Khi tổ chức dạy học trên thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo: Cần linh hoạt, chủ động thay đổi tình huống/câu hỏi/lệnh/nhiệm vụ h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
NXBGDVN
Trang 2NXBGDVN
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình
Trường học mới sử dụng sách Hướng dẫn học, được thiết kế dựa trên
chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới Bộ sách gồm 8 môn học : Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử
và Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Hoạt động giáo dục
(Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật) Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học
được biên soạn trên cơ sở sắp xếp lại nội dung sách giáo khoa hiện hành, giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề để có thể tổ chức dạy học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực Từ vấn đề cần giải quyết đặt ra ở hoạt động “Khởi động”, học sinh có nhu cầu “Hình thành kiến thức” để giải quyết vấn đề; “Luyện tập” để thông hiểu và phát triển các kĩ năng; “Vận dụng” vào thực tiễn và “Tìm tòi mở rộng” Mỗi hoạt động học của học sinh được thiết kế theo một kĩ thuật dạy học tích cực
Khi tổ chức dạy học trên thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo: Cần linh hoạt, chủ động thay đổi tình huống/câu hỏi/lệnh/nhiệm vụ học tập trong hoạt động “Khởi động” phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, đảm bảo gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh
(kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo); Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới
theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành trong
hoạt động “Hình thành kiến thức” (kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học
NXBGDVN
Trang 4sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng); Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được trong hoạt động “Luyện tập” (kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng”; Đối với hoạt động “Vận dụng” và “Tìm tòi
mở rộng”, cần tập trung giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương , khuyến khích học sinh tiếp tục tìm
tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (các hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp).
Khi tổ chức dạy học, cần lưu ý rằng việc chia nhóm phải linh hoạt, tuỳ theo nội dung bài học, điều kiện lớp học và cơ sở vật chất, đảm bảo tất cả học sinh được hoạt động học tích cực, tự lực, hiệu quả; không nhất thiết phải chia nhóm ở tất cả các bài học Trong trường hợp phòng học không đủ diện tích để bố trí cho học sinh ngồi học theo nhóm, có thể bố trí học sinh ngồi như lớp học truyền thống để thực hiện các bài học với các hình thức hoạt động học cá nhân, cặp đôi, toàn lớp
Trong quá trình biên soạn và triển khai thử nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản hồi và đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không thể tránh khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung Các tác giả bộ sách trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo./
CÁC TÁC GIẢ
NXBGDVN
Trang 5Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN
I KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
1.1 Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán 9 VNEN về cơ bản bảo đảm đúng như quy định của chương trình Toán 9 hiện hành (bố trí theo tiết học thông thường), thể hiện cụ thể như sau:
33 tuần x 4 tiết/tuần = 132 tiết, dành 2 tuần còn lại để dự trữ
Tuy nhiên, do Toán 9 VNEN được kết cấu theo bài học (khoảng 1-2 tiết/bài) nên tùy theo điều kiện cụ thể của lớp học, của địa phương, GV có thể tổ chức hoạt động học tập cho HS với từng bài học một cách linh hoạt Theo kinh nghiệm, với những bài học liên quan đến tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, các hoạt động khởi động và hình thành kiến thức thường kết thúc sau tiết học đầu tiên
1.2 Một số điều chỉnh trong nội dung và phương pháp dạy học môn Toán lớp 9 VNEN so với môn Toán lớp 9 hiện hành.
Nội dung dạy học ở Toán 9 theo VNEN về cơ bản gần giống với nội dung dạy học ở lớp 9 hiện hành Tuy nhiên, có một số điều chỉnh cụ thể như sau:
kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai và sử dụng để giải các bài toán liên quan Hiểu định nghĩa căn bậc ba và một số tính chất của căn bậc ba
Toán 9 VNEN tiếp cận theo hướng sau khi trình bày khái niệm về căn bậc
hai số học của số không âm thì giới thiệu phép khai phương như là một phép toán
NXBGDVN
Trang 6ngược của phép bình phương Sau đó nghiên cứu các tính chất cơ bản của phép khai phương như:
Với a ≥ 0, b ≥ 0 ta có : a.b = a b ; và với a ≥ 0, b > 0 ta có a= a
b b , đồng thời nhấn mạnh: có thể áp dụng các định lí trên theo chiều từ phải sang trái.Ngoài ra, yêu cầu HS biết phát biểu các quy tắc tính bằng lời như: “Muốn khai phương một tích của các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số, rồi nhân các kết quả với nhau” hoặc “Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó”
Với khái niệm căn thức, giới thiệu với HS biểu thức A với A là một biểu thức đại số và công thức a2 a Công thức này cho biết mối liên hệ giữa phép khai phương và phép bình phương Mối liên hệ này xét trên tập hợp các số không
âm Đồng thời cần lưu ý HS: ”Bình phương một số, rồi khai phương kết quả đó, chưa chắc sẽ được số ban đầu” Ngoài ra, giới thiệu mệnh đề, ví dụ: với các biểu thức A và B không âm, ta có: A.B = A B và A B = A.B
Việc biến đổi các biểu thức chứa căn thức bậc hai, tập trung giới thiệu các phép biến đổi cơ bản như đã nói ở trên với các công thức biến đổi đi kèm như: Với hai biểu thức A, B mà B ≥ 0, ta có : A B A B2 , tức là :
Nếu A ≥ 0 và B ≥ 0 thì A B A B2 ;
Nếu A < 0 và B ≥ 0 thì A B2 A B
Chương II trình bày về Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Tuân thủ cách tiếp cận “đi từ cụ thể đến trừu tượng”, “tăng cường tính trực quan”, vì vậy tài liệu Hướng dẫn học Toán lớp 9 VNEN không xuất phát từ các kiến thức đã được ”Bổ sung về hàm số”, cụ thể không giới thiệu ngay tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm số, cũng như cung cấp kiến thức về đồ thị của hàm
số y = ax + b như một đường thẳng song song với đường thẳng y = ax, mà thông qua cảm nhận trực quan giúp HS nhận biết : “Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức: y = ax + b” và “Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng”
Để hình thành khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b, tài liệu Hướng dẫn học Toán 9 VNEN không xuất phát từ khái niệm “Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau” và việc nhận biết “Các đường thẳng song song với nhau sẽ tạo với trục Ox các góc bằng nhau” mà thông qua hình ảnh trực quan để giúp HS
NXBGDVN
Trang 7nhận biết: Có thể dùng hệ số a để đặc trưng cho độ lớn của góc tạo bởi đường thẳng
y = ax + b và trục Ox và từ đó nhận biết “Hệ số a gọi là hệ số góc của đường thẳng (hay là hệ số góc của đồ thị hàm số y = ax + b)”
Về liên hệ giữa tính song song hoặc cắt nhau của hai đường thẳng, Toán 9 VNEN thông qua việc vẽ đồ thị của hai hàm số bậc nhất trên cùng một mặt phẳng tọa độ Quan sát vị trí tương đối giữa hai đường thẳng vừa vẽ, từ đó nêu nhận xét
về liên hệ giữa tính song song hoặc cắt nhau của hai đường thẳng với các hệ số góc của hai đường thẳng đó
Để nhận biết về tính đồng, nghịch biến của hàm số, so với lớp 7 thì kiến thức của tiết học này là mới đối với HS, Toán 9 VNEN tiến hành cách tiếp cận là thông qua các ví dụ cụ thể rồi khái quát hóa thành định nghĩa tổng quát
Chương III – Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Trước đây HS đã được học phương trình bậc nhất một ẩn, ở chương này giới thiệu phương trình và hệ phương trình hai ẩn nhưng chỉ dừng lại ở dạng bậc nhất Các khái niệm ban đầu về phương trình hai ẩn chỉ giới thiệu rất sơ lược GV cần lưu ý khái niệm nghiệm của phương trình hai ẩn
Cấu trúc của chương này có sự thay đổi so với cấu trúc của sách giáo khoa hiện hành, các ví dụ, bài tập trong chương được cập nhật phù hợp với thực tiễn đời sống
Đối với việc giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn, HS đã biết cách giải hệ bằng phương pháp thế, tổ chức cho HS sử dụng cách thứ hai để khử một ẩn bằng phương pháp cộng đại số, do đó HS có thuận lợi hơn để tiếp thu và vận dụng giải bài tập so với bài học trước
Ở lớp 8, HS đã được học cách giải bài toán bằng cách lập phương trình, do
đó trong chương này HS được trải nghiệm lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình và từ đó chuyển sang giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình với các bước giải hoàn toàn tương tự Giáo viên (GV) cần hướng dẫn HS tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán để từ đó đưa ra cách chọn ẩn thích hợp
Chương này tạo cơ hội phát triển các năng lực cơ bản cho HS như: tự học, tính toán, mô hình hoá, tư duy, giải quyết vấn đề
Chương IV trình bày phần mở đầu về hàm số bậc hai (dạng đơn giản nhất của hàm số bậc hai: hàm số có dạng y = ax2 (a ≠ 0)) và phương trình bậc hai một ẩn Phần lí thuyết tổng quát về hàm số bậc hai được trình bày trong chương trình đại
số lớp 10 ở cấp THPT
Mặc dù chỉ là mở đầu về hàm số bậc hai bằng cách xét dạng đơn giản nhất của hàm số bậc hai, dạng y = ax2 (a ≠ 0), song nó là quan trọng vì đã giải quyết gần hết mọi vấn đề cơ bản như: đồ thị là một đường cong gọi là parabol; nhận trục Oy làm trục đối xứng; có điểm thấp nhất nếu a > 0 (cao nhất nếu a < 0), gọi là đỉnh
NXBGDVN
Trang 8của parabol Ở lớp 10, nghiên cứu về hàm số bậc hai tổng quát thực chất chỉ là đưa dạng tổng quát y = ax2 + bx + c về dạng y a x b 2
, tức là dạng đơn giản nhất Y = aX2, trong đó X = x + b
2a , Y = y + 4a
∆ , từ đó căn cứ vào những điều đã được trình bày ở lớp 9, rút ra các tính chất của hàm số tổng quát này Vì vậy, GV cần giảng dạy tỉ mỉ để HS rút ra được những nhận xét về tính chất của hàm số và của đồ thị y = ax2
Về phương trình bậc hai, chương trình lớp 9 cho HS biết hầu như trọn vẹn mọi điều về lí thuyết cũng như về kĩ thuật tính toán Lớp 10 chỉ nhắc lại những điều này
và nâng cao hơn ở khía cạnh biện luận phương trình chứa tham số GV cần chú ý đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS
1.2.2 Về Hình học
Chương I – Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Chương này trình bày các kiến thức: hệ thức lượng về cạnh, đường cao, góc,
tỉ số lượng giác trong tam giác vuông; cách sử dụng máy tính cầm tay để tính tỉ số lượng giác,… nhằm mục tiêu học sinh bước đầu giải được bài toán giải tam giác
và ứng dụng vào giải quyết những tình huống thực tiễn Các kiến thức này được học sinh tiếp cận dựa trên những kiến thức về tam giác vuông đã được học ở các lớp dưới như: định lí Py-ta-go, các trường hợp bằng nhau / đồng dạng của tam giác vuông, Vì vậy, trong mỗi bài học, cần giúp học sinh phát huy kiến thức cũ, đưa
về những tình huống, bài toán quen thuộc để từ đó tìm ra kiến thức mới Trong chương cũng bổ sung những cách tìm tòi, chứng minh định lí bằng cắt, ghép hình, để học sinh có cơ hội trải nghiệm và phát triển năng lực tư duy hình học
Chương II – Đường tròn
Mục tiêu chính của chương: Học sinh nắm được các khái niệm về đường tròn, hình tròn, đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác, tứ giác; vị trí tương đối của điểm với đường tròn, vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, vị trí tương đối của hai đường tròn Hiểu các tính chất liên hệ giữa đường kính và dây cung, liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây cung, tính chất tiếp tuyến, tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn và tính chất đường nối tâm của hình tạo bởi hai đường tròn để vận dụng làm các bài tập cơ bản Tìm được một số những ứng dụng của đường tròn và tính chất của đường tròn trong cuộc sống
Chương III – Góc với đường tròn
Do một số kiến thức liên quan đến đường tròn, hay góc, số đo góc, cung, dây cung, thì HS đã được làm quen từ tiểu học, lớp 6 và chương II (lớp 9), nên ở chương này chỉ chú trọng những kiến thức mới, công thức mới liên quan đến góc với đường tròn
NXBGDVN
Trang 9Trước hết cần hướng dẫn để giúp HS hiểu thế nào là góc ở tâm, dựa vào đó để hiểu thế nào là số đo cung Từ đó, HS có nền tảng để hiểu được các tính chất về góc nội tiếp, hay góc có đỉnh ở trong hay ngoài đường tròn,
Phần liên hệ giữa cung và dây (trong một đường tròn) giúp HS một cách để có thể so sánh hai cung nhờ so sánh hai dây và ngược lại
Phần cung chứa góc nhìn chung là khó với HS, do đó, chỉ yêu cầu HS nhận biết được cung chứa góc qua ví dụ và công nhận quỹ tích (hay tập hợp) điểm luôn nhìn một đoạn thẳng cho trước dưới một góc α không đổi (0o < α < 180o) là hai cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng đó Từ đó, hiểu được tập hợp điểm luôn nhìn một đoạn thẳng dưới một góc vuông là một đường tròn, có đường kính là đoạn thẳng đó
Theo mô hình VNEN, các bài học trong chương này đều có ý thiết kế theo hướng giúp HS trải nghiệm, khám phá, kiến tạo kiến thức Sau mỗi hoạt động, sản phẩm của HS hiển thị rõ, nhờ đó có thể hình dung về kết quả cần đạt tương ứng với từng đơn vị kiến thức và đánh giá được ngay mức độ hoàn thành của mỗi em ngay sau từng phần, từng nhiệm vụ được giao, tức là có thể đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá quá trình Mỗi nội dung hay bài học trong chương này đều được tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức trong thực tiễn, liên môn Do đó, chương này tạo cơ hội để giúp HS phát triển được các năng lực chung như: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự học, tính toán, Vì thế, khi hướng dẫn học, nên chọn lọc, kế thừa các kiến thức, kĩ năng đã học được ở phần trước, lớp trước và tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, liên môn, để hỗ trợ hình thành phát triển năng lực cho HS
Nhìn chung khi dạy học các bài về hình học đều cần đến các dụng cụ để đo, vẽ, tính, Trong một số bài cũng còn cần một số thiết bị tự làm Ngoài ra, trong một
số trường hợp, nếu GV biết sử dụng phần mềm dạy học như Geometer’s Sketchpad (GSP) hay các slide trình chiếu, để hỗ trợ tư duy cho HS thì tốt hơn
Chương IV - Hình trụ Hình nón Hình cầu
Tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với nhiều vật thể thường gặp có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu và tính diện tích, tính thể tích của các hình này Các bài học được đưa vào nhiều nội dung và hình vẽ đa dạng, phong phú giúp học sinh thấy được sự liên hệ giữa toán học và thực tiễn
1.2.3 Một số lưu ý về hình thành và phát triển các năng lực chung, cốt lõi cho học sinh
Tài liệu Hướng dẫn học Toán 9 góp phần hình thành và phát triển cho HS
các năng lực chung, cốt lõi như: năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực
tự quản lí
NXBGDVN
Trang 10Chẳng hạn, trong quá trình học chương “Hàm số y = ax2 ( a ≠ 0) Phương trình bậc hai một ẩn”, HS phải sử dụng các phép toán trên các số, các chữ để vẽ đồ thị; giải phương trình bậc hai (dạng khuyết và dạng đầy đủ); nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai bằng cách vận dụng hệ thức Vi-ét; sử dụng các thuật ngữ và kí hiệu, hình vẽ toán học (đồ thị, parabol, biểu thức đenta, công thức nghiệm, hệ thức Vi-ét, ) Chính vì vậy, chương “Hàm số y = ax2( a ≠ 0) Phương trình bậc hai một ẩn”góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực tính toán cho
HS Nội dung về “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” cũng là cơ hội để HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tiễn bằng cách mô hình hoá các bài toán thực tiễn, chuyển về bài toán toán học: giải phương trình bậc hai một ẩn Do đó, đây là cơ hội góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn Toán như năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề cho HS
GV cần chú ý đến dụng ý tác giả cài đặt trong các bài học để tạo cơ hội góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của môn Toán
II KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 9 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
(Kèm theo công văn số … /BGDĐT-GDTrH ngày …… của Bộ GDĐT)
2.1 Khung phân phối chương trình
2.1.1 Hướng dẫn chung
Khung phân phối chương trình (PPCT) này quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình, áp dụng từ năm học 2017-2018
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức dạy học
1 buổi/ngày Tiến độ thực hiện chương trình đảm bảo kết thúc học kì I và kết thúc năm học thống nhất cả nước
Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với nhà trường Các trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày có thể điều chỉnh PPCT và tăng thời lượng dạy học cho phù hợp
2.1.2 Khung phân phối chương trình
Số tuần thực hiện
Số tiết Tổng Đại số Hình học Kiểm tra, dự phòng
Cả năm 35 140 66 55 19Học kì I 18 72 38 24 10Học kì II 17 68 28 31 9
NXBGDVN
Trang 112.2 Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
Theo hướng dẫn của Vụ giáo dục Trung học (GDTrH)
2.3 Một số vấn đề cần lưu ý
2.3.1 Về việc thực hiện chương trình chi tiết
- Tổ/nhóm chuyên môn có thể thống nhất số tiết của mỗi bài sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và trình hiệu trưởng phê duyệt
- Số tiết còn lại so với tổng số tiết quy định trong chương trình cả năm (19 tiết) giáo viên sử dụng để kiểm tra, bổ sung số tiết cho những bài khó, bài dài hoặc dự phòng để bù giờ
- Tổ (nhóm) chuyên môn căn cứ vào gợi ý thời lượng của từng bài, từng chương và mạch kiến thức đề xuất với hiệu trưởng quyết định xếp thời khóa biểu sao cho hợp lí
2.3.2 Về tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá
- Trong tài liệu Hướng dẫn học môn Toán, mỗi bài học được chia thành các đơn vị kiến thức nhỏ Với mỗi một đơn vị kiến thức, giáo viên cần tổ chức các hoạt động theo quy trình: tiếp cận, hình thành, củng cố, hệ thống hoá Giáo viên nên thiết lập một bảng, gồm các yêu cầu cần đạt sau khi học mỗi nội dung, mỗi đơn vị kiến thức để học sinh có thể biết và tự đánh giá kết quả học tập
- Với mỗi bài, mỗi đơn vị kiến thức, học sinh được giao những mục tiêu và nhiệm vụ học tập cụ thể, giáo viên có thể điều chỉnh các nhiệm vụ học tập đó trong tài liệu Hướng dẫn học để hoạt động học phù hợp với nhịp độ tiếp thu và trình độ nhận thức của học sinh
- Trong hoạt động nhóm, với mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các bạn cùng nhóm nhận xét Sau khi đã thảo luận, nếu có học sinh trong nhóm trả lời đúng, hay có câu trả lời tốt, giáo viên có thể nói với nhóm về kết quả như câu trả lời của bạn Nếu cả nhóm qua thảo luận, trao đổi nhưng vẫn chưa thể nêu bật được kiến thức mới như mong muốn, giáo viên có thể hỗ trợ học sinh cách hiểu đúng, cách phát biểu như mong đợi
- Khi kết thúc một chương, giáo viên có thể tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh cách hướng dẫn học sinh học tập cho phù hợp
2.3.3 Với định hướng giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và năng lực của giáo viên, học sinh, khi thực hiện, trong trường hợp cần dãn thời lượng dạy học, GV có thể sử dụng các tiết “tăng cường” cho môn Toán và tiến hành vào buổi thứ hai trong ngày Trong trường hợp cần thu gọn thời lượng dạy học nhà trường thì GV căn cứ tình hình cụ thể để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, miễn sao đảm bảo được mục tiêu và chuẩn kiến thức
NXBGDVN
Trang 12III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
3.1 Yêu cầu chung về phát triển tài liệu Hướng dẫn học
Tư tưởng chung của cách viết tài liệu theo mô hình VNEN là: mỗi đơn vị kiến thức được chia thành các hoạt động, theo các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán Theo đó, HS hoạt động – trải nghiệm – hình thành kiến thức – luyện tập – vận dụng
Trong tài liệu hướng dẫn học Toán 9 VNEN, những đơn vị kiến thức cốt lõi thường đóng khung hoặc không đóng khung nhưng phải in nghiêng, bôi đen; những kiến thức mang tính hệ quả, dẫn dắt thì không đóng khung
Quá trình dạy học theo mô hình VNEN không phải là quá trình “đóng kín”, áp đặt một cách cứng nhắc mà là một quá trình linh hoạt và có tính “mở”
Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh, thay thế hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tuy nhiên phải trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn Toán hiện hành
- GV phải xác định được các đơn vị kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học, phải hiểu được quá trình tìm tòi dẫn đến kiến thức của HS
- Nội dung điều chỉnh phải phù hợp với thực tế đời sống, với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học
3.2 Yêu cầu về thiết kế bài học
Để đảm bảo các nguyên tắc tổ chức hoạt động học môn Toán trong mô hình trường học mới, mỗi bài học thường được thiết kế thành một chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với tiến trình nhận thức: trải nghiệm – hình thành kiến thức – luyện tập – vận dụng
Mỗi hoạt động học tương ứng với một nhiệm vụ học tập, thể hiện rõ: mục đích, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành Mỗi bài học có thể được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài học phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học
NXBGDVN
Trang 13Tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
Theo các yêu cầu nói trên, mỗi bài học của môn Toán theo mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở được thiết kế thành các hoạt động học với bản chất như nêu trong một số gợi ý dưới đây:
a) Hoạt động khởi động: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập Vì vậy, các câu hỏi/nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là
những câu hỏi/vấn đề mở, không cần có câu trả lời hoàn chỉnh Kết thúc hoạt động
này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
b) Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào
hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân Giáo viên giúp học sinh xây dựng được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu;
tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo Kết thúc hoạt
động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
c) Hoạt động luyện tập: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng
cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình
huống/vấn đề trong học tập Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa
chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng
để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động khởi động”.
d) Hoạt động vận dụng: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/
NXBGDVN
Trang 14vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương Giáo viên cần gợi ý học sinh về những hoạt động, sự kiện, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hằng ngày, mô
tả yêu cầu về sản phẩm mà học sinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực
hiện Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh
phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
e) Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh không bao giờ dừng lại với những gì đã học và kích thích niềm đam mê học tập suốt đời Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải quyết bằng những cách khác nhau Cũng như “Hoạt động vận dụng”, hoạt
động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
3.3 Phương thức tổ chức hoạt động học của học sinh
a) Hoạt động cá nhân là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung
b) Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm là những hoạt động nhằm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/ nhiệm vụ cần
sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em Còn hình thức hoạt động nhóm (từ
3 em trở lên) được sử dụng trong trường hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên nhiều hơn
c) Hoạt động chung cả lớp là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học sinh Hoạt động chung cả lớp thường được vận dụng trong các tình huống: nghe giáo viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên nhắc nhở, tổng kết, rút kinh nghiệm; học sinh luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp… Khi tổ chức hoạt động chung cả lớp, giáo viên tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của hình thức hoạt động này
NXBGDVN
Trang 15d) Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của học sinh trong mối tương tác với xã hội Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức, từ đơn giản như: nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình, đến những hình thức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch
sử ở địa phương,
3.4 Đánh giá học sinh trong mô hình trường học mới
- Đánh giá học sinh trong mô hình trường học mới trung học cơ sở được hiểu
là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một
số năng lực, phẩm chất của học sinh
- Trong quá trình học tập, học sinh được tham gia đánh giá, tự rút kinh nghiệm
và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện
và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục
- Thông qua đánh giá quá trình, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học
và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh
- Cha mẹ học sinh, cộng đồng được tham gia vào quá trình đánh giá học sinh, tham gia nhận xét, góp ý quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh
Với việc tổ chức như trên, ngoài việc thực hiện được mục tiêu tăng cường hoạt động tự chủ, tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập trong lớp, trong trường, ngoài trường; tạo không khí thi đua học tập giữa các học sinh với nhau; đồng thời tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, gia đình - nhà trường - xã hội như chúng ta hằng mong muốn
Mục tiêu, nguyên tắc đánh giá, nội dung, quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới xem Công văn hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh
NXBGDVN
Trang 163.5 Giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học môn Toán trong mô hình trường học mới
Có thể có một số cách tìm tòi thông tin, tư liệu để điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học môn Toán như sau:
- Tìm cách kết nối, liên hệ giữa các kiến thức toán học dạy học trong nhà
trường với thực tiễn đời sống hàng ngày của HS Ví dụ, xuất phát từ một nội dung
dạy học môn Toán, xác định những hoạt động thực tiễn liên hệ với nó, phân tích
thành các hoạt động thành phần rồi căn cứ vào mục tiêu dạy học mà tổ chức cho
HS thực hành trải nghiệm
- Căn cứ trên nhu cầu thực tiễn về đo đạc, tính toán, nhận dạng các hình;
khai thác thông tin, số liệu về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, giao thông vận tải , các thông tin liên quan đến các sự kiện thời sự, chính trị hàng ngày, đặc biệt nhu cầu về tính toán trong đời sống hàng ngày để đề xuất các bài tập hay tình huống học tập toán học cho HS Ở đây thường yêu cầu HS giải bài toán có nội dung thực tiễn
- Tìm những thông tin, những số liệu khoa học kĩ thuật, hoặc thông tin thực tế
tại làng bản, xóm thôn hoặc địa phương (chứ không phải là những bài tập có tính chất mô phỏng toán học của thực tiễn) để giới thiệu cho HS
Có thể cung cấp cho HS các thông tin liên quan đến thực tế đời sống:
Ví dụ 1: Em có biết?
a) Mối quan hệ giữa độ F và độ C
Độ Celsius (còn gọi là độ C) là thang nhiệt được
đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển
Ander Celsius (1701 – 1744) Theo đó, nước đóng
băng ở 0oC và sôi ở 100oC
Độ Fahrenheit (còn gọi là độ F) là thang nhiệt
được đặt tên theo nhà vật lí người Đức Gabriel
Fahrenheit (1686 – 1736) Theo đó, nước đóng băng
ở 32oF và sôi ở 212oF
Ander Celsius
Gabriel Fahrenheit
NXBGDVN
Trang 17b)
Nhiệt độ ở Canađa được đo bằng độ
C, nhưng ở Hoa Kì nhiệt độ được đo bằng
độ F
Hoa Kì và Canađa là hai nước láng
giềng Vì vậy, khi di chuyển từ nước này
sang nước kia thì cũng cần biết cách đọc
các thang đo nhiệt độ:
Mối quan hệ giữa số đo độ F (kí hiệu là ĐF) và số đo độ C
(kí hiệu là ĐC) như sau: ÐF 9ÐC 32
- Nhận biết những cơ hội có thể vận dụng tri thức toán học vào các môn học
khác trong nhà trường hoặc những hoạt động ngoài nhà trường như thực hành thu
thập số liệu, đối chiếu, kiểm tra và hiệu chỉnh số liệu Thông qua các hoạt động này còn hình thành được phẩm chất mong muốn ứng dụng tri thức được học vào thực tế đời sống cho HS
- Ngoài ra, GV cần sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp đồng thời GV và HS có thể làm thêm, điều chỉnh, bổ sung, thay thế các đồ dùng dạy học, các trò chơi, câu đố, phù hợp với nội dung học tập và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học của mình
NXBGDVN
Trang 18Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ
ĐẠI SỐ
Chương I CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Hiểu khái niệm căn bậc hai số học của số không âm
- Phân biệt giữa khái niệm căn bậc hai và căn bậc hai số học của số dương Biết so sánh các căn bậc hai
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
Ở bài này HS làm quen với khái niệm căn bậc hai số học của số không âm; biết cách so sánh các căn bậc hai (như so sánh, xếp thứ tự các số hữu tỉ hoặc số thực) HS cũng làm quen với phép khai phương như là một phép toán ngược của phép bình phương
2.2 Các hoạt động
A Hoạt động khởi động
GV cho HS trả lời câu hỏi:
“a) Tính cạnh hình vuông biết diện tích là 9cm2
b) Mỗi số cho dưới đây thuộc tập hợp số nào trong các tập hợp số N, Z, Q ?
a) 1731 ; b) 23 ; c) 0 ; d) 4,581.”
NXBGDVN
Trang 19nhằm mục đích giúp HS nhận biết :
a) 3 và -3 là các căn bậc hai của 9 vì 32 = 9 và (-3)2 = 9
b) Nhắc lại tên gọi các tập hợp số đã học: N, Z, Q, R.
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 Hình thành khái niệm “Căn bậc hai số học”
1.a) và 1.b): GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác sau:
- Ôn lại khái niệm căn bậc hai của một số không âm thông qua ví dụ: 3 và -3
là các căn bậc hai của 9 vì 32 = 9 và (-3)2 = 9 Từ đó có nhận xét: Số a > 0 có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: số dương kí hiệu a và số âm kí hiệu là a Người ta đặt tên cho căn bậc hai dương của số a 0≥ là căn bậc hai số học
- Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung: “Với a > 0, số a được gọi là căn bậc hai số
học của a Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0”.
c) Vận dụng: Tìm căn bậc hai số học của mỗi số :
25 ; 169 ; 3600; 4,9 ; 0,81
Hoạt động 2 Nhận biết “Phép khai phương”
GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác sau:
2.a) Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung: Khai phương số a 0≥ là tìm a Phép khai phương là phép toán ngược của phép bình phương
b) Nhận biết công thức liên hệ giữa phép khai phương và phép bình phương
Có thể nói: Phép khai phương là phép toán ngược của phép bình phương
Hoạt động 3 So sánh các căn bậc hai số học
3.a) Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung để nhận biết :
Trang 203. HS so sánh: 3 < 10 và 10 < 4 từ đó lựa chọn các câu trả lời thích hợp.
4 Thực hành sử dụng máy tính bỏ túi để tính các căn bậc hai đã cho
5. HS vận dụng kết quả mệnh đề: a < b a < b thì a < b để giải bài tập Ví dụ : Với x ≥ 0, ta có x > 1 ⇔ x > 1 ⇔ x > 1 Vậy x > 1
§2 CÁC TÍNH CHẤT CỦA CĂN BẬC HAI (2 tiết)
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Hiểu nội dung và cách chứng minh định lí về căn bậc hai của một tích và một lũy thừa của số không âm
- Biết vận dụng các quy tắc khai phương một tích trong tính căn thức
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
- Ở bài trước HS đã được làm quen với khái niệm về căn bậc hai số học của
số không âm và phép khai phương như là một phép toán ngược của phép bình phương Ở bài này HS nghiên cứu các tính chất cơ bản của phép khai phương như: Với a ≥ 0, b ≥ 0 ta có : a.b = a b, với a ≥ 0, b ≥ 0
- Rèn kĩ năng dùng các quy tắc khai phương một tích và nhân các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức
2.2 Các hoạt động
A-B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
NXBGDVN
Trang 21Hoạt động 1
GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác:
- Nhận biết định lí quy tắc khai phương một tích, nhân các căn thức bậc hai
- Học sinh đọc kĩ nội dung 1.c) ( SGK Toán 9, trang 10) và chú ý các định lí trên có thể mở rộng cho tích của nhiều thừa số
1 Vận dụng quy tắc khai phương một tích của hai hay nhiều thừa số để tính
2. Vận dụng quy tắc nhân hai hay nhiều thừa số chứa căn bậc hai để tính
Trang 22§3 LUYỆN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP KHAI PHƯƠNG
(2 tiết)
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
Vận dụng thành thạo các quy tắc khai phương một tích và nhân hai căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức
- Làm bài tập vận dụng quy tắc nhân các căn bậc hai để tính tích
GV có thể hướng dẫn cụ thể như sau:
1 Vận dụng quy tắc khai phương một tích để tính
2 Làm tương tự bài 1 Vận dụng quy tắc khai phương một tích của nhiều số
để tính
3 Vận dụng quy tắc nhân các căn bậc hai để tính tích
4 Nhắc HS lưu ý : hai số là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1
5 Áp dụng các hằng đẳng thức và tính chất khai căn bậc hai
6 Trước hết tính giá trị bằng số của các biểu thức: a2, a4, a6 rồi vận dụng công thức tính căn bậc hai của một lũy thừa để tính giá trị các biểu thức
đã cho
NXBGDVN
Trang 23D Hoạt động vận dụng
1 HS vận dụng hằng đẳng thức và quy tắc khai phương một tích để tìm kết quả
2 HS vận dụng hằng đẳng thức và quy tắc nhân các căn bậc hai để tìm kết quả
Lưu ý Nếu tích bằng 1 thì hai số đó là nghịch đảo của nhau.
3 So sánh các số a và b thông qua so sánh a2 và b2
4 So sánh các số : 2 và 1 3 5
E Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Vận dụng công thức: Q = I2Rt , biết R, Q và t, từ đó suy ra giá trị của I
§4 CÁC TÍNH CHẤT CỦA CĂN BẬC HAI (tiếp theo)
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Hiểu nội dung và cách chứng minh định lí về căn bậc hai của một thương và một luỹ thừa của số không âm
- Biết vận dụng các quy tắc khai phương một thương trong tính căn thức
- Đọc kĩ nội dung 1.c) để nhận biết quy tắc khai phương một thương
- Đọc kĩ nội dung chú ý của 1.c) để nhận biết quy tắc chia các căn bậc hai
Hoạt động 2
GV tổ chức cho HS :
NXBGDVN
Trang 24- Làm bài tập 1.d): Vận dụng quy tắc khai phương một thương và quy tắc chia các căn bậc hai để tính giá trị các biểu thức số
2.3 Bài tập
C Hoạt động luyện tập
1 Vận dụng quy tắc khai phương một thương để tính
2 Vận dụng quy tắc chia các căn bậc hai để tính
3 Vận dụng các hằng đẳng thức và các quy tắc khai phương một thương để tính
3 Trước hết áp dụng quy tắc khai phương một thương, sau đó áp dụng quy tắc chia các căn bậc hai để tìm kết quả
§5 LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CHIA VÀ PHÉP KHAI PHƯƠNG
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
Vận dụng thành thạo các quy tắc khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức
Trang 25GV tổ chức cho HS : Ôn tập quy tắc khai phương một thương và chia hai căn bậc hai.
Hoạt động 2
GV tổ chức cho HS :
- Làm bài tập vận dụng quy tắc khai phương một thương để tính giá trị các biểu thức số
- Làm bài tập vận dụng quy tắc chia hai căn bậc hai để tính thương
GV có thể hướng dẫn giải đáp các bài cụ thể như sau:
1 Biến đổi (nếu cần thiết) các biểu thức số dưới dấu căn rồi vận dụng quy tắc khai phương một thương hoặc quy tắc chia hai căn bậc hai để tính
B Gợi ý: Biến đổi vế trái của biểu thức B về biểu thức
235
5
; rồi so sánh với vế phải, từ đó rút ra kết luận
5 Vận dụng quy tắc chia hai căn bậc hai và quy tắc chia một tổng cho một số
Trang 26- Hiểu nội dung và cách chứng minh định lí A = A2
- Biết vận dụng quy tắc A = A2 trong tính căn thức
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
Ở bài này HS học cách chứng minh hằng đẳng thức A = A2 Hằng đẳng thức A = A2 còn có thể coi là một trong các phép biến đổi cơ bản của căn thức bậc hai Phép biến đổi này có tác dụng “bỏ dấu căn” của biểu thức A2 để đưa về biểu thức A
- HS làm bài tập 1.d) và nhận biết ý nghĩa: Không cần tính căn bậc hai mà vẫn tìm được giá trị của căn bậc hai (nhờ biến đổi về biểu thức không chứa căn bậc hai)
2.3 Bài tập
C Hoạt động luyện tập
1 Vận dụng định lí a2 = a để tính, sau đó thay giá trị cụ thể của a để tìm kết quả
2 Vận dụng định lí a2 = a Chú ý b = b với b > 0
3 Vận dụng định lí a2 = a và làm tương tự bài 2 Chú ý a = -a với a < 0
4 Áp dụng các hằng đẳng thức và các tính chất của phép khai phương
5 Vận dụng quy tắc chia hai căn bậc hai để tính
NXBGDVN
Trang 27D,.E Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
1 Vận dụng định lí a2 = a để tính rồi chọn câu kết quả đúng là D |2a - 1|
2. Làm tương tự bài 1
§7 BIẾN ĐỔI ĐƠN GIẢN BIỂU THỨC CHỨA CĂN THỨC BẬC HAI
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Biết cách thực hiện các phép biến đổi : đưa thừa số ra ngoài dấu căn và đưa thừa số vào trong dấu căn
- Biết cách khử mẫu của biểu thức lấy căn và trục căn thức ở mẫu
- Bước đầu biết cách phối hợp và sử dụng các phép biến đổi đơn giản đó
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
- Giúp học sinh hiểu được cơ sở của các phép biến đổi: đưa thừa số ra ngoài dấu căn và đưa thừa số vào trong dấu căn Nắm được các kĩ năng đưa thừa số (nhân tử) vào trong hay ra ngoài dấu căn Cơ sở của các phép biến đổi được giới thiệu qua các
ví dụ 1 và 2 Mục đích của các phép biến đổi này được sáng tỏ qua bài toán rút gọn biểu thức và so sánh các số
Giáo viên có thể đặt vấn đề về phép biến đổi ngược với phép biến đổi đưa thừa
số ra ngoài dấu căn để giới thiệu phép biến đổi đưa thừa số vào trong dấu căn
- Căn thức đồng dạng và kĩ thuật cộng, trừ căn thức đồng dạng đã xuất hiện ở ví
dụ 2 trong tiết này nhưng không mô tả ở dạng tổng quát mà coi như là ứng dụng của các phép biến đổi đưa thừa số ra ngoài dấu căn Cũng do không đi sâu về căn thức đồng dạng nên các bài tập về kĩ thuật này được đặt ra với yêu cầu chung là “Rút gọn biểu thức”
- Thông qua các ví dụ cụ thể giới thiệu cho học sinh biết cách khử mẫu của biểu thức lấy căn và trục căn thức ở mẫu
Kĩ thuật khử mẫu của biểu thức lấy căn được cho trong công thức:
A = A.B
B B với A B ≥ 0 và B ≠ 0.
NXBGDVN
Trang 281 Đưa thừa số vào trong dấu căn rồi rút gọn biểu thức và lựa chọn câu trả lời đúng.
2. Đưa thừa số ra ngoài dấu căn rồi rút gọn biểu thức và lựa chọn câu trả lời sai
3. Trục căn thức ở mẫu rồi rút gọn biểu thức và lựa chọn câu trả lời đúng
4 Trục căn thức ở mẫu rồi lựa chọn câu trả lời đúng
5 Vận dụng thích hợp các phép tính với căn thức và các phép biến đổi căn thức vừa học để rút gọn các biểu thức chứa căn
6 Biến đổi các căn thức rồi so sánh
7 Vận dụng thích hợp các phép tính với căn thức và các phép biến đổi căn thức để rút gọn và thực hiện các phép tính
8 Biến đổi các căn thức rồi tìm x
9. Biến đổi các căn thức rồi chứng minh đẳng thức
10. Biến đổi biểu thức chứa căn đã cho để thực hiện việc rút gọn và tính giá trị của
P khi x = 64 và tìm các giá trị của x để biểu thức 2P nhận giá trị nguyên
D Hoạt động vận dụng
1 Gợi ý: Vận dụng thích hợp các phép tính với căn thức và các phép biến đổi căn thức để rút gọn vế trái của phương trình
NXBGDVN
Trang 292 Gợi ý: a) Biến đổi vế phải rồi so sánh với vế trái.
b) Biến đổi biểu thức ngoài cùng bên trái và biểu thức đứng giữa rồi so sánh giá trị các biểu thức, từ đó rút ra kết luận
3 Gợi ý: Tính A2 và B2 từ đó rút ra kết luận
E Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1 S = πR2 = 510 (triệu km2) nên R2 162,42 (triệu km2) suy ra R 13 (triệu km)
§8 RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN BẬC HAI
1 MỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Biết phối hợp các kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai
- Biết sử dụng kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn bậc hai để giải các bài toán liên quan
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Các hoạt động
A.B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
Hoạt động 1 Vận dụng thích hợp các phép tính và các phép biến đổi để làm
các bài toán rút gọn biểu thức.
Học sinh đọc kĩ nội dung 1a, 1b trong sách HDH Toán 9
Hoạt động 2: Củng cố các phép tính và các phép biến đổi thông qua các dạng
bài tập rút gọn biểu thức, chứng minh đẳng thức
Trang 315 a) Với điều kiện: -1 < a < 1, ta có :
⇔ 2x 5 x 2 0- + = ( x 2 2 x 1 0)( ) x 41
x4
Trang 322 ≥ ta có điều phải chứng minh.
Cách khác: Có thể xét hiệu vế trái và vế phải
Trang 33• Với điều kiện: 2x - 7 ≥ 0 và 2x - 11 ≥ 0 hay x ≥ 11.
Bài học này nhằm giúp HS:
- Hiểu định nghĩa căn bậc ba và kiểm tra được một số là căn bậc ba của số khác
- Biết được một số tính chất của căn bậc ba
1.a) và 1.b): GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác sau:
- Giải bài toán liên quan đến thể tích của một hình lập phương để làm xuất hiện khái niệm căn bậc ba của một số Sau đó, thông qua các ví dụ: 4 là căn bậc ba của 64 vì 43=64; -7 là căn bậc ba của -343 để củng cố khái niệm căn bậc ba của một số
- Vận dụng: Tìm căn bậc ba của mỗi số : 8 ; 0 ; 1
216 ; -27.
1.c) Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung 1.c) để nhận biết: “Căn bậc ba của số dương
là số dương; Căn bậc ba của số âm là số âm; Căn bậc ba của số 0 là chính số 0”
Hoạt động 2
GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác sau:
NXBGDVN
Trang 342.a) 2.b) Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung 2.a) , 2.b) để biết cách so sánh hai căn
bậc ba và thực hiện các phép nhân, chia hai căn bậc ba
c) HS thực hành rút gọn các căn thức có liên quan đến căn bậc ba
C Hoạt động luyện tập
1 HS vận dụng khái niệm căn bậc ba để tính x, từ đó lựa chọn các câu trả lời đúng
2. HS thực hành so sánh các căn bậc ba
3 HS thực hiện các phép tính với căn bậc ba từ đó lựa chọn các câu trả lời thích hợp
4 Thực hành tính với căn bậc ba
- Vận dụng thành thạo các kiến thức cơ bản về căn bậc hai
- Vận dụng tổng hợp các kĩ năng đã có về tính toán, biến đổi biểu thức số và biểu thức chữ có chứa căn bậc hai
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
• Những kiến thức về căn bậc hai là cơ sở để tính toán và biến đổi các biểu thức có chứa căn bậc hai Những kiến thức này được củng cố qua hệ thống bài tập
• Biết tổng hợp các kĩ năng thực hiện phép biến đổi về căn bậc hai
2.2 Các hoạt động
A Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống lí thuyết và làm các bài tập 1, 2, 3 và 4
NXBGDVN
Trang 35Hoạt động 2: Tiếp tục ôn phần lí thuyết và làm các bài tập còn lại, phần ôn lí thuyết coi trọng ví dụ minh họa Phần bài tập chú ý rèn kĩ năng biến đổi, trình bày lời giải.
Có thể đưa ra các câu hỏi khi làm bài tập:
+ Dùng kiến thức nào trong chương để giải bài tập này?
+ Kiến thức đó có được sử dụng trong bài tập này không?
Trang 38Chương II HÀM SỐ BẬC NHẤT
1 M ỤC TIÊU
Bài học này nhằm giúp HS:
- Biết khái niệm hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) và cách vẽ đồ thị của nó
- Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn
2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2.1 Hướng dẫn chung
Tuân thủ cách tiếp cận “đi từ cụ thể đến trừu tượng” “tăng cường tính trực quan”, vì vậy tài liệu Hướng dẫn học Toán lớp 9 VNEN không xuất phát từ các kiến thức đã được “Bổ sung về hàm số” Cụ thể không giới thiệu ngay tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm số, cũng như cung cấp kiến thức “đồ thị của hàm
số y = ax + b là một đường thẳng song song với đường thẳng y = ax”, mà thông qua cảm nhận trực quan giúp HS nhận biết : “Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức: y = ax + b” và “Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng”
2.2 Các hoạt động
A-B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
Hoạt động 1 Giải quyết bài toán thực tế và Nhận biết khái niệm “Hàm số
bậc nhất”
1.a) và 1.b): GV tổ chức cho HS thực hiện các thao tác sau:
- Giải bài toán thực tế tìm công thức liên hệ giữa số tiền được thanh toán và số ngày công làm việc là t = 350000 x + 20000000
- Trả lời các câu hỏi 1 và 2 và vận dụng kiến thức đã học ở lớp 7 để nhận biết: đại lượng nào là hàm số, đại lượng nào là biến số? Hàm số được cho bằng bảng hay bằng công thức ?
- Nhận xét: đa thức ở vế phải trong công thức biểu diễn hàm số là đa thức bậc nhất một biến
- Từ đó HS tiếp cận và phát biểu khái niệm “Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số thực cho trước và a ≠ 0 Khi
b = 0, hàm số có dạng y = ax”
NXBGDVN
Trang 391.c) - Giải các bài tập nhằm củng cố khái niệm (hoạt động trong nhóm cặp đôi)
thông qua hoạt động “nhận dạng”: Ví dụ, để trả lời câu hỏi hàm số nào là hàm số bậc nhất: y = 2x; y = 2x + 3; y = 4
x ; y = 0,1 – 0,3x thì chỉ cần viết: ví dụ, hàm
số y = 2 x + 3 là hàm số bậc nhất; hàm số y = 4x không phải là hàm số bậc nhất
1.d) Tìm giá trị của hàm số y = f(x) = 3x – 2 khi x bằng 2; –3,5; 1,8; 0 ; HS
chỉ cần viết: Khi x = 2 thì y = f(2) = 3.2 – 2 = 4
GV có thể cho các ví dụ đơn giản tương tự để HS làm, qua đó đánh giá được
HS có nắm được khái niệm về Hàm số bậc nhất không ?
Hoạt động 2 Nhận biết “Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một
đường thẳng”.
GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau:
- Đọc ví dụ 2.a) và lần lượt thực hiện các thao tác nêu trong ví dụ;
- Nối các điểm vừa xác định rồi nêu nhận xét về hình dạng của đồ thị hàm số
(thuộc trục hoành Ox).
- Thực hành vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: a) y = x – 2; b) y = x + 3
- Đọc 3.c) để nhận biết các khái niệm: “đường thẳng y = ax + b” và “Đồ thị hàm số y = b là đường thẳng song song với trục Ox, nếu b ≠ 0 và trùng với trục Ox, nếu b = 0”
Trang 402 Cho hàm số bậc nhất Yêu cầu HS xác định: Giá trị của y khi biết giá trị tương ứng của x và giá trị của x khi biết giá trị tương ứng của y.
3 Thực hành vẽ đồ thị của các hàm số bậc nhất trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
4. Thực hành xác định điểm thuộc đồ thị hàm số đã cho
3. Gợi ý a) Độ dài thanh sắt khi t = 0oC là l = 10(1 + 0,000012.0) = 10 (mm).
b) Độ dài thanh sắt khi t = –20oC là:
Bài học này nhằm giúp HS:
- Hiểu khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ
số góc của đường thẳng y = ax + b và hiểu được rằng hệ số góc của đường thẳng liên quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó và trục Ox
- Tính được góc α tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp
a > 0
NXBGDVN