đề tài giúp người đọc tiếp cận với yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp bền vững của một tỉnh, những kết quả đạt được hạn chế và nguyên nhân từ đó rút ra những biện pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo...
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về đất đai, mặt nước, khí hậu vàkết nối giao thông thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là về phát triểncác loại cây trồng, vật nuôi Nhằm phát huy lợi thế đó Đảng bộ tỉnh lai Châu đãtập trung lãnh đạo đẩy mạnh tái cơ câu ngành nông nghiệp theo hướng bềnvững, gắn với xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả quan trọng
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu Ngành nôngnghiệp, giai đoạn 2015 – 2017 của Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu, tốc độ tăngtrưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt từ 5,4 – 5,6% GDP nông lâm nghiệpthuỷ sản (theo giá so sánh năm 2010) năm 2017 đạt 3.184.780,79 tỷ đồng sảnlượng lương thực cây có hạt năm 2017 đạt 215.000 tấn Diện tích đất trồng lúaruộng năm 2017 đạt 29.124 ha, sản lượng lúa đạt 141.460 tấn; diện tích chuốiquả xuất khẩu 3.669 ha; cây ăn quả có múi 508,6 ha; cây ôn đới 474 ha; diệntích chè trồng mới 2.020 ha nâng tổng diện tích chè hiện có lên 5.030 ha, diệntích chè kinh doanh 2.870 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 26.000 tấn; cây Mắc ca
650 ha; cây quế 4.216 ha; cây sơn tra 1.627, 55 ha; nuôi cá lồng (hồ thuỷ điện)trên 66.000m3…
Một số sản phẩm nông nghiệp đã được xác nhận thương hiệu hàng hoánhư: gáo Tẻ râu Phong Thổ, Khẩu ký Tân Uyên, Chè Tam Đường, Miến dongBình Lư, Chè Tân Uyên góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá, tăng thunhập cho người dân
Tuy nhiên theo đánh giá của UBND tỉnh sau 3 năm thực hiện đề án tái cơcấu nông nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế
Hình thức tổ chức sản xuất chậm được đổi mới; sự tham gia của doanhnghiệp còn hạn chế Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chủ yếu đượctriển khai trên lĩnh vực trồng trọt, đối với lĩnh vực chăn nuôi thủy sản và lâmnghiệp tốc độ tái cơ cấu diễn ra còn chậm Vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu trồng
Trang 2trọt - chăn nuôi, thủy sản - lâm nghiệp khó đạt được mục tiêu từ 47 - 29 - 24%năm 2014 lên 42 - 30 - 28% vào năm 2020 ( năm 2017 tương ứng đạt 67,5 - 17,7 -14,8%).
Từ những kết quả, tồn tại hạn chế về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh LaiChâu và sau khi được nghiên cứu, học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán
bộ dự nguồn chức danh thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nhiệm kì 2020 – 2025
tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tái cơ cấu gắn với phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu hiện nay” nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu
đưa ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, đúng với tiềm năng, lợi thếcủa tỉnh, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân
Xin trân trọng cảm ơn các thày giáo của Học viện Chính trị Hồ Chí Minh
đã giảng dạy, cung cấp các tài liệu, giáo trình đặc biệt là kiến thức mới nhất vềkinh tế để giúp em hoàn thành đề tài, do thời gian có hạn nên tiểu luận khôngtránh khỏi hạn chế nhất định rất mong nhận được sự góp ý của các thày Em xintrân trọng cảm ơn
2 Đối tượng, phạm vi, mục tiêu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến phát triển ngành nông nghiệp bền vững tỉnh lai Châu
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu một số vấn đề về sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh lai Châu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Thời gian: Các số liệu được nghiên cứu giai đoạn 2015 – 2017, các giải phápđược đề xuất trong luận văn có ý nghĩa ứng dụng trong các năm 2018 – 2020
2.3 Mục tiêu của đề tài:
Trang 3- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệpbền vững.
- Phân tích thực trạng về phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu
- Nghiên cứu một số giải pháp trong thực hiện tái cơ cấu bền vững ngànhnông nghiệp của tỉnh Lai Châu
3 Hiệu quả của những đề xuất, kiến nghị
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về tái
cơ cấu bền vững ngành nông nghiệp
- Thúc đẩy sản xuất chuỗi giá trị theo cơ chế thị trường đối với doanhnghiệp, HTX, cá nhân và người dân
- Nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn
4 Bố cục và nội dung của đề tài
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi, mục tiêu của đề tài,
hiệu quả những đề xuất kiến nghị
Phần nội dung: Cơ sở về lý luận, thực trạng phát triển nông nghiệp bền
vững tại tỉnh Lai Châu trong thời gian vừa qua giải pháp phát triển nông nghiệpbền vững ở tỉnh Lai Châu giai đọan 2018 – 2020
Phần kết luận:
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG
1 Một số khái niệm
1.1 Tái cơ cấu là gì: Tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu
trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà
thường là một công ty (Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
1.2 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì:
Tái cơ cấu nông nghiệp về thực chất là quá trình sắp xếp lại các yếu tố liênquan đến chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp từ khâu quy hoạch, cơ sở hạtầng, tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng dịch vụ sản xuất, thu hoạch, thu mua, chếbiến, bảo quản và tiêu thụ
Trên phương diện khác, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình cáchmạng trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự đổi mới về chất lượng theo hướngchuyên sâu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
1.3 Phát triển bền vững là gì:
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự pháttriển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triểntrong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốcgia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó
(Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
1.4 Phát triển nông nghiệp bền vững là gì
Theo một định nghĩa sinh thái học về nông nghiệp bền vững của giáo sưStephen R Gliessman tại ĐH UCSC thì nông nghiệp bền vững có nghĩa là “mộthệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm,nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, vàtính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là
Trang 5nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia)” Rộng hơn nữa,hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững là khi chúng ta duy trì được nềntảng tài nguyên thiên nhiên trong đó, phụ thuộc rất ít vào những sản phẩm nhântạo đưa từ bên ngoài hệ sinh thái vào, quản lý dịch bệnh và sâu hại thông quanhững cơ chế điều tiết nội bộ, và hệ sinh thái đó cần được hồi phục sau nhữngxáo trộn (thậm chí tổn thương) gây ra bởi quá trình canh tác và thu hoạch.
Nói một cách đơn giản, nông nghiệp bền vững là một chuỗi sản xuất lươngthực, thực phẩm, cây trồng, vật nuôi trong đó người sản xuất sử dụng những kỹthuật nông nghiệp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, đồng thời đối
xử tốt với vật nuôi Nông nghiệp bền vững giúp chúng ta có nguồn thực phẩmtốt cho sức khỏe mà không làm ảnh hưởng xấu đến những thế hệ sau này Điềucốt lõi làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhucầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường.Đồng thời nông nghiệp bền vững cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân,giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn Bởi vì nông nghiệp luônđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, khi mà có tới hơn 40% dân sốthế giới làm việc trong ngành này (FAOStat 2011), việc đảm bảo phát triển bềnvững và an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia
2 Nông nghiệp bền vững gồm những nội dung gì:
2.1 Phát triển bền vững về kinh tế
Bề vững về kinh tế phải đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc độấy trong một thời gian dài Ngành nông nghiệm được coi là phát triển bền vữngphải đạt được các yêu cầu sau đây: GDP/ đầu người của ngành cao và thườngxuyên tăng lên; có cơ cấu GDP hợp lý, các phân ngành thành tố của GDP phải
ổn định và phát triển để làm cho tổng GDP của ngành ổn định và tăng lên; tránhđược sự suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần chothế hệ sau
2.2 Phát triển bền vững về xã hội
Trang 6Xã hội bền vững là xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đi đôi vớicông bằng và tiến bộ xã hội, chính trị ổn định và quốc phòng, an ninh được đảmbảo Đời sống, vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng nâng cao.
2.3 Phát triển bền vững về môi trường trong nông nghiệp
Phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm vàhiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát cóhiệu quả ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững về môi trường ơhair đảm bảo các yếu tố sau:
- Duy trì độ mầu mỡ của đất
- Độ ô nhiễm của không khí
- Độ ô nhiễm của nguồn nước
3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
3.1 Phát triển bền vững về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (%)
- Tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP (%)
- Thu nhập bình quân/người bằng tiền tệ
- Biến động thu nhập bình quân/người, so với năm trước %
- Diện tích đất nông nghiệp/người, tăng, giảm/năm%
- Tỷ lệ diện tích được cơ giới hoá/tổng diện tích canh tác %
3.2 Phát triển bền vững về xã hội
- Tỷ lệ dân số nông thôn/ tổng dân số (%)
- Tỷ lệ hộ nghèo trong dân số
- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm
Trang 7- % dân số được sử dụng nước sạch
- % dân số được sử dụng điện lưới
- % hộ có điện thoại
3.3 Phát triển bền vững về môi trường trong nông nghiệp
- tỷ lệ diện tích được tưới tiêu/ tổng diện tích đất canh tác %
- Sử dụng phân bón /1ha đất canh tác (kg/ha)
- Thuốc trừ sâu sử dụng/1ha đất canh tác (đồng/ha)
- Tỷ lệ che phủ rừng %
- Tỷ lệ rừng trồng/ tổng diện tích rừng %
4 Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững
4.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - kĩ thuật
4.3 Nhóm nhân tố nguồn nhân lực xã hội
4.4 Nhóm nhn tố kinh tế đối ngoại
II THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015 – 2017.
Từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựngĐề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững” và đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cóquyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013, Ban hành chương trình hànhđộng thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giátrị gia tăng và phát triển bền vững”
Để triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nôngnghiệp và PTNT, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1406/QĐ-
Trang 8UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
nhằm đáp ứng với những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn
1 Quan điểm
a) Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phùhợp với chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng vàphù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
b) Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từphát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế đượcthể hiện bằng giá trị và lợi nhuận
c) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học - công nghệ, về thịtrường, về cung cấp thông tin, dịch vụ; tạo môi trường thuận lợi để các thànhphần kinh tế phát triển
d) Có chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp và địa bàn nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nông dâncùng đầu tư để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn
đ) Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏivừa phải kiên trì, vừa phải có bước đột phá và phải có sự đồng thuận, quyết tâmcao của lãnh đạo và cả cả hệ thống chính trị Cần phải thường xuyên đánh giá,tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Chuyển nền nông nghiệp từ quảngcanh, tự cung, tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa Nâng cao giá trị sảnsuất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp Bảo vệ môi trường sinh thái, phát
Trang 9triển bền vững Đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, gópphần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Duy trì tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5-6%trong giai đoạn từ 2015- 2020 và 4,5 - 5% vào giai đoạn 2021- 2030
Chuyển cơ cấu Trồng trọt Chăn nuôi, thủy sản Lâm nghiệp từ 47
-29 - 24 (%) hiện nay lên 42 - 30 - 28 (%) vào năm 2020 và 36 - 31 - 33 (%) vàonăm 2030
- Đến năm 2020, mức thu nhập của nông dân tăng nên 2 lần và đến năm
2030 tăng nên 5 lần so với năm 2014
3 Kết quả thực hiện sau 3 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu
3.1 Về mặt kinh tế
3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tuy nông nghiệp chỉ đóng góp phần không lớn trong tổng thu nhập kinh tếQuốc dân (15,04%) nhưng nó có tính quyết định lớn đến sự bình ổn nền kinh tế củatỉnh vì phần lớn dân số (74,10%) sống bằng nghề nông nghiệp Nông nghiệp củatỉnh giai đoạn 2016 – 2020 phát triển tương đối ổn định, hằng năm tăng từ 5,4 –5,6% trên năm, giá trị SPNN tính theo giá cố định 2010 tăng bình quân 5,5%
Cùng với sự tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn tỉnh thì thu nhập của hộdân ngày các được nâng lên, bình quân thu nhập/người/năm năm sau, cao hơnnăm trước cụ thể năm 2016 là 22,5 triệu đồng, năm 2017 là 28,6 triệu và dự kiếnnăm 2017 là 32 triệu đồng
3.1.2 Năng xuất lao động ngành nông nghiệp
Năng xuất lao động trong ngành nông – lâm nghiệp có su hướng tăng dần,đến năm 2016 là 9,6 triệu đồng /người/năm đến năm 2017 là 11,7 triệu đồng
Trang 10tăng 21,8%/năm Tuy nhiên đây là ngành có trình độ kĩ thuật thấp chủ yếu là laođộng thủ công, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, giá bán sản phẩm thấp
so với các ngành khác nên năng xuất lao động thấp
3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong nội bộ ngành Nông – lâm, thủy sản, trồng trọt tăng đều qua các nămvà chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành, tốc độ tăng bình quân 6,8%, thủy sảntăng 9% riêng ngành chăn nuôi có tăng trưởng âm (-4%) do giá cả thị trườngxuống thấp Tuy nhiên dự kiến năm 2018 thủy sản tăng trưởng không cao dothời tiết thay đổi bất thường, mưa lũ trên hầu hết các sông, hồ lớn, lũ quét làmthiệt hại lớn
3.1.3.1 Nông nghiệp:
Xu hướng chuyển dịch cũng như tốc độ tăng trưởng trong nội bộ ngànhnông nghiệp diễn ra còn chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăngbình quân hằng năm 2,4%/năm (riêng năm 2017 tăng 4,6%) Ngành chăn nuôihằng năm vẫn có sự gia tăng dù năm 2017 cóp tăng trưởng âm nhưng sau 03năm tốc độ tăng vẫn đạt 1,85% trên năm Dịch vụ nông nghiệp chưa được chútrọng phát triển nên ít có sự biến động
Cây ngô: Song song với việc tăng diện tích sản xuất, việc bố trí giống ngôlai có năng xuất cao, ngô hang hóa vụ đông, đông xuân, thu đông thích nghi với
Trang 11điều kiện sinh thái của từng địa bàn và tập quán canh tác của các dân tộc cũng
đã tạo ra thu nhập cho một bộ phận người nông dân trong thời gian nông nhàn
* Cây công nghiệp: Được thiên nhiên ưu đãi tỉnh Lai Châu là tỉnh có thếmạnh về phát triển cây công nghiệp như chè, cao su Trong đó sản lượng chènăm 2017 là 182 tỷ đồng hằng năm tăng 12,6%/ năm sản phẩm đã được xuấtkhẩu sang một số nước như Ấn Độ, Đài Loan và đã bước đầu tạo được một sốsản phẩm chất lượng cao từ chè như Mat cha chè phục vụ nhu cầu trong tỉnh.Sản lượng mủ cao su đạt 17,9 tỷ đồng Tuy nhiên sản phẩm chè chủ yếu xuấtkhẩu thô giá trị đạt thấp và chưa có thương hiệu trên thế giới, trong khi đó nhândân sản xuất chè vẫn canh tác theo truyền thống và sử dụng nhiều hóa chất độchại trị sâu bệnh hại chè và thuốc diệt cỏ dẫn đến có nguy hại cho môi trườngsinh thái và trực tiếp sức khỏe của người xản xuất, đối với mủ cao su do bất ổncủa giá cả thị trường nên thu hoạch vẫn cầm chừng
* Các cây trồng khác: Nhiều địa phương đã áp dụng luân canh, xen canh,gối vụ với cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, đồng thời thực hiện chính sách
hỗ trợ cây trồng xen trong diện tích cây công nghiệp khi chưa đến kỳ thu hoạchcũng tạo tăng năng xuất và sản lượng cây trồng như lạc, đậu, đỗ các loại …ngoài ra một số xã vùng biên giới phát triển trồng chuối xuất khẩu cũng tăng giátrị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên mới là tự phát của nhândân và giá cả cũng thiếu ổn định
* Chăn nuôi:
Đàn gia súc của tỉnh chủ yếu là trâu, bò, lợn hằng năn tăng trưởng bìnhquân 5%, riêng đàn lợn năm 2017 tăng trưởng âm 4% so với kế hoạch Ngoàichăn nuôi đại gia súc nhiều vùng đã thực hiện nuôi các con vật khác có giá trịkinh tế như ngựa, dê
Tổng đàn gia cầm trong giai đọan này cũng có xu hướng tăng dần nhưngkhông ổn định do dịch bệnh hằng năm do vậy chỉ tăng bình quân 0,5%/năm.3.1.3.2 Lâm nghiệp:
Trang 12Tỉnh Lai Châu là tỉnh miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tương đốilớn, toàn tỉnh có 444.391 ha đất lâm nghiệp, trong đó 389.908 ha là rừng tựnhiên, 13.433 ha là rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng là 48,04% Đến nay diện tíchrừng sản xuất do các doanh nghiệp đầu tư còn quá thấp đặc biệt ngành chế biếnlâm sản chưa được phát triển người dân có thu nhập chủ yếu thông qua chămsóc, bảo vệ rừng trông, khoanh nuôi tái sinh rừng và tiền dịch vụ môi trườngrừng, từ năm 2015 đến nay tỉnh đang thực hiện trồng và mở rộng diện tích cao
sư, quế, sơn tra, và cây mắc ca Tuy nhiên giá mủ cao su thấp do đó thu nhậpcủa người dân tham gia trồng cao su thấp, còn các cây trồng khác chưa cho thuhoạch
Tóm lại thủy sản được đầu tư phát triển trên nhiều mặt và chú trọng hơnđến hiệu quả nhưng diện tích nuôi trồng vẫn còn thấp, sản phẩm thủy sản chưacó hướng đi vững chắc trên thị trường Trong khi đó thiên tai khí hậu diễn biếnbất thường gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nuôi trồng thủy sản Trong nhữngnăm tới tỉnh cần có chính sách tìm hướng khai thác có hiệu quả diện tích long hồthủy điện, diện tích cá nước lạnh, đồng thời xây dựng mô hình nuôi trồng theo
mô hình sạch, có nguồn gốc tạo chỗ đứng trên thị trường
3.1.4 Thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường
Từ sản xuất tự cung, tự cấp đến nay sản xuất nông lâm, thủy sản đã có địnhhướng và một số mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh cao như lúa chất lượng