Bên cạnh đó, cũng có những biến đổi theo xu hướng tiêu cực, làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hiện tượng ly thân, ly hôn; bạo lực gia
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ VĂN HÙNG
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ VĂN HÙNG
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN LINH KHIẾU
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu Các số liệu, tư liệu, tài liệu được
sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ
Lê Văn Hùng
Trang 4Đề tài bước đầu đã đáp ứng đúng nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của nhà trường cũng như tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Trang LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 Những công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam 9
1.2 Những công trình nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 20
1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp để xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 25
1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 32
Chương 2: VĂN HÓA GIA ĐÌNH VI ỆT NAM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 35
2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa gia đình 35
2.1.1 Khái niệm văn hóa 35
2.1.2 Khái niệm văn hóa gia đình 41
2.2 Khái niệm và nội dung biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 49
2.2.1 Khái niệm biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 49
2.2.2 Nội dung biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 52
2.3 Một số yếu tố tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 59
2.3.1 Toàn cầu hóa văn hóa 60
2.3.2 Công nghiệp hóa, đô thị hóa 62
2.3.3 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 64
2.3.4 Chính sách, pháp luật của Nhà nước 65
2.3.5 Sự biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình 67
Tiểu kết chương 2 70
Trang 6Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌ NH VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 72
3.1 Thực trạng biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 723.1.1 Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng 723.1.2 Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái, giữa ông bà và các cháu 863.1.3 Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa anh chị
em với nhau 94 3.1.4 Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa gia đình với dòng họ, cộng đồng 99 3.2 Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 1043.2.1 Nhiều mâu thuẫn mới phát sinh trong gia đình đã làm mai một các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam 1043.2.2 Bạo lực gia đình diễn biến phức tạp, khó kiểm soát phá vỡ sự êm ấm, hòa thuận trong gia đình Việt Nam hiện nay 1073.2.3 Sự gia tăng hiện tượng ly thân, ly hôn phá vỡ hạnh phúc và tính ổn định, bền vững của gia đình 1143.2.4 Xuất hiện một bộ phận giới trẻ coi thường các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống, cổ xúy cho những tiêu cực của văn hóa, lối sống phương Tây 116
Tiểu kết chương 3 120 Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NH ẰM PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 122
4.1 Giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh trong gia đình để giữ gìn các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam 1234.1.1 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình 1234.1.2 Phát triển các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ gia đình 1264.2 Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình …… …… 129
Trang 74.2.1 Nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa 1294.2.2 Tăng cường giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình 1341324.3 Tăng cường giáo dục trước hôn nhân, xây dựng mô hình gia đình phù hợp
để giảm thiểu sự gia tăng của ly thân, ly hôn 1364.3.1 Tăng cường giáo dục trước hôn nhân 1364.3.2 Xây dựng mô hình gia đình phù hợp 1374.4 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Việt Nam 1404.4.1 Tăng cường giáo dục các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam
truyền thống 1404.4.2 Tăng cường giáo dục các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam
hiện nay 1454.4.3 Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục văn hóa
gia đình 148
Tiểu kết chương 4 149 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Văn hóa gia đình Việt Nam là sự k ết tinh của nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, trong đó nổi bật là tình yêu thương,
sự thủy chung son sắc giữa vợ và chồng; sự hy sinh và tình thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái; sự gắn bó máu thịt, hòa thuận giữa anh chị em trong gia đình; sự hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, v.v Những giá trị, chuẩn mực văn hóa đó đã trở thành nền nếp, lối sống tạo cho gia đình Việt Nam mang bản sắc riêng, không hòa tan vào các thiết chế xã hội khác
Hiện nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam nói chung, văn hóa gia đình Việt Nam nói riêng đã và đang có những biến đổi mạnh mẽ Trong quá trình biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, có sự biến đổi theo xu hướng tiến
bô ̣ để hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh các mối quan
hệ cơ bản trong gia đình Bên cạnh đó, cũng có những biến đổi theo xu hướng tiêu cực, làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hiện tượng ly thân, ly hôn; bạo lực gia đình; trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội; sự bất đồng, mâu thuẫn, xung đột trong quan niệm về giá trị, chuẩn mực văn hóa giữa các thế hệ trong gia đình ngày càng gia tăng, v.v Những hiện tượng đó đã gióng lên mô ̣t hồi chuông cảnh báo về sự mai một, đổ vỡ của các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình Thực tế đó đã chứng minh, không phải mọi sự biến đổi của văn hóa gia đình đều đồng nghĩa với văn minh, tiến bộ, do đó, cần phải vận dụng phép biện chứng duy vật để đánh giá sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam Đối với văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống cần phải xem xét giá trị, chuẩn mực nào là tích cực, cần kế thừa và phát huy trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, yếu tố nào là lạc hậu, bảo thủ cản trở sự phát triển thì cần phải loại bỏ Đồng thời, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình mới được tiếp thu cũng cần phải được cải biến để phù hợp với bản sắc văn hóa của gia đình nói riêng, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung Đặc biệt, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thế giới thì rất cần có sự định hướng về giá trị, chuẩn mực văn hóa để gia đình Việt Nam có thể vừa dung nạp được các giá trị, chuẩn mực văn hóa
Trang 10của gia đình hiện đại, vừa không bị chia cắt với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống
Ở Việt Nam hiện nay, quá trình bảo lưu và tiếp biến các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống và hiện đại đang tồn tại hai xu hướng cực đoan:
xu hướng tuyệt đối hóa văn hóa của gia đình phương Tây hiện đại và xu hướng tuyệt đối hóa văn hóa của gia đình truyền thống, những quan niệm sai lầm này đã và đang cản trở văn hóa gia đình Việt Nam phát triển theo xu hướng tiến bộ Nếu không có giải pháp kịp thời thì với những quan niệm cực đoan đó có thể tạo ra một thế hệ trẻ “mất gốc”, “lai căng”, cổ xúy cho văn hóa ngoại lai, quay lưng với văn hóa dân tộc hoặc là tạo ra một thế hệ trẻ có tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, lạc lõng, xa lạ với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình hiện đại Những sản phẩm con người đó sẽ khó đứng vững trong một thế giới hội nhập và đầy biến động Bên cạnh
đó, trong những năm vừa qua, các cơ quan quản lý về gia đình ở Việt Nam cũng chưa xác định rõ được hê ̣ giá tr ị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó dẫn đến nhiễu loại, khủng hoảng về giá trị, chuẩn mực văn hóa, mơ hồ trong nhâ ̣n thức , cũng như trong việc vâ ̣n du ̣ng các giá tr ị, chuẩn mực văn hóa để định hướng văn hóa gia đình Việt Nam phát triển theo xu hướng tiến bộ
Do đó, để đánh giá đúng sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay cần phải có thái độ khách quan, đặc biệt phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc toàn diện, lịch sử - cụ thể và nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật Từ đó tạo điều kiện để gia đình và xã hội nhận thức đúng các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam hiện nay là gì? Những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay? Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra
từ sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay? Cần có giải pháp nào để phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay? Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn
"Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cƣ́u của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lí luận về văn hóa gia đình, sự biến đổi của văn hóa gia đình và thực tra ̣ng biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Trang 11Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích một số vấn đề lí luận về văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam
- Đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, trên cơ sở
đó phân tích những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của văn
hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự biến đổi của văn hóa gia đình Viê ̣t Nam
là một vấn đề lớn, do đó, dưới góc độ triết học, tác giả chỉ nghiên cứu sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trên phương diện giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với cách tiếp cận như vậy, tác giả sẽ không đi sâu tìm hiểu sự biến đổi của văn hóa gia đình trên các phương diện khác, hay ở các cộng đồng đặc thù như dân tộc, giai cấp, tôn giáo, hay ở mỗi vùng, mỗi địa phương
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình và xây dựng văn hóa gia đình Viê ̣t Nam
- Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của xã hội học, văn hóa học, thống kê học, v.v để làm sáng
tỏ vấn đề nghiên cứu
5 Đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau:
- Lí luận về văn hóa gia đình, sự biến đổi của văn hóa gia đình và các yếu tố tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
- Thực trạng biến đổi và những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Trang 12- Những giải pháp chủ yếu được đề xuất nhằm phát huy những biến đổi tích cực
và hạn chế những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa của luận án
Luận án góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận về văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình Viê ̣t Nam hiê ̣n nay
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn
đề liên quan đến gia đình, văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình ở các
cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương với 13 tiết và các tiểu kết chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Văn hóa gia đình Việt Nam và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận
Chương 3: Sự biến đổi của văn hóa gia đình Viê ̣t Nam hiê ̣n nay – Thực trạng
và những vấn đề đặt ra
Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực và
hạn chế những biến đổi tiêu cực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Gia đình là một giá trị văn hóa của nhân loại, là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi cá nhân Mặc dù xã hội loài người luôn biến động nhưng gia đình vẫn có sự ổn định tương đối, là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức, văn hóa cho mỗi cá nhân Thực tiễn lịch sử cho thấy, mặc dù nhân loại đã trải qua những biến đổi lớn và sâu sắc nhưng gia đình vẫn giữ được sự ổn định tương đối, đặc biệt là những chức năng của nó mang tính bền vững cao mà không có thiết chế xã hội nào có thể thay thế được Thực tế đó đã khẳng định, gia đình là một giá trị bền vững, cần tiếp tục duy trì, phát huy trong xây dựng GĐVN hiện nay Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên vấn đề gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều công trình khoa học bàn đến dưới những góc độ và quy mô khác nhau Liên quan đến đề tài của luận án, có thể phân loại các công trình này thành các nhóm cơ bản sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam
Văn hóa gia đình Việt Nam có bề dày truyền thống hàng nghìn năm phát triển, hàm chứa nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, có thể coi nó là “hồn thiêng” của dân tộc Việt, tạo ra bản sắc, cốt cách riêng của GĐVN Trong quá trình phát triển, VHGĐ Việt Nam chịu sự tác động và tiếp biến nhiều nền văn hóa lớn cả Đông và Tây Do đó, việc hệ thống hóa những nghiên cứu về VHGĐ Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn
Cuốn sách Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam (1994) [83] do nhà văn Lê
Minh chủ biên Trong công trình này , các tác giả đã nghiên cứu thực trạng VHGĐ Việt Nam theo cách tiếp cận xã hội học Các tác giả đã phân tích những khía cạnh khác nhau của các mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với các thiết chế xã hội khác Mặc dù điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến đổi, song những truyền thống tốt đẹp của VHGĐ Việt Nam “vẫn được bảo vệ, lưu giữ
và đang truyền tiếp trong các thế hệ gia đình tại các vùng miền, thể hiện ở sự đùm bọc, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên gia đình, trong tình thương yêu của huyết thống dòng họ, với sự gắn bó linh thiêng giữa những người đang sống và những người đã khuất” [83, tr 139]
Trang 14Cuốn sách Xây dựng văn hóa gia đình trong sự nghiệp đổi mới (1997) [124]
của Trần Hữu Tòng – Trương Thìn (đồng chủ biên) Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết chọn lọc của nhiều nhà nghiên cứu về xây dựng nếp sống văn minh – GĐVH Theo các tác giả, sự hình thành GĐVH không thể diễn ra bằng sự đứt đoạn với văn hóa truyền thống cũng như sự chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại, mà phải
là sự kết hợp hài hòa và đúng đắn giữa truyền thống và hiện đại Trong bài văn hóa gia đình và gia đình văn hóa, PGS Tạ Văn Thành đã chỉ ra rằng, “muốn có GĐVH,
phải có VHGĐ VHGĐ phải được nghiên cứu và phổ biến cho toàn xã hội thông qua trường học, các phương tiện truyền thông đại chúng, các sách báo khoa học” [110, tr 165] Theo tác giả, trong xã hội truyền thống, “VHGĐ thể hiện thành gia phong (nếp nhà), thành truyền thống gia đình, dòng họ; chúng do gia quy, gia giáo, gia huấn tạo nên” [110, tr 165], VHGĐ được biểu hiện ở một số nội dung sau: Thứ nhất, là giáo dục trong gia đình, đây là chức năng trọng yếu của gia đình, nó tạo ra phong cách sống riêng của gia đình, dòng họ Thứ hai, là cách ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình Thứ ba, là văn hóa bảo tồn và phát triển nòi giống, tức là những tri thức, những thói quen giúp cho cha mẹ nuôi con khôn, dạy con ngoan, làm sao cho thế hệ sau ngày càng mạnh khỏe hơn, thông minh hơn Thứ
tư, là các tri thức khoa học, y học, giáo dục học, v.v được ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống gia đình sao cho đúng, tốt, đẹp Thứ năm, là sự giao tiếp có văn hóa giữa gia đình với xóm giềng, bạn bè Với cách tiếp cận này, VHGĐ được hiểu theo nghĩa rộng như văn hóa giáo dục, văn hóa ứng xử, sinh con, nuôi dạy, giáo dục con cái; ngoài mối quan hệ trong gia đình còn có các mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng bên ngoài gia đình Điều đó cho thấy, mọi hoạt động của gia đình, đi cùng với hoạt động đó là các thành viên trong gia đình đều gắn liền với văn hóa, do văn hóa chi phối – đó là VHGĐ
Trong bài Xây dựng văn hóa gia đình trong văn hóa làng, PGS Đỗ Huy cho
rằng, “để tránh xuống cấp trong văn hóa xã hội, văn hóa cơ sở, trước hết nên quan tâm đặc biệt đến VHGĐ, đến các quan hệ nhân tính trong gia đình” [50, tr 174] Gia đình là tổ ấm đầu tiên của các mối quan hệ nhân tính, là sự hòa hợp của các dòng máu Tập tính tình cảm của người Việt được khởi nguồn từ VHGĐ, tình yêu
vợ chồng, tình cảm chung thủy, lương tâm, danh dự đều khởi nguồn từ gia đình Văn hóa, dù là VHGĐ hay văn hóa cơ sở thì nó mang yếu tố điều hòa, điều chỉnh và
Trang 15chống suy thoái, nó giữ gìn sự ổn định, bảo vệ các quan hệ nhân tính và là động lực của sự phát triển Vì vậy, chúng ta muốn bước vào hiện đại thì chúng ta phải chuẩn
bị tốt nhất cho sự nghiệp văn hóa ở cơ sở mà hạt nhân, điểm tựa của nó là VHGĐ Theo PGS Đỗ Huy, “VHGĐ hôm nay đã kết hợp chặt chẽ giữa tính di truyền văn hóa các thế hệ và mang diện mạo hiện đại” [50, tr 181] Có thể thấy, những “cảnh báo” của tác giả đến nay vẫn mang nhiều ý nghĩa Đạo đức, văn hóa của xã hội hiện nay đang bị mặt trái của KTTT tác động, chi phối Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, không ít người đã phải thốt lên rằng, đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, bệnh vô cảm đang có điều kiện phát triển, v.v Tuy nhiên, trước thực trạng đó, chúng
ta cần đánh giá khách quan, toàn diện bởi vì những hiện tượng tiêu cực đó bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân và nhiều thành tố khác nhau, trong đó gia đình chỉ là một nguyên nhân và là một thành tố đóng góp vào thực trạng đó, do đó, sẽ là phiến diện khi đổ lỗi cho sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa của xã hội hiện nay chỉ bắt nguồn
từ gia đình và do giáo dục gia đình, song phải thừa nhận rằng, đó là nguyên nhân và thành tố cơ bản nhất
Cuốn sách Văn hóa gia đình Việt Nam (1998) [59] của GS Vũ Ngọc Khánh
cũng đã phác họa những nét cơ bản về VHGĐ Việt Nam Mặc dù vậy, tác giả đã cho rằng, công trình không trình bày vấn đề “theo kiểu suy luận, mà làm thế nào để nói có sách, mách có chứng”, nên đi sâu vào các vấn đề cụ thể trong đời sống gia đình Theo tác giả, tâm linh là cơ sở tạo nên VHGĐ, “đây là vấn đề chủ yếu khi ta muốn nói đến VHGĐ”, v.v “VHGĐ có thể tìm hiểu qua thuần phong mỹ tục, bàn đến VHGĐ Việt Nam, thực chất là đề cập đến văn hóa truyền thống, hiểu được điều
đó, thì những chuyện như ly hôn, nuôi dạy con cái chắc sẽ được quan niệm khác đi rất nhiều Tác giả nhấn mạnh, người thời nay chỉ lấy nhau vì tình chứ người của VHGĐ Việt Nam còn lấy nhau vì “nghĩa” Không có nghĩa có phải là một ứng xử đúng đắn và có văn hóa không? Tất nhiên, chỉ biết có “nghĩa”, không chấp nhận tình yêu, thì lại là một tội ác Có VHGĐ, là có cách xử sự sao cho hòa hợp cả hai vấn đề ấy” [59, tr 32-33] Như vậy, theo GS Vũ Ngọc Khánh, nghĩa và lễ là hai vấn
đề quan trọng nhất trong VHGĐ, đó là nghĩa vợ chồng, ông bà và con cháu, nghĩa anh em họ hàng và lễ là cúng bái thờ phụng, tôn ti trật tự, là thực hiện đạo hiếu, kính trọng ông bà, tổ tiên
Trang 16Trong cuốn Handbook of family diversity (Cẩm nang về sự đa dạng gia đình)
(2000) [145] của David H Demo, Katherine R Allen và Mark A Fine Cuốn sách
đề cập đến nhiều chiều cạnh của sự đa dạng gia đình như sự đa dạng về cấu trúc, chủng tộc, đạo đức và văn hóa của gia đình; sự đa dạng thành phần, giai cấp trong gia đình, v.v Theo các tác giả, gia đình vào đầu thế kỷ XXI phải “chia sẻ chung bối cảnh nền tảng của những căng thẳng lớn về kinh tế và xã hội” [145, tr 2], do đó, sẽ không có một hình thức gia đình được đánh giá bên ngoài bối cảnh kinh tế - xã hội đặc biệt của nó và các mối quan hệ của nó với các gia đình khác Gia đình “luôn dễ
đổ vỡ, dễ bị tổn thương với biến đổi kinh tế nhanh chóng, và sự cần thiết hỗ trợ về kinh tế và tình cảm từ bên ngoài gia đình hạt nhân” [145, tr 28] Các tác giả cũng
đã chỉ ra rằng, cổ vũ cho tính đa dạng của gia đình chỉ đúng khi “chúng ta phân tích các điều kiện xã hội đang thay đổi đã ảnh hưởng đến gia đình và tìm ra cách làm thế nào để giúp mỗi gia đình tận dụng được các nguồn lực tiềm tàng của nó và giảm thiểu sự dễ tổn thương đặc trưng của nó” [145, tr 28]
Cuốn sách Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình (2001) [64] của Nguyễn
Văn Lê, tác giả đã đề cập đến thái độ ứng xử của cha mẹ, ông bà với con cháu và con cháu ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em với nhau Trong gia đình, con cháu đối với người trên lấy sự tôn kính làm trọng Bề trên đối với con cháu lấy sự yêu thương, lòng bao dung để răn dạy, đó là đạo lý của dân tộc Mọi ứng xử đều phải tuân theo những quy tắc văn hóa, nói gọn lại thành chữ "Lễ" kết hợp truyền thống văn hóa của dân tộc với sự tôn trọng, sự đề cao con người trong xã hội hiện đại Văn hóa ứng xử trong gia đình là điều kiện và tiền đề quan trọng để tạo lập một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh giúp trẻ lĩnh hội các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống đạo đức, văn hóa Như vậy, trong VHGĐ, tác giả đã coi trọng văn hóa ứng xử giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình Điều này đến nay vẫn có ý nghĩa quan trọng, nếu gia đình làm tốt vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho các thành viên trong gia đình thì mỗi cá nhân sẽ có điều kiện phát triển và hoàn thiện nhân cách, ứng xử có văn hóa và đó cũng là “phương thuốc” tốt để điều trị “căn bệnh” vô cảm trong xã hội hiện nay
Cuốn sách Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (2002) [115],
GS Lê Thi đã cho rằng, VHGĐ được hình thành qua việc thực hiện các chức năng
cơ bản như làm kinh tế nuôi sống các thành viên, tái sản xuất ra thế hệ tương lai,
Trang 17nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, bảo đảm sức khỏe cho các thành viên, giữ gìn sự cân bằng về tâm lý tình cảm cho mỗi cá nhân Qua đó nảy sinh quan hệ gắn bó với nhau
về trách nhiệm và quyền lợi, tình thương yêu và lòng biết ơn, các quan hệ ứng xử hàng ngày, cùng sinh hoạt, lao động, học tập, v.v Tác giả đã nhấn mạnh: “Văn hóa của con người bắt đầu từ VHGĐ và mang dấu ấn của văn hóa dân tộc và thời đại” [115, tr 243] Đặc biệt, GS Lê Thi đã nhấn ma ̣nh đến văn hóa ứng xử trong gia đình, nếu không có cách ứng xử đúng mực sẽ gây ra những va chạm lớn trong gia đình Theo tác giả, để thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong gia đình thì: Một là, trong gia đình phải xuất phát từ lòng yêu thương mà có sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, mỗi cá nhân cần biết tự điều chỉnh, kìm hãm cá tính, thông cảm với cá tính của người thân Hai là, biết tha thứ cho nhau những lỗi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, nhường nhịn lẫn nhau, không cố tranh phần đúng về mình, v.v để xây dựng gia đình êm ấm Ba là, phải công bằng trong quan hệ ứng xử gia đình, không ích kỷ hay thiên vị cho một thành viên nào đó, vì sự ích kỷ cá nhân là một nguyên nhân gây mâu thuẫn trong gia đình Bốn là, cần có thái độ bình tĩnh, đặc biệt khi đã xảy
ra những va chạm, cách nói năng cần tế nhị, không thô bạo, v.v Những quan điểm của tác giả nêu ra đến nay vẫn còn ý nghĩa lớn Thực tế cho thấy, trong nhiều gia đình, do tính ích kỷ cá nhân, do thói gia trưởng, độc đoán là nguyên nhân chính dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, sự tác động của xã hội đến sinh hoạt gia đình
ở mỗi thời kỳ có tính đậm, nhạt khác nhau Sự tác động đó thể hiện ở việc định hướng giá trị, nội dung và phương pháp giáo dục Vấn đề đặt ra hiện nay là biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của GĐTT Việt Nam, đồng thời, tiếp thu kịp thời những tư tưởng tiên tiến của thời đại để xây dựng VHGĐ Việt Nam vừa
“tiên tiến”, vừa “đậm đà” bản sắc dân tộc Theo tác giả, nội dung tư tưởng chứa đựng trong nếp sống văn hóa của mỗi gia đình, như nghề nghiệp, thành phần, hoàn cảnh kinh tế, cơ cấu gia đình có thể khác nhau nhưng đều hội tụ ở điểm chung, đó là: sống có tình, có nghĩa giữa vợ và chồng, cha mẹ, con cái, ông bà và con cháu Sự công bằng, dân chủ trong quan hệ giữa các thành viên đi đôi với sự tin cậy, tính trung thực, sự khoan dung, độ lượng trong việc giải quyết các sự kiện, các mâu
Trang 18thuẫn nảy sinh trong gia đình Đó là sự nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích
cá nhân với lợi ích gia đình và lợi ích cộng đồng
Cuốn sách Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em (2001) [45], tác giả Lê Như Hoa đã cho rằng, GĐVN đang có sự chuyển tiếp từ
truyền thống sang hiện đại Quá trình chuyển tiếp này không thể tránh khỏi những đảo lộn, những đổ vỡ trong gia đình Vì thế gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những giá trị cách tân, hiện đại của VHGĐ có ý nghĩa quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay VHGĐ là một dạng văn hóa cộng đồng đặc thù trong đó hệ giá trị và chuẩn mực xã hội chi phối mọi quan niệm, thái độ, hành vi của các thành viên trong gia đình Thông qua VHGĐ thì những đặc trưng của văn hóa dân tộc được biểu hiện
cụ thể và đậm nét Muốn xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh phải bắt đầu từ xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình Những quan điểm của tác giả về VHGĐ đến nay vẫn mang tính thời sự, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra sâu sắc Mỗi quốc gia không chủ động trong hội nhập văn hóa thì rất dễ bị các nền văn hóa lớn thôn tính và nguy cơ bị đánh mất bản sắc, bị “hòa tan” trong quá trình hội nhập Do đó, muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trước tiên phải biết giữ gìn các giá trị, chuẩn mực của VHGĐ
Công trình Nghiên cứu phụ nữ - Giới và Gia đình (2003) [63] của tác giả
Nguyễn Linh Khiếu Trong khi luận bàn về khái niệm VHGĐ, tác giả đã nhấn mạnh rằng, đã có không ít công trình nghiên cứu đề cập đến VHGĐ nhưng đáng tiếc rằng , nhiều công trình không giúp người đọc hiểu được VHGĐ là gì ? Lý do là các tác giả
đã không định danh được VHGĐ Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, tác giả Nguyễn Linh Khiếu cho rằng , “VHGĐ là một dạng văn hóa xã hội đặc biệt, nó thể hiện toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của gia đình” [63, tr 127] Văn hóa gia đình được biểu hiện một cách cụ thể và sinh động trong việc thực hiện các chức năng của gia đình Chính vì vậy, nó mang đặc trưng riêng và luôn biến đổi theo sự vận động và biến đổi của đời sống gia đình, là sự phản ánh một cách đặc trưng của văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại
Đề tài cấp Bộ Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay
và xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa trong giai đoạn mới (2005) [128] do TS Lê
Trung Trấn làm chủ nhiệm Trong công trình này, tác giả đã điều tra 1600 đối tượng
Trang 19là đại diện hộ gia đình và lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể của 6 tỉnh: Hưng Yên, Sơn La, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum và Sóc Trăng để tìm hiểu thực trạng xây dựng GĐVH và đưa ra tiêu chí GĐVH trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số định hướng xác định các tiêu chí GĐVH đó là: Dựa trên giá trị và chuẩn mực của GĐVN hiện đại; phải thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của chính bản thân gia đình; phải giải quyết những vấn đề bức xúc của gia đình hiện nay; giải quyết tốt mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng, xã hội và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tác giả nhấn mạnh: “GĐVH được xây dựng dựa trên cơ sở xác định được các giá trị và các chuẩn mực của GĐVN hiện đại Do VHGĐ có chức năng là giữ gìn, chuyển giao và phát triển cho nên các giá trị và chuẩn mực của GĐVN hiện đại phải bao gồm cả những giá trị, chuẩn mực truyền thống và những giá trị, chuẩn mực mới Sự kết hợp các giá trị truyền thống
và giá trị mới bảo đảm cho VHGĐ Việt Nam không bị đứt đoạn cũng như không tụt hậu, đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất nước” [128, tr 148] Sau khi nghiên cứu thực trạng xây dựng GĐVH, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó có một kiến nghị rất đáng lưu tâm và cần cân nhắc trước khi thực hiện, đó
là “nên chăng, có thể chuyển việc xây dựng GĐVH bằng việc xây dựng gia đình hạnh phúc Gia đình hạnh phúc có nội dung phong phú, thiết thực bảo đảm cho việc phát triển gia đình bền vững” [128, tr 160], đặc trưng cơ bản của một gia đình hạnh phúc đó là: Mối quan hệ ấm áp và yêu thương giữa chồng và vợ; lòng hiếu thảo và thành tâm với ông bà, cha mẹ; tính kỷ luật, nền nếp; mối quan hệ gia đình lành mạnh, ấm áp và gần gũi; gia đình lành mạnh về vật chất, tinh thần, tình cảm và xã hội; có thể đáp ứng được các nhu cầu về kinh tế; các thành viên có vai trò rõ ràng Một khi xây dựng được các mối quan hệ trong gia đình tốt đẹp, gia đình đó sẽ là gia đình hạnh phúc Như vậy, một gia đình được cho là hạnh phúc khi các mối quan hệ trong gia đình được xây dựng trên cơ sở yêu thương, có trách nhiệm, đời sống vật chất, tinh thần hài hòa Tuy nhiên, việc đưa ra kiến nghị này cũng phải được phân tích thấu đáo, bởi lẽ, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một tế bào của xã hội,
nó không thể tách khỏi môi trường xã hội Thực tế cho thấy, không phải gia đình nào hạnh phúc cũng là gia đình có trách nhiệm, có ý thức cộng đồng cao, v.v Thậm chí khi tình cảm gia đình được đề cao thái quá, nó có thể dẫn đến chủ nghĩa
Trang 20gia đình, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cộng đồng, xã hội, hình thành tư tưởng co cụm, cục bộ địa phương
Công trình Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 (2008) [12] do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) xuất bản Hiện nay, đây vẫn là một công trình nghiên cứu đồ sộ và toàn diện về GĐVN, với số mẫu là 9300 hộ gia đình, ở ba miền Bắc – Trung – Nam, tập trung vào một số vấn đề lớn sau: Một là, về quan hệ gia đình, trong đó công trình tập trung vào nghiên cứu quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa
vợ và chồng; cha mẹ với con cái Hai là, về vị thành niên và người cao tuổi trong gia đình Ba là, về mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình Bốn là, về điều kiện sống và phúc lợi gia đình, v.v Những kết quả điều tra về GĐVN năm 2006 sẽ là tư liệu quan trọng để tác giả phân tích, so sánh làm rõ thực trạng và sự biến đổi của các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong GĐVN hiện nay
Cuốn sách Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình
(2009) [53] là công trình của tập thể tác giả do Lê Thị Thanh Hương chủ biên Các tác giả đã cho rằng, ứng xử trong quan hệ gia đình ở khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay đã có những thay đổi nhất định: Thứ nhất, giữa vợ và chồng trong tổ chức sinh hoạt gia đình đã có sự chia sẻ, bàn bạc ngày càng trở nên phổ biến, thể hiện thành quả của phong trào nữ quyền Thứ hai, ứng xử giữa cha mẹ và các con hiện nay có xu hướng “mở” hơn, tôn trọng hơn “cái tôi” của thế hệ con cái Do tính phức tạp và đa dạng của cuộc sống, nên trên thực tế trong nhiều gia đình, cha mẹ sử dụng
cả “ba kiểu ứng xử là tin tưởng – bình đẳng, dễ dãi – buông lỏng và nghiêm khắc – cứng nhắc trong giáo dục con” [53, tr 280] Nhưng nhìn chung, nhiều cha mẹ thường sử dụng kiểu ứng xử tin tưởng – bình đẳng hơn là kiểu nghiêm khắc – cứng nhắc hoặc dễ dãi - buông lỏng, v.v Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù chế độ phụ hệ vẫn thể hiện rõ trong mô hình sống của các hộ gia đình, nhưng đã có những biến đổi Trong tâm lý của những người con đã trưởng thành và cả của cha mẹ già cùng song hành hai chiều mong muốn khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau Khi
đã lập gia đình riêng thì được sống riêng theo mô hình gia đình hạt nhân, nhưng ở trong những khoảng cách không gian không xa để có thể thuận tiện chăm sóc cha
mẹ già, cũng như thuận tiện cho việc cha mẹ già hỗ trợ các con khi cần thiết Sự thay đổi mô hình sống của gia đình không phải là tiêu chí quan trọng thể hiện sự
Trang 21thay đổi những giá trị tinh thần tốt đẹp trong cuộc sống GĐVN mà nó chứng tỏ rằng, văn hóa ứng xử trong gia đình Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Văn hóa và lối sống đô thị trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (2010) [23] do
PGS.TS Trương Minh Dục làm chủ nhiệm Công trình này đã đề cập đến nhiều vấn
đề mang tính thời sự của văn hóa và lối sống đô thị hiện nay, trong đó tập trung làm
rõ văn hóa và lối sống của các nhóm dân cư như công nhân, nhóm thị dân làm nghề
tự do, cán bộ, công chức, giới trí thức, doanh nhân, tầng lớp thanh, thiếu niên trong các đô thị lớn Trong công trình này, tác giả đã khắc họa lối sống đô thị trong gia đình, họ tộc ở thành thị hiện nay Theo tác giả, do sự tác động của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế dẫn đến đời sống gia đình đang biến đổi tích cực, thu nhập, mức sống được cải thiện, chi tiêu cho giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch, v.v của các gia đình ngày càng tăng cao, các mối quan hệ xã hội dựa trên thị trường
và pháp luật mở rộng lấn át các quan hệ xã hội truyền thống Bên cạnh đó, văn hóa
và lối sống của gia đình đô thị hiện nay cũng đang bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực như chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, thực dụng thái quá ở một bộ phận gia đình đô thị hiện nay Một bộ phận cư dân đô thị có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong đó có cả cán bộ, công chức, thanh niên, học sinh, sinh viên, v.v Theo tác giả, “việc thu hồi đất đai ở những vùng xây dựng các khu
đô thị mới hoặc khu công nghiệp đang làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến các quan hệ trong gia đình, nhất là quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, quan hệ ông bà – các cháu Trong môi trường đó, lối sống cá nhân thực dụng và ích kỷ có điều kiện lan rộng, thẩm thấu vào các gia đình đô thị trong các khu đô thị và các vùng ĐTH” [23, tr 144] Trên cơ sở đánh giá thực trạng lối sống đô thị Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để xây dựng lối sống đô thị Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế (2010) [39] do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà làm chủ nhiệm Công trình
nghiên cứu này đã đi sâu phân tích những đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt Nam Theo tác giả, người Việt Nam có niềm tự hào
Trang 22chính đáng về những ưu điểm của mình như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, v.v nhờ có ưu điểm về tư duy và lối sống đó mà dân tộc ta mới tồn tại và không ngừng phát triển trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh gian khổ dựng nước và giữ nước Nhưng bên cạnh đó trong tư duy và lối sống của người Việt cũng còn nhiều nhược điểm mà chúng ta cần khắc phục để phát triển, đặc biệt là “bệnh cá nhân chủ nghĩa, ba phải”, hiện nay bệnh này khá trầm trọng ở mọi tầng lớp xã hội, biểu hiện là “lối sống thích quyền lực, thích làm quan, thích làm thầy thiên hạ, ghét buôn bán, ngại làm thợ” [39, tr 239], hậu quả của lối sống này là sự mất cân bằng về cơ cấu nguồn nhân lực Bên cạnh
đó cần khắc phục tư duy và lối sống tiểu nông, nó thể hiện ở “lối sống nặng về tình cảm dòng họ và tính cục bộ” [39, tr 240] Theo tác giả, đối với người Việt Nam, “tình cảm dòng họ rất quan trọng, trong cộng đồng, tình cảm dòng họ và tính cục bộ đã tạo nên sự cố kết bền vững, tinh thần tương thân tương ái giữa các thành viên của nó”, bên cạnh những mặt tích cực, “tình cảm dòng họ làm nảy sinh những biểu hiện của tâm lý hẹp hòi, tiêu cực, cục bộ, gia đình chủ nghĩa, những đố
kỵ, ghen ghét, bè phái, phe cánh có nguyên nhân từ lối sống mang tính dòng tộc này” [39, tr 240] Trên cơ sở phân tích sự biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với
tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, tác giả đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tư duy
và xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay trước yêu cầu của đổi mới
và hội nhập quốc tế
Trong cuốn Gia đình - Những giá trị truyền thống (2012) [68], tác giả
Nguyễn Thế Long đã cho rằng, trong việc giáo dục con em thì việc tiếp thu và phát huy những giá trị truyền thống lâu đời của gia đình là việc làm rất quan trọng Những “giá trị truyền thống lâu đời của một gia đình, một dòng họ có một sức mạnh vô hình đã thúc giục, động viên cho mọi người trong gia đình, dòng họ thực hiện những hoài bão lớn, đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của một dân tộc, v.v Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh của gia đình, truyền thống dân tộc bắt nguồn từ truyền thống gia đình” [68, tr 5] Trong tiến trình lịch sử, GĐVN chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật và đạo Nho Vì vậy, GĐTT Việt Nam cũng tiếp thu những tinh hoa của đạo Phật và đạo Nho và đã
Trang 23“Việt hóa” và “dân gian hóa” chúng, nó thể hiện trên các mặt: truyền thống hiếu học và đạo lý “tôn sư trọng đạo”, truyền thống đạo đức, tâm linh, thẩm mỹ, đó là những giá trị truyền thống cần được phát huy trong xây dựng gia đình và đất nước hiện nay
Công trình Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ
ở Việt Nam (2010) [126] của Tổng cục Thống kê; công trình Cấu trúc tuổi – Giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam (2011) [9] của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê; công trình Điều tra Đánh giá các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 (2011) [127] của Tổng cục Thống kê Các công trình này cung cấp
cho tác giả nhiều số liệu phong phú, quan trọng về gia đình Việt Nam, đặc biệt là các số liệu về tỷ lệ kết hôn, ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình, v.v Những số liệu
đó sẽ là tư liệu quan trọng để tác giả đánh giá, phân tích, so sánh làm rõ thực trạng
và những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong GĐVN những năm vừa qua
Như vậy, thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu về VHGĐ Việt Nam cho thấy, các tác giả đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về VHGĐ và những biểu hiện của văn hoá gia đình Một số tác giả, coi VHGĐ chính là gia phong của gia đình, được biểu hiện qua nếp nhà, lối sống của các thành viên gia đình Một số tác giả khác lại cho rằng, VHGĐ bao gồm: giáo dục trong gia đình;
là cách ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình; VHGĐ còn bao gồm cả văn hóa bảo tồn và phát triển nòi giống; VHGĐ bao gồm cả tri thức khoa học, y học, giáo dục học, v.v được ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống gia đình sao cho đúng, tốt, đẹp; VHGĐ còn thể hiện ở sự giao tiếp có văn hóa giữa gia đình với xóm giềng, bạn bè, v.v Dù cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất với nhau ở một điểm: Coi VHGĐ là những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của đời sống gia đình, nó được đúc kết trong quá trình dựng nước và giữ nước, trở thành bản sắc văn hóa dân tộc Những nghiên cứu đó đã cho tác giả có cách nhìn đa chiều về VHGĐ Việt Nam, những tri thức quý báu đó giúp tác giả đi sâu nghiên cứu để làm rõ khái niệm VHGĐ, VHGĐ truyền thống, VHGĐ Việt Nam hiện nay và cấu trúc của nó, đồng thời phân tích sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực của VHGĐ Việt Nam hiện nay
Trang 241.2 Những công trình nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Trong bài viết Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội
(2003) [57], tác giả Đặng Cảnh Khanh đã cho rằng, gia đình và VHGĐ bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại và do vậy, luôn chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử của thời đại đó Sự biến đổi của gia đình cũng vẫn phụ thuộc vào sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội, vào cơ sở xã hội Nếu
xã hội biến động, gia đình cũng khó tránh khỏi sự khủng hoảng, thậm chí ly tán,
“trong chừng mực mà xã hội rơi vào tình trạng ngưng trệ, các điều kiện kinh tế - xã hội không có những chuyển biến lớn, thì gia đình, các chuẩn mực và giá trị xoay quanh gia đình cũng đông cứng lại Thực tế, GĐVN cũng trải qua những thời kỳ đông cứng như vậy Một thời gian dài, trong lúc các cộng đồng làng xã vẫn tồn tại khép kín và mang tính tự quản chặt chẽ trên cơ sở của nền kinh tế tự cấp tự túc thì gia đình và VHGĐ cũng không có mấy sự thay đổi” [57, tr 33] Tuy nhiên, khi xã hội biến động và thay đổi thì gia đình và những chuẩn mực về gia đình, tuy có thể muộn hơn nhưng trước sau cũng buộc phải thay đổi một cách tương ứng Trong sự thay đổi đó, trên thực tế, gia đình vẫn bảo lưu lại không chỉ những điều cố hữu, thậm chí nhiều lúc tới mức ngoan cố, mà còn gìn giữ những cái vẫn phù hợp và góp ích cho xã hội tương lai Chính khả năng “bảo lưu và gìn giữ những mặt tích cực và tinh hoa của quá khứ, mặc cho cuộc đời có thay đen đổi trắng, vàng thau lẫn lộn, đã khiến cho gia đình đã luôn trở thành nơi nương tựa vững vàng cho cuộc đời biến động” [57, tr 34] Tác giả nhấn mạnh, để thực sự tồn tại và phát triển trong mối quan hệ cân bằng giữa hai mặt truyền thống và hiện đại, gia đình không thể chỉ tồn tại trong những chuẩn mực truyền thống thiêng liêng, bất biến mà là một thực thể uyển chuyển, được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với hoàn cảnh mới, vừa trung thành với những truyền thống nhân văn cơ bản
Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta phải có những chính sách
và cơ chế khiến cho việc phát triển những quy luật của cơ chế thị trường “không làm xâm hại đến những gì tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã gây dựng nên từ ngàn đời nay, không làm biến dạng những giá trị văn hóa của tổ tiên thành một thứ đồ ăn thập cẩm xếp từ phía sau những giá trị của thị trường hàng hóa, không biến những mối quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình tốt đẹp thành những sản phẩm được cân đo
Trang 25cẩn thận theo thang bảng lên xuống của chỉ giá đồng tiền”, ngược lại, chúng ta cũng không thể “cho phép việc núp dưới danh nghĩa bảo vệ các giá trị truyền thống để duy trì và bảo lưu những quan niệm và chuẩn mực cổ hủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước” [57, tr 36]
Đề tài cấp Bộ Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven
đô thuộc địa bàn Hà Nội thời kỳ đổi mới (2006) [35] do TS Ngô Văn Giá làm chủ
nhiệm Trong đề tài này, tác giả đã đề cập đến hai vấn đề lớn, đó là những biến đổi của giá trị cộng đồng làng và những biến đổi của giá trị cộng đồng gia đình và dòng
họ Trong sự biến đổi của giá trị cộng đồng gia đình, thứ nhất, tác giả đề cập đến sự biến đổi trong việc tổ chức kiến trúc sinh hoạt Thứ hai, biến đổi trong lối sống, nếp nghĩ Tác giả nhấn mạnh “những thay đổi trong PTSX, điều kiện làm việc và thu nhập, quan niệm xã hội khiến cho vai trò của các thành viên trong gia đình thay đổi theo Trật tự tôn ti cũng không còn tuyệt đối như trước, cách thức ứng xử của con người theo hướng lấy giá trị cộng đồng gia đình là tiêu chí điều chỉnh vì thế có nhiều nới lỏng… những giá trị chuẩn mực của gia đình không quá ràng buộc tự do cá nhân đang được hưởng ứng mạnh” [35, tr 67] Thứ ba, biến đổi trong các phong tục tập quán, chẳng hạn, trong hôn nhân, sự chi phối của gia đình đến hôn nhân không còn mang tính uy quyền tuyệt đối, nguyên nhân là do: sự ràng buộc về kinh tế của con cái vào cha mẹ đã giảm bớt; điều kiện làm ăn xa nhà đã cho họ khả năng tiếp xúc với nhiều đối tượng mà cha mẹ không thể có lý do để phản đối; “ý thức cá nhân đã được lớp trẻ tiếp nhận quá nhanh, họ tin vào sự vững bền của hôn nhân dựa trên tình cảm
và chỉ chấp nhận yếu tố này là quan trọng nhất có thể quyết định hôn nhân” [35, tr 69]
Luận án tiến sỹ Sự biến đổi của văn hóa gia đình đô thị ở Hà Nội từ 1986 đến nay (2010) [49] của Vũ Thị Huệ, khi đề cập đến cơ cấu của VHGĐ, tác giả
phân chia thành: thứ nhất, các dạng hoạt động cơ bản của gia đình bao gồm: văn hóa sản sinh và nuôi dạy con cái; văn hóa sản xuất sản phẩm vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất ; văn hóa sản xuất tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần Thứ hai, cơ cấu của VHGĐ chia thành hệ giá trị gia đình , bao gồm: các giá trị cấu trúc; các giá trị chức năng; các giá trị tâm linh Thứ ba, cơ cấu của VHGĐ như một dạng văn hóa cộng đồng đặc thù bao gồm: hệ giá trị gia đình; các thiết chế gia đình; hệ thống chuẩn mực của gia đình biểu hiện như hệ thống hành động (chỉ dẫn
Trang 26hành động) trong các quan hệ gia đình; hệ thống biểu hiện Sự biến đổi của VHGĐ được tác giả xem xét ở những khía cạnh chủ yếu sau: biến đổi về giá trị; về quy mô
và loại hình gia đình; về thể chế - lối sống; về hệ thống biểu hiện của VHGĐ Tác giả cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến VHGĐ đó là yếu tố chính trị - xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa và yếu tố quốc tế, v.v
Đề tài cấp Bộ Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay (2010) [93]
do tác giả Trần Đức Ngôn làm chủ nhiệm Công trình này đã tập trung nghiên cứu: VHGĐ truyền thống người Việt và sự biến đổi của nó được xem xét ở các chiều cạnh như chức năng gia đình, quan hệ hôn nhân, ứng xử, giáo dục, tang ma và nghi
lễ tôn giáo trong gia đình Theo tác giả, chưa bao giờ GĐVN lại có điều kiện thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, tự chủ mạnh mẽ về kinh tế, đời sống tinh thần, phát triển trí tuệ cá nhân như hiện nay Tuy nhiên, cũng chưa bao giờ GĐVN phải đối mặt với những thách thức, dẫn đến những biến động mạnh mẽ do mặt trái của cơ chế thị trường Trên tất cả mọi phương diện, “VHGĐ Việt Nam đang xa dần những chuẩn mực truyền thống” [93, tr 290] GĐVN trong bối cảnh hội nhập phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là tiếp nhận có chọn lọc những giá trị nhân văn của nhân loại nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, tạo được những điều kiện tốt nhất để phát huy sức sáng tạo cá nhân nhưng không vì thế mà con người quên đi trách nhiệm, bổn phận, sự nhân ái, khoan dung và đức hy sinh Đó là hai mặt cơ bản để tạo nên con người phát triển hoàn thiện về nhân cách Theo tác giả, việc xây dựng một hệ giá trị mang tính định hướng, khuyến khích ý thức chủ động điều chỉnh của các gia đình theo hướng dung hòa quan điểm truyền thống và hiện đại, đổi mới nội dung và cách thức thực hiện cuộc vận động xây dựng GĐVH, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, v.v là những vấn đề trọng tâm cần tập trung
Đề tài cấp Bộ Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020 (2010) [139] do tác giả Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm Công trình này đã chỉ ra
những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của gia đình Biến đổi của gia đình được xem xét dưới các góc độ chính là: biến đổi về chức năng của gia đình; biến đổi về cấu trúc của gia đình Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp chính sách
về những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của GĐVN Trong đề tài này, tác giả cũng
Trang 27dành một số trang để bàn về VHGĐ Theo tác giả “Xã hội chuyển đổi bao giờ cũng đặt ra sự chuyển đổi chung của những giá trị, chuẩn mực Các giá trị, chuẩn mực là đặc trưng của văn hóa Sự biến đổi này nằm ở hai dạng thức Đó là duy trì hoặc cải tạo, thay thế những giá trị cũ, lạc hậu, không thích hợp với xã hội mới và tạo ra giá trị mới” [139, tr 32] Tác giả nhấn mạnh, nội hàm của các giá trị GĐTT hiện nay đang
có sự thay đổi và còn tiếp thu thêm những giá trị tích cực của gia đình hiện đại, đặc biệt là quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em
Đề tài cấp Bộ Những vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 (2011) [85] do PGS.TS Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm Công
trình này đề cập đến nhiều vấn đề: phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam; GĐVN; người cao tuổi Việt Nam; chăm sóc, bảo vệ trẻ em, v.v Đặc biệt, tác giả cũng đề cập đến cách hiểu về VHGĐ Theo tác giả: “Trong các xã hội chuyển đổi, khi nói về VHGĐ và sự biến đổi của VHGĐ, các nhà nghiên cứu thường đưa ra ba khái niệm then chốt, đó là: giá trị, chuẩn mực và lối sống” [85, tr 45] Theo tác giả, trong xã hội hiện đại, rõ ràng là thứ giá trị cốt lõi của gia đình là tính cộng đồng thiêng liêng
và đầm ấm đang giảm dần để nhường chỗ cho các giá trị thế tục như quyền tự do và những sở thích riêng tư của mỗi cá nhân Về mặt chuẩn mực, lối sống, tác giả cho rằng: “Nếu coi việc sống theo phong tục tập quán là đặc trưng của gia đình truyền thống, còn sống theo pháp lý là đặc trưng của gia đình hiện đại thì GĐVN hiện nay đang sống theo thứ chuẩn mực kép – nghĩa là vừa theo phong tục vừa theo pháp lý” [85, tr 45] Điều này, trong một chừng mực nhất định đã hạn chế việc tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Trong cuốn Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập (2012)
[13], NXB Văn hóa – Thông tin là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong hội thảo khoa học quốc tế “Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập”, những nội dung cơ bản đã được đề cập: Thứ nhất, thực tại của gia đình đề cập đến các lĩnh vực và chiều cạnh của gia đình như vị thế và vai trò của các thành viên trong gia đình, về chức năng giáo dục của gia đình hiện nay, về gia đình đa văn hóa, hiện tượng ly hôn và tác động tiêu cực của nó tới xã hội, mâu thuẫn thế hệ, đặc biệt
là vấn đề bạo lực trong gia đình Thứ hai, sự biến đổi và tương lai của gia đình, nghiên cứu về sự biến đổi của gia đình trong hội nhập và giao lưu quốc tế, biến đổi của VHGĐ và hệ GĐTT, những nguy cơ và thách thức mà gia đình đang phải đối
Trang 28mặt, đồng thời dự báo và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và phát triển GĐVN trong tương lai
Trong bài Xây dựng văn hóa gia đình – động lực phát triển của gia đình Việt Nam hiện đại [42] của Hoàng Hồng Hạnh, tác giả cho rằng, Việt Nam là một quốc
gia có truyền thống văn hóa lâu đời, sự phát triển của GĐVN gắn liền với lịch sử thăng trầm của đất nước Các giá trị VHGĐ Việt Nam đã trở thành nguồn lực nội sinh của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước VHGĐ với hệ thống giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức sẽ tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của các
cá nhân khi giải quyết các vấn đề của gia đình một cách phù hợp Điều đó thể hiện ý nghĩa tích cực, tự giác và chủ động của các thành viên gia đình khi giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình bằng sự tôn trọng phẩm giá, sự tin tưởng, yêu thương, bằng trách nhiệm và lòng nhân ái Ở các gia đình thiếu vắng các giá trị VHGĐ, có nghĩa trong gia đình đó, nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của các cá nhân là biểu hiện của tính ích kỷ, đề cao cái tôi, sự tham lam trong hưởng thụ, sự vô trách nhiệm với chính bản thân mình và những người xung quanh, điều đó là cơ sở cho sự phát triển các mâu thuẫn, xung đột, khủng hoảng của gia đình Do đó, xây dựng và phát triển VHGĐ là động lực để xây dựng GĐVN hiện nay
Trong bài Những biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình người Việt hiện nay [14] của Nguyễn Văn Bốn, tác giả cho rằng, VHGĐ người Việt,
trước hết là các giá trị văn hóa vật chất, với đặc thù là gia đình nông nghiệp Trong sản xuất và trong cuộc sống, họ đã biết liên kết nhau lại để tận dụng và ứng phó với
tự nhiên, khai thác những nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên để phục vụ nhu cầu ăn, mặc, ở và đi lại Giá trị văn hóa tinh thần trong GĐTT của người Việt được thể hiện trong không gian thờ tự, mỗi gia đình người Việt đều có không gian thờ riêng, kể cả những gia đình theo những tôn giáo khác nhau Theo tác giả, hiện nay, các giá trị văn hóa trong gia đình người Việt đang biến đổi từ gia đình gia trưởng truyền thống sang gia đình kiểu dân chủ hiện đại Chức năng giáo dục của gia đình đang suy giảm; lối sống biến đổi nhanh do các nhu cầu mưu sinh và nhu cầu tự khẳng định của mỗi thành viên trong gia đình ngày càng tăng Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng GĐVN hiện nay
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra cách nhìn tổng quan về sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do cách tiếp cận,
Trang 29phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau nên cách hiểu về sự biến đổi của VHGĐ giữa các tác giả cũng khác nhau Nhìn chung, các tác giả đều nhận thấy, sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay là một tất yếu do sự tác động của CNH, KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, v.v Sự biến đổi đó có thể biểu hiện ở cấu trúc, chức năng của gia đình; biến đổi quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái; biến đổi
về văn hóa ứng xử, tang ma, nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình, v.v Các tác giả đều khẳng định, trong xây dựng GĐVN hiện nay, tất yếu phải kế thừa các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT, đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc những giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình hiện đại, v.v Tuy nhiên, những công trình trên đề cập đến sự biến đổi của VHGĐ còn khá tản mạn, còn thiếu những công trình chỉ ra được quy luật và tính quy luật của sự biến đổi đó, từ đó dễ dẫn đến mất phương hướng, khó định dạng được sự biến đổi nào là tích cực cần phát huy, sự biến đổi nào là tiêu cực cần loại bỏ trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay Mặc
dù vậy, những công trình này đã cung cấp cho tác giả những tri thức lí luận và thực tiễn quan trọng, là cơ sở để tác giả đi sâu phân tích thực trạng biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay được khách quan, toàn diện và sâu sắc hơn
1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp để xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Cuốn sách Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới (1997) [124] của Trần Hữu Tòng – Trương Thìn (đồng chủ biên) Trong bài Gia đình Việt Nam
và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới ở nước ta, GS Lê Thi đã đưa
ra những định hướng để xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay Theo tác giả, trong việc “xây dựng VHGĐ hiện nay chúng ta không thể chủ quan nêu ra một hình mẫu duy nhất, dập khuôn cho các gia đình noi theo” [114, tr 94] Mỗi gia đình, hướng theo mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc để phấn đấu tùy hoàn cảnh, điều kiện của riêng mình Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số định hướng cơ bản để xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay: Một là, xây dựng gia đình no ấm, nhưng sự no ấm đó phải do lao động cần mẫn và sáng tạo đem lại, không phải do làm điều phi pháp, vi phạm lợi ích của người khác, của cộng đồng Hai là, xây dựng hạnh phúc lứa đôi trên cơ sở bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái Ba là, xác lập sự hòa thuận giữa vợ và chồng dựa trên tình nghĩa thủy chung, tôn trọng lẫn nhau, v.v Tác
Trang 30giả khẳng định, trong việc xây dựng VHGĐ – bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, việc tiếp thu các giá trị tinh thần mới của gia đình hiện đại không mâu thuẫn với việc gìn giữ, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và tốt đẹp vốn có của GĐVN Những định hướng xây dựng VHGĐ do tác giả nêu ra đến nay vẫn có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay, phù hợp với phong trào xây dựng gia đình văn hóa hiện nay Thực chất, để xây VHGĐ thì trước hết gia đình phải no ấm, đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, trên cơ sở đó mới thiết lập được các mối quan hệ gia đình bền chặt, hài hòa và hạnh phúc
Cuốn sách Gia đình học (2009) [58] của GS Đặng Cảnh Khanh và GS Lê Thị
Quý, ngoài những nội dung lý luận về gia đình thì các tác giả đã đưa ra nhiều số liệu
về GĐVN hiện nay trên cơ sở khảo sát thực tiễn Đặc biệt, các tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt của VHGĐ Việt Nam bản địa và VHGĐ Nho giáo đó là: Gia đình Việt mang sắc thái xã hội nhiều hơn, nghiêng nhiều về mặt quan hệ tình cảm, tình nghĩa, trong khi đó gia đình Trung Hoa chú trọng nhiều hơn tới mối quan hệ họ tộc, nghiêng nhiều về mặt bổn phận, trách nhiệm, lễ nghĩa, v.v Đặc biệt khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, “những điểm bảo thủ, cổ lỗ của GĐVN vốn được che đậy cũng bộc lộ ngày càng rõ nét hơn” [58, tr 126] Các tác giả nhấn mạnh, chính VHGĐ phương Tây đã buộc GĐVN phải thức tỉnh Tuy nhiên, mô hình VHGĐ phương Tây cũng tạo ra những sai lệch trong xử lý các mối quan hệ gia đình và xã hội Do đó, “sự khủng hoảng của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình trước sức ép của thị trường hàng hóa và đồng tiền, những vấn đề về tệ nạn
xã hội, mại dâm, cờ bạc, v.v cũng là kết quả của sự tiếp xúc VHGĐ phương Tây” [58, tr 132] Trong công trình này, các tác giả cũng đưa ra những giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại
Thứ nhất, củng cố và nâng cao hệ giá trị gia đình Muốn thực hiện được giải pháp này thì chúng ta phải “giáo dục cho thế hệ trẻ những nguyên tắc tình nghĩa trong việc xử lý những mối quan hệ gia đình” [58, tr 648] Đồng thời cần phải có các hình thức biểu dương những tấm gương gia đình tình nghĩa, xây dựng những chuẩn mực VHGĐ mới, đưa những chuẩn mực này lên các phương tiện truyền thông đại chúng Bên cạnh đó, cũng cần đưa những nội dung giáo dục gia đình vào
hệ thống giáo dục phổ thông Hiện nay do chịu ảnh hưởng của phương thức giáo
Trang 31dục phương Tây nên chúng ta chú ý nhiều tới những nội dung giáo dục về sức khỏe sinh sản, về tình dục hơn là giáo dục về tình cảm và đạo lý của tình dục, về những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong các mối quan hệ gia đình Theo các tác giả, chính
sự giáo dục “thiên lệch này có thể vô tình làm cho giới trẻ dễ nhầm lẫn, coi tình dục cao hơn tình yêu, đặt nặng những lợi ích của bản thân và xem nhẹ những lợi ích của gia đình” [58, tr 649] Có thể nói, nhận định này hết sức sâu sắc và trong thực tế, có lúc, có nơi người ta đã nhầm tưởng rằng nhiệm vụ của giáo dục gia đình là tập trung vào đạo đức, còn nhiệm vụ của giáo dục nhà trường thiên về tri thức khoa học và kiến thức pháp luật
Thứ hai, đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần cơ bản cho gia đình Khi một gia đình không có được những điều kiện vật chất và tinh thần cơ bản cho cuộc sống thì nó cũng không thể duy trì và thực hiện được đầy đủ các chức năng của gia đình Theo các tác giả, “không có gì là quá đáng khi một nhà xã hội học đã coi nghèo túng là một căn bệnh hiểm nghèo rất khó chữa chạy, có thể hủy hoại gia đình Nó không chỉ có khả năng phá vỡ các mối quan hệ gia đình, mà còn lây lan và tấn công mạnh mẽ vào xã hội” [58, tr 649] Do đó, nâng cao đời sống kinh tế cho mỗi gia đình là tạo điều kiện để vun đắp tình cảm và hạnh phúc gia đình
Thứ ba, phát huy các giá trị truyền thống để nâng cao vị trí và vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại Để thực hiện được nó cần có nhiều giải pháp, trong đó phải có chính sách củng cố và phát triển các mối quan hệ gia đình lành mạnh, trong sáng, sự bình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, sự gắn kết giữa các thành viên gia đình, v.v muốn vậy, cần phát huy vai trò của các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT
Thứ tư, củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới về VHGĐ Việt Nam Theo các tác giả, “các chuẩn mực VHGĐ mới phải có sự kết hợp giữa những giá trị của đạo đức với những quy định của pháp luật Những quy chuẩn về pháp luật sẽ là cơ
sở đảm bảo cho việc phát triển của những quy chuẩn về mặt đạo đức Ngược lại, những quy chuẩn đạo đức lại là động lực tinh thần, ý thức tự giác cho việc tuân thủ những quy chuẩn pháp luật” [58, tr 664]
Thứ năm, các giải pháp từ phía chính quyền Việc nâng cao vai trò của gia đình hiện nay còn tùy thuộc vào hiệu quả của các hoạt động quản lý gia đình Để tăng cường công tác quản lý gia đình cần phát huy vai trò của Nhà nước, sớm kiện
Trang 32toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp Cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác quản lý gia đình
Thứ sáu, những giải pháp từ phía các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và
từ chính gia đình Theo các tác giả, cần phải nâng cao hiệu quả của việc phối hợp phân công trách nhiệm giữa các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng vào hoạt động quản lý gia đình Tạo điều kiện cho mỗi gia đình nâng cao được khả năng tự quản lý của mình Khuyến khích các gia đình xây dựng những tiêu chuẩn tự quản trong đó phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi, xây dựng không khí hòa thuận, dân chủ để mọi thành viên trong gia đình đều có ý thức trách nhiệm, đóng góp vào việc củng cố sự ổn định của gia đình
Có thể nói, mặc dù không phải là công trình nghiên cứu chuyên biệt về VHGĐ nhưng có thể nói những giải pháp mà các tác giả nêu ra để phát huy vai trò của gia đình trong xã hội mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn Để xây dựng gia đình nói chung, VHGĐ nói riêng cần phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội đến dòng họ, gia đình, cá nhân, v.v
Đề tài cấp Bộ Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay (2010) [93]
do tác giả Trần Đức Ngôn làm chủ nhiệm Công trình này đã đưa ra các giải pháp để củng cố, điều chỉnh và xây dựng VHGĐ Việt Nam Trong đó tác giả đã đưa ra những nhóm giải pháp lớn: Thứ nhất, giải pháp về kinh tế Trong nhóm giải pháp này, tác giả tập trung vào những giải pháp cụ thể như tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về kinh tế và an sinh xã hội; tập trung các nguồn lực để hỗ trợ kinh tế hộ gia đình; đa dạng các hướng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ; phát triển
hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình; điều chỉnh các chỉ số kinh tế sao cho đảm bảo phát triển tương đối đồng đều giữa các khu vực, giữa lao động và nghỉ ngơi, giữa mục tiêu phát triển kinh tế với việc dành thời gian rỗi cho gia đình Thứ hai, giải pháp về văn hóa – xã hội Trong nhóm giải pháp này, tác giả tập trung vào những giải pháp chủ yếu như đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về các giá trị của VHGĐ truyền thống Việt Nam; xây dựng các tiêu chuẩn giá trị mang tính định hướng dưới các hình thức văn vần, dễ phổ biến; phát triển hệ thống các điểm vui chơi, giải trí mang tính chất gia đình; tổ chức các cuộc thi có sự tham gia của các thế hệ trong gia đình; tăng cường
Trang 33quy trình thực hiện cuộc vận động xây dựng GĐVH; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ GĐVH, câu lạc bộ gia đình không bạo lực, v.v ở các địa phương hoạt động hiệu quả; lồng ghép hoạt động tuyên truyền giới thiệu những giá trị truyền thống của VHGĐ Việt Nam trong các chương trình truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa nghệ thuật về chủ đề gia đình, đề cao gia đình, v.v Thứ ba, giải pháp về giáo dục đào tạo Trong đó tập trung vào các giải pháp như tăng cường giáo dục luật pháp trong gia đình; chú trọng nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, bổn phận và trách nhiệm gia đình trong nhà trường; tập huấn kỹ năng ứng xử trong gia đình cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn; tăng cường kiến thức gia đình cho cán bộ cơ sở; đào tạo đội ngũ cán bộ
chuyên trách về công tác gia đình, v.v Những nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất
mang tính vĩ mô nhưng khả thi, bởi vì để xây dựng được VHGĐ thì trước hết cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, trong đó phải tạo điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình phát triển kinh tế Tuy nhiên, các nhóm giải pháp đó không tách rời nhau mà nằm trong chỉnh thể thống nhất, cần được thực hiện đồng bộ thì mới phát huy hiệu quả trong việc củng cố, điều chỉnh và xây
dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay
Cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (2011) [140] do tác giả
Lê Ngọc Văn làm chủ biên Trong công trình này, tác giả đã đưa ra các giải pháp – kiến nghị chủ yếu để xây dựng GĐVN, đó là: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với công tác gia đình Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa công tác truyền thông, giáo dục, vận động, tư vấn xây dựng gia đình phát triển bền vững Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh cần phải biên soạn và phổ biến các tài liệu truyền thông về vai trò của gia đình, chất lượng các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ của gia đình với các thiết chế xã hội khác; đưa nội dung giáo dục gia đình vào chương trình giáo dục phổ thông thích hợp với các cấp học; tổ chức các khóa học giáo dục tiền hôn nhân, giúp cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc hiểu biết và thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng kết hôn sớm trước tuổi luật định, v.v Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình
Trang 34đình, nghề nghiệp và các nhóm xã hội Thứ năm, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình, trong đó tập trung vào làm rõ những vấn đề
lý luận về xây dựng GĐVN phát triển bền vững; khảo sát, đánh giá thực tiễn GĐVN trong tiến trình CNH và hội nhập; nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần giữ gìn, phát huy, những giá trị mới, tiên tiến cần tiếp thu, v.v Mặc dù những giải pháp mà tác giả đề xuất là để xây dựng GĐVN nói chung nhưng nó cũng
có nhiều điểm tích cực có thể kế thừa và vận dụng trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay
Luận án tiến sỹ Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (2015) [94] của Nguyễn Thị Nguyệt Trong nghiên cứu này, tác
giả đã mô tả thực trạng VHGĐ sau tái định cư ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Sự biến đổi VHGĐ được biểu hiện trong quan niệm hôn nhân – gia đình; ứng xử gia đình; giáo dục gia đình và biến đổi trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự biến đổi VHGĐ ở vùng tái định
cư, tác giả đã đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng VHGĐ ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh Thứ nhất, nhóm giải pháp về kinh tế Trong đó tác giả đề xuất phải tập trung các nguồn lực hỗ trợ kinh tế hộ gia đình Việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nên được chú ý bằng các hoạt động cụ thể như cho vay vốn cải tiến trang thiết bị phục vụ sản xuất ngành, nghề; vay vốn chăn nuôi; vay vốn kinh doanh dịch vụ Cùng với đó cần đa dạng hóa việc tiếp cận các nguồn vốn vay, theo tác giả, trong các nhóm chính sách chủ yếu để hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình thì chính sách tín dụng được xem là khó thực hiện đối với người dân bởi nhiều nguyên nhân như người dân không được biết đến các nguồn vay và đối tượng được vay; thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay; tâm lý không có nguồn để trả; chưa có phương hướng đầu tư cụ thể, v.v Thứ hai, nhóm giải pháp về chính sách xã hội của vùng tái định cư Theo tác giả để thực hiện được nhóm giải pháp này cần phải thực hiện các giải pháp như phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có được thời gian, kiến thức để phát triển gia đình; cần cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi, giữa gia đình và xã hội để gia đình thực sự là điểm tựa, là nơi bình yên cho mỗi người; thực hiện các chương trình phòng, chống bạo lực gia đình
Trang 35nó đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng xã hội; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình, xây dựng gia đình phải dựa trên nền tảng của pháp luật Thứ ba, nhóm giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú Để thực hiện được nhóm giải pháp này, theo tác giả phải thực hiện các giải pháp như phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí mang tính chất gia đình;
tổ chức các cuộc thi có sự tham gia của các thế hệ trong gia đình, tăng cường các hoạt động văn hóa nghệ thuật về chủ đề gia đình; biểu dương các gia đình tiêu biểu, xây dựng gia đình văn hóa kiểu mẫu và nhân rộng các loại hình câu lạc bộ hoạt động hiệu quả; phát huy mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của VHGĐ truyền thống, kế thừa những giá trị văn minh của nhân loại; lồng ghép các hoạt động nâng cao tầm quan trọng của gia đình Thứ tư, nhóm giải pháp về tổ chức đời sống hôn nhân gia đình, trong đó cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình; tổ chức các khóa học tiền hôn nhân; xây dựng hệ thống tư vấn gia đình, v.v Thứ năm, nhóm giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ và bình đẳng giới Để thực hiện được nhóm giải pháp này cần tập trung vào các giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; về nhận thức, tăng cường tuyên truyền để phụ nữ nhận thức đúng vai trò, chức năng của họ trong gia đình và ngoài xã hội, giáo dục ý thức pháp luật cho phụ nữ, v.v Như vậy, mặc dù phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp nhưng có tính ứng dụng cao và những giải pháp được tác giả đề xuất để xây dựng VHGĐ ở vùng tái định cư có thể được nhân rộng ra ở nhiều địa phương khác đang trong quá trình CNH, HĐH
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra các giải pháp để xây dựng GĐVN nói chung, VHGĐ Việt Nam nói riêng Có thể nói, các giải pháp
do các tác giả đưa ra tương đối toàn diện ở cả cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô Thực
tế cho thấy, do sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay diễn ra theo hai xu hướng
là tích cực và tiêu cực do có sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan Do
đó, việc xây dựng một hệ giá trị mang tính định hướng, khuyến khích ý thức chủ động điều chỉnh của các gia đình theo hướng dung hòa quan điểm truyền thống và hiện đại, đổi mới nội dung và cách thức thực hiện cuộc vận động xây dựng GĐVH,
Trang 36triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, v.v là những giải pháp chủ yếu cần tập trung Việc củng cố, điều chỉnh và xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay
là rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện tốt nếu như có sự đồng thuận tham gia của nhiều lực lượng Những giải pháp do các tác giả nêu ra đã định hướng cho tác giả trong việc đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của VHGĐ Việt Nam hiện nay, để GĐVN luôn là tổ ấm, là môi trường nuôi dưỡng nhân cách cá nhân, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế
1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Gia đình là tế bào của xã hội Xã hội luôn vận động, phát triển nên sự biến đổi của VHGĐ là quy luật Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về VHGĐ, đặc biệt về sự biến đổi của VHGĐ chưa nhiều Chúng ta chủ yếu tìm thấy các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của VHGĐ được đề cập xen kẽ trong các nghiên cứu về gia đình Hơn nữa, do cách tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên quan niệm về VHGĐ và sự biến đổi của VHGĐ cũng tương đối đa dạng Qua khảo sát
các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay cho
thấy, vấn đề này đã được nghiên cứu ở các khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về VHGĐ còn tương đối tản mạn và
chưa hệ thống Cách hiểu của các nhà nghiên cứu về VHGĐ còn khá khác nhau, như xem VHGĐ là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình; là gia phong được biểu hiện qua nếp nhà, lối sống của các thành viên gia đình; là giáo dục trong gia đình; là cách ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình; hoặc VHGĐ bao gồm văn hóa bảo tồn và phát triển nòi giống; hoặc VHGĐ gồm tri thức khoa học, y học, giáo dục học, v.v được ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống gia đình sao cho đúng, tốt, đẹp; hay VHGĐ còn thể hiện ở sự giao tiếp có văn hóa giữa gia đình với xóm giềng, bạn bè Sự khác biệt đó là do đối tượng, phạm vi và cách
tiếp cận của các tác giả về VHGĐ có sự khác nhau
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện
nay đều khẳng định, VHGĐ Việt Nam hiện nay đang biến đổi từ truyền thống sang hiện đại Nguyên nhân biến đổi của VHGĐ Việt Nam là do điều kiện kinh tế - xã
Trang 37định, trong giai đoạn hiện nay, GĐVN có điều kiện thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, tự chủ về kinh tế, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, cá nhân có điều kiện phát triển Tuy nhiên, GĐVN hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến những biến đổi tiêu cực do mặt trái của KTTT, của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa mang lại và nếu không có những giải pháp kịp thời thì VHGĐ Việt Nam sẽ ngày càng xa dần với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về VHGĐ và sự biến đổi của VHGĐ ở
Việt Nam được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ xã hội học, văn hóa học, v.v Phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu ở phạm vi địa phương Nhìn chung, các công trình này bước đầu đã chỉ ra những biểu hiện và những nhân tố tác động đến VHGĐ hiện nay Thực trạng biến đổi của VHGĐ chủ yếu được xem xét ở hai góc độ, đó là sự biến đổi về chức năng của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh sản và chức năng xã hội hóa Sự biến đổi về cấu trúc được đề cập đến ở sự biến đổi của các quan hệ như hôn nhân, ứng xử, giáo dục, tang ma và nghi lễ tôn giáo trong gia đình, v.v Ở một khía cạnh khác, một số tác giả đề cập đến sự biến đổi của VHGĐ dưới những lát cắt nhỏ của đời sống gia đình như sự biến đổi trong quan niệm về tình nghĩa vợ chồng; bình đẳng giới, hoặc chỉ
đề cập đến một nội dung là biến đổi của văn hóa ứng xử trong gia đình, v.v Với cách tiếp cận và việc phân chia sự biến đổi của VHGĐ thành những lát cắt như vậy
sẽ gây khó khăn cho người đọc trong việc định hình nội dung biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay
Thứ tư, cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay chưa nhiều Vì vậy, với luận án Sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay dưới cách tiếp cận triết học, tác giả xuất phát từ quan điểm coi
gia đình là “tế bào của xã hội”, là một “thiết chế xã hội đặc thù”, do đó, để hình thành nên gia đình, tác giả bắt đầu xuất phát từ mối quan hệ giữa vợ và chồng; cha
mẹ với con cái, ông bà với các cháu; anh chị em với nhau, v.v đi cùng với nó là các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ đó Đặc biệt, tác giả xem xét các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình và giữa gia đình với dòng họ, cộng đồng hiện nay đang biến đổi như thế nào? Sự biến
Trang 38đổi nào là tích cực, sự biến đổi nào là tiêu cực? Để làm rõ các vấn đề đó, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu:
1 Làm rõ một số vấn đề lí luận về VHGĐ và sự biến đổi của văn hóa gia đình
2 Làm rõ thực trạng biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó phân tích những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay
3 Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của VHGĐ Việt Nam hiện nay
Trang 39Chương 2 VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA
ĐÌNH VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa gia đình
2.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người và do con người sáng tạo ra Ngay từ thời kỳ cổ đại, trong tiếng Latinh đã xuất hiện từ “cultura” – có nghĩa gốc chỉ sự
“cày cuốc”, “làm đất”, “vun trồng” trong nông nghiệp, sau chuyển nghĩa sang vun trồng trí tuệ, tinh thần, giáo dục con người Theo nghĩa Hán – Việt, “văn hóa” có nghĩa là “văn trị giáo hóa”, “hóa nhân tịch dục” tức là phải giáo dục, cảm hóa con người để có thể quản lý, điều hành xã hội bằng “văn” Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Tây và phương Đông đều có chung một nghĩa căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách, giúp con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn Tuy nhiên, phải đến giữa thế kỷ XIX khi các ngành nhân loại học, dân tộc học phát triển mạnh ở châu Âu thì học thuyết về văn hóa và khoa học văn hóa mới
ra đời và phát triển
* Quan niê ̣m của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa
Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen không viết riêng một tác phẩm nào về văn hóa, tuy nhiên, toàn bộ tư tưởng về văn hóa của các ông đã được thể hiện sâu sắc thông qua hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về con người và xã hội Các ông
đã khẳng định rằng: Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng quyết định sự vận động và phát triển của xã hội Xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa của mọi sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống xã hội là những nhân tố của đời sống vật chất, của nền sản xuất xã hội Trong tác phẩm Bản thảo Kinh tế - Triết học năm 1844, C.Mác đã viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ
là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có tính loài, có ý thức, nghĩa là sinh vật đối xử với loài như với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình như với một sinh vật có tính loài… Cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cực của con người Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của
Trang 40nó” [76, 136-137) Với tư cách là “tác phẩm của con người”, là “thực tại” - “giới tự nhiên thứ hai” của con người, văn hóa đã được C Mác đồng nhất với phương thức hoạt động sống đặc thù của con người – cách thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo để cải tạo và biến đổi hiện thực khách quan
Để hiểu được cội nguồn của văn hóa, theo Ph Ăngghen, phải đặt nó trong quá trình hình thành loài người Toàn bộ quan điểm của ông về nguồn gốc loài
người được trình bày trong phần Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, là một phần trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Tư
tưởng chủ đạo của ông là lao động đã sáng tạo ra bản thân con người Nhưng lao động ở đây không chỉ là lao động chân tay thuần túy mà chủ yếu phải là lao động sáng tạo Ông so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động của xã hội loài người: “Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh đã hạn định cho chúng” [74, tr 647] Nói cách khác, loài vượn không biết tự tạo ra thức ăn cho mình
mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên, ông gọi phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh tế cướp đoạt” Ông nhấn mạnh: “Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, đúng theo ý nghĩa của nó Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo
ra công cụ” [74, tr 648] Như vậy, chính lao động sáng tạo mới là động lực chính tác động vào quá trình chuyển biến từ vượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa, hay có thể nói, lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa Trong quá trình xây dựng học thuyết và hoạt động cách mạng, trong khi nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế đối với sự phát triển của xã hội, các ông cũng luôn chú ý đến vai trò quan trọng của yếu tố tinh thần trong phát triển kinh tế - xã hội Nói cách khác, C.Mác và Ph Ăngghen một mặt luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của tồn tại
xã hội đối với ý thức xã hội, mặt khác, các ông cũng thấy được tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội trong quá trình phát triển
Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về văn hóa và xuất phát từ thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga, V.I.Lênin đã tiếp tục bổ sung
và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa XHCN, hình thành nên
hệ thống lý luận của nền văn hóa XHCN Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi “Chính sách Cộng sản thời chiến” được thay thế bằng “Chính sách Kinh tế mới” (NEP) và trong bối cảnh “buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về