1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng hoạt động của mỏ than hà tu, tỉnh quảng ninh tới thảm thực vật và định hướng phục hồi

95 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước.. Yếu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHIÊM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ THAN HÀ TU, TỈNH QUẢNG NINH TỚI THẢM THỰC VẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHIÊM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ THAN HÀ TU – TỈNH QUẢNG NINH TỚI THẢM THỰC VẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất, Em xin gửi tới Thầy TS Đoàn Hoàng Giang, công tác tại Bộ môn Sinh thái Môi trường - Khoa Môi trường - Đại

học Khoa học tự nhiên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này

Em cũng gửi lời cảm ơn Thầy PGS.TS Trần Văn Thụy cùng các thầy cô

trong Khoa Môi trường cũng như trong bộ môn Sinh thái Môi trường đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập

Em xin cảm ơn tới tập thể Phòng Môi trường - Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin và phòng Kỹ thuật - Công ty cổ phần than Hà

Tu - Vinacomin đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này

Cuối cùng là lời cảm ơn đến tất cả những người bạn và gia đình đã luôn bên cạnh để động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình đào tạo này

Xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm quý báu trên!

Hà nội, ngày tháng năm 2018

Học viên

Trần Văn Khiêm

Trang 4

MỤC LỤC

I.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 3

I.2 Thực trạng hoạt động khai thác than tại mỏ than Hà Tu: 13

I.3 Đặc điểm sinh thái một số loài thực vật trong khu vực nghiên cứu 26

Trang 5

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 II.1 Phương pháp tổng hợp, kế thừa các tài liệu, số liệu 32

II.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 33

III.1 Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu 35 III.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu 39 III.3 Đánh giá tác động tới môi trường của hoạt động khai thác 62

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-2: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 5

Bảng 1-6: Bảng các thông số tính lưu lượng nước chảy vào mỏ 8

Bảng 1-10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá trong địa tầng 20

Bảng 1-11: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá ở vách các vỉa than 20

Bảng 1-12: Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo các vỉa than trong ranh giới huy động 24

Bảng 1-16: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng môi trường không khí 43

Bảng 1-18: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt 48

Bảng 1-21: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm 52

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang 7

Hình 8: Sự phân bổ của các loài được khảo sát theo các độ tuổi khác nhau 62

Hình 9: Mặt cắt nạo vét rãnh thoát nước dọc chân tầng khai trường 67

Hình 10: Mặt cắt CTPHMT khu vực moong khai trường và bãi thải 68

Hình 12: Bố trí khu vực trồng cây trên các sườn bãi thải 74

Hình 13: Bố trí cây ở khu vực trồng cây trên các sườn bãi thải 74

Hình 14: Mô hình phân bố các đảo phủ xanh ở khu vực phía trong mặt bãi thải 75

Hình 15: Bố trí cây trồng ở các đảo phủ xanh trên mặt bãi thải 75

Trang 8

Vinacomin Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 9

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế, tuy nhiên đã gây ảnh hưởng và tàn phá môi trường tự nhiên Yếu tố chính gây tác động đến môi trường: khai thác than gây chiếm dụng đất, phát thải khí thải, đất đá thải, nước thải, bụi và khí thải, hình thành các bãi thải, moong khai thác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng

Nhằm đánh giá tổng thể những vấn đề đã làm được và chưa được trong việc cải tạo môi trường bãi thải các mỏ than và đề xuất các giải pháp cần thiết phải thực

hiện Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng hoạt động của mỏ than Hà Tu, tỉnh Quảng Ninh tới thảm thực vật và định hướng phục hồi”

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu:

- Nghiên cứu, tìm hiểu về công tác cải tạo phục hồi môi trường sử dụng thực vật trong cải tạo bãi thải khai thác khoáng sản

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá về hiện trạng khai thác than, đổ thải, tính chất cơ lý hóa của đất đá trên bãi thải, đặc điểm địa chất địa hình, thảm thực vật khu vực nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của mỏ than Hà Tu tới thảm thực vật, từ

Trang 10

đó có những định hướng cải tạo phục hồi môi trường

1.3 Nội dung nghiên cứu:

- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội khu vực mỏ Hà Tu

- Đánh giá hiện trạng lớp thảm thực vật tại mỏ Hà Tu

- Đánh giá thực trạng của hoạt động khai thác than và các ảnh hưởng đến thảm thực vật

- Đề xuất định hướng cải tạo, phục hồi môi trường do hoạt động khai thác than

của mỏ than Hà Tu

1.4 Ý nghĩa của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác

từ mỏ than Hà Tu đến thảm thực vật, từ đó định hướng phục hồi sử dụng các loài cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải,… để cải tạo môi trường bãi thải, định hướng chọn loài cây cải tạo cho các bãi thải,… góp phần vào bảo vệ môi trường

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực mỏ than Hà Tu thuộc phường Hà Khánh, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Đối tượng nghiên cứu: Mỏ than Hà Tu (moong khai thác, bãi thải,…)

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

I.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Mỏ than Hà Tu nằm trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách đường quốc lộ 18A khoảng 10km Hiện tại, mỏ Hà Tu đang khai thác lộ thiên khu vực Bắc Bàng Danh

Ranh giới địa chất của khu mỏ như sau:

+ Phía Bắc là đứt gãy F.K

+ Phía Nam là đứt gãy F.A

+ Phía Đông là điểm gặp nhau của 2 đứt gãy F.K và F.A (trùng tọa độ SL.7)

+ Phía Tây là giáp với mỏ Suối Lại

Hình 1: Vị trí mỏ Hà Tu

- Ranh giới khu mỏ Hà Tu theo quyết định số 1990/QĐ-HĐQT ngày 22/8/2008 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty cổ phần than Hà Tu - TKV

Trang 12

- Ranh giới mỏ Hà Tu theo quyết định số 2696/QĐ-TKV ngày 28/10/2016 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc chuyển giao thầu quản

lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than khu vực

Hà Tu cho Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, thể hiện trong bảng 1- 1

Bảng 1 - 1: Bảng tọa độ các mốc ranh giới mỏ Hà Tu

góc

Hệ tọa độ VN 2000 (Kinh tuyến trục 107°45’, múi chiếu 3°)

Hệ tọa độ VN 2000 (Kinh tuyến trục 105°00’,

Từ lộ vỉa đến mức cao -250 m

I.1.2 Đặc điểm khí hậu

Căn cứ tài liệu khí tượng của trạm khí tượng Bãi Cháy có số liệu đo trung bình gần 100 năm cho biết: Tổng thể khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu biển rõ rệt, hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Nam - Đông Nam vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm) và Bắc - Đông Bắc vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) Theo Nguồn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn

Quảng Ninh từ 2012-2015:

* Nhiệt độ không khí

Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Bãi Cháy trong 5 năm gần nhất, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động không lớn, nhưng có dấu hiệu tăng dần từ 22,6oC-24,4oC

Trang 13

Bảng 1-2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm

Nhiệt độ không khí trung bình tháng ( o C)

[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]

Nhận xét: Nhiệt độ trung bình giữa các năm không có sự dao động lớn, tạo cho khu vực dự án có một chế độ nhiệt ôn hòa Nhiệt độ cao nhất tập trung vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8 Nhiệt độ thấp nhất tập trung vào các tháng 1, tháng 2

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81% Cao nhất

có tháng lên tới 89%, thấp nhất có tháng xuống đến 71%

Bảng 1-3 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm

- Lƣợng mƣa lớn nhất trong ngày: 324mm (ngày 11/7/1960)

Trang 14

- Lượng mưa lớn nhất trong tháng: 1.089mm (tháng 8/1968)

- Lượng mưa lớn nhất trong mùa mưa: 2.851mm (năm 1960)

- Lượng mưa lớn nhất trong một năm: 3.076mm (năm 1966)

- Số ngày mưa nhiều nhất trong 01 năm 151 ngày

[Nguồn: Trạm Khí tượng Bãi Cháy]

* Tốc độ gió và hướng gió: Chế độ gió ở khu vực như sau: Mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 đến 4 đợt, mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày, chủ yếu theo hướng Bắc và Đông Bắc

- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam và Đông Nam Tốc độ gió trung bình là 3,1 m/s

Trang 15

* Bão: Tần suất bão đổ bộ vào khu vực khoảng 2,8% Trung bình 1 năm có 1,5 cơn bão Sức gió từ cấp 8 đến cấp 10, mạnh nhất đến cấp 12, nhưng xác suất thấp (khoảng 15-18 năm một lần) Bão thường theo hướng Tây, Tây Bắc Riêng Hòn Gai có các dãy núi đá trùng điệp nên ít bị ảnh hưởng bão to Tháng có nhiều bão nhất là tháng 8

I.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn

a Đặc điểm nước mặt

Nước mặt trong khu mỏ tập trung chảy vào moong Vỉa 16 công trường Bàng Danh sau đó được bơm ra suối Lộ Phong

b Đặc điểm nước dưới đất

Căn cứ vào đặc điểm thạch học và mức độ giàu nước của khu vực, có thể chia

ra làm 3 đơn vị chứa nước chính như sau:

1 Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Đệ tứ (Q):

Chúng phân bố trên các sườn, thung lũng, các tầng đá đổ thải trong quá trình khai thác lộ thiên ở phía Đông Bắc, Tây Bắc khu vực Thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi, sét pha lẫn lộn, chiều dày từ 4 m đến 42 m Đây là tầng chứa nước không

áp, nghèo nước Độ pH = 5,80÷6,20 Tổng độ khoáng hoá từ 0,02÷0,125 g/l thuộc loại nước nhạt Độ cứng từ 0,18÷1,34 độ Đức thuộc loại nước mềm Loại hình hoá

học của nước là Bicacbonat clorua

2 Phức hệ chứa nước khe nứt trong trầm tích chứa than T3(n-r)hg:

Phức hệ này phân bố rộng rãi trong khu vực, được đặc trưng bởi các tính phân nhịp trầm tích từ dưới lên trên, bắt đầu từ vật liệu hạt thô bao gồm cuội, sạn kết, cát kết, chuyển dần lên hạt mịn đến bột, sét kết, sét than và các vỉa than Chiều dày các nhịp từ 50 m đến 100 m, chiều dày của phức hệ này từ 620 m đến 1.700 m, trung bình 1.100 m Đá chứa nước là các lớp đá cuội, sạn, cát kết và một phần đá bột kết hạt thô, các đá cách nước là là sét kết, sét than, than và một phần đá bột kết hạt mịn

Trang 16

Tỷ lệ phần trăm các lớp đá chứa nước (cuội, sạn, cát kết) là 56,20 % Các lớp cách nước là 38,20 %, còn lại là lớp đất phủ Như vậy, tỷ lệ các lớp đá cách nước và chứa nước tương đối đồng đều theo diện tích và chiều sâu trong hệ tầng chứa than

T3(n-r)hg Riêng ở vách, trụ các vỉa than, khối lượng đá cách nước lớn hơn so với

Nước mưa:

Lượng nước mặt chảy vào mỏ được tính toán theo công thức

Qmặt = A x (F-F’) x  + A x F’

A: Vũ lượng mưa lớn nhất: A = 0,3 m/ng

F’: Diện tích đáy moong thu nước trực tiếp

F: Diện tích moong kể từ mương thoát nước tự chảy

 - Hệ số dòng chảy mặt ( = 0,80)

* Kết quả tính toán: Kết quả dự tính lưu lượng nước chảy vào khai trường lộ

thiên mỏ Hà Tu theo bảng 1- 7

Trang 17

Bảng 1 - 7: Bảng dự tính lưu lượng nước chảy vào khai trường [10]

I.1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư

a Điều kiện kinh tế

* Công nghiệp: Nền công nghiệp khai khoáng đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, trong khu vực có các mỏ lớn như mỏ Hà Tu, Hà Lầm, Núi Béo Ngoài ra, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, chế biến hải sản cũng rất phát triển

* Lâm nghiệp: Diện tích rừng trong vùng chủ yếu là rừng trồng trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác

* Nông nghiệp: Do khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi và phát triển khai thác than nên việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của nhân dân trong vùng

* Ngư nghiệp: Khu vực có bờ biển trải dài nên ngư nghiệp khá phát triển Việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân địa phương

Trang 18

* Thương nghiệp: Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và tư nhân trải khắp ở các điểm tập trung dân cư Ngành thương nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong vùng

b Điều kiện xã hội

Đời sống văn hóa giáo dục được phát triển tương đối đều khắp trong vùng Trình độ văn hóa của nhân dân ở đây tương đối cao, trong vùng có các nhà văn hóa, các trường tiểu học, THCS và THPT Mạng lưới y tế cũng được quan tâm và phát triển có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

c Điều kiện dân cư

Trong khu vực có các dân tộc sinh sống gồm chủ yếu là người Kinh và một số

ít người Sán Dìu, một số dân tộc khác có số lượng không đáng kể sống rải rác trong vùng Dân cư chủ yếu là lao động làm trong các mỏ than, số ít còn lại làm các ngành nghề khác như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ

I.1.5 Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc

a Hệ thống giao thông

Khu vực có hệ thống giao thông rất phát triển bao gồm QL.18A, tuyến đường vành đai phía Bắc và mạng lưới đường giao thông nội bộ trong mỏ đã tạo thành hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh đáp ứng cơ bản yêu cầu về giao thông và vận tải than

b Thông tin, liên lạc

Điều kiện thông tin liên lạc rất thuận lợi, hầu hết các diện tích trong vùng đã phủ sóng các mạng di động đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc trong nước và quốc

tế thông suốt

Trang 19

I.1.6 Hiện trạng môi trường sinh thái

1) Hệ sinh thái rừng

Hiện nay, diện tích đất rừng khu vực tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng lên thông qua trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở tất cả các địa phương Diện tích rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh được trình bày trong bảng 1-8 sau

Bảng1-8: Diện tích rừng hiện tại trong tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Định hướng kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển lâm nghiệp

Quảng Ninh giai đoạn 2010÷2015 tầm nhìn đến 2020)

Trang 20

Chất lượng rừng vẫn tiếp tục suy giảm mạnh Diện tích rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng giảm mạnh Hiện nay, không còn rừng nguyên sinh trên địa bàn tỉnh (rừng Ba Mùn cũng bị khai thác mạnh) Sự chuyển đổi từ đất rừng giàu sang đất rừng trung bình và nghèo, từ đất cây gỗ tạp sang đất cây bụi và cỏ, từ đất cây bụi và

cỏ sang đất trống, trọc diễn ra nhanh ngay cả ở những vùng núi và hải đảo

2) Đa dạng sinh học

Kết quả điều tra mới nhất của Phân viện Hải dương học Hải Phòng trên vịnh

Hạ Long năm 2004 đã phát hiện thấy 228 loài thực vật phù du, 53 loài trùng lỗ, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển, 31 loài thực vật ngập mặn, 133 loài động vật phù du, san hô 154 loài, động vật đáy 45 loài, cỏ biển 204 loài, thực vật trên đảo 435 loài, chim biển 76 loài, thú trên đảo 22 loài

Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy, ngoài hoạt động khai thác than, hoạt động xây dựng hạ tầng thời gian qua, đặc biệt tại khu vực TP Hạ Long, Cẩm Phả đã gây ra hiện tượng rửa trôi đất đá, đẩy bùn ra vùng ven bờ do san lấp mặt bằng gây đục nước biển cũng như bồi lắng luồng lạch, phá huỷ các bãi triều, hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú, sinh sản của các loại thuỷ hải sản đang giảm đi nhanh chóng Diện tích rừng ngập mặn trong gần 40 năm qua đã mất gần 2.000 ha Hiện trạng hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng giảm đáng kể Số liệu thống kê thấy:

- Hệ sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn, phân bố tại khu vực Hạ Long và vùng phụ cận với 20 loài thực vật ngập mặn Theo thống kê, rừng ngập mặn ở Vịnh

Hạ Long là nơi sinh sống của 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, gần 40 loài chim, 10 loài bò sát

- Hệ sinh thái đáy cứng, rạn san hô:

Hiện nay, đã thống kê được trong vịnh Hạ Long có 232 loài san hô là nơi cư trú của 81 loài chân bụng, 130 loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 55 loài giun nhiều tơ và

57 loài cua

- Hệ sinh thái đáy mềm là dạng hệ sinh thái của quần thể cỏ biển Cỏ biển ở

Trang 21

Hạ Long có 5 loài, có tác dụng chắn sóng và làm sạch nước biển Đây cũng là nơi

cư trú ưa thích của 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9 loài giáp xác

- Hệ sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn thì thường phân bố ở đới thấp, với những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như

sá sùng, hải sâm, sò, ngao

- Hệ sinh thái biển: Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được Vịnh Hạ Long có khoảng 185 loài thực vật phù du, 140 loài động vật phù du, gần 500 loài

động vật đáy và 326 loài động vật tự du [41]

I.2 Thực trạng hoạt động khai thác than tại mỏ than Hà Tu:

I.2.1 Lịch sử công tác thăm dò than

Khoáng sàng than Công ty CP than Hà Tu - TKV được giao quản lý và khai thác đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò, khai thác Các báo cáo địa chất và tính trữ lượng khoáng sàng than Bàng Danh và Bắc Bàng Danh gồm:

- Báo cáo Thăm dò tỉ mỉ năm 1960 - Tremerop và Tính lại trữ lượng năm 1962

- Mikailop

- Báo cáo Thăm dò nâng cấp và thăm dò khai thác năm 1967 - Nguyễn Đăng Tước

- Báo cáo Thăm dò sơ bộ vỉa Trụ năm 1986 - Trần Quang Phúc

- Báo cáo Tổng hợp tài liệu địa chất năm 1988 - Nguyễn Hữu Lân

- Báo cáo tổng kết tài liệu địa chất Vỉa 7,8 và Vỉa 10B khu Bắc Bàng Danh năm 1994 - Đoàn thăm dò khảo sát 4

- Tổng hợp tài liệu địa chất và tính lại trữ lượng năm 1997 - Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường

Trang 22

- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác Vỉa 7,8 khu Bắc Bàng Danh và Vỉa 10B khu 61 Mỏ than Hà Tu năm 2000 - Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ

và Môi trường

- Báo cáo đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất và đánh giá trữ lượng kinh tế các khoáng sàng than Việt Nam” năm 2000 - Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường

- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác khu Bắc Bàng Danh năm 2003 - Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường

- Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khai thác khu Bắc Bàng Danh năm 2007 - Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam

I.2.2 Lịch sử công tác khai thác than

Trong thời kỳ pháp thuộc, khu mỏ đã được tiến hành khai thác với quy mô nhỏ Tuy nhiên, đến nay không còn tài liệu để lại

Hiện nay khu Hà Tu đang được Công ty cổ phần than Hà Tu- Vinacomin khai thác bằng phương pháp lộ thiên tại các vỉa 7 và 8 theo giấy phép số 2822/GP- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 và được gia hạn theo giấy phép khai thác số 3195/GP- BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2014

Trang 23

I.2.3 Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ

Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ than Hà Tu xem hình dưới đây:

Hình 2 Quy trình khai thác của mỏ than Hà Tu

I.2.4 Đặc điểm địa chất mỏ

a Địa tầng

Kết quả nghiên cứu địa tầng, các tài liệu trước đây đã xác định địa tầng trầm tích mỏ Hà Tu gồm các trầm tích của giới Mezozoic và Cenozoic Đặc điểm địa tầng khu mỏ như sau:

GIỚI MEZOZOI (MZ)

Hệ Trias (T) Thống thượng (T 3)

Bậc nori - reti (T 3 n-r)

Hệ tầng Hòn Gai (T 3n-r hg )

Trang 24

Các trầm tích chứa than Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg) phân bố trong địa hào Hòn Gai - Cẩm Phả kéo dài theo phương Tây- Đông, được chia thành ba phân hệ tầng Tuy nhiên, trong khu mỏ chỉ tồn tại hai phân hệ địa tầng là phân hệ địa tầng Hòn Gai dưới và phân hệ địa tầng Hòn Gai trên Đặc điểm của chúng như sau:

1 Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T 3 n-r)hg 1 :

Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r)hg 1 phân bố chủ yếu ở phần phía Tây Nam khu mỏ Thành phần thạch học chủ yếu gồm: Cuội kết, sạn kết và cát kết đa khoáng, màu sáng, có xen kẽ các lớp bột kết, sét kết mỏng và một số thấu kính than Phần cuối của phân hệ tầng đôi khi gặp thấu kính sét kết phủ trên móng cổ

2 Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r)hg 2 :

Phân bố hầu khắp diện tích mỏ, có diện lộ khá liên tục và là phân hệ tầng chứa than chính trong khu vực Tổng chiều dày địa tầng khoảng 1.200 m đến 1.600 m, chứa

17 vỉa than từ V.15 đến V.1 Xen kẹp giữa các vỉa than là các lớp đá cuội, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết, sét than được xếp theo nhịp trầm tích từ hạt thô đến mịn và ngược lại Sau đây mô tả sơ lược đặc tính các loại đá như sau:

+ Cuội, sạn kết: Chiếm 30,40 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám sáng, tỷ lệ cuội chiếm 50 % đến 70 %, cỡ hạt cuội từ 1,0 cm đến 1,25 cm Xi măng gắn kết thường là cát silic màu xám lẫn ít sét, độ mài tròn và lựa chọn các hạt cuội khá tốt Các lớp cuội, sạn ít phổ biến, trong khu vực thường phân bố ở vách V.14 và V.10 + Cát kết: Chiếm 26,80 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám trắng, xám tro đến xám đến, cấu tạo dạng khối, phân lớp dày đến vừa Độ hạt thay đổi từ 0,05 cm đến 0,1 cm, xi măng lấp đầy là sét silic rắn chắc

+ Bột kết: Chiếm 20,0 % các đá có mặt trong khu mỏ, đá có màu xám sáng đến xám đen, cấu tạo khối, kết cấu tương đối rắn chắc, phân lớp dày đến vừa

+ Sét kết: Chiếm 10,20 % các đá có mặt trong khu mỏ, phân bố chủ yếu ở vách, trụ và xen kẹp trong các vỉa than Đá có màu xám đen, đôi khi lẫn một vài chỉ than mỏng, phân lớp mỏng

Trang 25

+ Sét than: Chiếm 1,10 % các đá có mặt trong khu mỏ, thường nằm sát vách, trụ vỉa than, là lớp vách, trụ giả và nằm xen kẹp trong các lớp than, có màu xám đen Đá

có thành phần chủ yếu là sét và các lớp than nằm xen kẽ nhau

+ Than và than bẩn: Chiếm 6,90 % các đá có mặt trong khu mỏ Các vỉa than ở đây tồn tại thường không liên tục, tạo thành nhiều cửa sổ không than

GIỚI CENOZOI (KZ)

Hệ Đệ tứ (Q)

Đất đá Đệ tứ (Q) phân bố rải rác, nhỏ hẹp trong các thung lũng suối, phần lớn diện tích khu Hà Tu hiện đang khai thác lộ thiên trơ đá gốc hoặc bị đổ thải từ 10 m đến 60 m Chiều dày trầm tích thay đổi từ 3 m đến 5 m, thành phần trầm tích Đệ tứ (Q) gồm: sét và sét pha lẫn cuội sỏi, đá gốc phong hoá, độ bền cơ học kém

b Kiến tạo

Mỏ than Hà Tu có cấu trúc dạng phức nếp lõm, trong vùng sụt lún kiến tạo địa lũy Hòn Gai Hai cánh của phức nếp lõm này có dạng không đối xứng Các hoạt động kiến tạo khu vực đã hình thành các hệ thống đứt gãy, uốn nếp phong phú

- Đặc điểm nếp uốn: Cả khu vực Hà Tu là một phức nếp lõm là nếp lõm Bắc

Hà Lầm Nếp lõm xuất phát từ phía Tây Nam khu mỏ và đi vào khu Hà Tu có dạng uốn lượn, đoạn từ phía Đông LK.1 006-T.I đến qua LK.1 012-T.IXP, chạy lên phía Đông Bắc khu mỏ, kéo dài khoảng 2 500 m Nếp uốn không cân xứng, cánh Bắc bị đứt gãy F.K chia cắt Mặt trục nghiêng về phía Bắc từ 700 đến 850 chia khu mỏ ra làm hai cánh riêng biệt, các vỉa than khu vực phía Nam có hướng cắm Bắc, các vỉa than khu vực phía Bắc có xu hướng cắm Nam Độ dốc các cánh rất khác nhau Cánh Nam dốc từ 300 đến 650, cánh Bắc dốc từ 40-750, đặc biệt từ phía Đông LK.BB13-T.IVP về phía Đông các vỉa than bị uốn lượn và có xu hướng cắm đảo Nam Cánh phía Bắc có độ dốc thoải hơn 250 đến 300, phương trục của nếp lõm chạy gần song song với phương của đứt gãy F.A Ngoài ra trong khu vực còn có một số nếp uốn nhỏ kéo theo

Trang 26

- Đặc điểm các đứt gãy:

+ Đứt gãy nghịch F.A: Phân bố ở phía Nam khu vực mỏ, có phương Đông

Bắc-Tây Nam, kéo dài khoảng 3 800 m Chiều rộng đới phá huỷ của đứt gãy F.A từ

70 m đến 100 m, thành phần đất đá trong đứt gãy bao gồm các lớp đá cuội, cát, bột, sét kết bị cà nát, vỡ vụn, có nhiều mạch thạch anh xuyên cắt, đất đá lẫn lộn, đôi chỗ xuất hiện các ổ than mỏng Hướng cắm nghiêng về Đông Nam, có độ dốc thay đổi từ

600 đến 800, biên độ dịch chuyển được xác định trong khoảng 500 m đến 600 m

+ Đứt gãy thuận F.K: Phân bố ở ranh giới phía Bắc khu mỏ, phát triển theo

phương Đông - Tây, chiều dài theo phương khoảng 3 500 m Đới phá huỷ có chiều rộng khoảng 20 m đến 30 m, hướng cắm Nam, độ dốc 650

đến 750, trung bình 700

Biên độ dịch chuyển của đứt gãy thay đổi từ 150m đến 250 m, có xu hướng lớn dần

từ Đông sang Tây, trên hai cánh của đứt gãy, các vỉa than duy trì không liên tục

Bảng 1 - 9: Bảng đặc điểm các đứt gãy chính trong khu mỏ[10]

Chiều rộng đới huỷ hoại (m)

Thế nằm

Biên độ dịch chuyển (m)

Các công trình gặp đứt gãy

1 F.A Nghịch 100 135060-800 500-600 LK1013, BB44

2 F.K Thuận 20-30 175065-750 150-250 LK.1133, 1036,

LK 1019

I.2.4 Đặc điểm địa chất công trình

a Đặc điểm ĐCCT các lớp đất trong trầm tích Đệ tứ và tầng đá thải

Có thành phần chủ yếu là sét và sét pha lẫn cuội sỏi, đá gốc phong hoá, độ bền

cơ học kém Hiện tượng trượt lở bờ tầng thường xuyên xảy ra trên các sườn khai thác lộ thiên và ta luy đường giao thông trong mỏ

Đất Đệ tứ đa phần diện tích đã bị bốc xúc trong quá trình khai thác than, chỉ còn một phần nhỏ diện tích bị đất đá thải phủ lên với chiều dày lớn Thành phần chủ yếu là cát, sạn, sỏi lẫn sét, mức độ liên kết yếu, chúng chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động xâm thực bào mòn do dòng mặt, dòng chảy tạm thời về mùa mưa gây

Trang 27

nên Qua quan sát thực tế sau mỗi trận mưa lớn ở sườn dốc, ta luy đường đất đệ tứ

bị bào mòn tạo thành các mương rãnh, nhiều nơi trượt lở gây trở ngại cho giao thông Khi xây dựng các công trình trên mặt phục vụ cho khai thác mỏ cần phải gạt

bỏ lớp phủ đệ tứ để bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng

b Đặc điểm ĐCCT của các lớp đá trong trầm tích chứa than

Đá trầm tích trong địa tầng chứa than: Bao gồm cuội, sạn kết, cát kết, bột kết,

sét kết và sét than (Bảng 1-10)

- Cuội -sạn kết: Thường có màu xám sáng, trắng đục, chiếm tỷ lệ 20,86% trong địa tầng, chiều dày từ 0,7 ÷ 30 m, cá biệt có lỗ khoan dày đến 180,04 m (LK.SL1), thường nằm ở giữa địa đầng các vỉa than Đặc biệt từ đứt gãy FK trở lên phía Bắc các lớp cuội sạn kết chiếm tỷ lệ đến 35% Thành phần chủ yếu là các hạt thạch, được gắn kết bằng xi măng silíc rất bền vững

- Cát kết: Thường có màu xám tro, xám sáng, cấu tạo phân lớp dày, đôi nơi cấu tạo khối, kẽ nứt phát triển Chiều dày biến đổi phức tạp từ 0,5 m đến 35m, cá biệt có những lớp chiều dày đến 310,18 m (LK.TK15) Cát kết phát triển khá liên tục theo cả đường phương và hướng dốc, hạt từ mịn đến thô được gắn kết bằng xi măng silíc rất bền vững Trong các mặt cắt loại đá này chiếm tỷ lệ trung bình 30% cột địa tầng

- Bột kết: Màu xám tro, xám đen chiếm tỷ lệ trung bình 29% trong địa tầng, từ đứt gãy FK trở xuống phía nam các lớp bột kết chiếm tỷ lệ lớn hơn ở khối phía bắc Thành phần chủ yếu là các khoáng vật sét và các hạt thạch anh hạt mịn, được gắn kết bằng keo silíc rắn chắc Cấu tạo phân lớp dày, đôi nơi dạng khối đặc xít Chiều dày các lớp bột kết biến đổi rất phức tạp, từ 0,3 m đến 20 m, biến đổi theo cả đường phương và hướng dốc

và thường nằm gần vách trụ các vỉa than

- Sét kết: Màu xám đen chiếm tỷ lệ khoảng 5% trong địa tầng, cấu tạo phân lớp mỏng là chủ yếu, chiều dày lớp biến đổi 0,3 m đến 2 m, cục bộ có nơi lên đến 5m ( LK GK38) Các lớp sét kết thường nằm trực tiếp ở vách trụ các vỉa than, thuộc loại đá nửa cứng đến cứng, bị vỡ thành các mảnh nhỏ

- Sét than: Là loại đá nằm xen kẹp giữa các lớp sét kết với vỉa than, lượng than

Trang 28

chỉ chiếm từ 10 ÷ 40% dưới dạng vi lớp Sét than phân bố rất ít trong địa tầng, chỉ chiếm 1,2%, thường tồn tại dưới dạng lớp mỏng ở sát vách và trụ vỉa than hoặc kẹp giữa vỉa than Chiều dày lớp thường vài chục cm đến 1 ÷ 2 m, cá biệt ở LK.BS7 gặp lớp dày 4,4 m

Bảng 1-10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá trong địa tầng [10]

Tên đá

Cường độ kháng kéo,

2,53-2,89 2,67

17045'-39045'

33014'

356,83-2825,84 1157,11

102,69

2,44-3,42 2,67

2,41-3,43 2,71

18045'-39011'

33047'

305,42-3056,52 1100,44

56,94

2,50-3,54 2,68

2,72-3,56 2,75

15040'-39036'

32043'

207,98-2029,00 526,56

44,65

2,21-3,41 2,66

2,35-3,43 2,75

8015'-37000'

30036'

174,59-2390,19 416,98

c Đặc điểm đá vách, trụ của vỉa than

Tính chất cơ lý của đá vách trụ than được nghiên cứu trong phạm vi cách vách vỉa than 20 m và cách trụ vỉa than 10 m Một số chỉ tiêu cơ lý của đá vách vỉa than xem Bảng 1-11

Bảng 1-11: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá ở vách các vỉa than [10]

Trang 29

Tên vỉa Khối lượng thể

I.2.5 Đặc điểm các vỉa than

Trong ranh giới mỏ Hà Tu có tồn tại 08 vỉa than (V.12, V.10, V.9, V.8, V.7, V.6, V.5, V.4) duy trì từ mức +260 m (lộ vỉa) đến mức -450 m (đáy tầng than) Đặc điểm của các vỉa than như sau:

1 V.12: Lộ ra chủ yếu ở phía Nam khu mỏ, phân bố rộng rãi gần khắp khu

mỏ Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,18 m (LK.GK23) đến 59,6 m (LK.BB51), trung bình 4,20 m, V.12 thuộc loại không ổn định, có giá trị công nghiệp từng đoạn,

ít triển vọng Chiều dày riêng than từ 0,18m (LK.GK23) đến 44,44 m (LK.BB51), trung bình 1,95m Góc dốc vỉa thay đổi từ 100 đến 820, trung bình 400 Cấu tạo vỉa phức tạp, vỉa có từ 0-8 lớp kẹp, chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 m đến 15,16 m (LKBB51), trung bình 0,14 m

2 Vỉa 10 (8): Lộ liên tục trên cánh Nam của nếp lõm Bắc Hà Lầm, từ ranh giới phía Tây đến T.XV, tổng chiều dài lộ vỉa khoảng 3 890 m.Theo phương Đông Bắc-Tây Nam, về phía Đông từ T.X đến T.XV, phần từ lộ vỉa xuống sâu đến mức +20 m, V.10(8) có thế nằm dốc đứng và cắm đảo V.10(8) nằm dưới, cách V.11(9) khoảng 50-110m, trung bình 80 m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,09 m (LK.BB79) đến 43,26 m (LK.BB100), trung bình 8,34 m, góc dốc vỉa thay đổi từ

230 đến 750, trung bình 440 Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 29,69 m (LK.1025), trung bình 6,26 m Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường chứa từ 0-

5 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 m đến 18,7 m (LK.BB104), trung bình 2,02 m V.10(8) có chiều dày không ổn định và là vỉa than có giá trị công nghiệp

3.Vỉa 9 (7): Lộ không liên tục trên cánh Nam của nếp lõm Bắc Hà Lầm, kéo

Trang 30

dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam từ phía Tây ranh giới đến T.XV, chiều dài khoảng 3 570 m V.9(7) nằm dưới, cách V.10(8) khoảng 22 m đến 100 m, trung bình 75 m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,23 m (LK.BB104) đến 39,32 m (LK.BB126), trung bình 7,83 m, góc dốc vỉa thay đổi từ 250 đến 750, trung bình

440, từ T.VI về phía Đông vỉa cắm đảo Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 32,09 m (LK.BB111), trung bình 5,69 m Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa

từ 0-14 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 m đến 18,97 m (LK.BB126), trung bình 2,01 m V.9(7) có chiều dày không ổn định

4 Vỉa 8(6):Lộ không liên tục trên cánh Nam của nếp lõm Bắc Hà Lầm, kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam từ phía Tây T.O2 đến qua T.XVI, tổng chiều dài lộ vỉa khoảng 2 270 m V.8(6) nằm dưới, cách V.9(7) khoảng 25 m đến 95 m, trung bình 65 m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,1m (LK.BB29) đến 33,48 m (LK.BB105), trung bình 4,45 m, góc dốc vỉa thay đổi từ 00 đến 700, trung bình 420,

từ T.X phụ về phía Đông vỉa cắm đảo Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 21,31 m (LK.BB105), trung bình 3,63 m Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa

từ 0-14 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 m đến 12,17 m, trung bình 0,71 m V.8(6) có chiều dày không ổn định, có trữ lượng lớn

5 Vỉa 7(5): Không lộ trên mặt, phân bố liên tục từ ranh giới phía Tây Nam đến qua T.XVI V.7(5) nằm dưới, cách vỉa V.8(6) khoảng 25 m đến 105 m, trung bình 67 m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,19 m (LK.BB117) đến 54,57 m (LK.BB119), trung bình 7,49 m, góc dốc vỉa thay đổi từ 200 đến 700, trung bình

410 Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 32,66 m (LK.BB115), trung bình 4,68 m Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa từ 0-15 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 m đến 23,32 m (LK.BB119), trung bình 1,87 m V.7(5) có chiều dày không ổn định, trữ lượng lớn

6 Vỉa 6: Không lộ trên mặt, V.6 phân bố không liên tục từ phía Tây T.O2 đến qua T.XVI V.6 nằm dưới, cách vỉa V.7(5) khoảng 25 m đến 105 m, trung bình 67

m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,26 m (LK.BB117) đến 11,42 m (LK.BB65),

Trang 31

trung bình 2,02 m, góc dốc vỉa thay đổi từ 230 đến 650, trung bình 400 Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 11,42 m (LK.BB65), trung bình 1,65 m Vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản, thường chứa từ 0-1 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 đến 1,29 m (LK.BB59), trung bình 0,19 m Vỉa 6 có chiều dày không ổn định

7.Vỉa 5: Không lộ trên mặt, phân bố từ phía Tây T.O2 đến qua T.V V.5 nằm dưới, cách vỉa V.6 khoảng 25 m đến 105 m, trung bình 67 m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,42 m (LK.BB93) đến 24,97 m (LK.BB103), trung bình 5 m, góc dốc vỉa thay đổi từ 230 đến 600, trung bình 410 Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0 m đến 17,54 m (LK.1139), trung bình 3,71 m Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa 0-11lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0,0 m đến 7,43 m, trung bình 1,1 m V.5

có chiều dày không ổn định

8 V.4: Theo báo cáo địa chất đã được phê duyệt, V.4 trong ranh giới mỏ có chiều dày mỏng dạng vết vỉa, báo cáo địa chất không tính trữ lượng nên không xem xét huy động vào dự án

Đặc điểm cấu tạo và chất lượng của các vỉa than xem bảng 1- 12 và bảng 1-

13

Trang 32

Bảng 1- 12: Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo các vỉa than trong ranh giới huy động [10]

đá kẹp lẫn (%)

Tổng chiều dày than Độ

tro than sạch (%)

Hệ

số chứa than (%)

Thể trọng than sạch (t/m 3 )

Đá kẹp có chiều dày ≤0,3m Đá kẹp có chiều dày >0,3m Đá vách Đá trụ

Chiều dày (m)

Số lớp (lớp)

Tổng chiều dày (m)

Số lớp kẹp (lớp)

Thể trọng (t/m 3 )

Độ tro (%)

Tổng chiều dày (m)

Số lớp kẹp (lớp)

Thể trọng (t/m 3 )

Độ tro (%)

Độ tro (%)

Thể trọng (t/m 3 )

Độ tro (%)

Thể trọng (t/m 3 )

Trang 33

Bảng 1 - 13: Bảng đặc điểm chất lượng các vỉa than [10]

12,91-4.807-7.431 6.101(8)

1,39-1,71 1,58(9)

11,59 8,95(8)

6,22-2,61 1,98(9)

1,19-0,28-0,61 0,43(8)

19,77(20)

1,41-39,65 21,35(20)

5.043-7.885 6.632(16)

1,32-1,75 1,54(18)

5,54-9,7 7,43(18)

3,12 1,79(20)

0,99-0,29-0,72 0,51(15)

20,53(17)

4,7-39,6 21,26(17)

5.150-8.210 6.812(17)

1,38-1,72 1,57(17)

10,17 7,67(16)

5,83-3,42 1,98(17)

0,85-0,36-0,72 0,49(16)

22,14(23)

3,04-36,41 24,01(23)

5.051-8.334 6.481(22)

1,4-1,76 1,59(22)

10,49 8,14(22)

4,92-3,37 1,82(23)

0,89-0,19-0,78 0,53(21)

24,56(18)

2,81-37,81 26,51(18)

4.720-8.177 6.156(18)

1,41-1,77 1,62(18)

11,75 8,25(18)

5,09-0,9-3,67 1,96(18)

0,27-1,7 0,58(17)

31,34(5)

35,66 31,56(4)

24,73-5.014-6.608 5.637(5)

1,61-1,72 1,65(5)

7,61-9,57 8,72(5)

3,52 1,84(5)

0,84-0,3-0,78 0,52(5)

14,56-4.882-7.270 6.317(4)

1,48-1,80 1,61(4)

5,8-9,58 7,28(4)

3,97 2,32(4)

1,02-0,39-0,65 0,49(3)

I.2.6 Công suất mỏ và Tuổi thọ mỏ

Dự án “Khai thác lộ thiên khu Hà Tu” có công suất thiết kế là 3,3 triệu tấn/năm, tuổi thọ dự án là 10 năm (từ năm 2016 - 2025)

Bảng 1 - 14: Công suất và tuổi thỏ mỏ [10]

Trang 34

TT Năm khai thác Khối lượng Hệ số bóc,

I.3 Đặc điểm sinh thái một số loài thực vật trong khu vực nghiên cứu

I.3.1 Lách hay lau (Saccharum spontaneum):

là loài cây thuộc họ Poaceae Cây này là loài bản địa khu vực Nam Á Ở Nam

Á, ở những vùng cây để mọc là nơi sinh sống của tê giác Ấn Độ

Đặc điểm hình thái: Cây có thân cứng nhỏ, lá dày cứng cắt rất đau, giống như

cây mía nhưng nhỏ hơn nhiều Cỏ lách là một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long Loài này có tốc độ mọc rất nhanh và xâm

chiếm đất sống của các loài thực vật khác trong khu vực

Phân bố và sinh thái: Việt Nam, Ấn Độ

Ở Việt Nam, Lách hay lau mọc rất nhiều ở những vùng đất trống bỏ hoang, phát triển và sinh trưởng tốt, chịu được đất nghèo xấu, tỷ lệ đá lẫn nhiều Lách hay

lau có công dụng: chống xói mòn, mọc và lan nhanh [40]

I.3.2 Đơn buốt (Bidens pilosa):

hay còn gọi đơn kim, quỷ châm, song nha lông, xuyến chi Là một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae)

Đặc điểm hình thái: Đơn buốt là cây thân thảo hàng năm, mọc bụi, cao đến

1m Lá đơn mọc đối, phiến lá xẻ thùy sâu tận gân tạo thành 3 thùy phiến trông như

Trang 35

lá chét, thùy phiến bìa có răng cưa, có thể có lông thưa hoặc không Hoa tự hình đầu với 5 cánh tràng giả từ lá bắc màu trắng tạo thành "hoa" như thường thấy Hoa thật sự của đơn buốt lưỡng tính, xếp trên hoa đầu, có tràng hoa hình ống màu vàng, thường nhìn nhầm thành "nhụy vàng" của hoa tự Quả dạng quả bế, có 2 móc ngọn dùng phát tán qua động vật và con người Cây phân bổ nơi đất hoang ven đường

Phân bố và sinh thái: Ở vùng hạ Sahara thuộc châu Phi và một nước châu Á

Đơn buốt mọc rất khỏe, sinh trưởng và phát triển nhanh Có khả nảng tái sinh

rất mạnh, chịu được khô hạn [40]

I.3.3 Cây Cỏ Ch V (Miscanthus Sinensis Anderss):

Đặc điểm hình thái: Cây thảo cao 1m và hơn, khá to Cụm hoa chuỳ mọc

đứng trải ra, dạng ngù hay dạng quạt, dài 20-40cm, màu đỏ nâu nâu, lấp lánh Quả thuôn, màu tím

Phân bố và sinh thái: Rất phổ biến ở vùng đồi núi ở miền Bắc Việt Nam, còn

phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin [40]

I.3.4 Cỏ nến, hương bồ thảo, thủy hương bồ, bồn bồn (Typha orientalis):

là một loài thực vật có hoa trong họ Hương bồ Typhaceae Loài này được C.Presl miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851

Đặc điểm hình thái: Nhìn thoáng qua cỏ nến gần giống như cây lác (cói) dệt

chiếu, cao từ 1 - 2 mét Cỏ nến ở các nước ôn đới có thể cao đến 7m Lá dài và hẹp Hoa đơn tính, nằm trên cùng một trục trông giống như một cây nến, hoa đực ở trên

có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt Quả nhỏ hình thoi Phấn hoa của các loài cỏ nến được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông với tên là bồ hoàng

Phân bố và sinh thái: Việt Nam, Trung Quốc và Lào [40]

I.3.5 Dương xỉ (Nephrolepis cordifolia):

là loại cây thân thảo thuộc mọc hoang tại nhiều khu vực ở nước ta Trước

Trang 36

đây, dương xỉ là loại cây hoang dã nhưng trong những năm gần đây, khá nhiều gia đình đã đem loại cây này về trồng, chăm bón để làm cảnh và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

Đặc điểm hình thái: tán lá thẳng đứng hoặc rủ thường cao khoảng 50 cm, đôi

khi nó đạt tới 1 m Cây dương xỉ có thân rễ hoặc thân bò lan và thường phát triển một số củ hình cầu có thịt đường kính trên 15 mm Các thân rễ hoặc thân bò lan và phần cuống lá lược được bao phủ bề ngoài bởi nhiều vảy bắc màu nâu dài Tán lá

có một thân cây màu nâu dài đến 15 cm và sắp xếp các lá chét theo nhiều cánh khác nhau Lá chét (thường dài 10 – 35 mm và rộng 4 – 11 mm, hiếm khi dài đến 60 mm) có mép khía tai bèo hoặc rìa có răng cưa nhỏ lượn tròn và thường không có lông Đỉnh lá chét tương đối rộng và hơi tròn, phần gần cuống thường chồng chéo

và hơi chia thùy ở một bên Lá lược của cây dương xỉ có xu hướng màu xanh xỉn ở nơi bóng râm và màu xanh lá cây sáng đến màu xanh lá cây vàng khi trồng một vị trí đầy nắng

Dưới lá lược trưởng thành của cây dương xỉ sẽ có những đốm màu nâu hình tròn đến hình bầu dục Đây sẽ là cấu trúc sinh sản của dương xỉ (ổ túi bào tử) và chứa rất nhiều bào tử Chúng được bảo vệ bởi một vỏ áo hình bầu dục Những ổ túi bào tử được sắp xếp 2 hàng trên mặt dưới của lá chét, mỗi hàng nằm ở khoảng giữa mép và gân Cây dương xỉ sinh sản bằng bào tử và sinh dưỡng qua thân rễ, thường cũng nhờ củ ngầm Bào tử cây dương xỉ thường được lan truyền nhờ gió và nước

Phân bố và sinh thái: Việt Nam, Trung Quốc[40]

I.3.6 Cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis):

Keo lá tràm là cây lá rộng thường xanh Trong điều kiện bình thường cây cao bình quân 12-20m, đường kính 30-40cm; nơi điều kiện thuận lợi có thể cao 30m hoặc hơn, đường kính 50cm hoặc hơn Rễ cây keo lá tràm có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất; tán lá cây Keo

lá tràm phát triển cân đối, rễ phát triển sâu

Phân bố và sinh thái: Australia, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Ấn độ và Việt

Trang 37

Nam Ở Việt Nam được trồng rộng rãi nhiều tỉnh từ Bắc tới Nam

Cây keo lá tràm có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cây ưa sáng và chịu đựng được khô hạn, có khả năng cải tạo đất, cây có thể trồng với nhiều loại đất: đất cát ven biển, đất đỏ bazal, đất phù sa và đất phù sa cổ Cây trồng thành công ở nhiều vùng, khi mà mùa mưa kéo dài 6 tháng và lượng mưa hàng năm từ 1000-2000mm Chịu được đất xấu và độ pH từ 3 -9, phân bố từ độ cao 800m so với mặt nước biển Rễ cây phát triển sâu Hoa và quả xuất hiện vào tháng 7 tới tháng 10 Ở

nhiều nơi, cây có thể ra hoa và quả quanh năm [36] [40]

1.3.7 Keo tai tượng (Acacia mamgium Wild):

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn cao 10 - 15 m, vỏ xám; nhánh non có 3 cạnh

to, cao, không lông Cuống dạng lá (diệp thể) to, mỏng, không lông, dài đến 20 cm, rộng 5 cm với 4 gân chính; phần gốc thon hẹp dạng cuống dài 2 cm Cụm hoa cao

10 cm, ở nách lá Quả dài, xoắn nhiều vòng, rộng 6 mm

Phân bố và sinh thái: Cây có nguồn gốc vùng đảo Queenslands, phía Bắc

Australia, phía Nam New Guinea và một số vùng đảo phía Bắc Indonesia Ngày nay, cây được trồng nhiều ở phía Nam và Tây Nam Châu Á Việt Nam trồng cách đây khoảng 30 - 40 năm

Thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 29 - 30o

C, nhiệt

độ bình quân tháng nóng nhất 31 - 34oC, tháng lạnh nhất 14 - 16oC Sinh trưởng tốt trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu, ẩm, tốt Trên đất nghèo dinh dưỡng, chua có độ pH 4 - 5 vẫn sống song sinh trưởng kém Có thể trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1500 - 2500mm/năm Sinh trưởng tốt ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình trở vào

Keo Tai tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi mạnh Keo tai tượng trồng 5 - 6 năm bắt đầu ra hoa, thường thu hái ở

những lâm phần 8 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2 năm [36] [40]

1.3.8 Cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides (L.) Nash):

Đặc điểm hình thái: Cỏ Vetiver mọc thành bụi dày đặc Từ gốc rễ mọc ra rất

Trang 38

nhiều chồi ở các hướng Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2m Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh Lá đơn, mọc cách; bẹ

lá dài 10-12cm, dẹt, phiến lá, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, chóp lá nhọn Cụm hoa dạng chùy ở đỉnh ngọn, dài 15-40cm, bông chét nhiều, xếp thành 6-

10 vòng không đều nhau trên cuống cụm hoa; mỗi bông nhỏ mang 2 hoa; hoa phía dưới không cuống, hoa phía trên có cuống, cỡ 3,5 - 5,5m; mày hình mác, nguyên hoặc có 2 thùy, chóp có mũi; mày ngoài có gai ở sống lưng; mày trong hình bảy Nhị 3, bao phấn dài 2mm; bầu nhẵn, vòi nhụy 2 Quả dĩnh nhỏ Cỏ Vetiver không

bò lan, thân rễ đan xen nhau và có thể phát triển rất nhanh Do đó, hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trãi rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hoặc rễ dạng sợi Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu 3-4m, rộng đến 2,5m sau hai năm trồng

Phân bố và sinh thái: Cỏ Vetiver hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và

cận nhiệt đới, như Châu Phi nhiệt đới (Ethiopia, Nigeria ), Châu Á (Trung Quốc,

Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan ), Châu Úc, Trung và Nam Mỹ (Colombia ), Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam Ở Việt Nam, cỏ Vetiver được gọi là

cỏ Hương Lau, cỏ Hương Bài Mùa hoa, quả tháng 5-8 Cỏ Vetiver chịu được những biếng đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng và khoảng dao động nhiệt

độ rất rộng từ -220C đến 550C Thích nghi được với nhiều loại đất có độ pH dao động từ 3,3-12,5 Có khả năng hấp thụ rất cao các chất hòa tan trong nước như: N,

P và các nguyên tố kim loại nặng có trong nước bị ô nhiễm, có khả năng chống chịu rất cao đối với các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, Cỏ mọc tốt trên nhiều loại đất chua phèn, đất kiềm, đất mặn và đất chưa nhiều Mg, Al, Mn, kim loại nặng (As,

Cd, Pb, ) Là loài cây tiên phong ở những vùng đất xấu, giúp hạn chế được sạt lở,

xói mòn, [36] [40]

1.3.9 Thông 2 lá hay thông (Tenasserim):

Đặc điểm hình thái: thông nhựa có thể chịu nóng, đất khô cằn, khí hậu gần

biển Là cây gỗ lớn, cao 25–45 m, tán hình trứng, phân cành thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường nứt dọc sâu ở sát gốc, nhưng phần trên của thân

Trang 39

cây thì nhẵn và dễ bong ra Đường kính thân cây tới 1,5 m Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc Lá hình kim, có hai lá mọc cụm trên một đấu cành nhắn, lá

có chiều dài 20–25 cm, dày trên 1 mm, có màu xanh đậm Cành ngắn đính lá thường dài 1-1,5 cm, đính vòng xoắn ốc vào cành lớn Nón đơn tính cùng gốc, nón cái chín trong hai năm Nón thường hình trứng cân đối, có kích thước thường là: chiều cao 4–5 cm, chiều rộng 3–4 cm khi khép và 6–8 cm khi mở, cuống nón thường thẳng và dài 1,5 cm Lá bắc kém phát triển, lá noãn thường hóa gỗ khi chín Mặt vảy hình thoi, có hai gờ ngang dọc nổi rõ, rốn vảy lõm Mỗi vảy có hai hạt Hạt dài 7–8 mm, có cánh 20–25 mm Phát tán hạt nhờ gió

Phân bố và sinh thái: chủ yếu ở Đông Nam Á, trong khu vực miền núi ở Đông

Nam Myanma, miền bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam Tại Việt Nam, thông nhựa phân bố nhiều ở các tỉnh miền trung, và một số ở các tỉnh phía đông Bắc

Bộ Thông nhựa được trồng chủ yếu ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng

(Đà Lạt) Thông có đặc tính là chịu lạnh tốt, thích nghi với độ cao từ 500 m [36]

[40]

1.3.9 Cây Phi Lao (Casuarina equisetifolia):

Đặc điểm hình thái: Casuarina equisetifolia là cây thường xanh, cao đến

6-35 m (20-115 ft) Cụm hoa đực hình đuôi sóc dài 0,7-4 cm (0,28-1,57 in), cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên, hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc Không giống hầu hết các loài khác trong chi Casuarina, loài này có hoa đơn tính, cùng gốc Quả là một cấu trúc gỗ có hình bầu dục dài 10-24 mm (0,39-0,94 in) và đường kính 9-13 mm (0,35-0,51 in), bề ngoài giống như noãn hạt trần được cấu thành bởi nhiều lá noãn, mỗi lá noãn chứa một hạt với cánh nhỏ dài 6-

8 mm (0,24-0,31 in)

Phân bố và sinh thái:Casuarina equisetifolia được tìm thấy từ Myanmar và

Việt Nam [36] [40]

Trang 40

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu và đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

II.1 Phương pháp tổng hợp, kế thừa các tài liệu, số liệu [4] [17]

Phương pháp tổng hợp, kế thừa các tài liệu, số liệu đã có liên quan đến khai thác than, các vấn đề liên quan đến bãi thải sau khai thác than làm cơ sở cho nghiên cứu như sau:

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,… được thu thập tại các phòng ban, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh và các tài liệu liên quan khác

- Các tài liệu liên quan đến sản xuất khai thác than, các vấn đề bãi thải được thu thập tại: Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin và các tài liệu liên quan đến khai thác than

II.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa [4] [5] [17] [21]

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa để thu thập thông tin và số liệu cần thiết phục vụ cho đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, hiện trạng bãi thải từ đó xác định và xây dựng hướng nghiên cứu, giải quyết vấn đề cần nghiên cứu

1 Khảo sát, đo đạc khí hậu trên bề mặt bãi thải theo quy trình điều tra khảo sát tiểu khí hậu vùng của Tổng cục khí tượng thủy văn

2 Khảo sát, lấy mẫu đất để đánh giá môi trường đất được áp dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu phân tích tính chất hóa học và vật lý của đất theo các TCVN 4046:1985 - Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu và TCVN 5297:1995- Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung:

- Tại các vị trí lấy mẫu, gạt bỏ lớp đất bề mặt

- Lấy lớp đất cách bề mặt từ 10 -20cm

- Mẫu được đánh dấu, ký hiệu đúng quy định

Ngày đăng: 12/10/2018, 23:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Ánh (2002), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng
Tác giả: Đỗ Ánh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
2. Chu Thị Hồng Ánh (2009), Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Chu Thị Hồng Ánh
Năm: 2009
3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
4. Lê Huy Bá (chủ biên) (2006), Phương pháp nghiên cứ khoa học, Tập 2, Nxb ĐHQG TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp nghiên cứ khoa học
Tác giả: Lê Huy Bá (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHQG TPHCM
Năm: 2006
8. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
10. Công ty cổ phần than Hà Tu – Vinacomin (2008, 2012, 2016), Báo cáo đánh giá tác động và dự án Cải tạo của Dự án mở rộng khai thác lộ thiên mỏ than Hà Tu–Công ty cổ phần than Hà Tu – Vinacomin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động và dự án Cải tạo của Dự án mở rộng khai thác lộ thiên mỏ than Hà Tu–
12. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên
Tác giả: Lê Trọng Cúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2002
14. Hồ Sỹ Giao (1996), Hiện trạng suy giảm môi trường khu mỏ Quảng Ninh các giải pháp ngăn chặn và chính sách môi trường đối với khai thác lộ thiên, Dự án VIE 95/003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng suy giảm môi trường khu mỏ Quảng Ninh các giải pháp ngăn chặn và chính sách môi trường đối với khai thác lộ thiên
Tác giả: Hồ Sỹ Giao
Năm: 1996
16. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II và III, NXB trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 1999
18. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và đa dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài và đa dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung
Năm: 1995
19. Đỗ Thị Lâm (12/2003), “Tuyển chọn một số loài cây và xây dựng kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắcʼ ʼ , Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn một số loài cây và xây dựng kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắcʼ ʼ
20. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2005
22. Đặng Văn Minh và nnk (2006), Giáo trình đất lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đất lâm nghiệp
Tác giả: Đặng Văn Minh và nnk
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
23. TS. Đặng Văn Minh (chủ biên) (2006). Giáo trình trồng trọt đại cương , Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình trồng trọt đại cương
Tác giả: TS. Đặng Văn Minh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
25. Hoàng Thanh Phước (2009), Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Hoàng Thanh Phước
Năm: 2009
26. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Ngũ Phương
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1970
27. Đỗ Đình Sâm – Triệu Văn Hùng – Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành lâm nghiệp
Tác giả: Đỗ Đình Sâm – Triệu Văn Hùng – Nguyễn Hoàng Nghĩa
Năm: 2006
28. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
31. Mai Quang Trường – Lương Thị Anh ( 2007), Giáo trình trồng rừng, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình trồng rừng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
32. Paul Trường, Trần Tân Văn, Elise Pinners (2008), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường
Tác giả: Paul Trường, Trần Tân Văn, Elise Pinners
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w