Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc vận dụng mô hình tái định giá nói riêng tại các ngân hàng thương mại.... Đánh giá thành công và hạn chế của
Trang 1HOÀNG MINH TIẾN
VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀ NẴNG – NĂM 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HOÀNG MINH TIẾN
VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư, Tiến sỹ Lâm Chí Dũng
Trang 3ĐÀ NẴNG – NĂM 2012
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Minh Tiến
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
Trang 5DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất 5
1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5
1.1.2 Rủi ro lãi suất 7
1.1.3 Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất 10
1.2 Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất 15
1.2.1 Nội dung lý thuyết về mô hình tái định giá 15
1.2.2 Nội dung vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất 19
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc vận dụng mô hình tái định giá nói riêng tại các ngân hàng thương mại 23
1.2.4 Các điều kiện tiền đề cho việc vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI BIDV 30
2.1 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua 30
2.1.1 Về chính sách lãi suất của ngân hàng 30
2.1.2 Về mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất 34
2.1.3 Về xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất 35
2.1.4 Về vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất 35
2.1.5 Về các giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất 36
2.1.6 Về công tác tuyên truyền và đào tạo 37
2.1.7 Đánh giá thành công và hạn chế của công tác quản trị rủi ro lãi suất và việc vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua 37
Trang 62.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói chung,
việc vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro nói riêng tại BIDV 39
2.2.1 Các nhân tố bên ngoài 39
2.2.2 Các nhân tố bên trong 45
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI BIDV 54
3.1 Nhu cầu và khả năng vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV 54
3.1.1 Nhu cầu (sự cần thiết) 54
3.1.2 Các điều kiện tiền đề tại BIDV (khả năng) 56
3.2 Các giải pháp cần thực hiện để triển khai vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV 57
3.2.1 Giải pháp về kiện toàn mô hình tổ chức quản trị rủi ro 57
3.2.2 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ 59
3.2.3 Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin 59
3.2.4 Giải pháp vận dụng phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ phái sinh để bảo hộ rủi ro lãi suất 61
3.2.5 Giải pháp về công tác nhân sự 68
3.2.6 Giải pháp khác 69
3.3 Dự kiến lộ trình triển khai 69
3.3.1 Lộ trình dự kiến 69
3.3.2 Hoàn thiện, đổi mới mô hình trong tương lai 69
3.4 Kiến nghị 69
3.4.1 Về cơ chế điều hành lãi suất 69
3.4.2 Về quy định đối với các ngân hàng thương mại trong công tác quản trị rủi ro lãi suất 71
3.4.3 Về phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 VÀ TỔNG KẾT 73
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 76 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Trang 103 Phụ lục số 1.3: : Ví dụ minh họa về việc phân tích trạng thái nhạy cảmlãi suất của một ngân hàng
4 Phụ lục 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV
5 Phụ lục 2.2: Ước tính thiệt hại do rủi ro lãi suất của BIDV năm 2008
6 Phụ lục 3.1: Kế hoạch lộ trình và tiến độ triển khai đề án vận dụng môhình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro cơ bản của các ngân hàng thương mại
Sự biến động của lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng của cácngân hàng Đồng thời, sự biến động của lãi suất tác động đến giá trị của danhmục tài sản và nợ, dẫn đến sự biến động của giá trị ròng của ngân hàng Vìvậy, có thể nói rằng rủi ro lãi suất là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự yếukém của các ngân hàng
Trong những năm trước đây, với cơ chế điều hành của NHNN theo cơchế “cứng”, lãi suất thị trường thường ổn định, ít biến động Vì vậy, các ngânhàng chưa phải đối mặt với rủi ro lãi suất Tuy nhiên, trong những năm gầnđây, nhất là sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giớinăm 2007, bước sang đầu năm 2008, cuộc đua lãi suất huy động đẩy lãi suấtthị trường tăng đột biến Cuối năm 2008, nhờ sự can thiệp kịp thời của NHNNlãi suất có hạ nhiệt, nhưng vẫn cao và duy trì từ đó đến nay Mức biến độngcủa lãi suất thời gian này so với mức trước năm 2008 là khoảng gấp đôi Với
sự biến động mạnh của lãi suất, hầu hết các ngân hàng đã phải đối diện với rủi
ro lãi suất Thu nhập từ lãi giảm, trong khi đó chi phí huy động vốn tăng lêndẫn đến hầu hết các ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận Sau đợt biến động lãisuất vừa qua, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thấy được tầm quan trọng củacông tác quản trị rủi ro lãi suất Các giải pháp hạn chế tác động của rủi ro lãisuất đã được các ngân hàng đưa ra Nhưng nhìn chung các giải pháp cònmang tính xử lý tình huống, mà chưa giải quyết vấn đề hạn chế tác động củarủi ro lãi suất một cách căn cơ, bài bản Cũng có một số ít ngân hàng bướcđầu đã nghiên cứu vận dụng các mô hình ứng dụng vào quản trị rủi ro lãi suất,nhưng kết quả còn nhiều hạn chế
Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), là ngân hànghàng đầu trong cho vay đầu tư và phát triển (cho vay trung – dài hạn), nên
Trang 12biến động lãi suất vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho BIDV Nhiều khoản vaytrung – dài hạn có lãi suất cố định đã gây lỗ cho ngân hàng Ban lãnh đạo củaBIDV đã bắt đầu ý thức được tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra và đã có một sốbiện pháp ứng phó bước đầu Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản trị rủi rolãi suất tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực quản trị điều hành và nănglực quản trị rủi ro, công tác quản trị rủi ro lãi suất của BIDV cần được đổi mớimạnh mẽ hơn nữa Trong đó, bước đột phá là việc áp dụng các mô hình đolường vào quản trị rủi ro lãi suất
Từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình tái địnhgiá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV” làm đề tài luận văn tốt nghiệp củamình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại
các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua
trị rủi ro lãi suất tại BIDV, đồng thời nêu các kiến nghị liên quan đến công tácquản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro lãisuất chủ yếu tại Hội sở chính BIDV trong thời gian từ năm 2007 đến tháng6/2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng haiphương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp tài liệu và phương phápphân tích, so sánh Phương pháp tài liệu được sử dụng chủ yếu trong việc
Trang 13nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suấttại các NHTM (chương I) và trong việc sưu tầm số liệu, thông tin lịch sử vềtình hình hoạt động quả trị rủi ro lãi suất của BIDV Phương pháp phân tích,
so sánh được sử dụng trong hầu hết các nội dung nghiên cứu còn lại của đềtài
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu đặt ra, đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định vềmặt khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận vềquản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các vấn đề lýluận về các mô hình đo lường rủi ro lãi suất, các chiến lược phòng ngừa vàhạn chế rủi ro lãi suất
Về mặt thực tiễn, đề tài là cơ sở để BIDV tham khảo trong việc triểnkhai việc vận dụng mô hình tái định giá trong công tác quản trị rủi ro lãi suấtcủa mình trong thời gian tới
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro
lãi suất tại các ngân hàng thương mại Chương này sẽ trình bày những vấn
đề lý luận liên quan đến mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tạicác ngân hàng thương mại Các nội dung chính gồm:
o Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất
o Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất: lýthuyết về mô hình tái định giá, nội dung việc vận dụng mô hìnhtái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thươngmại, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình tái định
Trang 14giá trong quản trị rủi ro lãi suất, các điều kiện tiền đề cho việcvận dụng mô hình tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và vận dụng các mô
hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV Trong chương này, luận văn sẽ tập
trung đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất và việc vận dụng các
mô hình đo lường lãi suất tại BIDV trong thời gian qua, từ đó rút ra thànhcông và hạn chế Trong chương này, luận văn cũng sẽ phân tích các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc áp dụng môhình tái định giá vào quản trị rủi ro nói riêng tại BIDV
- Chương 3: Giải pháp vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị
rủi ro lãi suất tại BIDV Trong chương này, luận văn sẽ nghiên cứu nhu cầu
và khả năng vận dụng mô hình tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tạiBIDV; đồng thời đề xuất các giải pháp và các kiến nghị để vận dụng mô hìnhtái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất
1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1.1.Định nghĩa
Trang 15Có nhiều quan niệm về rủi ro Theo nghĩa chung nhất, rủi ro là sự bấtđịnh trong kết quả hay là sự biến động tiềm ẩn của kết quả.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng mà một tiến trình hay một sự kiện nào đó gây ra một kết cục không mong đợi đến tình hình tài chính của ngân hàng hoặc cản trở ngân hàng thực hiện các mục tiêu đã định.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không đồng nghĩa với rủi ro tàichính Rủi ro tài chính là một dạng rủi ro chủ yếu của ngân hàng Rủi ro tàichính là khả năng hay xác suất mà thu nhập của khoản đầu tư không được nhưmong đợi
1.1.1.2.Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.Theo cách tiếp cận phổ biến nhất, rủi ro trong kinh doanh ngân hàngđược chia thành các loại rủi ro chính sau:
Rủi ro lãi suất (Interest rate risk)
Rủi ro thị trường (Market risk)
Rủi ro tín dụng (Credit risk)
Rủi ro ngoại bảng (Off – balance sheet risk)
Rủi ro công nghệ và hoạt động (Technology and operational risk)
Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange risk)
Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk)
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)
Rủi ro vỡ nợ (insolvency risk)
Trang 16 Rủi ro khác (Other risk)
Ngoài cách phân loại phổ biến trên, có một số cách tiếp cận khác về rủi
ro của ngân hàng Có thể kể ra một số cách tiếp cận khác về rủi ro của ngânhàng như sau:
gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thịtrường, rủi ro sinh lời, rủi ro vỡ nợ, rủi ro khác
hàng gồm: Rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác (Credit and Counterpartyrisk), Rủi ro thanh khoản/nguồn vốn (Liquidity/Founding risk), Rủi
ro trả nợ (Settlement or Payment risk), Rủi ro thị trường và rủi ro về
or gearing risk), rủi ro hoạt động (Operational risk), rủi ro quốc gia
và rủi ro chính trị (Sovereign and Polltical risk)
liên quan đến bảng cân đối và rủi ro ngoài bảng cân đối Rủi ro liênquan đến bảng cân đối gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi rothanh khoản, rủi ro ngoại hối Rủi ro không liên quan đến bảng cânđối gồm : Rủi ro điều tiết, rủi ro công nghệ, rủi ro sáp nhập, rủi rohoạt động, rủi ro chiến lược
Dù tiếp cận theo cách nào thì rủi ro lãi suất vẫn được xem là một loại
rủi ro cơ bản mà các ngân hàng kinh doanh phải đối mặt
1.1.2 Rủi ro lãi suất
1.1.2.1.Định nghĩa
Rủi ro lãi suất là khả năng ngân hàng bị giảm lợi nhuận và/hoặc giảmgiá trị ròng của ngân hàng do sự biến động của lãi suất
Trang 17Ngân hàng phải đối diện với rủi ro lãi suất khi lãi suất có sự thay đổi(tăng hoặc giảm) Nhưng rủi ro lãi suất thực sự xảy ra khi lợi nhuận của ngânhàng giảm do giảm chênh lệch đầu ra - đầu vào (NII/NIM) và/hoặc giá trịròng của ngân hàng giảm
1.1.2.2.Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
Một cách chung nhất, rủi ro lãi suất xuất phát từ chức năng biến đổi tàisản (Asset Transformation Function) của các định chế tài chính trung gian.Chức năng này làm cho kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của các tài sản(Asset) không phù hợp với kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của cáckhoản nợ (Liabilities)
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến rủi ro lãi suất được phân tích rõ khi nghiêncứu các dạng rủi ro lãi suất (mục 1.1.2.3)
1.1.2.3.Các dạng rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất có 3 dạng chính sau đây là: Rủi ro tái tài trợ, rủi ro táiđầu tư, rủi ro giá trị thị trường
i Rủi ro tái tài trợ (Refinancing Risk)
Là rủi ro mà lợi nhuận ngân hàng giảm do chi phí tái huy động vốn caohơn tiền lãi của các khoản đầu tư khi kỳ hạn của tài sản đầu tư dài hơn kỳ hạnvốn huy động trong điều kiện lãi suất thị trường tăng
Ví dụ, ngân hàng huy động vốn 1 năm để đầu tư vào một khoản vay cóthời hạn 3 năm với lãi suất cố định Sau 1 năm, nếu lãi suất thị trường tăng,ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay vẫn không đổinên lợi nhuận của ngân hàng giảm
ii Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk)
Là rủi ro mà lợi nhuận của ngân hàng giảm do thu nhập từ tài sản táiđầu tư giảm thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạntài sản đầu tư trong điều kiện lãi suất giảm
Ví dụ, ngân hàng huy động vốn với thời hạn dài 3 năm với lãi suất cốđịnh nhưng đầu tư vào khoản vay có thời hạn 1 năm Sau 1 năm, nếu lãi suấtgiảm, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay đối với khoản vay mới nhưng lãisuất huy động vẫn không đổi, nên lợi nhuận của ngân hàng giảm
Trang 18iii Rủi ro giá trị thị trường (Market Value Risk)
Rủi ro mà giá trị ròng của ngân hàng (giá trị thị trường của vốn chủ sởhữu) giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị trường của tài sản và nợ thuộcmột trong hai trường hợp sau:
- Giá trị thị trường của tài sản sụt giảm nhanh hơn giá trị thị trường của
nợ khi kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nợ trong điều kiện lãi suấtthị trường tăng Điều này được giải thích như sau: Khi lãi suất thịtrường tăng, giá trị thị trường của các khoản mục tài sản và nợ của ngânhàng giảm Nhưng do kỳ hạn của tài sản (kỳ hạn bình quân) dài hơn kỳhạn của nợ, nên giá trị thị trường của tài sản giảm nhanh hơn giá trị thịtrường của nợ, làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bị giảm(Vì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng (=) giá trị thị trường củatài sản trừ đi (-) giá trị thị trường của nợ)
- Giá trị thị trường của nợ tăng nhanh hơn giá trị thị trường của tài sảnkhi kỳ hạn của nợ dài hơn kỳ hạn của tài sản trong điều kiện lãi suất thịtrường giảm Điều này được giải thích tương tự nhưng ngược lại vớitrường hợp trên Khi lãi suất giảm, giá trị thị trường của tài sản và nợđều tăng lên Do kỳ hạn (bình quân) của nợ dài hơn kỳ hạn của tài sản,nên giá trị thị trường của nợ tăng mạnh hơn giá trị thị trường của tàisản, làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giảm
Rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư tác động đến thu nhập lãi ròng của
ngân hàng (gọi chung là rủi ro tái định giá), trong khi đó rủi ro giá trị thị
trường tác động đến giá trị ròng của ngân hàng (gọi là rủi ro về giá)
1.1.2.4 Tác động của rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và giá trị kinh tếcủa ngân hàng Cụ thể:
- Xét trên khía cạnh lợi nhuận
Trang 19Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngânhàng Khi lãi suất thị trường thay đổi, thu nhập từ lãi của ngân hàng bị biếnđộng và chi phí của các khoản mục nợ cũng biến động Sự biến động nàykhông bằng nhau làm cho thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng bị thay đổi kéotheo sự thay đổi của lợi nhuận của ngân hàng Xét trên khía cạnh này chỉ chothấy tác động ngắn hạn của lãi suất và không cho thấy được tác động đến tìnhhình chung của ngân hàng.
- Xét trên giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trongtương lai Biến động của lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản
và nợ và các khoản mục ngoại bảng của ngân hàng
Giá trị kinh tế của ngân hàng (hay còn gọi là giá trị ròng của ngânhàng) là hiện giá của dòng tiền ròng trong tương lai, bằng dòng tiền ròngtương của tài sản trừ (-) đi dòng tiền ròng trong tương lai của nợ và cộng (+)với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng, làm thay đổi giá trịvốn chủ sở hữu của ngân hàng Theo nghĩa này, khía cạnh kinh tế phản ánhquan điểm về độ nhạy cảm của giá trị ròng của ngân hàng trước biến động lãisuất, do đó nó cho ta thấy tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạtđộng ngân hàng
1.1.3 Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất
1.1.3.1.Cách tiếp cận theo các chức năng quản trị
Theo quản trị học, quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (James Stoner và Stephen Robbins)
Như vậy, các chức năng của quản trị bao gồm các hoạt động chính là:
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
Theo cách tiếp cận các chức năng của quản trị, quản trị rủi ro lãi suất làmột tiến trình các công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu kiểm soát và
Trang 20hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, bao gồm các hoạt động chính sau:
- Hoạch định việc quản trị rủi ro lãi suất: gồm các nội dung
o Xây dựng mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất
o Xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro lãi suất;
o Lập các kế hoạch để thực hiện quản trị rủi ro lãi suất
Để hoạch định hiệu quả, cần làm tốt công tác dự báo (môi trường kinhdoanh, về thị trường, về xu hướng biến động của lãi suất, tỷ giá,…) Các kếhoạch phải được lập một cách thận trọng và phù hợp với mục tiêu, kế hoạchtổng thể của ngân hàng, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tình hình diễnbiến của thị trường…
- Tổ chức việc quản trị rủi ro lãi suất: Gồm các nội dung chính sau:
o Xác lập mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất
o Quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng/ban liên quan đếncông tác quản trị rủi ro lãi suất…
o Bố trí nhân sự làm công tác quản trị rủi ro lãi suất
o Xây dựng chính sách, quy trình quản trị rủi ro lãi suất;
- Lãnh đạo việc quản trị rủi ro lãi suất: là quá trình nhà quản trị ngân
hàng tác động đến các nhân viên hoặc các phòng ban liên quan trongquá trình thực hiện các kế hoạch hoặc nhiệm vụ quản trị rủi ro lãi suấtnhằm đạt được kết quả cao nhất Những nội dung chính gồm:
o Thiết lập/xây dựng môi trường làm việc;
o Huấn luyện, đào tạo;
o Giao việc;
o Động viên, khuyến khích;
o Tiếp nhận thông tin phản hồi;
o Xử lý tình huống;
- Kiểm soát quá trình quản trị rủi ro lãi suất: Chức năng kiểm soát đòi
hỏi nhà quản trị thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
o Lập và đánh giá các báo cáo trạng thái rủi ro;
o Giám sát tuân thủ chính sách quản lý rủi ro, trình tự thủ tục, hạnmức và giới hạn kiểm soát giao dịch;
Trang 21o Báo cáo giám sát, phân tích, đánh giá các trường hợp vượt hạn mức;
o Minh bạch hóa công tác quản trị rủi ro lãi suất;
o Áp dụng các thông lệ tốt nhất trong quản trị rủi ro lãi suất;
1.1.3.2.Cách tiếp cận theo quá trình quản trị rủi ro tổng thể của một tổ chức
Theo cách tiếp cận này, rủi ro lãi suất được xem xét trong tổng thể rủi
ro của ngân hàng và được quản trị chung cùng các loại rủi ro khác
Theo cách tiếp cận này, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.
Quá trình quản trị rủi ro gồm các bước (công đoạn): nhận diện, đánh
giá, kiểm soát, tài trợ rủi ro.
- Nhận diện rủi ro (Risk Identification): là việc dựa trên những phương
pháp đã được tổng kết để xem xét những rủi ro mà ngân hàng phải đốimặt Có nhiều phương pháp nhận diện rủi ro: nhận diện rủi ro trên cơ
sở mục tiêu, nhận diện rủi ro theo phương pháp kịch bản, nhận diện rủi
ro trên cơ sở phân loại theo nguồn rủi ro, liệt kê các rủi ro có thể nhậnbiết…
- Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): là quá trình xác định mức độ
nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đãđược nhận diện), trên cơ sở đó xếp hạng các rủi ro theo thứ tự ưu tiên
mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát
- Kiểm soát rủi ro: là những biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước
khi rủi ro xảy ra Kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nóiriêng luôn là sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và rủi ro Khả năngsinh lời càng cao thì rủi ro phải đối mặt càng lớn Vì vậy, tùy theo khảnăng chấp nhận rủi ro, nguồn lực, chi phí… mà ngân hàng có thể lựachọn một trong 4 chiến lược/kỹ thuật sau đây để kiểm soát rủi ro đốivới từng rủi ro cụ thể như sau:
o Né tránh/từ bỏ: đối với các rủi ro mà xác suất xảy ra cao và/hoặc
tổn thất lớn, ngân hàng thường áp dụng chiến lược né tránh hoặc từ
Trang 22bỏ, có nghĩa là loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro, điều đó đồngnghĩa với việc từ bỏ cơ hội tìm kiếm khả năng sinh lời.
o Giảm thiểu: tức là áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trên
cơ sở chấp nhận rủi ro ở một mức nhất định
o Ngăn ngừa: tức là áp dụng các kỹ thuật để ngăn ngừa khả năng xảy
ra rủi ro Chiến thuật này cũng có giới hạn, chỉ có thể ngăn ngừađược rủi ro ở mức nhất định, không thể ngăn ngừa hoàn toàn rủi ro,
vì như vậy cũng có nghĩa sẽ loại trừ khả năng tìm kiếm khả năngsinh lời
o Chuyển giao: Là dùng các kỹ thuật để khi rủi ro xảy ra thì tổn thất
được chuyển giao cho tổ chức khác
Đối với rủi ro lãi suất, thường các ngân hàng áp dụng tổng hợp chiếnlược giảm thiểu và ngăn ngừa
- Tài trợ rủi ro: Là những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro
đã xảy ra Những biện pháp thường sử dụng là:
o Tự khắc phục rủi ro: tổ chức sử dụng nguồn lực của mình tự khắc
phục rủi ro
o Chuyển giao rủi ro: Trong trường hợp tốn nhiều thời gian khắc
phục rủi ro, tổ chức có thể chuyển giao rủi ro cho tổ chức khác vớimột chi phí nhất định Điển hình cho biện pháp này là bán nợ Ngânhàng chuyển giao việc xử lý nợ xấu cho tổ chức khác, chấp nhậngiảm giá khoản nợ như là một khoản chi phí để dành thời gian vànguồn lực đầu tư vào việc khác
o Trung hòa rủi ro: Tức là khai thác thêm khả năng sinh lời trên tình
trạng rủi ro để làm giảm bớt rủi ro cho tổ chức
Theo cách tiếp cận này, các rủi ro được nhận diện, đánh giá, kiểm soát
và tài trợ một cách khoa học và toàn diện, có hệ thống Tuy nhiên, cách tiếpcận này có nhiều trở ngại như: thiếu thông tin thống kê để xác định khả năngxuất hiện của rủi ro, khó đánh giá tổn thất của các tài sản vô hình…
Trang 231.1.3.3.Cách tiếp cận theo mô hình đo lường rủi ro cụ thể
Theo cách tiếp cận này, rủi ro lãi suất được đo lường dựa vào các môhình từ đó lựa chọn các chiến lược để kiểm soát rủi ro Đây là cách tiếp cậncủa đề tài
Đo lường rủi ro (Risk measures) hay còn gọi là lượng hóa rủi ro làphương pháp nhằm xác định những nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loạirủi ro cụ thể, đánh giá mức độ tổn thất có thể có theo từng kịch bản dự báo,tìm kiếm, lựa chọn các chiến lược kiểm soát rủi ro hiệu quả, cũng tức là cácchiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm tối ưu hóa sự đánh đổi lợi nhuận – rủi
ro
Cách tiếp cận “đo lường rủi ro” tập trung vào các rủi ro bảng cân đối(Balance sheet risk) tức là các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu trên bảng
cân đối kế toán của ngân hàng, bao gồm : rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối Các loại rủi ro này, khi xảy ra sẽ trực tiếp
làm thay đổi số liệu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Đo lường rủi ro
là xác định mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra theo từng kịch bản dự báo, từ đótìm kiếm các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
Rủi ro lãi suất tác động đến hoạt động của ngân hàng dưới 2 khía cạnh :thu nhập lãi ròng và giá trị ròng của ngân hàng Vì vậy, các mô hình cũnghướng đến đo lường hai khía cạnh tác động đó của rủi ro lãi suất Hiện nay, có
ba mô hình được sử dụng để đo lường rủi ro lãi suất Mô hình tái định giáđược sử dụng để đo lường tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng
Mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình thời lượng được dùng để đo lường rủi rolãi suất dưới khía cạnh giá trị ròng của ngân hàng
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vận dụng mô hình tái định giá trongquản trị rủi ro lãi suất, nên đề tài không đi sâu nghiên cứu mô hình kỳ hạn đến
Trang 24hạn và mô hình thời lượng mà chỉ giới thiệu khái quát hai mô hình này ở phầnphụ lục (phụ lục số 1.1 và Phụ lục số 1.2).
1.2 Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất
1.2.1 Nội dung lý thuyết về mô hình tái định giá
Một mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mứctối đa mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng
Dù lãi suất thay đổi theo hướng nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt đượcthu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định Mô hình tái định giá giúp các nhàquản lý ngân hàng thực hiện được mục tiêu này
Mô hình tái định giá tập trung vào những tác động của sự biến động lãisuất đến thu nhập lãi suất ròng của ngân hàng (NII – Net Interest Income).Vận dụng mô hình này, các nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành xác địnhcác khoản mục tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất (tức là phải định giá lại)trong một thời kỳ tương lai, tiếp đến xác định khe hở nhạy cảm lãi suất, đolường tổn thất, từ đó xây dựng chiến lược để kiểm soát, hạn chế, phòng ngừarủi ro có thể xảy ra
Các khoản mục tài sản và nợ được coi là nhạy cảm với lãi suất là nhữngtài sản, nợ được định lại lãi suất theo hoặc gần bằng với lãi suất thị trườngtrong kỳ kế hoạch (gọi là kỳ hạn định giá lại) Kỳ hạn định giá lại thường là:đến 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, trên 1 tháng đến 3 tháng, trên 3 tháng đến 6tháng, trên 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm đến 5 năm, trên 5 năm
- Tài sản nhạy cảm lãi suất gồm:
o Khoản cho vay (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn hoặc gia hạn
o Chứng khoán đầu tư đáo hạn
o Các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi
Trang 25- Nợ nhạy cảm lãi suất gồm:
o Vay từ thị trường tiền tệ (vay trên thị trường liên ngân hàng, vaytheo hợp đồng mua lại RPs)
o Tiền gửi tiết kiệm (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn
o Tiền gửi trên thị trường tiền tệ (với lãi suất có thể điều chỉnh)
o Tiền gửi và các khoản vay (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) vớilãi suất thả nổi
o Giấy tờ có giá (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn
- Những tài sản không thể tái định giá gồm:
o Tiền mặt/tiền gửi tại ngân hàng trung ương
o Cho vay dài hạn với lãi suất cố định
o Chứng khoán đầu tư dài hạn với lãi suất cố định
o Tài sản cố định và các tài sản không sinh lời
- Những khoản mục nợ không thể tái định giá gồm:
o Tiền gửi các loại và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá pháthành) có lãi suất cố định
Trang 26 RSA: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất
RSL: Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất
Nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất trong mỗi giai đoạn kế hoạch(ngày, tuần, tháng…) lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, ngân hàng được
xem là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương hay nhạy cảm tài sản Ngân hàng
sẽ gặp rủi ro nếu lãi suất giảm vì thu nhập từ tài sản giảm nhiều hơn mứcgiảm chi phí từ nợ
Ngược lại, nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy
cảm lãi suất, ngân hàng được xem là có khe hở nhạy cảm âm hay nhạy cảm
nợ Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng vì thu nhập từ tài sản tăng ít hơn
mức tăng chi phí từ nợ
Khe hở nhạy cảm lãi suất như trên được gọi là khe hở nhạy cảm tuyệt
đối Trên thực tế, ngân hàng có thể đo lường bằng phương pháp tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối và tỷ lệ nhạy cảm lãi suất.
Nếu ISR<1 ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm nợ; ngược lại,ISR>1 ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm tài sản
Ta có bảng tổng kết sau:
Khe hở tuyệt đối dương
Khe hở tương đối dương
Khe hở tuyệt đối âm
Khe hở tương đối âm
Trang 27Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất bé hơn 1
Để xác định tổn thất trên thu nhập lãi ròng có khả năng xảy ra, ta sửdụng công thức sau:
Trường hợp biến động của lãi suất trên tài sản bằng biến động của lãi suất trên nợ:
∆NII = CGAP x ∆R = (RSA – RSL) x ∆R (1.4)
Trong đó:
∆NII: là mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động của lãi suấtthị trường
CGAP: Khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy
Như vậy, ∆NII<0 (rủi ro) khi CGAP và ∆R khác dấu
Thay đổi trong trong thu
Trường hợp thay đổi lãi suất trên tài sản và nợ không bằng nhau:
Trong đó:
Trang 28 ∆NII là mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động của lãi suất thịtrường.
RSA: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất
RSL: Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất
Ví dụ minh họa về phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng(xem phụ lục 1.3)
1.2.2 Nội dung vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất
Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất gồm hai nội
dung chính là đo lường rủi ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất.
1.2.2.1 Vận dụng mô hình tái định giá trong đo lường rủi ro lãi suất
Sử dụng mô hình tái định giá trong đo lường rủi ro lãi suất là nhằm xácđịnh khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng, từ đó xác định sự thay đổi củathu nhập lãi ròng (NII) hay tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trước sự biếnđộng của lãi suất
Kỹ thuật cơ bản của phương pháp này là việc phân nhóm các khoảnmục tài sản và nợ theo khoảng thời gian tương lai cho tới khi từng khoản mụcđáo hạn hoặc được định giá lại Trên cơ sở này, chúng ta sẽ xác định tìnhtrạng nhạy cảm tài sản hoặc nợ và đánh giá sự thay đổi của NII/NIM trướcbiến động của lãi suất
Tùy theo nền tảng công nghệ thông tin và hệ thống cơ cở dữ liệu củamỗi ngân hàng, việc vận dụng mô hình tái định giá trong đo lường rủi ro lãisuất có thể thực hiện bằng tính toán thủ công hoặc thông qua chương trình tin
Trang 29học ứng dụng Tuy nhiên, với nền tảng công nghệ thông tin của các ngân hàng
hiện nay, có thể nói rằng vận dụng mô hình đồng nghĩa với việc xây dựng và
vận hành chương trình tin học ứng dụng quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất.
Đầu vào của chương trình gồm:
o Số liệu của các khoản mục tài sản (Assets), các khoản mục nợ(Liabilities) về số dư, thời hạn tái định giá (thời hạn đáo hạn hoặcđược gia hạn hoặc thời hạn điều chỉnh lại lãi suất)
o Giá trị dự báo biến động lãi suất
Đầu ra của chương trình gồm:
o Đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất: báo cáo GAP (tương đối,tuyệt đối), tỷ lệ nhạy cảm lãi
o Dự báo tổn thất: báo cáo thu nhập rủi ro theo nhiều kịch bản dựbáo
o Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro: các báo cáo đề xuất về hoạt độngnội bảng và ngoại bảng,
o Các thử nghiệm giới hạn
1.2.2.2.Vận dụng mô hình tái định giá trong phòng ngừa rủi ro lãi suất
Vận dụng mô hình tái định giá trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất làviệc xây dựng và triển khai các chiến lược nhằm bảo vệ thu nhập lãi ròng củangân hàng trước biến động của lãi suất dựa trên tình trạng khe hở nhạy cảmlãi suất của ngân hàng (được đo lường bởi mô hình), dự báo biến động lãi suất
và mục tiêu quản trị trong từng thời kỳ
Có hai chiến lược cơ bản để phòng ngừa rủi ro lãi suất là chiến lược tái
cấu trúc bảng cân đối và chiến lược sử dụng các công cụ tài chính phái sinh.
a) Chiến lược tái cấu trúc bảng cân đối
Trang 30Trên cơ sở lượng hóa sự biến động của lợi nhuận do thay đổi của lãisuất, mô hình tái định giá cho phép xác định các chiến lược tái cấu trúc danhmục tài sản và nợ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất Cụ thể là:
Chiến lược thuần bảo vệ: thiết lập hoặc điều chỉnh khe hở nhạy
cảm lãi suất về gần bằng 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định
Tài sản nhạy cảm lãi
suất > Nợ nhạy cảm
lãi suất ( nhạy cảm
tài sản)
Tổn thất nếu lãi suất giảm vì NII giảm
1 Kéo dài kỳ hạn của tài sản hoặc thu hẹp kỳ hạn danh mục nợ
2 Tăng nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản nhạy cảm lãi suất
Tài sản nhạy cảm lãi
suất < Nợ nhạy cảm
lãi suất ( nhạy cảm
nợ)
Tổn thất nếu lãi suất tăng vì NII giảm
1 Thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn danh mục nợ
2 Giảm nợ nhạy cảm lãi suất hoặc tăng tài sản nhạy cảm lãi suất
Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm năng động: tức là dựa vào dự báo biến động của lãi suất để thiết lập một khe hở nhạy cảm lãi suất có tính đầu cơ.
Dự báo của ngân hàng
Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất
tối ưu
Giải pháp
giảm nợ nhạy cảm lãi suất
tăng nợ nhạy cảm lãi suấtChiến lược quản lý khe hở nhạy cảm năng động buộc ngân hàng phảiđối mặt với rủi ro không nhỏ vì khả năng dự báo đúng lãi suất là rất thấp Vì
Trang 31vậy, phần lớn các nhà quản lý ngân hàng đều dựa vào việc phòng ngừa rủi rochứ không dựa vào việc dự đoán các thay đổi lãi suất trong quá trình điềuhành ngân hàng Lãi suất thay đổi không đúng dự báo sẽ có thể làm tăng tổnthất đối với ngân hàng.
b) Chiến lược sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để bảo hộ rủi
ro lãi suất
Nguyên tắc chung trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách sửdụng các công cụ tài chính phái sinh là ngân hàng tiến hành các giao dịchphái sinh để đảo ngược trạng thái rủi ro của ngân hàng; tức là thực
hiện các giao dịch phái sinh sao cho lợi nhuận thu được từ các giao dịch
này bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trên bảng cân đối tài sản do sự biến động lãi suất gây ra Nếu lãi suất không như dự đoán thì tổn thất từ các
giao dịch sẽ không ảnh hưởng đáng kể so với lợi nhuận thu được trên bảngcân đối tài sản
Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cóthể tiến hành để phòng ngừa cho từng bộ phận tài sản riêng rẽ (gọi là phòngngừa vi mô) hay phòng ngừa cho trạng thái toàn bộ của bảng cân đối (gọi làphòng ngừa vĩ mô) Có thể tiến hành phòng ngừa thông thường (thuần bảo vệ)hoặc cũng có thể phòng ngừa có chọn lọc (chấp nhận rủi ro ở một số bộ phậntài sản/nợ, hoặc tiến hành phòng ngừa quá mức có tính đầu cơ)
Có nhiều công cụ tài chính phái sinh có thể sử dụng để phòng ngừa rủi
ro lãi suất như : Hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai, hợp đồngquyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng Caps, Floors, Collars Việc
sử dụng công cụ nào tùy vào sự phát triển của thị trường tài chính trong từnggiai đoạn cũng như sự ưa thích và chuyên môn hóa của ngân hàng đối vớicác sản phẩm phái sinh khác nhau
Trang 32Tóm lại, vận dụng mô hình tái định giá trong quản lý lãi suất là giải
quyết hai nội dung công việc chính sau:
- Xây dựng và vận hành chương trình quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất.
- Xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi
suất trên cơ sở đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất, dự báo lãi suất và mục tiêu quản trị trong từng thời kỳ.
Việc xác định rõ hai nội dung này là một cơ sở quan trọng để xây dựng
và đề xuất các giải pháp trong chương 3
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói
chung và việc vận dụng mô hình tái định giá nói riêng tại các ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
a) Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng trung ương
Rủi ro lãi suất xảy ra trước hết do khả năng biến động của lãi suất Lãisuất càng biến động mạnh thì nguy cơ rủi ro lãi suất càng cao và ngược lại Vìvậy, chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương ảnh hưởng trựctiếp đến rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất của các ngân hàng thươngmại Điều này thể hiện ở chỗ:
- Với chính sách kiểm soát chặt chẽ lãi suất (chẳng hạn như quy địnhmức trần, mức sàn, biên độ…) thì lãi suất trên thị trường ít biến động.Rủi ro lãi suất ít có khả năng xảy ra Vì vậy, quản lý rủi ro lãi suấtkhông được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu Tuy nhiên,với cơ chế điều hành lãi suất như vậy, lãi suất không phản ánh quan hệcung cầu về tiền tệ trên thị trường, làm cho quan hệ thị trường bị méo
mó, kìm chế sự phát triển của thị trường tiền tệ nói chung và hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại nói riêng
Trang 33- Với cơ chế điều hành lãi suất theo hướng “tự do hóa”, lãi suất ngàycàng có xu hướng phản ánh đúng quan hệ cung cầu tiền tệ trên thịtrường Với cơ chế này, lãi suất sẽ biến động mạnh hơn, vì thế rủi ro lãisuất sẽ gia tăng, buộc các nhà quản lý phải thực hiện các chiến lượcquản trị để phòng ngừa và hạn chế tổn thất do rủi ro lãi suất mang lại.
- Một vấn đề nữa, đó là sự ổn định của cơ chế điều hành lãi suất của ngânhàng trung ương Chính sách không ổn định, thiếu nhất quán sẽ tạo ranguy cơ tiềm tàng làm cho rủi ro lãi suất khó kiểm soát
Nhìn chung, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng chịu sựảnh hưởng lớn của cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương Cơchế điều hành lãi suất một mặt tạo ra tiền đề cho hoạt động quản trị rủi ro lãisuất, mặt khác quyết định mức độ quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất trongtổng thể hoạt động quản trị ngân hàng
b) Sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh
Sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh ảnh hưởngđến khả năng thực hiện các chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất,thể hiện trên hai góc độ:
- Thị trường các công cụ tài chính phái sinh càng phát triển thì các ngânhàng càng có nhiều khả năng đa dạng hóa các danh mục tài sản củamình Điều này cho phép các ngân hàng có nhiều cơ hội và khả năng táicấu trúc bảng cân đối kế toán của mình để phòng ngừa và hạn chế rủi rolãi suất
- Thị trường công cụ tài chính phái sinh phát triển cho phép các ngânhàng thương mại sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ ngân hàngtrước rủi ro lãi suất Một thị trường tài chính thiếu các công cụ pháisinh sẽ hạn chế các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất
Trang 34Trong trường hợp này, việc sử dụng các mô hình đo lường rủi ro lãisuất cũng bị kém phần ý nghĩa.
c) Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
Sức ép cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọngvào công tác quản trị, trong đó quản trị lãi suất là một nội dung quan trọng.Ngân hàng nào quản trị rủi ro lãi suất tốt, bảo vệ được lợi nhuận và giá trịròng của ngân hàng, thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó ngày càng tănglên Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ, nếu quản trị rủi ro lãi suất tốt, ngân hàng
có khả năng tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách giảm “áp đặt” cácđiều kiện bất lợi lên khách hàng
Thực trạng hiện nay cho thấy, để hạn chế rủi ro lãi suất, các ngân hàngthay vì áp dụng các chiến lược điều chỉnh lại cấu trúc bảng cân đối và sử dụngcác công cụ phái sinh, đã “đẩy” rủi ro lãi suất sang cho khách hàng, bằng cách
“áp đặt” điều kiện về lãi suất là “lãi suất được thay đổi theo thông báo củangân hàng” Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.Một khi cạnh tranh trong ngân hàng tăng lên, các điều kiện áp đặt như vậy sẽkhông dễ dàng được khách hàng chấp nhận Khi đó, ngân hàng phải đối diệntrực tiếp với rủi ro lãi suất, là một loại rủi ro vốn có của kinh doanh ngânhàng Công tác quản trị rủi ro lãi suất vì vậy sẽ được các nhà quản lý ngânhàng chú trọng hơn Và vì vậy, việc vận dụng các mô hình vào đo lường rủi rolãi suất mới trở nên thực sự cần thiết và hữu ích hơn
1.2.3.2.Các nhân tố bên trong
a) Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức
Trang 35Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ của ngân hàng có ảnh hưởng quyếtđịnh đến chính sách quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng đó Mô hình tổ chứcảnh hưởng trực tiếp đến cách thức thực thi hoạt động quản trị rủi ro lãi suấtnói chung và việc vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suấtnói riêng Điều này được lý giải như sau:
hỏi phải đề cao mục tiêu lợi nhuận Vì vậy, việc quản trị rủi ro lãi suất đượcchú trọng hơn, việc vận dụng các mô hình đo lường mới được quan tâm hơn.Ngược lại, chức năng kinh doanh không được đề cao thì công tác quản trị rủi
ro lãi suất nói chung và việc vận dụng các mô hình đo lường sẽ ít được quantâm hơn
chỗ nó tạo thuận lợi hay khó khăn cho công tác quản trị rủi ro lãi suất, nó cóđảm bảo cho việc quản trị rủi ro lãi suất được tập trung thống nhất, thông suốt
và hợp nhất với các hoạt động chung của ngân hàng hay không
b) Nguồn lực về tài chính, công nghệ thông tin và trình độ nhân viên
- Nguồn lực tài chính : Việc đầu tư cho công tác quản trị rủi ro lãi
suất nói chung và cho việc vận dụng các mô hình đòi hỏi về nguồn lực tàichính nhất định Nguồn lực tài chính mạnh cho phép ngân hàng đầu tư mộtcách đồng bộ và hiện đại hơn Ngược lại, nguồn tài chính yếu sẽ hạn chế ngânhàng trong việc đầu tư cho công tác này
- Nguồn lực về công nghệ thông tin: Quản trị rủi ro lãi suất nói
chung và vận dụng các mô hình nói riêng đòi hỏi thực hiện những kỹ thuậttính toán khá phức tạp trên một nền tảng công nghệ nhất định Nếu trình độcông nghệ của ngân hàng còn thấp, chưa thể áp dụng các kỹ thuật phức tạp đểquản lý rủi ro lãi suất, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp quản lý đơn giản,hiệu quả thấp
Trang 36- Trình độ nhân viên: Mặc dù rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản và chủ
yếu của các ngân hàng, nhưng nhận thức về nó không hề đơn giản Việc nhậnbiết, đo lường, thực hiện các chiến lược phòng ngừa là những công việc mangtính kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên đạt một trình độnhất định Vì vậy, trình độ nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các
kỹ thuật tiên tiến trong việc quản trị rủi ro lãi suất
c) Đặc điểm về hoạt động
Các đặc điểm về hoạt động của ngân hàng (hiệu quả kinh doanh, vị thếtrên thị trường, cơ cấu tài sản, cơ cấu đầu tư … ) cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng quản trị rủi ro lãi suất nói chung cũng như việc vận dụng mô hình táiđịnh giá nói riêng tại các ngân hàng thương mại Đặc điểm nào của ngân hànglàm cho rủi ro lãi suất trở nên có nguy cơ cao hơn thì công tác quản trị rủi rolãi suất sẽ được quan tâm nhiều hơn, hiệu quả sẽ cao hơn và ngược lại
1.2.4 Các điều kiện tiền đề cho việc vận dụng mô hình tái định giá trong
quản trị rủi ro lãi suất.
1.2.4.1.Năng lực tài chính
Nguồn lực về tài chính không những ảnh hưởng đến việc vận dụng môhình tái định giá mà còn có ý nghĩa như là một điều kiện tiền đề cho việc vậndụng đó Việc đầu tư cho vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi rolãi suất không chỉ đơn giản là đầu tư để viết một chương trình quản lý, mà nócòn đòi hỏi giải quyết đồng thời nhiều khâu như cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp,
bố trí lại nhân sự, xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, đào tạo, vậnhành… Các công việc này cần có thời gian và chi phí Vì vậy, để vận dụngđược mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất đòi hỏi ngân hàng phảiđạt một trình độ nhất định về năng lực tài chính
1.2.4.2 Trình độ công nghệ thông tin
Trang 37Không thể vận dụng được mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãisuất nếu nền tảng công nghệ thông tin của ngân hàng chưa đạt đến một trình
độ nhất định Yêu cầu cơ bản về công nghệ thông tin để vận dụng mô hình táiđịnh giá trong quản trị rủi ro lãi suất là phải thiết lập được một hệ thống cơ sở
dữ liệu quản lý tập trung, online trong toàn ngân hàng từ hội sở chính đến cácđơn vị thành viên, đồng thời dữ liệu phải được chuẩn hóa, đồng bộ và thườngxuyên cập nhật
1.2.4.3.Trình độ nhân viên
Nhân sự trực tiếp làm công tác quản trị rủi ro lãi suất và các bộ phậnliên quan phải đạt một trình độ nhất định mới có thể khai thác được các khảnăng vận dụng của mô hình tái định giá trong việc quản lý rủi ro lãi suất.Công tác quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc vận dụng mô hình tái địnhgiá nói riêng cần phải được đảm đương bởi những nhân viên có trình độchuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý rủi ro, đặc biệt phải hiểubiết sâu sắc về lĩnh vực quản lý tài sản – nợ của ngân hàng
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Những vấn đề lý luận liên quan đến mô hình tái định giá trong quản trịrủi ro lãi suất đã được trình bày có hệ thống trong chương này Trước hết, luậnvăn đã hệ thống lại những vấn đề về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, cáccách tiếp cận khác nhau về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và đi sâu phântích về rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu cho thấy rủi
ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản và chủ yếu trong kinh doanh ngânhàng Rủi ro lãi suất tác động trực tiếp đến thu nhập lãi và giá trị ròng củangân hàng Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn được các nhà quản lý ngân hàng quantâm hàng đầu
Trang 38Tiếp đến, luận văn đã đi sâu nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau vềquản trị rủi ro lãi suất Quản trị rủi ro lãi suất có nhiều cách tiếp cận khácnhau, nhưng tiếp cận theo mô hình đo lường rủi ro cụ thể là cách tiếp cận đơngiản và dễ vận dụng trong thực tiễn Luận văn sẽ nghiên cứu công tác quản trịrủi ro lãi suất tại BIDV theo cách tiếp cận này
Một nội dung quan trọng được nghiên cứu trong chương này là lýthuyết về mô hình tái định giá và nội dung vận dụng mô hình tái định vàoquản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại Lý thuyết về mô hình táiđịnh giá được hệ thống từ các nghiên cứu được thừa nhận rộng rãi trên thế
giới Nội dung vận dụng gồm hai công việc chính là: 1/Xây dựng và vận hành
chương trình quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất và 2/ Xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất trên cơ sở khe hở nhạy cảm lãi suất, dự báo lãi suất và mục tiêu quản trị trong từng thời kỳ Đề tài sẽ
bám sát hai nội dung công việc này để nghiên cứu các giải pháp ở chương 3
Trong chương này, luận văn cũng đã nghiên cứu về những nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất và việc vận dụng mô hình tái địnhgiá tại các ngân hàng thương mại Những điều kiện tiền đề cho việc vận dụng
mô hình tái định giá cũng được chỉ ra Đây là tiền đề để các chương sau luậnvăn đi sâu nghiên cứu về các điều kiện, khả năng cũng như các giải pháp đểvận dụng mô hình tái định giá trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ VẬN DỤNG CÁC
MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI BIDV
Trang 392.1 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và vận dụng các mô hình đo
lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua
2.1.1 Về chính sách lãi suất của ngân hàng
Chính sách lãi suất của BIDV thay đổi theo từng thời kỳ, tùy vào tìnhhình kinh tế trong và ngoài nước, đặc điểm thị trường và cơ chế điều hành lãisuất của ngân hàng nhà nước Trong giai đoạn 2007 – 2011, chính sách lãisuất của BIDV có thể khái quát như sau:
2.1.1.1.Về lãi suất huy động
Nếu như trong năm 2007 lãi suất huy động Việt nam đồng (VNĐ) đượcduy trì tương đối ổn định (7,8%-8,2%) đối với kỳ hạn 3 tháng, 7,8%-9% đốivới kỳ hạn 6 tháng, 8,4%-9% đối với kỳ hạn 12 tháng) thì bước sang năm
2008, lãi suất huy động của BIDV đã tăng mạnh để thu hút tiền gửi của dân
cư Chính sách hạn chế cung tiền của NHNN là nguyên nhân trực tiếp dẫn đếntình trạng khan hiếm tiền mặt, đã đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãisuất nhằm duy trì thanh khoản Lãi suất huy động của BIDV đã có lúc đạt đến17,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng (trong khi có một số ngân hàng lãi suất huyđộng lên đến 19,5%/năm) Nửa cuối năm 2008, khi lạm phát đã được kiểmsoát, lãi suất huy động đã được điều chỉnh giảm, phổ biến ở mức 9%-9,5%cho các kỳ hạn
Trang 40Kỳ hạn 6 tháng 7,8-9% 9-17,5% 7,5-10,2% 10,45-11,5% 13,5-14%
Nguồn: Biểu lãi suất huy động của BIDV
Bước sang năm 2009, do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay
ưu đãi của Chính Phủ, làn sóng đua tăng lãi suất vẫn chưa có dấu hiệu dừng.Lãi suất huy động các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng duy trì ở mức tươngứng là 7%-9%/năm, 7,5%-9,5%/năm, 8-9,7%/năm
Đến cuối năm 2009, NHNN ban hành văn bản số 9484/NHNN-VP ngày2/12/2009 với nội dung chính là : “ Để tạo ổn định mặt bằng lãi suất chung,các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất huy động VNĐ cao nhất dưới10,5%/năm” Sau quy định này, vô hình chung mốc 10,5%/năm trở thành trầnlãi suất huy động VNĐ của các ngân hàng BIDV cũng nâng lãi suất huy độnglên mức 10,45%, gần sát với mức trần
Bắt đầu từ tháng 4/2010, các ngân hàng thương mại trong nước đã nhìnnhận thẳng thắn hơn về mức trần lãi suất huy động khi cho rằng hiện không
có quy định nào về giới hạn trần lãi suất huy động Mốc 10,5%/năm chỉ làmột mức mà trước đó NHNN xác định để kiểm tra những trường hợp đẩy lãisuất vượt mốc này có vấn đề thanh khoản hay không Vì vậy, các ngân hàngthương mại đã lần lượt đẩy lãi suất huy động lên Lãi suất huy động củaBIDV cũng tăng theo lên mức 11,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, tương đươngvới mức lãi suất ở các ngân hàng khác
Trong năm 2011, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
để kiềm chế lạm phát, nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản Cuộcđua lãi suất lại tiếp tục Lãi suất huy động trên thị trường tăng cao, có ngânhàng huy động đến mức 17%/năm Trước tình hình đó, ngày 3/3/2011,