Các kết quả chính của đề tài luận văn là: Đánh giá hiện trạng hoạt động hóa chất, tình hình sự cố hóa chất và năng lực ứng phó của thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương, Dự báo nguy cơ và tình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
PHẠM MINH HẢI
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT CHO THỊ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
PHẠM MINH HẢI
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT CHO THỊ
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 24 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
5 TS Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn
Trang 4TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày …… tháng …… năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Minh Hải Giới tính: nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/9/1982 Nơi sinh: Huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1541810007
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do hóa chất cho Thị Xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Bài luận văn sẽ nghiên cứu, thu thập, kế thừa số liệu; Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất; Dự báo nguy cơ xảy ra sự cố; Đề xuất giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất
III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/8/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 24/9/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Nguyễn Xuân Trường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Trang 5L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hợp tác, giúp đỡ của thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT), Sở Công Thương tỉnh Bình Dương; Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi rất mong muốn kết
quả nghiên cứu thực tiễn của tôi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ
môi trường của Thị xã Dĩ An nói riêng và của Tỉnh Bình Dương nói chung
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Minh Hải
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô, đặc biệt là Quý thầy cô giảng dạy sau đại học ngành Kỹ thuật môi trường khoá 15- Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cũng như tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích quý báu từ thầy hướng dẫn và các đồng
sự
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Xuân Trường trên cương vị là người hướng dẫn trực tiếp đề tài luận văn thạc sĩ của tôi Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành thành tốt nhất
đề tài này
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT), Sở Công Thương tỉnh Bình Dương; Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Minh Hải
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài luận văn thạc sĩ ” Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
do hóa chất cho Thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương ” được thực hiện từ ngày 30 tháng 8 năm 2016 đến ngày 30 tháng 7 năm 2017, với mục tiêu nghiên cứu, là tăng cường năng lực quản lý an toàn - môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương
Đề tài tập trung bốn nội dung chính đó là: Thu thập, kế thừa số liệu; Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất; Dự báo nguy cơ xảy ra sự cố; Đề xuất giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất
Đề tài luận văn sử dụng phương pháp Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu; Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp đánh giá tác động môi trường; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp xây dựng kịch bản; Phương pháp mô hình hóa; Phương pháp bản đồ GIS; Phương pháp nội suy, ngoại suy; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp tham khảo kết quả thực hiện trong và ngoài nước
Các kết quả chính của đề tài luận văn là: Đánh giá hiện trạng hoạt động hóa chất, tình hình sự cố hóa chất và năng lực ứng phó của thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương, Dự báo nguy cơ và tình huống xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương; Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương
Ý nghĩa của luận văn là đã xây dựng được kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do hóa chất cho Thị xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương một cách chi tiết, cụ thể, dễ dàng áp dụng vào thực tế trên địa bàn; dự báo và đưa ra các kịch bản có thể xẩy ra sự cố môi trường trên địa bàn Góp phần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong việc quả lý, ứng phó các sự cố môi trường tại điạ phương
Kết quả của đề tài luận văn thạc sĩ có thể áp dụng trong điều kiện Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao hiệu quả, đồng bộ trong công tác quản lý và bảo vệ
môi trường trên địa bàn; có phương án kịp thời và hiệu quả khi có sự cố môi trường do hóa chất xẩy ra
Trang 8ABSTRACT
Master thesis topic "Research and develop a response plan of environmental incidents caused by chemicals in Di An town - Binh Duong province" was implemented from 30 August 2016 to 30 June 2017 with the aims of strengthening the capacity of environmental safety control , preventing and responding to environmental incidents caused by chemicals in Di An town, Binh Duong province
The thesis focused on four main contents, including collecting and inheriting data; assessing the current status of production, business and use of chemicals; forecasting the risk of incident; and propose solutions and plans for chemical incident prevention and response
The thesis used the data collection and data inheritance methods; Surveying and surveying methods; Statistical methods; Method of assessment of environmental impact; Analytical methods; Scripting method; Modeling method; GIS mapping method; Method of interpolation, extrapolation; Professional solution; Method of referencing results of implementation in both domestic and abroad
The main results of the thesis are: Assessing the current status of chemical activities, chemical incident situation and the response capacity of Di An town - Binh Duong province, forecasting risk and Chemical incident situation in Di An town - Binh Duong province; Developing a plan to prevent and respond to environmental incidents caused
by chemicals in Di An town, Binh Duong province
The meaning of the thesis is to build a plan to cope with the environmental problems caused by chemicals in Di An Town - Binh Duong Province in detail and in easy way
to practically apply in the area; to forecast and plan scenarios that may cause environmental incidents in the area It would help solve the current difficulties in managing and responding to environmental incidents in the local
The results of the master thesis can be applied in the condition of Di An Town, Binh Duong Province in order to improve efficiency and synchronism in the management and protection of the environment in the area; and to make timely and effective plans
to cope with environmental incidents caused by chemicals
Trang 9MỤC LỤC
Mở Đầu 1
1 đặt vấn đề 1
2.mục tiêu nghiên cứu 3
3.ý nghĩa luận văn 3
chương 1: tổng quan về hoạt động hóa chất và sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an - tỉnh bình dương 4
1.1 điều kiện tự nhiên 4
1.1.1 vị trí địa lý 4
1.1.2 địa hình, địa mạo 5
1.1.3 địa chất 5
1.1.4 thổ nhưỡng 5
1.1.5 đặc điểm khí hậu 6
1.1.6 đặc điểm thủy văn 7
1.1.7 tài nguyên đất 8
1.2 điều kiện kinh tế khu vực nghiên cứu 9
1.3 hiện trạng môi trường 11
1.3.1 hiện trạng môi trường nước 11
1.3.2 hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn 11
1.3.3 hiện trạng môi trường đất 12
1.3.4 hiện trạng quản lý chất thải rắn 12
1.3.5 tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường 12
1.4 tổng hợp kết quả đánh giá về hiện trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an – tỉnh bình dương……… … …13
1.4.1 tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an – tỉnh bình dương……… ……….… ……13
1.4.2 tổng hợp kế thừa kết quả điều tra về các cơ sở có sử dụng, sản xuất, kinh doanh và tồn chứa hóa chất có nguy cơ cao trên địa bàn thị xã dĩ an – tỉnh bình dương… 14
1.4.3 tình hình sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an……… 19
1.4.4 năng lực ứng phó sự cố hóa chất của thị xã dĩ an……… … 20
chương 2: nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
2.1 nội dung nghiên cứu 24
Trang 102.2 phương pháp nghiên cứu 24
chương 3: kết quả nghiên cứu và thảo luận 34
3.1 đánh giá dự báo nguy cơ và tình huống xảy ra sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an - t ỉnh bình dương 34
3.1.1 s ố liệu về điều kiện khí quyển của địa phương 34
3.1.2 địa bàn và cơ sở hóa chất điển hình để dự báo nguy cơ sự cố hóa chất 36
3.1.3 cơ sở hóa chất điển hình để dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất 36
3.2 d ự báo nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất 36
3.2.1 sự cố hóa chất và kinh nghiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn chứa hóa chất 36
3.2.2 d ự báo nguy cơ sự cố hoá chất trong các doanh nghiệp điển hình 37
3.2.3 dự báo nguy cơ, tình huống sự cố đối với các cơ sở sản xuất, sử dụng hóa chất có kh ả năng phát sinh hóa chất dạng khí độc hại 55
3.2.4 xác định một số nguyên nhân xảy ra sự cố 56
3.3 d ự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất 57
3.3.1 các doanh nghiệp sản xuất hóa chất 57
3.3.2 các doanh nghi ệp kinh doanh hóa chất 65
3.3.3 các doanh nghi ệp sử dụng hóa chất 69
3.4 đề xuất giải pháp 75
3.4.1 nguyên tắc và yêu cầu trong quản lý phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất………75
3.4.2 các gi ải pháp và kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa ……… ….77
3.4.3 giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở hóa chất trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……… 88
3.4.4 kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố…… …91
3.4.5 thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa chất kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất……… 95
3.4.6 đề xuất vạch tuyến vận chuyển hóa chất trên địa bàn thị xã dĩ an – tỉnh bình dương… 96
3.5 các giải pháp và kế hoạch ứng phó, khắc phục hậu quả sau sự cố hóa chất 100
3.5.1 dự báo các tình huống và quy mô ứng phó sự cố………… ……… 100
3.5.2 công tác chuẩn bị ứng phó sự cố……… 102
3.5.3 quy trình và giải pháp ứng phó sự cố……… 104
Trang 113.6 một số dự án ưu tiên……… 112
3.7 phân công tổ chức thực hiện……… .112
3.7.1 nguyên tắc chung……… 112
3.7.2 trách nhiệm và cơ chế phối hợp……… 113
k ết luận và kiến nghị ….120
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CESAT Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường
CNG Compressed Natural GAS (Khí thiên nhiên)
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GCNQSĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GHS Hệ thống hài hòa toàn cầu về ghi nhãn hóa chất
GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
IPA Dung môi Isopropyl Alcohol
LNG Liquefied Natural GAS (Khí thiên nhiên hóa lỏng)
LPG Liquefied Petroleum GAS (Khí dầu mỏ hóa lỏng)
MSDS Bảng dữ liệu an toàn hóa chất (material safety data sheet)
Trang 13NĐ –CP Nghị định – Chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TNMT Tài nguyên Môi trường
TN&MT Tài Nguyên và môi trường
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
bảng 1.1 chủng loại hóa chất tồn chứa phân theo nhóm ngành 14
bảng 1.2 các loại nguy cơ sự cố hóa chất xảy ra và tác động phổ biến nhất 15
bảng 1.3 doanh nghiệp điển hình có nguy cơ sự cố hóa chất cao nhất theo địa bàn 17
bảng 1.4 thống kê một số vụ cháy lớn trên địa bàn tỉnh bình dương từ năm 2011 – 2015 18
bảng 3.1 tổng hợp số liệu trung bình nhiều năm thời kỳ 1980-2015 về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình của bình dương 33
bảng 3.2 phân loại độ bền vững khí quyển 34
bảng 3.3 các hạng mục công trình có sử dụng hóa chất của công ty cổ phần tôn hoa sen 36
bảng 3.4 danh sách các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất 37
bảng 3.5 các hạng mục công trình chính 38
bảng 3.6 danh sách các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất 40
bảng 3.7 các hạng mục công trình chính 47
bảng 3.8 danh mục hóa chất sử dụng của công ty 48
bảng 3.9 danh sách các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất 50
bảng 3.10 tính toán tải lượng ô nhiễm do cháy kho hóa chất 59
bảng 3.11 ước tính nồng độ chất ô nhiễm trong bề mặt tác động trực tiếp cực đại 59
bảng 3.12 dự báo các tình huống xảy ra sự cố cháy nổ dây chuyền 60
bảng 3.13 dự báo các tình huống ứng cứu, cứu nạn và quy mô thiệt hại………60
bảng 3.14 tính toán tải lượng ô nhiễm do cháy kho hóa chất 61
bảng 3.15 ước tính nồng độ chất ô nhiễm trong bề mặt tác động trực tiếp cực đại 61
bảng 3.16 tính toán tải lượng ô nhiễm do cháy kho hóa chất 67
bảng 3.17 ước tính nồng độ chất ô nhiễm trong bề mặt tác động trực tiếp cực đại 67
bảng 3.18 danh sách các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất 73
bảng 3.19 tính toán tải lượng ô nhiễm do cháy kho hóa chất 73
bảng 3.20 phân nhóm hóa chất nguy hiểm để xác định khu khoảng cách an toàn 77
bảng 3.21 các đặc trưng của cacbonil sunfit 78
bảng 3.22 khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy (cháy bề mặt) (bảng a) 78
Trang 15bảng 3.23 khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy 79 bảng 3.24 khoảng cách cách ly đối với khí hóa lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy 79
bảng 3.25 khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng cách nén (nguy hiểm từ đám mây khí độc) 79 bảng 3.26 khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh (nguy hiểm từ đám mây khí độc)(bảng e) 80 bảng 3.27 khoảng cách cách ly đối với chất lỏng độc (nguy hiểm từ đám mây khí độc
do hóa hơi)(bảng f) 81
Trang 16DAN H MỤC CÁC HÌNH
hình 2.1 ví dụ về phân vùng nguy hiểm hóa chất theo aloha 27
hình 2.2 phân vùng sử dụng đất theo tiêu chí chấp nhận mức rủi ro 31
hình 3.1 kết quả dự báo vùng nguy hiểm từ phát tán vinil axetat 57
hình 3.2 bản đồ mô tả vùng nguy hiểm từ phát tán vinil axetat 57
hình 3.3 mô hình dự báo sự cố dây chuyền trong sản xuất hóa chất 58
hình 3.4 thay đổi nồng độ chất ô nhiễm (a,b,c) theo khoảng cách phát tán 62
hình 3.5 mô hình phát tán khí thải từ sự cố cháy nổ dung môi hữu cơ (công ty tnhh nan pao resin – kcn sóng thần 2) 63
hình 3.6 kết quả dự báo vùng nguy hiểm từ phát tán metil xiclohecxan 65
hình 3.7 bản đồ mô tả vùng nguy hiểm từ phát tán metil xiclohecxan 65
hình 3.8 kết quả dự báo vùng nguy hiểm từ sự cố tràn đổ, phát tán amoniac khan quả dự báo vùng nguy hiểm từ sự cố tràn đổ, phát tán amoniac khan 69
hình 3.9 bản đồ mô tả vùng nguy hiểm từ sự cố tràn đổ, phát tán amoniac khan 69
hình 3.10 kết quả dự báo vùng nguy hiểm từ sự cố tràn đổ, phát tán xilen 71
hình 3.11 bản đồ mô tả vùng nguy hiểm từ sự cố tràn đổ, phát tán xilen 72
hình 3.12 mô hình quản lý rủi ro, ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở, doanh nghiệp 85
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hóa chất có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, và được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các ngành nghề kinh tế và mọi hoạt động của đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, y tế, KHCN(khoa học công nghệ) và giáo dục Do đó, khi kinh tế và đời sống xã hội càng phát triển, thì nhu cầu sử dụng hóa chất sẽ ngày càng tăng lên Vì vậy, ngành công nghiệp hóa chất (cơ bản, phụ trợ) cũng đang được chú trọng phát triển ngày càng mở rộng và theo hướng đa dạng hóa ngành nghề Từ đó cũng làm tăng nhanh nguy cơ xảy
ra sự cố hóa chất
Hoạt động hóa chất luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, sự cố hóa chất có thể xảy
ra bất kỳ thời điểm nào và khi xảy ra, sự cố hóa chất luôn tiềm ẩn khả năng phát triển thành sự cố ở quy mô lớn, có tác động trên phạm vi rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, kinh tế, tài sản và môi trường xung quanh Nhìn chung, hầu hết các loại hóa chất đều có khả năng phát tán nhanh trên diện rộng, dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống, thở… từ đó gây ngộ độc, đồng thời có khả năng để lại những hậu quả lâu dài trong môi trường tự nhiên bởi khả năng tồn lưu, khó phân hủy
Quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn chứa hóa chất thường làm phát sinh khí thải, nước thải và chất thải rắn Trong đó, nước thải có chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại đối với nguồn tiếp nhận Khí thải cũng chứa nhiều thành phần khí độc hại như NH3, SO2, SO3, Cl2, HCl, THC,… Chất thải rắn thường là hóa chất thải và chất thải hóa chất, có tính độc hại cao Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa chất, thì các ngành sử dụng hóa chất cũng phát triển mạnh như: kinh doanh xăng dầu; sản xuất nhựa, sơn, keo, mực in; chế biến gỗ; sản xuất giày dép, cao su; , nên nhu cầu sử dụng hóa chất tăng nhanh và tất yếu làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất
Theo Luật Hoá chất (2007), sự cố hóa chất là tình trạng cháy nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường, trong đó sự
cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, kinh tế, môi trường và vượt quá khả năng kiểm soát của
cơ sở hóa chất Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu,
Trang 18thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất Trong hoạt động hoá chất, sự cố hóa chất có thể xảy ra, có liên quan chủ yếu tới quá trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tồn chứa và sử dụng hóa chất nhằm phục vụ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh (chủ yếu liên quan tới các ngành công nghiệp, thương mại, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, giáo dục)
Ngày 05/03/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 03/CT-TTg V/v Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, mà theo đó ngày 05/08/2013 Bộ Công Thương đã có thông tư số 20/2013/TT-BCT V/v Quy định về Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp Nhìn chung, ở tầm khái quát hóa, có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ở nước ta nhìn từ ba góc độ sau:
Từ phía doanh nghiệp: Ý thức của các doanh nghiệp đối với an toàn hóa chất và cháy nổ rất kém, chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do hóa chất vì quyền lợi của chính họ và trách nhiệm đối với xã hội
Từ phía xã hội: Người dân hoàn toàn không biết hoặc thiếu thông tin về các nguy
cơ, hiểm hoạ cận kề có thể đến từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất trong khu vực họ sinh sống, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết đến việc ứng phó khi có sự có hoá chất xảy ra
Hoá chất có rất nhiều loại với những đặc tính khác nhau, trong khi đó nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ chuyên sâu phục vụ công tác quản lý hoá chất còn nhiều hạn chế
Chưa tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, ;
Chưa thành lập bộ máy hoặc trung tâm ứng phó sự cố hóa chất chuyên nghiệp
Trang 192 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là tăng cường năng lực quản lý an toàn - môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các cơ sở có sử dụng, sản xuất, kinh doanh, tồn chứa và tình hình xảy ra sự cố hoá chất, đồng thời khoanh vùng các địa bàn điển hình
có nguy cơ cao xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương;
- Khảo sát, đánh giá năng lực quản lý an toàn và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương;
- Dự báo các nguy cơ và tình huống xảy ra sự cố hóa chất điển hình;
- Đề xuất các giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
3 Ý nghĩa của luận văn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Điều tra, đánh giá được hiện trạng sử dụng, tốn chứa và sản xuất hóa chất trên địa bàn, từ đó chỉ ra được các khu vực có nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất trên địa bàn Thị xã Dĩ An
Đánh giá được năng lực quản lý và phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn
Áp dụng phương pháp mô hình hóa kết hợp các phương pháp khác để dự báo được nguy cơ và tình huống xảy ra sự cố hóa chất điển hình trên địa bàn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đã xây dựng được kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do hóa chất cho Thị xã Dĩ
An – Tỉnh Bình Dương một cách chi tiết, cụ thể, dễ dàng áp dụng vào thực tế trên địa bàn; đưa ra các kịch bản có thể xẩy ra sự cố môi trường trên địa bàn Góp phần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong việc quả lý, ứng phó các sự cố môi trường tại điạ phương
Có thể ứng dụng đề tài nghiên cứu cho các Huyện, Thị khác trong Tỉnh Bình Dương
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT VÀ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG DO HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN - TỈNH
BÌNH D ƯƠNG 1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Dĩ An là một trong 4 thị xã thuộc tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý tiếp giáp với 2 thành phố là Biên Hòa (Đồng Nai) và Thủ Đức, Quận 9 (TP.HCM) đồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc Việt Nam
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thị xã Dĩ An
Trang 21Thị xã Dĩ An có diện tích tự nhiên là 60,1 km2, dân số 380.730 người, mật độ 6.350 người/km2, gồm có 7 phường: An Bình, Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp
Thị xã Dĩ An có các tuyến đường quan trọng đi qua như Quốc lộ 1, Quốc lộ 52
và tuyến đường sắt Bắc – Nam Thị xã Dĩ An cách Thành phố Thủ Dầu Một khoảng 20km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km, cách Thành phố Biên Hòa khoảng 30 km nên có vị trí rất thuận lợi trong giao thông vận tải và phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Bình Dương
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thị xã Dĩ An có độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 35 – 38 m, biến đổi thấp dần từ Tây sang Đông:
- Khu vực phía Tây (phường An Bình và phường Dĩ An) có độ cao khoảng 35 –
40 m, chiếm 85% diện tích tự nhiên của toàn thị xã
- Khu vực phía Đông (các phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Bình Thắng) có địa hình khá thấp, chỉ khoảng 2 – 3 m, chỉ chiếm 15% diện tích tự nhiên
- Trong địa bàn thị xã, còn có núi Châu Thới cao 85 m, tuy nhiên diện tích không lớn (chỉ khoảng 23 ha)
- Yếu tố địa hình được đánh giá là không thuận lợi cho phòng chống sự cố tràn
đổ hóa chất, có thể gây chảy tràn, xâm nhập hóa chất xuống các nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn thị xã
1.1.3 Địa chất
Trên 80% diện tích tự nhiên có cấu trúc nền địa chất ổn định, không có nguy cơ xảy ra địa chấn động đất ở cấp nguy hiểm nên có thể loại trừ nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất do hoạt động động đất trên địa bàn
1.1.4 Thổ nhưỡng
Nhìn chung , thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư và khu công nghiệp Hầu hết diện tích có nguồn gốc từ phù sa cổ, nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nhưng độ phì nhiêu không cao
Do đó, để sử dụng tài nguyên đất bền vững, cần chú trọng giải pháp nâng cao độ phì nhiêu, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô, đồng thời phòng chống hiệu quả nguy cơ tràn đổ hóa chất, gây suy thoái đất đai
Trang 221.1.5 Đặc điểm khí hậu
Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa;
Nhiệt độ cao quanh năm và có biên độ nhiệt năm dao động không đáng kể;
b Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao, trung bình năm từ 81% – 84% và có
sự biến đổi khá rõ theo mùa, với chênh lệch giữa hai mùa khoảng 9,5% Độ ẩm trung bình vào mùa mưa từ 83 – 92% và vào mùa khô từ 72 – 84%
166 ngày Lượng mưa cao nhất trung bình nhiều năm là 2.638 mm và lượng mưa thấp nhất trung bình nhiều năm là 1.700 mm Tháng 6 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, khoảng 410 – 450 mm, tháng khô hạn nhất thường là tháng 2 hàng năm
Trang 23Nhìn chung, trên địa bàn thị xã Dĩ An có ít thiên tai, mưa bão lớn Biến động thời tiết đáng kể nhất là tình trạng hạn hán cục bộ trong mùa mưa Ngoài ra, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, thì tình trạng hạn hán và thiếu nước trong mùa khô cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng quan trọng tới nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất, cũng như khả năng phát tán ô nhiễm từ sự cố ra môi trường xung quanh, như:
- Vào các tháng cao điểm mùa khô có nắng nóng kéo dài (tháng 2 – 4 hàng năm), nhiệt độ trung bình tăng cao, độ ẩm thấp, tình trạng khô hạn có ảnh hưởng không thuận lợi tới quá trình tồn chứa và sử dụng hóa chất, đặc biệt là các loại dung môi hữu
cơ dễ bay hơi, tự tăng mức độ hóa hơi và tự cháy nổ trong môi trường không khí
- Hướng gió và tốc độ gió có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng lan truyền cháy
nổ, cũng như khả năng phát tán mức độ ô nhiễm do rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ hóa chất độc hại vào trong môi trường không khí xung quanh, từ đó có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng, kinh tế, tài sản và môi trường theo phạm vi vùng phát tán
1.1.6 Đặc điểm thủy văn
a Tài nguyên nước mặt
Thị xã Dĩ An có mật độ sông suối thấp và phân bố không đều, chủ yếu tập trung
ở phía Đông và Đông Nam Đáng kể nhất là sông Đồng Nai, đoạn chạy qua thị xã có chiều dài gần 1 km, trên đoạn này có cảng Bình Dương, đây là một trong những thế mạnh của thị xã Dĩ An trong phát triển kinh tế
Ngoài ra, thị xã Dĩ An còn có một số suối chính:
- Suối Siệp – Suối Bà Lô: bắt nguồn từ Đông An (phường Tân Đông Hiệp) chảy qua phía Bắc núi Châu Thới đến phường Bình An, Bình Thắng Đây là ranh giới tự nhiên giữa thị xã Dĩ An và thành phố Biê Hòa
- Đoạn thuộc phường Tân Đông Hiệp có tên là suối Siệp, rộng từ 3 – 6 m
- Đoạn thuộc phường Bình An, Bình Thắng có tên là suối Bà Lô, rộng 50 – 60 m Suối Bà Lô có các chỉ lưu: suối Lồ Ô, rạch Bà Khâm, rạch mương cái
- Suối Nhum: nằm phía Tây Nam thị xã Dĩ An, là ranh giới giữa phường Đông Hòa và quận Thủ Đức Đoạn chảy qua phường Đông Hòa rộng 5 – 8 m, chảy theo hướng Bắc – Nam, đây là suối thoát nước chính của khu vực Đông Hòa và một phần thị xã Dĩ An
Trang 24Tài nguyên nước mặt có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội
Do đó, cần bảo đảm phòng chống nguy cơ tràn đổ hóa chất xuống các con sông, suối này
b Tài nguyên nước ngầm
Nhìn chung, trữ lượng nước ngầm khá lớn, có chất lượng tốt, độ sâu trung bình
30 – 50 m Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, nên cần phải thận trọng trong quá trình sử dụng và quản lý khai thác nhằm đạt hiệu quả cao, bền vững
Trong quá trình khai thác và sử dụng nước ngầm cần hết sức tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm, bảo đảm chủ động nguồn nước cấp phòng cháy chữa cháy, cũng như cần phải bảo đảm phòng chống triệt để nguy cơ tràn đổ hóa chất độc hại xuống các giếng khoan, gây hậu quả rất nghiêm trọng do sự phát tán không thể kiểm soát của hóa chất trong các mạch nước ngầm
1.1.7 Tài nguyên đất
Nhìn chung, tài nguyên đất của thị xã Dĩ An đã được đưa vào khai thác, sử dụng triệt để Thị xã Dĩ An cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, nên cần phòng chống triệt để nguy cơ tràn đổ hóa chất ra môi trường, gây ô nhiễm quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận
Trang 251.2 Điều Kiện Kinh Tế khu vực nghiên cứu
a Công nghiệp
Thị xã Dĩ An là một trong những nơi tập trung nhiều khu công nghệp, với 7 khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động là: Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, KCN (khu công nghiệp) Tân Bình, Cụm công nghiệp may mặc Bình An với tỷ lện cho thuê đạt trên 90% nên Dĩ An là nơi có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh Song song đó sẽ là nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường nói chung và sự cố hóa chất trên địa bàn là không thể tránh khỏi
Năm 2016, tình hình sản xuất công nghiệp có nhiều diễn biến tích cực, các doanh nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững tốc độ tăng trưởng khá, chủ động xúc tiến thương mại, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường
b Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại ổn định, hàng hóa dồi dào, phong vú về mẫu mã, chủng loại, hàng nội địa chiếm ưu thế trên thị trường Hệ thống phân phối hàng bình ổn, đặc biệt công tác bán hàng lưu động, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn được trải rộng khắp trên địa bàn theo chủ trương chung của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Chương trình bình ổn thị trường được triển khai đồng bộ, hiệu quả, các mặt hàng thiết yếu được triển khai đúng kế hoạch phê duyệt
Duy trì thực hiện kế hoạch lập lại trật tự kinh doanh tại các chợ tự phát Rà soát,
bổ sung các biển báo cấm họp chợ không để hình thành các điểm, chợ tự phát mới trên địa bàn
đã dần hồi phục và phát triển
Công tác phòng, chống bão lũ được triển khai thực hiện tốt theo chỉ đạo của tỉnh
d Tài nguyên – môi trường
Trang 26Hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, ban hành quyết định công nhận và bàn giao các vị trí đất công cho UBND (ủy ban nhân dân) các phường thiết lập quản lý Tập trung thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là các trường hợp thuộc diện tái định cư Hoàn thành chương trình cấp GCNQSĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đất đại trà tại phường Dĩ An
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc di dời, khắc phục ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp nằm trong danh sách ô nhiễm Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn
vị xả thải gây ô nhiễm môi trường
e Đầu tư - Phát triển đô thị
Năm 2016, tình hình phát triển doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn tăng khá cao
Công tác phát triển, nâng cấp đô thị được triển khai và đảm bảo thực hiện đúng
lộ trình, đồng bộ với chương trình phát triển đô thị của tỉnh Thị xã Dĩ An đã hoàn thành thủ tục nâng cấp đô thị loại III
f Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông của thị xã Dĩ An đang được đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ với tổng chiều dài 312,5 km; mật độ đường giao thông chính đạt 5,2 km/km2
;
tỉ lệ đất giao thông đô thị là 13% Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối thị xã
Dĩ An với hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nên nền kinh
tế của Dĩ An có tốc độ tăng trưởng, phát triển rất nhanh
Giao thông đường bộ: Thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đường chính đi qua như: Quốc lộ 1A, 1K, đường Xuyên Á, ĐT 743,…
Giao thông đường sắt: đường sắt Bắc – Nam đi qua thị xã Dĩ An có chiều dài khoảng 9km Trên đoạn đường này có ga hàng hóa Sóng Thần, đây là ga chính vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong cả nước
Giao thông đường thủy: sông Đồng Nai chảy qua thị xã Dĩ An có chiều dài dưới 1km nhưng trên đoạn sông này có 2 cảng sông (Bến thủy nội địa Tây Nam và cảng Bình Dương) nằm trên địa phận thị xã Dĩ An và cảng Đồng Nai thuộc địa phận thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)
Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển Triển khai đồng bộ các giải pháp an toàn giao thông, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm tra, xử lý xe quá tải
Trang 271.3 Hiện Trạng Môi Trường
1.3.1 Hiện trạng môi trường nước
a Môi trường nước mặt
Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2015 của Tỉnh Bình Dường, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai (đoạn chảy qua Dĩ An chỉ dưới 1 km): Sông có hiện tượng bị
ô nhiễm cục bộ chất dinh dưỡng do có hàm lượng amoni vượt giới hạn cho phép (QCVN 08:2015/BTNMT, cột A2), song còn ở mức độ thấp hơn nhiều so với sông Sài Gòn Các thông số quan trắc còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Chất lượng nước mặt tại các kênh, rạch: Suối Siệp có mức độ ô nhiễm chất hữu
cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh cao Các thông số quan trắc còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép
Môi trường nước mặt rất nhạy cảm với sự cố hóa chất, nhất là trong hoạt động vận chuyển hóa chất theo các tuyến đường giao thông thủy
b Môi trường nước ngầm
Mực nước ngầm thay đổi theo không gian, theo mùa Tại các giếng khoan công nghiệp, mực nước của tầng chứa nước Plioxen dưới có xu hướng ngày càng hạ thấp,
mà nguyên nhân do khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn hơn lượng nước được bổ cập hàng năm Nước ngầm có vị nhạt, không màu, hàm lượng các nguyên tố hóa học thay đổi theo mùa và đạt tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên, tại một số giếng khoan nước ngầm có độ pH thấp (3,9 ÷ 6,06) và có chỉ tiêu vi sinh vượt mức quy chuẩn cho phép,
mà nguyên nhân có thể là do bị chất bẩn xâm nhập xuống giếng khoan
Sự cố xâm nhập hóa chất độc hại xuống nguồn nước ngầm là đặc biệt nguy hiểm,
do đó, cần hết sức chú trọng phòng chống nguy cơ xảy ra sự cố tràn đổ hóa chất
1.3.2 Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
Nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Dĩ An chủ yếu từ các hoạt động như: sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, giao thông vận tải, nâng cấp và xây dựng
hạ tầng đô thị, xây dựng các công trình đô thị và dân dụng, sinh hoạt của người dân Theo các kết quả quan trắc trong giai đoạn 2005 – 2013, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh chủ yếu bị ô nhiễm cục bộ do bụi lơ lửng và tiếng ồn, song các chỉ tiêu chỉ mới vượt quy chuẩn ở mức độ nhẹ và có xu hướng giảm dần qua các năm Một số thông số quan trắc khác như SO2, NO2, CO, đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn môi trường cho phép (QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT)
Trang 28Nhìn chung, tại các khu công nghiệp và khu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, cũng như tại một số điểm nút giao thông quan trọng, thì nồng độ bụi lơ lửng và tiếng ồn thường cao hơn so với các khu vực khác Điều này cho thấy ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển
hạ tầng giao thông đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn
Môi trường không khí rất nhạy cảm với sự cố rò rỉ, tràn đổ và cháy nổ hóa chất,
do sự phát tán rất nhanh chóng hóa chất hoặc sản phẩm cháy hóa chất độc hại vào môi trường không khí xung quanh và có tác động tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng
1.3.3 Hiện trạng trạng môi trường đất
Theo kết quả phân tích mẫu đất do tỉnh thực hiện, các mẫu đất phân tích đều có các thông số cao hơn không nhiều so với chất lượng đất nền (đất tự nhiên) Do đó, có thể cho rằng chất lượng môi trường đất trên địa bàn vẫn còn tốt và chưa có dấu hiệu bị
ô nhiễm Tuy nhiên, nếu xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất, thì hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào môi trường đất, gây suy thoái chất lượng đất một cách khó kiểm soát và khắc phục, nhất là đất sản xuất nông nghiệp Do đó, cần phòng chống hiệu quả nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất
1.3.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn
Công tác quản lý chất thải rắn tại các K/CCN và đô thị của tỉnh Bình Dương nói chung vẫn còn tồn tại một số yếu kém:
- Hiện nay, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở thị xã Dĩ An được thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các ô chôn lấp tạm của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương, đạt tỷ lệ bình quân khoảng 87%
- Trên thực tế chỉ có các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO
14000 mới quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn
- Trong công tác quản lý chất thải rắn, thì nguy cơ tràn đổ chất thải nguy hại (trong đó gồm cả hóa chất thải độc hại) trong quá trình vận chuyển là khá hiện hữu, do
đó, cần lồng ghép phòng chống hiệu quả loại sự cố này cùng với sự cố hóa chất
1.3.5 Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường
a Tai biến thiên nhiên
Tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng với đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu nằm trong vùng an toàn và hiền hòa, nên từ trước đến nay chưa xảy ra
Trang 29bất kỳ một hiện tượng tai biến thiên nhiên nào, có thể gây ra thảm họa cho đời sống của nhân dân
b Sự cố môi trường
Các loại sự cố môi trường có độ nguy hiểm cao có thể xảy ra, như: cháy nổ, tràn dầu, tràn đổ hóa chất, chất thải nguy hại, Tuy nhiên, do có sự chủ động và thực hiện tốt công tác phòng ngừa ô nhiễm, nên tỉnh Bình Dương ít để xảy ra các sự cố môi trường ở quy mô lớn
1.4 Tổng hợp kết quả đánh giá về hiện trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn Thị Xã Dĩ An – Tỉnh Bình Dương
1.4.1 Tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn Thị Xã Dĩ An – Tỉnh Bình
Dương
Tùy theo từng nhóm ngành, các nguy cơ tiềm ẩn về khả năng xảy ra các loại sự
cố cháy nổ, sự cố hóa chất và sự cố tràn đổ chất thải nguy hại trên địa bàn như sau: Công nghiệp sơn, keo, mực in: Hóa chất được dùng chủ yếu là dung môi hữu cơ
dễ cháy (toluen, xilen, axeton, metanol,…), nitroxeluloza, các loại bột màu, thuốc nhuộm, chất đóng rắn, chất xúc tác, nhựa và keo dán tổng hợp, chất chống nấm mốc, rêu Nguy cơ dẫn đến sự cố môi trường trong lĩnh vực này chủ yếu từ các dung môi, keo dán Một trong các nguyên nhân có thể là do hỏa hoạn Việc cháy dung môi, keo dán, đặc biệt là nhựa tổng hợp có thể làm thoát ra khí độc
Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi sẽ phân tán vào không khí, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và thần kinh, còn các dung môi phân cực dễ dàng ngấm vào đất và thấm vào nguồn nước Các bột màu là các hợp chất của kim loại nặng hay các thuốc nhuộm hữu cơ khi bị đổ ra ngoài có thể phân tán vào đất, nguồn nước, nước ngầm gây nhiễm độc đất và nước, gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng lâu dài
Công nghiệp chế biến gỗ: Hóa chất sử dụng là các loại keo dán, vecni, sơn, dung môi hữu cơ dễ bay hơi, chất chống nấm mốc, mối mọt Nguy cơ dẫn đến sự cố hóa chất là do đổ, rò rỉ, và nhất là hỏa hoạn Các hóa chất trong ngành công nghiệp này có nguy cơ cháy nổ rất cao, bay hơi mạnh khi tràn đổ, tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đồng thời ngấm vào đất và nước, có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường, gây tác hại lâu dài
Ngành sản xuất khí, nạp khí LPG, khí tự nhiên: Nguy cơ cao nhất là cháy nổ các bồn, chai chứa khí áp suất cao (LPG, LNG, CNG, H2, O2, C2H2 ), gây ô nhiễm không
Trang 30khí và các sự cố môi trường khác, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng người dân trong khu vực
Ngành xử lý nước: Trong sản xuất và phân phối nước, hóa chất được dùng nhiều
là clo (Cl2) và natri dicloizoxianurat Clo là khí cực độc đối với con người, còn natri dicloroizoxianurat thì có khả năng gây nổ khi trộn lẫn với một số hóa chất
Kho chứa xăng dầu và các trạm xăng dầu: Đây là các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, đồng thời khi xảy ra cháy nổ sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Đặc biệt, ngoài tính chất nguy hiểm cháy nổ cao, thì xăng dầu là loại sản phẩm có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi sự cố dẫn đến cháy nổ và tràn vào nguồn nước, có khả năng phát tán rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái
Lĩnh vực kinh doanh hóa chất: Hoạt động kinh doanh hóa chất tồn tại chủ yếu dưới hình thức cửa hàng bán hóa chất nhỏ lẻ Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu bao gồm: dung môi công nghiệp (bán kèm theo các loại sơn PU, dầu bóng…) và hóa chất tẩy rửa công nghiệp Các hóa chất kinh doanh chủ yếu bao gồm: Clorin, Natri cacbonat, Natri hydroxit, Kali hydroxit, Natri lauril benzen sunfonat (LAS – hóa chất tẩy rửa công nghiệp),…, trong đó một số loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp có khả năng cháy nổ và giải phóng ra khí độc
Lĩnh vực vận chuyển nhiên liệu, hóa chất và chất thải nguy hại: nguy cơ tràn đổ hóa chất tại chỗ trong hoạt động vận chuyển là cao bởi trong quá trình vận chuyển theo các tuyến đường bộ có mật độ giao thông cao, thì nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến tràn đổ hay cháy nổ hóa chất, nhiên liệu cũng là cao
1.4.2 Tổng hợp kế thừa kết quả điều tra về các cơ sở có sử dụng, sản xuất, kinh
doanh và tồn chứa hóa chất có nguy cơ cao trên địa bàn thị xã Dĩ An – tỉnh Bình Dương
Theo Sở Công thương tỉnh Bình Dương, thì các tiêu chí cụ thể lựa chọn doanh nghiệp điển hình có nguy cơ cao xảy ra sự cố hóa chất bao gồm như sau:
- Nhóm ngành nghề hoạt động hóa chất (cho biết các loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản, cũng như nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất thường gặp);
- Chủng loại, tính chất của các loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản tại chỗ (cho biết nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất, cũng như phạm vi, mức độ tác động của các loại hóa chất nguy hiểm và độc cần phòng chống);
Trang 31- Khối lượng hóa chất sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản tại chỗ (cho biết nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất, cũng như phạm vi, mức độ tác động của các loại hóa chất nguy hiểm và độc cần phòng chống);
- Năng lực quản lý an toàn và phòng chống sự cố hóa chất (cho biết trạng thái và mức độ năng lực quản lý cụ thể mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cho công tác quản lý
an toàn và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại chỗ)
- Số lượng doanh nghiệp hóa chất có nguy cơ cao, chủng loại, khối lượng và nguy cơ hóa chất tồn chứa phân theo nhóm ngành địa bàn thị xã Dĩ An như sau:
Bảng 1.1: Chủng loại hóa chất tồn chứa phân theo nhóm ngành
lý gỗ 2 Dung môi hữu cơ (toluen, xilen…) Cháy nổ
2 Khí công nghiệp 2 Khí H2, O2, N2, C2H2… Cháy nổ
3 Kinh doanh hóa
- Dung môi, hóa chất hữu
cơ
- Axít, xút (H2SO4, HCl, NaOH…)
Rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ
4 Kho vận 1 Axít (H2SO4); NH3 khan Rò rỉ, tràn đổ
5 Sơn, keo, in,
- Axít, xút (HCl, H2SO4, NaOH…)
Rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ
Tổng cộng 22
(Nguồn: Trung tâm CESAT thực hiện tổng hợp, năm 2016)
Trang 32Từ kết quả tổng hợp trong Bảng 1.1 có thể rút ra một số nhận xét sau:
Các ngành có số lượng doanh nghiệp hóa chất nhiều nhất theo thứ tự giảm dần gồm: Sơn, keo, in, mực in (8 doanh nghiệp) > Sản xuất hóa chất, thuốc BVTV = Vật liệu xây dựng: tôn, sắt thép (3 doanh nghiệp) > Chế biến gỗ, xử lý gỗ = Kinh doanh hóa chất = Khí công nghiệp (2 doanh nghiệp) > Kho vận = Xử lý nước (1 doanh nghiệp) Sơn, keo, in, mực in là nhóm ngành có nguy cơ cao nhất, cần ưu tiên quan tâm công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Yếu tố quyết định chính là chủng loại, tính chất của các loại hóa chất tồn chứa Các loại hóa chất nguy hiểm tồn chứa phổ biến và có nguy cơ cao nhất gồm: axít, xút (HCl, H2SO4, NaOH, NH4OH…); amoniac khan; dung môi hữu cơ dễ bay hơi (axeton, toluen, xilen…); tiền chất (cacbuafuran, MIC), đặc biệt với điều kiện khí hậu vào mùa khô thì dung môi hữu cơ dễ bay hơi được đánh giá là có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cao nhất
Kết quả phân loại nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất theo số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An như sau:
Cháy nổ: 12/22 doanh nghiệp
Rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ: 8/22 doanh nghiệp
Rò rỉ, tràn đổ:2/22 doanh nghiệp
Theo đó, nguy cơ cháy nổ trên địa bàn là cao nhất
Căn cứ trên các loại hóa chất tồn chứa và xếp loại các hóa chất nguy hiểm theo
hệ thống GHS có thể xác định các loại nguy cơ sự cố hóa chất nguy hiểm và tác động phổ biến nhất có thể xảy ra trên địa bàn thị xã Dĩ An, như trong Bảng 2.2 dưới đây: Bảng 1.2: Các loại nguy cơ sự cố hóa chất xảy ra và tác động phổ biến nhất
1 Tràn đổ hóa chất vơ cơ có tính
chất ăn mòn mạnh như axit, xút Gây phỏng nặng, phá hủy vật liệu
2 Rò rỉ, cháy nổ amoniac lỏng, phát
tán amôniac vào không khí
Cháy nổ khí amôniac lỏng, phát tán amôniac khan có tính gây phỏng, tác động mạnh lên mắt, hệ hô hấp và hệ thần kinh
Trang 333 Tràn đổ, rò rỉ hơi dung môi hữu
cơ dẫn đến cháy nổ
Hơi dung môi dễ cháy như toluen, xilen, axeton vượt quá ngưỡng cho phép khi gặp nhiệt độ cao, lửa hay xẹt điện sẽ cháy
nổ Hơi các chất này có tính độc, tác động lên hệ thần kinh và hệ hô hấp
4 Rò rỉ, tràn đổ thuốc bảo vệ thực
vật
Thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất và mạch nước ngầm Có thể phát tán vào không khí nếu đổ lộ thiên hay cháy
5 Cháy nổ kho hóa chất Tính chất khá phức tạp do hóa chất trong kho có quá nhiều chủng loại và luôn thay
đổi
6 Cháy nổ bồn chứa khí công
nghiệp H2, C2H2, O2, N2
Tính chất phức tạp tùy từng loại khí Nguyên nhân xảy ra thường do cháy hay quá áp, bình chứa không đảm bảo an toàn
C2H2 không có lợi cho sức khỏe
7 Cháy nổ khí hóa lỏng LPG,
và các hydrocacbon nhẹ, chất hữu cơ bay hơi
( Nguồn: Trung tâm CESAT thực hiện tổng hợp, năm 2016)
Nhìn chung, với các loại nguy cơ sự cố hóa chất và tác động phổ biến nhất nêu trên, một khi xảy ra có thể mang lại nhiều thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản, môi trường
và sức khỏe, tính mạng con người, đặc biệt là sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất độc và sự cố cháy nổ hóa chất nói chung Đây cũng chính là những loại sự cố hóa chất được ưu tiên quan tâm thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó trong Đề án này
Mặc dù khối lượng hóa chất tồn chứa chưa hẳn đã có vai trò quyết định đối với việc dự báo nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất tại doanh nghiệp, nhưng rõ ràng khối lượng hóa chất tồn chứa càng lớn, thì nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cũng tăng lên, đặc biệt là khi tồn chứa các loại hóa chất nguy hiểm đặc trưng bằng nguy cơ tràn đổ, rò rỉ và cháy
nổ cao (ví dụ: amoniac khan, axít sunfuaric đặc, dung môi hữu cơ dễ bay hơi…)
Ở quy mô các doanh nghiệp, thì có thể tổng hợp về các doanh nghiệp điển hình
có nguy cơ sự cố hóa chất cao nhất, mà cần ưu tiên nghiên cứu đề xuất giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, như được trình bày trong bảng dưới đây:
Trang 34Bảng 1.3: Doanh nghiệp điển hình có nguy cơ sự cố hóa chất cao nhất theo địa bàn
STT Ngành nghề Doanh nghiệp điển hình Mô hình ALOHA
1 Sản xuất tôn thép
- Công ty CP Tôn Hoa Sen
- Công ty CP Tôn Đông Á
- Công ty CP Maruichi Sunsteel
Tràn đổ NH3 khan, axít HCl
2 Sản xuất hóa chất
BVTV
- Công ty TNHH OCI
- Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam
Rò rỉ hơi độc từ các tiền chất (Cacbuafuran, MIC), thuốc BVTV
3 Xử lý nước Công ty cấp nước Bình An Rò rỉ khí Cl2
- Cháy nổ dung môi hữu cơ
5 Sản xuất keo, in,
sơn gỗ
- Công ty CP Oseven
- Công ty TNHH Sơn TOA
- Công ty TNHH Sơn Jotun
- Công ty TNHH Bao Bì NgaiMee
- Công ty TNHH NanPao Resin,
- Công ty TNHH Great Eastern Resin Industrial
Cháy nổ dung môi hữu
cơ
6
Kinh doanh, kho
chứa hóa chất, kho
lạnh
- Công ty TNHH Mậu Dương
- Công ty TNHH -Nippon Express Việt Nam
- Công Ty TNHH Swire Cold Storage Việt Nam
- Cháy nổ dung môi hữu cơ
Trang 351.4.3 Tình hình sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn Thị xã Dĩ An
Trong những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp hóa chất nhằm phục vụ các nhu cầu về các loại hóa chất khác nhau trên địa bàn, đã làm tăng nguy cơ xảy ra sự
cố cháy nổ, rò rỉ, tràn đổ hoá chất, có ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội và môi trường Số liệu thống kê một số vụ cháy lớn trên địa bàn Thị Xã Dĩ An từ năm 2011 –
2015 của Cảnh sát PCCC(phòng cháy chữa cháy) tỉnh Bình Dương như trong bảng sau:
Bảng 1.4: Thống kê một số vụ cháy lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2011 – 2015 (Từ ngày 16/11/2011 đến 15/11/2015)
nhân
Thiệt hại
Người
Tài sản, triệu đồng
KCN Sóng Thần II, Dĩ
An
Đài Loan
Sự cố hệ thống điện
KCN Sóng Thần I, Dĩ
An
Việt Nam
Sự cố hệ thống điện
- 14.220
( Nguồn: Tham khảo số liệu của Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương, năm 2015)
Nhìn chung, sự phát triển nhanh về kinh tế – xã hội trong một khoảng thời gian dài, đã đem lại cho Thị Xã Dĩ An nhiều lợi thế, lợi ích Tuy nhiên, cùng với nó nguy
cơ rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ hóa chất cũng diễn biến phức tạp hơn
Riêng đối với tình hình xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn Thị Xã Dĩ An, thì chỉ
có một sự cố điển hình đã xảy ra trong những năm gần đây, như sau:
Sự cố tràn đổ hóa chất trong quá trình vận chuyển đã xảy ra vào ngày 29/3/2014 tại Quốc lộ 1A, đoạn qua khu phố Ngãi Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Chiếc
xe tải nặng mang biển số BKS(biển kiểm soát): 60P-1209 đang lưu thông theo hướng
từ Đồng Nai về TP.HCM, thì thùng xe bên phải bỗng bị bung ra, kèm theo sự việc này
đã khiến cho hàng chục thùng hóa chất đổ xuống đường, một số đã bị vỡ tung Thật may mắn là vụ việc trên đã không gây ra thương vong về người
Trang 36Được biết số hóa chất này là Canxi Hypoclorua (HI - CHLON 70) dùng để sát trùng, xử lý nước hồ bơi, thủy sản Nhận được tin báo về sự việc, lực lượng CSGT tỉnh Bình Dương đã có mặt tại đây để phân luồng giao thông và xử lý hiện trường
Nhìn chung trên địa bàn Thị Xã Dĩ An những năm qua chưa có nhiều các sự cố
về cháy nổ và tràn đổ hóa chất gây hiệu quả nghiêm trọng lên môi trường
1.4.4 Năng Lực Ứng Phó Sự Cố Hóa Chất Của Thị Xã Dĩ An
a Năng lực quản lý nhà nước về an toàn hóa chất và phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất
Nhìn chung năng lực quản lý nhà nước về an toàn hóa chất và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn Thị Xã Dĩ An nhìn chung chưa có gì, chủ yếu vẫn dựa theo sở Công thương nói riêng và Tình Bình Dương nói chung
Theo đánh giá tổng kết của Sở Công thương, thì công tác đảm bảo an toàn hoạt động hóa chất và việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, không chỉ cần dựa trên năng lực quản lý đáp ứng của các cơ quan quản lý nhà nước chức năng, mà thực tế đây là quá trình nỗ lực lâu dài, liên tục, phải làm từng bước, bắt đầu từ việc quản lý các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển nhiên liệu, hóa chất, có biện pháp chế tài các tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức đào tạo, tuyên truyền để nâng cao ý thức và hiểu biết của cơ sở và người dân về vấn đề này, cũng như
tổ chức đào tạo nhân lực chuyên nghiệp về công tác an toàn cho các cơ sở
Năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước hết phải dựa trên năng lực ứng phó tại chỗ của cơ sở, sau đó là năng lực ứng phó đa ngành tổng hợp của chính quyền cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh, mà nòng cốt là lực lượng PCCC theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy-lực lượng-phương tiện-hậu cần tại chỗ) Sau năm 2011, Cảnh sát PCCC mới được tổ chức hoạt động độc lập và đã góp phần nâng cao rất nhiều năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn cấp tỉnh
Theo báo cáo của Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương, thì mặc dù tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy theo Quyết định số 230/QĐ-UB ngày 23/01/1997 của UBND tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, hoạt động của Ban chỉ đạo này mới tập trung chủ yếu vào việc xây dựng chỉ thị phòng cháy chữa cháy hàng năm, thành lập các đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và xây dựng chương trình hưởng ứng ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, đồng thời còn chưa mang tính quản lý chung và mang
Trang 37tính liên ngành Trong khi đó trên thực tế một khi có sự cố cháy nổ xảy ra, sẽ cần đến
sự liên kết tổng lực của các ngành nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan
Các phương án phòng cháy chữa cháy của từng nhóm ngành như: sản xuất sơn keo, kinh doanh xăng dầu, chế biến gỗ, đã được Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy xây dựng với nguồn lực được huy động một số lực lượng bên ngoài như công an xã, lực lượng 113, trường sỹ quan công binh Song, các phương án này mới tập trung vào việc chữa cháy, chống cháy lan, đồng thời còn chưa quan tâm xem xét đến việc giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường trong khi chữa cháy và khắc phục, giải quyết hậu quả
về các vấn đề môi trường sau khi chữa cháy
Đồng thời các phương án chữa cháy chưa có sự liên kết với nhau, chưa có các thống kê về các điểm có nguy cơ cháy nổ nguy hiểm trên địa bàn tỉnh, cũng như chưa
có các phương án dự phòng trong trường hợp xuất hiện cùng một lúc nhiều đám cháy lớn xảy ra Thông tin về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng chưa được thống kê thu thập một cách bài bản và đưa vào cơ sở dữ liệu chung, mà chỉ thực hiện trong từng địa bàn, vì vậy, việc huy động tổng lực phương tiện từ các cơ sở khi có cháy xảy ra sẽ khó được giải quyết nhanh chóng Những ngành công nghiệp và các loại hình cơ sở kinh doanh, sử dụng, sản xuất
và bảo quản nhiên liệu, hóa chất tính nguy hiểm cao dẫn đến sự cố cháy nổ hóa chất, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không chỉ trên địa bàn của tỉnh Bình Dương, mà còn ảnh hưởng đến các khu vực ráp ranh với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và một
số tỉnh khác Ngoài ra, hai con sông quan trọng cung cấp nước sinh hoạt cho TP Hồ Chí Minh và Bình Dương là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cùng nhiều nhánh của hai con sông này chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, cũng có thể bị ảnh hưởng
Vì vậy, công tác phối hợp với các tỉnh bạn và lực lượng khác về chữa cháy cũng
đã được xây dựng, cụ thể là đã ký kết quy chế phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Quân đoàn 4 trong việc hỗ trợ lực lượng khi có đám cháy lớn xảy ra Lực lượng và phương tiện phòng cháy chữa cháy của tỉnh Bình Dương vẫn còn yếu, thiếu
và không đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay cũng như phát triển trong tương lai
Hiện nay trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng vẫn chưa có các trung tâm cứu hộ chuyên nghiệp Công việc liên quan đến các sự cố mới chỉ dừng lại ở khâu giải quyết hậu quả sau sự cố Thực sự để việc ứng phó các sự cố
Trang 38lớn có kết quả tốt, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở với trung tâm cứu hộ với các thiết bị hiện đại, các công cụ hỗ trợ như các hướng dẫn cứu hộ cụ thể cho các loại hóa chất khác nhau, và nhân viên cứu hộ phải chuyên nghiệp và được đào tạo chính quy Trong thời gian tới, dự báo với sự phát triển mạnh về công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết hợp với việc sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm giá trị gia tăng cao và sản phẩm mới; phát triển gắn kết giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngoài; xây dựng các thương hiệu sản phẩm uy tính Nguy cơ cháy, nổ ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các cơ sở
có sử dụng hóa chất độc hại, ảnh hưởng lớn đến môi trường
b Năng lực và phương tiện ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hóa chất
Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cảnh sát PCCC Thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương, thì có thể đưa ra một số đánh giá tổng quan bước đầu như sau:
- Hầu hết các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất đã bảo đảm thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy: Thực hiện thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; tự kiểm tra định kỳ về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ
sở, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, trang bị hệ thống, phương tiện phòng cháy theo quy định
- Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chưa tổ chức thực hiện việc huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người trực tiếp liên quan đến hóa chất và đề nghị cấp
có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn hóa chất, chưa xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chưa đầu tư đầy đủ các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó hoặc phòng ngừa sự cố hóa chất
Công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy rất sơ sài hoặc rất
cũ, hư hỏng… Hầu hết các cơ sở đều không xây dựng phương án ứng cứu sự cố rò rỉ hay tràn đổ hóa chất theo đúng quy định; chỉ một số ít cơ sở có xây dựng, song không thể hiện được việc phối hợp với các cơ quan chức năng để giảm thiểu các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng khi có sự cố xảy ra
Công tác lưu giữ hóa chất tại các cơ sở sử dụng hóa chất nhìn chung tương đối tốt, hóa chất được lưu giữ trong kho có mái che và được phân khu rõ ràng Song, vẫn còn một số cơ sở lưu giữ ngoài trời không có mái che, hoặc lưu giữ trong kho, nhưng
Trang 39không được sắp xếp gọn gàng hợp lý Việc xây dựng phương án và diễn tập phòng cháy chữa cháy còn mang tính hình thức; hầu hết là theo chế độ diễn tập định kỳ do cơ quan phòng cháy chữa cháy phát động, chỉ một số ít cơ sở tự tổ chức diễn tập 4-6 lần trong năm Tại một số cơ sở, cách bố trí các phương tiện phục vụ chữa cháy còn sai quy định như đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện phòng cháy chữa cháy, hay đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ,… Hầu hết các cơ sở lưu giữ hóa chất chưa xây dựng phương án ứng cứu sự cố, dẫn đến nguy cơ ứng cứu sự cố không đúng quy định,
có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng về môi trường hay sức khỏe người lao động Như vậy, năng lực và phương tiện ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hóa chất trên địa bàn Thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương còn có rất nhiều hạn chế Điều này đang gây nên các mối quan ngại sâu sắc về năng lực ứng phó sự cố cháy nổ hóa chất tại chỗ của các cơ sở hóa chất, mà như tình hình xảy ra sự cố trong thời gian quan đã cho thấy những thiệt hại nghiệm trọng về kinh tế, tài sản và môi trường khi có sự cố cháy nổ xảy ra
Trang 40CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
a Thu thập, kế thừa số liệu
Thu thập, kế thừa các thông tin có sẵn về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương;
Thu thập, kế thừa các thông tin sẵn có về tình hình xảy ra sự cố hoá chất, mức độ thiệt hại và tác động xấu ở trong - ngoài nước và trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương;
b Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất
Kế thừa số liệu, đánh giá hiện trạng các cơ sở có sử dụng, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và bảo quản hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - Bình Dương;
Đánh giá tình hình sự cố hoá chất đã xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua cho
03 đối tượng chính (cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng);
Đánh giá hiện trạng và năng lực quản lý nhà nước, năng lực ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương
c Dự báo nguy cơ xảy ra sự cố
Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố hoá chất trên địa bàn thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương;
Dự báo tình huống xảy ra sự cố môi trường do hóa chất trên địa bàn thị xã Dĩ An
- tỉnh Bình Dương
d Đề xuất giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất
Đề xuất giải pháp và kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất
Đề xuất giải pháp và kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất
Đề xuất giải pháp và kế hoạch khắc phục hậu quả sau sự cố hoá chất
2.2 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu
Sử dụng để thu thập, kế thừa các nguồn số liệu hiện có phục vụ từng nội dung thực hiện của Đề án, đặc biệt là xác định và khoanh vùng nhạy cảm cao xảy ra sự cố hoá chất của tỉnh Bình Dương
b Phương pháp điều tra, khảo sát