1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống phanh xe gaz

61 331 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

* Hệ thống phanh gồm có phanh chân và phanh tay.- Phanh chính phanh chân gồm 4 cơ cấu phanh guốc đặt ở các bánh xe vớidẫn động thủy lực có trợ lực chân không.. + Hệ thống phanh dẫn động

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động nhộnnhịp, sự đô thị hoá cao, nhu cầu đi lại trên trục đường giao thông ngày càng lớn.Song do điều kiện đường xá hẹp cho nên vấn đề an toàn giao thông trên đườngchiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó là một trong những vấn đề nhức nhốicủa toàn xã hội đang được đặt ra và cần tìm được một giải pháp hữu hiệu Đặcbiệt là đối với loại xe quân sự phải thường xuyên hoạt động trên đường rừng núi,đèo dốc Chính vì vậy mà vấn đề an toàn giao thông được đặt ra là một trongnhững vấn đề bức xúc hàng đầu

Hệ thống an toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá chất lượng khai thác xe quân sự, nó được đánh giá cụ thể bằng hiệu quả của

hệ thống phanh Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậycủa hệ thống phanh trên ô tô được quan tâm nhiều, đồng thời mạng lưới giaothông ngày càng phát triển, chất lượng đường ngày càng được nâng cấp chophép nâng cao được vận tốc trung bình của xe Hệ thống phanh có đảm bảo độtin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng vàlinh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hìnhkhác nhau Trong thực tế việc khai thác sử dụng xe ô tô ở Việt Nam trong nhữngnăm qua cho thấy: do điều kiện thời tiết khí hậu , địa hình và điều kiện chăm sócbảo quản, bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, do đó hệ thống phanh còn xảy ra một

số hư hỏng mang tính chất đặc thù, dẫn đến việc sử dụng xe còn có những khókhăn nhất định

Trong quá trình học tập chuyên ngành Ô tô quân sự tôi được giao nhiệm vụlàm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống phanh ô tô GAZ-66” Mụcđích của đồ án này là tìm hiểu phân tích đặc điểm kết cấu, tính toán kiểmnghiệm cơ cấu phanh chính ô tô GAZ-66 Từ đó đưa ra những nội dung và biệnpháp cần thiết giúp cho việc khai thác sử dụng hệ thống phanh được tốt hơn,

Trang 3

động của xe trong mọi điều kiện sử dụng Từ mục đích đó đồ án này tập trunggiải quyết các vấn đề:

Mở đầu

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2 : Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ô tô GAZ-66

Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh ô tô GAZ-66

Chương 4: Khai thác hệ thống phanh ô tô GAZ-66

Kết luận

Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy

giáo Đại úy, Trần Đình Việt cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô quân sự.

Nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để

đồ án được hoàn thiện hơn!

Học viện thực hiện

Bùi Công Trình

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE Ô TÔ GAZ-66 1.1 Giới thiệu chung về xe ô tô GAZ-66

Xe ô tô GAZ-66 loại ô tô tải hạng trung do nhà máy Gorski (Liên Xô) sảnxuất năm 1964 Khi sản xuất người ta chú trọng đến đảm bảo chất lượng độnglực học tốt, tính năng thông qua cao, tính ổn định chuyển động tốt, điều khiểnnhẹ nhàng, đảm bảo độ tin cậy cao và thuận tiện cho việc bảo dưỡng sửa chữa.Các thế hệ trước gồm có GAZ-53, GAZ-51 Do có nhiều ưu điểm nên xe ô tôGAZ-66 được sử dụng rộng rãi ở Việt nam, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.Hình dáng bên ngoài xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên Hình 1.1

Hình 1.1 Hình dáng bên ngoài xe ô tô GAZ-66

Xe ô tô GAZ-66 là loại xe 2 cầu chủ động với công thức bánh xe 4x4, tínhnăng thông qua cao, tải trọng 2 tấn và kéo được rơ moóc có tải trọng 2 tấn, cótời nên xe GAZ-66 có thể hoạt động ở nhiều địa hình phức tạp khác nhau, trongmọi điều kiện khí hậu, thời tiết

Xe GAZ-66 có động cơ đặt phía trước, bên dưới ca bin, kiểu bố trí này đảmbảo hệ số sử dụng chiều dài xe lớn, tầm nhìn lái xe thoáng, tải trọng được phân

Trang 5

bố cho các cầu tương đối đều Tuy nhiên để bảo dưỡng sửa chữa động cơ thìphải bố trí cabin lật, đồng thời cách âm, cách nhiệt cho lái xe không tốt.

* Động cơ: xe GAZ-66 sử dụng động cơ ЗмЗ-66 là loại động cơ 4 kỳ, 8 xilanh, bố trí hình chữ V, thứ tự công tác 1-5-4-2-6-3-7-8 Công suất lớn nhất động

cơ là 115 mã lực ở tốc độ vòng quay trục khuỷu là 3200 v/p Có bộ hạn chế tốc

độ tối đa, mô men lớn nhất 290 N.m ở tốc độ vòng quay trục khuỷu 2000-2500v/p, tỷ số nén 6,7; thể tích công tác 4,25l; hành trình pít tông 80 mm, đườngkính xi lanh 92mm Động cơ bao gồm các hệ thống và cơ cấu sau :

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu chế hòa khí, dung tích bình nhiên liệu

là 210 lít

- Hệ thống đánh lửa kiểu bán dẫn có tiếp điểm, khởi động bằng điện

- Hệ thống làm mát bằng phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơmnước, có dung lượng là 23 lít, có van hằng nhiệt và có bộ phận sấy nóng để khởiđộng được động cơ ở môi trường nhiệt độ thấp

- Hệ thống bôi trơn kiểu không tuần hoàn, kết hợp bơm và vung té, có dunglượng 8 lít

- Cơ cấu phối khí dạng xu páp treo

* Hệ thống truyền lực kiểu cơ khí gồm:

- Ly hợp ma sát khô, một đĩa bị động, tạo lực ép bằng lò xo ép bố trí xungquanh, dẫn động điều khiển thủy lực

- Hộp số cơ khí 4 cấp, 3 trục dọc, sử dụng đồng tốc ở số truyền 3 và 4, dẫnđộng điều khiển trực tiếp Khóa hãm kiểu chốt và con trượt, định vị bi và lò xo,khóa hãm số lùi kiểu bi và cốc

- Hộp số phân phối kiểu cơ khí 2 cấp với tỷ số truyền thẳng ipc=1 và tỷ sốtruyền thấp ipx=1.982 Trục chủ động và trục ra cầu sau đặt đồng tâm, cơ cấu bảohiểm kiểu lò xo và cốc

- Truyền động các đăng kép loại nửa kín, nửa hở

* Hệ thống lái sử dụng hệ thống lái cơ khí có trợ lực thủy lực, có tỷ sốtruyền i=20,5

- Cơ cấu lái kiểu trục vít lõm-con lăn

- Dẫn động lái kiểu cơ khí có trợ lực thủy lực

Trang 6

* Hệ thống phanh gồm có phanh chân và phanh tay.

- Phanh chính (phanh chân) gồm 4 cơ cấu phanh guốc đặt ở các bánh xe vớidẫn động thủy lực có trợ lực chân không

- Phanh tay bố trí ở sau hộp số phân phối, kiểu phanh guốc, dẫn động cơ khí

* Phần vận hành:

- Bánh xe có đĩa vành rời, lốp kiểu tôrôít, kích thước 1200 -18, áp suất khítrong lốp là 0,5-2,8 kg/cm3

- Khung xe kiểu 2 dầm dọc, 5 dầm ngang

- Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi kiểu nhíp, giảm chấn ống tácdụng hai chiều

* Các thiết bị phụ:

- Hộp trích công suất kiểu cơ khí

- Tời kiểu tang trống, đặt ngang phía trước xe, giảm tốc trục vít bánh vít.Tời có lực kéo lớn nhất là 3500 N, chiều dài lớn nhất của dây tời là 50m, đườngkính dây 22mm

- Hệ thống điều chỉnh áp suất hơi lốp: kiểu trung tâm

Các kích thước cơ bản của xe ô tô GAZ-66 được thể hiển trên Hình 1.2

Hình 1.2 Kích thước cơ bản của xe ô tô GAZ-66

Trang 7

1.2 Tính năng kỹ thuật của xe ô tô GAZ-66

Tính năng chiến kỹ thuật của xe ô tô GAZ-66 được thể hiện trong Bảng 1.1

Bảng 1.1.TÍNH NĂNG CHIẾN KỸ THUẬT CỦA XE Ô TÔ GAZ-66 TL[6]

Trang 8

STT THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

Trang 9

STT THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ

1

các bánh xe, dẫnđộng thủy lực, trợlực chân không

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH ÔTÔ GAZ-66

2.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ thống phanh trên xe ô tô.

2.1.1 Công dụng của hệ thống phanh

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đếnmột tốc độ nào đó, ngoài ra hệ thống phanh còn đảm bảo giữ xe đứng cố định tạimột vị trí trong thời gian dài

Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhấtbởi vì nó đảm bảo cho xe chạy an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnhđược tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, vì vậy mà

có thể nâng cao được vận tốc trung bình của xe

2.1.2 Các yêu cầu đối với hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên ô tô phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau

- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay

cả khi dừng xe tại chỗ

- Có độ tin cậy làm việc cao để ô tô chuyển động an toàn

- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh

xe êm dịu trong mọi trường hợp

- Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện và có tính tuỳ động Dẫn động phanhchân và phanh dừng làm việc độc lập không ảnh hưởng lẫn nhau

- Đảm bảo sự phân bố mô men phanh trên các bánh xe theo quan hệ sửdụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào

- Các chi tiết phải có trọng lượng nhỏ, đảm bảo cứng vững, tuổi thọ cao, dễ

sử dụng và chăm sóc, bảo dưỡng bảo quản, thời gian bảo dưỡng sửa chữa ngắn

- Kết cấu cơ cấu phanh đảm bảo thoát nhiệt, bao kín tốt và có khả năng bảo

vệ tốt

- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe khi đầy tải đứng yên trên dốc có

độ dốc 16% (trường hợp có rơ moóc là 8%) trong thời gian dài

2.1.3 Phân loại hệ thống phanh

Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh trên xe ô tô:

- Theo công dụng hệ thống phanh

+ Hệ thống phanh chính (phanh chân)

Trang 11

+ Hệ thống phanh dẫn động kết hợp (thường là Thuỷ-khí)

- Theo đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh:

+ Phanh guốc (phanh tang trống)

- Theo đặc điểm kết cấu bộ trợ lực phanh:

+ Dẫn động phanh có trợ lực kiểu chân không

+ Dẫn động phanh có trợ lực kiểu khí nén

+ Dẫn động phanh có trợ lực kiểu chân không kết hợp thuỷ lực

+ Dẫn động phanh có trợ lực kiểu điện từ

2.2 Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh chính trên ô tô GAZ-66

Ô tô GAZ-66 là xe tải có trọng lượng không lớn, sử dụng hệ thống phanhdẫn động thuỷ lực, có trợ lực chân không, bố trí cơ cấu phanh guốc chốt tựakhác phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau trên cầu trước và cơ cấu phanhguốc chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau trên cầu sau

Lực tác dụng từ bàn đạp được truyền đến cơ cấu phanh bằng chất lỏng (dầu)

2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung

2.2.1.1 Cấu tạo chung

Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh chính trên xe ô tô GAZ-66 được biểu diễntrên Hình 2.1

Cấu tạo của hệ thống phanh chính trên xe ô tô GAZ-66 gồm có các phầnchính: Dẫn động phanh, cơ cấu phanh và trợ lực phanh

Trang 12

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh chính.

1- Bàn đạp phanh; 2- Xi lanh phanh chính; 3- Xi lanh phanh bánh xe cầu trước; 4- Guốc phanh ở cơ cấu phanh cầu trước; 5- Bầu trợ lực; 6- Guốc phanh

ở cơ cấu cầu sau; 7- Xi lanh phanh bánh xe cầu sau.

Cơ cấu phanh gồm có các guốc phanh (4), (6), với các lò xo kéo, chốt tựacủa guốc Tang phanh được cố định trên moay ơ bánh xe và quay cùng với bánh

xe Guốc phanh một đầu cố định lên giá qua khớp quay với chốt tựa, đầu kia củaguốc tỳ vào ụ tỳ của pít tông xi lanh công tác Lò xo kéo có tác dụng kéo guốcphanh tách khỏi tang phanh khi thôi phanh

Dẫn động phanh gồm xi lanh phanh chính (2), bầu trợ lực (5), xi lanh côngtác (3) và (7), các đường ống dẫn dầu Trong các đường ống dẫn và các khoangtrong xi lanh chính và xi lanh công tác ở bánh xe được điền đầy chất lỏng

2.2.1.2 Nguyên lý làm việc

* Khi chưa phanh: Trong hệ thống tồn tại một áp suất dư có giá trị nhỏ

P = (1,04÷1,1) MPa, nên dưới sức căng của lò xo cụm van thì van không khíđóng, van chân không mở Các khoang của bầu trợ lực và cụm van điều khiểnđược nối thông với nhau qua van chân không Khi động cơ làm việc độ chânkhông trong đường ống nạp làm mở van một chiều, các khoang được nối với

Trang 13

đường ống nạp và có độ chân không lớn Áp lực ở hai bên màng bầu chân khôngcân bằng Lò xo côn hồi vị sẽ đẩy cho màng cao su của bầu chân không và píttông của xi lanh trợ lực ở vị trí tận cùng bên trái Tấm mở tỳ vào cữ hạn chế nênđầu của nó tác dụng vào viên bi của van một chiều làm mở van, không gian phíatrước và sau pít tông được nối thông với nhau qua van bi.

* Khi đạp phanh với lực đạp nhỏ (QBĐ<13 KG): xi lanh chính làm việc tạonên dầu có áp suất cao được dẫn đến xi lanh trợ lực, áp lực dầu tác dụng lên píttông xi lanh điều khiển lúc này còn nhỏ chưa thắng được sức căng lò xo cụmvan nên van không khí vẫn đóng, van chân không vẫn mở, các chi tiết trong bộtrợ lực vẫn ở vị trí ban đầu Dầu qua van 1 chiều trong pít tông trợ lực tới các xilanh công tác thực hiện phanh xe Khi này lực phanh ở cơ cấu phanh chỉ dongười lái tác dụng và bộ trợ lực chưa làm việc

* Khi đạp phanh với lực đạp lớn hơn (QBĐ>13 KG): xi lanh chính làm việctạo nên dầu có áp suất cao dẫn tới xi lanh trợ lực Lúc này áp lực dầu tác dụngphía dưới pít tông điều khiển đủ lớn thắng được sức căng của lò xo van làm píttông điều khiển cùng màng cao su dịch chuyển đi lên, van chân không đóng vankhông khí mở Khoang trái bầu trợ lực và khoang trên của cụm van điều khiểnđược nối thông với khí trời qua van không khí và bầu lọc khí Khoang phải củabầu trợ lực và khoang dưới của cụm van điều khiển được nối thông với đườngnạp của động cơ Áp lực ở 2 bên màng của bầu chân không có sự chênh lệch làmmàng dịch chuyển sang phải nén lò xo côn hồi vị lại, khi đó pít tông trợ lực dịchchuyển Do đường kính của lỗ trên pít tông và đường kính chốt nhỏ hơn lỗ trêncần pít tông nên pít tông bao giờ cũng dịch chuyển trước so với tấm mở mộtkhoảng nhỏ Van một chiều trong pít tông được đóng lại, dầu phía trước pít tông

xi lanh trợ lực bị nén lại tạo nên áp suất cao dẫn tới xi lanh công tác thực hiệnphanh xe Như vậy lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh do hai thành phần tácdụng: một do người lái và một do cơ cấu trợ lực tác dụng

* Khi đạp phanh với lực đạp lớn hơn (QBĐ>13 KG) rồi giữ nguyên vị tríbàn đạp: tại thời điểm giữ nguyên vị trí bàn đạp sự chênh lệch về áp lực ở haibên màng vẫn còn tồn tại nên màng và pít tông trợ lực vẫn còn dịch chuyểnthêm một khoảng nhỏ Thể tích phía dưới pít tông điều khiển tăng, áp suất giảm

Trang 14

nên pít tông điều khiển sẽ dịch chuyển xuống dưới một khoảng nhỏ làm đóngvan không không khí, van chân không vẫn đóng, áp lực ở hai bên màng ở bầuchân không được cân bằng Màng và pít tông trợ lực được giữ ở vị trí xác định

áp suất dầu dẫn tới các xi lanh công tác có giá trị không đổi do vậy xe đượcphanh với lực phanh không đổi và tỷ lệ với lực đạp

* Khi thôi phanh: khi thôi tác dụng vào bàn đạp phanh áp suất xi lanh chínhgiảm, pít tong điều khiển dịch chuyển về vị trí ban đầu, van không khí đóng vanchân không mở các khoang của bầu trợ lực và van điều khiển được nối thông vớinhau và nối với đường nạp của động cơ Dưới tác dụng của lò xo côn hồi vị làmcho màng dịch chuyển về vị trí ban đầu, pít tông trợ lực được dịch chuyển về vịtrí ban đầu đến khi tấm mở tỳ vào cữ hạn chế sẽ làm mở van một chiều, dầu từcác xi lanh công tác trở về xi lanh chính qua van một chiều thực hiện thôi phanh

2.2.1.3 Ưu, nhược điểm hệ thống phanh thủy lực

*Ưu điểm

Hệ thống phanh dầu được sử dụng rất phổ biến, trên tất cả các xe du lịch vàtrên một số xe tải nhẹ bởi các ưu điểm sau:

- Kết cấu đơn giản, thời gian chậm tác dụng nhỏ, hiệu suất cao

- Phanh đồng thời các bánh xe với sự phân bố lực phanh giữa các bánh xehoặc giữa các má phanh theo yêu cầu

- Có khả năng sử dụng trên nhiều ô tô khác nhau mà chỉ cần thay đổi cơcấu phanh

*Nhược điểm

- Lực tác dụng lên bàn đạp phanh lớn, (thường phải bố trí thêm bộ trợ lựcphanh)

- Hiệu suất truyền động giảm ở nhiệt độ thấp

- Không thể phanh trong thời gian dài vì áp suất trong dẫn động lớn (>10MPa) có thể dẫn đến dò dầu ở các mối ghép kín

- Khi có vị trí nào hư hỏng, chảy dầu thì hiệu quả phanh sẽ bị giảm

Trang 15

2.2.2 Đặc điểm kết cấu các cụm cơ bản.

2.2.2.1 Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh.

Cơ cấu phanh có nhiệm vụ tạo ra mô men phanh cần thiết và giữ ổn định vềchất lượng phanh trong quá trình sử dụng

a Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh cầu sau

Kết cấu cơ cấu phanh cầu sau xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên Hình 2.2

Hình 2.2 Kết cấu cơ cấu phanh bánh sau.

1- Chụp bảo vệ xi lanh phanh bánh xe; 2- Xi lanh công tác; 3- Mâm phanh; 4- Lò xo kéo guốc phanh; 5- Móc dẫn hướng guốc phanh; 6- Guốc phanh; 7- Má phanh; 8- Bu lông của cam điều chỉnh; 9- Đệm; 10- Lò xo cam điều chỉnh; 11- Cam điều chỉnh; 12- Tấm bắt chốt tựa; 13- Bạc lệch tâm của chốt tựa; 14- Chốt tựa của guốc phanh; 15- Đai ốc; 16- Đệm vênh.

Qua hình 2.2 và ta thấy cơ cấu phanh cầu sau xe ô tô GAZ-66 là cơ cấuphanh kiểu guốc (tang trống), có chốt tựa một phía và lực đẩy lên các guốc

phanh bằng nhau Cơ cấu phanh này có lực đẩy guốc phanh P1 = P2 do đườngkính pít tông, xi lanh công tác bằng nhau Kết cấu chính gồm có:

Trang 16

- Mâm phanh (3) thường được dập từ thép lá và được bắt cố định với dằmcầu, nó dùng để gá lắp xi lanh công tác, guốc phanh, cam điều chỉnh

- Guốc phanh (6) được chế tạo theo phương pháp đúc bằng gang hoặc cóthể theo phương pháp dập hàn và có tiết diện chữ T để có khả năng chống mòntốt Guốc phanh (6) một đầu quay xung quanh chốt tựa (14), đầu kia tỳ vào píttông ở xi lanh công tác dưới tác dụng của lò so kéo (4) Các chốt tựa (14) có thểquay trong lỗ của mâm phanh (3) Trên chốt tựa người ta lắp đệm (13) lệch tâmđối với tâm quay của chốt Các đệm này không thể quay xung quanh chốt nhưng

có thể cùng với chốt quay xung quanh lỗ của guốc phanh Kết cấu này bảo đảmcho phép nhờ sự quay của chốt (14) mà làm chuyển dịch đầu dưới của guốcphanh so với mâm phanh mà nhờ đó mà điều chỉnh được khe hở giữa guốcphanh và má phanh khi lắp ráp Trên guốc phanh được lắp má phanh bằngphương pháp dán keo hay đinh tán (thường là bằng đinh tán) Vật liệu chế tạođinh tán là kim loại mềm để tránh hiện tượng cào xước bề mặt tang phanh khi

má phanh bị mòn Các guốc phanh luôn tỳ vào chốt quả đào (11) (cam điềuchỉnh) dưới tác dụng của lò xo kéo (4) Trong quá trình sử dụng có thể điềuchỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh nhờ chốt quả đào (11) Chốt quảđào (11) được giữ ở một vị trí bất kỳ khi xoay và nén sơ bộ lò xo (10) nhờ quayđầu bu lông (8)

Như vậy một guốc phanh được định tâm (điều chỉnh) so với tang phanhnhờ chốt quả đào (11) và các đệm lệch (13) của chốt (14) Chuyển dịch ngangcủa các guốc được hạn chế bởi các đệm tỳ dẫn hướng (5) Đầu trên của các guốcđược tỳ vào ụ tỳ của pít tông xi lanh công tác (2)

- Tang phanh: được kẹp chặt với mặt bích của may ơ bánh xe, bề mặt làmviệc được gia công nhẵn bóng Tang phanh có diện tích thoát nhiệt cần thiết, có độcứng vững cao và trọng lượng nhỏ, vật liệu chế tạo có hệ số ma sát cao và mònđều trong bất kỳ trường hợp nào Tang phanh thường được đúc từ gang xám hoặcgang hợp kim Để đảm bảo độ trùng tâm giữa tang phanh moay ơ bề mặt làm việcđược gia công khi lắp cùng với moay ơ sau đó được tiến hành cân bằng

Trang 17

- Lò xo kéo: lò xo hình trụ bố trí chung cho cả hai guốc phanh.

b Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh cầu trước

Kết cấu cơ cấu phanh cầu trước xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên hình 2.3

Hình 2.3: Cơ cấu phanh bánh xe cầu trước.

1 Chốt tựa; 2 Xi lanh phanh bánh xe; 3 Van thông qua; 4 Chụp bảo vệ van thông qua; 5 Lò xo của xi lanh phanh; 6, 10 Guốc phanh cùng với tấm ma sát; 7 Pít tông xi lanh công tác; 8 Chụp bảo vệ xi lanh phanh; 9 Lò xo kéo guốc phanh; 11 Mâm phanh; 12 Đai ốc chốt tựa; 13 Bạc lệch tâm chốt tựa;

14 Đường ống dẫn dầu đến các xi lanh phanh bánh xe; 15 Đầu ốc của cam lệch tâm điều chỉnh.

Qua hình 2.3 ta thấy cơ cấu phanh cầu trước xe ô tô GAZ.66 là cơ cấuphanh kiểu guốc, có chốt tựa khác phía và lực đẩy lên các guốc phanh như nhau.Kết cấu các chi tiết chính của cơ cấu phanh trước như: mâm phanh, tang phanh,guốc phanh, lò xo kéo cơ bản giống kết cấu của cơ cấu phanh bánh sau Chỉkhác ở cơ cấu phanh có bố trí riêng hai xi lanh phanh bánh xe (2) và hai chốt tựa(1) riêng cho từng guốc và ở khác phía, mỗi một guốc phanh có một lò xo kéoriêng biệt

Khe hở cần thiết giữa má phanh và tang phanh được bảo đảm thông quaviệc điều chỉnh cam và bạc lệch tâm Hành trình của pít tông (7) được xác định

Trang 18

bởi khe hở δ Trị số của nó tương ứng với khe hở cho phép lớn nhất giữa máphanh và tang phanh trong sử dụng Khi các tấm ma sát bị mòn, khi phanh lầntiếp theo pít tông chuyển dịch với hành trình lớn hơn khe hở δ.

2.2.2.2 Đặc điểm kết cấu dẫn động phanh.

Dẫn động phanh cần phải bảo đảm sự nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồngthời làm việc của các cơ cấu phanh Đồng thời bảo đảm sự phân bố lực phanhcần thiết giữa các cầu Mặt khác dẫn động phanh còn phải bảo đảm sự tỷ lệ giữalực tác dụng trên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh làmviệc, bảo đảm hiệu suất làm việc cao

Đối với ô tô GAZ-66 dùng dẫn động phanh thuỷ lực, lực tác dụng lên bànđạp được truyền đến cơ cấu phanh nhờ chất lỏng, dầu được điền đầy trong cácđường ống, trong các khoang của xi lanh phanh chính, xi lanh công tác Dẫnđộng hệ thống phanh bao gồm các cụm chi tiết chính: Bàn đạp phanh, cần đẩy,pít tông, xi lanh chính, đường ống dẫn đến các xi lanh công tác ở các bánh xe, xilanh công tác, lò xo kéo

1 Đặc điểm kết cấu xi lanh chính.

Trong dẫn động phanh thuỷ lực, xi lanh chính dùng để tạo cho dầu có ápsuất cao cung cấp cho hệ thống và duy trì áp suất dư trên đường ống

a Cấu tạo

Kết cấu xi lanh chính được thể hiện trên hình 2.4

Xi lanh chính được lắp trên giá trong cabin hoặc ở khung xe dưới sàn cabin.Qua hình 2.4 ta thấy kết cấu xi lanh chính trong hệ thống phanh xe ô tôGAZ-66 gồm:

Thân xi lanh (12) chế tạo bằng gang, làm liền với bầu chứa dầu (1) và nốithông với nhau qua lỗ thoát dầu (A), lỗ bù dầu (B) Bầu chứa dầu có nắp đậy (3),nắp đổ dầu (5) và lỗ thông áp (6) Xi lanh, một đầu có lỗ ren để lắp đường ống dẫndầu tới các xi lanh công tác, mặt trụ trong chế tạo nhẵn bóng để lắp các chi tiết.Pít tông (14) được đúc bằng hợp kim nhôm, đường kính 22 mm, lắp trong

xi lanh có phớt làm kín và chặn dịch dọc bằng vòng hãm, thân pít tông gia côngthắt ở giữa tạo thành khoang chứa dầu, một đầu có các lỗ dọc trục để dẫn dầu rakhoang phía trước pít tông, đầu còn lại lắp với cần pít tông (11) Giữa đầu cần

Trang 19

(11) với đáy lõm của pít tông khi chưa phanh có khe hở δ = (1,5 ÷ 2,5) mm, khe

hở này quy dẫn lên bàn đạp gọi là hành trình tự do của bàn đạp phanh và đượcđiều chỉnh bằng ốc lệch tâm (13) hoặc thanh kéo liên động Cần (11) được nốivới bàn đạp thông thanh léo liên động

Phía trước pít tông có lò xo lá (15), bát cao su làm kín dầu (16), nhờ có lò

xo lá mà bát cao su không bịt kín các lỗ ở đầu pít tông tạo thành van một chiều.Trước cửa dầu ra có cụm van thuận, van ngược, van thuận gồm đĩa van (20), lò

xo (18), van ngược có đĩa van (19) và lò xo (17) Trong xi lanh và bầu chứa cóchứa dầu phanh (Dầu APP - DOT hoặc VH - 32 )

Hình 2.4 Xi lanh phanh chính ô tô GAZ-66 1- Bầu chứa dầu; 2,4,8- Đệm làm kín; 3- Nắp; 5- Nắp đổ dầu; 6- Lỗ thông áp; 7- Không gian chứa dầu; 9- Nắp xi lanh chính; 10- Chụp bao kín; 11- Cần piston; 12- Xi lanh; 13- Chốt lệch tâm; 14- Pít tông; 15- Lò xo lá; 16- Bát cao su; 17- Lò xo van ngược; 18- Lò xo van thuận; 19- Van ngược; 20- Van thuận; 21- Bàn đạp phanh; 22- Lò xo hồi vị.

Trang 20

b Nguyên lý làm việc

Khi phanh: Tác dụng một lực lên bàn đạp, thông qua thanh kéo đẩy cầnpít tông (11) dịch chuyển sang trái, đẩy pít tông (14) và bát cao su (16) cùngdịch chuyển nén lò xo van ngược (17) Khi bát cao su bịt kín lỗ thoát dầu (A),dầu phía trước pít tông được nén có áp suất cao đẩy mở van thuận theo đườngống tới các xi lanh công tác ở cơ cấu phanh, thực hiện phanh

Do đạp phanh lần đầu lực phanh chưa lớn, người lái nhấc nhanh chân khỏibàn đạp, lò xo van ngược đẩy bát cao su và pít tông hồi vị nhanh Khi bát cao suchưa mở lỗ thoát (A) và do sức căng lò xo van ngược còn lớn, van ngược vẫnđóng, dầu chưa về được xi lanh chính, làm cho khoang phía trước pít tông có độchân không Dầu từ bầu chứa qua lỗ bù dầu (B), lỗ ở đầu pít tông, lách qua mépbát cao su vào khoang trước pít tông Lượng dầu bù này có tác dụng để lần đạpphanh tiếp theo có hiệu quả phanh lớn

Khi nhả phanh: Thôi tác dụng lực lên bàn đạp, lò xo hồi vị kéo bàn đạp (21)

và cần (11) về vị trí ban đầu Lò xo van ngược đẩy bát cao su và pít tông hồi vịnhanh Khi bát cao su mở lỗ thoát, van ngược cũng mở, dầu từ các xi lanh côngtác qua van ngược và lỗ thoát về bầu chứa, thực hiện nhả phanh

Áp suất dầu trên đường ống còn P = (0,104÷0,11) Mpa thì van ngược đóngtránh lọt khí vào hệ thống

2 Đặc điểm kết cấu xi lanh công tác.

Xi lanh công tác có tác dụng: Nhận dầu có áp suất cao từ xi lanh chính tới,tạo lực đẩy lên đầu các guốc phanh

a Cấu tạo.

Kết cấu xi lanh công tác được thể hiện trên hình 2.5

Trang 21

Hình 2.5 Xy lanh công tác

a) Xi lanh công tác hai pít tông (cầu trước);

b) Xi lanh công tác một pít tông (cầu sau) 1- Vít xả khí; 2- Nút đậy; 3- Ụ tỳ; 4- Chụp sao su; 5- Thân xi lanh; 6- Pít tông;

7- Bát cao su; 8- Lò xo.

Qua hình 2.5a ta thấy cấu tạo xi lanh công tác cầu sau có hai pít tông (6);Thân xi lanh (5) đúc bằng gang, dạng trụ rỗng, lắp chặt với mâm phanh bằng bulông Trên thân có vít xả khí (1) và lỗ thông với xi lanh chính bằng đường ống.Trong thân lắp hai pít tông (6), đường kính pít tông 35mm, được đúc bằng hợpkim nhôm có đường kính bằng nhau, mỗi pít tông có một bát cau su (hoặc vòngcao su) làm kín dầu (7) và để tránh bào mòn cho các pít tông, đầu các pít tông cóchế tạo các ụ tỳ Lò xo (8) luôn đẩy các bát cao su và pít tông tỳ sát vào đầu cácguốc phanh Đầu xi lanh có chụp cao su (4) che bụi

Qua hình 2.5b ta thấy cấu tạo xi lanh công tác cầu trước có một pít tông (6)gần tương tự như xi lanh công tác cầu sau; Chỉ khác trong thân chỉ lắp một píttông (6), đường kính pít tông 35mm, một đầu còn lại được chế tạo kín

Trang 22

b Nguyên lý làm việc.

Khi phanh, dầu trong xi lanh công tác có áp suất cao, áp lực của dầu đẩycác pít tông dịch chuyển, tác động một lực vào đầu guốc phanh Khi nhảphanh, áp suất dầu trong xi lanh công tác giảm, lò xo kéo các guốc phanh vàpít tông về vị trí ban đầu

2.2.2.3 Đặc điểm kết cấu bầu trợ lực chân không.

Trong dẫn động thuỷ lực, áp suất làm việc cực đại của chất lỏng khi phanh

vào khoảng 5,0 ÷8,0 MPa Để bảo đảm độ tin cậy làm việc thường bố trí trợ lựcsong song với nguồn năng lượng do lái xe sinh ra Hệ thống phanh chính của

ô tô GAZ-66 sử dụng bộ trợ lực chân không với độ chân không lấy ra từ đườngnạp của động cơ

a Cấu tạo.

Kết cấu bầu trợ lực chân không được thể hiện trên hình 2.5

Qua hình 2.6 ta thấy kết cấu bầu trợ lực chân không bao gồm các bộ phận:Bầu chân không, xi lanh trợ lực, xi lanh điều khiển và cụm van điều khiển

*Bầu chân không (1): Được dập bằng thép có hai nửa, kẹp chặt cùng màngcao su (2) bằng vòng kẹp Màng cao su lắp với cần pít tông (3) của xi lanh trợlực, có lò xo hồi vị (4), màng cao su chia bầu chân không làm hai khoang,khoang (A) bên trái và khoang (B) bên phải

*Xi lanh trợ lực (18): Thân xi lanh được đúc bằng gang, lắp chặt với bầuchân không bằng các bu lông Trên thân có các lỗ nối với xi lanh chính, xi lanhđiều khiển, các xi lanh công tác và lỗ lắp vít xả khí, phía sau có vòng cữ (17),phớt làm kín, bạc dẫn hướng cho cần pít tông (19) và nắp đậy (20)

*Pít tông đúc bằng hợp kim nhôm lắp với cần (3) bằng chốt, bên trong rỗng

để bố trí van một chiều (14) kiểu bi - lò xo, đường kính pít tông 32 mm Điềukhiển van (14) bằng tấm mở (16) lắp dịch dọc trong rãnh ở thân pít tông

*Xi lanh điều khiển và cụm van và điều khiển:

Xi lanh điều khiển để điều khiển đóng mở các van Thân xi lanh chế tạoliền với xi lanh trợ lực, trong có lắp pít tông (22)

Trang 23

Cụm van điều khiển bao gồm: Thân van (9) lắp chặt với thân xi lanh điềukhiển, tại bề mặt lắp ghép kẹp chặt màng cao su (11) Màng cao su nối với píttông điều khiển (22), có lỗ ở tâm làm cửa van chân không Trên vách ngăn củathân van có cửa van không khí Van chân không (5) và van không khí (7) nốiliền với nhau và có chung lò xo van (6) Nắp đậy (8) có lỗ (a) thông với khí trờiqua bầu lọc khí Màng cao su (12) chia không gian bên trong làm khoang C ởphía trên nối với khoang A bằng đường ống và khoang D ở phía dưới nối vớikhoang B bằng rãnh ở thân.

Van một chiều: Được bố trí trên đường ống nối giữa khoang (B) của bầuchân không với đường ống nạp của động cơ, dùng để bảo toàn độ chân khôngtrong bộ trợ lực khi động cơ ngừng làm việc, giúp cho bộ trợ lực vẫn có tácdụng ở vài lần đạp phanh tiếp theo

Cấu tạo van một chiều gồm: Thân van có hai nửa lắp với nhau bằng ren,đầu có lỗ nối với đường ống, trong thân có đĩa van và lò xo Khi độ chân không

ở đường nạp của động cơ lớn hơn độ chân không trong khoang B của bầu chânkhông thì van mở

Trang 24

Hình 2.6 Bộ trợ lực chân không hệ thống phanh ô tô GAZ - 66

1- Bầu chân không; 2- Màng cao su bầu chân không; 3- Cần pít tông trợ lực; 4,10- Lò xo màng cao su; 5- Van chân không; 6- Lò xo cụm van; 7- Van không khí; 8- Nắp; 9- Thân cụm van điều khiển; 11- Màng cao su cụm van; 12- Vít xả khí; 13- Phớt làm kín; 14- Van một chiều; 15- Pít tông; 16- Tấm mở; 17- Vòng cữ; 18- Xy lanh trợ lực; 19- Bạc dẫn hướng cần pít tông; 20- Nắp xy lanh trợ lực; 21- Chốt pít tông; 22- Pít tông điều khiển.

b Nguyên lý làm việc.

- Khi chưa phanh: Dầu trong hệ thống có áp suất dư Pít tông điều khiển(22) nằm tận cùng phía dưới, van không khí đóng, van chân không mở, nốithông các khoang A, B, C, D với nhau Khi động cơ làm việc van một chiều mở,trong các khoang A, B, C, D có độ chân không Lò xo (4) đẩy màng cao su (2)

và pít tông trợ lực (15) nằm ở tận cùng bên trái, tấm mở đẩy mở van một chiều(14), nối thông xi lanh chính với các xi lanh công tác

Trang 25

- Khi đạp phanh: Xi lanh chính làm việc, tạo cho dầu có áp suất cao theođường ống tới xi lanh trợ lực.

Trường hợp lực tác dụng của người lái nhỏ (Lực đạp Qbđ< 13 KN), áp lựcdầu tác dụng phía dưới pít tông điều khiển chưa khắc phục được sức căng lò xo(10), pít tông điều khiển, van chân không, van không khí vẫn nằm ở vị trí banđầu Trợ lực chưa làm việc, dầu từ xi lanh chính qua van một chiều (14) tới các

xi lanh công tác để phanh ô tô

Trường hợp lực tác dụng của người lái lớn (Lực đạp Qbđ≥ 13 KN), áp lựcdầu tác dụng phía dưới pít tông điều khiển đủ lớn, đẩy pít tông điều khiển vàmàng cao su (11) dịch chuyển đi lên, đóng van chân không, mở van không khí

Vì vậy, khoang A và C được nối thông với khí trời, khoang B và D nối thông vớiđường nạp của động cơ Độ chênh lệch áp suất trong khoang A và B tạo lực đấymàng cao su (2) và pít tông trợ lực dịch chuyển, van một chiều (14) trong píttông đóng lại Như vậy, lực đẩy pít tông trợ lực (15) nén dầu trong đường ống và

ở các xi lanh công tác thực hiện phanh gồm hai thành phần: Lực của người lái vàlực của bộ trợ lực, giảm nhẹ lực tác dụng cho người lái

Khi tác dụng lên bàn đạp một lực không đổi: Tại thời điểm giữ bàn đạp ở vịtrí xác định, áp suất trong khoang A và B vẫn còn chênh lệch nên pít tông trợ lựcvẫn tiếp tục dịch chuyển Khoang dưới pít tông điều khiển có thể tích tăng, ápsuất của dầu giảm Lò xo (10) đẩy màng cao su và pít tông điều khiển đi xuốngtới vị trí van không khí và van chân không đều đóng Lực tác dụng lên hai bênmàng cao su (2) cân bằng, màng cao su và pít tông trợ lực được giữ ở vị trí xácđịnh Áp suất dầu ở các xi lanh công tác có giá trị không đổi, đảm bảo lực phanh

tỷ lệ với lực tác dụng của người lái

- Khi nhả phanh: Áp suất dầu do xi lanh chính tạo ra trong hệ thống giảm

Lò xo (10) đẩy màng cao su (11) và pít tông điều khiển về vị trí cũ, van khôngkhí đóng, van chân không mở, các khoang A,B,C,D được nối với đường nạp củađộng cơ Lò xo (4) đẩy màng cao su (2) và pít tông trợ lực về tận vùng bên trái.Khi tấm mở tỳ vào vòng cữ (17) sẽ đẩy mở van một chiều (14) trong pít tông trợlực, dầu từ xi lanh công tác qua van một chiều về xi lanh chính, ô tô được nhảphanh

Trang 26

14 15

22

13 12

1 6

18 19

7 2

2.3 Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh tay (phanh dừng)

Phanh tay được lắp ở đầu ra của hộp số phân phối, đảm nhận chức năng của

hệ thống phanh dừng Ưu điểm của hệ thống phanh dừng là đơn giản về dẫnđộng và tăng được mô men phanh tới bánh xe phanh tương ứng với tỷ số truyềncủa truyền lực chính Khi ở cầu xe sử dụng vi sai bánh răng côn đơn giản thì mômen phanh truyền cho bánh xe bên trái và bên phải là như nhau, điều này bảođảm ổn định cho xe khi phanh Nhược điểm của hệ thống phanh trục truyền lực

là khi phanh, tất cả các chi tiết của hệ thống truyền lực nằm giữa cơ cấu phanh

và các bánh xe sẽ chịu tác dụng của mô men phanh Mặt khác phanh trục truyềnlực chỉ thực hiện phanh với các bánh xe chủ động

Kết cấu hệ thống phanh tay được biểu diễn trên hình 2.7

Hình 2.7 Cơ cấu phanh tay và điều khiển .

1 Thanh kéo dẫn động phanh tay; 2 Vỏ thép bọc thanh kéo; 3 Định vị thanh kéo; 4 Cần kéo dẫn động phanh tay; 5 Giá tỳ của guốc phanh; 6 Thân cơ cấu điều chỉnh; 7 Vít điều chỉnh; 8 Lò xo kéo guốc phanh; 9, 11 Guốc phanh; 10 Mâm phanh; 12 Cần đẩy cơ cấu doãng má phanh; 13 Thân cơ cấu doãng má phanh; 14 Bi cơ cấu doãng má phanh; 15 Thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh;

16 Tang phanh; 17 Đòn dẫn động; 18 Tấm chắn dầu; 19 Thanh dẫn động;

20 Nạng của thanh dẫn động; 21 Đòn trung gian; 22 Chêm.

Trang 27

Qua hình 2.7 ta thấy kết cấu hệ thống phanh tay ô tô GAZ-66 gồm: Cơ cấuphanh trục truyền lực và dẫn động phanh tay

2.3.1 Cơ cấu phanh trục truyền lực.

2.3.1.1 Cấu tạo

Kết cấu cơ cấu phanh trục truyền được biểu diễn trên hình 2.8

Hình 2.8 Cơ cấu phanh trục truyền

1 Mâm phanh; 2 Cơ cấu doãng má phanh; 3 Guốc phanh; 4,6 Lò xo kéo guốc phanh; 5 Cơ cấu điều chỉnh;

Qua hình 2.7 và hình 2.8 ta thấy cấu tạo cơ cấu phanh trục truyền gồm:Mâm phanh (1) được dập bằng thép, giữ cố định, còn tang phanh sẽ quay cùngvới trục các đăng Thân (2) và (5) được kẹp chặt trên mâm phanh (1) Guốcphanh (3) dưới tác dụng của lò xo kéo (6) đầu dưới được tỳ vào giá tỳ (5)(hình 2.7) và chêm (22) của cơ cấu điều chỉnh (dạng bơi) Chêm (22) có thể dịchchuyển dọc hướng trục khi quay vít điều chỉnh (7) Đầu trên của guốc dưới tácdụng của lò xo kéo (4) sẽ tỳ vào thanh đẩy (12), các viên bi của cơ cấu doãng

má phanh Cơ cấu doãng má phanh loại này bảo đảm lực đẩy lên guốc phanh lànhư nhau

Trang 28

2.3.1.2 Nguyên lý làm việc

Khi phanh trong trường hợp dừng xe, dưới tác dụng của lực trên cần phanhtay, qua hệ thống đòn dẫn động sẽ tác dụng đẩy thân cơ cấu chứa bi doãng máphanh (15) dịch chuyển vào trong Các viên bi sẽ đẩy các thanh đẩy (12) và đẩyguốc phanh ép sát vào tang phanh Mô men phanh sẽ được truyền tới các bánh

xe chủ động Trong kết cấu của cơ cấu phanh, lò xo kéo (4) có lực kéo lớn hơn

lò xo (6) nên cơ cấu phanh làm việc có cường hoá khi tiến Khi phanh, chêm(22) chuyển dịch sang trái và lực ma sát từ guốc bên trái truyền sang guốc bênphải Vít điều chỉnh (7) cho phép điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tangphanh

2.3.2 Dẫn động phanh tay.

Dẫn động phanh tay của xe GAZ-66 là dẫn động phanh cơ khí gồm hệ

thống các thanh đòn Để tiến hành phanh, sử dụng năng lượng của người lái

(điều khiển bằng tay) Ưu điểm chính của dẫn động cơ khí là có độ tin cậy làmviệc cao, độ cứng của dẫn động không thay đổi khi phanh lâu dài Đặc điểm này

ở dẫn động thuỷ lực và dẫn động khí nén không có do phanh lâu dài dễ có khảnăng rò rỉ chất lỏng hoặc chất khí

2.3.2.1 Cấu tạo

Qua hình 2.7 ta thấy dẫn động phanh tay bao gồm: cần kéo dẫn động phanhtay (4), thanh kéo dẫn động phanh tay (1), trên thanh kéo có các răng để ăn khớpvới cơ cấu định vị, nó được bọc bởi vỏ thép bảo vệ (2) Cơ cấu định vị thanh kéo(3) dạng bánh cóc để đảm bảo giữ cho thanh kéo (1) không bị tụt xuống dưới khiphanh, nhằm đảm bảo an toàn khi phanh Đòn trung gian (21) một đầu gắn vớithanh kéo (1) nhờ khớp quay, một đầu nối với nạng (20) của thanh dẫn động,đòn này quay trên trục quay gắn với giá Đầu còn lại của thanh dẫn động (19)gắn với đòn dẫn động (17), đòn dẫn động (17) được quay trên trục gắn với giá,đầu còn lại của nó tỳ lên đầu của thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh

Trang 29

2.3.2.2 Nguyên lý làm việc

Khi phanh, người lái kéo cần kéo (4), thông qua thanh kéo dẫn động (1) làm cho đòn trung gian (21) quay quanh trục, đồng thời kéo thanh dẫn động (19) Thanh dẫn động dịch chuyển làm cho đòn dẫn động (17) quay quanh trục của nó, đầu còn lại đẩy thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh (15) dịch chuyển vào trong Qua đó làm doãng guốc phanh và thực hiện quá trình phanh Cơ cấu định vị thanh kéo (3) giữ thanh kéo (1) không bị tụt xuống, làm cho quá trình phanh xe ổn định

Khi nhả phanh nhờ lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh các thanh đòn của dẫn độngđược kéo trở lại vị trí ban đầu

Trang 30

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH Ô TÔ GAZ-66

Để đảm bảo điều kiện làm việc, độ bền, tuổi thọ của hệ thống phanh ta tiếnhành tính toán kiểm nghiệm các cụm, cơ cấu của hệ thống phanh Nội dung tính

toán gồm: “Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính và tính toán kiểm nghịêm khả năng làm việc của cơ cấu phanh”.

3.1 Sơ đồ tính toán và số liệu ban đầu

3.1.1 Sơ đồ tính toán

*Các lực tác dụng lên ô tô khi phanh được biểu diễn trên hình 3.1

Hình 3.1 Sơ đồ lực tác dụng lên ô tô khi phanh.

Ngày đăng: 11/10/2018, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Phúc Hiểu. Lý thuyết Ô tô Quân sự - NXBQĐND - 2002 2. Ngô Khắc Hùng. Kết cấu tính toán ô tô - NXBGTVT - 2008 Khác
3. Vũ Đức Lập &amp; Phạm Đình Vy. Cấu tạo Ô tô Quân sự. Tập 2 (lí thuyết) - HVKTQS - 1995 Khác
4. Vũ Đức Lập &amp; Phạm Đình Vy. Cấu tạo Ô tô Quân sự. Tập 2 (hình vẽ) - HVKTQS - 1995 Khác
5. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn thiết kế môn học. Tập 5: Hệ thống phanh - HVKTQS - 1998 Khác
6. Vũ Đức Lập. Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô - HVKTQS - 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w