1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập quản trị doanh nghiệp

18 8,9K 101
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật? Câu 2: Thuận lợi và bất lợi của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật? Câu 3: Quy trình đăng ký kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp? Câu 4: Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoạt động theo luật? Câu 5: Nếu lựa chọn thành lập một loại hình doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể trong nghành nào? Vì sao

Trang 1

Câu hỏi:

Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật?

Câu 2: Thuận lợi và bất lợi của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật?

Câu 3: Quy trình đăng ký kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp?

Câu 4: Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoạt động theo luật?

Câu 5: Nếu lựa chọn thành lập một loại hình doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể trong nghành nào? Vì sao?

BÀI LÀM

Câu 1:

1 Hộ kinh doanh cá thể: Là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở hữu

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ và nghĩa vị tài sản khác của hộ kinh doanh cá thể

- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu

- Hộ kinh doanh không được sử dụng thường xuyên quá 10 lao động

2 Doanh nghiệp tư nhân: Là một loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh

bởi luật doanh nghiệp và các quy định hướng dẫn thi hành Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm sau:

- Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân chủ sở hữu đó chỉ làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ

sở hữu của doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh

- Cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và thường trực tiếp quản

lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là người đại diện theo luật của doanh nghiệp

- Cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

3 Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện tại Việt

Nam bắt đầu từ năm 2000 theo quy định của luật doanh nghiệp năm 1999 Cho đến nay số lượng công ty hợp danh không nhiều Công ty hợp danh có các đặc điểm sau:

- Có ít nhất 2 thành viên là cá nhân, trong đó phải có ít nhất một thành viên hợp danh Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp; còn

Trang 2

thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị số vốn góp vào công ty Thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, còn thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty Trường hợp thành viên góp vốn tham gia quản lý, điều hành công

ty, thì thành viên đó đương nhiên được coi là thành viên hợp danh

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

- Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì công ty TNHH được chia làm hai loại căn cứ vào số lượng thành viên đó là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên Sự khác biệt

cơ bản giữa hai loại hình công ty TNHH này là cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu và số lượng thành viên công ty Mặc

dù vậy công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm chung sau:

- Số lượng thành viên không quá 50 người

- Trách nhiệm của thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty

- Phần vốn góp chuyển nhượng được nhưng bị hạn chế chuyển nhượng

- Công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về pháp lý với các thành viên

- Không được phát hành chứng khoán

5 Công ty cổ phần:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty

cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định);

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình

Trang 3

cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ)

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Câu 2:

1 Hộ kinh doanh cá thể:

- Khó khăn: Mặc dù trong các luật của Việt Nam thời gian qua đã đề cao vai trò và khuyến khích phát triển của kinh tế tư nhân, song những ưu đãi cũng như định hướng, hỗ trợ phát triển vẫn chỉ mới dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chứ chưa hướng vào hộ KDCT Theo thống kê điều tra, chỉ có khoảng 30% số hộ đăng ký kinh doanh, 30% số hộ chưa đăng ký và 30% không đăng ký Do việc tính không đầy đủ số lượng hộ kinh doanh, nên có ảnh hưởng đến việc tính GDP Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ VCCI, khó khăn thách thức đối với

hộ KDCT tập trung vào các vấn đề tài chính, tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin Chính vì điều này hộ KDCT không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự nhiên, không có khuynh hướng

mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang doanh nghiệp, để hưởng những điều kiện thuận lợi và có cơ hội hơn

- Thuận lợi: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 2,7 triệu hộ KDCT Còn theo thống kê điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam của Tổng cục Thống kê, giá trị tăng trung bình một năm của một hộ gia đình Việt Nam là 15,5 triệu đồng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) quy ra giá trị gia tăng của khu vực doanh nghiệp hộ gia đình Việt Nam tương đương với gần 13% góp vào GDP của cả nước Nhà nước

có rất nhiều chính sách khuyến khích để phát triển khu vực này Hộ KDCT

có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế hiện tại "Không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng nguồn thu cho ngân sách mà hộ KDCT còn là mạng lưới rộng lớn nhất, phát triển về tận những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được Nhờ

đó, hộ KDCT là kênh quan trọng phân phối và lưu thông hàng hóa tới vùng

Trang 4

sâu vùng xa, vùng khó khăn, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương

2 Doanh nghiệp tư nhân:

* Doanh nghiệp tư nhân có những lợi thế sau:

- Thành lập dễ dàng

- Dễ kiểm soát các hoạt động kinh doanh

- Tính linh hoạt

- Sự tưởng thưởng trực tiếp

- Những khoản tiết kiệm về thuế

- Tính bí mật

- Sự giải thể dễ dàng

- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

* Doanh nghiệp tư nhân có những bất lợi sau:

- Trách nhiệm vô hạn về mặt pháp lý

- Giới hạn sinh tồn của doanh nghiệp bị hạn chế

- Sự hạn chế về vốn kinh doanh

- Sự yếu kém về kỹ năng quản trị chuyên biệt

- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

3 Công ty hợp danh:

- Thuận lợi: Công ty hợp danh kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người

Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau

- Khó khăn: Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến

Trang 5

4 Công ty cổ phần:

* Thuận lợi:

- Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn

ở số tiền đầu tư của họ

- Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền

- Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng

- Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công

ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục

chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt

* Khó khăn:

- Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ

- Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác

- Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ

lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình

- Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông

5 Công ty trách nhiệm hữu hạn:

* Thuận lợi:

- Công ty có nguồn vốn dồi dào hơn công ty tư nhân, vị thế tín dụng của công ty ngày càng cao, kỹ năng quản trị được nâng cao nhờ sự chuyên môn hóa, khả năng tăng trưởng và phát triển

Trang 6

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty

* Khó khăn:

- Giới hạn tồn tại của công ty, khó khăn về kiểm soát

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không

có quyền phát hành cổ phiếu

Câu 3: Quy trình đăng ký kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp:

* Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh

- Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh

- Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản

1 Điều này

- Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó

* Trình tự đăng ký kinh doanh

- Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh

Trang 7

doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư

cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư

1 Hộ kinh doanh cá thể:

* Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

*Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

* Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc,

kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh

Trang 8

* Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

* Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng

ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành

2 Doanh nghiệp tư nhân: Hồ sơ dăng ký gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

3 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định

- Dự thảo Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

4 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định

- Dự thảo Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

+) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

Trang 9

+) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải

có chứng chỉ hành nghề

5 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định

- Dự thảo Điều lệ công ty

- Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

+) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

+) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải

có chứng chỉ hành nghề

Câu 4: Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp là:

1 Quyền kinh doanh:

Cá nhân, tổ chức có quyền như nhâu trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh Tuy nhiên đối với một số nghành nghề kinh doanh pháp luật không cho phép nhà đầu tư chọn lựa, mà bắt buộc phải kinh doanh theo một loại hình doanh nghiệp nhất định Trong một số nghành nghề khác thì pháp luật không cho phép nhà đầu tư lựa chọn một loại hình doanh nghiệp cụ thể để

Trang 10

kinh doanh Về quyền kinh doanh thì hộ kinh doanh cá thể bị hạn chế nhiều nhất: mỗi hộ kinh doanh cá thể chỉ được dăng ký kinh doanh tại một địa

điểm, phạm vi kinh doanh, phạm vi kinh doanh của nó chỉ giới hạn trong địa giới hành chính quận, huyện, nơi hộ kinh doanh đó đăng ký, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác ngoài địa điểm kinh doanh đã đăng ký

2 Góp vốn, thành lập doanh nghiệp:

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp

tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty TNHH 1 TV

Công ty TNHH 2

TV trở lên

Công ty cổ phần

Đối tượng Cá nhân Cá nhân Cá nhân Cá nhân,

tổ chức

Cá nhân,

tổ chức

Ca nhân, tổ chức

Số lượng

tối thiểu

nhất 1

2, trong

đó ít nhất 1 cá nhân làm thành viên hợp danh

Duy nhất 1

2 => 50 3

Hạn chế

đối với chủ

sở hữu DN

Không được làm đồng thời chủ DNTN và thành viên hợp danh

Chỉ được làm chủ doanh nghiệp

tư nhân, không được làm chủ

hộ kinh doanh

Không làm chủ

hộ KD, DNTN

Hạn chế làm thành viên của nhiều công ty

Không hạn chế

Không hạn chế

Không hạn chế

Hạn chế

đối với DN

Không được tham gia thành lập doanh nghiệp khác

Không được tham gia thành lập DN khác

Không hạn chế

Không hạn chế

Không han chế

Không hạn chế

* Góp vốn thành lập doanh nghiệp:

Ngày đăng: 14/08/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phần nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp cá nhân hay công ty hợp danh để tránh việc bị đánh thuế hai lần, là chế độ thuế thu nhập áp dụng  đối với công ty TNHH - Bài tập quản trị doanh nghiệp
h ần nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp cá nhân hay công ty hợp danh để tránh việc bị đánh thuế hai lần, là chế độ thuế thu nhập áp dụng đối với công ty TNHH (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w