1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Suy nghĩ về văn hóa gia đình việt nam hiện nay tiểu luận cao học môn xã hội học

17 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 159,87 KB

Nội dung

Gia đình Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp, trong gia đình Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên bản sắc độc đáo. Truyền thống gia đình là những điều vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Nó gắn kết các thành viên, tạo ra những khối liên kết tình cảm thế hệ mật thiết, rất khó chia cắt, in đậm vào tâm thức của mỗi thành viên mà dù đi đâu cũng luôn luôn hướng về cội nguồn với tấm lòng thành kính và nhớ thương da diết. Hiện nay, đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Những biến chuyển về kinh tế xã hội đó tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội. Một thực trạng hiện nay là tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, lấy chồng ngoại quốc, tảo hôn, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em; tình trạng em phạm pháp, có những hành vi điên rồ, trẻ em tự kỷ... ngày càng gia tăng đang là những vấn đề bức xúc của xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của nó, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề : “Văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại”.

Trang 1

Đề Tài : Suy nghĩ về văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

Lời Mở Đầu

Gia đình Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp, trong gia đình Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên bản sắc độc đáo

Truyền thống gia đình là những điều vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam Nó gắn kết các thành viên, tạo ra những khối liên kết tình cảm thế hệ mật thiết, rất khó chia cắt, in đậm vào tâm thức của mỗi thành viên mà dù đi đâu cũng luôn luôn hướng về cội nguồn với tấm lòng thành kính và nhớ thương da diết

Hiện nay, đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng Những biến chuyển về kinh tế - xã hội đó tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội Một thực trạng hiện nay là tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, lấy chồng ngoại quốc, tảo hôn, bạo lực gia đình, buôn bán

Trang 2

phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em; tình trạng em phạm pháp, có những hành vi điên

rồ, trẻ em tự kỷ ngày càng gia tăng đang là những vấn đề bức xúc của xã hội Nhận thấy được tầm quan trọng của nó, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về vấn

đề : “Văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại”.

1.Một sô vấn đề lí luận chung

1.1Khái niệm gia đình:

Theo từ điển Tiếng Việt ( Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học – xã hội 1998) định nghĩa: “ Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến thuuwofng có cha, mẹ, con, cháu,

có khi có cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái” Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người Gia đình

ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra

và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người

Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm

lý, văn hóa, kinh tế, khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào

Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều

có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội

mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. 

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với

Trang 3

nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

1.2 Phân loại: có nhiều cách phân loại khác nhau

1.2.1 Phân loại theo qui mô

Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là

gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ

ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất

Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể

hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người

bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.

1.2.2 Dựa vào vai trò của người đứng đầu gia đình:

 Gia đình mẫu hệ: là gia đình do người phụ nữ nắm quyền điều hành Cưới xin nhà gái phải lo mọi thủ tục và chi phí Sau khi cưới con trai phải về sống ở nhà vợ, đẻ con ra sẽ mang theo họ mẹ, con gái mới được quyền thừa kế tài sản Tuy vậy trong gia đình mẫu hệ, người cậu vẫn nắm giữ vai trò quan trọng Những vấn đề

hệ trọng trong gia tộc phải tham khảo ý kiến người cậu

Trang 4

 Gia đình phụ hệ: Là gia đình mà mọi quyền hành tập chung trong tay người đàn ông Đứng đầu gia đình là một người đàn ông lớn tuổi có uy tín Con cái phải theo họ cha, con trai được đề cao Gia đình phụ hệ bao gồm nhiều gia đình trong đó có một hội đồng bàn bạc, quyết định các vấn đề hệ trọng liên qua đến các thành viên

Các loại gia đình tuy có khác nhau về qui mô hoặc hình thức tổ chức Nhưng bao giờ cũng có các chức năng chủ yếu : duy trì nòi giống, tổ chức lao động sản xuất, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa nhằm xây dựng nhân cách cho các thế

hệ tương lai. 

1.3 Các chức năng của gia đình:

Do khái niệm về gia đình không đồng nhất nên cũng có nhiều cách lý giải về chức năng của gia đình, tuy nhiên những chức năng cơ bản sau đây thường được trình bày trong các tài liệu chính thức:

1.3.1 Chức năng sinh sản

Quan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ Sinh sản vô tính với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật ngày nay không thể thay thế tính ưu trội

cả về mặt sinh học lẫn tâm lý xã hội và đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở tất cả các nước trên thế giới

1.3.2 Chức năng kinh tế

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xuất hiện Nhà nước dù ở thời

sơ khai hay hiện đại, gia đình đều được xem như là một đơn vị kinh tế

Chức năng kinh tế của gia đình được biểu hiện trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ Cho đến nay, kinh tế "Hộ gia đình" ở Việt Nam vẫn là một thành phần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân bên cạnh những thành phần kinh tế khác Biểu hiện đơn vị tiêu thụ là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình để duy trì tồn tại và phát triển của các thành viên sinh sống trong gia đình (như

ăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập, thông tin, giải trí )

Trang 5

1.3.3Chức năng giáo dục

Gia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống của con người

Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào "giáo dục gia đình"

Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ (truyền dạy và tiếp thụ), chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống, những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trở thành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc

Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối Có thể gọi đây là quá trình xã hội hoá

cá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội

1.3.4.Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm

Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn

bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi

ro, sóng gió cuộc đời

 Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình

1.4 Văn hóa gia đình là gì?

“Văn hóa gia đình”; “Văn hóa làng”…là những đối tượng nghiên cứu của văn hóa học, với các khoa học phân nhánh như lý luận văn hóa, sử văn hóa, địa văn hóa.v.v… Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, ở nước ta đã có một vài cuốn sách đề cập đến vấn đề này, ví dụ như : “Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam” (1994); “Văn hóa gia đình Việt Nam” (1998); “Từ điển văn hóa gia đình” (1999)… Tuy nhắc đến văn hóa gia đình nhưng hầu hết các tác giả không nêu định danh khái

niệm mà chủ yếu đi sâu mô tả những biểu hiện cụ thể Xuất phát từ quan niệm “Văn hóa gia đình có thể tìm hiểu qua thuần phong mỹ tục, qua những tấm gương của

Trang 6

người mẹ người cha… và ở cả những phần sâu kín huyền ảo” Tác giả Vũ Ngọc

Khánh và đa số các nhà nghiên cứu thời kỳ này đã đồng nhất văn hóa gia đình Việt Nam với gia đình gia giáo (gia đình văn hóa) và chỉ lưu tâm khảo sát các giá trị tinh thần – tâm linh, ở khía cạnh tình – nghĩa – lễ Riêng tác giả Võ Tấn Quang mở rộng

nội hàm của khái niệm này sang lĩnh vực văn hóa vật chất: “Văn hóa gia đình bao gồm nhiều yếu tố Đó là yếu tố tinh thần Đó là phương thức, cách thức, kỹ năng,

kỹ xảo vận dụng tri thức vào đời sống tinh thần Đó là phong thái sinh hoạt, lối sống truyền thống gia đình Cũng phải kể tới yếu tố văn hóa vật chất của gia đình cũng như trình độ sử dụng công cụ, phương tiện hành nghề, phương tiện sinh họat trong gia đình”

Sang những năm đầu của thế kỷ này, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu quan tâm tới việc định danh khái niệm Tác giả Lê Như Hoa (2001), Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ (2003) đều chung quan niệm: văn hóa gia đình là một dạng thức của văn hóa cộng đồng Xét từ góc độ chủ thể văn hóa, văn hóa tồn tại dưới hai dạng thức: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng Các cộng đồng lớn nhỏ (những tập hợp người có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống vật chất và tinh thần, cùng chịu

sự chi phối của các điều kiện sống chung) đều mang những thuộc tính khách quan, trong đó có thuộc tính văn hóa… Chúng ta thường nhắc đến các khái niệm văn hóa cộng đồng như văn hóa tộc người, văn hóa làng, văn hóa đô thị, và cả văn hóa nhân loại Cộng đồng nào cũng có một kiểu văn hóa, bao gồm toàn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thị hiếu, đặc tính riêng của cộng đồng đó Với nhận thức này, sự khác biệt giữa văn hóa gia đình và gia đình văn hóa đã dần dần được sáng tỏ Nếu gia đình văn hóa là loại gia đình được xã hội tôn vinh vì đã đạt được một phẩm chất giá trị nào đó theo quy ước thì văn hóa gia đình là một trong những thuộc tính khách quan của mọi gia đình Theo đề nghị của UNESCO, mọi kiểu văn hóa đều cần được tôn trọng Vì thế, chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của các kiểu văn hóa gia đình cũng như các kiểu văn hóa tộc người là một cách tiếp cận khoa học và hợp lý Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “văn hóa gia đình” từ cấu trúc cho tới cách thức phân loại cũng có nhiều ý kiến khác nhau Sự khác biệt này vốn xuất phát từ sự đa dạng trong cách hiểu về “văn hóa” Mỗi nhà nghiên cứu đều phân tích cấu trúc văn hóa gia đình theo cách nhận thức về văn hóa của mình (văn hóa là một hoạt động, là

Trang 7

một hệ giá trị hoặc là các phương thức ứng xử) Ví dụ, phân chia văn hóa gia đình theo các dạng hoạt động cơ bản có văn hóa sinh sản và nuôi dưỡng con người, văn hóa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm vật chất, văn hóa sáng tạo và hưởng thụ sản phẩm tinh thần; còn phân chia theo phương thức ứng xử có văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội và văn hóa ứng xử với thế giới tâm linh Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác Tuy thế, dù phân chia cấu

trúc theo kiểu nào thì văn hóa gia đình luôn được hình dung như một tổng thể các hoạt động sống của một gia đình cũng như các sản phẩm vật chất, tinh thần mà các thành viên của nó đã tạo lập trong các hoạt động ấy Chính vì vậy, các nghiên

cứu về văn hóa gia đình thường có khuynh hướng tổng hợp các thành tựu nghiên cứu gia đình của các khoa học khác

2 Gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại:

2.1 Đặc điểm:

2.1.1 Gia đình hạt nhân ngày một phổ biến

Gia đình Việt Nam trước đây thường phổ biến là gia đình nhiều thế hệ “Tam,

tứ, ngũ đại đồng đường” gia đình nhiều thế hệ có có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời Sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các thế hệ Gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân, thiếu cơ động và chậm thích ứng

Ngày nay, gia đình Việt Nam phần lớn là gia đình hạt nhân và có xu hướng tiếp tục phân chia Gia đình hạt nhân với hai thế hệ cha mẹ và con cái vẫn phổ biến, khẳng định được giá trj tương đối ổn định trên cơ sở hài hòa âm dương để nuôi dạy con cái, tồn tại và phát triển Nhưng dưới sức ép của công việc ngày càng nhiều mà con nguwofi bắt đầu xuất hiện tâm kus muộn giảm bớt gánh nặng xã hội nên hiện tượng “gia đình đồng tính” và “gia đình một thành viên” xuất hiện ngày một nhiều

Trang 8

Đó là những gia đình sau khi hôn nhân đổ vỡ, một bên vợ hoặc chồng tiếp tục nuôi dạy con cái và chấp nhận sống một mình Hiện tượng này phổ biến ở các đô thị và tầng lớp trí thức có thu nhập khá và ổn định, đời sống cao

2.1.2 Hôn nhân:

2.1.3 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện đại

Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại

 Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đình

có những biến đổi

 Cách mạng tháng Tám thắng lợi, vai trò của phụ nữ được xác nhận đúng với chân giá trị con người của nó Bác Hồ nói: “Non song gấm vóc Việt Nam đều do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm rực rỡ”

 Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị ra ngày 27-7-1993 đã khẳng định:

“Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ và người thầy đầu tiên của con người”; “Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”

  Vai trò quan trọng đó được thể hiện như thế nào?

 Ở việc thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ là người tạo dựng nên nhân cách con người từ trong bụng mẹ, là “tay hòm chìa khoá" là trung tâm các mối quan hệ tình cảm là người tích cực nhất trong gia đình, giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp ở làng, thôn, khu phố

 Ngày nay, đất nước mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển, đặc biệt kinh

tế hộ gia đình càng có điều kiện phát triển, nhiều doanh nhân làm giàu chính đáng cho gia đình, cho đất nước Phong trào làm từ thiện ngày càng lan rộng ra nhiều tổ chức, cá nhân… Song ở nơi này, nơi khác còn phát sinh ra những biểu hiện, những hành vi tiêu cực do ảnh hưởng của đồng tiền, vàng, đô-la làm khuynh đảo mọi giá trị đạo đức như con bất hiếu với cha mẹ, tình cảm vợ chồng anh em phai nhạt, tệ nạn cờ bạc, nghiện hút… Việc hạn chế, đẩy lùi những tồn tại nêu trên càng đòi hỏi vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình, nhà trường, xã hội rất lớn, đặc biệt

Trang 9

người mẹ trực tiếp dẫn con bước qua các cửa ải phi đạo đức và sự ngu dốt, tạo cho con có ý chí, nghị lực vượt khó khăn trong cuộc đời

 Thiên chức và xã hội đã trao cho phụ nữ phần việc lớn hơn nam giới trong gia đình, đó là việc sinh nở ra con cái để duy trì nòi giống, nội trợ lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ trong nhà, “nhen lên và canh giữ bếp lửa gia đình” tạo nên sự ấm áp, yên vui làm điểm tựa cho chồng, cho con, cho cháu… bằng cái tâm và đức của mình Vì vậy, Nhà nước ta, các cấp, các ngành luôn luôn chăm lo cho tế bào xã hội - tổ ấm gia đình; động viên, vun đắp tạo điều kiện cho mỗi gia đình kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa

2.2 Những vấn đề nảy sinh trong gia đình Việt nam hiện nay

2.2.1 Bạo lực gia đình

Khái niệm: Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ

các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp

66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình

 Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn

 Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%, cũng theo nghiên cứu đó thì:

 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần

 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục

 Ở Đồng Bằng song Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong Tuy nhiên, bài báo này không đăng số liệu cho các vùng khác

5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập[4]

Trang 10

82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực[4].

9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ

Các hình thức bạo hành

Phân chia theo kiểu bạo hành và đối tượng bị bạo hành

Phân chia theo kiểu bạo hành

Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già

Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn Hành

vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này

Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài

Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh

tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng

Phân chia theo nạn nhân

Bạo hành với bạn tình hoặc vợ/chồng

Bạo hành với trẻ em

Bạo hành với người già

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em-đối tượng nhạy cảm hơn Những trẻ gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân mình Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ trong tương lai

Ngày đăng: 29/07/2016, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w