1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

36 260 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 8,63 MB

Nội dung

Khái niệmCông trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, t

Trang 1

Chủ đề: Các công trình giao thông đường bộ

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Trang 2

Khái niệm

Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển

báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè,

hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Trang 3

I.Công trình nền đường

1.Khái niệm nền đường

Là bộ phận chủ yếu của công trình đường, có nhiệm vụ đảm bảo cường độ và độ ổn định của mặt đường Là nền tảng của áo đường, cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử dụng của các đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ ổn định của nền đường

Trang 4

2.Yêu cầu đối với nền đường

• Đủ cường độ: Đủ độ bền và không được biến dạng quá nhiều dưới tác dụng của tải trọng bánh xe chạy qua

• Ổn định về mặt cường độ: Cường độ của nền đường không được thay đổi theo thời gian, theo điều kiện khí hậu hay thời tiết bất lợi

• Đảm bảo luôn luôn ổn định toàn khối: Kích thước hình học và hình dạng của nền đường không bị phá hoạt hoặc biến dạng gây bất lợi cho việc chạy xe

I.Công trình nền đường

Trang 5

3.Các dạng trắc ngang trên đường

• Nền đường đào

I.Công trình nền đường

Trang 6

3.Các dạng trắc ngang trên đường

• Nền đường đắp

I.Công trình nền đường

Trang 7

3.Các dạng trắc ngang trên đường

• Nền đường nửa đào nửa đắp

I.Công trình nền đường

Trang 8

5.Các hiện tượng hư hỏng thường gặp của nền đường

• Trượt ta luy đắp

• Trượt ta luy đào

• Trượt nền đường đắp trên sườn dốc

• Bào mòn, phong hóa

• Xói lở, sạt lở, co ngót…

I.Công trình nền đường

Trang 10

2 Nguyên tắc cấu tạo mặt đường

• Kết cấu mặt đường gồm nhiều tầng lớp có chất lượng vật liệu (Eđh) giảm dần từ trên xuống

• Vật liệu làm tầng lớp trên cùng phải có khả năng chống lại lực đẩy ngang (chống trượt)

• Gồm: Tầng mặt và tầng móng

II Công trình mặt đường.

Trang 11

3.Phân loại mặt đường theo độ cứng.

o3.1 Mặt đường mềm: Độ cứng nhỏ, khả năng chịu kéo, chịu uốn không đáng kể

o3.2 Mặt đường cứng: Độ cứng rất lớn, khả năng chịu kéo, chịu nén, chịu uốn đều tốt

o3.3 Mặt đường nửa cứng: là loại trung gian, có độ cứng tương đối lớn, có khả năng chịu kéo, chịu nén khi uốn

II.Công trình mặt đường.

Trang 12

4.Vai trò của các lớp kết cấu mặt đường

o Chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe và thiên nhiên ( nhiệt

độ, nước), lún vệt bánh xe, bào mòn, bong bật, chống thấm nước…

o Tạo độ bằng phẳng và độ nhám

o Chống nát: nát do mỏi (mất liên kết với tầng móng), do nhiệt

o Vai trò tầng mặt

 Giảm áp suất truyền xuống nền đường

 Tạo cường độ cho kết cấu áo đường

II.Công trình mặt đường.

Trang 13

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Nhằm phục vụ cho việc thoát nước và nước ngầm trên đường, đảm bảo mặt đường luôn khô ráo, tránh trơn trượt, nền đường không bị ẩm ướt, đảm bảo cường độ và ổn định.

• Các công trình thoát nước thường gặp

 Rãnh thoát nước ( ngầm và mặt)

 Đường tràn, cầu tràn, thùng đấu

 Cống

 Dốc nước và bậc nước

Trang 14

 Thoát nước mưa từ mặt đường, lề đường, ta luy…

 Nền đường đào, nửa đào nửa đắp, nền đắp thấp hơn 0,6m

 Rãnh dọc

 Rãnh đỉnh ta luy dương

 Rãnh chân ta luy âm

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Rãnh thoát nước

Trang 15

Rãnh biên được xây dựng để thoát nước mưa từ mặt đường, lề đường, ta luy nền đường đào và diện tích khu vực hai bên dành cho đường ở các đoạn nền đường đào, nửa đào nửa đắp, nền đường đắp thấp hơn 0,6m

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Rãnh thoát nước

 Rãnh biên

Trang 16

Khi điện tích lưu vực sườn núi đổ về đường lớn hoặc khi chiều dài taluy đào >= 12m thì phải bố trí rãnh đỉnh để đón nước chảy về phía đường và dẫn về công trình thoát nước, về song suối hay chỗ trũng cạnh đường, không cho phép nước đổ trực tiếp xuống rãnh biên.

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Rãnh thoát nước

 Rãnh đỉnh

Trang 17

Ở những nơi rãnh thoát nước có độ dốc lớn, để đảm bảo công trình không bị xói lở

do dòng nước phải làm dốc nước hoặc bậc nước

Dốc nước và bậc nước thường được sử dụng ở các đoạn có dốc nối tiếp giữa thượng lưu và hạ lưu cống với long suối tự nhiên, ở những đoạn rãnh thoát nước từ các công trình thoát nước đổ dọc theo taluy đường đào hay đường đắp, đoạn nối tiếp từ rãnh đỉnh về song suối hoặc cầu cống

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Dốc nước và bậc nước

Trang 18

 Cống là công trình dùng để thoát nước ở phía dưới, không cho phép nước tràn qua công trình đường

 Có 2 hình thức sử dụng cống

 Cống dọc: dẫn nước cần thoát dọc theo tuyến đường đến nơi xả nước nhất định

 Cống ngang: được thiết kế để tuyến vượt qua các dòng nước nhỏ hoặc để thoát nước theo phương ngang đường

 Thông thường trên đỉnh cống phải có đất đắp dày tối thiểu 0,5m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực xung kích

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Cống

Trang 19

 Theo hình thức đất đắp trên cống: Cống nổi, cống chìm

 Theo tính chất thủy lực: Cống chảy không áp, cống chảy bán

áp, cống xi phông

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Cống

Trang 20

Là công trình vượt sông có mặt đường nằm sát cao độ đáy sông ( chênh cao giữa cao độ đáy sông và cao độ mặt đường tràn là không lớn) Vào mùa mưa khô nước cạn, vào mùa mưa nước chảy tràn qua mặt đường nhưng xe cộ vẫn đi được.

III.Các công trình trên đường ô tô

1 Công trình thoát nước trên đường

• Đường tràn

Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ

Nhược điểm: giao thông bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lở công trìnhPhạm vi sử dụng: sử dụng cho vùng có dòng nước chảy nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn

Trang 21

• Tường chắn: thường được xây dựng bằng đá hộc vữa xi măng hoặc xếp bằng rọ đá hộc,

• Kè ốp mái: để chống xói mòn đường, thường được làm bằng đá hộ xếp khan hoặc có mạch vữa xi măng

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 22

Biển báo hiệu

• Nhóm biểu báo cấm

• Nhóm biểu báo nguy hiểm

• Nhóm biểu báo hiệu lệnh

• Nhóm biểu báo chỉ dẫn

• Nhóm biển báo phụ

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 23

Đèn giao thông

Đèn giao thông là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại)

Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm

Nó được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè Đèn tín hiệu giao thông

có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 24

Vạch kẻ đường

 Là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông

 Có thể dùng độc lập, hoặc kết hợp với biển báo hoặc đèn tín hiệu để chỉ huy giao thông

 Bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ sự hạn chế kích thước của các công trình giao thông, chỉ hướng đi của các làn đường xe chạy

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 25

Cọc tiêu, tường bảo vệ

• Cọc tiêu hoặc đường bảo vệ đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm, có tác dụng hướng dẫn cho người

sử dụng biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

• Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông cạnh 12cm, chiều cao cọc tiêu tính từ vai đườn là 60cm Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10 cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.

• Tường bảo vệ dày từ 0,2 đến 0,3 m, cao trên vai đường từ 0,5 - 0,6 m, dài 2m Khoảng cách giữa 2 tường trong đường thẳng cũng như đường cong là 2m.

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 26

Dải phân cách, hàng rào chắn.

• Dải phân cách: Dùng để chia đôi mặt đường thành 2 phần chiều riêng biệt hoặc phân cách ranh giới giữa làn đường

cơ giới và thô sơ.

Trang 27

Cột km và mốc lộ giới

• Cột km: xác định lí trình của dường dể phục vụ yêu cầu quản lí đường và chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết khoảng cách trên hướng đi

• Cột mốc lộ giới: xác định giới hạn, phạm vi hành lang đường bộ theo luật giao thông đường bộ.

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 28

Đảo giao thông

Đảo giao thông là khoảng đất nằm giữa các tuyến đường tại các nút giao thôngđược thiết kế nhằm đảm bảo

an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông khi chuyển hướng và được trồng cây xanh trang trí.

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 29

Trạm kiểm tra tải trọng xe

Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản

lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn cầu, đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với

xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép ham gia giao thông trên đường bộ.

III.Các công trình trên đường ô tô

2 Công trình chống đỡ dọc đường

Trang 31

III.Các công trình trên đường ô tô

3 Hệ thống chiếu sang dọc đường

Hệ thống chiếu sang trên đường giúp chiếu sang thuận tiện khi tham gia giao thông trên đường bảo buổi tối.

Trang 32

Cầu là công trình vượt qua các chướng ngại vật như dòng nước, thung lũng, đường, các khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại hoặc vật cản bất kì.

Ưu điểm: Cầu có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện qua lại phía bên dưới cầu, có tính

ổn định và tuổi thọ cao, thẩm mỹ đẹp

Nhược điểm: thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao

Phạm vi áp dụng: vượt qua các chướng ngại vật lớn ( sông, thung lũng, đường …)

III.Các công trình trên đường ô tô

4 Cầu đường bộ

Trang 33

III.Các công trình trên đường ô tô

4 Cầu đường bộ

Trang 34

III.Các công trình trên đường ô tô

5 Hầm đường bộ

Hầm là một loại công trình ngầm nhằm mục đích vượt qua các địa hình dương bằng cách chui qua nó

Trang 35

III.Các công trình trên đường ô tô

6 Vỉa hè

Hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, đường khu dân cư tập trung, phục vụ chủ yếu cho người đi

bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến (như đèn đường, đèn tín hiệu, cáp ngầm, ống dẫn nước, dây điện, trồng cây xanh tang mỹ quan đô thị…)

Thường được xây lát và có cốt cao hơn phần lòng đường

Là không gian nối tiếp giữa lòng đường và khu dân cư

Trang 36

Thank you for watching!

Ngày đăng: 16/10/2018, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w