MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài2. Mục đích nghiên cứu3. Phạm vi nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứu5. Bố cục đề tàiCHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM1. 1. Khái quát chung về phá sản1.1.1 Khái niệm phá sản1.1.2 Các tác động của phá sản trong nền kinh tế thị trường1.1.3 Phân biệt giải thể và phá sản1.2 Khái quát chung về thủ tục phá sản1.2.1 Khái niệm1.2.2 Đặc điểm của thủ tục phá sản1.3 Khái quát chung về pháp luật phá sản1.3.1 Khái niệm1.3.2 Vai trò của pháp luật phá sản1.3.3 Sự hình thành pháp luật phá sảnCHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM2.1 Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản2.1.1 Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản2.1.2 Xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản2.1.3 Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản2.2 Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản2.2.1 Ra quyết định mở thủ tục phá sản2.2.2 Ra quyết định không mở thủ tục phá sản2.2.3 Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản2.3 Hội nghị chủ nợ2.3.1 Triệu tập hội nghị chủ nợ2.3.2 Những thành phần trong hội nghị chủ nợ2.3.3 Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ2.3.4 Điều kiện để Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua2.3.5 Lập ban đại diện chủ nợ2.4 Phục hồi hoạt động kinh doanh2.4.1 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh2.4.2 Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh2.4.3 Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh2.4.4 Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh2.4.5 Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản2.5 Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản2.5.1 Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành2.5.2 Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ2.6 Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản2.6.1 Các vấn đề chung2.6.2 Định giá, định giá lại và bán tài sản2.6.3 Xử lý tài sản của doanh nghiệp sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sảnCHƯƠNG 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP3. 1 Tình hình thực hiện Luật phá sản năm 20043.2 Nhận xét đánh giá Luật phá sản 20143.2.1 Những tiến bộ của Luật phá sản 2014 so với Luật phá sản 20043.2.2 Một số điểm còn bất cập và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật phá sảnKẾT LUẬNPHỤ LỤCPHỤ LỤC IPHỤ LỤC IIPHỤ LỤC IIIPHỤ LỤC IVTÀI LIỆU THAM KHẢOA. VĂN BẢN PHÁP LUẬTB. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍC. CÁC TRANG THÔNG TIN DỮ LIỆU ĐIỂN TỬ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phá sản là một hiện tượng kinh tế bình thường, khách quan, phát sinh khi các doanhnghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Phá sảnhiện nay không chỉ là việc chấm dứt hoạt động, thu hồi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
và thanh toán cho các chủ nợ theo một thứ tự nhất định Phá sản còn một khía cạnh đánglưu ý là tạo cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thỏa thuận với các chủ nợ, tái cấutrúc lại doanh nghiệp và lên kế hoạch trả nợ hợp lý để trở lại hoạt động bình thường Việcgiải quyết hậu quả của quá trình đó là tất yếu, là nhiệm vụ của bất kỳ quốc gia nào nhằmđảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể tham gia kinh doanh,đảm bảo vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội
Tuy nhiên, trải qua quá trình dài của lịch sử phát triển kinh tế, bên cạnh những yếu
tố tích cực là thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân thì nền kinh tế cũng xảy ra nhiều biến động, thăng trầm và khủng hoảng Hậuquả của sự khủng hoảng kinh tế thường kéo theo sự phá sản hàng loạt của các doanhnghiệp Để giải quyết hậu quả của hoạt động bị kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanhtoán, giữa chủ nợ và người mắc nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải quyếtkhác nhau, hoặc là tự giải quyết, hoặc là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặc tập thể nào
đó Tuy nhiên, đôi khi các phương thức giải quyết tự phát không hiệu quả, từ đó phát sinhnhu cầu có những quy định pháp luật và sự can thiệp cần thiết để điều chỉnh, giải quyếthiện tượng phá sản một cách hiệu quả hơn, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội đồng thời bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan: chủ nợ, người mắc nợ và đặcbiệt là người lao động
Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, nhu cầu xây dựng và hoàn thiệnkhung pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật phá sản nói riêng luôn được các quốcgia quan tâm, chú ý Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, việc các doanhnghiệp lớn ngày càng phát triển, đồng thời các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỡ, bị loạikhỏi thị trường kinh doanh là quy luật tất yếu Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, đáp ứng các yêu cầu của việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế đaphương, song phương của Việt Nam với các nước, ngay từ buổi đầu của công cuộc đổimới nền kinh tế đất nước Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đếnviệc xây dựng, sửa đổi pháp luật, theo đó pháp luật phá sản cũng không là ngoại lệ Mặc dù vậy, việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là vấn đề hếtsức phức tạp Hàng năm, theo thống kê của tòa án thì số lượng các vụ phá sản được tòa
Trang 2án thụ lý giải quyết rất ít Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong
đó có nguyên nhân quy định pháp luật phá sản chưa phù hợp với tình hình kinh tế và xãhội, không tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức yêu cầu tuyên bố phá sản
Vì vậy để hiểu rõ hơn tôi chọn “Thủ tục phá sản doanh nghiệp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu những quy định của pháp luật
về thủ tục phá sản để làm rõ thực trạng giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thờigian qua Trên cơ sở đó phát hiện những tồn tại, hạn chế cũng như các yếu tố khác làmảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản Từ đó, đề tài cũng đưa ranhững kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản, nhằmhoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh
3 Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung phân tích các trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quyđịnh của Luật Phá sản 2014 Bên cạnh đó, những quy định về trình tự, thủ tục phá sảndoanh nghiệp theo Luật Phá sản 2004 cũng được tìm hiểu để so sánh, đối chiếu với cácquy định hiện hành
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Sưu tầm vàphân tích tài liệu; tổng hợp so sánh; thống kê trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợptác xã theo từng thời kỳ so với văn bản hiện hành
5 Bố cục đề tài
Luận văn “Thủ tục phá sản doanh nghiệp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” có
bố cục như sau:
Lời nói đầu;
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của pháp luật phá sản tại Việt Nam;
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về thủ tục phá sản doanh nghiệp tại ViệtNam;
- Chương 3: Thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta và một số kiếnnghị góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp
Kết luận;
Phụ lục;
Tài liệu tham khảo
Trang 3CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM
1 1 Khái quát chung về phá sản
Trang 41.1.1 Khái niệm phá sản
“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong nền kinh tế thịtrường, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự khan hiếmnguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo
Ở góc độ kinh tế: phá sản là tình trạng mất cân đối giữa thu và chi tại một doanh
nghiệp hay một công ty mà biểu hiện rõ rệt nhất ở sự mất cân đối ấy là tình trạng mất khảnăng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Ở Châu Âu: khi nói về khái niệm phá sản, người ta thường dùng thuật ngữ
“Bankruptcy” hoặc “Banqueroute” 1 Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng La Mã “Banca Rotta”, có nghĩa là “chiếc ghế bị gãy.”
Theo từ điển tiếng Việt: phá sản là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì và
thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bánhết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ2
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật phá sản 2014: Phá sản là tình trạng của
doanh nghiệp khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
Từ những phân tích nêu trên có thể nói thủ tục phá sản là tập hợp những quy định
về trình tự, thủ tục, cách thức do cơ quan nhà nước ban hành để doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán tiến hành yêu cầu Tòa án nnhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
1.1.2 Các tác động của phá sản trong nền kinh tế thị trường
Về mặt kinh tế: Một doanh nghiệp bị phá sản trong điều kiện ngày nay có thể dẫn
đến những tác động tiêu cực Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn, tham giavào quá trình phân công lao động của ngành nghề đó càng sâu và rộng, số lượng bạnhàng ngày càng đông, thì sự phá sản của nó có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của cácdoanh nghiệp bạn hàng theo “hiệu ứng domino” - phá sản dây chuyền
Về mặt xã hội: Phá sản doanh nghiệp để lại những hậu quả tiêu cực nhất định về
mặt xã hội bởi nó làm tăng số lượng người thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm ngàycàng lớn và có thể làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, thậm chí các tội phạm
1 Khuất Thu Huyền, “Phá sản và pháp luật phá sản tại Việt Nam” – Chuyên đề khoa học xét xử, Viện Khoa học Xét
xử, Tòa án nhân dân tối cao, 2010.
2 “Phá sản” theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, năm 2003, tr.762.
Trang 5Về mặt chính trị: Phá sản dây chuyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền
kinh tế quốc gia, thậm chí khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân trực tiếpdẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị
Như vậy, xét ở ba mặt trên, phá sản với tính cách là một hiện tượng xã hội tiêu cựccần được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa Để hạn chế các tác động tiêu cực, phá sảncần phải được coi là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của chính phủ đối với doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản Yêu cầu này cần phải được thể hiện một cách nhấtquán trong pháp luật phá sản qua các nội dung như: tiêu chí xác định một doanh nghiệplâm vào tình trạng phá sản, vấn đề hồi phục doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thứ
tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ khi tuyên bố phá sản…
1.1.3 Phân biệt giải thể và phá sản
Xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể doanh nghiệp có thể đều đưa đến mộthậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản còn lại chocác chủ nợ, giải quyết các nghĩa vụ tài chính với của doanh nghiệp với nhà nước vànhững người có liên quan
Tuy nhiên, xét về mặt bản chất phá sản và giải thể có sự khác biệt rất rõ rệt nhưsau:
Về quy định trong luật: Giải thể quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, còn phá
sản quy định trong Luật Phá sản 2014
Về lý do phá sản hoặc giải thể: Nếu như giải thể có nhiều lý do như mục tiêu kinh
doanh đạt được hoặc không mong muốn kéo dài hay không muốn tiếp tục hoạt động kinhdoanh; hoặc hết hoạt động đầu tư, kinh doanh theo giấy phép hay bị thu hồi giấy phépthành lập và hoạt động do vi phạm pháp luật thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất là mấtkhả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Về thẩm quyền giải quyết: Nếu giải thể chính do chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn: cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập) thìphá sản do cơ quan duy nhất có quyền quyết định đó là Tòa án
Về thủ tục tiến hành: Giải thể là một thủ tục hành chính bởi chủ doanh nghiệp tự
quyết định việc giải thể hoặc theo quyết định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩmquyền còn phá sản là một thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao: chủ nợ gửi đơn lên tòa ánxin giải quyết phá sản doanh nghiệp và tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Về xử lý quan hệ tài sản: Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực
tiếp thanh toán tài sản, giải quyết nghĩa vụ tài chính với các bên liên quan còn phá sản thì
Trang 6việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiệnthông qua một cơ quan trung gian sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
Về hậu quả pháp lý: Nếu như giải thể bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt
động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh thì việc phá sản có nhiều trường hợp xảy
ra như doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động, xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh hoặc cóthể tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu và vẫn tiếp tục hoạt động
Về quy định của pháp luật đối với người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp: Đối
với trường hợp doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản thì những người giữ chức vụlãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước không được đảm đương các chức vụ lãnh đạotại các doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp nhà nước mà họ quản lý bịphá sản Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có thể bị cấmthành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá
sản Trong khi đó thì chủ doanh nghiệp chấm dứt do giải thể được toàn quyền thực hiện
các hoạt động đầu tư, kinh doanh trở lại bằng việc thành lập các doanh nghiệp mới màkhông bị hạn chế gì
1.2 Khái quát chung về thủ tục phá sản
1.2.1 Khái niệm
Giống như các thực thể sống, doanh nghiệp cũng có các giai đoạn ra đời, pháttriển, suy vong, và chấm dứt hoạt động Trong quãng đời của mình, doanh nghiệp cónguy cơ bị Toà án tuyên bố phá sản bất cứ khi nào lâm vào tình trạng phá sản
Thủ tục là những quy định, quy ước về trình tự, cách thức tiến hành để làm tốt mộtviệc gì đó Ví dụ: Để đăng ký kết hôn thì thủ tục tiến hành thì cả hai cùng phải đến Uỷban nhân dân phường, xã, thị trấn của một trong hai bên nam hoặc nữ; nếu là nơi cư trúcủa người nữ thì người nữ chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dâncòn người nam khác xã không có hộ khẩu tại đó thì phải trình thêm giấy xác nhận độcthân của địa phương nơi mình cư trú
Thuật ngữ “Phá sản” thường được sử dụng để chỉ những doanh nghiệp bị lâm vàotình trạng hỗn loạn về tài chính và mất khả năng thanh toán các khoản nợ Có nhiều mức
độ phá sản khác nhau, bao gồm từ tình trạng bị mất khả năng thanh toán tạm thời cho đếnnhững trường hợp chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp với tư cách một thực thể kinhdoanh
Từ những phân tích nêu trên có thể nói thủ tục phá sản là tập hợp những quy định
về trình tự, thủ tục, cách thức do cơ quan nhà nước ban hành để doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán tiến hành yêu cầu Tòa án nnhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
Trang 71.2.2 Đặc điểm của thủ tục phá sản
Về bản chất, phá sản hay vỡ nợ xuất phát từ tình trạng mất khả năng thanh toáncác khoản nợ đến hạn phải trả của con nợ có liên quan Do đó, nó tạo nên nghĩa vụ củacon nợ và quyền (truy đòi nợ) của các chủ nợ Để giải quyết tình trạng này, giữa chủ nợ
và con nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải quyết khác nhau: hoặc là tự giảiquyết thông qua thương lượng, đàm phán, hoặc là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặctập thể nào đó, đôi khi là chính quyền địa phương nơi con nợ cư trú hay nơi con nợ tiếnhành các hoạt động kinh doanh Quá trình giải quyết “phá sản”, đảm bảo nghĩa vụ củachủ nợ và “giải thoát” trách nhiệm cho con nợ yêu cầu phải có sự can thiệp của pháp luật
để hài hòa lợi ích của cả hai Thủ tục phá sản có một số đặc điểm nhất định sau:
Thứ nhất: Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể Bởi vì các chủ nợ của
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, không
tự xé lẻ ra để đòi nợ riêng Họ cùng tham gia vào nhóm chung để tiến hành đòi nợ hayđảm bảo quyền lợi của mình, gọi là hội nghị chủ nợ Ngoài ra, khi giải quyết vấn đề phásản của doanh nghiệp, thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó được bán thanh lý, đưa vàoquỹ chung và trả cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định mà Luật Phá sản quyđịnh Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào, phá sản cũng là một thủ tục mang tính tập thểcao
Thứ hai: Thủ tục phá sản không chỉ nhắm đến mục đích đòi nợ mà còn chú trọng đến việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh Xu hướng chung của pháp luật
phá sản là chú trọng giải quyết hai vấn đề cơ bản sau:
- Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Vìnếu doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
nợ mới không bị đe dọa, môi trường đầu tư, kinh doanh của nhà nước vì thế mà cũngđược cải thiện
- Thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản để bù đắp các khoản nợ
Thứ ba: Kết thúc thủ tục phá sản thường là sự chấm dứt tồn tại của một chủ thể kinh doanh Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, theo đó các chủ nợ và người có
quyền, nghĩa vụ liên quan tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp để yêu cầu tòa án can thiệpnhằm thu hồi các khoản nợ của mình Có những trường hợp doanh nghiệp phục hồi cáchoạt động kinh doanh một cách thành công nhưng nhìn chung hậu quả pháp lý của phásản là các doanh nghiệp liên quan bị chấm dứt tồn tại, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
đó bị thanh lý để trả cho các chủ nợ Trong trường hợp này, phá sản có ý nghĩa khá tiêucực
Trang 8Thứ tư: thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp và khá phức tạp Điều này thể hiện ở việc tòa án phải tham gia vào hầu hết các thủ tục giải quyết phá
sản, từ ra quyết định mở thủ tục phá sản đến giám sát hoạt động của các doanh nghiệpmất khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, xử
lý tài sản của doanh nghiệp có tranh chấp…Do tính chất đặc biệt phức tạp của mình, tốtụng phá sản đòi hỏi phải có luật riêng và luôn là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt
1.3 Khái quát chung về pháp luật phá sản
1.3.1 Khái niệm
Hệ thống pháp luật Việt Nam: là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc,định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau,được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong cácvăn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức,thủ tục nhất định3
Pháp luật phá sản là một tổng thể thống nhất các quy phạm pháp luật nhằm hướngđến việc giải quyết đúng đắn yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó Luật phá sản đóng vaitrò trung tâm vì nó quy định những vấn đề có tính nguyên tắc của thủ tục giải quyết một
vụ phá sản
Luật phá sản 2014 quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phásản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyếtphá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết địnhtuyên bố phá sản; áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật4
1.3.2 Vai trò của pháp luật phá sản
Thứ nhất: Là công cụ bảo vệ một cách có hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.
Vì trong kinh doanh, việc nợ nần lẫn nhau là hiện tượng bình thường, ít doanhnghiệp nào có thể tránh khỏi Khi có nợ thì chủ nợ đương nhiên có quyền đòi nợ thôngqua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khở kiện ra tòa án Tuynhiên việc đòi nợ bằng con đường kiện tụng nhiều khi không giải quyết một cách thỏađáng quyền lợi hợp pháp của các nhà kinh doanh Do đó, thủ tục phá sản là một cơ chếđòi nợ đặc biệt để các chủ nợ có thể sử dụng đòi nợ Tính ưu việt của cơ chế này là việcđòi nợ được bảo đảm bằng việc tòa án có thể tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của con nợ và
3 https: //vi.wikipedia.org/wiki/Hệ-thống-pháp-luật-Việt-Nam;
4 Điều 1, 2 Luật phá sản 2014;
Trang 9thông qua đó mà bán toàn bộ tài sản của nó để trả cho các chủ nợ Đều này được thể hiệnqua hàng loạt các quy định liên quan đến quyền của chủ nợ như: quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, quyền khiếu nại, quyền đại diện, quyền đề xuất phương án phục hồihoạt động kinh doanh
Thứ hai: Bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo cơ hội để con nợ rút khỏi thị trường một cách trật tự.
Hoạt động kinh doanh là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Mặt khác, mộtdoanh nghiệp bị phá sản thì có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu đối với xã hội mà trướchết là đối với lao động và các chủ nợ Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp bị lâm vào tìnhtrạng phá sản thì vấn đề đầu tiên mà Nhà nước quan tâm giải quyết không phải là việctuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay và phân chia tài sản của nó cho các chủ nợ mà là tìmmọi cách để giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn này
Thứ ba: Góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động.
Chính vì phá sản mà người lao động phải mất việc làm, lâm vào tình trạng thấtnghiệp Do vậy muốn bảo vê người lao động trước hết là phải làm sao để doanh nghiệpkhông bị phá sản Cơ chế phục hồi doanh nghiệp là thực hiện chủ trương này vì trên thực
tế cứu được doanh nghiệp là cứu được người lao động Nhưng khi người lao động làmviệc mà không được trả lương trong một thời gian dài thì họ có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản để được giải quyết quyền lợi
Thứ tư: Góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Khi mà con nợ có quá nhiều chủ nợ nhưng lại có quá ít tài để thanh toán nợ thìviệc các chủ nợ tranh giành nhau tài sản của con nợ là điều rất có thể xảy ra nếu cứ đểcác các chủ nợ “mạnh ai nấy làm”, tùy nghi “xiết nợ” một cách vô tổ chức thì trật tự, antoàn xã hội sẽ không được bảo đảm Vì vậy, căn cứ vào pháp luật phá sản tòa án sẽ thaymặt nhà nước đứng ra giải quyết một cách công bằng, khách quan xung đột về lợi íchgiữa các chủ nợ và con nợ và điều đó sẽ góp phần đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội
Thứ năm: Góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoat động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Pháp luật phá sản là công cụ răn đe buộc các nhà kinh doanh phải năng động,sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng khi hành nghề
- Pháp luật phá sản là cơ sở pháp lý để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh kémhiệu quả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư
1.3.3 Sự hình thành pháp luật phá sản
Trang 101.3.3.1 Sự hình thành pháp luật phá sản một số nước trên thế giới
Về tên gọi: Văn bản pháp luật điều chỉnh các thủ tục phá sản và giải quyết mối
quan hệ chủ nợ - con nợ được gọi thông dụng nhất là Luật Phá sản
Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau lại có cách gọi tên khác nhau: ở Nam Tư đã cóLuật cưỡng chế hoà giải phá sản (năm 1905); ở Anh có Luật mất khả năng thanh toán,Luật đình chỉ giám đốc công ty (năm 1986); ở Hàn Quốc có Luật tổ chức lại công ty…
Thời trung cổ: các quốc gia Châu Âu đã ban hành những văn bản pháp luật phá
sản đầu tiên5 Lúc đầu, phạm vi áp dụng của những luật này chỉ giới hạn trong lĩnh vựckinh doanh thương mại, nhưng dần dần đã được đưa vào áp dụng ở nhiều lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội, và cho đến nay, pháp luật về phá sản đã điều chỉnh cả các quan
hệ kinh doanh của cả các pháp nhân, cá nhân, thậm chí những trường hợp phá sản do tiêudùng
Trong một thời gian dài, việc phá sản chỉ đi liền với việc thanh toán tài sản củacon nợ cho người chủ nợ Sau khi nền thương mại của người La Mã sụp đổ, thủ tục thanhtoán tài sản bị lãng quên Người vỡ nợ bị tống giam và đối xử như tội phạm hình sự, mộthiện tượng kéo dài nhiều năm và chỉ chấm dứt vào đầu thế kỷ 19 theo hệ thống pháp luậtAnh – Mỹ
Tại Châu Âu: cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, vỡ nợ vẫn được pháp luật
nhiều nước Châu Âu xem như dạng tội phạm, có thể bị tù giam và bị cưỡng bức trả nợ.Tuy nhiên theo thời gian, các quốc gia Châu Âu đã dần xây dựng luật phá sản theo hướnggiải quyết thấu đáo các khoản nợ mà con nợ phá sản để lại, kết hợp hài hòa quyền lợi củachủ nợ - con nợ dù cán cân vẫn nghiêng chủ yếu về các chủ nợ
Ở Hoa Kỳ: luật phá sản đầu tiên được ban hành năm 1800 với các quy định
“hướng vào chủ nợ” và do vậy nhiều trường hợp con nợ còn bị xem là tội phạm6 Năm
1841, Mỹ ban hành thêm Luật mất năng lực trả nợ, luật này cho phép con nợ có thể đềxuất việc phá sản lên tòa để được bảo hộ, miễn trách nhiệm do phá sản gây ra Năm
1874, Luật phá sản sửa đổi của Hoa Kỳ được thông qua đã chuyển sang mục tiêu
“hướng vào con nợ” với quy định thêm về thủ tục hòa giải Năm 1898 Hoa Kỳ thôngqua Luật phá sản Liên bang, quy định về chế độ người quản lý tài sản nhằm giám sátquá trình tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản Năm
1938 Hoa Kỳ lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung chi tiết các nội dung về thủ tục phục hồi(được quy định ở chương 10 và chương 11 Luật phá sản Liên bang) Năm 1978, Mỹ
5 Chuyên đế khoa học xét xử: Tìm hiểu Luật Phá sản - Tập 1 Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao và Nhà xuất bản Tư pháp, 2010 - Phan Thị Thu Hà - Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao;
6 TS Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật, ĐHQG “Đi tìm triết lý của luật phá sản” Bài tham luận tại hội thảo lấy ý kiến về Luật phá sản DN (sửa đổi) - tổ chức ngày 20/11/2003 tại VCCI.
Trang 11thông qua Luật phá sản sửa đổi với hai chương rất nổi tiếng là chương 7 (về thủ tụcthanh toán) và chương 11 (thủ tục phục hồi), được nhiều học giả đánh giá là “cuộc cáchmạng thứ hai” đối với luật phá sản Sau đó, Luật phá sản của Hoa Kỳ được sửa đổi, bổsung qua các năm 1984, 1994, 1998, 2001, 2003 và 2005 Hiện nay, khái niệm về phásản của Mỹ và các quy định ở hai chương 7 và chương 11, đặc biệt ở chương 11 củaLuật phá sản Hoa Kỳ được nhiều nước học tập kinh nghiệm khi xây dựng luật phá sảncủa mình, ví dụ như các quy định trong Luật “tái tạo công ty” của Nhật; quy định về
“chế độ tái cơ cấu” trong Luật phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan…
1.3.3.2 Sự hình thành pháp luật phá sản ở Việt Nam
Trong cả 02 bộ cổ luật nổi tiếng của Việt Nam là Hồng Đức và Gia Long, các chếđịnh về “bắt nợ” bao gồm cả việc bắt giữ đồ đạc, của cải và thậm chí người mắc nợ đượcquy định khá rõ ràng
- Luật Gia Long quy định: chủ nợ có thể cầm tù người mắc nợ để cưỡng bách trả
nợ (Nếu số nợ dưới 30 lạng bạc) Trường hợp này, thời gian giam giữ là một năm Nếuquá một năm mà quả thực con nỡ vẫn mất khả năng thanh toán, họ sẽ không bị đòi nợnữa nhưng bị đánh trượng tùy thuộc vào số nợ nhiều hay ít Nếu số nợ trên 30 lạng bạc vàsau khi bị giam giữ trên một năm mà con nợ vẫn mất khả năng thanh toán, chủ nợ có thểtâu lên nhà vua để nhà vua tùy nghi quyết định
- Về chế định thanh toán tài sản: Điều 592 Bộ luật Hồng Đức quy định “nếu
người mắc nợ là quan từ cửu phẩm trở lên, mắc nợ quá nhiều mà không có đủ tài sản trảhết các khoản nợ, được quyền tâu xin thanh toán tài sản, chia cho các chủ nợ tùy theo số
nợ nhiều hay ít…Người mắc nợ không được giấu diếm tài sản, trái luật bị phạt 80 trượng.Chủ nợ nào tìm được tài sản dấu được phép xin lấy đủ nợ.”
Cũng như các nước thuộc địa khác, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệthống pháp luật thực dân Những quy định về khánh tận, thanh toán tư pháp phá sản cũng
đã có trong Bộ luật Thương mại Sài Gòn7 Hai đạo luật điều chỉnh phá sản đã được banhành tại Việt Nam trước đây là Luật Phá sản trong Luật Thương mại Trung phần tại miềnTrung Việt Nam ngày 02/06/1942 và Luật Phá sản trong Luật Thương mại miền NamViệt Nam năm 19738
Tuy nhiên, sau năm 1975, trong khoảng trên dưới 10 năm, Việt Nam không chủtrương thực hiện nền kinh tế cạnh tranh nhiều thành phần nên khái niệm về phá sản hầu
7PGS.TS Dương Đăng Huệ - Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế Bộ Tư pháp, Báo cáo phúc trình đề tài: “Đánh giá thực
trạng, thực hiện nghiên cứu, phân tích khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản DN và các quy định pháp luật khác có liên quan”; năm 2002, tr.3 - 6
8
Trang 12như không xuất hiện Trong thời kỳ này, đất nước gặp nhiều thách thức: vừa mới bướcchân khỏi vũng lầy chiến tranh, lại phải đối mặt với cấm vận, thiếu thốn hàng hóa, nềnkinh tế tự cung tự cấp và thói quan liêu, bao cấp đã làm đất nước rơi vào cuộc khủnghoảng khá trầm trọng và toàn diện Phải đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện đổi mớinền kinh tế - xã hội và bước đầu tiếp nhận nền kinh tế hàng hóa cạnh tranh, với sự xuấthiện của nhiều thành phần sở hữu Mặc dù vậy, phải đến đầu những năm 1990, các chếđịnh pháp lý về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh bao gồm cả các chế định về phá sảnmới được được hình thành một cách cơ bản.
* Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), khi nước ta chuyển từ nềnkinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thì cácdoanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (nhà nước, tư nhân, có vốn đầu
tư nước ngoài…) mới được thành lập và cạnh tranh bình đẳng Trong quá trình hoạt độngcủa các doanh nghiệp, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cạnh tranh, đào thải, chọn lọc tựnhiên để dẫn đến một tất yếu khách quan: các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua
lỗ, mất khả năng thanh toán buộc phải giải thể hoặc phá sản, các doanh nghiệp làm ăn tốttiếp tục phát triển
Trước tình trạng đó, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 được hình thành là một
xu hướng tất yếu Đây là văn bản pháp lý chính thức đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến phá sản của các doanh nghiệp Luật phá sảndoanh nghiệp được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực từ ngày01/07/1994, bao gồm 6 chương, 52 điều
* Luật phá sản năm 2004
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 còn bất cập, không phù hợp với thực tếkhách quan Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, tòa ánnhân dân tối cao đã được giao trọng trách chủ trì soạn thảo một bộ luật mới thay thế choLuật phá sản doanh nghiệp năm 1993 Ngày 15/06/2004 Quốc hội đã thông qua Luật phásản năm 2004 thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày15/10/2004 Luật phá sản năm 2004 bao gồm 9 chương và 95 điều, quy định và giải quyếthầu hết các vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp
Sau gần 10 năm được áp dụng, có thể nói Luật phá sản năm 2004 đã thể hiện đượcvai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế củaViệt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ
Trang 13hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự, góp phần tái phân phối tài sản; thúc đẩy sựlưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườilao động và các chủ nợ9.
* Luật phá sản năm 2014
Sau khi Luật phá sản năm 2004 được ban hành, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; trong đó tại Mục 3 Phần II về
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh có nhận định: “Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế Đổi mới cơ bản pháp luật về phá sản”.
Bên cạnh đó, ngày 19/02/2013, Thủ tướng ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTgphê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởngtheo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020,trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm các nội dung trên
Triển khai tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 nêu trên và cácvăn bản có liên quan, đồng thời nhận thức được những hạn chế, bất cập của thực tiễn thihành Luật phá sản năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã đề nghị và được Quốc hội quyếtđịnh đưa Dự án Luật phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm
kỳ Quốc hội khoá XIII (2011-2016)
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XIII, Luật phá sản năm 2014 đã chính thức đượcthông qua ngày 19/06/2014, bao gồm 9 chương, 133 điều và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ
9 Báo cáo tổng kết thi hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004 số 55/BC-TANDTC của TAND tối cao, ngày 23/09/2013.
Trang 14ngày 01/01/2015 đồng thời thay thế cho Luật phá sản năm 2004.
So với Luật phá sản năm 2004, Luật này được đánh giá là có những sửa đổi khácăn bản và toàn diện Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể: Tiêu chí xác định doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chế định quản tài viên, về thẩm quyền giải quyết phásản của Tòa án, về thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phásản…
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Phá sản không phải là một thủ tục “tự động”, tức là nó sẽ đương nhiên xảy ra khidoanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Trái lại,phá sản là một thủ tục “có điều kiện”, tức là chỉ được xem xét giải quyết trên cơ sở cóyêu cầu mở thủ tục phá sản Rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, đã phá sản
về mặt thực tế nhưng lại chưa được coi là phá sản về mặt pháp lý do không có yêu cầutuyên bố phá sản Ngược lại, nhiều doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản, dù thực tếcho thấy họ có khả năng khôi phục tình trạng kinh doanh, nhưng các chủ nợ quá thiếukiên nhẫn mà nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ngay khi họ không được thanh toán cáckhoản nợ
2.1 Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
2.1.1 Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những chủ thể sau có quyền nộpđơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp:
Trang 15- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanhnghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơichưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hếtthời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đếnhạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trongthời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công
ty cổ phần mất khả năng thanh toán Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổphần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủtục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công
ty quy định
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thànhviên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác
xã, liên hiệp hợp tácxã mất khả năng thanh toán
Tuy nhiên Luật phá sản năm 2014 cũng quy định một số cá nhân phải có “nghĩa vụ” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đó là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủtịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợpdanh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năngthanh toán
Theo đó, doanh nghiệp được cho là mất khả năng thanh toán “khi không thực hiệnnghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”,trong khi đó phá sản là “tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa ánnhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”
Như vậy, chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản Hơn nữa, pháp luật đã quyđịnh một giai đoạn chờ là 03 tháng kể từ ngày khoản nợ liên quan đến hạn, qua đó tạothêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ
Trang 16Việc có tình trạng mất khả năng thanh toán là cơ sở để chủ nợ, người lao động,người đại diện theo pháp luật hay người quản lý của doanh nghiệp, cổ đông nộp đơn yêucầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp10 và là căn cứ để thẩm phán ra quyếtđịnh mở thủ tục phá sản11 Tuy vậy, tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết
sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản
Thực vậy, trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảncho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thểkhắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng
kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới) Ngay cả khi mấtkhả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệpvẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phásản12
Theo Điều 26 Luật phá sản năm 2014, khi yêu cầu tòa án nhân dân mở thủ tục phásản, các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần phải làm đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản với các nội dung bắt buộc sau đây:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
* Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèmtheo đến tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại tòa án nhân dân;
- Gửi đến tòa án nhân dân qua đường bưu điện
10 Điều 5 Luật Phá sản 2014
11 Khoản 2 Điều 42 Luật Phá sản 2014
12 Điều 37 Luật Phá sản 2014
Trang 17Tuy nhiên, tùy thuộc vào các đối tượng mở thủ tục phá sản khác nhau sẽ làm đơnyêu cầu mở thủ tục khác nhau.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn: Theo
quy định tại Điều 27 Luật phá sản năm 2014, khi yêu cầu tòa án nhân dân mở thủ tục phásản, người lao động, đại diện công đoàn phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với cácnội dung sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp không trảcho người lao động
Kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoànphải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn không được doanhnghiệp liên quan thanh toán đầy đủ Trong trường hợp này, các bằng chứng liên quan cóthể bao gồm: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận về thanh toánlương của doanh nghiệp các biên bản, nghị quyết về vấn đề trả lương hay các khoản nợkhác cho người lao động
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán: Theo 28 Luật phá sản 2014 thì người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp, chủ
doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thànhviên công ty hợp danh của công ty hợp danh phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp này cũng có các thông tin tương tự nhưđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người đại diện lao động, đại diện công đoàn, chỉ cómột chút khác biệt về căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản Ngoài ra, các giấy tờ, tài liệuphải nộp kèm theo đơn bao gồm:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất Trường hợp doanhnghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính củadoanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động;
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáokết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục đượctình trạng mất khả năng thanh toán;
Trang 18- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ củachủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảođảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có)
Trường hợp có đề xuất chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tàisản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của quản tài viên, doanh nghiệpquản lý, thanh lý tài sản
Nếu những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chủ tịch hội đồngquản trị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, chủ sở hữu công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên công ty hợp danh của công ty hợp danhkhông nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thìphải chịu trách nhiệm trước pháp luật Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểmdoanh nghiệp mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản gây ra thì phải bồi thường
2.1.2 Xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm
03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xemxét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo chongười nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phíphá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thìThẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn Thời hạn sửa đổi, bổsung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày ngườinộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạnnhưng không quá 15 ngày;
- Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếuthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
Trang 19- Trong các trường hợp sau Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủtục phá sản:
+ Người nộp đơn không đúng theo quy định tại mục 2.1.1 của bài viết;
+ Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật phá sản 2014;
+ Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năngthanh toán;
+ Cho phép thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vớidoanh nghiệp13 như sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dânnhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vàchủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa ánnhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn Tòa án nhân dân ấn định thời gianthương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản hợp lệ Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Trường hợpthương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hànhthương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạmứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định
+ Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trườnghợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
* Tòa án nhân dân phải thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán biết.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để cácbên thương lượng việc rút đơn Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưngkhông quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ Việcthương lượng của các bên theo quy định phải không được trái với quy định của pháp luật
Trang 20lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theoquy định của Luật này.
2.1.3 Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2014 thì:
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ởnước ngoài;
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiềuhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấptỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh
nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộctrường hợp quy định nêu trên
Tại Điều 39 Luật Phá sản 2014 quy định: tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phíphá sản Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểmthụ lý được tính từ ngày tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phásản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo chongười yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.Trườnghợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản đểnộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37của Luật phá sản 2014.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việcnộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnphải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
- Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
- Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng
Trang 21Sau khi thụ lý đơn yêu cầu phá sản thì tòa án sẽ thông báo về việc thụ lý đơn yêucầu mở thủ tục phá sản:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, tòa án nhân dân phảithông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệpmất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đếndoanh nghiệp mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báocho các chủ nợ do doanh nghiệp cung cấp
- Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp mất khả năng thanh toánthì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanhnghiệp mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệusau:
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất Trường hợp doanhnghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính củadoanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động;
+ Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáokết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục đượctình trạng mất khả năng thanh toán;
+ Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp;
+ Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ củachủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảođảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
+ Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có)
2.2 Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại điều 42 Luật phá sản 2014 thì: Trong thời hạn 30 ngày kể từngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặckhông mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp Tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo thủ tụcrút gọn theo điều 105 Luật phá sản 2014)
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày raquyết định
Trang 22Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không
mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tụcphá sản
Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơnyêu cầu;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
- Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc khôngkhai báo
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt độngkinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệpquản lý, thanh lý tài sản Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các hành vi sau:Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợkhông có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao độngtrong doanh nghiệp; Từ bỏ quyền đòi nợ; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ
có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp thì Thẩm phán raquyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó theo đề nghị củaHội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộpđơn, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơquan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, có
Trang 23trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tinđiện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán có trụ sở chính.
2.2.2 Ra quyết định không mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp
không thuộc trường hợp “mất khả năng thanh toán”.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiềntạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa
vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giảiquyết
Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho ngườinộp đơn, doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp
2.2.3 Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản
Theo quy định tại khoản 1 điều 51 Luật phá sản 2014 thì “Nghĩa vụ về tài sản củadoanh nghiệp được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sảnđược xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản”, cụ thể như sau:
a) Tiến hành kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanhnghiệp mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sảnđó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưngkhông quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày Việc xác định giá trị tài sản của doanhnghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vắng mặt thì người được Quản tàiviên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của doanh nghiệp thựchiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp
* Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên14 Trình tự chỉ định Quản tài viên được thực hiện nhưsau15: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản,Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên Căn cứ chỉ định Quản tài viên:
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên;
- Đề xuất chỉ định Quản tài viên của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
14 Khoản 3 Điều 26 Luật Phá sản 2014
15 Khoản 1, 2 Điều 45 Luật Phá sản 2014
Trang 24- Quản tài viên không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
- Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quản tài viên không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.Tuy nhiên Quản tài viên vẫn có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộcmột trong các trường hợp sau:
- Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Phá sản 2014;
- Có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệmvụ;
- Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên không thực hiện được nhiệm vụ.Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án nhân dântiến hành thủ tục phá sản
Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp nêutrên là không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểmkiểm kê
Trường hợp đại diện doanh nghiệp và những người khác không hợp tác về việckiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật
b) Lập danh sách chủ nợ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanhnghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đếnkhoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ Danh sách chủ nợ phải ghi rõ tên, địachỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ, số nợ của mỗi chủ nợ, trong đóphân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiếnhành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng trên Cổng thông tin đăng kýdoanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửigiấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, chủ nợ vàdoanh nghiệp mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danhsách chủ nợ Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự
Trang 25kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoảnnày.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại,Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổsung vào danh sách chủ nợ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sáchngười mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tụcphá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làmviệc kể từ ngày niêm yết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, người mắc
nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lạidanh sách người mắc nợ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Thẩmphán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sungvào danh sách người mắc nợ
2.3 Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ được tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của ngườitham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật vàkhông trái đạo đức xã hội Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tụcphá sản Công khai trong việc tiến hành Hội nghị chủ nợ
2.3.1 Triệu tập hội nghị chủ nợ
Lần thứ nhất: Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc
việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sáchchủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kêtài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ
Lần thứ hai: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán
phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ lần 2 mà vẫn
Trang 26không đáp ứng các điều kiện phân tích tại mục 2.3.2 thì Thẩm phán lập biên bản và quyếtđịnh tuyên bố phá sản.
2.3.2 Những thành phần trong hội nghị chủ nợ
Theo quy định tại Điều 77, 78 thì hội nghị chủ nợ bao gồm các đối tượng sau:
- Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản chongười khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ nhưchủ nợ;
- Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền;trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ nhưchủ nợ;
- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mất khả năng thanhtoán;trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
* Trường hợp người đại diện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặtkhông có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cóvăn bản đề nghị tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật
2.3.3 Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ được quy định tại Điều 79 Luật phá sản 2014theo đó hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi đầy đủ điều kiện sau:
Thứ nhất: Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo
đảm
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi choThẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nộidung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hộinghị chủ nợ
Đây là điểm mới, theo quy định điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ chỉ căn cứtrên số nợ Theo đó, số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ không phải là điều kiện để coihội nghị chủ nợ hợp lệ Điều này có nghĩa là hội nghị chủ nợ có thể hợp lệ khi chỉ cầnmột chủ nợ tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm Mặt khác,việc tham gia có thể là không trực tiếp Theo hướng này, điều kiện hợp lệ của hội nghịchủ nợ thông qua phương án thu hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng quyđịnh chỉ theo số nợ
Trang 27Thứ hai: Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải
quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ
Như vậy, so với quy định tại Điều 65 về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợcủa Luật phá sản năm 2004 thì điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ theo quy định củaLuật phá sản năm 2014 chỉ căn cứ trên số nợ Số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ khôngphải là điều kiện để hội nghị chủ nợ hợp lệ Điều này có nghĩa là Hội nghị chủ nợ có thểhợp lệ với chỉ cần một chủ nợ tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảođảm Mặt khác việc tham gia có thể là không trực tiếp Theo hướng này, điều kiện hợp lệcủa Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp (Điều 90 Luật phá sản năm 2014) cũng quy định chỉ theo số nợ
2.3.4 Điều kiện để Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật phá sản 2014 thì : Nghị quyết của Hộinghị chủ nợ được thông qua khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặtđại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành Nghịquyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.”
Như vậy, điều kiện để Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua cũng chỉdựa trên số nợ mà không dựa trên số chủ nợ có mặt tại Hội nghị chủ nợ
2.3.5 Lập ban đại diện chủ nợ
Quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ của các chủ nợ để đại diện cho các chủ nợtrong việc thực hiện thủ tục phá sản được ghi nhận trong pháp luật phá sản của một sốnước trên thế giới Thực tế cho thấy, trong vụ việc phá sản có số lượng lớn các chủ nợ thìcần có Ban đại diện chủ nợ giám sát hoạt động tái cơ cấu của doanh nghiệp và thực hiệncác công việc khác liên quan đến thủ tục phá sản Luật phá sản năm 2004 chưa quy định
về vấn đề này Luật phá sản năm 2014 bổ sung quy định về ban đại diện chủ nợ tại Điều82
2.4 Phục hồi hoạt động kinh doanh
2.4.1 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nộidung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp mất khả năngthanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩmphán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động
Trang 28kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đạidiện chủ nợ (nếu có).
Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Quản tàiviên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xéttrước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua
2.4.2 Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
* Chủ thể xây dựng phương án:
* Nội dung phương án: Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinhdoanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ Các biện pháp phụchồi hoạt động kinh doanh khá đa dạng, bao gồm: huy động vốn; giảm nợ, miễn nợ, hoãnnợ; thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; đổi mới công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộmáy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho chủ nợ và nhữngngười khác; bán hoặc cho thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định phápluật
Dễ nhận thấy đây là một danh sách mở, các bên có thể xem xét khả năng áp dụngcác biện pháp khác ngoài danh sách này giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động Nghịquyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thểxác định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,nếu không xác định, thời hạn là ba năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương ánphục hồi hoạt động kinh doanh
2.4.3 Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ,Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạtđộng kinh doanh
Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
Trang 29- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đềxuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghịchủ nợ;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắngmặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý
do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủnợ;
- Đại diện doanh nghiệp trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồihoạt động kinh doanh;
- Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt độngkinh doanh
Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp
lệ Việc tổ chức lại Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 90 và Điều 91của Luật phá sản 2014
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65%tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảmthì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảođảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ khôngthông qua được Nghị quyết thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp phá sản
2.4.4 Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Thứ nhất: Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thẩm phán ra quyết định công nhận nghịquyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp mất khả năng thanh toán Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả ngườitham gia thủ tục phá sản có liên quan
Trang 30Thứ hai: Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Sáu tháng một lần, doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình hình thực hiệnphương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho Quản tài viên, doanhnghiệp quản lý, thanh lý tài sản Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cótrách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ
Thứ ba: Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Thời hạn
để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năngthanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt độngkinh doanh Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiệnphương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thìthời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Trong quá
trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp cóquyền thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.Thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp được chấp nhận khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đạidiện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành
2.4.5 Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanhnghiệp vẫn mất khả năng thanh toán
Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp khi Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhândân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ nợ,Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng
ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng kýdoanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địaphương liên tiếp nơi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trụ sở chính
Trang 31* Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh thì doanh nghiệp được coi là không còn mất khả năng thanh toán Thẩm phán phụtrách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản vềviệc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tàisản
- Trường hợp:
+ Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;+ Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanhnghiệp vẫn mất khả năng thanh toán
Thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
2.5 Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
2.5.1 Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ,Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản trong các trường hợp sau:
- Triệu tập lại Hội nghị chủ nợ lần 2 mà vẫn không đáp ứng theo quy định;
- Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết do không đủ quá nửa tổng sốchủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảmtrở lên biểu quyết tán thành;
- Không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông quađược Nghị quyết khi không được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt vàđại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành
2.5.2 Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đềnghị tuyên bố phá sản thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệpphá sản
Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồihoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân
ra quyết địnhtuyên bố doanh nghiệp phá sản:
- Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanhtrong thời hạn quy định;
Trang 32- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp;
- Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanhNhững người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xemxét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanhnghiệp bị phá sản Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị là 15 ngày, kể từ ngày nhậnđược quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
* Lưu ý: Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là Người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổphần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh củacông ty hợp danh mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác
bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa
2.6 Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Sau khi tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì các nghĩa vụ tàisản phát sinh đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự vàquy định khác của pháp luật có liên quan Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệptheo thủ tục rút gọn, khi hội nghị chủ nợ không thành hoặc sau khi có nghị quyết của hộinghị chủ nợ không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viênhợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợpngười tham gia thủ tục phá sản có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
2.6.1 Các vấn đề chung
Về thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản: pháp luật quy định trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự
có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hànhquyết định tuyên bố phá sản Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơquan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trang 33- Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩmquyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanhnghiệp phá sản;
- Giám sát quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tàisản;
- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sảntrong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Sau khi nhận được báo cáo của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tàisản về kết quả thanh lý tài sản, chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sảntheo quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Về yêu cầu quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản: pháp luật hiện hành quy định như sau trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,Chấp hành viên có văn bản yêu cầu quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sảnthực hiện việc thanh lý tài sản Văn bản yêu cầu quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản phải được gửi cho tòa án nhân dân, việnkiểm sát nhân dân người tham gia thủ tục phá sản Tài sản mà quản tài viên, doanhnghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý sau 02 năm kể từngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên thì quản tài viên, doanh nghiệpquản lý, thanh lý tài sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ,tài sản của doanh nghiệp phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sảntheo quy định của pháp luật
2.6.2 Định giá, định giá lại và bán tài sản
Định giá và bán tài sản là cách thức thanh lý tài sản điển hình tại các doanh nghiệpmất khả năng thanh toán và đã bị tuyên bố phá sản Việc định giá tài sản được thực hiệnkhi giá trị của tài sản là mơ hồ, chưa định hình, định tính một cách rõ rệt Việc định giátài sản phục vụ cho công tác thanh lý tài sản và việc bán tài sản nhằm mục đích vốn hóacác tài sản của doanh nghiệp khi không còn có thể sử dụng để thực hiện hoạt động kinhdoanh
Về bán tài sản: trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố
phá sản, quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sảntheo quy định của pháp luật Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì quảntài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giávới cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan Trường hợp tài sản thanh lý có