BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNGVIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG NGUYỄN THỊ THU THỦY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
NGUYỄN THỊ THU THỦY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại
Mã số : 62.34.01.21
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội - 2018
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG – BỘ CÔNG THƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHẠM TẤT THẮNG
Phản biện 1:………
………
Phản biện 2:………
………
Phản biện 3:………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương – Bộ Công Thương vào hồi ……., ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc Gia
Thư viện Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương – Bộ Công Thương
Trang 3MỞ ĐẦU
Sự tự do hoá ngày càng sâu rộng trong một nền kinh tế mở đangbuộc các trung gian tài chính hoạt động trên thị trường phải đối diện vớithách thức thay đổi thường xuyên nhằm bắt kịp thị hiếu của khách hàng.Thực tiễn phát triển ở nhiều nước cũng đã chứng minh, trong những giaiđoạn khó khăn hậu khủng hoảng, khi tín dụng phải thắt chặt bởi những engại rủi ro thì sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng là vô cùng cần thiết
Mặt khác, theo qui định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, bảnthân các Ngân hàng thương mại cũng chính là các doanh nghiệp đặc biệthoạt động trên thị trường Nghiên cứu về hệ thống Ngân hàng thươngmại Việt Nam chính là nghiên cứu về doanh nghiệp có hàng hoá kinhdoanh đặc thù là “tiền tệ”- loại hàng hoá ẩn chứa nhiều cơ hội, cũng nhưrủi ro, thách thức bên trong Thu từ dịch vụ vốn là một trong các nguồnthu quan trọng của Ngân hàng, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi tíndụng Ngân hàng gia tăng phản ánh tỷ trọng phục vụ hoạt động kinhdoanh thương mại của doanh nghiệp đang không ngừng gia tăng vàngược lại, xu hướng gia tăng nhu cầu trong nền kinh tế đồng nghĩa vớiviệc đòi hỏi sự gia tăng của hoạt động dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng.Mối quan hệ chặt chẽ này cho thấy bản thân dịch vụ Ngân hàng pháttriển hay hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường phát triển đều phảnánh lợi ích của nền kinh tế, của hoạt động kinh doanh thương mại trênthị trường nói chung
Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số TTg, ngày 01/03/2012 có đề cập: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh
Trang 4254/QĐ-doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt độngtín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” Điều đóchứng tỏ, vai trò của các DV phi tín dụng trong việc phát triển bền vữngcác NHTM Việt Nam đã được nhận thức sâu sắc Việc nghiên cứu sựphát triển của dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ViệtNam là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm tìm hiểu, đánh giá thựctrạng của một nhóm tổ chức kinh doanh thương mại đặc biệt nhằm đưa
ra những giải pháp có tính khả thi
Xuất phát từ tình hình và những đòi hỏi khách quan của thực
tiễn, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: luận án dựa trên tất cả các lý luận, cơ sở khoahọc về hoạt động dịch vụ phi tín dụng và hệ thống chỉ tiêu đo lường,đánh giá sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng để từ đó đề xuất các giảipháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thươngmại Việt Nam
Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hoá, luận giải lý luận nhằm trả lờicho câu hỏi khảo sát về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng;(2) Phân tích và đánh giá một cách khách quan và khoa học về thựctrạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam hiện nay, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyênnhân; (3) Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp có tínhkhoa học, khả thi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 5- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận
và thực tiễn về việc phát triển hoạt động phi tín dụng tại các NHTMCPViệt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả kinh tếcũng như hạn chế rủi ro gặp phải
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận án tập trung phân tích, đánh giáthực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của hệ thống Ngân hàngthương mại Việt Nam; mà đặc biệt chú trọng vào 9 NHTM Việt Nam(3 Ngân hàng thương mại cổ phần khối nhà nước và 6 Ngân hàngthương mại cổ phần) đang niêm yết (chính thức trên sàn chứng khoánhoặc OTC, UPCOM) Bao gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank,
MB, ACB, VIB, Techcombank, VPBank, TPBank
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giaiđoạn từ năm 2010-2015; từ đó đưa ra dự báo về sự phát triển tronggiai đoạn 2016 - 2025
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các dịch vụ phitín dụng tiêu biểu đang tồn tại trong hệ thống Ngân hàng thương mạiViệt Nam (bao gồm cả kênh dịch vụ truyền thống và kênh dịch vụhiện đại)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được chia ra làm 2 loại:
dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
+ Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện khảo sát nhằm thu thập dữliệu với 2 nhóm đối tượng:
Trang 6Nhóm 1: Khảo sát phổ thông với 900 phiếu khảo sát dành chođối tượng khách hàng (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp) tại 9Ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu.
Khảo sát gồm 8 nội dung cơ bản: (1) Thủ tục hồ sơ, chứng từ;(2) Chính sách chăm sóc khách hàng; (3) Chương trình ưu đãi; (4) Chiphí dịch vụ (lãi suất); (5) Sản phẩm (dịch vụ); (6) Nhân viên Ngânhàng; (7) Chất lượng dịch vụ (Hiệu quả khi giao dịch) ; (8) Hình ảnhngân hàng
Nhóm 2: Khảo sát chuyên gia với 90 người được phân bổ đềutại 9 Ngân hàng được lựa chọn Cán bộ tham gia khảo sát được lựachọn từ cấp trưởng/ phó phòng tại chi nhánh trở lên
Khảo sát đối với nhóm chuyên gia gồm 3 nội dung căn bản: (1)Chính sách phát triển các dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng; (2) Nănglực cung ứng dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng; (3) Khả năng quảntrị rủi ro trong quá trình cung ứng dịch vụ
Khảo sát sử dụng kĩ thuật thang đo Likert 5 cấp độ tăng dần vớimức 1 là không đồng ý cho đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ webside, các BCTC, số liệu
từ tổng cục thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan
Phương pháp phân tích dữ liệu: được thực hiện qua 2 phương
pháp căn bản bao gồm: PP thống kê mô tả và PP thống kê suy luận
5 Những đóng góp mới của Luận án
- Về mặt lý luận:
Luận án có đóng góp mới về khoa học, đó là: từng bước luận giảinhằm góp phần đưa ra và làm rõ nhất khái niệm phát triển dịch vụ phi tín
Trang 7dụng Ngân hàng Từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đầy đủ cho sự pháttriển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng (bao gồm cả đinh tính và địnhlượng) nhằm ứng dụng trong hoạt động phân tích đánh giá để thực hiệnquản trị tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn:
Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển của dịch
vụ PTD tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam một cách toàn diện và
khoa học Cụ thể: Luận án đã thực hiện một nghiên cứu không chỉ rộng
về mặt số lượng Ngân hàng nghiên cứu mà còn đi sâu phân tích đượcmột cách đầy đủ nhất theo từng nhóm sản phẩm dịch vụ cung ứng tươngđồng của các Ngân hàng trên thị trường
Từ việc phân tích thực trạng một cách tổng quan, luận án đã đưa racác quan điểm, định hướng có giá trị thực tiễn, gắn với cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 để hình thành các giải pháp tổng thể về việc phát triểndịch vụ phi tín dụng Ngân hàng tại các NHTMCP Việt Nam thời kì đếnnăm 2025 Các giải pháp được phân loại vào ba nhóm: Nhóm các giảipháp phát triển theo chiều rộng, nhóm các giải pháp phát triển theochiều sâu và nhóm các giải pháp khác
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng các danh mục bảng, danhmục hình,… luận án được bố cục thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, xây dựng câu hỏi
và các phương pháp nghiên cứu
Trang 8Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tạicác Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của cácNHTM CP ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của cácNHTMCP ở Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra mối quan
hệ giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận, rủi ro của các Ngân hàngthông qua các mô hình nghiên cứu định lượng
Tuy nhiên, hạn chế của những nghiên cứu này nằm ở chỗchưa đưa ra một khái quát chung nhất về các nhóm dịch vụ phi tíndụng hiên nay cũng như đi vào nghiên cứu đặc điểm của chúng nhằmđưa ra các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ đó một cách bềnvững
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Khác với các nghiên cứu nước ngoài, các nghiên cứu trong nướclại chú trọng đi sâu vào việc đưa ra quan điểm về dịch vụ phi tín dụngNgân hàng cũng như đặc điểm đặc thù của dịch vụ Hạn chế của nhữngcông trình này nằm ở chỗ chưa đưa ra được quan điểm có tính khái quáthoá về phát triển DV phi tín dụng Ngân hàng cũng như chưa hệ thốngđược một bộ tiêu chí đo lường sự phát triển của nó nhằm đưa ra nhữnggiải pháp có tính khả thi cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu trong nước còn hạn chế vềphạm vi nghiên cứu (số lượng Ngân hàng lựa chọn trong mỗi nghiêncứu ít), chưa có khả năng đại diện cho toàn bộ thị trường
1.2 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Trang 10- Khoảng trống về phạm vi và thời gian nghiên cứu:
+ Về phạm vi: Chưa có một nghiên cứu trên phạm vi rộng cókhả năng đưa ra kết luận khái quát
+ Về thời gian nghiên cứu: Các nghiên cứu tập trung trongkhoảng thời gian trước 2011 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Ngânhàng trong giai đoạn 2013-2014 khiến các nghiên cứu trở nên khôngcòn phù hợp với xu thế
- Khoảng trống về lý luận: hầu hết các nghiên cứu trên thế giớiđều đưa ra rất nhiều những khái niệm khác nhau, theo nhiều quan điểmchuẩn mực khác nhau về dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng Điều đó gâyhạn chế cho việc đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường mức độphát triển của dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM
- Khoảng trống về phương pháp: các nghiên cứu dựa trênphương pháp định lượng trong bối cảnh thông tin ở Việt Nam có thể bịsai lệch kết quả bởi nhiều nguyên nhân
Vì vậy, nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng phương phápkhảo sát bằng bảng hỏi
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
Trang 11trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình vàkhông thể cầm nắm được”.
Tính chất của ngành dịch vụ cũng mang những đặc thù riêng
như Tính vô hình, Tính không thể tách rời, Tính không ổn định và khó xác định.
2.1.2 Dịch vụ của Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TM rất đa dạng, gồm nhiềunhóm sản phẩm khác nhau Bên cạnh những đặc điểm tương tự như cáchoạt động dịch vụ nói chung nó còn mang những đặc điểm riêng biệtcủa một hoạt động dịch vụ tài chính phát triển bậc cao
2.1.2.2 Phân loại dịch vụ Ngân hàng thương mại
Có nhiều căn cứ phân loại dịch vụ NHTM khác nhau như căn
cứ vào tính chất dịch vụ, căn cứ vào đối tượng cung cấp dịch vụ, căn cứvào đặc điểm dịch vụ,…
2.1.3 Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại
2.1.3.1 Sự ra đời của dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng
Sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng được xuất phát dựa trên 3 nguyên nhân căn bản: nhu cầu khách hàng, hiệu quả lợi nhuận và khoa học công nghệ.
2.1.3.2 Khái niệm dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng
“Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tớikhách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàngnhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu
Trang 12nhập bằng các khoản phí xác định thu được từ khách hàng, không baogồm dịch vụ tín dụng”.
2.1.3.3 Đặc điểm dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng
Dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng mang 4 đặc điểm cơ bản: (1) cóthu phí; (2) không có tính độc quyền; (3) tích hợp trên nền tảng côngnghệ cao; (4) có khả năng kết hợp với nhiều dịch vụ tài chính khác
2.1.3.4 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng đa dạng, bao gồm nhiều loạinhư: Dịch vụ thẻ, Dịch vụ Ngân hàng điện tử, Dịch vụ kinh doanhngoại hối, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ kiều hối và các dịch vụ khácnhư Uỷ thác, tư vấn, giám sát, môi giới tiền tệ
2.2 Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại 2.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại
Phát triển DV phi tín dụng được hiểu là mở rộng DV phi tíndụng về quy mô, gia tăng thêm dịch vụ mới phải gia tăng chất lượngdịch vụ cung ứng một cách song song Sự phát triển này phải đượchiểu và đánh giá trên 2 khuynh hướng: (1) Phát triển cả chiều rộng và
chiều sâu; (2) Phát triển phù hợp với khả năng kiểm soát và nhu cầu
thị trường
Phát triển DV phi tín dụng Ngân hàng đặt trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0 cần có đánh giá một cách toàn diện về sựchuyển dịch trong cơ cấu phát triển dịch vụ
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Trang 132.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển theo chiều rộng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng qui mô cung cấp DV:
- Doanh số đối với từng dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng và tốc
độ tăng trưởng doanh số
- Số lượng khách hàng và tốc độ gia tăng số lượng khách hàng
sử dụng dịch vụ
- Số lượng dịch vụ
- Tỷ lệ dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng được sử dụng bìnhquân trên 1 khách hàng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng thu nhập từ cung cấp DV:
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng
- Lợi nhuận thu được từ việc cung ứng dịch vụ phi tín dụng trênthị trường
- Tỷ trọng lợi nhuận thu được từ dịch vụ phi tín dụng trên tổnglợi nhuận của Ngân hàng
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển theo chiều sâu
- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Tính tiện ích và an toàn của sản phẩm
- Mức độ đa dạng hoá dịch vụ cung cấp
- Mức độ đa dạng hoá đối tượng KH sử dụng dịch vụ
- Khả năng cạnh tranh của Ngân hàng cung cấp DVPTD
- Khả năng quản lý rủi ro trong quá trình cung cấp DV phi tíndụng Ngân hàng trên thị trường
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Trang 142.3.1 Các nhân tố chủ quan
2.3.1.1 Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng
Nhân tố thuộc về Ngân hàng bao gồm: Năng lực tài chính, Hạtầng công nghệ thông tin, Năng lực quản trị, điều hành và chiến lượcnguồn nhân lực, Kênh phân phối, Chính sách khách hàng
2.4.1 Kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng trên thế giới
2.4.1.1 Hang Seng Bank (Hồng Kông)
Tại Hang Seng Bank, các dịch vụ phi tín dụng có hàm lượngcông nghệ cao luôn được ưu tiên tập trung bao gồm các dịch vụ onlineliên quan đến cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp (SMSbanking, HSBC net, Hang Seng e-card, tư vấn online, kê khai thuế, e-market news, chuỗi dịch vụ trọn gói…)
2.4.1.2 Standard Chartered Bank
Để tạo ra sự khác biệt của riêng mình, Standard Chartered Bankthường xây dựng những gói sản phẩm riêng “đo ni đóng giày” cho từng
Trang 15khách hàng Hệ thống mạng lưới của Standard Chartered trải rộng khắphơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.
2.4.1.3 Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China)
Chiến lược của ABC những ngày đầu gắn với thuật ngữ “ĐạiDương Xanh” hòng mô tả phương thức tiếp cận nhờ marketing trực tiếptới từng bộ phận khách hàng
2.4.2 Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Một số bài học gợi ý cho quá trình phát triển DV phi tín dụng ởcác NHTM Việt Nam: (1) phát triển nền tảng corebanking; (2) tạo ra hệthống kết nối dịch vụ đa dạng giữa các NH; (3) tạo ra các gói combo sảnphẩm bán cho khách hàng; (4) phát triển marketing trực tiếp
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM
3.1 Khái quát về các NHTMCP ở Việt Nam:
Hệ thống mạng lưới Ngân hàng rộng lớn với có 31 NHTM cổphần, 04 NHTM nhà nước, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 06 ngânhàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh (tính đến tháng06/2016) Nội dung nghiên cứu nhằm khái quát kết luận cho toàn bộ hệthống Ngân hàng, song tập trung vào 9 Ngân hàng thương mại cổ phần
tiêu biểu được lựa chọn