theo dõi.

- Quyết toán kinh phí mua sắm tài sản được tổng hợp và thực hiện cùng vớikinh phí thường xuyên của KBNN

Thời gian khoá sổ, để lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắmtài sản của KBNN các cấp được thực hiện sau thời gian chỉnh lý ngân sách.Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép kéo dài thời hạnthanh toán NS sang năm sau, thì vốn thanh toán kéo dài được quyết toán vàoNSNN năm sau.[11]

* Quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là tập hợp toàn bộ các khoản chi phíhợp lệ, hợp pháp nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư và các bản thuyết minh báocáo của dự án được tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [11]

Khi dự án đầu dư xây dựng trụ sở làm việc, nhà phụ trợ hoặc vật kiến trúc…hoàn thành đưa vào sử dụng, cơ quan KBNN (hoặc Ban quản lý dự án) có tráchnhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi KBNN Trung ương thẩm định, sau đótrình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán công trình Việc quyết toán vốn đầu

tư dự án hoàn thành là công việc bắt buộc đối với chủ đầu tư, nhằm phản ánh tìnhhình vốn NSNN được đầu tư thực tế vào công trình, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư,công khai quyết toán công trình cho cán bộ, công chức KBNN biết; thực hiện tấttoán tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán NS của KBNN

Cơ quan KBNN (Ban quản lý dự án) phối hợp với nhà thầu thực hiện tập hợpchi phí hợp lệ, hợp pháp trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phầnđiều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định củapháp luật Tập hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu vốn đầu tưnhư chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự

án, chi phí tư vấn, chi phí khác…và được tổng hợp chi tiết theo từng hạng mục côngtrình hoặc khoản mục chi phí đầu tư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Đối với các dự án XDCB có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tínhchất và thời hạn xây dựng công trình, để có thể thực hiện quyết toán theo từng hạngmục công trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình hoànthành hoặc gói thầu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án XDCB thực hiện theo phân cấp quản

lý Sau khi thẩm tra xong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, hồ sơ dự án đượctập hợp trình người có thẩm quyền phê duyệt Căn cứ quyết định phê duyệt quyếttoán, cơ quan KBNN (Ban quản lý) gửi hồ sơ tài liệu có liên quan đến Phòng Kiểmsoát chi của cơ quan KBNN làm thủ tục quyết toán dự án

- Nếu số vốn được quyết toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán cho dự án, thì chủđầu tư có trách nhiệm thu hồi vốn của nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước;

- Nếu số vốn quyết toán lớn hơn số vốn đã thanh toán, chủ đầu tư có tráchnhiệm thanh toán tiếp cho nhà thầu

* Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do mua sắm

++

Các khoản thuế

++

Các chi phí liên quan trực tiếp phải

chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử

dụng

Các chi phí liên quan phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố địnhnhư chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phítrước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

chế

+

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi

ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

nhà nước

Quá trình khai thác và sử dụng tài sản công là khâu quan trọng nhất trongviệc phát huy công dụng tài sản của nhà nước Quản lý tài sản công trong quátrình này là thực hiện quản lý tài sản theo mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức,quản lý quá trình thu hồi, điều chuyển, bán tài sản từ đơn vị này sang đơn vị khác;việc quản lý bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để duy trì hoạt độngcủa tài sản nhằm sử dụng tài sản công có hiệu quả, tiết kiệm phục vụ nhiệm vụ của

cơ quan KBNN [11]

Nội dung công tác quản lý và sử dụng tài sản công có thể tiếp cận theo 08 nộidung cơ bản như sau:

Xây d ựng và ban hành nội quy, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công

Để quản lý, sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả, cơ quan KBNN cầnthiết phải xây dựng nội quy, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công

Nguyên tắc xây dựng nội quy, quy chế quản lý và sử dựng tài sản công:TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

- Tất cả các loại tài sản công do KBNN quản lý và sử dụng, phải được quản lýtập trung, thống nhất và có sự phân công, phân cấp cho các đơn vị, cá nhân quản lý.

Tổ chức hệ thống sổ sách theo dõi chặt chẽ, định kỳ phải tổ chức kiểm kê đánh giátài sản theo quy định của pháp luật

- Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảmbảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và phải thực hiện đúng theo quy định của phápluật hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản công

- Tài sản phải được hạch toán đầy đủ về mặt hiện vật và giá trị theo quy địnhcủa pháp luật Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê;thanh lý tài sản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật

- Tài sản phải được giữ gìn, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệtheo chế độ quy định; đồng thời tài sản phải được giao cụ thể đến từng đơn vị, cánhân chịu trách nhiệm quản lý

- Nội dung xây dựng nội quy, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơquan KBNN cần tập trung vào các quy định về đầu xây dựng, mua sắm, thuê tàisản, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tàisản; chế độ báo cáo, công khai, kiểm tra tài sản công

* Công tác qu ản lý và sử dụng tài sản công thông qua đầu tư, mua sắm theo

t ừng loại hình tài sản: tài sản cố định và công cụ, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng

và các tài s ản khác

Tài sản sử dụng trong các cơ quan KBNN bao gồm:

(1) Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu

dài Trong tài sản cố định được phân loại thành tài sản cố định hữu hình và tài sản

cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập,hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùngthực hiện một hay một số chức năng nhất định và phải thoả mãn đồng thời 2 tiêuchuẩn: Có thời gian sử dụng lâu dài (ví dụ từ 01 năm trở lên) và có giá trị lớn (ví dụnguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà đơn

vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minhsáng chế, phần mền máy vi tính, bản quyền tác giả thoả mãn đồng thời cả 2 tiêuchuẩn qui định như tài sản cố định hữu hình

Việc quản lý tài sản cố định phải theo nguyên giá (nguyên giá tài sản cố địnhđược xác định trên cơ sở giá thực tế hình thành tài sản cố định) và hàng năm phảithực hiện tính khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ quy định

(2) Tài sản là công cụ, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng và các tài sản khác

Bên cạnh tài sản cố định còn có nhiều loại tài sản mà khi sử dụng cho các hoạtđộng chuyên môn của đơn vị có thể tiêu hao hết hoặc không tiêu hao hết nhưng cógiá trị nhỏ hoặc dễ vỡ đó là công cụ, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, vật tư, vănphòng phẩm…được gọi là tài sản tiêu dùng thường xuyên

Việc quản lý các tài sản tiêu dùng thường xuyên cần căn cứ vào từng loại tàisản để qui định cụ thể quá trình quản lý, sử dụng một cách chặt chẽ và tiết kiệm Cụthể như sau:

- Đối với những tài sản không tiêu hao trực tiếp là những tài sản có giá trị nhỏthời gian sử dụng tương đối dài nên việc quản lý thường được tiến hành từ khi đưatài sản vào sử dụng cho đến khi báo hỏng Việc quản lý những tài sản là những công

cụ, dụng cụ cần phải mở sổ sách theo dõi để cấp phát theo định mức, theo dõi thờigian sử dụng ở từng bộ phận

- Đối với những tài sản tiêu hao trực tiếp như giấy, mực, đồ dùng văn phòngphẩm, việc quản lý thường căn cứ vào định mức tiêu hao cụ thể của từng loại đểtiến hành cấp phát hoặc giao khoán cho người sử dụng

* Giao tài s ản cho các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp quản lý và

s ử dụng

Tài sản công được giao cho các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp quản

lý và sử dụng thông thường thể hiện dưới 02 hình thức:

- Đối với tài sản công được đầu tư XDCB: Cơ quan KBNN cấp trên làm chủđầu tư, trực tiếp quản lý đầu tư XDCB cho đến hoàn thành, bàn giao công trình chođơn vị cấp dưới trực tiếp quản lý và sử dụng.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

- Đối với tài sản công được đầu tư dưới hình thức mua sắm tập trung, sau khi

tổ chức thực hiện xong công tác mua sắm, thì chuyển giao cho các đơn vị, cá nhântrực tiếp quản lý và sử dụng

Việc mua sắm tài sản công theo hình thức tập trung bảo đảm sử dụng đúngmục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và theo tiêu chuẩn, định mức quy định Tài sảncông được mua sắm bảo đảm đồng bộ, hiện đại phù hợp với yêu cầu, nội dung hoạtđộng và quá trình cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tài chính công, nângcao hiệu quả, hiệu lực trong các hoạt động của cơ quan KBNN

Mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung được áp dụng đối với cácloại tài sản công có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầuđược trang bị đồng bộ, hiện đại như: Xe ô tô và phương tiện vận tải các loại; trangthiết bị, văn phòng phẩm phục vụ công tác: trang thiết bị tin học (máy vi tính, máy

in, máy chủ, mực máy in ), máy photo-copy, máy fax, máy huỷ giấy, điều hoà nhiệt

độ, thiết bị âm thanh, máy chiếu, điện thoại, bàn ghế, tủ đựng tài liệu và các trangthiết bị khác

* M ở sổ sách kế toán, thực hiện chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột suất và định kỳ tài sản công

Kế toán nội bộ KBNN phải thực hiện mở sổ sách kế toán để hạch toán theodõi tài sản, thực hiện chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột xuất và định kỳtài sản công theo chế độ quy định

Hạch toán kế toán, kê khai, đăng ký, báo cáo kiểm kê tình hình biến động tàisản cố định, cán bộ KBNN phải phản ánh theo nguyên giá Cụ thể như sau:

- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toánđược cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy chế Quản lý đầu tư xây dựng hiện hành

- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghitrên hoá đơn) trừ đi các khoản chiết khấu hoặc giảm giá (nếu có) cộng với các chi phívận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử…đưa tài sản cố định vào sử dụng

- Nguyên giá tài sản cố định được cấp, điều chuyển đến: Là giá trị của tài sảnđược ghi trong Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng với các chi phí vậnchuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Để theo dõi tình hình biến động tài sản cố định, kế toán sử dụng tài khoản “tàisản cố định hữu hình”, tài khoản “Nguồn vốn đầu tư XDCB”, tài khoản “Nguồnkinh phí đã hình thành tài sản cố định” Hàng năm các cơ quan KBNN thực hiệntính khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ quy định.

* Qu ản lý quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công

Trong quá trình sử dụng tài sản, các cơ quan KBNN phải thực hiện bảo trì,bảo dưỡng, sửa chữa phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc theo khuyến cáo của nhà sảnxuất Đúng mục đích sử dụng, có độ bền cao, hiện đại, đồng bộ, tần suất sử dụnglớn, tiết kiệm năng lượng, có khả năng mở rộng và nâng cấp khi cần thiết Khi tàisản cố định bị hỏng phải bảo dưỡng, sửa chữa thì lãnh đạo các đơn vị quản lý, sửdụng tài sản đó có trách nhiệm báo cáo về Phòng Hành chính - Quản trị để trìnhGiám đốc xem xét

Đối với tài sản thiết bị chuyên dùng chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mứckinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa thì lãnh đạo trực tiếp sử dụng tài sản đề xuấtchế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản côngthuộc phạm vi quản lý và trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt

Vụ Tài vụ - Quản trị (KBNN TW) và Phòng Hành chính - Quản trị (KBNNcấp tỉnh) có trách nhiệm chủ trì tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ tài sản, thiết bịcủa đơn vị do mình quản lý

Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong cơ quan KBNN từ nguồnkinh phí theo kế hoạch (dự toán NSNN giao từ đầu năm) hoặc sử dụng từ quỹphát triển hoạt động ngành do đơn vị tiết kiệm được kinh phí thường xuyên saukhi trích lập quỹ

1.2.2.6 Qu ản lý quá trình kết thúc tài sản công (thanh lý tài sản hoặc điều

chuy ển, chuyển đổi sở hữu tài sản công)

Tài sản công của cơ quan KBNN sau quá trình sử dụng hết khấu hao, bị mấthoặc bị hư hỏng không khắc phục được nữa, cơ quan KBNN tiến hành thanh lý đểloại ra ngoài sổ sách kế toán Sau thanh lý tài sản công có thể có các chi phí thẩmTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

tra, thẩm định, bốc dỡ, phá huỷ…bán tài sản dưới dạng phế liệu và thu hồi một phầngiá trị thanh lý Kế toán tài sản thanh lý thực hiện ghi giảm giá trị tài sản và ghi tănggiá trị thu hồi (nếu có); báo cáo kê khai biến động tài sản; nộp NSNN toàn bộ sốtiền thu được từ việc bán tài sản thanh lý, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quanđến việc thanh lý tài sản.

- Về điều kiện để được thanh lý tài sản công

+ Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ quy định mà không thểtiếp tục sử dụng

+ Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả.+ Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự ánđầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật

- Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công: Căn cứ vào từng đối tượng tàisản cụ thể như: Trụ sở làm việc, các tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thôngvận tải; tài sản là các thiết bị tin học, máy móc thiết bị làm việc (Máy chủ, máytrạm, máy photocopy, máy in…); tài sản cố định thông thường, các công cụ, dụng

cụ, vật rẻ tiền mau hỏng và các loại tài sản khác… Bộ tài chính có thể phân cấp choKBNN Trung ương hoặc KBNN các cấp quyết định thanh lý

- Khi tài sản công đủ điều kiện thanh lý, cơ quan KBNN sử dụng tài sản cônglập hồ sơ thanh lý tài sản gửi cho cơ quan quản lý cấp trên Hồ sơ đề nghị thanh lýtài sản gồm:

+ Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công;

+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (tên tài sản, năm đưa vào sử dụng, nguyêngiá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại; hiện trạng của tài sản ở thời điểm thanh lý…)

+ Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản cố định.+ Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiếnxác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằngvăn bản của các cơ quan chuyên môn (ví dụ thanh lý xe ôtô).TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

- Sau khi có quyết định thanh lý tài sản, KBNN có tài sản thanh lý tổ chứcthanh lý tài sản bằng cách: Bán tài sản công hoặc phá dỡ, huỷ bỏ tài sản công.

- Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định

+ Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định

+ Quyết định Thanh lý tài sản cố định

+ Biên bản kiêm kê tài sản cố định

+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (nếu có)

+ Biên bản thanh lý tài sản cố định

+ Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý

+ Hóa đơn bán tài sản cố định

+ Biên bản giao nhận tài sản cố định thanh lý

+ Biên bản hủy tài sản cố định thanh lý

+ Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định

1.2.2.7 Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý tài sản công nhà nước trong

cơ quan hành chính nhà nước

Để tăng cường công tác quản lý tài sản công, thì hoạt động kiểm tra, giám sát,đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công của cơ quan KBNN là một trong nhữngcông cụ không thể thiếu đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp Thông qua hoạtđộng này để lãnh đạo KBNN các cấp đánh giá và làm rõ việc chấp hành, tuân thủcác quy định của pháp luật về việc quản lý tài sản công; đồng thời giúp lãnh đạoKBNN nắm bắt, phân tích, đánh giá và xác định được tính hiệu quả việc sử dụngnguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản công ; giúp đơn vị tăng cường năng lựcquản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị được chặt chẽ hơn

Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan KBNN trong việc quản lý tài sảncông được thực hiện với một số nội dung cụ thể như: Việc quản lý nguồn kinh phíđầu tư, mua sắm tài sản công; chế độ phân phối, sử dụng tài sản công; việc chấphành các quy định của pháp luật về quản lý tài sản công cũng như việc tuân thủ cácquyết định của chủ sở hữu tài sản (Nhà nước).TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 18/10/2018, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w