1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đấu giá tài sản trong hoạt động thương mại

41 178 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC1. Lý do chọn đề tài2. Mục đích nghiên cứu3. Phạm vi nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứu5. Bố cục đề tàiCHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc của đấu giá hàng hóa trong thương mại31.1.1 Khái niệm đấu giá hàng hóa1.1.2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa1.1.3 Các phương thức đấu giá hàng hóa1.1.4 Các nguyên tắc của đấu giá hàng hóa1.1.4.1 Nguyên tắc công khai1.1.4.2 Nguyên tắc trung thực1.1.4.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia1.2 Phân biệt đấu giá hàng hóa với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Về bản chất Về Đối tượng Về mục địch Về chủ thể1.3 So sánh đấu giá hàng hóa trong Luật thương mại 2005 với đấu giá tài sản trong Bộ luật dân sự 20051.3.1 Điểm giống nhau1.3.2 Điểm khác nhau1.4 Vai trò của pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thương mại1.5 Pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hóa qua các thời kỳ phát triển1.5.1 Giai đoạn từ 1975 đến tháng 620051.5.2 Giai đoạn từ tháng 62005 đến nayCHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM2.1 Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa2.1.1 Người tổ chức đấu giá2.1.2 Người bán hàng2.1.3 Người tham gia đấu giá2.1.4 Người điều hành đấu giá2.2 Đối tượng đấu giá hàng hóa2.3 Thủ tục, trình tự đấu giá hàng hóa2.3.1 Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa2.3.2 Xác định giá khởi điểm2.4.3 Chuẩn bị đấu giá hàng hóa2.4.4 Tiến hành đấu giá hàng hóa2.4.5 Hoàn thành văn bản đấu giá hàng hóa2.5 Đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá2.6 Thù lao dịch vụ, chi phí đấu giá hàng hóa2.6.1 Thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa2.6.2 Chi phí đấu giá hàng hóaCHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM3.1 Thực trạng pháp luật đấu giá hàng hóa trong quan hệ thương mại3.2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về đấu giá hàng hóaKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

Qua gần ba mươi năm đổi mới, Việt Nam đã và đang từng bước phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước,định hướng xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện đời sống kinh tế - xã hội ngày càng pháttriển, cá nhân và tổ chức có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, cóquyền tự chủ, hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Sự phát triển của nềnkinh tế thị trường, với sự đa dạng các thành phần kinh tế, đa dạng hình thức sở hữu vàloại hình doanh nghiệp đã thúc đẩy các giao dịch dân sự, thương mại trở nên phong phú,

đa dạng trong đó có hình thức đấu giá hàng hóa Đấu giá hàng hóa được hiểu là mộtphương thức đặc biệt trong hoạt động kinh tế, thương mại, được tổ chức công khai tạimột nơi nhất định Tại đó, khi mua bán hàng hóa, người mua tự do cạnh tranh trả giá vàcuối cùng hàng sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất Bản chất của hoạt động đấugiá đó là một quan hệ mua bán mà trong đó người bán chỉ có một mà người mua lại rấtnhiều Mọi người mua đều mong muốn có được hàng hóa đó, do vậy họ cạnh tranh giávới nhau và làm cho giá của hàng hóa đó tăng lên Cuối cùng người trả giá cao nhấtngười đó sẽ mua được hàng

Tuy nhiên, đấu giá hàng hóa ở Việt Nam là một hoạt động mới mẻ và ngày càngphát triển không ngừng cả về loại hình và phương thức thực hiện Trong những năm gầnđây xuất hiện nhiều loại hình đấu giá mới với các loại hàng hóa đặc thù như: Đấu giábiển số xe, đấu giá thuê bao di động, đấu giá giấy tờ có giá như cổ phiếu đặc biệt làđấu giá quyền sử dụng đất Cùng với đó cũng xuất hiện nhiều hình thức đấu giá khác biệt:đấu giá qua mạng, qua điện thoại Bên cạnh đó thực tiễn cho thấy mặc dù có nhiều tiến

bộ song các quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa còn thiếu đồng bộ dẫn đến việchiểu và áp dụng không thống nhất ví dụ như: việc xác định quyền và nghĩa vụ, vấn đềgiải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro trong đấu giá là rất phức tạp Do đó chưa đáp ứngđược đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế

Vì vậy để hiểu rõ hoạt động đấu giá người viết đã chọn đề tài “Đấu giá hàng hóa trong hoạt động thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn

tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu những quy định của pháp luật

về đấu giá hàng hóa, trình tự, thủ tục tiến hành đấu giá hàng hóa để làm rõ thực trạng đấugiá hàng hóa trong thời gian qua Trên cơ sở đó phát hiện những tồn tại, hạn chế cũngnhư các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc đấu giá hàng hóa Từ đó, đề tài cũng đưa ranhững kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, làm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều

Trang 2

chỉnh pháp luật về đấu giá hàng hóa trong quan hệ thương mại ở Việt Nam để nhằm hoànthiện pháp luật trong lĩnh vực này

3 Phạm vi nghiên cứu

Người viết tập trung phân tích các trình tự, thủ tục tiến hành đấu giá hàng hóa theoquy định của Luật thương mại 2005 Bên cạnh đó, những quy định về trình tự, thủ tụcđầu giá tài sản theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấugiá tài sản cũng được tìm hiểu để so sánh, đối chiếu với các quy định của đấu giá hànghóa trong Luật thương mại 2005

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Sưu tầm vàphân tích tài liệu; tổng hợp so sánh trình tự, thủ tục tiến hành đấu giá hàng hóa trongquan hệ thương mại với đấu giá tài sản trong quan hệ dân sự

5 Bố cục đề tài

Luận văn “Đấu giá hàng hóa trong hoạt động thương mại - Những vấn đề lý luận

và thực tiễn” có bố cục như sau:

Lời nói đầu;

- Chương 1 Những vấn đề lý luận của pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thươngmại ở Việt Nam;

- Chương 2 Những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa trong hoạt độngthương mại ở Việt Nam;

- Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về đấugiá hàng hóa ở Việt Nam;

Kết luận;

Tài liệu tham khảo

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA

TRONG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc của đấu giá hàng hóa trong thương mại

1.1.1 Khái niệm đấu giá hàng hóa

Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Luật thương mại 2005 thì “Đấu giá hàng hoá

là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”

Như vậy, ta có thể hiểu đấu giá hàng hoá là một phương thức bán hàng đặc biệt,trong đó, người bán tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoácông khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn muađến trả giá Quyền mua hàng hoá sẽ thuộc về người trả giá cao nhất

Những quy định liên quan đến đấu giá hàng hóa trong Luật thương mại năm 2005nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa, nâng cao hiệu quả vàhiệu lực pháp lý của hoạt động thương mại này Song trên thực tế, hoạt động bán đấu giáhàng hoá trong thương mại chưa thực sự phát triển mà chủ yếu là người bán hàng tự mìnhthực hiện việc bán hàng hóa qua thỏa thuận

1.1.2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hóa là một hoạt động thương mại nhưng nó cũng có những đặc điểmriêng biệt sau:

Thứ nhất, là một hoạt động bán hàng đặc biệt Có đối tượng là hàng hóa nhất định

có tính đặc thù về giá trị và giá trị sử dụng Mang tính cạnh tranh, công khai và lànhmạnh Hoạt động bán hàng này thường được thông qua trung gian bởi thương nhân kinhdoanh dịch vụ đấu giá Vì là một hoạt động thương mại nên việc điều chỉnh của pháp luậtcũng khác so với đấu giá trong dân sự

Thứ hai, đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Nhưng thông

thường người ta chỉ tổ chức đấu giá hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sửdụng Người mua có thể trả giá cao hơn hay thấp hơn giá khởi điểm tùy thuộc vàophương thức đấu giá trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh

Thứ ba, Chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá hàng hóa bao gồm: người bán hàng

hóa, người tham gia đấu giá hàng hóa, có thể có sự tham gia của thương nhân kinh doanhdịch vụ bán đấu giá với vai trò là người tổ chức bán đấu giá hàng hóa và người điều hànhđấu giá.1 Tùy thuộc việc tổ chức bán đấu giá là người bán trực tiếp thực hiện hay thông

1 Giáo trình Luật thương mại tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, trang 183-189.

Trang 4

qua bên thứ ba kinh doanh dịch vụ đấu giá mà sự tham gia của chủ thể rất đa dạng vớimức độ và mục đích khác nhau Chủ thể trong quan hệ bán đấu giá gồm một người bán

và nhiều người mua

Thứ tư, hình thức đấu giá là hợp đồng dịch vụ đấu giá – hợp đồng ủy quyền được

xác lập giữa người bán với người kinh doanh dịch vụ đấu giá có ghi nhận quyền nghĩa vụ

và trách nhiệm của các bên Bên cạnh đó còn có văn bản đấu giá hàng hóa – hợp đồngmua bán hàng hóa, đây là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan bao gồmbên bán, bên mua và cả bên kinh doanh đấu giá

So với các phuơng thức bán hàng khác, thì bán đấu giá hàng hoá đem lại sự hàilòng về lợi ích cho cả bên bán và bên mua Ngoài ra, với phương thức bán hàng như thếnày đã tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả những người muốn mua hàng cùng tham gia trảgiá một cách tự do theo khả năng của mình Đồng thời, qua đó xác định được một mứcgiá cạnh tranh có lợi nhất cho cả người bán lẫn người mua hàng

Nhờ việc tổ chức bán đấu giá mà hàng hoá đem bán sẽ đến tay những người mua cótiềm năng và hiểu đúng giá trị của chúng nhất Bán đấu giá còn tập trung được cung vàcầu về các loại hàng hoá vào một thời gian và thời điểm nhất định, giúp cho việc xác lậpquan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng Nếu hình thành được những thị trường bán đấugiá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại pháttriển, nhất là với các quốc gia có những mặt hàng thế mạnh của mình.2

Tóm lại, đấu giá hàng hoá là một quy trình phức tạp, có những đặc điểm chung củamột hoạt động thương mại nhưng cũng tồn tại những điểm riêng về bản chất pháp lý

1.1.3 Các phương thức đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hóa là một quy trình khá phức tạp, quy trình này có thể tiến hành theonhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa, mục đích và điều kiện tổchức cuộc bán đấu giá Căn cứ vào hình thức đấu giá có các phương thức sau

- Căn cứ vào phương thức xác định giá có: Đấu giá theo phương pháp nâng giá;Đấu giá theo phương pháp hạ giá

- Căn cứ vào hính thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá có: Đấu giá dùng lời nói;Đấu giá không dùng lời nói.3

Theo Khoản 2 Điều 185 Luật Thương mại 2015 thì việc đấu giá hàng hóa thực hiệntheo một trong hai phương thức sau đây:

- Đấu giá theo phương thức trả giá lên: là phương thức bán đấu giá, theo đó người

trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng

2 Giáo trình Luật thương mại tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, trang 180.

3 Giáo trình Luật thương mại tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, trang 181-183.

Trang 5

Từ giá khởi điểm, người tham gia đấu giá sẽ đưa ra các mức giá nâng dần khácnhau Người trả giá cao nhất sẽ trở thành người trúng giá Đấu giá theo phương thức trảgiá lên là một phương thức đấu giá mang tính phổ biến và nó đảm bảo sự cạnh tranh giữanhững người tham gia đấu giá và giá của hàng hóa Người mua hàng sẽ chủ động đưa racác mức giá cạnh tranh phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, trong khi đó người bánhàng hóa sẽ chọn được người mua hàng trả giá cao nhất so với giá khởi điểm đối vớihàng hóa.

Hình thức này được áp dụng phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá vì nó có lợi cho

cả bên mua và bên bán Bên mua được chủ động đề xướng giá đặt mua nên quan hệ muabán mang tính tự nguyện rất cao Còn bên bán thường được lợi về giá cả vì luôn có sự trảgiá cao hơn giá khởi điểm mà mình đặt ra Tuy nhiên, phương thức đấu giá này cũng bộc

lộ những hạn chế nhất định Người tham gia đấu giá thường biết rõ mức giá mà đối thủđưa ra Vì vậy, người mua hàng sẽ đưa ra các mức giá có sự chênh lệch thấp đối với hànghóa

- Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống: Là phương thức đấu giá, theo đó người

đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn giá khởiđiểm là người có quyền mua hàng

Tại phiên đấu giá, người điều hành nêu giá khởi điểm cao nhất đối với hàng hóa sau

đó hạ dần xuống từng mức giá để người tham gia đấu giá sẽ đặt giá Nếu mức giá đượcnêu ra không có ai trả giá thì người điều hành tiếp tục đặt giá xuống Hàng hóa đấu giá sẽđược bán cho người mua chấp nhận ngay giá khởi điểm hoặc ở một mức giá nhất địnhthấp hơn giá khởi điểm của hàng hóa

Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống bắt nguồn từ Hà Lan, người ta còn gọi đấugiá theo phương thức Hà Lan Ưu điểm của phương thức này chỉ đấu giá đối với loạihàng hóa nhất định, thường là hàng hóa giống nhau, có số lượng lớn và mau hỏng Dotính chất của hàng hóa đấu giá mà phương thức đặt giá xuống thường do các nhà tổ chứcđấu giá lớn và chuyên nghiệp thực hiện

Cuộc đấu giá được tổ chức công khai, hàng hóa được trưng bày tạo điều kiện chongười tham gia xem xét, đánh giá hàng hóa Mức độ cạnh tranh trong mua bán hàng hóacủa phương thức đặt giá xuống phụ thuộc vào mức đặt giá giảm của người mua Tuynhiên, phương thức này có nhiều hạn chế vì nó khó tổ chức và chỉ được đảm bảo diễn ratrong một thời gian ngắn Vì vậy, số lượng người tham gia thường ít và khó xác địnhđược giá trị thực của hàng hóa đấu giá

Hình thức này chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa và thực sự nó không hấpdẫn với cả người mua lẫn người bán hàng Người mua do tâm lí luôn lo sợ để tuột mất cơhội mua hàng vào tay người khác nên vội vàng chấp nhận mức giá mà chưa chắc đã hợp

Trang 6

lý Còn người bán thì cũng không được cảm thấy thỏa mãn về giá cả vì rất ít khi có ngườimua nào chấp nhận ngay mức giá khởi điểm

1.1.4 Các nguyên tắc của đấu giá hàng hóa

Theo quy định tại điều 188 Luật htương mại 2005 thì “Việc đấu giá hàng hoá trongthương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”

Trong đấu giá hàng hóa cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là:

1.1.4.1 Nguyên tắc công khai

Đấu giá là hình thức công khai lựa chọn người mua hàng hóa nên mọi vấn đề cóliên quan đến cuộc đấu giá và những thông tin về hàng hóa bán đấu giá phải được côngkhai cho tất cả những ai muốn mua biết dưới các hình thức như niêm yết, thông báo,trưng bày, giới thiệu về tài sản…

Những nội dung bắt buộc phải công khai là: thời gian, địa điểm tiến hành bán đấugiá; tên loại hàng hóa bán đấu giá; số lượng, chất lượng, giá khởi điểm của hàng hóa; địađiểm trưng bày giới thiệu hàng hóa, các hồ sơ tài liệu có liên quan đến hàng hóa; côngkhai họ tên người bán hàng, tên tổ chức bán đấu giá và những người đăng kí mua hànghóa (nếu theo quy định của pháp luật, người mua hàng phải đăng kí trước)… Tại phiênbán đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tênngười mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá…

1.1.4.2 Nguyên tắc trung thực

Các thông báo về cuộc bán đấu giá và thông tin về hàng hóa, các giấy tờ có liênquan đến hàng hóa bán đấu giá, những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy của hàng hóa(nhất là khi hàng hóa là những tài sản có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật), các giấy tờxác định tư cách người tham gia đấu giá phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ để khôngtạo ra sự nhầm lẫn hay lừa dối đối với các bên mà sự nhầm lẫn hay lừa dối đó sẽ làm chocuộc đấu giá bị vô hiệu Người bán cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm củahàng hóa Không nên đưa ra mức giá khởi điểm quá cao so với giá trị thực tế của hànghóa sẽ làm cho người mua bị thiệt Người mua có quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức bánđấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng hàng hóa không đúng như thôngbáo Tổ chức bán đấu giá không phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng hàng hóa bánđấu giá trừ trường hợp không thông tin đầy đủ cho người mua Yêu cầu về tính trungthực còn thể hiện ở việc pháp luật quy định những người có mâu thuẫn pháp lí hay hoàncảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giáthì không được tham gia trả giá

Trang 7

1.1.4.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia

Quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa đềuphải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ Người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểmcủa hàng hóa, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hàng hóangay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt hại nếu tổ chức bán đấu giáhoặc bên mua có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình

Người mua hàng có quyền xem hàng hóa, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin vềhàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa sau khi hoànthành văn bản đấu giá và họ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán

Tổ chức bán đấu giá được thu của người bán hàng thù lao dịch vụ và các khoản chiphí cần thiết khác cho việc tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật

1.2 Phân biệt đấu giá hàng hóa với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Đấu giá hàng hóa hay đấu thầu hàng hóa, dịch vụ về mặt cơ bản đều là một hoạt động thương mại và có những điểm tương đối giống nhau là cùng mục đích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể với nhau để đạt được lợi ích nhất định nào đó như là cạnh tranh công khai về giá cả, quyền và lợi ích của các chủ thể Đồng thời, hai khái niệm về đấu giá và đấu thầu hoàn toàn trái ngược nhau, một bên với vai trò là người bán, bên với vai trò là người mua, đối tượng tham gia vào hoạt động là người đi mua hay là người đi bán và về giá cả của hàng hóa đem ra bán, mua

Tại khoản 1 Điều 185 của Luật thương mại 2005 “Đấu giá hàng hoá là hoạt động

thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất” Còn đấu thầu hàng

hóa, dịch vụ được định nghĩa theo Luật Thương mại 2005 tại khoản 1 Điều 214 “Đấu

thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”

Qua hai khai niệm trên ta có thể hiểu về hoạt động đấu giá hàng hóa là hoạt độnglựa chọn được người mua với giá cao nhất, còn đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là việc lựachọn người bán đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tốt nhất theo yêu cầu và giá cả phùhợp nhất

- Về bản chất

Hoạt động đấu giá hàng hóa: Là phương thức bán hàng đặc biệt, để bên bán xác

định người mua hàng Quan hệ giữa một người bán và nhiều người mua Người muađược chọn là người mua trả giá cao nhất

Trang 8

Hoạt động đấu thầu: Là phương thức mua hàng đặc biệt, để bên mua lựa chọn

người cung cấp dịch vụ, hàng hóa phù hợp Quan hệ giữa một người mua và nhiều ngườibán Người bán được lựa chọn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu mà người mua đặt ra

- Về Đối tượng

Đấu giá: đối tượng là hàng hóa Và hàng hóa ở đây phải là hàng hóa được phéplưu thông Thông thường chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị và mục đích sử dụngmới được cân nhắc bán theo phương thức đấu giá Những hàng hóa được đấu giá thườngkhó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác

Đấu thầu: đối tượng là hàng hóa, dịch vụ

- Về chủ thể

Chủ thể của hoạt động đầu giá gồm:4

- Người tổ chức đấu giá: phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấugiá hay người bán hàng của mình tự tổ chức đấu giá (người tổ chức đấu giá có thể làthương nhân hoặc không)

- Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hành hóa ủyquyền bán hoặc người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của phápluật

- Người tham gia đấu giá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá

- Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được tổ chức đấugiá ủy quyền điều hành bán đấu giá

Trừ trường hợp sau không được tham gia đấu giá: 5

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự,người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểmđấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

- Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng,con của những người đó

4 Luật thương mại 2005, Điều 186,187.

5 Luật thương mại 2005, Điều 198.

Trang 9

- Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ,chồng, con của người đó.

- Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định pháp luật.

Qua trên ta có thể thấy sẽ có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, chính là người tổchức đấu giá

Chủ thể của hoạt động đầu thầu gồm:6

- Bên mời thầu (còn gọi là bên mua)

- Bên dự thầu (còn gọi là bên bán) phải là thương nhân

Ở dây ta thấy không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, chỉ có giữa bên mờithầu và bên dự thầu

- Về Hồ sơ cần thiết

Đối với hoạt động đấu giá thì hồ sơ cần thiết gồm có:

- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá giữa người bán hàng với người tổ chức đấugiá

- Văn bản bán đấu giá giữa người bán hàng, người mua hàng và người tổ chức đấugiá

Hoạt động đấu thầu hồ sơ gồm:

- Hồ sơ dự thầu:7 là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bênmời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Hồ sơ mời thầu:8 là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

- Về Phương thức

Đấu giá hàng hóa có hai phương thức:9

- Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá caonhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng

- Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiênchấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm làngười có quyền mua hàng

Đấu thầu phải căn cứ vào hình thức và phương thức đấu thầu:

6 Luật thương mại 2005, Điều 214.

7 Luật thương mại 2005, Điều 217.

8 Luật thương mại 2005, Điều 218.

9 Luật thương mại 2005, Điều 185, khoản 2.

Trang 10

- Căn cứ vào hình thức đấu thầu, gồm có:10

+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế

số lượng các bên dự thầu

+ Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một sốnhà thầu nhất định dự thầu

- Căn cứ vào phương thức đấu thầu, gồm có:11

+ Đấu thầu một túi hồ sơ Trong trường hợp này thì bên dự thầu phải nộpnộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần

+ Đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về

kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng mộtthời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mởtrước

- Về Ý nghĩa

Ý nghĩa của đấu giá là

- Tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả người thamgia trả giá đều có cơ hội ngang nhau

- Giúp hàng hóa được đưa đến người mua tiềm năng và hiểu đúng giá trị, mục đích

Ý nghĩa của đấu thầu:

- Bên mua có thể lựa chọn được người cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn tốtnhất yêu cầu mình đặt ta

- Giảm chi phí đầu tư và tăng lợi ích cho mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cungứng dịch vụ

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hànghóa, dịch vụ đó

- Tạo động lực cho các thương nhân không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến quytrình, công nghệ sản xuất, cắt giảm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấuthầu

10 Luật thương mại 2005, Điều 215, khoản 1.

11 Luật thương mại 2005, Điều 216.

Trang 11

- Các bên trong quan hệ đấu thầu nâng cao uy tín và mở rộng quan hệ của mình.

1.3 So sánh đấu giá hàng hóa trong Luật thương mại 2005 với đấu giá tài sản trong Bộ luật dân sự 2005

1.3.1 Điểm giống nhau

Thứ nhất, Về bản chất pháp lý: cả đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa đều là hoạt

động mua bán thông qua trung gian Trong quan hệ đấu giá, trừ trường hợp người bánđấu giá (người có tài sản, hàng hóa) tự mình tổ chức đấu giá, các trường hợp khác, ngoàibên bán, bên mua còn có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá

Thứ hai, Về cách thức: Đấu giá hàng hóa và bán đấu giá tài sản đều được tổ chức

bán công khai, có nhiều người tham gia trả giá để cho những người có nhu cầu có thểtham gia đấu giá mua hàng hóa hoặc tài sản

Thứ ba, Về mục đích: Người bán đấu giá hàng hóa và bán đấu giá tài sản đều mong

muốn hàng hóa, tài sản của mình được bán với giá cao nhất

Thứ tư, Về hình thức đấu giá: Đấu giá hàng hóa và bán đấu giá tài đều được thể

hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi (cử chỉ)

Thứ năm, Về hình thức của hợp đồng bán đấu giá: Hình thức pháp lý của đấu giá là

văn bản bán đấu giá Văn bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán được xác lậpgiữa các bên liên quan

1.3.2 Đi m khác nhau ểm khác nhau

Luật điều

chỉnh Luật Thương mại 2005

Bộ luật dân sự 2005;

Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày04/3/2010 của Chính phủ

Đối tượng bán

đấu giá

Hàng hóa gồm “các loạiđộng sản, kể cả động sảnhình thành trong tươnglai; Những vật gắn liềnvới đất đai”

- Tài sản bảo đảm trong trường hợp phápluật về giao dịch bảo đảm quy định phải

xử lý bằng bán đấu giá;

- Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán

Trang 12

đấu giá theo quy định của pháp luật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản

là quyền sử dụng đất trong trường hợpNhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đấthoặc cho thuê đất được bán đấu giá theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

- Các tài sản khác phải bán đấu giá theoquy định của pháp luật

Chủ thể tham

gia đấu giá

Người tổ chức đấu giá là:

- Thương nhân có đăng kýkinh doanh dịch vụ đấugiá;

- Hoặc là người bán hàngcủa mình trong trườnghợp người bán hàng tự tổchức đấu giá

Người tổ chức bán đấu giá gồm:12

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanhnghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinhdoanh dịch vụ bán đấu giá tài sản

Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấugiá tài sản và người có tài sản bán đấugiá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu

là 1% và tối đa không quá 15% giá khởiđiểm của tài sản bán đấu giá Khoản tiềnđặt trước được nộp cho tổ chức bán đấugiá tài sản.14

12 Nghị định 17/2010/NĐ-CP, Điều 14.

13 Luật thương mại 2005, Điều 199, khoản 2.

14 Nghị định 17/2010/NĐ-CP, Điều 29, Khoản 1.

Trang 13

Rút lại giá đã

trả khi đấu giá

- Theo phương thức trảgiá lên: nếu người trả giácao nhất rút ngay lại giá

đã trả thì cuộc đấu giá vẫnđược tiếp tục từ giá củangười trả giá liền kề trướcđó

- Trường hợp theo phươngthức đặt giá xuống, nếungười đầu tiên chấp nhậnmức giá rút ngay lại giá đãchấp nhận thì cuộc đấu giávẫn được tiếp tục từ giá đãđặt liền kề trước đó

Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đãtrả giá cao nhất mà rút lại giá đã trảtrước khi đấu giá viên điều hành cuộcbán đấu giá công bố người mua được tàisản thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục vàbắt đầu từ giá của người trả giá liền kềtrước đó Trong trường hợp không cóngười trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giácoi như không thành

Từ chối mua Trừ trường hợp có thoả

thuận khác, sau khi tuyên

bố kết thúc cuộc đấu giá,người mua hàng bị ràngbuộc trách nhiệm; nếu sau

đó người mua hàng từchối mua hàng thì phảiđược người bán hàng chấpthuận, nhưng phải chịumọi chi phí liên quan đếnviệc tổ chức bán đấu giá

- Trong trường hợp ngườimua được hàng hoá đấugiá đã nộp một khoản tiềnđặt trước mà từ chối muathì không được hoàn trảkhoản tiền đặt trước đó

Khoản tiền đặt trước đóthuộc về người bán hàng

Tại cuộc bán đấu giá, khi đấu giá viênđiều hành cuộc bán đấu giá tài sản đã công

bố người mua được tài sản bán đấu giá màngười này từ chối mua thì tài sản được báncho người trả giá liền kề nếu giá liền kề đócộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằnggiá đã trả của người từ chối mua

Đối với cuộc đấu giá bằng hình thức bỏphiếu, trong trường hợp từ chối mua nêutrên mà có từ hai người trở lên cùng trả giáliền kề, nếu giá liền kề đó cộng với khoảntiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả củangười từ chối mua thì tài sản được bán chomột trong hai người trả giá liền kề đó, saukhi đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn

ra người mua được tài sản bán đấu giá.Trong trường hợp giá liền kề cộng vớikhoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả củangười từ chối mua thì cuộc bán đấu giá coinhư không thành

Trong trường hợp người trả giá liền kềkhông đồng ý mua thì cuộc bán đấu giá

Trang 14

coi như không thành.15

Tài sản đã bán

Người mua hàng hóa bánđấu giá được toàn quyền

sử dụng, định đoạt tài sảnkhi thực hiện hết cácnghĩa vụ phiên đấu giáhàng hóa

Người có tài sản bán đấu giá chỉ được mualại tài sản bán đấu giá nếu người mua được tài sản bản đấu giá đồng ý

Việc mua lại tài sản bán đấu giá được thựchiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản

1.4 Vai trò của pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thương mại

Pháp luật về đấu giá hàng hóa là hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quannhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đấu giá hànghóa bao gồm những quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa, người bánhàng hóa và sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đấu giá hàng hóa

Pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thương mại với tính chất là một lĩnh vực phápluật điều chỉnh hình thức mua bán hàng hóa có một số vai trò sau:

- Pháp luật về đấu giá hàng hóa thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về cảicách hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnhvực đấu giá hàng hóa

- Pháp luật về đấu giá hàng hóa cụ thể hóa một hình thức mua bán hàng hóa trongpháp luật dân sự, thương mại xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cạnh tranh côngbằng, lành mạnh trong mua bán hàng hóa

- Cũng giống như đối với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động đấu giá tài sảnthuộc lĩnh vực thương mại được điều chỉnh thống nhất bằng Luật thương mại 2005 (từĐiều 185 đến 213) Pháp luật về đấu giá hàng hóa là phương tiện bảo vệ lợi ích tốt nhấtcho các bên tham gia đấu giá hàng hóa

- Pháp luật về đấu giá hàng hóa điều chỉnh một lĩnh vực kinh doanh của doanhnghiệp, hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức đấugiá hàng hóa

- Pháp luật về đấu giá hàng hóa phản ánh đầy đủ các hệ tiêu chí trong việc xây dựnghoàn chỉnh, đồng bộ có tính khả thi và ổn định cao của hệ thống quy phạm pháp luật vềđấu giá hàng hóa

- Pháp luật về đấu giá hàng hóa tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nướcthống nhất về đấu giá hàng hóa; quy định thống nhất về phương thức đấu giá các loạihàng hóa Đấu giá đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu nhưng chỉ tồn tại tản mạn, rời rạc ởcác văn bản dưới luật nên hình thức hoạt động còn khá yếu ớt Các quy định về đấu giátrong các lĩnh vực chuyên ngành tương đối đa dạng nhưng vẫn đậm tính chồng chéo, rời

15 Nghị định 17/2010/NĐ-CP, Điều 39.

Trang 15

rạc hoặc trùng lắp.Vì vậy, việc xây dựng Luật đấu giá tài sản với những quy định mangtính đột phá, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với tìnhhình mới nhằm đáp ứng yêu cầu về xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, phát triểndịch vụ bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp trong hệ thống các ngành dịch vụ ở nước ta,góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân

là yêu cầu khách quan thực sự cần thiết

1.5 Pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hóa qua các thời kỳ phát triển

1.5.1 Giai đoạn từ 1975 đến tháng 6/2005

Pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thời kỳ này chỉ tập trung chủ yếu vào việc xử

lý hàng hóa thi hành án và các hàng hóa xử lý theo quyết định hành chính của cơ quannhà nước có thẩm quyền mà không có một khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động đấugiá hàng hóa Vì không có khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động đấu giá hàng hóa nêncũng không hình thành các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp Ngoài cơ quan thi hành

án việc tổ chức đấu giá thường do cơ quan hành chính thực hiện theo cơ chế hội đồngliên ngành Tổ chức đấu giá hàng hóa trong lĩnh vực dân sự, thương mại thông thườnghầu như không được pháp luật quan tâm đến Cụ thể:

- Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28 tháng 8 năm 1989 (Pháp lệnh năm1989), quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành án Khoản 1, Điều 28 của Pháp lệnhnăm 1989 quy định về bán đấu giá tài sản đã kê biên

- Để thực hiện Pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân Tối cao và Bộ Tư pháp có Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07/12/1989hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh 1989

- Năm 1994, Pháp lệnh Thi hành án dân sự được ban hành mới thay thế cho Pháplệnh Thi hành án dân sự năm 1989 (Pháp lệnh năm 1994)

- Năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ

8 thông qua Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ dân sựtrong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản

- Ngày 19/12/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1996/CP về việc banhành quy chế bán đấu giá tài sản

- Ngày 07 tháng 04 năm 1997 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 399/PLDSKThướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản

1.5.2 Giai đoạn từ tháng 6/2005 đến nay

Bán đấu giá đã có mặt tại Việt Nam từ khá lậu nhưng bán đấu giá hàng hóa với tínhchất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới được ghi nhận trong pháp luật nhữngnăm gần đây Vì vậy, hoạt động bán đấu giá hàng hóa còn khá yếu ớt và các quy định

Trang 16

điều chỉnh hoạt động này cũng còn sơ lược Nắm bắt được những khó khăn từ thực tiễncủa việc đấu giá hàng hóa nêu trên nên ngày 14/6/2005 Quốc hội đã ban hành Bộ luật dân

sự 2005 sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 2005 sửa đổi, bổ sungLuật thương mại 1997 Hai văn bản mới này điều chỉnh các hoạt động, hành vi dân sự,thương mại trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO trong đó chú trọng đến phát triểncác hoạt động dân sự, thương mại với nhiều hình thức đấu giá

Kể từ khi Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 được ban hành, pháp luật

về đấu giá ở nước ta bắt đầu hình thành một cách có hệ thống và từng bước được điềuchỉnh

Các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá đã được xây dựng thống nhất, cụ thể,tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu giá được phát triển, đáp ứng được yêu cầu của sựnghiệp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể:

- Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước năm 2008;

- Luật kinh doanh bất động sản năm 2006; Luật kinh doanh bất động sản năm2014;

- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sungmột số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Luật xử lý vi phạmhành chính 2012;

- Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bán đấu giá quyền

sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

- Ngày 18/01/2005, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tàisản được ban hành thay thế Nghị định số 86/1996/CP

- Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đấtđai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 quy định bổ sung về việccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình

tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại

về đất đai;

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 hướng dẫn

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

và Tổ chức phát triển quỹ đất

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản

Trang 17

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA TRONG

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1 Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa

2.1.1 Người tổ chức đấu giá

Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc

là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.16

Như vậy, thuật ngữ người tổ chức đấu giá hàng hóa được đặt ra đối với cả trườnghợp người bán hàng hóa tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa và cả trong trường hợpngười tổ chức bán đấu giá là một thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giáhàng hóa làm nghề nghiệp của mình Có thể nói, xét về bản chất, người tổ chức bán đấugiá là người tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá hàng hóa Trongtrường hợp người bán hàng không tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa mà thuê một

16 Luật thương mại 2005, Điều 186, Khoản 1.

Trang 18

người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành bán đấu giá thì giữa hai người nàyphải hình thành một hợp động dịch vụ tổ chức bán đấu giá trước khi các công việc liênquan đến bán đấu giá hàng hóa được tiến hành

Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giáhàng hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc đấu giá thì người tổ chức đấugiá phải chịu chi phí bảo quản hàng hóa được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chứcbán đấu giá và các chi phí khác.17

Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá đã được xác định cụ thể trong Luậtthương mại 2005

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây: 18

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cầnthiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc ngườitham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho ngườimua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

- Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàngđấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

- Tổ chức cuộc đấu giá;

- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 củaLuật thương mại 2005

Về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa là do thoả thuận Tuy nhiên ta có thể thamkhỏa thêm Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính

về hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấugiá và lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản tại Điều 2 khoản 1 mà cụ thể là tạiĐiều 4 Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhândân tỉnh Tiền Giang về ban hành quy định về mức thu, quản lý, sử dụng phí đấu giá, phítham gia đấu giá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chi tiết như sau:

TT Giá trị tài sản bán được của

1 Dưới 50 triệu đồng 5% giá trị tài sản bán được

2 Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng 2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá

50 triệu

17 Luật thương mại 2005, Điều 212, Khoản 2.

18 Luật thương mại 2005, Điều 189.

Trang 19

3 Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng 16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được

Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngàykết thúc phiên đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan tàichính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các chi phíthực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010, (trừtrường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác), cụ thể gồm các chiphí sau:

- Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá;

- Chi phí tổ chức đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

- Chi phí trưng bày, cho xem tài sản;

- Chi phí tổ chức phiên đấu giá;

- Những chi phí thực tế hợp lý khác

Ở đây ta có thể thấy được pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên nhằmbảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp và nếu không có được sự thỏa thuận thì lúc này mới

áp dụng theo quy định của pháp luật (thực thi pháp luật)

Song song với các quyền lợi có được thì người tổ chức đấu giá còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau: 19

- Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định vàtheo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng

- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liênquan đến hàng hoá đấu giá

- Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ

- Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho ngườitham gia đấu giá xem xét

- Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng vàcác bên có liên quan.20

19 Luật thương mại 2005, Điều 190.

20 Luật thương mai 2005, Điều 203.

Trang 20

- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấugiá hàng hoá.

- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng kýquyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với ngườibán hàng

- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thuđược từ người rút lại giá đã trả hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàngtheo thoả thuận Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bánhàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặcphải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá

2.1.2 Người bán hàng

Theo khoản 2 Điều 186 Luật thương mại 2005 quy định: “Người bán hàng là chủ

sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật”.

Người bán hàng chính là chủ sở hữu hàng hóa, đứng ra ký hợp đồng dịch vụ tổchức bán đấu giá hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc người bán hàng

có thể là trung gian, làm công việc cầu nối giữ người có hàng hóa và người tổ chức bánđấu giá hàng hóa Trong trường hợp là một bên trung gian, người bán hàng hóa có thểđóng vai trò thay mặt người có hàng hóa thiết lập các quan hệ với người tổ chức đấu giáhàng hóa, vì quyền lợi của người có hàng, theo sự ủy quyền của người có hàng Mặtkhác, người bán hàng hóa cũng có thể là những người không có quan hệ trực tiếp, khôngnhận được sự đồng thuận của người có hàng hóa nhưng lại có quyền bán hàng hóa.Quyền này có thể phát sinh từ những quan hệ pháp lý, những thỏa thuận trước đó giữangười có quyền bán hàng hóa và chủ sở hữu hàng hóa hoặc có thể phát sinh theo quyđịnh của pháp luật

Quyền của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá: 21

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau đây:

- Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp giábán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lênhoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đóphải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá caohơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó hoặc nhận lại hàng hoátrong trường hợp đấu giá không thành;

- Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá

21 Luật thương mại 2005, Điều 191.

Ngày đăng: 09/10/2018, 08:04

w