1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Sự biến đổi của Văn hóa Việt Nam từ năm 1975 đến nay

57 609 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 12,7 MB

Nội dung

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hìnhkinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được

Trang 1

KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1986 ĐẾN

NAY 6

PHẦN III SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ THỐNG NHẤT 1975 ĐẾN NAY 13

I VĂN HÓA VẬT CHẤT 13

1 Văn hóa ẩm thực 13

2 Văn hóa trang phục 20

3 Văn hóa cư trú 27

4 Văn hóa giao thông 28

IV VĂN HÓA TINH THẦN 33

1 Phong tục 33

1.1 Phong tục hôn nhân 33

1.2 Phong tục tang ma 37

2 Tín ngưỡng 38

3 Tôn giáo 40

4 Lễ Tết và Lễ hội 42

4.1 Lễ Tết 42

4.2 Lễ hội 46

5 Văn hóa nghệ thuật 50

5.1 Nghệ thuật ngôn từ 50

5.2 Nghệ thuật diễn xướng 50

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975-1986 hay còn gọi là “Thời Kỳ BaoCấp” là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc cho cả nước sau khi thốngnhất và đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này Thời baocấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm

1957 tại miền Bắc, tới sau 4/1975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mớithực sự kết thúc Đây là một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nềnkinh tế kế hoạch hóa do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo Xã hộichủ nghĩa (XHCN), không chấp nhận kinh doanh tự do

Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội,

kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu đượcnhững thành tựu to lớn, hết sức quan trọng Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hìnhkinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cầnthiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa

Chính sự biến động của lịch sử trong suốt hơn 40 năm qua mà văn hóa của đấtnước Việt Nam đã không ngừng thay đổi, một phần bị mai một, mặt khác lại đang hòanhập với văn hóa trên toàn tế giới phù hợp với bối cảnh kính tế-xã hội

Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi không tránh khỏi nhứng saisót Rất mong nhận được sự góp ý từ Giảng viên hướng dẫn và các bạn

Chân thành cảm ơn!

NHÓM 11

Trang 3

thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %)trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 % Tình trạng thiếu lương thực diễn ragay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực Ngân sách thiếu hụt lớn, giá

cả tăng hàng năm 20%, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu Nhà nước thiếu vốnđầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu

Bởi vì lúc đó cả nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, nền kinh tế bị kiệt quệ với rấtnhiều cơ sở vật chất bị tàn phá Từ đường xá giao thông đến các nhà máy xí nghiệp ởphía Bắc đến đồng ruộng phía Nam rất nhiều nơi không canh tác được Bom đạn và cảchất độc hóa học đã trút xuống rất nhiều trong cuộc chiến

Nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào nông nghiệp và ngay bản thân nền nôngnghiệp cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh Sau năm 1975 thì cả hai miền tuy nhậplại cùng một nước nhưng hệ thống kinh tế thì khác nhau và xuất hiện những rối loạnban đầu sau chiến tranh

Sau năm 1975, thì các nước phương Tây theo chính sách của Mỹ cấm vận ViệtNam cho nên rất dè dặt trong chuyện phát triển quan hệ với Việt Nam Song, hệ thống kinh tế theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũ từ miền Bắc đưa vào đã đẩy nềnkinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng rất nặng nề vào những năm 70 và đầu những năm80

Toàn bộ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu thiết yếu cuộc sống đềuthông qua chế độ tiêu chuẩn tem phiếu có định mức cho từng đối tượng Điểm đặc biệt

là định mức này chỉ đáp ứng một phần cực nhỏ nhu cầu sinh tồn của một con người,cho nên mới tạo thành cái đói dai dẳng và trường kỳ tháng này qua năm khác Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo mô hình “XHCN”, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ

Trang 4

Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thựcphẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như

xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…

Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.

Đại hội IV Đảng Cộng sản VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn Do các mục tiêu đề raquá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối vàlâm vào khủng hoảng trầm trọng Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuốinăm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7

% Đời sống nhân dân hết sức khó khăn

Sau đợt đổi tiền năm 1986, lạm phát thực sự trở thành nỗi ám ảnh của toàn xã hội.Đây không phảỉ là năm đầu tiên có lạm phát nhưng nó đã tồn tại và âm ỉ từ nhiều năm trước Quan niệm sai lầm về đổi tiền đã làm cỗ xe kinh tế chệch bánh Các nhà

hoạch định kinh tế XHCN đãxem phương án đổi tiền nhưmột vũ khí mạnh mẽ nhằmchống lại lạm phát và căn cứtrên lập luận rằng sức mua củađồng tiến mới sẽ bằng 10 lầnsức mua của đồng tiền cũkhiến cho giá trị đồng bạc ViệtNam ngày càng tuột dốc thảm hại Sau đổi tiền, lạm phát tăng đến mức không còn đếm

Trang 5

Đối với miền Nam, kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài Vì vậy, khi Mỹ rút quân,cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng Nhiệm vụ khôiphục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính lệ thuộc cao như vậy trở nên hết sứckhó khăn Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủydiệt bởi chất độc hóa học Sau giải phóng, miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xãhội.Chiến tranh và quá trình cưỡng bức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân

bố lực lượng lao động Nông thôn nông nghiệp thiếu lao động Các vùng đô thị, mật độdân số quá đông, không tương xứng với sự phát triển về kinh tế.Người dân miền Namkhông thể làm quen với chế độ tem phiếu nên ngay sau khi đợt đổi tiền lần thứ nhất xảy ra cả miền Nam sống trong tâm trạng ngột ngạt chưa từng có, vốn quen với nền kinh tế tự do, chưa quen với cái “đói” trường kỳ của nền kinh tế bao cấp như ngoàiBắc, bỗng đột ngột chịu “đói” đến hoảng hốt

II BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ BAO CẤP

Thế hệ trẻ thời nay sẽ không

thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm

ở cửa hàng mậu dịch ngày xưa của

ông cha mình phải bị đục lỗ, và đĩa

nhôm ở cửa hàng cũng phải bắt vít

chết xuống bàn chứ không thể để tự

do Ở thời đó, người ta đã phải chấp

nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mấtlương tri của nhiều người Nạn ăn cắp vặt trở nên phổ biến toàn dân, nên các cửa hàngmậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất mát đồ đạc

Căn bệnh ganh tỵ và kèn cựa cũng trở nên trầm kha hơn ở các cơ quan đoàn thể vìsống theo chế độ tập thể khiến ai cũng coi sự công bằng tuyệt đối là một chân lý, họ bị

Trang 6

Những di hại do chế độ thực dân mới của Mỹ để lại cũng rất nặng nề như tệ nạn

ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm ; số người thất nghiệp, đặc biệt là số người mùchữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư

Các con nghiện trong một trại giáo dưỡng ở miền Nam Nguồn: reds.vn

Mặt khác, nhà nước cũng chú trọng hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí được kịp thời sử dụng vào công tácthông tin, tuyên truyền, cổ động Những hoạt động văn hóa lành mạnh được đẩy mạnh

ở khắp mọi nơi, đồng thời với việc nghiêm cấm những hoạt động văn hóa phản động,đồi trụy, bài trừ những tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, mại dâm, ma túy Cuộcsống văn hoá mới dần dần được xây dựng Hệ thống các trường học lần lượt được mởlại

Việc xóa nạn mù chữ được chú trọng Các địa phương đều phát động phong tràobình dân học vụ, mở các lớp bổ túc văn hóa ở khắp nơi

Trang 7

Ngành y tế được xây dựng và đẩy mạnh hoạt động Nhiều đội y tế lưu động đượcphái xuống các thôn, xã tổ chức tiêm phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thờidập tắt những ổ dịch Công tác vệ sinh phòng bệnh, hoạt động thể dục, thể thao cũngđược chú ý phát động thành phong trào quần chúng.

Tóm lại, tình hình đất nước sau Đại thắng mùa Xuân 1975 có nhiều thuận lợi đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn, phức tạp mà chúng ta chúng ta chưa lường được hết

PHẦN II KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1986 ĐẾN NAY

I NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1 Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh

1.1 Giai đoạn 1986 - 1990:

Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh tế hànghóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tếdần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kếhoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầurất quan trọng Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởngkinh tế, kiềm chế lạm phát,…

1.2 Giai đoạn 1991 - 1995:

Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái Nền kinh tế tiếp tục đạt đượcnhững thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ

Trang 8

tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đềuvượt mức Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá, nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3 Giai đoạn 1996 - 2000:

Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt,tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá

1.4 Giai đoạn 2001 - 2005:

Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IXcủa Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định Nền kinh tế đạt tốc độ tăngtrưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thếgiới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 vềcao su;…

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm

sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợithế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng caohiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…

1.5 Giai đoạn 2006 - 2010:

Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đãtrở thành nước có thu nhập trung bình (thấp)

Trang 9

trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã

bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng

đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trongnước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành côngnghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định Sự phụchồi và đạt mức tăng trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kếhoạch 05 năm (2011 - 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn

2 Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường

Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 còn20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theohướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cácsản phẩm có giá trị xuất khẩu Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liêntục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%

Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005

Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp

và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạngcao trên thế giới

Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầucủa sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độnhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý; có bước phát triển

Trang 10

3 Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế

Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tậptrung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Cơchế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướngxóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càngtốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đónggóp khoảng 38% GDP của cả nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăngtrưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tếquốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thôngquốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân

4 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hànhcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh

tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng Việt Nam

đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện các cam kết vềKhu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ,gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

Trang 11

Ông Lương Văn Tự và ông Batia - Trưởng đoàn Hoa Kỳ - ký Hiệp định song phương gia nhập WTO ngày 31/5/2006 tại TP Hồ Chí Minh Nguồn: baocongthuong.com.vn

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng vàhoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh

Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nướcđạt một số kết quả Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp tăng hơn 2,3 lần, số vốntăng 7,3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức

tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm

2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%; quý IV tăng7,65% Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng củacác năm từ 2011-2016

II BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ 1986 ĐẾN NAY

Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới, đầu tiên phải

kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triểnđược mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, pháthuy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân GDP bình quân đầu người

Trang 12

tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần nhưliên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm , nước

ta đã ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình(thấp)

Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình mỗinăm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động có công ăn việclàm; những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung bình hằng năm đạtkhoảng 1,4 - 1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con số đó lại tăng lên đến 1,6triệu người Công tác dạy nghề từng bước phát triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động quađào tạo từ dưới 10% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng Theo chuẩn quốc gia,

tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010 Còn theochuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệnghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm

2008 Như vậy, Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợpquốc đã đề ra Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinhnghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại HàNội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèonhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hìnhtrường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học Năm 2000, cả nước đã đạtchuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến cuối năm

2010, hầu hết các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tỷ lệngười lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90,3%năm 2007 Từ năm 2006 đến nay, trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung họcchuyên nghiệp tăng 10%; cao đẳng và đại học tăng 7,4% Năm 2009, trên 1,3 triệusinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theohọc

Trang 13

truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò vàkhai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòngdịch, và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ Bảo hiểm y tế được mở rộng đếnkhoảng gần 60% dân số Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên Công tác tiêmchủng mở rộng được thực hiện, nhiều dịch bệnh hiểm nghèo trước đây đã được thanhtoán hoặc khống chế Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên

72 tuổi hiện nay

Tóm lại, sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn, toàn diện Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì,các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định Trong đó

có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bóchặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động,khoa học và công nghệ Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếptục hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếptục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn.Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với ViệtNam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam

Trang 14

Thời bao cấp, sổ gạo là thứ quan trọng nhất Sự thiếu thốn cũng đi kèm chất lượng

“thê thảm”: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm, bột mì mốc, rau vàng héo, thịt “bèo nhèo”(phần thịt “ngon” đã được chia chác cho mậu dịch viên và những “mối quan hệ” quenthân của mậu dịch viên) Gạo thiếu, gạo mốc đen nên cơm thường xuyên là những bữacơm độn mi sợi mốc, bột mì tồn kho (viện trợ từ Liên Xô), sắn khô xắt lát, ngô (bắp),

bo bo (hạt lúa mì) hay gạo vỡ (gạo tấm) Thịt quá ít, có cũng như không, nên thườngđổi thành mỡ, để có cái xào nấu rau ăn dần (Thời đó không có dầu ăn như bây giờ, thithoảng cũng chỉ có chút dầu lạc (dầu đậu phộng) hôi khét)

Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện

từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo

để sống sót qua ngày đoạn tháng

Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến(sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra

Trang 15

chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăntrực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước kháctừng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực Ngoài ra cũng có một số thựchiện theo nghị định thư hàng đổi hàng

Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay,được quen gọi chung là bo bo

Muốn mua được lương thực

chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người

thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa Thậm

chí nếu xếp hàng đầu, nhưng cũng không

bảo đảm là sẽ được mua trước, bởi vì nếu có những sổ thuộc dạng ‘ưu tiên’ hoặc ‘chenngang’ do có móc ngoặc với nhân viên thương nghiệp, hoặc đơn giản là xếp hàng tớinơi mới biết đã bị ăn cắp tem phiếu hay sổ rồi

Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mì với

trọng lượng tương đương ghi trên tem.

Trang 16

Một cửa hàng bán thịt thời bao cấp.

Do tình trạng thiếu gạo trầm trọng, nên cơm độn khoai, mì, sắn đã trở thành"bạnđồng hành" của phần lớn các gia đình ở Việt Nam thời kỳ bao cấp Đến bữa, những hạtcơm trắng chỉ xới lên dành cho người gia, trẻ nhỏ Cũng có gia đình xéo chung lẫn lộnvào nhau, nhưng cũng chỉ mỗi người 1-2 bát nhỏ mà không có nhiều

Cơm độn khoai, dưa chua xào tóp mỡ, cá diếc kho tương hay cơm cháy thịt kho truyền thống.

Phần cơm cháy ngày nay thường bị bỏ đi sau các bữa cơm gia đình, nhưng vàothời bao cấp cũng là món ngon khi ăn với mắm Cơm cháy ăn với tép riu hay cá khokhô cũng là món ngon thời đó Trong mâm cơm thời bao cấp không bao giờ thiếuđược đĩa cà pháo dầm tương Cà dầm tương ngày nay là món phụ, nhưng ngày xưatừng là món "chủ lực" giúp đưa cơm trong bữa ăn của nhiều gia đình nông thôn ViệtNam

Trang 17

Những món ăn của một thời của quê nghèo, đạm bạc và thiếu thốn nhưng đã nuôisống cả một thế hệ khôn lớn, trưởng thành hơn trong cuộc sống nhiều chông gai, biếttrân trọng bản thân, biết quý những giá trị của cuộc sống, nâng niu và giữ gìn

Nhà nước Việt Nam thực hiện

công cuộc đổi mới từ năm 1986,

khi thực hiện chính sách giải thể

hàng loạt doanh nghiệp quốc

doanh làm ăn thua lỗ, công nhân

không có việc làm nên để mưu

sinh, họ phải lao ra đường kiếm

sống, không còn cửa hàng ăn

uống, nhiều người mở quán bán cơm bình dân và từ đó kể từ sau hơn 30 năm cơm mậudịch, cơm bình dân xuất hiện trở lại theo đúng quy luật thị trường

Cơm bình dân là cách gọi của người miền Nam đã thể hiện đúng bản chất của kiểuquán cơm này, dân giã lại gọi là cơm bụi Cơm bụi ở Việt Nam cũng như bánh mì kẹp

ở phương Tây là dịch vụ rất phổ biến trong một xã hội với nhịp sống công nghiệp vàlối sống hối hả

Văn hóa uống bia hơi ở miền Bắc

Trang 18

Ngày nay, trong văn hóa ẩm thực của người Việt có sự đa dạng, phong phú hơnbởi sự xuất hiện của nhiều nét văn hóa ẩm thực khác nhau được quy tụ tại các thànhphố lớn Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống trở nên tất bật hơn, trong bữa ăn củangười Việt đã không còn giữ nguyên nét truyền thống, người ta ít có thời gian để nấunướng hay cùng quây quần với nhau bên mâm cơm gia đình Điều này kéo theo mộtloạt các thương hiệu “thức ăn nhanh” có mặt tại Việt Nam vào những năm 2000 đã tạonên một xu hướng mới trong văn hóa ăn uống

Ngoài ra, việc các nhà hàng Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…lần lượt có mặt tại các

đô thị lớn nhỏ đã phần nào ảnh hưởng đến nhận

thức về ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện

nay, khiến cho những món ăn thuần Việt ngày càng

lu mờ Có thể thấy, thói quen ăn uống của người

Việt ngày nay chính là “ăn ngon” và để thỏa mãn

điều đó, chúng ta không ngừng tiếp thu mọi tinh

hoa ẩm thực của các vùng miền, các quốc gia trên

thế giới

Trang 19

Ẩm thực Nhật Bản.

Ẩm thực Hồng Kông

Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận “văn hóa vỉa hè” đã ăn sâu trong tiềmthức của người Việt Trải qua hơn 40 năm kể từ ngày thống nhất, cái văn hóa ấy vẫncòn tồn tại và ngày càng đổi mới theo nhịp sống hối hả, khi những ngày cuối tuầnkhông phải đi làm, đi học…thì vỉa hè vẫn là nơi để con người gặp gỡ nhau, tánchuyện, họp mặt…Cũng từ đó, “văn hóa ăn vặt” ngày nay cũng đã thay đổi rất nhiều

so với thời trước Người ta có thể nghĩ ra nhiều món ăn chơi vừa thỏa mãn cơn đói vừathích hợp với những cuộc trò chuyện…mọc lên như nấm Đặc biệt là chúng không chỉxuất hiện tại các địa phương mà còn có sự giao thoa giữa các vùng miền với nhau như

ở TP.HCM sẽ có bún đậu mắm tôm, “trà chanh chém gió” của miền Bắc, bánh trángnướng Đà Lạt, bánh xèo miền Trung…

Trang 20

Bún đậu mắm tôm

Trà chanh chém gió

Phố bánh tráng nướng Cao Thắng rất nhộn nhịp hằng đêm.

2 Văn hóa trang phục

Trang 21

Sau năm 1975, hay đúng hơn là sau công cuộc đổi mới, các quan niệm, tư tưởngdường như cởi mở hơn cùng với quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa Đây là giai đoạnthời trang Việt Nam phân hóa đa dạng và phát triển với tốc độ chóng mặt.

Đa số đàn ông thời kỳ này đều mặc quần Tây, áo sơmi ôm, ve áo và măng sét tobản Các loại áo thun, áo ba lỗ cũng bắt đầu trở nên phổ biến và phong phú về màusắc, kiểu dáng, chất liệu, họa tiết… Trong khi đó, trang phục của phụ nữ vẫn giữ đượcyếu tố truyền thống và gắn liền với đặc điểm vùng miền Phụ nữ nông thôn miền Bắcvẫn mặc áo cánh nâu cổ tròn hoặc cổ tim, quần đen bằng vải lụa bóng, đầu vấn khănvuông Những người phụ nữ hoạt động cách mạng và làm cán bộ lại mặc áo sơmi đạicán, tay thẳng, cổ hình cánh nhạn, chất liệu kaki và thường có màu xanh, xám hoặc behồng Ở miền Nam, trang phục phổ biến vẫn là áo sơmi, áo thun và các loại váy đốivới tiểu thương, trí thức; áo bà ba đối với nông dân

Tại miền Bắc, dấu ấn thời trang thập niên 1970 thể hiện ở những trang phục rộngthùng thình, sơ mi cổ bẻ ve, quần lụa ống đứng, quần cạp cao, quần xếp ly dáng thụng

Trang 22

của cả nam và nữ, song kiểu quần của namgiới thường ngắn hơn so với quần nữ Họa tiếttrên trang phục thời kỳ 1976 - 1986 khôngđược chú trọng, chủ yếu là vải trơn Bảng màutrong giai đoạn này thiên về sắc độ trung tính,nhiều nhất là trắng và đen

Trang phục thường ngày phổ biến của phụ nữ miền Bắc năm 1976.

Mùa đông, trang phục phổ biến

nhất là áo đại cán và áo chần bông

được các công ty may địa phương và

các công ty may của quân đội sản xuất

Mũ nồi hoặc mũ beret là phụ kiện phổ

biến lúc bấy giờ

Những sản phẩm được cho là thời

trang nhất giai đoạn 1976 - 1986 ra đời ở các làng nghề truyền thống hoặc các gia đìnhtrong phố cổ Hà Nội với nghề gia

truyền như thêu, đan dệt, may đo Đó

là áo len đan tay, áo chần bông may tay

và chần tay bằng lụa, gấm, satin, nhung

the điểm nhấn là những chi tiết cúc

áo tết công phu

Áo dài được nhiều nữ sinh mặc đến

trường Áo dài thời kỳ này có tà rộng

nhưng ngắn hơn bây giờ, eo cũng rộng hơn, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp

Trang 23

Kiểu dép nổi tiếng nhất thời kỳ này là dép lê và dép quai hậu của công ty nhựaTiền Phong và công ty nhựa Hải Phòng Thời bao cấp, đôi dép rất thiếu thốn, chủ yếuchỉ có dép cao su nên sự xuất hiện của dép nhựa Tiền Phong ngay lập tức chiếm vị tríđộc tôn và tiếp tục giữ vị trí đó trong hơn chục năm Với ưu điểm dễ hàn, dễ dán, haynếu để lâu có đổi màu ố vàng thì ngâm vào nước nóng lại như mới nên dép nhựa TiềnPhong được chuộng tới mức không ít hợp tác xã nhựa đã bắt đầu làm hàng nhái theo.Trong khi đó, phụ nữ phố cổ Hà Nội thường diện

những đôi guốc mộc được khắc đẽo bằng tay, có quai

nhựa hoặc quai gấm nữ tính vì có điều kiện kinh tế, chịu

ảnh hưởng giao thương buôn bán Những người có cơ

hội tiếp xúc với văn hóa phương Tây diện thêm giày

cao gót

Trong ảnh chụp năm 1984, bà Trần Kim Loan (bên phải,

sống ở đường Láng Hạ, Hà Nội) mặc đồ chịu ảnh hưởng lớn

từ xu hướng mốt thập niên 1970, 1980 với cách phối tất cổ

ngắn cùng giày cao gót.

Sau thời kỳ đổi mới (1986), quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế đã giúp chothiết kế trang phục người phụ nữ có những bước ngoặt cả về kỹ thuật và kiều dáng.Trong đó, chú trọng đễn dáng vóc của từng cá nhân, phô diễn vẻ dẹp tự nhiên củangười phụ nữ Khuynh hướng thiết kế những trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ

nữ tiếp tục phát huy và dần tiệm cận với những phong cách thời trang trên thế giới.Khuynh hướng thiết kế cho những trang phục nam có phần đơn giản nhưng vẫn theophong cách thời trang trên thế giới

Trang 24

Năm 1989, nữ sinh Việt Nam bắt đầu mặc áo dài đến trường

Một kiểu ăn mặc đời thường của người Sài Gòn xưa

Đến những năm 90, khi đất nước đã bắt đầu mở cửa, tiếp xúc nhiều hơn với sách

vở, phim ảnh nước ngoài, người Sài Gòn lại càng mau chóng bắt nhịp với các trào lưuthời trang trên thế giới Từ kiểu áo quây, áo hai dây gợi cảm, quần thụng, váy xếpngắn, hay kiểu áo layer kết hợp sơ mi bên ngoài với áo thun bên trong theo trào lưuthời trang nổi loạn của những ngôi sao trên thế giới như Spice Girl, Britney Spears,Backstreetboys, Christina Aguilera, cho đến thời trang Hàn Quốc ảnh hưởng từ các bộphim Hàn Quốc đang làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ trong giai đoạn này.Tại SàiGòn thời điểm này, những con phố thời trang cũng đã xuất hiện rất sớm, điển hìnhnhư phố thời trang Nguyễn Trãi Đây là con phố nhỏ thuộc trung tâm với hơn 300

Trang 25

Ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, vào đầu những năm 90 gu ăn mặccũng có nhiều thay đổi Phong cách thời trang của người dân chịu nhiều ảnh hưởngcủa Liên Xô (cũ) Tuy nhiên, thay vì khá giản tiện và ít thay đổi như thời kỳ baocấp, xu hướng cũng có nhiều chuyển biến theo hướng xoay vòng có biến tấu.Những chiếc quần thay đổi kiểu dáng đa dạng từ dạng ống côn, phần đùi rộng, tớiống loe rồi lại về ống côn ôm sát đùi hơn và sau đó là quần ống vẩy… Mốt áo phổbiến nhất vẫn là áo nỉ, áo cánh dơi…Váy lúc này cũng rất được phụ nữ miền Bắc

ưa chuộng, từ những chiếc đầm dài vải voan nữ tính cho tới những chiếc jupe óng

bộ với áo vest…

Trang 26

Bước vào thế kỷ 21, những năm 2000, thời trang trên cả nước gần như được thốngnhất với xu hướng chung mang dáng dấp của thời trang Hàn Quốc, Trung Quốc là chủyếu Xu hướng này xuất phát từ việc du nhập các sản phẩm văn hóa giải trí từ nhiềunước Châu Á như phim ảnh, ca nhạc, các chương trình truyền hình… tạo nên mộtthập kỷ thời trang thịnh hành tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Đặc trưng thời trang Việt Nam ở thời kỳ này

không chỉ được định hình bằng quần, áo như

phong cách hiphop, quần bó mặc kèm với váy,…

mà còn được thể hiện qua các phụ kiện (găng tay,

cài tóc,…), tóc chẻ ngôi giữa (hai mái), tóc uốn

xoăn, phong cách trang điểm…Một số nghệ sĩ

Việt Nam đã trở thành biểu tượng thời trang của

công chúng hâm mộ, đồng thời cũng là một trong

những điển hình cho xu hướng thời trang thiên

niên kỷ mới

Cho đến nay, thời trang Việt Nam không ngừng cải tiến theo thời đại, đồng thờiđang có xu hướng quay về các xu hướng thời trang của thập niên 90 Cùng với sự ảnhhưởng của giao lưu văn hóa khắp nơi trên thế giới, người Việt ngày càng ăn mặc hiệnđại, hợp thời, học hỏi văn hóa nước bạn,….điều này có thể thấy rõ ở giới trẻ hiện nay

Trang 27

Áo dài cách tân thời nay

Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thờitrang cũng như nhận thức có phần sai lệch của một bộ phận giới trẻ đã đưa đến những

sự thay đổi nhanh chóng trong một số thiết kế trang phục chú trọng khoe da thịt tạo

Trang 28

Đối với những nơi tôn nghiêm, dù một số đền, chùa đã trưng

biển đề nghị ăn mặc kín đáo, lịch sự nhưng không ít chị em

vẫn bất chấp diện trang phục xuyên thấu để lộ nội y, váy

ngắn cũn cỡn khiến nhiều người phải "nóng mắt" bất bình

3 Văn hóa cư trú

Ở thời kỳ bao cấp, Nhà của người Việt cũng chịu ảnh hưởng lớn của phong cáchbên ngoài, đặc biệt là cấu trúc, chất liệu nhà ở theo kiểu phương Tây Không chỉ ở đôthị, nhà cửa được bê tông hóa mà xu hướng đó cũng đang ngày càng phổ biến ở nôngthôn Ngoài hàng tiêu dùng, dưới thời bao cấp nhà nước còn nắm cả việc phân phốinhà cửa Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông

Những khu nhà tập thể giống như ở Liên Xô được xây lên trong thành phố và cấp chocán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản lý kém khiến khu đất công cộng bị lấnchiếm khiến khó nhận ra đâu là của chung, đâu là của riêng Nhà cửa hư hỏng thì có

Sở nhà đất lo sửa Đời sống trong những khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôigia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ sinh Đây cũng là một khía cạnh của thờibao cấp trong thành phố

Ngày đăng: 06/10/2018, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w