1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề 19 cạnh tranh : “Mô hình cơ quan cạnh tranh một số nước trên thế giới

17 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 39,43 KB

Nội dung

Hoạt động của US – FTC được thực hiện bởi các Cục gồm: Cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh, Cục Kinh tế và các Văn phòng: Văn phòng các vấn đề cộng đồng, Văn phòng quan hệ Quốc hộ

Trang 1

MỤC LỤC

 MỞ ĐẦU 1

 NỘI DUNG 1

I Mô hình cơ quan cạnh tranh một số nước 1

1.1 Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ 1

1.2 Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc 5

1.3 Cục Cạnh tranh Canada 8

II Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam 10

 KẾT LUẬN 15

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

MỞ ĐẦU

Trang 2

Thực tế cho thấy, Cơ quan cạnh tranh có chức năng quản lý, điều hòa, điều tiết quan hệ cạnh tranh ở mức nhất định trong môi trường thương mại và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm thực thi Luật Cạnh tranh.Mỗi quốc gia sẽ xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh khác nhau, song đều có chung mục đích là góp phần thực thi Luật Cạnh tranh một cách có hiệu quả nhất Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan này rất đặc thù, mang tính bán tư pháp, vừa điều tra vừa xét xử nên phải bảo đảm tính độc lập, khách quan và minh bạch.Việc cơ quan cạnh tranh được tổ chức và hoạt động như thế nào là một vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia Nhằm tìm hiểu rõ hơn về mô hình cơ quan quản lí cạnh tranh của các nước trên thế giới, trong nội dung bài tập của mình, em xin chọn đề bài

số 19 : “Mô hình cơ quan cạnh tranh một số nước trên thế giới”.

NỘI DUNG

I Mô hình cơ quan cạnh tranh một số nước

Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh với những nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra ở trong quốc gia mình Một số quốc gia thiết lập vị trí cơ quan cạnh tranh thuộc Quốc hội, có những quốc gia lại xác định cơ quan cạnh tranh là một cơ quan ngang bộ hoặc trực thuộc Chính phủ hay thuộc Tổng thống, một số quốc gia khác lại xác định cơ quan cạnh tranh là một đơn vị thuộc Bộ

Trong nội dung bài viết này, em xin giới thiệu khái quát về mô hình cơ quan cạnh tranh của Hoa Kỳ, Úc và Canada, tương ứng với 3 mô hình cơ quan cạnh tranh trực thuộc Quốc hội, trực thuộc Chính phủ, đơn vị trực thuộc Bộ

I.1 Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ

I.1.1 Cơ cấu, tổ chức

Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (US – FTC) là một cơ quan độc lập báo cáo trực tiếp cho Quốc hội Ủy ban hoạt động dưới sự chỉ đạo của năm ủy viên có

Trang 3

nhiệm kỳ 7 năm, được bổ nhiệm bởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện Tổng thống chỉ định một ủy viên đảm trách Chủ tịch.Không quá ba ủy viên

là thành viên của một Đảng Không quá 3 ủy viên là thành viên của 1 Đảng

Hiện tại US – FTC được điều hành bởi bà Maureen K Ohlhausen(do Tổng thống Donald Trumpchỉ định từ ngày 25/01/2017) Hoạt động của US – FTC được thực hiện bởi các Cục gồm: Cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh, Cục Kinh tế và các Văn phòng: Văn phòng các vấn đề cộng đồng, Văn phòng quan hệ Quốc hội, Văn phòng Giám đốc điều hành, Văn phòng Tổng thanh tra, Văn phòng Tổng tham vấn, Văn phòng Thư ký, Văn phòng Công vụ, Văn phòng Kế hoạch – Chính sách, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Quan hệ quốc tế, và 7 văn phòng khu vực có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện các hoạt động này

Chủ tịch US – FTC

Bà Maureen K Ohlhausen

Ủy viên US – FTC

Cục

10 Văn phòng

Bảo vệ người tiêu

dùng

Cạnh tranh Kinh tế

7 Văn phòng khu vực (Sơ đồ tổ chức Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ)

I.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Cục Bảo vệ người tiêu dùng có nhiệm vụ là bảo vệ người tiêu dùng trước các hành vi không công bằng, hành vi gian lận hoặc dối trá Cục Bảo vệ Người tiêu dùng thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng do Quốc hội ban hành cũng như các quy định về thương mại do Uỷ ban ban hành Hoạt động chính của Cục bao gồm tiến hành các cuộc điều tra đối với các công ty tư nhân

Trang 4

toà án liên bang, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Thêm vào đó, Cục Bảo vệ Người tiêu dùng còn hỗ trợ Uỷ ban báo cáo Quốc hội

và các cơ quan Chính phủ về các hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh có nhiệm vụ phát hiện các hoạt động kinh doanh gây hạn chế cạnh tranh, từ đó góp phần đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng thể hiện ở mức giá thấp và tính sẵn có của các sản phẩm và dịch vụ Cục sẽ tiến hành các cuộc điều tra để phát hiện hành vi vi phạm, trình Uỷ ban xem xét xử lý Khi Uỷ ban có quyết định xử lý, Cục sẽ thực thi các quyết định này thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của toà án liên bang hoặc theo các quy định hành chính.Cục cũng có nhiệm vụ như một bộ phận nghiên cứu, hoạch định chính sách về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh Luật Chống độc quyền do cả Cục Cạnh tranh của Uỷ ban và Vụ Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp thi hành Do

đó, để tránh chồng chéo, hai cơ quan này sẽ tham khảo ý kiến của nhau trước khi tiến hành xử lý bất kỳ trường hợp nào

Cục Kinh tế giúp US – FTC đánh giá ảnh hưởng kinh tế của các hoạt động của US – FTC.Để thực hiện điều này, Cục tiến hành các phân tích kinh tế

và hỗ trợ các cuộc điều tra về chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng Cục cũng phân tích những ảnh hưởng từ các quy định do Chính phủ ban hành về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng và cung cấp cho Quốc hội cũng như cho công chúng các phân tích kinh tế về các quy trình thị trường liên quan đến chống độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác

Văn phòng các vấn đề cộng đồng: cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của US – FTC, các tin tức, vụ việc… cho công chúng

Văn phòng quan hệ Quốc hội hỗ trợ các thành viên Quốc hội và các nhân viên riêng và nhân viên ủy ban của họ.Nhiệm vụ của văn phòng là cung cấp các

Trang 5

thông tin liên quan đến các vấn đề chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng một cách chính xác, kịp thời và toàn diện cho Quốc hội

Văn phòng Giám đốc điều hành phục vụ mục tiêu quản lý và thực thi của FTC chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan Văn phòng có 4 tiểu ban chức năng gồm: Ban Dịch vụ Hành chính, Ban Quản trị Tài chính, Ban Quản trị Nhân lực, Ban Quản trị Công nghệ và Thông tin

Văn phòng Tổng tham vấn có nhiệm vụ là đại diện cho Ủy ban trước tòa

và tham vấn luật cho Ủy ban

Văn phòng Thư ký có nhiệm vụ giám sát, xử lý nhanh chóng và kịp thời tất cả các vấn đề trình lên Ủy ban và hỗ trợ Ủy ban trong quá trình ra quyết định, đảm bảo Ủy ban hoạt động hiệu quả

Văn phòng Tổng thanh tra (OIG) là cơ quan trực thuộc US – FTC được thành lập năm 1989 theo Đạo luật Tổng thanh tra sửa đổi năm 1988 OIG có nhiệm vụ thực hiện và giám sát việc kiểm toán và điều tra độc lập, khách quan liên quan đến các chương trình và hoạt động của cơ quan; ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận, lãng phí và lạm dụng trong các chương trình và hoạt động của cơ quan; rà soát và khuyến nghị về hệ thống những quy định pháp luật liên quan tới các chương trình và hoạt động của cơ quan hiện hành hoặc được đưa ra; và báo cáo cập nhật chi tiết các thông tin về các vấn đề trong các chương trình và hoạt động của cơ quan cho thủ trưởng cơ quan và cho Quốc hội

Các Văn phòng khu vực bao gồm bảy khu vực địa lý Các văn phòng khu vực làm việc với Cục Cạnh tranh và Cục Bảo vệ người tiêu dùng để tiến hành hoạt động điều tra và khởi kiện; cung cấp các ý kiến tư vấn cho các quan chức cấp bang và địa phương về những tác động cạnh tranh của các hoạt động được

đề xuất, các trường hợp khuyến nghị; cung cấp các dịch vụ tiếp cận địa phương

Trang 6

cho người tiêu dùng và các doanh nhân, và phối hợp hoạt động với các cơ quan địa phương, bang và khu vực

I.2 Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc

I.2.1 Cơ cấu, tổ chức

Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (Australian Competition & Consumer Commission – ACCC) được thành lập năm 1995 thay thế cho Ủy ban Thực tiễn thương mại (Trade Practices Commission – thành lập năm 1974) và Cục Giám sát giá (thành lập năm 1983) sau khi có Luật Cải cách chính sách cạnh tranh năm 1995

ACCC là một cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập và được thành lập theo luật Liên bang Úc ACCC có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Cao uỷ Bổ nhiệm Chủ tịch và các Uỷ viên của ACCC có sự tham dự của Chính phủ Liên bang, bang và lãnh thổ

Hiện nay, Chủ tịch ACCC là ông Rod Sims, được bổ nhiệm tháng 8 năm

2011 cho một nhiệm kỳ năm năm và tái bổ nhiệm thêm ba năm trong tháng 8 năm 2016 Hai Phó Chủ tịch của ACCC là: bà Delia Rickard (được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch ACCC vào tháng 6 năm 2012 trong thời hạn năm năm)

và ông Michael Schaper Bốn vị Cao ủy trong Ủy ban là: bà Cristina Cifuentes, ông Roger Featherston, ông Mick Keogh và bà Sarah Court

Dưới ủy ban là các bộ phận cụ thể phụ trách từng mảng lĩnh vực như: bộ phận quản trị doanh nghiệp; bộ phận điều tiết năng lượng; bộ phận thực thi cạnh tranh; bộ phận xét duyệt cấp phép và sáp nhập; bộ phậnvề người tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và an toàn sản phẩm; bộ phận quy định cơ sở hạ tầng; bộ phận pháp lý và kinh tế; bộ phận dịch vụ cá nhân và doanh nghiệp

Trang 7

Chủ tịch ACCC

Ông Rod Sims

Phó Chủ tịch ACCC

Bà Delia Rickard Ông Michael Schaper

Cao ủy ACCC

Bà Cristina

Cifuentes

Featherston

Bà Sarah Court Ông Mick Keogh

Các bộ phận

Quản trị doanh

nghiệp

Điều tiết năng lượng

Xét duyệt cấp phép và sáp nhập

Người tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ

và an toàn sản phẩm

Quy định cơ sở

hạ tầng

Dịch vụ cá nhân

và doanh nghiệp

Thực thi cạnh tranh Pháp lý và kinh tế

(Sơ đồ tổ chức Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc)

I.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

ACCC thúc đẩy cạnh tranh và thương mại công bằng trên thị trường nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, các nhà kinh doanh và cộng đồng.ACCC cũng quản lý các dịch vụ về cơ sở hạ tầng của quốc gia ACCC là

cơ quan duy nhất của Úc giải quyết các vấn đề chung liên quan đến cạnh tranh

và cũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thực thi Luật Thương mại và Luật ứng dụng của bang và lãnh thổ Trong thương mại công bằng và bảo vệ người tiêu dùng, vai trò của ACCC là bổ sung cho các cơ quan phụ trách các vấn đề

Trang 8

tiêu dùng của bang và lãnh thổ quản lý những quy định thuộc thẩm quyền của mình và Phòng Chính sách Cạnh tranh và Tiêu dùng của Bộ Tài chính liên bang

Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban này phản ánh những hoạt động chính của mình: thực thi, chiến lược tuân thủ (bao gồm giáo dục và thông tin), xét xử, sáp nhập, viễn thông, giám sát giá cả, cải cách điều tiết và quản lý những ngành phục vụ công cộng

ACCC là một cơ quan nhà nước độc lập, chịu trách nhiệm thực thi các đạo luật thực hành thương mại năm 1974 và Đạo luật giám sát giá cả 1983 với các nhiệm vụ chủ yếu như:

- Khuyến khích sự cạnh tranh ở trên tất cả các thị trường;

- Đảm bảo duy trì nguyên tắc kinh doanh trung thực ở trên các thị trường;

- Đảm bảo giữ gìn an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng;

- Bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn sản phẩm

do Nhà nước quy định;

- Kiểm tra và giám sát giá cả;

- Khuyến khích sự cạnh tranh về giá cả ở bất cứ nơi nào làm được, và hạn chế sự tăng giá ở các thị trường mà sự cạnh tranh còn ít có hiệu quả;…

I.2.3 Tòa Cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh quốc gia

Theo Luật Thực tiễn thương mại của Úc năm 1974, ngoài ACCC, thì cơ quan có trách nhiệm liên quan đến quy định cạnh tranh còn có: Tòa Cạnh tranh

Úc (Australian Competition Tribunal – ACT) và Hội đồng Cạnh tranh quốc gia (National Competition Council – NCC)

Trang 9

Tòa Cạnh tranh Úc có chức năng xem xét kháng nghị các quyết định của ACCC liên quan tới việc cho phép (authorizations) hoặc thông báo (notifications) và quy định tiếp cận nguồn lực (access regime) Ngoài ra, Tòa Cạnh tranh còn xem xét các vụ tập trung kinh tế diễn ra ở ngoài nước Úc nhưng lại có ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh tại Úc và nếu có thì liệu những lợi ích đối kháng lại với công chúng cần bỏ qua không

Hội đồng Cạnh tranh quốc gia được thành lập vào năm 1995 theo Luật Cải cách chính sách cạnh tranh năm 1995 Hội đồng Cạnh tranh quốc gia chịu trách nhiệm tư vấn về những vấn đề thuộc Luật Cạnh tranh

I.3 Cục Cạnh tranh Canada

I.3.1 Cơ cấu, tổ chức

Canada lựa chọn và xây dựng cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Cục Cạnh tranh Canada là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp Canada

Cục trưởng Cục Cạnh tranh Canada

Ông John Pecman

Cục phó

Bà Jeanne Pratt Ông Matthew Boswell Bà Vicky Eatrides Bà Ana Maia

Phòng

Sáp nhập

Phòng Chấp hành

và thực thi

Phòng Kinh tế và các vấn đề quốc tế

Phòng các vấn đề dân sự

Phòng các vấn đề hình sự

Phòng Thương mại lành mạnh

(Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Cạnh tranh Canada)

Đứng đầu Cục là Cục trưởng được bổ nhiệm theoluật Hiện nay, “Ủy viên Cạnh tranh (Commissioner of Competition)” là ông John Pecman, được bổ nhiệm ngày 12 tháng 6 năm 2013, cho một nhiệm kỳ năm năm

Trang 10

Dưới Cục trưởng, có 4 Cục phó, bao gồm: bà Jeanne Pratt (Phó Ủy viên cao cấp - Senior Deputy Commissioner), ông Matthew Boswell (Senior Deputy Commissioner), bà Vicky Eatrides (Deputy Commissioner) và bà Ana Maia (Executive Director)

Cơ cấu tổ chức của Cục Cạnh tranh Canada gồm có 6 bộ phận, bao gồm: Phòng Sáp nhập, Phòng Chấp hành và thực thi, Phòng Kinh tế và các vấn đề quốc tế, Phòng các vấn đề dân sự, Phòng các vấn đề hình sự và Phòng Thương mại lành mạnh

I.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

Cục trưởng Cục Cạnh tranh: là người đứng đầu Cục Cạnh tranh, chịu trách nhiệm theo dõi và thực thi Luật Cạnh Tranh, Luật về nhãn mác và đóng gói hàng hóa, Luật nhãn mác kim loại quý và Luật Nhãn hiệu hàng dệt may

Phòng Sáp nhập: chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá hoạt động sáp nhập Các vụ sáp nhập có tổng giá trị tài sản trên 400 triệu đô la, giá trị chuyển nhượng lớn hơn 35 triệu đô la, thì phải có hồ sơ gửi trước cho Phòng Sáp nhập

Phòng Chấp hành và thực thi: có nhiệm vụ phát triển các chương trình điều phối, thực thi có hiệu quả các chính sách của Cục, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng Đồng thời Phòng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và

xử lý thông tin

Phòng Kinh tế và các vấn đề quốc tế: Điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế trong các diễn đàn quốc tế về chính sách cạnh tranh và là kênh liên lạc với đại diện các cơ quan chính phủ khác Phòng cũng cung cấp các phân tích, tư vấn về kinh tế cho các bộ phận khác để thực thi luật trong từng trường hợp cụ thể, từng vụ việc về chính sách cụ thể, về các thay đổi của luật pháp, và cả

Trang 11

những can thiệp có tính chất điều tiết Phòng cũng đưa ra các tư vấn về chính sách cạnh tranh và các đề xuất nhằm hỗ trợ chính phủ các nước khác

Phòng Các vấn đề dân sự: điều tra những hành động nghi vấn có yếu tố hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, nhà sản xuất khống chế người tiêu dùng, như là việc từ chối cung cấp hàng, giữ độc quyền kinh doanh, hay bán kèm điều kiện khắt khe Trách nhiệm của Phòng là phải ra tay can thiệp trước khi các cơ quan điều tiết hay toà cấp tỉnh, cấp liên bang tham gia vào

Phòng Các vấn đề Hình sự: điều tra các hành vi vi phạm có tính hình sự, chẳng hạn như thông đồng để định giá trên thị trường, móc ngoặc – gian lận trong đấu thầu, cơ chế phân biệt giá, phá giá, duy trì giá Ngoài ra, Phòng còn phụ trách cả bộ phận Sửa đổi, bổ sung Luật để đảm bảo là các điều khoản trong Luật Cạnh tranh và những chế định về dán nhãn mác thích hợp với thực tiễn

Phòng Thương mại lành mạnh: có nhiệm vụ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thông qua các hướng dẫn chấp hành, các chương trình đào tạo cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng Phòng sẽ áp dụng những điều khoản trong Luật cạnh tranh để giải quyết những vi phạm trong quảng cáo và những vụ gian lận khác Ngoài ra còn quản lý việc thực thi Luật Cạnh tranh, cũng như Luật Đóng gói, nhãn hiệu, Luật nhãn mác kim loại và Luật nhãn hiệu hàng dệt may

II Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam

Ban Quản lý cạnh tranh được thành lập trực thuộc Bộ Thương mại (nay là

Bộ Công Thương) vào năm 2003 Một năm sau, năm 2004, Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Thương mại dựa trên nền tảng của Ban Quản lý cạnh tranh

Ngày đăng: 18/10/2018, 10:14

w