1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Luật sư và nghề luật sư:"thực trạng luật sư và những giải pháp nâng cao chất lượng"

23 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm luật sư 1.1.2 Khái niệm nghề luật sư 1.2 Sự hình thành phát triển nghề luật sư trên thế giới 1.3 Sự hình thành phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam 1.3.1 Giai đoạn phong kiến 1.3.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1.3.3 Thời kì đổi mới CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LUẬT SƯ VIỆT NAM 2.1 Những kết quả đạt được 2.2 Thực trạng về chất lượng luật sư 2.2.1 Về đội ngũ luật sư 2.2.2 Về đào tạo luật sư 2.2.3 Về sự chuyên môn hóa trong hành nghề 2.2.4 Về khả năng tranh tụng tại Tòa án 2.2.5 Về đạo đức nghề nghiệp luật sư 2.2.6 Về khả năng hội nhập quốc tế 2.2 Nguyên nhân thực trạng 2.2.1 Thuận lợi 2.2.2 Khó khăn CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬT SƯ 3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật sư 3.3 Giải pháp nâng cao sự chuyên môn hóa trong hành nghề 3.4 Giải pháp nâng cao khả năng tranh tụng tại Tòa 3.5 Giải pháp về đạo đức nghề nghiệp luật sư 3.6 Giải pháp nâng cao khả năng hội nhập quốc tế KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Khái niệm luật sư 4

1.1.2 Khái niệm nghề luật sư 4

1.2 Sự hình thành phát triển nghề luật sư trên thế giới 5

1.3 Sự hình thành phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam 6

1.3.1 Giai đoạn phong kiến 6

1.3.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 6

1.3.3 Thời kì đổi mới 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LUẬT SƯ VIỆT NAM 9

2.1 Những kết quả đạt được 9

2.2 Thực trạng về chất lượng luật sư 10

2.2.1 Về đội ngũ luật sư 10

2.2.2 Về đào tạo luật sư 11

2.2.3 Về sự chuyên môn hóa trong hành nghề 11

2.2.4 Về khả năng tranh tụng tại Tòa án 12

2.2.5 Về đạo đức nghề nghiệp luật sư 13

2.2.6 Về khả năng hội nhập quốc tế 13

2.2 Nguyên nhân thực trạng 14

2.2.1 Thuận lợi 14

2.2.2 Khó khăn 15

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬT SƯ 17

3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư 17

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật sư 17

3.3 Giải pháp nâng cao sự chuyên môn hóa trong hành nghề 18

3.4 Giải pháp nâng cao khả năng tranh tụng tại Tòa 19

3.5 Giải pháp về đạo đức nghề nghiệp luật sư 19

3.6 Giải pháp nâng cao khả năng hội nhập quốc tế 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU



Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới, tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mớinhư Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam – EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu…

đã tạo nên sức cộng hưởng để thúc đẩy nền kinh tế sang một giai đoạn mới, đòi hỏinhững luật sư phải tăng cường trau dồi chuyên môn, kiến thức cũng như kỹ năng nghềnghiệp để bắt kịp, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã không ngừng nỗ lực nhằm tìm ra cácgiải pháp để cải thiện tình hình chất lượng luật sư ở Việt Nam Các cuộc khảo sát,điều tra cả trong nước và nước ngoài đều cho thấy rằng những định hướng, chính sách

về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam đang tiến gần hơn với thế giới.Thế nhưng, chất lượng của luật sư Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu pháttriển nước ta hiện nay

Chính vì vậy, Mục tiêu tổng quát trong Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày18/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục

vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” đã khẳng định: “Xây dựngđội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thươngmại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế,

có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổchức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủyban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế củaNhà nước” Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng, giá trị to lớn của trình độ,chất lượng của đội ngũ luật sư đối với sự phát triển của đất nước ta hiện nay

Đó là lý do tôi chọn đề tài tiểu luận: “Thực trạng về chất lượng luật sư Việt

Nam hiện nay và những giải pháp để nâng cao chất lượng” để chúng ta có cái nhìn

Trang 3

khái quát chung về chất lượng luật sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thế giới đồngthời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay

Bài tiểu luận có kết cấu như sau:

Lời mở đầu

Chương 1: Khái quát chung về luật sư và nghề luật sư

Chương 2: Thực trạng về chất lượng luật sư Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng luật sư

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm luật sư

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêuchuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia Luật sưthực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức Luật sư cungcấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàmphán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo

vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng

Ở Việt Nam luật sư được hiểu theo Luật Luật sư 2006: “Luật sư là người có đủtiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụpháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”1 Tiêu chuẩn luật sư được quyđịnh: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,

có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã quathời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thểtrở thành luật sư”2 Lưu ý rằng, người có đủ tiêu chuẩn muốn được hành nghề luật sưphải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

1.1.2 Khái niệm nghề luật sư

Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật sư bằngkiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hànhnghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mụcđích phụng sự công lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam

1.2 Sự hình thành phát triển nghề luật sư trên thế giới

Không ai biết được nghề luật sư xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề nàyxuất hiện từ thời xa xưa Sử sách kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công

1 Điều 2 Luật Luật sư 2006

2 Điều 10 Luật Luật sư 2006

Trang 5

nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án đã được hình thành và việc xét xử

có sự tham gia của người dân Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽcủa mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽbảo vệ hoặc bào chữa Vào thời đó, việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oancho bạn bè hoặc người thân bị chính quyền bắt giam, trừng phạt một cách độc đoán và

vô cớ Còn ở La Mã cổ đại, phiên toà thường có sự tham gia của các nhà chuyên môn,người am hiểu pháp luật để nhắc nhỡ những quy tắc tôn giáo để tránh việc viện dẫnsai hoặc vi phạm thủ tục tố tụng; xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyênsâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạtđộng nghề nghiệp Từ đó, hoạt động của họ (luật sư) được chấp nhận và uy tín của họtrong xã hội ngày càng được nâng cao, nghề luật sư được xem như một nghề vinhquang trong xã hội

Sau khi Nhà nước La Mã tan rã, châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với cáctriều đại phong kiến phân quyền cátcứ, Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xâydựng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độphong kiến Luật sư thời kỳ này không thể hiện rõ và đầy đủ các tính chất nghềnghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế và bóp nghẹt bởi chế độ xã hội chuyênquyền hà khắc

Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điềukiện khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận người xuất thân từ giaicấp tư sản Dần dần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng diễn ra thường xuyên

đã buộc chính quyền các nước tư sản phải mở rộng quyền dân chủ cho người dân, nhucầu của người dân đối với việc được đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sởcác quy định pháp luật luôn thường trực Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn củamình, dần hình thành một nghề tự do

Trang 6

1.3 Sự hình thành phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn phong kiến

Việc xét xử của chính quyền phong kiến Việt Nam qua các thời kỳ do vua, quanthực hiện mà không có sự tham gia của người bào chữa, bảo vệ Đến thời kỳ Phápthuộc, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và là thuộc địa Pháp Sau khi xâm lược Nam

kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật Naponeon của Pháp, thừa nhậnchế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo Sắc lệnhngày 25.7.1864 của Hoàng Đế Naponeon III tổ chức luật sư được thành lập theo khuvực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào đặt cạnh Tòa án thuộc địa Tuy nhiên, ở ViệtNam, trước năm 1930, hoạt động luật sư do người Pháp giữ độc quyền, sau khi banhành Sắc lệnh ngày 25.5.1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội

và Sài Gòn và có quy định mở rộng đối tượng tham gia là người Việt Nam

1.3.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám

Khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rađời, chính quyền về tay nhân dân, Bộ máy tư pháp đã được sắp xếp lại Chỉ sau hơnmột tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổchức đoàn thể luật sư Vào cuối năm 1949, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bịcáo, chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ bào chữa viên tạm thời thay thế vaitrò của luật sư Chế độ bào chữa viên được tiếp tục thực hiện sau khi chính quyềncách mạng giành thắng lợi ở vào năm 1954 ở Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất(năm 1975) Trong suốt thời kỳ xây dựng miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, đội ngũ bàochữa viên ngày càng phát triển Bên cạnh các luật sư cũ đã tham gia kháng chiến,nhiều luật sư, luật gia đã từng làm việc trong chế độ cũ cũng được chọn cho gia nhậpđội ngũ bào chữa viên của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền bàochữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, cụ thể Điều 67 của Hiến Phápquy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” Tiếp tục

Trang 7

khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959(Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm"; tiếp đóHiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳngđịnh bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư

để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam, kế thừa thực tế ở miền Bắc, tiếp tục cho thực hiện chếđịnh bào chữa viên nhân dân ở các tỉnh miền Nam, vì các Luật sư đoàn ở miền Nam

ra đời từ các chế độ cũ đều đã bị giải tán Việc thực hiện quyền bào chữa này đượctriển khai trên cơ sở Điều 4 Sắc luật số 01-SL/76 ngày 18/3/1976 của Hội đồng Chínhphủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và tinh thần Thông tư số 06-BTP/TTngày 11/6/1976 của Bộ Tư pháp Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Ngày 24/11/1984, Đại hội thành lập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã diễn ra,với 16 luật sư thành viên sáng lập đầu tiên Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh,các tỉnh khác và đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo thì lập Đoàn bào chữa viên nhân dân.Đoàn bào chữa viên nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập với 28 người.Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư Từ

đó, các tổ chức luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức bào chữa viênnhân dân đã được thiết lập từ 38 năm trước ở miền Bắc (1949), hơn 10 năm sau ngàygiải phóng miền Nam (1975), thống nhất đất nước (1976)

1.3.3 Thời kì đổi mới

Cuối thập niên 90, nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêucầu cấp thiết xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế Đểđáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được ban hành Chỉ sau 5 nămthi hành Pháp lệnh, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đặcbiệt, trong 5 năm đó các luật sư đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn

Trang 8

phòng luật sư, các công ty luật hợp danh Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm 2001 làvăn bản mở đầu cho quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghề luật sư

ở Việt Nam, đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển nghề luật sư ở nước ta

Không dừng lại ở đó, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũng đặt ranhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng cơ chếvận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO Do đó, Luật Luật sưđược Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành

kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sởpháp lý vững chắc cho nghề luật sư ở Việt Nam Để sau đó, từ ngày 10-12/5/2009 Đạihội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra với sự ra đời của Liên đoàn Luật

sư Việt Nam

Trải qua 70 năm hình thành, hoạt động với sứ mệnh bảo vệ công lý, góp phầntích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày nay đội ngũ luật sư ViệtNam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; cung cấp các dịch vụ pháp

lý cho cộng đồng xã hội ngày càng chất lượng, trở thành một trong những yếu tốkhông thể thiếu được của việc phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LUẬT SƯ VIỆT NAM 2.1 Những kết quả đạt được

Từ chỗ có vài chục luật sư hoạt động chủ yếu ở các thành phố đến nay cả nước

đã có trên 10.000 luật sư cùng vài nghìn người đang tập sự hành nghề luật sư Tất cảcác tỉnh trong cả nước đều có Đoàn luật sư Theo ghi nhận Liên đoàn luật sư ViệtNam, từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2015 số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổchức được 77.129 vụ án hình sự (trong đó có 34.635 vụ án hình sự được mời, 42.494

vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 65.263 vụ án dân sự; 5.486

vụ án kinh tế; 5.575 vụ án hành chính; 724 vụ án lao động; 272.365 vụ tư vấn trongcác vụ việc khác; 9.133 đại diện ngoài tố tụng; 89.491 dịch vụ pháp lý khác; 37.827

vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí Trong những năm gần đây đội ngũ luật sư đã đảmnhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu vớichất lượng ngày càng được nâng cao

Nhiều Luật sư, tổ chức hành nghề đã được một số tổ chức quốc tế phong tặngcác danh hiệu cao quý về hành nghề Đặc biệt là những đóng góp của luật sư tronghoạt động tư pháp Luật sư và nghề luật sư đã và đang trở thành một yếu tố không thểthiếu được của hoạt động tranh tụng, cải cách tư pháp, trong phát triển nền kinh tế thịtrường và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư thời gian qua không những đáp ứng nhu cầugiúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần tích cực trongviệc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc cảicách tư pháp, mà còn đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, từ đó vị thế và hìnhảnh của luật sư và nghề luật sư từng bước được nâng lên rõ rệt

Trang 10

2.2 Thực trạng về chất lượng luật sư

2.2.1 Về đội ngũ luật sư

Luật sư ở nước ta hiện nay vẫn còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng một phầnnhỏ nhu cầu của xã hội Thống kê cho thấy số lượng luật sư tính theo tỷ lệ bình quântrên đầu người ở Việt Nam còn thấp, khoảng 1/14.000 Trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan

Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn (riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh chiếm hơn 50% tổng số luật sư toàn quốc), luật sư còn rất thiếu ở vùng sâu,vùng xa Chỉ khoảng dưới 10% vụ án có luật sư, do đó không thể đảm bảo đáp ứngthích đáng nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội, nếu vấn đề về chất lượng không đượccoi trọng

Về chất lượng, đa số các luật sư được đào tạo cơ bản, nhiều luật sư xuất thân từđiều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có nhiều kinh nghiệm, có khả năng pháthiện những sai sót của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án Đội ngũ cán bộ này lànguồn ngày càng tăng cho đội ngũ luật sư nhưng lại thiếu kinh nghiệm hành nghề; sốluật sư mới ra trường còn trẻ, có trình độ nhưng lại chưa có thực tiễn hành nghề

Xét về quy mô, hoạt động hành nghề luật sư hiện nay khá phân tán Luật sưhành nghề đa phần riêng lẻ, với quy mô phổ biến chỉ có từ 1 đến 2 luật sư, số tổ chức

có trên 10 luật sư còn rất ít Quy mô nhỏ này phù hợp với đặc điểm phát triển của thịtrường dịch vụ pháp lý thời gian qua, khi mà cá nhân vẫn là đối tượng khách hàngchính, và dịch vụ chủ yếu là tham gia tố tụng và các giao dịch dân sự của cá nhân.Tập quán hành nghề riêng lẻ của luật sư, sự chú trọng chuyên môn mà thiếu quan tâmđến tổ chức hoạt động, và hầu hết luật sư đều chưa qua đào tạo bài bản về quản lý đãhạn chế đến chất lượng phát triển đội ngũ luật sư và hoạt động của các tổ chức hànhnghề luật sư trong thời gian qua

Chính phủ.

Trang 11

2.2.2 Về đào tạo luật sư

Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng luật sư là chất lượng đàotạo đầu vào Ở Việt Nam, các trường luật không có chương trình đào tạo sinh viên đểtrở thành luật sư, các sinh viên luật được học chung một chương trình và chủ yếu tậptrung vào lý thuyết, các khái niệm pháp luật cơ bản Sau khi ra trường, sinh viênmuốn hành nghề luật sư thì phải tham gia khóa đào tạo hành nghề luật sư trong thờigian mười hai tháng tại các cơ sở đào tạo hành nghề luật sư theo quy định của phápluật, sau đó trải qua một thời gian tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư Để đượccông nhận luật sư chính thức, sau khi kết thúc thời gian tập sự theo quy định, luật sưtập sư phải trải qua kỳ kiểm tra do Bộ Tư pháp tổ chức và chỉ được cấp Chứng chỉhành nghề nếu đạt yêu cầu

Chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sư thường nghiêng về các nội dung tranhtụng, mà chưa chú trọng các kỹ năng trong hoạt động tư vấn Do tình trạng trên, nên

đa phần luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề

và kỹ năng mềm Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu,

đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghịtại phiên toà Từ đó, khó có thể độc lập nghiên cứu hồ sơ, tình huống, đưa ra đượcluận cứ thuyết phục hay tư vấn hiệu quả cho khách hàng

2.2.3 Về sự chuyên môn hóa trong hành nghề

Với sự phát triển khá nhanh của nền kinh tế, bao gồm sự gia tăng đối tượngkhách hàng doanh nghiệp, sự gia tăng số lượng, quy mô và tính chất phức tạp của cácgiao dịch, đang đòi hỏi dịch vụ pháp lý có mức độ chuyên môn hóa cao, đồng thời cóquy mô tập trung hơn Bởi vì, khi chuyên môn hóa lĩnh vực pháp luật càng sâu thì kỹnăng tranh tụng càng được nâng cao và giành ưu thế trên phiên tòa

Tuy số lượng luật sư ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể,song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư chuyên sâu về những lĩnh vựckhác nhau Số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao,

Ngày đăng: 09/10/2018, 07:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w