1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang sơn đoòng

98 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Với nhiều bài học đã được rút ra từ việc phát triển nóng tại các điểm du lịch, di sản văn hóa thế giới tại nước ta như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng… nếu tiếp tục được xảy đến với han

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

TRẦN THANH NGÂN

KINH DOANH DU LỊCH HƯỚNG

TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

TRẦN THANH NGÂN

KINH DOANH DU LỊCH HƯỚNG

TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

Trần Thanh Ngân

Trang 4

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Hoàng Văn Hải đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp của mình

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn

Trần Thanh Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC HÌNH VẼ ii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ KINH DOANH DU LỊCH BỀN VỮNG 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 5

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài 7

1.2 Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch bền vững 8

1.2.1 Kinh doanh du lịch 8

1.2.2 Kinh doanh du lịch bền vững 12

1.2.3 Các nguyên tắc, chiến lược kinh doanh du lịch bền vững 18

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch 24 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch 30

1.2.6 Kinh nghiệm kinh doanh du lịch bền vững của một số nước trên thế giới 35

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 37

2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 37

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 41

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 44

2.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính 44

2.2.2 Nghiên cứu định lượng 46

2.3 Quy trình nghiên cứu 47

Trang 6

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị 47

2.3.2 Giai đoạn triển khai nghiên cứu 48

2.3.3 Giai đoạn kiểm tra kết quả nghiên cứu 49

2.3.4 Viết kết quả nghiên cứu 50

2.3.5 Báo cáo kết quả nghiên cứu 50

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCHHƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG 52

3.1 Giới thiệu tổng quan về Hang Sơn Đoòng 52

3.1.1.Vị trí địa lý Hang Sơn Đoòng 52

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên Hang Sơn Đoòng 53

3.1.3 Một số dự án liên quan tới Hang Sơn Đoòng 57

3.1.4 Ý nghĩa của các giá trị văn hóa của Hang Sơn Đoòng 58

3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới bền vữngHang Sơn Đoòng 59

3.2.1Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tại Hang Sơn Đoòng 59

3.2.2 Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch Hang Sơn Đoòng 64

3.3Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới bền vững Hang Sơn Đoòng 59

3.3.1 Ưu điểm 59

3.3.2 Hạn chế 70

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY KINH DOANH DU LỊCH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG 71 4.1 Định hướng phát triển kinh doanh du lịch bền vững Hang Sơn Đoòng 71

4.2 Các đề xuất về thúc đẩy kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng 72

4.2.1 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về kinh tế 72

Trang 7

4.2.2 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường77

4.2.3 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về văn hóa, xã hội 78

4.3 Các kiến nghị 81

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Phân biệt Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững 18

2 Bảng 1.2 Các chỉ tiêu đơn đánh giá tính bền vững 26

3 Bảng 1.3 Các bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững 27

4 Bảng 3.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận, giai đoạn

Trang 9

4 Hình 2.1 Quy trình thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi 37

5 Hình 2.2 Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp 41

6 Hình 2.3 Chất lượng của dữ liệu thứ cấp 42

7 Hình 2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính 45

10 Hình 3.2 Hồ và Thác nước trong hang Sơn Đoòng 54

11 Hình 3.3 Cánh rừng nguyên sinh trong lòng hang Sơn

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hang Sơn Ðoòng tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam hiện nay đã được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất trên thế giới Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định Sơn Ðoòng chính là hang động kỳ vĩ nhất Những người yêu thích khám phá và chinh phục thiên nhiên trên toàn thế giới cũng như những nhà khoa học nghiên cứu về hang động đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của hang Sơn Đoòng

Lượng du khách tới tham quan từ khắp thế giới muốn đến Quảng Bình khám phá hang Sơn Đoòng tăng đột biến trong khi việc đăng ký rất khó khăn Điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm tại Sơn Đoòng là rất lớn Những tiếng vang từ hang Sơn Đoòng không chỉ thúc đẩy

du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng mà cả Việt Nam nói chung

Với tham vọng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của du khách trên toàn thế giới, nhiều dự án của các công ty, tập đoàn lớn tại Việt Nam như Sun Group, FLC… với mục đích phát triển, mở rộng du lịch khám phá tại Hang Sơn Đoòng đã và đang đề xuất lên các cơ quan ban ngành, mong muốn được thực hiện Điển hình là dự án xây dựng tuyến cáp treo vào trong hang Sơn Đoòng Tuy nhiên, các dự án đang gặp phải sự phản đối gay gắt từ rất nhiều người cũng như các tổ chức trên toàn thế giới vì sự đe dọa trực tiếp tới môi trường,

hệ sinh thái trong hang

Khi dự án cáp treo được đề xuất sẽ mang 1000 người đến Sơn Đoòng mỗi giờ, thay vì 500 người/ năm, số lượng gấp 3800 lần như hiện tại, thì chắc chắn rằng lượng ánh sáng, tiếng ồn, khí CO2 từ con người thở ra sẽ mang lại

sự thay đổi đột ngột quá lớn Bên cạnh đó, các hoạt động phát sinh của con người như xả rác, vẽ bậy, bẻ thạch nhũ… Tất cả những điều này chắc chắn sẽ

Trang 11

làm ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái, động thực vật trong hang Sơn Đoòng

Có những dự án kêu gọi bảo vệ hang Sơn Đoòng, điển hình là dự án SaveSonDoong, đã và đang liên kết với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm hành động vì môi trường trong nước cũng như quốc tế để tạo ra hiệu ứng tích cực từ cộng đồng nhằm tăng cường và thúc đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động góp phần vào sự thành công của dự án Đây không còn là một dự án của cá nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức, nó đã trở thành dự án của toàn xã hội và cần sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội

Với nhiều bài học đã được rút ra từ việc phát triển nóng tại các điểm du lịch, di sản văn hóa thế giới tại nước ta như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng… nếu tiếp tục được xảy đến với hang Sơn Đoòng thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tiếng xấu về việc bảo tổn Di sản thiên nhiên cũng như

sự cảm kết về bảo vệ sự đa dạng môi trường sinh thái trong cộng đồng quốc

tế Chính UNESCO cũng đã lên tiếng, họ có quyền rút lại danh hiệu Di sản cùng các nguồn tài trợ hiện có Khi đó, bài toán về kinh tế sẽ thất bại hoàn toàn, có mức ảnh hưởng đến cả hiệu quả kinh tế đến từ các hoạt động kinh doanh du lịch của cả tỉnh Quảng Bình cũng như Việt Nam

Do vậy, việc khai thác, phát triển kinh doanh du lịch đối với Sơn Đoòng cần phải được tính toán kỹ, không thể vì mục đích kinh tế, mục đích phát triển du lịch mà làm bằng mọi giá Đó là một vấn đề rất cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và với hang Sơn Đoòng nói riêng

Bên cạnh đó, việc bảo vệ di sản thiên nhiên đang bị tàn phá do quy hoạch du lịch không hợp lí, không được bảo tồn đúng cách, từ đó người Việt Nam sẽ hiểu biết về giá trị của các di sản thiên nhiên họ đang sở hữu, và chủ động hành động bảo vệ những báu vật quốc gia

Trang 12

Nhận thức được điều này, tôi đã chọn đề tài: “Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình

Xuyên suốt luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để

kinh doanh du lịch Hang Sơn Đoòng hướng tới phát triển bền vững?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 Mục đích của luận văn:

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh doanh du lịch theo hướng bền vững ở hang Sơn Đoòng

 Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đặt ra với luận văn là:

- Tập trung nghiên cứu lý luận về kinh doanh du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nước trên thế giới, đồng thời rút ra một số bài học cho Việt Nam

- Đánh giá tiềm năng du lịch của hang Sơn Đoòng

- Phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh du lịch hang Sơn Đoòng

- Tập trung nghiên cứu, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch bền vững hang Sơn Đoòng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững

 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tạihang Sơn Đoòng, nằm trong khu vực Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trong khoảng thời gian năm 2016 và 2017.Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh

Trang 13

du lịch tại hang Sơn Đoòng giai đoạn 2013 – 2017 Từ đó đề ra các giải pháp Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng

4 Đóng góp của Luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch

Luận văn tổng kết những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh bền vững trên thế giới, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, đề xuất đối với hang Sơn Đoòng dựa trên tiềm năng và thực trạng hiện nay

Luận văn đóng góp những giải pháp mới hướng đến phát triển kinh doanh bền vững hang Sơn Đoòng, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới của công nghệ 4.0

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương với kết cấu như sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về kinh

doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững

- Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn

- Chương 3: Thực trạng kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền

vững hang Sơn Đoòng

- Chương 4: Các giải pháp chính nhằm thúc đẩy kinh doanh du lịch

hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ KINH DOANH DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của trên thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn Chính vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên mãi tới những năm 80 của thế kỉ trước thì khái niệm “Phát triển bền vững” mới bắt đầu được đề cập đến, khi mà các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường trở nên rõ rệt hơn Các nghiên cứu về du lịch bền vững cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Du lịch bền vững tại Việt Nam còn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được thực sự quan tâm nhiều như trên thế giới.Riếng đối với địa danh Hang Sơn Đoòng, hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về khía cạnh kinh doanh du lịch hướng tới bền vững

Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu như:

 Trương Thị Thu (2011), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng

bền vững” Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2011

Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ năm 2001 đến 2010, từ đó rút ra những bài học phát triển

du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững Một số những giải pháp được đưa ra nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Định và phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2015-2020 là: xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư phát

Trang 15

triển hạ tầng; phát triển cơ sở vật chất; huy động nguồn lực và nâng cao chất lượng nhằm phục vụ du lịch và hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch

 Vương Minh Hoài (2011), “Du lịch theo hướng bền vững ở Quảng

Ninh” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, 2011

Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch đại trà, từ

đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán du lịch bền vững tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2020 - 2030 như: nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa loại hình sản phẩm, xây dựng các sản phẩm chất lượng cao cấp; bảo vệ môi trường; bảo tồn giá trị của Vịnh Hạ Long…

 Trần Thị Hồng Lan (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch

bền vững ở Thành phố Đà Nẵng” Báo Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà

Nẵng – Số báo 11+12, trang 14-21

Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển du lịch bền vững: từ góc độ kinh tế, góc độ bền vững về môi trường và bền vững về xã hội Các giải pháp đưa ra rất đa chiều,

từ các công tác quy hoạch du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hóa sản phẩm hướng tới giá trị cao; hoàn thiện các cơ chế chính sách; tập trung vào cá công tác thông tin tuyên truyền; phát triển hạ tầng đô thị; tăng cường hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trường; cho đến các giải pháp dành cho các doanh nghiệp du lịch và cho khách du lịch

 Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), “Một số giải pháp nhằm phát triển du

lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang”.Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu này chỉ ra được tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang với lợi thế có nhiều địa hình đồi núi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng

Trang 16

vốn có Tác giả cũng phân tích những mục tiêu về nhiều khía cạnh như kinh

tế, văn hóa – xã hội và môi trường, kết hợp cùng tiềm năng du lịch của tỉnh,

từ đó đưa ra các giải pháp giúp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang như: đẩy mạnh công tác đầu tư, thu hút đầu tư và đẩy mạnh quảng bá Bên cạnh đó, một số giải pháp hướng tới tính bền vững như: tạo ra các sản phẩm mang bản sắc địa phương, bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển du lịch…

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

 Rob Gilbert (2010), “Sustainable tourism” Teaching for a Sustainable

World UNESCO – UNEP International Environmental Education

Programme, 2011

Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về du lịch bền vững, là những khái niệm được UNESCO công nhận Nội dung của bài viết bao gồm: khái niệm của du lịch bền vững; tầm quan trọng của du lịch bền vững; những mục tiêu của du lịch bền vững; sự gia tăng của du lịch; những lợi ích và các vấn đề của du lịch đại trà; những lợi ích và các vấn đề về du lịch sinh thái; những sự giảng dạy về du lịch sinh thái và sự phản xạ

 Sundar K Sharma, Prabin Manandhar, Sarba Raj Khadka (2011),

“Everest tourism Forging links to sustainable mountain development

A critical discourse on politics of places and peoples” Euro Journal of

Tourism, Hospitality & Recreation– Vol 2, Issue 2, pp.31-35, 2011

Núi Everest là một trong những điểm đến hàng đầu của Himalaya cho những người ưa thích leo núi mạo hiểm Nghiên cứu chỉ ra rằng, với xu hướng hiện nay trong ngành du lịch dựa vào thiên nhiên ngày càng phổ biến.Tuy nhiên, điều này làm cho cộng đồng miền núi tại Everest dễ bị tổn thương dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và sự gián đoạn của văn hóa và truyền thống địa phương Một vấn đề đã nhận được nhiều sự

Trang 17

chú ý là sự tích tụ rác bị bỏ lại bởi người leo núi, bao gồm cả hộp thực phẩm

và giấy gói, chai, bình oxy rỗng, pin và dây thừng Bên cạnh đó, xói mòn gây

ra bởi sự gia tăng lưu lượng leo núi cũng là đáng kể trong vùng

Do đó, nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng là du lịch phải được dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh hoạt động môi trường, cân bằng các mối liên kết giữa các khu vực nông thôn và thành thị

 Linda J Cox, Melanie Saucier, John Cusick, Harold Richins, Bixler McClure (2008), “Achieving Sustainable Tourism in Hawai„i Using a

Sustainability Evaluation System” CTAHR Department of Natural

Resources and Environmental Management, UH Mānoa Environmental Center,UH Mānoa School of Travel Industry Management, UH Mānoa Department of Geography Cooperation

Extension Service, 2008

Du lịch bền vững là một mục tiêu dài hạn mà Hawaii hướng tới.Nghiên cứu hướng đến việc sử dụng một hệ thống đánh giá tính bền vững có tiêu chuẩn quốc tế.Một hệ thống hữu ích sẽ cần phải được hỗ trợ bởi các nhà khai thác du lịch, của chính phủ, và các khách hàng.Ngoài ra, kế hoạch phải bao gồm một thành phần tự chủ về tài chính để có thể thành công Cách tiếp cận

hệ thống sẽ được chính quyền địa phương Hawaii bắt đầu quá trình bằng cách xây dựng, áp dụng trên các công việc đã và đang được thực hiện, để phát triển một chương trình mà là duy nhất, thích hợp cho Hawaii và được chấp nhận bởi các bên liên quan khác nhau

1.2 Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch bền vững

1.2.1 Kinh doanh du lịch

1.2.1.1 Khái niệm

Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận

Trang 18

Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

 Kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh lưu trú du lịch là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh các cơ sở lưu trú tại các địa điểm du lịch Các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn; làng du lịch; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; bãi cắm trại du lịch; nhà nghỉ du lịch …

 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch

 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch

1.2.1.2 Lợi ích

Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội trên toàn thế giới Du lịch Việt Nam trong thời gian

Trang 19

qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước

Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ

du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm

du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch

vụ tăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế

du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh

tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết

bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch

ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn

Trang 20

hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn

đề việc làm Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội

1.2.1.3 Phân loại du lịch

Người ta căn cứ vào các yếu tố sau để phân loại ra các hình thức du lịch:

 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Du lịch bao gồm: du lịch quốc tế, du lịch nội địa

 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch

Du lịch bao gồm: du lịch nghỉ ngơi, du lịch giải trí, du lịch khám phá,

du lịch thể thao, du dịch tôn giáo, du lịch thể thao…

 Căn cứ vào phương tiện giao thông

Du lịch bao gồm: du lịch hàng không, du lịch ô tô, du lịch xe máy, du lịch tàu hoả, du lịch tàu biển…

 Căn cứ vào phương tiện lưu trú

Du lịch bao gồm: du lịch khách sạn, du lịch nhà trọ, du lịch cắm trại…

 Căn cứ vào đặc điểm địa lý

Du lịch bao gồm: du lịch biển, du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê…

 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch

Du lịch bao gồm: du lịch cá nhân, du lịch theo đoàn

 Căn cứ vào thành phần của du khách

Du lịch bao gồm: du lịch khách thượng lưu, du lịch khách bình dân

 Các loại hình du lịch mới

Trang 21

Bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch team building, du

lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện) …

1.2.2 Kinh doanh du lịch bền vững

1.2.2.1 Khái niệm

Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối

đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương

và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi

mà nó phụ thuộc vào

Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên

một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và

tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo

cách khuyến cáo về bảo tồn, các tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi

ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương

(World Conversation Union, 1996)

Trang 22

- Thân thiện với môi trường

Du lịch bền vững bảo về và quản lý các nguồn tài nguyên, có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác (động thực vật, các sinh cảnh sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…)

- Gần gũi về xã hội và văn hóa

Du lịch bền vững không gây hại đến cá cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch.Thay vào đó, du lịch bền vững lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và chính quyền quản lý) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ

- Kinh tế

Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế Điều cốt lõi là sự phát triển của doanh nghiệp, các hoạt động phải được duy trì một cách lâu dài.Du lịch bền vững mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả những người xung quanh Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống như chiếc kiềng ba chân.Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn.Ba hợp phần trên phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau Phát triển bền vững có nghĩa là tạo được sự cân bằng giữa ba chiều này

 Nhu cầu của Du lịch bền vững

Du lịch bền vững hấp dẫn một số lượng lớn du khách, những người thích du lịch tự nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái… là những loại hình du lịch tập trung vào việc đánh giá cao các vùng hoang dã, đời sống văn hóa và các giá trị văn hóa địa phương

Trang 23

WTO đánh giá du lịch tự nhiên tạo ra 7% của mức tiêu xài trong di chuyển quốc tế Nếu tất cả các di chuyển tự nhiên đều được đưa vào thì con

số tổng thể về du khách, những người quan tâm đến du lịch tự nhiên có thể lên đến 40-60% Viện tài nguyên thế giới cho biết hàng năm trong khi tỉ lệ du lịch đang tăng 4% thì sự di chuyển tự nhiên tăng từ 10-30%

Những du khách quan tâm đến du lịch bền vững thường đến từ các quốc gia phát triển: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Australia, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Canada…Họ muốn có thêm những trải nghiệm về những vùng đất hoang sơ, nơi có sự đa dạng sinh học và sự phong phú của văn hóa địa phương… dù phải trả mức giá cao hơn

 Mục tiêu của du lịch bền vững

Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục du lịch, 2005, 12 mục tiêu trong chương trình của Du lịch bền vững bao gồm: (không xếp theo thứ tự ưu tiên mà tất cả các mục tiêu đều quan trọng như nhau, trong đó có nhiều mục tiêu chứa đựng sự kết hợp các yếu tố và ảnh hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội:

- Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tín hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài

- Sự phồn thịnh cho địa phương: tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển phồn thịnh của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương

- Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác

- Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thuđược từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng

Trang 24

- Sự thoả mãn của khách du lịch: cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao, thoả mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử với các du khách về chủng tộc, giới tính, thu nhập…

- Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan

- An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức

- Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch

- Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,

kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp

- Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này

- Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch

- Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch

1.2.2.2 Sự khác nhau giữa Kinh doanh du lịch bền vững và Kinh doanh du lịch đại chúng

Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, và có thể phá hủy nhanh chóng các môi trường nhạy cảm.Và kết

Trang 25

quả là có thể phá hủy hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hóa mà chúng phụ thuộc vào

 Ví dụ về Du lịch đại chúng

Đồ Sơn là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam nằm ở Hải Phòng Trước đây, Đồ Sơn là một bãi biển thu hút khách du lịch, nhất là khách nước ngoài gần như nhiều nhất miền Bắc với làn nước trong xanh cùng bãi cát rộng trải dài làm nơi đây có vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ Thế nhưng chỉ trong nhiều năm trở lại đây, rác thải đã tràn ngập các bãi biển, từ vỏ chai lọ cho đến túi nilon, đồ ăn… Lượng rác dập dìu trên mặt biển nhiều đến mức khiến du khách sợ hãi, không dám xuống biển để tắm

Hình 1.2: Rác thải ven bờ biển ở Đồ Sơn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đã có nhiều kiến nghị của người dân và khách du lịch tới ban quản lý nơi đây, thế nhưng hầu hết các công tác xử lý rác vẫn là do một bộ phận người dân cùng các đoàn thành niên tình nguyện Ban quản lý nơi đây còn tắc trách tới mức không dựng nổi một biển cảnh báo cấm vứt rác trên bãi biển

Trang 26

Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương

Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi nhuận tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại ở cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa của vùng được bảo vệ

 Ví dụ về Du lịch bền vững

Di sản Hội An, Quảng Nam luôn là điểm đến đầy mơ ước của du khách Nằm trong Hội An là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, chứa đựng những giá trị văn hoá, những bãi biển đẹp tại Cửa Đai, Cù Lao Chàm…

Hình 1.3: Phố cổ Hội An

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, phát triển du lịch một cách bền vững, chính quyền và người dân Hội An luôn có nhiều sáng kiến bảo như ngày đi bộ, ngày không khói xe, ngày không túi nylon, du lịch bền vững Đây

là những chương trình với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ cũng như tạo điều kiện cho mọi người thể

Trang 27

hiện tình yêu, trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo nên hình ảnh một Hội An xanh- sạch- đẹp, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

 Sự khác nhau của Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững

Bảng 1.1: Phân biệt Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững

Các tiêu chí Du lịch đại chúng Du lịch bền vững

Mục đích Lợi nhuận Lợi nhuận, môi trường và

cộng đồng Lập kế hoạch Thường là không lập kế

hoạch từ trước, các mục tiêu đưa ra thường là ngắn hạn

Được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan, các mục tiêu đưa ra là mục tiêu dài hạn

Tốc độ phát triển Phát triển nhanh, không

kiểm soát

Phát triển chậm, có sự kiểm soát chặt chẽ

1.2.3 Các nguyên tắc, chiến lược kinh doanh du lịch bền vững

1.2.3.1 Các nguyên tắc kinh doanh du lịch bền vững

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, cần phải triển khai thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

 Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững; Giảm sự tiêu thụ quá

mức tài nguyên và chất thải

Trang 28

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội là hết sức cần thiết.Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh

du lịch phát triển bền vững

Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch

Để thực hiện nguyên tắc này, Ngành du lịch cần phải ngăn chặn đc sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên môi trường, thiên nhiên và con người, các hoạt động du lịch như là một lực lượng bảo tồn, phát triển và thực thi các chính sách môi trường thật hợp lý trên tất cả các lĩnh vực của du lịch, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức; giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác thải một cách an toàn, có trách nhiệm hồi phục những tổn thất nảy sinh từ các dự án phát triển du lịch, tránh tổn thất thông qua cá công tác quy hoạch và theo dõi thường xuyên

 Duy trì tính đa dạng về thiên nhiên, xã hội, văn hóa

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững, lâu dài, và cũng là chỗ dựa sinh tồn cho ngành công nghiệp du lịch

Nguyên tắc này đưa ra kiến nghị cho ngành du lịch cần phải: trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội của điểm đến; đảm bảo nhịp

độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch để bảo vệ tính đa dạng văn hóa bản địa; ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế - xã hội bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương; ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch; phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát triển; đảm

Trang 29

bảo quy mô, tiến độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau

 Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế -

xã hội

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch

Để đảm bảo nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải: tính tới các nhu cầu trước mắt của cả người dân địa phương và khách du lịch; trong quy hoạch phải hợp nhất tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; phải tôn trọng chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia; phát triển du lịch phải phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, xây dựng các kế hoạch một cách đúng đắn và thực thi, giám sát các dự án đầu tư đem lại lợi ích lâu dài

 Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển, lôi kéo

được sự tham gia của cộng đồng địa phương

Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị, chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển, lại vừa tránh được các tổn hại về môi trường.Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn nâng cao được chất lượng phục vụ

Nguyên tắc này khuyến nghị: Hỗ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương; đảm bảo các loại hình và quy mô du lịch thích hợp với điều kiện của địa phương; tối đa hóa việc lưu giữ doanh thu từ du lịch cho kinh tế của địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch

Trang 30

 Coi trọng công tác nghiên cứu, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng

có liên quan

Việc nghiên cứu thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các

số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan ngành du lịch và cho khách hàng.Bên cạnh đó, việc trao đổi, thảo luận đối với cộng đồng địa phương, các

tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết để cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn về quyền lợi và hỗ trợ quá trình nghiên cứu

Với nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải: khuyễn khích và hỗ trợ nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dự án, các biện pháp giám sát đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội; dự đoán các ảnh hưởng của du lịch, các phương án giải quyết; tiến hành nghiên cứu, sử dụng các kinh nghiệm và

ý kiến của người dân địa phương; phổ biến các kết quả đến các thành phần có liên quan

 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch

Trong công tác đào tạo cần phải đưa các kiến thức, vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội vào chương trình; đề cao ý thức tự hào của ngành

du lịch địa phương, khám phá những tác động tích cực và tiêu cực đến địa phương trong đào tạo; phân bổ trở lại lợi nhuận trong du lịch vào các chương trình giao dục nhằm khích lệ sự hiểu biết đối với di sản và môi trường

 Quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm

Việc quảng bá du lịch đến với khách du lịch cần cung cấp những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm Điều này sẽ giúp nâng cao sự tôn trọng của du

Trang 31

khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở nơi thăm quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách

Trong công tác quảng bá, còn cần phải đảm bảo các chính sách và hoạt động có lợi cho môi trường, hướng dẫn du khách những điều cần làm và không nên làm đối với môi trường; cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan của các điểm đến, thông tin đưa ra phải trung thực, tương ứng với các sản phẩm du lịch cung cấp và chất lượng dịch vụ đi kèm

1.2.3.2 Các chiến lược kinh doanh du lịch bền vững

 Chiến lược tăng trưởng có giới hạn

Chiến lược này đưa ra việc phát triển du lịch gắn với sự kiểm soát nghiêm ngặt về môi trường.Chiến lược này dựa trên sự lo lắng về sự phát triển du lịch ồ ạt sẽ làm suy thoái chất lượng của các điểm du lịch và phá hủy các sản phẩm du lịch hiện thời

Chiến lược tăng trưởng có giới hạn có tính hoạch định và chấp nhận chính sách phát triển du lịch tăng trưởng chậm, bắt buộc giảm bớt sự phát triển bùng nổ của du lịch trong ngắn hạn, chấp nhận sự phát triển chậm đối với trung hạn và dài hạn ở một số lĩnh vực, và đưa ra các quy định nghiêm ngặt về môi trường

Chiến lược tăng trưởng có giới hạn mang đến kết quả là môi trường được bảo vệ Tuy nhiên, thu nhập từ tài chính của các nhà đầu tư cũng như chính quyền địa phương giảm sút và nhu cầu về du lịch được chuyển dịch sang các nơi khác

 Chiến lược phát triển hợp tác

Chiến lược này tập trung đến các dự án phát triển hỗn hợp Các điểm

du lịch được quy hoạch về môi trường, trong đó một số địa điểm du lịch cùng

sử dụng chung cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi, giải trí và các phương tiện khác

Sự phát triển tổng hợp này đặc trưng cho sự phát triển ở các thành phố lớn

Trang 32

Chiến lược phát triển hợp tác tìm kiếm sự phát triển du lịch có chất lượng cao trong giới hạn của các dự án và sẽ bỏ qua vùng bên ngoài của dự án và ngăn chặn sự liên kết với dân cư và những phát triển khác không liên quan đến du lịch Chính vì vậy, sự suy thoái môi trường ngoài giới hạn của dự án, cộng đồng dân cư bên ngoài sẽ dẫn đến sự ùn tắc về giao thông và suy thoái của vùng dân cư gần đó

 Chiến lược phát triển toàn diện

Đây là chiến lược phát triển hợp tác được quy hoạch và bổ sung thêm quy hoạch đối với phong cảnh, địa điểm không nằm trong khu vực hợp tác, các khu dân cư, khu thương mại

Đặc điểm hàng đầu trong quy hoạch phát triển du lịch của chiến lược phát triển toàn diện là sự xác định địa điểm thích hợp cho sự phát triển ở quy

mô lớn; định vùng cho khu dân cư và các khu vực khác, thiết kế những vùng được bảo vệ môi trường, đề ra những chính sách hướng tới phát triển du lịch một cách toàn diện như sự phát triển có tổ chức, ban hành các điều chỉnh nhằm khuyến khích phát triển du lịch, tăng tối đa lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường, ngăn chặn những hành động tiêu cực của sự phát triển

Chiến lược phát triển toàn diện là một trong những chiến lược hàng đầu được đề xuất đối với phát triển du lịch bền vững Chiến lược này có thể đạt được kết quả tốt thông qu việc lập kế hoạch cân đối về phát triển du lịch có quy hoạch, ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển và bảo tồn các chức năng có liên quan khác Bằng cách này, lợi ích của du lịch được tối đa hóa và giảm thiểu những tiêu cực của các hoạt động du lịch

Môi trường là yếu tố cấu thành quan trọng trong sự phát triển bền vững trong du lịch.Sự bền vững chỉ đạt được khi vấn đề về môi trường được xác định trong các hoạt động hợp tác cùng với các vấn đề phát triển và quản lý khác Chiến lược phát triển toàn diện bao gồm cả việc lập kế hoạch theo thời gian, là một việc rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch bền vững

Trang 33

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch

Ngành du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều sự thành công của các lĩnh vực khác Bên cạnh đó, du lịch cũng là một ngành kinh tế đặc biệt, có thị trường biến động rất nhanh và rất dễ bị tác động không chỉ của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn cả chính trị và thiên nhiên Một thảm họa thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn hay việc ô nhiễm cũng có thể

có những tác động xấu đến các hoạt động du lịch tại khu vực

Để đánh giá tính bền vững của các hoạt động kinh doanh du lịch tại một địa điểm, cần phải có những phương pháp thích hợp Những phương pháp này là thước đo về sự thành công trong công tác quản lý du lịch, và cũng

là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các nhà quản lý sớm phát hiện ra tình trạng báo động của một địa điểm du lịch, từ đó sớm đưa ra các giải pháp

cụ thể, kịp thời và có hiệu quả

Hiện tại, có hai phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch được

sử dụng: Dựa vào việc xác định sức chứa và dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường

1.2.4.1Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào sức chứa

Sức chứa được hiểu là số lượng người tối đa đến một địa điểm du lịch trong cùng trong một thời điểm mà không gây hại đến môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa – xã hội, đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách thăm quan

Như vậy, sức chứa là số người cực đại mà một điểm du lịch có thể chấp nhận được, không gây suy thoái đến hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương với du khách, không gây suy thoái nền kinh tế của người dân bản địa

Sức chứa du lịch cần phải được hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau như:

Trang 34

- Về góc độ cơ sở hạ tầng: là lượng khách tối đa mà một điểm du lịch

có thể chứa được, xét về không gian và nhu cầu sinh hoạt (điện, nước, phòng

ở, khu vui chơi…)

- Về góc độ sinh thái: là lượng khách tối đa mà tài nguyên ở điểm du lịch có thể đáp ứng được mà không gây thiệt hại đến môi trường tự nhiên, không làm hệ sinh thái bị phá vỡ

- Về góc độ quản lý: là lượng du khách tối đa mà một điểm du lịch có thể phục vụ được trong năng lực quản lý tại địa phương đó

- Về góc độ kinh tế:là lượng du khách tối đa mà một điểm du lịch có thể đón tiếp trước khi cộng đồng địa phương bắt đầu phải gánh chịu những vấn đề về kinh tế

- Về góc độ xã hội: là lượng du khách mà có thể dẫn đến đổ vỡ xã hội hoặc sự phá hủy văn hóa

Thông thường, người ta thường chọn những yếu tố nhạy cảm nhất (tạo

ra sức chứa thấp nhất) để xem xét khả năng tải, sức chứa của điểm du lịch Các công thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch được tính như sau:

 Sức chứa thường xuyên (CPI) = Diện tích của khu vực (AR) / Tiêu chuẩn không gian (a)

 Sức chứa hàng ngày (CPD) = Sức chứa thường xuyên (CPI) x Công suất sử dụng mỗi ngày (TR)

 Sức chứa hàng năm (CPY) = Sức chứa hàng ngày (CPD) x Ngày sử dụng trong năm (PR)

Ta có thể sử dụng 1 công thức chung đơn giản để xác định sức chứa như sau: Sức chứa= Khu vực do du khách sử dụng

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

Trang 35

Trong đó, tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi tùy theo hình thức hoạt động du lịch Ví dụ: hình thức nghỉ dưỡng biển: 30-40m2/người, Picnic: 60-70m2/người, Cắm trại: 100-200m2/người…

Từ đó, Số lượng khách thăm quan một ngày có thể tính như sau:

Số lượng khách thăm quan một ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển

Trong đó: Hệ số luân chuyển = Thời gian mở cửa cho khách thăm quan/Thời gian trung bình của một cuộc thăm quan

1.2.4.2Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra những chỉ tiêu đơn lẻ và các bộ chỉ tiêu nhằm đánh giá tính bền vững của một hoạt động kinh doanh du lịch

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu đơn đánh giá tính bền vững

1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN

2 Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, tháng cao điểm)

3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng vào thời kỳ cao điểm (người/ha)

4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/ Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)

5 Mức độ kiểm soát

Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng

6 Quản lý chất thải % đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý

7 Các hệ sinh thái tới hạn Số lượng loài hiếm có đang bị đe dọa

8 Sự thỏa mãn của du khách Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến)

9 Sự thỏa mãn của địa phương Mức độ thỏa mãn của địa phương (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 36

- % chất thải chưa được thu gom và xử lý

- Lượng điện, nước tiêu thụ/du khách/ngày

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch

- % công trình kiến trúc không phù hợp với kiến thức bản địa/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm

- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới

3 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động kinh

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do

- Sự xuất hiện các bệnh dịch liên quan đến du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến bệnh dịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỉ lệ % mất giá của tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) được xác định thông qua việc trao đổi với các chuyên gia

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 37

 Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Bộ chỉ tiêu này đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch dựa trên các chỉ số % về:

và thái độ ứng xử của cộng đồng dân cư Vì thế, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch sẽ biết được sự trung thành của khách đối với điểm đến du lịch hoặc một quốc gia

 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:

- Tỉ lệ % chất thải chưa được thu gom và xử lý

- Lượng điện, nước tiêu thụ/du khách/ngày

- Tỉ lệ % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch

- Tỉ lệ % công trình kiến trúc không phù hợp với kiến thức bản địa/tổng

số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm

- Tỉ lệ% khả năng vận tải sạch/ khả năng vận tải cơ giới

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, phương tiện giao thông, thông tin, năng

Trang 38

lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp

Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ tới khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển

du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường

 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế

Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:

- Tỉ lệ % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- Tỉ lệ % chỗ làm việc trong ngành du lịch cho người địa phương so với tổng lao động địa phương

- Tỉ lệ % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra

- %Tỉ lệ chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng

- Tỉ lệ % giá trị hàng hóa địa phương/ tổng giá trị hàng hóa dùng cho du lịch

Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại

tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm Du lịch cũng giúp thúc đẩy các ngành kinh tế khác có liên quan

 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ xã hội nhân văn

Bộ chỉ tiêu này đánh giá dựa trên một số các chỉ số:

Trang 39

- Sự xuất hiện các bệnh dịch liên quan đến du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến bệnh dịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỉ lệ % mất giá của tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) được xác định thông qua việc trao đổi với các chuyên gia

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm Nó chịu tác động từ rất nhiều các nhân tố như: tự nhiên, môi trường, khí hậu, kinh tế, xã hội, chính sách pháp luật…

 Nhân tố tự nhiên, môi trường

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái

Du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững

Một thách thức không nhỏ đối với các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam là công tác bảo vệ môi trường Việc phát triển du lịch quá nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch trong những năm qua Đặc biệt tình trạng chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để nên nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý, đặc biệt là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu các lưu vực sông, suối, ao hồ, các bãi biển, đảo

Sự phát triển du lịch cũng làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và

Trang 40

thay đổi sự quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật Do vậy, việc giữ gìn vệ sinh môi trường là nhu cầu cấp thiết với các khu du lịch quốc gia Vấn đề này tuy đã được chú ý, nhưng cho đến nay nhìn chung đây vẫn là điểm yếu của Du lịch Việt Nam

 Nhân tố chính trị, xã hội

Vấn đề về chính trị, hòa bình ổn định tại một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh du lịch tại quốc gia đó Nếu một quốc gia, vùng miền hay xảy ra chiến tranh, xung đột thì sẽ không thể có nhiều du khách đến thăm quan, dù tại địa phương đó có nhiều cảnh đẹp Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan

An toàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với khách du lịch, đặc biệt là đối với các khách du lịch chưa có nhiều kinh nghiệm Một ví

dụ có thể kể đến, Thái Lan, quốc gia có biên giới với Việt Nam, cũng có những thời kỳ đối mặt với những cuộc đánh bom, an ninh hỗn loạn, thậm chí các sân bay lớn còn đồng loạt dừng hoạt động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành

du lịch

 Nhân tố kinh tế

Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước

Ngày đăng: 12/10/2018, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thị Diệu Anh và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014. Giáo trình Tổng quan du lịch. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quan du lịch
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
2. Hoàng Anh, 2010. Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Hà Nội, ngày 29/6/2010. Kỷ yếu hội thảo quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
3. Chính phủ, 2014. Nghị quyết Số 92/NQ-CP về Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại mới. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ, 2014. N"ghị quyết Số 92/NQ-CP về Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại mới
4. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2009. Giáo trình Kinh tế Du lịch. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Du lịch
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
6. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
7. Nguyễn Bá Lâm, 2007. Giáo trình Tổng quan về du lịch và Phát triển du lịch bền vững. Hà Nội: Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quan về du lịch và Phát triển du lịch bền vững
8. Nguyễn Văn Mạnh và Đinh Văn Hòa, 2015. Giáo trình Marketing Du lịch. Hà Nội: NXB Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Du lịch
Nhà XB: NXB Kinh tế Quốc dân
9. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
10. La Nữ Ánh Vân, 2005. Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận án thạc sĩ. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận
11. Colin Hunter and John Shaw, 2007. The ecological footprint as a key indicator of sustainable tourism, Tourism Management, Volume 28, Issue 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Management
12. Fabio Cerina and Anil Markandya, 2010.Economics of Sustainable Comment [d4]: Bổ sung tài liệu về phát triển bền vững, kinh doanh bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics of Sustainable

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w