Đề tài: : Vấn đề bán hàng rong trước cổng trường Đại học Sài Gòn
Trang 1TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN, TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: :
Vấn đề bán hàng rong trước cổng
trường Đại học Sài Gòn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016
Trang 2Nêu vấn đề nghiên cứu:
Nền kinh tế Việt Nam đang đi theo hương nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, một trong những yếu tố ảnh hưởng không kém đến kinh tế nước nhà là vẫn đề bán hàng rong tại các vỉa hè Hoạt động bán hàng rong cóa ảnh hưởng không nhỏ đến đời sốn, kinh tế, xã hội đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề bán hàng rong nhưng chưa có bài nghiên cứu nào đưa ra giải pháp hợp lí cho vấn
đề bán hàng rong Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn
sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất về vấn đề bán hàng rong; đặc biệt
là vấn đề bán hàng trong trước cổng trường Đại học Sài Gòn
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Việt Nam đang hội nhập với các bạn bè quốc tế, tuy nhiên Việt Nam cũng chỉ là nước dang phát triển, thiếu thốn công nghệ, kinh tế chậm phát triển nên đời sống nhân dân còn nhiều hạn chế, chính vì thế các gánh hàng rong là điều kiện tốt trong việc chi tiêu Cùng với
sự tiện ích trong vấn đề chi tiêu, chỗ tiêu thụ, song gánh hàng rong cũng có những mặt hạn chế của nó Và vấn đề này cũng đã thu hút nhiều được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau Nhiều bài báo, diễn đàn, trang xã hội, chương trình phỏng vấn thực tế, thời sự
và hội thảo có nhiều bài nghiên cứu về gánh hàng rong Đáng lưu ý gồm có:
- Về công trình nghiên cứu khoa học:
• Đề tài “Đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng
rong (nghiên cứu tại Hà Nội)” của sinh viên Lê Thị Anh Thư.
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu tâm lý của người dân với sự lo âu như tiền nhà, điện, nước, Nhưng đề tài chưa thực sự đưa ra được nguyên nhân của sự tồn tại của gánh hàng rong này
- Công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên:
• Tô Hữu Linh, Tô Thị Chiên, Tô Thị Hà ở khoa Nhân học, trường Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh với đề
tài: “Thực trạng vấn đề nhà ở của người bán hàng rong trên
thành phố Hồ Chí Minh” Đề tàu này nghiên cứu về chỗ ở của
người bán hàng rong, đã nêu lên được thực trạng đáng báo động về nơi sinh sống của họ và có những giải pháp thiết thực cho cơ quan chức năng xem xét
Trang 3- Hội thảo tiêu biểu:
• Hội thảo “Hàng rong-Thực trạng và giải pháp” (15/09/2006), tại
Thành phố Hồ Chí Minh Tại hội thảo các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp và ý tưởng với mong muốn làm sao vẫn duy trì gánh hàng rong, vừa có biện pháp dảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ quan đô thị
• Hội thảo chuyên đề “Triển khai hoạt động phối hợp thực hiện
nếp sống văn minh đô thị” (16/07/2009), tại quận 10 Thành phố
Hồ Chí Minh Tại hội thảo chuyên đề này đã nêu lên được các công tác phối hợp giữa các đơn vị chính quyền địa phương và
đề ra những giải pháp tuyên truyền người dân để thực hiện văn minh đô thị và mỹ quan thành phố
- Các trang báo mạng:
• Bài báo “Hàng rong cấm hay không,? Cấm thế nào?” , bài báo
được cập nhật ngày 02/01/2008 của báo
vnn.vietnamnet.vn Bài báo đã đưa ra các giải pháp “cấm”
hợp lý và đưa ra biện pháp đối với các gánh hàng rong, cụ thể
là tổ chức chợ gánh hàng rong, đay là một trong những giải pháp hữu hiệu
• Bài báo “Cấm bán hàng rong: Nên hay không nên?” được cập
nhật vào ngày 23/06/1011 của báo yume.vn Bài báo này đề
cập đến việc cấm hàng rông vào thời điểm nào, kèm theo những giải pháp sao cho người dân vừa đáp ứng được vấn đề cơm áo gạo tiền, vừa thể hiện rõ thành phố xanh, sạch, đẹp
- Nhìn chung có rất nhiều ý kiến trái chiều đối với vấn đề gánh hàng rong nhưng vẫn chưa có một biện pháp thống nhất, chưa có những giải pháp thực sự cụ thể Chính vì vậy, bài nghiên cứu “tên đề tài” của chúng em sẽ có những biện pháp thiết thực hơn, những khuyến nghị mang tính chất thực tế hơn về vấn đề gánh hàng rong này
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1) Mục đích:
• Hiểu rõ lý do về nguyên nhân hình thành văn hóa bán hàng rong , về nhu cầu của người mua; đặc biệt là sinh viên Đại học Sài Gòn
• Nhận thấy ảnh hưởng của hoạt động bán hàng rong đối với đời sống, kinh tế, xã hội
• Biết được tâm lí và nhu cầu của người bán
Trang 4• Có những giải pháp mới, hữu hiệu để giải quyết triệt đễ những vấn đề liên quannhư vừa giải quyết vấn đề môi trường, mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm vừa giải quyết việc làm, “chén cơm” của người bán hàng rong
3.2) Nhiệm vụ:
• Tìm hiểu những thông tin cụ thể về tình trạng buôn bán hàng rong ở khu vực trường đhsg trong 4 năm gần đây
• Ảnh hưởng của hàng rong đối với những vấn đề khác: mỹ quan đô thị, vệ sinh an toàn thực phẫm, nền kinh tế đất nước…
• Khảo sát ý kiến sinh viên về mặt tích cực cũng như tiêu cực của việc buôn bán hàng rong trước cổng trường
• Tìm hiểu những giải pháp đã được đề ra trước đây
Ưu và khuyết điểm của những giải pháp này
• Đề ra những giải pháp vừa giải quyết vấn đề môi trường, mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm vừa giải quyết việc làm, “chén cơm” của người bán hàng rong
3. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
• Đối tượng: Quan điểm của sinh viên Đại học Sài Gòn về vấn
đề bán hàng rong trước cổng trường
• Khách thể: sinh viên trường ĐHSG và người bán hàng rong trước cổng trường ĐHSG
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ:
5.1) Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Trước cổng trường Đại học Sài Gòn
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2012 – 2016
Trang 5- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Vấn đề bán hàng rong trước cổng trường Đại học Sài Gòn
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sài Gòn và Người bán hang hang rong trước cổng trường Đại học Sài Gòn
5.2) Hạn chế của nghiên cứu:
- Hạn chế về không gian: việc nghiên cứu chỉ được tiến hành
trong phạm vi cổng trường Đại học Sài Gòn làm giảm đi khả năng áp dụng kết quả của nghiên cứu vào các địa điểm khác
6 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trên thế giới, bán hàng rong là một loại hình kinh tế đã xuất hiện từ rất lâu và đến nay vẫn còn tồn tại Bán hàng rong đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống, nó không đơn thuần được nhìn nhận
từ góc độ kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hóa đặc sắc phản ánh cuộc sống thường nhật của các dân tộc trên thế giới
Ở Việt Nam gánh hàng rong đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống của mỗi người, là “phương tiện” kiếm sống và mang lại nguồn thu nhập của đa số các gia đình khó khăn, không có đất canh tác, không có điều kiện học hành, thiếu việc làm… đặc biệt là ở các
đô thị, thành phố lớn Sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các ngành nghề cũng như nhu cầu về các dịch vụ xã hội ở các đô thị đã không ngừng thu hút lao động từ ngoài tỉnh, trong đó bán hàng rong
là hoạt động thu hút rất nhiều lao động hiện nay
Mặc dù loại hình bán hàng rong đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngon rẻ, tiện lợi của người mua và người có thu nhập thấp , nhưng oo với sự phát triển của xã hội và kinh tế hiện nay , loại hình bán hàng rong đã không còn phù hợp Trên thực tế bán hàng rong gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý đô thị, tình hình an ninh xã hội trong địa bàn
Trang 6Quan điểm : Buôn bán hàng rong cần phải dẹp bỏ theo sự phát
triển của xã hội
vì : lấn chiếm lòng lề đường, thức ăn mất vệ sinh, ô nhiễm môi
trường, ùn tắc, đe dọa đến sự an toàn của những người tham giao thông và làm mất vẻ quan đô thị Họ không đăng kí và nộp thuế kinh doanh, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Về pháp luật, lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân Hàng rong cũng không ngoại lệ, việc này đã được ghi rõ trong Điều 35, khoản 2, điểm a Luật giao thông đường bộ năm 2008
Việc mạnh tay với bán hàng rong đã được cả nước thực hiện từ nhiều năm nay nhưng hiệu quả không đáng kể, thậm chí còn phản tác dụng gây tranh cãi trong dư luận Cảnh người bán luôn cố gắng lách luật dù có bị đuổi , tịch thu hàng hóa bao nhiêu lần vẫn diễn ra thường xuyên.Trong khi đó 1 bộ phận dư luận đưa ra các lí do vì nghèo đói , trình độ học thức thấp để bảo vệ người bán, trì hoãn chính sách mới
“Khi thấy người của chính quyền cương quyết dẹp “chợ chồm hổm”
và những gánh hàng rong, nhiều người trong chúng ta quay ra lên án chính quyền, ác cảm với những người thực thi công vụ Không cần biết trước đó chính quyền đã nhiều lần kêu gọi, nhắc nhở và người buôn bán hàng rong không ít lần cam kết nhưng vẫn cứ vi phạm, giằng co, lôi kéo, tạo ra cảnh tượng xô đẩy vô cùng phản cảm khi bị giữ gánh hàng hay xe đẩy
Trên thực tế, nơi nào làm nghiêm với việc lấn chiếm lòng lề đường, nơi đó đường sá thông thoáng, người đi bộ thoải mái bước đi mà không cần phải tránh né anh bán cóc, ổi; chị bán mía ghim, bắp luộc; những gian hàng quần áo di động
Ngược lại, nơi nào dễ dãi, hàng rong tấp nập tràn xuống đường, người bán hàng rong mặc nhiên cho mình cái quyền không cần quan tâm biển báo giao thông hay ùn tắc đường; vô trật tự trong một xã hội đang rất cần duy trì trật tự để bảo đảm công bằng cho tất cả mọi người cùng sinh sống và phát triển Một đô thị như thế sẽ mãi nhếch
Trang 7nhác, lộn xộn.” (Trích từ bài đăng “Hàng rong và trật tự đô thị “ của luật sư Ngô Đình Hoàng)
Ví dụ điển hình ở đây là cảnh lấn chiếm trước Đại học Sài Gòn tồn tại trong suốt nhiều năm nay mà không có sự can thiệp mạnh mẽ, triệt để của nhà trường hay chính quyền , gây ùn tắc đường đi bộ của sinh viên,ép ta phải xuống lòng đường ,buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc ,mất vệ sinh cho sinh viên Qua phân tích trên, nhóm chúng em nhận thấy chính sách mạnh tay dẹp buôn bán hàng rong cần phải có sự cải tiến hoặc phải thông qua 1 chính sách mới
mẻ, tiến bộ hơn để có thể thỏa hiệp, làm hài lòng cả người bán và dư luận, mà trước mắt là trước cổng Đại học Sài Gòn
7.CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Tình trạng buôn bán hàng rong diễn ra như thế nào trước cổng trường đh SG?
-Hoạt động vào thời gian, phạm vi nào?
-Số lượng hàng quán ít hay nhiều?
-Quy mô ra sao?
-Các món ăn đa dạng hay chưa? Chất lượng thức ăn như thế nào? -Số lượng người mua ít hay nhiều, gồm những thành phần nào là chủ yếu?
-Giá cả như thế nào so với những quán ăn bình dân khác ?
-Sinh viên đhSG có thích ăn những món hàng rong này không?
• Bán hàng rong mà cụ thể là trước cổng trường đhsg có ảnh hưỡng như thế nào đến sinh viên và các tầng lớp khác?
-Người bán hàng rong có chú ý đến những vấn đề như mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm và kinh tế đất nước hay không?
-Thái độ của người bán hàng rong đối với những vấn đề đó?
• Sinh viên đại học sg nghĩ gì về vấn đề buôn bán hàng rong? -Sinh viên có thích ăn hàng rong hay không? Tại sao lại thích?
Trang 8-Sinh viên có quan tâm đến những vấn đề như mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm và kinh tế đất nước hay không?
-Đối với sv, hàng rong có lợi hay không? Nên được duy trì phát triển hay bài trừ?
• Vậy nhu cầu của người bán hàng rong là gì? Tại sao họ lại chọn bán hàng rong?
• Những giải pháp nào tiến bộ và triệt để để giải quyết vấn đề này?
8 Các giả thuyết nghiên cứu:
Về tình trạng buôn bán hàng rong đang diễn ra trước cổng trường đhSG: tồn tại khoảng gần 10 gian hàng trước cổng trường đhSG Họ thường bắt đầu buôn bán từ 6h sáng, và kết thúc tầm 2h trưa Với quy mô rất nhỏ, chỉ vừa vặn một cái bàn, một xe đẩy hay có khi chỉ là một chiếc xe đạp, các gánh hành rong vẫn tồn tại và khá phát triển ở địa điểm này Các món ăn ở đây rất đa dạng với múc trung bình từ 10-15 ngàn đồng con số thích hợp cho sinh viên Với mức giá này thì chất lượng thức ăn rất tốt Vào những giờ cao điểm như sáng hay trưa, người mua đứng xếp hàng rất đông Đa phần là sinh viên và một số công nhân xây dựng gần đó Điều đó một phần chứng minh sv đại học SG thích món ăn hàng rong như thế này
Về ảnh hưởng của buôn bán hàng rong đối với sinh viên đhSG
va các tầng lớp khác liên quan: thực tế cho thấy, việc buôn bán hàng rong trước cổng trường đh SG tương đối ổn định Buôn bán có lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ nhưng không là ách tắt giao thông Họ thu gom rác sạch sẽ sau khi bán xong, trả lại vỉa hè như củ cho trường học Đồ ăn sạch sẽ, có sử dụng các dụng cụ bảo vệ thức ăn… tuy nhiên, vấn đề bán hàng rong lại ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế Hàng rong có một lượng người tiêu thụ tương đối khá nhiều nhưng họ lại không phải chịu mức thuế của nhà nước Vì thế, mặc dù giải quyết được phần kinh tế của sinh viên, người lao động nhưng lại không góp phần phát triển kinh tê đất nước Mặc khác, người bán hàng rong không có thái độ quan tâm đến những vấn đề trên Dẫn đến việc vấn đề chưa được giải quyết triệt để
Trang 9Theo chúng tôi suy đoán, sinh viên đại học SG sẽ có ít hơn một nửa ủng hộ vấn đề bán hàng rong Vì họ là những người thích ăn hàng rong, do mức giá hợp túi tiền, nhanh gọn và an toàn Sinh viên
có ý thức về các vấn đề như mỹ quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và
cả nền kinh tế nước nhà Nhưng hàng rong trước cổng trường đhSG không ảnh hưởng quá tiêu cực đến những vấn đề đó Theo nhóm chúng tôi, phần đông sinh viên sẽ không ủng hộ việc kinh doanh hàng rong trước cổng trường đhSG Vì “hại nhiều hơn lợi” của vấn
đề hàng rong này đối với nhu cầu của xã hội Do đó, ý kiến của sinh viên đại học SG chính là bài trừ vấn đề này
Về nhu cầu của ngườ bán hàng rong: xuất phát từ chính nhu cầu của người mua, hàng rong ra đời để cung cấp một nguồn thức
ăn, rẻ, tiện, ngon Nhu cầu của người hàng rong chính là đáp ứng nhu cầu của người mua để đem lại thu nhập, lợi ích cho mình
Chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp tham khảo qua các tài liệu cũng như là giải pháp tích cực nhất mà nhóm suy nghĩ ra:
Giải pháp (nguồn sưu tầm):
• Về hình thức: Nên xóa bỏ hình thức hàng rong kiểu cũ, thay thế bằng các quầy hàng nhỏ có kích thước phù hợp để không chiếm hết lề đường dành cho người đi bộ
• Về quản lý bán hàng rong
Bước 1: Qui hoạch những tuyến đường được bán hàng rong, vạch kẻ giới hạn, bàn ghế bày bán không được chiếm hết lề đường, lối lên xuống lề trước nhà dân, cơ quan, công ty đảm bảo cho việc lưu thông được thông suốt
Bước 2 Đăng ký kinh doanh (hình thức kinh doanh phù hợp)
để đóng thuế xây dựng đất nước Đào tạo qua các lớp tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm (có thu phí) để nấu nướng thức ăn đảm bảo hơn và chịu sự kiểm tra về an toàn về vệ sinh thực phẩm Có niêm yết giá bán và bán đúng giá nhằm tránh tình trạng chặt chém khách du lịch vô tội vạ
Trang 10Bước 3 Cam kết chặt chẽ việc chấp hành nghiêm chỉnh việc buôn bán lấn diện tích, xả nước, xả rác Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, nhiều lần (ba lần trở lên) sẽ tước giấy phép và cho người khác buôn bán hàng rong tại vị trí cũ
Bước 4 Cơ quan quản lý tiếp nhận đơn xin bán, cấp phép, thu
lệ phí đất công Cơ quan thuế phụ trách thu thuế
Bước 5 Lực lượng đô thị địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành, xử lý các hành vi vi phạm, đề xuất cơ quan quản lý rút phép với trường hợp vi phạm nhiều lần
Về tài chính: Nên có chính sách hỗ trợ người buôn bán bằng quầy hàng ban đầu nhằm tránh việc người dân tự đóng quầy hàng có kích thước quá khổ, chiếm diện tích quá nhiều, trích thuế thu được để bù chi cho quầy hàng
( nguồn: báo vnexpress.net bài “Giari pháp ngăn chặn hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lề đường”)
→ Ưu điểm: sáng tạo, thực tế, có thể áp dụng ngay Vừa giải quyết cho người bán vừa hợp lý cho người mua
→Khuyết điểm: nếu áp dụng cho người bán hàng rong trước cổng đh SÀI GÒN sẽ gây ra một số yếu tố : thời gian triển khia
dự án ảnh hưởng đến người bán và cả sinh viên Người buôn bán nhỏ lẻ không đồng ý đăng kí kinh doanh Khó quản lý chặc chẽ nên việc giấy phép kinh doanh cũng chỉ là tạm bợ
9. Phương pháp tìm dữ liệu
Tiếp cận:
● Phương pháp định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát
Trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp so sánh đưa ra nhân xét và đánh giá Sau đó tiến hành kiểm định để đánh giá mức độ chính xác của kết quả thu được
Thu thập thông tin: