2.1.2.2 Nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện Khi mở khóa điện, dòng điện từ ác quy được đưa vào cuộn dây kích thích.Lúc này cuộn
Trang 1TÓM TẮT
Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hướng chính quy vàhiện đại hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vai trò trong bảo vệ tổquốc thì ngành xe quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêmnhững chủng loại xe mới Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên
Xô (Nga hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sửdụng trong quân đội như Toyota, Mazda, Nissan, Mitsubishi Mặc dù những loại xenày rất hiện đại nhưng đắt tiền và chỉ để phục vụ sinh hoạt trong thời bình ở nhữngnơi có hệ thống đường giao thông tốt
Một yêu cầu mang tính chất đặc thù của xe quân sự là phải hoạt động tốttrong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo khởi động tin cậy và nhanh, có tính cơ độngcao trong điều kiện địa hình phức tạp (vùng rừng núi, nơi không có đường xá)
Để đáp ứng những yêu cầu trên, quân đội ta đã được trang bị các thế hệ xe cókhả năng việt dã cao do Liên Xô chế tạo, từ xe tăng, xe bọc thép, xe tải, xe chuyêndụng cho tới các loại xe con
Xe UAZ là loại xe nhỏ, hai cầu chủ động với nhiều thế hệ đã được chứngminh bằng thực tế là rất phù hợp với điều kiện Việt Nam Từ model UAZ 69(GAZ-69) và đặc biệt là model UAZ 469 đều tỏ rõ những tính năng tuyệt vời củachúng Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuậtnhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và hệ thống điện nói riêng thìngười cán bộ kỹ thuật ngành xe cần phải hiểu biết các tính năng, đặc điểm và kếtcấu của xe và hệ thống điện xe UAZ 469 Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đó, kếthợp với quy tắc về khai thác sử dụng và bảo dưỡng kỹ thuật do nhà máy sản xuấtquy định để đề ra những quy tắc, quy phạm sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa phù hợpvới điều kiện Việt Nam
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị,cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Ô Tô và các học viên giúp tôi
có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học Đồ án tốt
Trang 2nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thứcđược tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện xe UAZ 469”.
Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần
- PHẦN MỞ ĐẦU
- PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về hệ thống điện trên xe UAZ-469
Chương 2: Nghiên cứu hệ thống điện xe UAZ-469
Chương 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên xe UAZ-469
- PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Tp HCM, ngày tháng năm 2016
NGUYỄN MẬU KÍNH TRẦN ĐẶNG ANH DŨNG
Trang 3MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Qua thời gian thực tập và trong quá trình học tập tại trường nhờ sự địnhhướng của các thầy đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và đã định hướng cho
em làm đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác hệ thống điện trên xe 469”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hệ thống điện trên xe UAZ-469
- Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện trên xe UAZ-469
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu trên, tôi tiến hành thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống điện trên xe UAZ-469
- Khảo sát, khai thác về hệ thống điện trên xe UAZ-469 trên xe thực tế
1.4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết về hệ thống điện trên xe UAZ-469
- Cách tiến hành: Phân tích, tham khảo tài liệu chuyên môn, tài liệu trang bịđiện và những tài liệu liên quan đến luận văn cần nghiên cứu và khai thác
b Phương pháp thực tiễn
- Mục đích: Quan sát, đánh giá thực trạng của hệ thống đang nghiên cứu đểđưa ra hướng giải quyết những tình trạng của hệ thống
- Cách tiến hành: Thống kê những hư hỏng, dựa vào kiến thức đã học để đưa
ra hướng bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống
1.5 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống điện xe UAZ-469
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 4- Trong quá trình học tập và nghiên cứu do đặc thù của môi trường quân đội,thời gian ngắn nên trong Đồ án tốt nghiệp tôi chỉ tập trung nghiên cứu về cấu tạo,nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, các hư hỏng và cách khắc phục “Hệ thốngcung cấp điện” và “Hệ thống đánh lửa” mà không nghiên cứu các hệ thống kháctrên xe UAZ-469.
1.7 Giá trị của đề tài
- Hệ thống điện trên xe là một hệ thống rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớnđến quá trình làm việc của xe Để cho xe hoạt động ổn định và tiết kiệm đượcnhiên liệu thì hệ thống điện phải đảm bảo tốt Tuy nhiên hệ thống điện là không cốđịnh, nó thay đổi theo từng mục đích sử dụng Với sự phát triển của Khoa học- kỹthuật để giúp người lái thuận tiện và thoải mái hơn trong quá trình lái xe thì yêucầu cần phải có các phụ tải Hệ thống điện trên xe đáp ứng được nhu cầu đó
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469
1.1 Tổng quan về xe UAZ-469
Nói về UAZ-469, ở Việt Nam thường gọi là xe “U oát” Đây là chiếc xe cókhả năng vượt mọi địa hình do hãng Ulyanovskiy Avtomobilnyi Zavod, tức UAZ
của Liên Xô sản xuất (hình 1.1).
Kể từ năm sản xuất là 1973 tới nay, đã 2 triệu chiếc UAZ-469 xuất xưởng vàphân phối đến 70 quốc gia trên thế giới UAZ-469 ban đầu chủ yếu phục vụ lựclượng quân đội và cảnh sát mặc dù trong thiết kế ban đầu, chiếc xe hoàn toàn đápứng thị trường dân sự mà không cần phải sửa đổi nhiều
UAZ-469 có ưu điểm lớn là có khả năng hoạt động trên mọi địa hình và sửa chữa
dễ dàng, điều này giúp UAZ-469 trở thành biểu tượng khi nói về độ tin cậy và khảnăng vượt địa hình
Hiện nay, UAZ-469 vẫn có vị trí quan trọng trong các loại xe địa hình chủchốt trong các đơn vị tác chiến của Quân đội Bên cạnh những tính năng cơ bản,UAZ-469 còn được cải tiến để sử dụng trong Binh chủng Thông tin liên lạc hoặcchở người trong quân đội, tham gia các nghi lễ quân đội
Bảng 1.a: Tính năng kĩ thuật của UAZ-469
Trang 6Góc nghiêng đường xoắn răng β=350
Chiều dài đường sinh trung bình Lm= 120 mm
Mô đun pháp tuyến mặt đáy răng mn= 6 mm
Mô đun pháp tuyến trung bình mntb= 4 mm
Trang 7Hình 1.1: Kích thước bao của xe UAZ-469.
1.2 Nhiệm vụ, phân loại hệ thống điện:
1.2.1 Nhiệm vụ:
Trang 8Hệ thống điện và điện tử can thiệp vào gần như tất cả các hoạt động trênmột chiếc xe hơi, từ hệ thống đơn giản như khởi động, cung cấp điện, đánh lửa đếnnhững hệ thống mới được nghiên cứu và ứng dụng như hệ thống phanh, hệ thống lái.
1.2.2 Phân loại:
Trên xe UAZ-469 gồm có các hệ thống điện bao gồm các bộ phận sau: Hệthống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống kiểm tratheo dõi, hệ thống chiếu sáng tín hiệu, hệ thống thiết bị điện phụ
1.3 Đặc điểm, kết cấu hệ thống điện trên xe UAZ-469 gồm các hệ thống
1.3.1 Hệ thống cung cấp điện:
a Nhiệm vụ:
Tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải trên ô tô với một điện
áp ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô
b Các thiết bị chính gồm:
Ác qui, máy phát điện, tiết chế, các rơ le và đèn báo nạp,
Hình 1.2: Các thiết bị chính của hệ thống cung cấp điện
1.3.2 Hệ thống Đánh lửa:
a Nhiệm vụ:
Trang 9Biến dòng điện một chiều có điện áp thấp (12 hoặc 24V) thành các xungđiện áp cao (12-50KV), đủ để tạo thành tia lửa điện cao thế ở bugi
b Các thiết bị chính gồm:
Nguồn điện, khóa điện, điện trở phụ, biến áp đánh lửa, bộ chia điện, dâycao áp và bugi Ở những hệ thống đánh lửa kiểu điện tử còn có thêm hộp đánh lửađiện tử, bộ cảm biến
Hình 1.3: Các thiết bị chính của hệ thống đánh lửa
Trang 10Hình 1.4: Máy khởi động trên xe UAZ-469
1.3.4 Hệ thống kiểm tra theo dõi:
Hình 1.5: Các thiết bị chính hệ thống kiểm tra theo dõi
Trang 11Các loại đèn, các công tắc và rơle đèn; các cầu chì bảo vệ và còi điện
Hình 1.6: Các thiết bị chính hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Bộ lau - rửa, nâng- hạ kính, khóa cửa, quạt gió, đồng hồ điện, Rađio cátset
Hình 1.7: Các thiết bị của hệ thống thiết bị điện phụ
Trang 12CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469
Trên các loại xe ô tô nói chung và xe UAZ-469 nói riêng thì hệ thống điệnthực sự cần thiết cho hầu hết các hoạt động của xe Bất cứ khi nào nhắc đến điệntrên xe ô tô, mọi người đều nghĩ đến một loạt dây nối với bình ắc quy Tuy nhiên,trên thực tế thì hệ thống điện trên xe UAZ-469 không chỉ đơn giản là dây nối vànguồn điện Hệ thống này gồm nhiều chi tiết kết nối chặt chẽ với nhau
2.1 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN:
2.1 1 Ắc quy 6 CT - 68MC
Trong đó:
- Số thứ nhất 6 chỉ số ngăn của ắc quy tương ứng với 12V
- Chữ thứ hai tiếp theo là CT chỉ loại ác quy dùng để khởi động ôtô máy kéo Thông thường ắc quy có ký hiệu chữ CT là dùng trên ôtô
- Số tiếp sau chữ CT chỉ điện dung định mức của ắc quy ở chế độ phóng điện
10 giờ, tính bằng Ampe giờ (A.h)
Trên ô tô, xe máy thường sử dụng ắc quy khởi động loại axít - chì Đặc điểmcủa loại ác quy này là chỉ cần một trọng lượng và kích thước nhỏ nhưng trong mộtkhoảng thời gian tương đối ngắn 5 10s có khả năng cung cấp một dòng điện lớn
từ 200 800A mà sụt thế bên trong không lớn hơn 2 3V Đây là loại ác quythích hợp với chế độ khởi động của ô tô bằng khởi động điện
2.1.1.1 Cấu tạo của ác quy axít chì
Bình ắc quy có cấu tạo như hình , thường có 6 ngăn Mỗi ngăn của bình ácquy là một ác quy đơn nó có suất điện động là 2V Các ngăn của ác quy đấu nốitiếp với nhau và nó sẽ cho suất điện động của bình ác quy là 12V
Trang 13Hình 2.1: Cấu tạo ắc quy axit chì
2.1.2 Máy phát điện 250 trên xe UAZ-469.
2.1.2.1.Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vành tiếp điện 250 12V40A trên xe UAZ-469.
Gồm những phần chính: Rôto, stato, nắp, puly, cánh quạt và bộ chỉnh lưu
Ở máy phát 250 bộ chỉnh lưu bằng điốt silíc được lắp ngay trong máy phát điện
Ở một số máy phát điện ngoài bộ chỉnh lưu người ta có thể còn lắp thêm bộ điềuchỉnh điện ngay trong máy phát
a Rô to (phần cảm): Gồm: Trục, phía cuối trục có gắn vòng tiếp điện, ở giữa
có gắn 2 chùm cực S và N hình móng, giữa hai chùm cực là cuộn dây kích thíchbằng dây đồng được quấn trên ống thép Các đầu cuộn dây kích thích được hànvào 2 vòng tiếp điện
Rô to quay trên hai ổ bi đặt trong các nắp bằng hợp kim nhôm Ở các nắp cócác cửa thông gió Trên nắp sau có bắt các giá đỡ chổi điện bằng nhựa Phía trongnắp có bộ chỉnh lưu Trong giá đỡ chổi điện có đặt hai chổi điện bằng hợp kim
Trang 14đồng - than hoạt tính, có thể có một chổi điện tiếp điện với vỏ (tiếp mát), còn chổiđiện kia cách điện với mát
Hình 2.2: Máy phát điện xoay chiều 250 (Liên Xô).
1- khối thép từ Stato; 2- cuộn dây ba pha của Stato; 3- rô to; 4 - cuộn dây kích thích máy phát điện; 5- ống thép dẫn từ; 6- trục Rô to; 7- nắp sau; 8- tấm tản nhiệt cho các điốt chỉnh lưu; 9- điốt chỉnh lưu; 10- ống cách điện của vòng tiếp điện; 11-vòng tiếp điện; 12- giá đỡ chổi điện; 13- chổi điện; 14- đầu bắt dây kích thích; 15- vít bắt giữ máy phát điện; 16- nắp trước; 17- cánh quạt; 18- puly; 19- ống lót bằng thép.
Hình 2.3: Rô to máy phát điện xoay chiều 250.
b Stato (phần ứng):
Gồm khối thép từ được lắp ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnhphân bố đều để xếp các cuộn dây phần ứng Cuộn dây stato có 3 pha nối theo hình
Trang 15sao hoặc tam giác Mỗi pha gồm 6 cuộn dây con nối tiếp với nhau Ba đầu dây của
3 pha được đưa đến bộ chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điện
2.1.2.2 Nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện
từ loại có vòng tiếp điện
Khi mở khóa điện, dòng điện từ ác quy được đưa vào cuộn dây kích thích.Lúc này cuộn dây kích thích sẽ sinh ra từ thông kích thích một chiều làm cho cácđầu cực của rô to nhiễm từ mạnh và trở thành một nam châm điện mà 2 đầu ốngthép là 2 cực từ khác dấu Dưới ảnh hưởng của các từ cực mà các móng cũng trởthành các cực của rô to Do các chùm cực từ hình móng đặt xen kẽ nhau nên chúngtạo thành các cặp cực từ từng đôi một Lúc rô to quay, khi thì cực bắc, khi thì cựcnam sẽ đi qua các cuộn dây của Stato Kết quả là từ thông đi qua các cực của stato
sẽ biến thiên cả hướng và trị số làm xuất hiện trong các cuộn dây stato một sứcđiện động xoay chiều 3 pha
Trang 16và Wf luôn có chiều ngược nhau Các tiếp điểm K1K1’ và K2K2’ của RLĐK vàRLBV bình thường ở trạng thái mở Các rơle này được bắt chặt trên tấm đế có cácmiếng cách điện Phía dưới các tấm đế có các điện trở Rf, Rgt, Rbt0, Rb, (điện trởmạch cực gốc của T) Toàn bộ cụm này được đặt trong phần hộp có nắp bảo vệkín, tránh nước, bụi
+ Phần các cơ cấu điện từ gồm: RLĐK (rơ le điều khiển) và RLBV (rơ le bảovệ) có cấu tạo tương tự như các rơle điện từ mà chúng ta đã khảo sát Trên lõi thépcủa RLĐK có một cuộn dây Wu nối song song với máy phát qua các điện trở bùnhiệt, điện trở gia tốc Rgt và điốt D1
+ Phần thứ 2 gồm: một tranzito loại 45 được bắt chặt trên tấm tản nhiệt, haiđốt D1, Des và toàn độ cụm này được đặt trong ngăn nhỏ của hộp bộ ĐCĐ
Bộ ĐCĐ có 2 đầu bắt dây Bз hoặc B và đầu Ш Đầu Bз được nối với khóa điện,đầu Ш được nối với cực kích thích của máy phát điện
Nguyên lý làm việc:
Khi khóa điện đóng và trong trường hợp điện áp của máy phát điện thấp hơnsuất điện động của ác quy thì toàn mạng của bộ ĐCĐ chịu ảnh hưởng của điện áp
ác quy Lúc này sẽ có dòng điện chạy theo mạch:
(+) Aq (A) K.điện đầu B 3 D1 Rgt Rbt Wu mát (-) Aq
- Mạch này gọi là mạch rơle điều khiển
Nếu không kể đến độ sụt thế trên điốt D1 thì có thể nói rằng toàn bộ điện thếdương từ (+) Aq được đặt thẳng vào điểm a, tức cực phát của T Trong khi đó điệnthế cực gốc của Tranzito xấp xỉ bằng điện thế âm (-) Aq qua mát và Rb truyền đến(độ sụt thế trên Rb do Ib gây ra nếu có cũng rất nhỏ) Do đó điện thế đặt vào tiếpgiáp phát của T theo chiều thuận (Ucb> 0), nên có dòng điện cực gốc Ib chạy theo
mạch: (+) Aq (A) K.điện B 3 D1 a ET BT điểm S Rb mát (-)
Aq (mạch này gọi là mạch cực gốc của tranzito) Vì Rb ở đây đã được tính toán sẵnnên khi xuất hiện dòng Ib, nó xấp xỉ bằng giá trị Ibtt (Ib tính toán) , tức là ứng với
điều kiện mở của T T mở sẽ có dòng: Bз D 1 a ET G c WI điểm
x Tại x dòng điện chia thành 2 nhánh:
Trang 17- Nhánh phụ: qua W f mát (-) Aq.
- Nhánh chính (được gọi là mạch kích thích của máy phát điện): qua Ш bộĐCĐ
Ш mf cuộn Wkt mát (-) Aq
Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý của RLĐCĐA loại PP-362
Như vậy máy phát điện được dòng điện của ác quy kích thích nên phát ra cácdòng điện xoay chiều trong các pha, được chỉnh lưu thành dòng một chiều và đưavào điểm N
Vì điện thế của ác quy lúc này thấp (12V) nên lực từ hóa của cuộn Wu cũngnhỏ, chưa thắng được sức căng lò xo nên tiếp điểm K1K1’ vẫn mở Tiếp điểm
K2K2’ cũng vẫn mở vì dòng điện vào trong hai cuộn dây WI và Wf của nó tạo nênnhững lực từ hóa ngược nhau, gần như triệt tiêu nhau, còn trong cuộn Wg hầu như
Trang 18không có dòng điện (lúc này điốt Dng ngăn không cho dòng điện vào Wg ) Máyphát điện vẫn được kích thích bình thường.
Khi làm việc ở số vòng quay cao và điện áp của nó lớn hơn điện áp của ácquy thì máy phát sẽ nạp điện cho ác quy, cung cấp điện cho các phụ tải và tự cungcấp điện cho mạch kích thích của mình Mạng điện trong PP-362 lúc này chịu ảnhhưởng của điện áp máy phát điện
Như vậy, khi điện áp của máy phát tăng thì dòng điện trong các mạchrơle điều khiển và mạch kích thích cũng tăng Dòng điện trong Wu tăng làmcho lực từ hóa lõi thép của RLĐK tăng Khi Umf = Uđm, lực từ hóa lõi thépcũng đủ lớn, thắng sức căng lò xo, tiếp điểm K1K1’ đóng lại
Khi K1K1’ đóng, có dòng điện chạy qua nó theo mạch: (+) mf N K.điện
điểm T K1 K 1 ’ cần tiếp điểm và khung từ của RLĐK Điểm S
R b mát (-) mf
Nếu không kể đến độ sụt thế ở tiếp điểm K1K1’ và khung từ (thực tế giá trịnày rất không đáng kể) thì có thể nói rằng, toàn bộ điện thế dương của máy phátđược đưa thẳng vào điểm S, tức là đặt thẳng vào cực gốc của T; Lúc này do có sụtthế trên đi ốt D1 (tuy giá trị này rất nhỏ) nên điện thế ở cực phát cuat T nhỏ hơnđiện thế cực gốc của nó Vậy T khóa ngay lập tức và khóa chặt (Ueb< 0)
Khi T khóa, dòng điện kích thích không thể qua T được nên phải qua Rgt, Rf
theo mạch: (+) mf N K.điện D 1 a Rgt b Rf g c Wd
Ш ĐCĐ Шmf Wkt mát (-) mf
Do phải qua Rf và qua Rgt nên Ikt giảm, dẫn tới điện áp máy phát giảm Điện
áp máy phát giảm làm cho lực từ hóa lõi thép của RLĐK giảm, và khi nó không đủthắng sức căng của lò xo nữa thì tiếp điểm K1K1’ mở ra; K1K1’ mở làm cho T mở(như trạng thái ban đầu), dòng điện kích thích chạy thẳng qua T nên lại tăng lên,điện áp máy phát tăng theo, rồi tiếp điểm K1K1’ lại đóng, T lại khóa v.v… và quátrình làm việc cứ thế lặp lại, đảm bảo cho điện áp của máy phát điện không đổitrong khoảng làm việc qui định
Trang 19Khi T khóa, dòng Ikt sẽ thay đổi giá trị đột ngột, cho nên trong cuộn dây
Wkt sẽ sinh ra suất điện động tự cảm es có giá trị lớn tới hàng trăm vôn Nếukhông dập tắt suất điện động es này, nó sẽ đặt vào các tiếp giáp của T đang ởtrạng thái khóa và có thể đánh thủng các tiếp giáp Trong sơ đồ hình 1-39, Des
làm nhiệm vụ dập tắt suất điện động tự cảm es đó Khi es sinh ra trong cuộndây Wkt, nó sẽ bị nối tắt qua Des theo mạch: cuộn W kt mát Des g
W 1 ШbộĐCĐ Шmf cuộn Wkt và mất đi nhanh chóng, vì vậy không gây
ảnh hưởng xấu đối với T.
Rơ le bảo vệ làm việc như sau:
Trong khi máy phát điện và bộ ĐCĐ đang làm việc, do một lý do nào đó đầu
Ш của máy phát hoặc đầu Ш của bộ ĐCĐ bị chạm mát thì:
- Nếu không có RLBV, tranzito sẽ phải chịu dòng điện chập mạch của ác quy có
giá trị khoảng vài trăm ampe theo mạch: (+) Aq D 1 a ET G WI mát
(-) Aq Dòng điện này lớn hơn dòng điện Ic cho phép của T nhiều lần và nó cóthể phá hỏng tranzito
- Nếu có RLBV : lúc này cuộn Wf của RLBV bị nối tắt vì một đầu của cuộndây đã nối sẵn với mát còn đầu kia của nó nối với Ш Đầu Ш bị nối tắt ra mát tức
là đầu kia của cuộn Wf cũng bị nối với mát Cuộn Wf bị nối tắt nên tác dụng phản
từ của nó sẽ không còn nữa Trong khi đó cuộn WI trong thời điểm tức thời (lúc Шmới chạm mát) có dòng điện chập mạch lớn chạy qua nên lực từ hóa tăng vọt lên,làm cho lực từ hóa tổng của lõi thép tăng, đủ thắng sức căng của lò xo và tiếp điểm
K2K2’ đóng lại Cũng giống như trường hợp K1K1’ đóng, khi K2K2’ đóng sẽ có
dòng điện chạy qua nó theo mạch: (+) Aq (A) N K.điện điểm f
K 2 K 2 ’ cần tiếp điểm và khung từ của RLĐK Từ đây dòng điện chia làm hai
nhánh: một nhánh qua cuộn Wg ra mát (-) Aq có tác dụng bổ sung lực từ hóa cholõi thép RLBV, đảm bảo cho tiếp điểm K2K2’ đóng chắc hơn Nhánh thứ hai qua
D ng d S Rb mát (-) Aq Gần như toàn bộ điện thế (+) Aq được đặtthẳng vào điểm d (cũng chính là đặt vào điểm gốc của T); còn ở cực phát, do độ sụtthế trên điốt D1 lớn hơn độ sụt thế trên Dng nên điện thế cực phát của T nhỏ hơn
Trang 20điện thế cực gốc của nó Nhờ đó mà T khóa lại ngay lập tức Như vậy dòng điệnchập mạch không thể qua T được mà phải chạy vòng qua Rf WI mát ở đầu Ш
bị chạm Do phải đi qua Rf nên dòng điện này giảm đi làm cho lực từ hóa lõi thépRLBV do cuộn WI gây nên cũng bị giảm đi, nhưng lúc này đã có lực từ hóa bổsung của cuộn Wc nên tiếp điểm K2K2’ cứ đóng, giữ cho T ở trạng thái khoá chođến khi khắc phục được hiện tượng chạm mát ở đầu Ш mới thôi Khi đầu Ш không
bị chạm mát nữa thì cuộn Wf cũng không bị nối tắt Trong cuộn Wf lại xuất hiệndòng điện và tạo nên lực phản từ làm cho lực từ hóa tổng của lõi thép (FI = FwI +
Fwg – Fwf) giảm đi đột ngột, không thắng nổi sức căng lò xo nữa và tiếp điểm
K2K2’ lại mở ra Khi K2K2’ mở, trong cuộn Wg không có dòng điện chạy qua, còndòng điện chạy trong cuộn WI và Wf tạo nên lực từ hóa triệt tiêu nhau nên RLBVkhông làm việc, tranzito lúc này sẽ khóa mở bình thường theo điều khiển của tiếpđiểm K1K1’, tức là theo điều khiển của RLĐK
Trang 21Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa TK-102
2.2.1.2 Nguyên lý làm việc:
- Khi động cơ làm việc tiếp điểm K đóng mở liên tục Vào lúc tiếp điểm K
mở, Transistor ở trạng thái khóa, trong mạch không có dòng điện
- Khi tiếp điểm K đóng có dòng điện phân áp I0 chạy trong mạch như sau: (+)
Ắc quy → KĐ → R f1 → R f2 → W 1 → W 3 → W 4 → K → mass → (-) ắc quy.
Dòng I1 chạy như sau: (+) Ắc quy → KĐ → R f1 → R f2 → W 1 → R 2 → W 4 → K → mass → (-) ắc quy.
- Khi dòng phân áp chạy qua điện trở R2 có sự sụt áp tạo ra sự chênh lệch điện
áp giữa cực góp E1 và cực gốc B1 theo điều kiện trên Transistor mở, dòng Ib có
chiều như sau: (+) Ắc quy → KĐ → R f1 → R f2 → W 1 → cực E T → cực B T → W 4
→ K → mass → (-) ắc quy.
- Dòng điều khiển đánh thủng tiếp giáp ECT làm xuất hiện dòng làm việc kýhiệu Ic có chiều như sau: (+) Ắc quy → KĐ → R f1 → R f2 → W 1 → cực E T → cực
C T → mass → (-) ắc quy.
- Do dòng điện qua W4 tăng dẫn đến xuất hiện một suất điện động trên cuộn
W3 và Transistor T chuyển nhanh sang trạng thái dẫn bão hòa Vì thế dòng quacuộn W1 sẽ tăng
Trang 22- Do tiếp điểm K chưa mở nên đây là thời gian gia tăng dòng sơ cấp, nó biếnthiên từ giá trị bằng 0 đến cực đại Ở cuộn sơ cấp xuất hiện một suất điện động tựcảm cản trở sự gia tăng của dòng sơ cấp Do sự biến thiên của I1 nên ở cuộn thứcấp W2 cũng xuất hiện một suất điện động cảm ứng có giá trị nhỏ khoảng 1500V.Mạch thứ cấp là mạch hở chưa có hiện tượng đánh lửa, phần năng lượng nàykhông được giải phóng mà được giữ lại trong cuộn dây, một phần tỏa nhiệt ra bênngoài làm biến áp nóng lên.
Lúc này dòng sơ cấp I1 chạy qua cuộn sơ cấp có trị số: I1 = I0 + Ib + Ic
- Khi đến thời điểm đánh lửa, tiếp điểm điều khiển K mở ra, dòng điện quacuộn W4 giảm đột ngột, dẫn đến dòng điện đi qua W1 bị mất (Iwi = I0 + Ib 0,7 ÷0,9A), dòng điều khiển Ib = 0 Transistor chuyển sang trạng thái đóng, do vậy dònglàm việc mất đột ngột, tốc độ biến thiên trị số giảm nhanh Từ thông sinh ra biếnthiên nhanh cảm ứng sang cuộn thứ cấp W2 và cuộn W2 sinh ra một suất điện động
có trị số lớn (20KV ÷ 30KV) Đây chính là điện áp đánh lửa U2, tiếp điểm mởdòng sơ cấp và thứ cấp của biến áp xung bị cắt, suất điện động cảm ứng của cuộnthứ cấp phân cực ngược tác dụng vào cực điều khiển của Transistor, làm nó khóangay sau 3 ÷ 5µs, do đó tăng tốc độ dòng sơ cấp Còn dòng thứ cấp của biến ápxung bị triệt tiêu do đi qua điện trở R2 và làm nóng R2 Cũng trong lúc tiếp điểm
mở, suất điện động tự cảm trong cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa có thể làm hỏngTransistor khi trị số điện áp suất điện động tự cảm lớn hơn 110V Điôt ổn áp Đ1 bị
đánh thủng do dòng ngược đi qua, do đó tạo ra mạch khép kín: W 1 → Đ 2 → Đ 1 →
W 1 Khi đi qua các Điôt tạo ra sự sụt áp trên đó làm suất điện động tự cảm ở cuộn
sơ cấp giảm xuống không đạt tới giá trị số điện áp đánh thủng Transistor, như vậyTransistor được bảo vệ
2.3 HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG:
2.3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khởi động CT-130b xe UAZ-469
- Khớp truyền động: Là loại khớp một chiều kiểu bi.
- Cơ cấu điều khiển: Gồm hộp tiếp điểm, Rơle gài khớp và nạng gài 6
- Hộp tiếp điểm:
Trang 23Gồm các chi tiết chủ yếu sau:
Hai ốc đồng 1 (hai tiếp điểm chính) có hai đầu nhô ra ngoài là chỗ để nối đầudây cáp từ ắc qui đến và thanh đồng nối từ hộp tiếp điểm xuống phần động cơđiện Đĩa đồng 14 hình tròn được cách điện trên trục của lõi thép (thanh thép) củaRơle gài khớp Ngoài ra còn một tiếp điểm phụ là một lá đồng 2 dùng để nối tắtđiện trở phụ biến đổi của biến áp đánh lửa Hộp tiếp điểm được tán vào phần đáycủa Rơle gài khớp
Hình 2.8: Cấu tạo của rơle gài khớp và máy khởi động CT-130b
1- ốc đồng; 2- lá đồng tiếp điện; 3- thanh đẩy đĩa đồng; 4- lò xo trả về; 5- lõi thép; 6- nạng gài; 7- vít điều chỉnh; 8- bánh răng; 9- phần chủ yếu của khớp truyền động; 10- lò xo đẩy; 11- lò xo giảm chấn; 12- ống thép từ; 13- các cuộn dây của rơ le gài khớp; 14- đĩa đồng; 15- chốt quay
- Rơle gài khớp:
Rơle gài khớp là một ống thép Trong ống thép có một lõi thép từ hình trụ 5
có thể di chuyển được trong ống, lõi thép có lỗ để xuyên thanh đẩy 3 có chứa đĩađồng qua nó Trên ống thép có cuốn hai cuộn dây 13 với đường kính và số vòngkhác nhau được gọi là cuộn hút và cuộn giữ (Wh, Wg)
Lõi thép trong ống thông qua vít điều chỉnh 7 và thanh giằng được mắc vàovới nạng gài khớp 6 Nạng gài 6 có thể xoay quanh chốt 15 ở giữa và phần càngcua ở đầu của nó được mắc vào khớp truyền động Phần cuối của lõi thép có lò xo
Trang 244 luôn có xu hướng đẩy lõi thép ra khỏi ống thép, tức cũng là đẩy khớp truyềnđộng về vị trí ban đầu Vi trí này được điều chỉnh nhờ vít 7.
Rơ le bảo vệ khóa điện (RLBVKĐ) PC 502 để tránh cho khóa điện phải chịudòng điện lớn
2.3.2 Nguyên lý làm việc:
Khi muốn làm việc người lái vặn khóa điện về vị trí khởi động (CT) Khi đómáy phát điện chưa quay và điện trở cuộn dây phần ứng nhỏ nên có dòng điệnchạy trong cuộn Wkđ của RLBVKĐ theo mạch: (+) Aq ốc đồng 1 (A) đầu
AM đầu CT đầu K của cuộn W kđ đầu K Яp (+) mf (-) mf (-) ắc
2 qua W h điểm nối 5 ốc đồng 3 cuộn dây kích thích Wkt Roto máy kđ
mát (-) Aq Dòng điện trong Wh khoảng 30-40A, còn dòng điện trong Wg = 4A
3-Dòng điện trong các cuộn dây sẽ từ hóa lõi thép và ống thép rất mạnh nên lõithép tự hút sâu vào trong ống thép Khi chuyển động như vậy lõi thép sẽ nén lò xolại, kéo cần gạt nạng gài khớp quay quanh chốt và phần càng cua sẽ đẩy khớptruyền động về phía bánh đà đồng thời cần thép ở phía bên kia của lõi thép (cần 3)cũng đẩy đĩa đồng về phía các ốc đồng (tiếp điểm) làm nối tắt hai ốc đồng này lại.Khi bánh răng máy khởi động đã ăn khớp với bánh răng bánh đà thì đĩa đồng cũngnối hai ốc đồng lại với nhau và nối luôn với thanh đồng 2 (nối 1,2,3 với nhau) Lúc
này sẽ có dòng điện rất lớn (200-800A) chạy qua tiếp điểm theo mạch: (+) Aq ốc
1 đĩa đồng ốc 3 cuộn W kt và Roto mát (-)Aq Trong khi đó Rf củabiến áp đánh lửa và Wh của Rơle gài khớp cũng bị nối tắt
Trang 25Hình 2.9: Sơ đồ đấu dây của hệ thống khởi động trên xe UAZ-469
Dòng điện lớn qua máy khởi động sẽ biến thành mô men cơ học lớn, truyềnqua khớp truyền động sang bánh đà làm cho trục khuỷu động cơ quay, tạo điềukiện cho động cơ nổ máy Khi động cơ đã bắt đầu làm việc tự lập, số vòng quaycủa nó tăng vọt lên và máy phát điện bắt đầu nạp điện cho ắc qui và cung cấp điệncho phụ tải Dòng điện của máy phát lúc này ngược chiều với dòng điện trong cuộn
Wkđ ban đầu và trong giai đoạn giao thời đó sẽ tiệt tiêu nhau làm cho lực từ hóa củaRLBVKĐ không đủ giữ cho KK’ đóng nữa thì KK’ mở ra do tác động của lực lò
xo Khi KK’ mở, dòng điện trong cuộn Wh lại xuất hiện và ngược chiều với dòngđiện ban đầu (do tiếp điểm chính chưa kịp mở ra và Wh nối tiếp với Wg) còn dòngđiện trong Wg vẫn như cũ Lực từ hóa của chúng ngược nhau và lực từ hóa tổnggiảm, dưới tác dụng của lực lò xo, lõi thép được trả về vị trí ban đầu và tách đĩađồng ra khỏi vít đồng ở hộp tiếp điểm Tức là ngắt khởi động
Như vậy nhờ có RLBVKĐ mà máy khởi động được tắt tự động, khi động cơ ô
tô đã nổ an toàn dù cho người lái vẫn giữ khóa điện ở vị trí khởi động
Ngoài ra RLBVKĐ có tác dụng để khóa giữ không cho khởi động quay khi ô tôđang làm việc Cụ thể: Khi ô tô đã chạy, máy phát đã phát ra điện, tiếp điểm ởRơle RLDĐN đã đóng, khi đó Wkđ sẽ bị nối tắt, nếu ta vặn khóa điện về vị trí khởiđộng (CT)
Trang 26Trong Rơle gài khớp có hai cuộn dây Wh và Wg và ở vị trí ban đầu, lõi thépcủa Rơle còn nằm hờ ở phía ngoài của ống thép, tức là đầu trong của lõi thép cònnằm cách xa mặt đáy của ống thép từ, nên muốn hút được lõi thép vào, các cuộndây phải sinh ra một lực từ hóa rất lớn, lực này chủ yếu do Wh tạo ra còn Wg chỉphụ thôi Song khi lõi thép đã được hút sâu vào trong ống thép thì chỉ cần một lựctương đối nhỏ (của Wg) cũng đủ để cho lõi thép nằm ở vị trí này nên cuộn Wh trởnên thừa, nó bị nối tắt đi để giảm công suất tiêu tốn.
Cuộn Wh còn có tác dụng là khi nó chưa bị nối tắt, dòng điện chạy qua nóxuống phần động cơ làm cho Roto của động cơ điện lúc lắc một ít để cho việc vàokhớp giữa bánh răng máy khởi động và răng bánh đà được dễ dàng
Khi Wh bị nối tắt thì điện trở phụ của hệ thống đánh lửa cũng bị nối tắt do đĩa đồng
đã nối ốc 1 với ốc 2 tức điện thế ở ốc 2 cũng bằng điện thế ở đầu ắc qui (hai đầuđiện trở phụ có điện thế bằng nhau)
2.4 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU:
2.4.1 Sơ đồ khái quát
Trên xe ô tô thường được bố trí nhiều loại đèn: đèn pha, đèn kích thước, đèn
xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn lùi, đèn trần v.v mỗi đèn có một tác dụng riêng
Cách bố trí các đèn trong hệ thống chiếu sáng của một ôtô điển hình có côngtắc điều khiển kiểu 3 nấc
Trang 27Hình 2.10: Sơ đồ đấu dây của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu của ô tô.
10- Cầu chì
2.4.2 Đèn pha
2.4.2.1 Cấu tạo chung
Biểu diễn cấu tạo của một bộ đèn pha thông thường
Trang 28Hình 2.11: Cấu tạo của một bộ đèn pha tiêu biểu.
Đèn pha gồm 2 bộ lắp ở phía trước xe dùng để chiếu sáng quãng đường phíatrước xe, đảm bảo cho xe hoạt động được khi trời tối hoặc sương mù Một bộ đènpha gồm: Vỏ đèn, hệ thống quang học, vít điều chỉnh hướng chiếu của ánh sáng,giắc cắm điện cho bóng đèn…
2.4.2.2 Hệ thống quang học của đèn pha
Hệ thống quang học của đèn pha gồm: Bóng đèn 1, chóa phản chiếu 2 và kínhkhuyếch tán 3
Dây tóc đèn rất nhỏ so với kích thước của đèn nên hầu như là một điểm sáng.Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của chóa phản chiếu Parabôn Các chùm tia sáng củađiểm sáng sau khi phản chiếu qua chóa hầu hết đi song song với trục quang học(tức song song với mặt đường)
Hình 2.12: Hệ thống quang học của đèn pha.
a) Nhìn nghiêng; b) Nhìn từ trên xuống.
Trang 29Để có thể chiếu sáng khắp mặt đường, các chùm sáng phải hơi lệch sang haibên đường Vấn đề này do kính khuyếch tán của đèn thực hiện.
Hệ thống quang học của đèn pha và đường tượng trưng của các chùm tia sángứng với nấc sáng xa Kính khuyếch tán hướng các chùm ánh sáng ra hai bên đường
để chiếu sáng hết bề mặt của mặt đường và khoảng đất lề đường, còn phần tia sánghướng xuống dưới để chiếu sáng khoảng đường sát đầu xe
Hình dáng của dây tóc trong các đèn pha có ý nghĩa quan trọng Dây tóc trongcác bóng đèn để lắp cho các đèn pha thường bị uốn cong theo cung để chiếm thểtích nhỏ Các bóng đèn trong các đèn pha phải được bắt sao cho các mặt phẳng quachân các dây tóc ở vị trí nằm ngang Dây tóc của bóng đèn bảng đồng hồ và đènhiệu.v.v tương đối dài và bố trí theo đường thẳng nên không thể dùng được chocác đèn pha
2.4.2.3 Cấu tạo đèn pha và bóng đèn
Các chóa đèn thường được dập bằng thép lá và phủ bên trong một lớp kim loạiphản chiếu
Bóng đèn pha có đầu chuẩn và dấu để có thể lắp vào đèn pha đúng vị trí, tức
là dây tóc ánh sáng xa phải nằm ở tiêu cự của chóa Điều này được đảm bảo nhờ
tai đèn (hình 2.13c) Tai đèn được hàn trực tiếp vào đầu chuẩn của đuôi bóng đèn
đối với từng bóng một và trên một dụng cụ quang học, đảm bảo đúng vị trí của dâytóc ánh sáng xa tương ứng với mặt tỳ của hai tai đèn Tai đèn có đường kính lớn,đảm bảo dễ lắp và chính xác Trên tai đèn có chỗ khuyết để tránh lắp bóng đèn sai
vị trí
Các vít điều chỉnh 3 có thể hướng phần tử quang học của đèn pha theo mặtphẳng đứng và mặt phẳng ngang, nhằm chỉnh đúng hướng của chùm tia sáng.Ngoài ra người ta còn chế tạo các loại bóng đèn pha liền không tháo lắp được
(hình 2.13b) Chóa thủy tinh có tráng nhôm 4 và kính khuyếch tán 1 hàn liền với
nhau, tạo thành buồng đèn và hút hết khí ra; các dây tóc 2 được đặt trong buồngđèn và cũng được hàn kín với chóa, chỉ còn đầu dây được luồn ra ngoài hàn thành
Trang 30chỗ tiếp điện Như vậy toàn bộ hệ thống quang học của pha và bóng đèn được hànthành một khối liền Loại đèn này có ưu điểm là chống được bụi, nước, độ
ẩm v.v tuy nhiên giá thành cao
Hình 2.13: Cấu tạo đèn pha, phần tử quang học và bóng đèn
a) Đèn pha (phía phải là hình trực diện đã bỏ vành đai)
1-Kính khuyếch tán; 2-Bóng đèn; 3-Vít điều chỉnh; 4-Chóa phản chiếu
b) Kết cấu tháo lắp cụm của phần tử quang học
c) Bóng đèn với tai và đầu chuẩn
2.4.3 Bóng đèn
Để có được hai loại chùm tia sáng gần và xa trong một đèn pha người tathường sử dụng các bóng đèn hai dây tóc Một dây tóc của bóng đèn được bố trí ởtiêu cự của chóa và một dây tóc khác (ánh sáng gần) được bố trí ở ngoài tiêu cự.Bằng cách bật đèn cho dây tóc này hoặc dây tóc kia, người lái xe có thể chuyểnđèn pha sang nấc ánh sáng gần hoặc xa
Trang 312.4.4 Các đèn pha đặc biệt
2.4.4.1 Đèn pha để đi trong sương mù
Các đèn pha thông thường khi chiếu sáng trong sương mù không thỏa mãnđược yêu cầu chiếu sáng, vì ánh sáng từ đèn pha khi chiếu trong sương mù sẽ bịphản chiếu trở lại từ các hạt sương làm lóa mắt người lái xe Các đèn pha để đitrong sương mù khác đèn pha thông thường ở qui luật phân bố ánh sáng đặc biệt.Chùm tia sáng khuyếch tán theo dải rộng ở mặt phẳng ngang và chúc xuống, cácđèn này đôi khi có màu vàng
2.4.4.2 Đèn soi tìm
Để chiếu sáng các vật bên đường phố (như tìm số nhà, biển chỉ đường )người ta lắp thêm các đèn soi tìm Các đèn này có thể quay được và được lắp gầncửa phía người lái
2.4.4.3 Đèn chạy lùi
Trên các ô tô con người ta thường bố trí đèn chạy lùi Đèn này có thể bật tựđộng khi gài số lùi xe nhờ một công tắc điện được dẫn động từ bánh răng số lùi.Trên một số xe khi bật đèn lùi một loa phát chuông nhạc cũng được bật, báo chongười giao thông trên đường biết xe đang ở trạng thái lùi Loa phát nhạc chuông cóthể được điều khiển bởi tín hiệu điện được mã hóa sẵn trong một IC hoặc cũng cóthể được điều khiển bởi các tín hiệu điện thông thường thông qua một mạch điềukhiển điện tử Sơ đồ mạch điện đèn chạy lùi và mạch điều khiển loa phát nhạcchuông đơn giản
Khi gài số lùi, công tắc lùi được đóng do đó có dòng điện đi như sau: (+)Ắc quy → R 1 → C 1 → R 4 → V → Mát Dòng này phân cực thuận cho T2 nên T2 dẫn,
T1 khóa Khi C1 được nạp no, T2 khóa, T1 dẫn và cho dòng đi qua nó theo mạch:
(+) Ắc quy → còi → T 1 → mát Dòng điện qua còi làm còi kêu Khi T 1 dẫn thì
C 1 phóng nhanh qua T 1 → R 4 → âm tụ và làm T 1 mở nhanh, T 2 khóa nhanh Khi T 1 phóng xong nó lại được nạp, quá trình cứ thế lặp lại kết quả là còi sẽ kêu
theo những âm thanh lăp lại
Trang 32Hình 2.14: Sơ đồ mạch điện đèn lùi.
2.4.5 Các đèn tín hiệu và kích thước
2.4.5.1 Đèn phanh
Hình 2.15: Công tắc và sơ đồ dấu dây đèn phanh
a) Loại truyền động thủy lực; b) Loại truyền động khí nén
1 Lỗ dẫn dầu; 2,10 Màng; 3, 9 Vỏ hộp; 4 Miếng tiếp điện; 5, 12 Lò xo; 6, 7 Đầu tiếp điện đồng thời là đầu bắt dây; 8 Khối cách điện; 11 Nắp; 13 Tiếp điểm bằng bạc; 14 Đầu bắt dây;
15 Thanh đồng dẫn điện.
Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ Đènphanh được tự động bật sáng bằng một công tác đặc biệt được dẫn động bằng khíphanh hoặc dầu phanh khi người lái đạp bàn đạp phanh Màu qui định của đèn
Trang 33phanh là màu đỏ Công suất của bóng đèn phanh khoảng 21W Hình 2.15 biểu diễn
công tắc phanh và sơ đồ điện của đèn phanh
Đèn này để báo cho người giao thông biết trước là xe sẽ rẽ về phía nào củađường Chúng gồm hai loại: Loại nhấp nháy và loại nâng hạ (ta không xét loại này
vì không thông dụng)
Trang 34Đèn báo rẽ loại nhấp nháy gồm các đèn hiệu ở hai bên xe mắc nối tiếp vớiRơle đèn báo rẽ kiểu điện từ, kiểu nhiệt hoặc bán dẫn.
Khi cần báo rẽ, rơle đèn sẽ đóng ngắt mạch điện tạo nên những tín hiệu nhấpnháy để cấp cho đèn báo rẽ với tần số khoảng hai lần trong một giây Khi đó cácđèn bên phía xe muốn rẽ sẽ sáng nhấp nháy Ánh sáng qui định cho đèn này là đỏhoặc da cam cho các đèn phía sau và trắng hoặc da cam cho các đèn phía trước,gần đây màu của đèn này chủ yếu là da cam Đèn báo rẽ có thể tắt tự động khivành tay lái trở về vị trí trung gian bằng cách bố trí thêm cơ cấu dẫn động từ vôlăng tay lái đến công tắc đèn
+ Nguyên lý làm việc:
Khi muốn rẽ về phía nào thì người lái xe bật công tắc đèn về phía đó để nốimạch điện đến đèn phía trước và sau của bên muốn rẽ
Giả sử muốn rẽ sang trái, người lái bật công tắc đèn bên trái sáng Trong mạch có
dòng điện đi như sau: (+)Aq b giá đỡ 11 cần tiếp điểm 4dây 3 R f
cuộn dây điện từ công tắc 14 các đèn bên trái mát (-) Aq Dòng điện
qua dây 3 làm nó nóng lên và dãn dài ra giảm sức căng Đồng thời dòng điện trongcuộn dây điện từ cũng từ hóa lõi thép 9, tạo nên lực hút, hút cần tiếp điểm vào vàlàm cho tiếp điểm 5 đóng lại Khi tiếp điểm đóng, điện trở Rf và R3 bị nối tắt, do đódòng đện trong mạch đèn tăng lên làm cho đèn sáng mạnh lên (Khi tiếp điểm mởđèn chỉ hơi sáng đỏ hoặc không sáng) Khi đó không có dòng điện trong dây 3 nên
nó lại nguội đi và co lại, kéo tiếp điểm 5 mở ra Khi tiếp điểm 5 mở vì dòng điệnphải qua Rf và điện trở của dây 3, nên cường độ giảm và các đèn báo rẽ không sánghoặc sáng yếu Sau đó tiếp điểm lại đóng và quá trình cứ thế lặp lại với tần số 60-
120 lần/phút
Khi tiếp điểm đóng, cường độ dòng điện trong cuộn dây điện từ tăng đảm bảocho tiếp điểm 5 đóng chắc hơn và đủ sức đóng tiếp điểm 6 Khi tiếp điểm 6 đónglại thì đèn hiệu 12 thông mạch với nguồn điện và sáng lên, còn tiếp điểm 5 mở thì
vì lực từ hóa của lõi thép 9 giảm nên tiếp điểm 6 cũng mở ra, tắt đèn hiệu Như vậyđèn hiệu và đèn báo rẽ trong sơ đồ hình a có tần số nhấp nháy như nhau
Trang 352.4.5.2 Đèn kích thước
Các đèn này báo chiều rộng (đôi khi cả chiều cao, chiều dài) của xe Chúngthường được bố trí ở tai xe và kính có màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trướccòn màu đỏ đối với đèn phía sau Độ sáng của đèn nhỏ, công suất bóng đèn khoảng15W – 21W Đèn kích thước được điều khiển bằng công tắc chung với đèn pha (sẽxét ở phần sau)
2.4.6 Công tắc điều khiển
Hình 2.17: Hình dạng của một công tắc 3 nấc.
Hình 2.18: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đèn có công tắc điều khiển kiểu 3 nấc.
2.4.6.1 Công tắc kéo (công tắc loại 3 nấc)
Công tắc này thường dùng cho các loại xe đời cũ Công tắc loại này có các vị trí:
- Đẩy cần đẩy vào hết: OFF