Nhằm chỉ đạo, định hướng các nhà trường quản lý tốt các bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng GD định hướng cách thức quản lý, hồ sơ quản lý bán trú trường học đảm bảo khoa học, chặt chẽ
Trang 1UBND HUYỆN KIM THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 403/PGD&ĐT-GDPT
V/v Tổ chức bán trú ở các trường tiểu
học huyện Kim Thành
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kim Thành, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Các trường Tiểu học trong huyện.
Thực hiện mục tiêu và giải pháp của Đề án "Nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện giảm nghèo đi đôi với nâng cao đời sống nhân dân huyện Kim Thành giai đoạn 2011- 2015", trong những năm qua nhiều
trường tiểu học trong huyện đã tích cực tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với cha mẹ học sinh và huy động các nguồn lực để xây dựng
cơ sở vật chất để tổ chức bán trú cho học sinh Tính đến hết năm học 2012 - 2013 toàn huyện có 8 trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của gia đình học sinh trên địa bàn huyện.
Để hoạt động bán trú đi vào nền nếp, đảm bảo chất lượng và phục vụ tốt hơn cho học sinh học 2 buổi/ngày, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thực hiện một số nội dung sau:
1 Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú
- Các trường có tổ chức bán trú phải xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú cho học sinh; kế hoạch phải chi tiết, cụ thể về các danh sách (học sinh, CBGV tham gia quản lí, người lao động hợp đồng nấu ăn); phân công công việc; cách thức đóng góp và mức chi trả kinh phí; nguyên tắc giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh; các hoạt động cùng với nghỉ trưa
- Họp cha mẹ học sinh để tuyên truyền, giới thiệu, tổ chức đăng kí tự nguyện tham gia bán trú cho học sinh và để cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến tổ chức bán trú trong nhà trường Tuyệt đối không được ép buộc học sinh tham gia bán trú cũng như áp đặt mức tiền ăn bán trú của học sinh.
2 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các trường tiểu học tổ chức bán trú phải thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với cá nhân, tập thể cung ứng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, đã được kiểm dịch hoặc người có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn Trong hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản cam kết về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm nếu xảy ra mất an toàn
Phải có biện pháp thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá
cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.
- Bếp ăn bán trú được xây dựng theo quy trình một chiều, gồm 3 khu riêng biệt: khu chế biến thực phẩm sống, khu bếp nấu và khu chia thức ăn đã nấu chín Các
Trang 2bếp ăn có tủ lạnh cỡ nhỏ để lưu mẫu thức ăn; thức ăn lưu phải đảm bảo đủ 1 suất ăn, đựng trong hộp dùng để đựng thực phẩm, có nắp đậy, thời gian lưu là 24 giờ
Bếp ăn bán trú phải được đăng ký với cấp có thẩm quyền để kiểm tra và công nhận Bếp ăn đạt tiêu chuẩn về VSATTP.
- Trang thiết bị phục vụ tổ chức bán trú: dụng cụ nhà bếp, nhà ăn, phòng ngủ cần được từng bước đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh Các trường nên huy động nguồn xã hội hóa để tiếp tục đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất cho bán trú.
- Định kì phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng xung quanh khu vực bán trú.
3 Đảm bảo chất lượng bữa ăn
- Các trường cần trao đổi và thống nhất với cha mẹ học sinh về mức tiền ăn bán trú của học sinh ở mỗi khối lớp để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho học sinh học tập, vui chơi, hoạt động theo từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương; mức đóng tiền ăn của học sinh ở mỗi khối cần khác nhau.
- Chủ động phối hợp với trường mầm non hoặc mời những người có chuyên môn để xây dựng khẩu phần, thực đơn cho học sinh đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tinh bột, đạm, mỡ, khoáng và các loại vitamin Thực đơn bữa ăn được xây dựng theo từng tuần, cải tiến bữa ăn hàng ngày và phù hợp theo mùa; được lãnh đạo phụ trách kí duyệt và công khai hàng ngày cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết.
- Nước uống cho học sinh phải đảm bảo vệ sinh, có thể dùng nước tinh khiết đóng bình hoặc nước đun sôi
4 Quản lý tổ chức hoạt động bán trú
- Các trường ngoài việc huy động một số cán bộ, giáo viên, nhân viên có điều kiện tham gia quản lí học sinh và phục vụ bán trú cần hợp đồng với người lao động để nấu ăn Người làm công tác nấu ăn phải có Giấy chứng nhận đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm do bệnh viện từ tuyến huyện trở lên cấp; Giấy chứng nhận xét nghiệm người lành không mang trùng do Trung tâm y tế huyện cấp; Chứng chỉ về tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ VSATTP do huyện tổ chức, các loại giấy tờ đều còn giá trị sử dụng
- Tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, giáo dục kĩ năng sống cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học một cách linh hoạt, phong phú (nội dung này được thể hiện chi tiết, cụ thể trong kế hoạch bán trú của nhà trường)
- Về kinh phí: Tiền ăn của học sinh được thu theo nguyên tắc “lấy thu bù chi” không mang tính chất kinh doanh, không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào
Trang 3- Nghiêm túc thực hiện việc công khai thực đơn, thực phẩm, số lượng, đơn giá hàng ngày Bảng công khai thực đơn, công khai tài chính phải được đặt ở nơi thuận tiện để cha mẹ học sinh có thể giám sát được Các trường phải xây dựng cơ chế để Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức bán trú của nhà trường được khách quan, thường xuyên, đảm bảo ít nhất 2 lần/tháng.
- Nếu tổ chức ăn trưa cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên tại trường thì phải có thực đơn riêng không trùng với thực đơn của học sinh; có sổ sách theo dõi thu, chi riêng; thanh toán, công khai, minh bạch.
5 Về hồ sơ, sổ sách quản lí bán trú: Hồ sơ sổ sách bán trú gồm có:
1 Sổ theo dõi học sinh ăn bán trú (phụ lục 1): Mỗi lớp có 01 quyển, do giáo viên chủ nhiệm quản lí, theo dõi.
2 Sổ báo ăn hàng ngày (phụ lục 2).
3 Sổ theo dõi mua lương thực, thực phẩm và các gia vị hàng ngày (phụ lục 3).
4 Sổ công khai thực đơn hàng tuần (phụ lục 4).
5 Sổ thu tiền ăn các lớp (phụ lục 5).
6 Sổ chấm công CBQL, GV, NV tham gia quản lí, phục vụ bán trú (phụ lục 6).
7 Tổng hợp quyết toán tiền bán trú hàng tháng (phụ lục 7).
8 Các chứng từ chi tiền điện, nước, chất đốt
9 Danh sách tiền chi công quản lí, phục vụ bán trú, nấu ăn.
10 Các hợp đồng cung cấp thực phẩm, điện, nước (dạng Hợp đồng nguyên tắc, mỗi năm học kí kết một lần).
11 Sổ theo dõi quỹ tiền mặt, các phiếu thu, chi và chứng từ kế toán theo quy định.
(Hồ sơ mua sắm trang thiết bị phục vụ bán trú tách riêng)
Trên đây là một số hướng dẫn và chỉ đạo các trường tiểu học trong việc tổ chức bán trú, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường nghiên cứu công văn
để tổ chức thực hiện Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các trường liên
hệ về phụ trách chuyên môn Tiểu học để thống nhất giải quyết.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Phòng GDTH - Sở GD&ĐT (để b/c);
- Lãnh đạo Phòng GDĐT;
- Các chuyên viên Tiểu học; Thanh tra, Y tế
trường học;
- Lưu GDTH.
TRƯỞNG PHÒNG
(Đã kí)
Nguyễn Văn Hùng
Trang 4Phụ lục 1:
SỔ THEO DÕI HỌC SINH ĂN BÁN TRÚ THÁNG NĂM
LỚP :
TT Họ và tên học sinh bán trú
Theo dõi ăn bán trú các ngày trong tháng
TS ngày ăn bán trú
Số tiền
ăn của tháng
Số tiền thừa, thiếu tháng trước chuyển sang
Đã nộp thêm
TS tiền còn thừa hoặc thiếu
Kí xác nhận của đại diện gia đình học sinh
Trang 5Phụ lục 2:
SỔ BÁO ĂN HÀNG NGÀY Ngày: / /
Cộng:
NGƯỜI QUẢN LÍ BẾP
Trang 6Phụ lục 3:
SỔ THEO DÕI MUA LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ CÁC GIA VỊ HÀNG NGÀY
Ngày: / /
Tên thực phẩm Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Người bán
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người mua
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra
(Kí, ghi rõ họ tên)
Trang 7Phụ lục 4:
BẢNG CÔNG KHAI THỰC ĐƠN HÀNG TUẦN
Từ ngày / đến ngày / /
Thứ Hai
(ngày / )
Thứ Ba
(ngày / )
Thứ Tư
(ngày / )
Thứ Năm
(ngày / )
Thứ Sáu
(ngày / )
Món 1
Món 2
Món 3
Món 4
Món 5
Món 6
Chữ kí
người
kiểm tra
(nếu có)
Trang 8Phụ lục 5:
SỔ THU TIỀN ĂN CÁC LỚP THÁNG :
TT Lớp Tổng số suất ăn trong tháng của
lớp
Số tiền ăn của tháng
Số tiền thừa (hoặc thiếu) của tháng trước chuyển sang
Số tiền đã nộp Còn thừa (hoặc
thiếu)
GVCN
(Kí, ghi rõ họ, tên)
Cộng:
Trang 9Phụ lục 6:
BẢNG THEO DÕI CHẤM CÔNG BÁN TRÚ
THÁNG NĂM
TT Họ và tên CBQL, GV, NV Chức vụ
trong tháng
Ghi chú
LÃNH ĐẠO PHỤ TRÁCH
, ngày tháng năm
NGƯỜI LẬP BẢNG
Trang 10Phụ lục 7:
BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN BÁN TRÚ
THÁNG NĂM
I Số tiền thu
1 Số tiền gia đình học sinh đóng
2 Tiền hỗ trợ từ nhà trường, xã hội hóa
II Số tiền chi
1
2
3
III Đối trừ
, ngày tháng năm
KẾ TOÁN