1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp trụ sở ngân hàng BIDV thanh hóa

161 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 6,12 MB

Nội dung

Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng Khái niệm: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo quy định của L

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng

Khái niệm: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo quy định của Luật đấu thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Như vậy mục đích của đấu thầu xây lắp là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh

tế của dự án Đấu thầu có ý nghĩa to lớn với cộng đồng xã hội, chủ đầu tư và nhà thầu: Đối với toàn bộ nền kinh tế: Nâng cao trình độ của các cán bộ các bộ, ngành, các địa phương, vai trò quản lý của nhà nước, thông qua đấu thấu nhiều công trình đạt được chất lượng cao…

Đối với người mua – chủ đầu tư: Qua đấu thầu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu cơ bản của chủ đầu tư, chống được hiện tượng độc quyền của nhà thầu, nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao vai trò của chủ đầu tư với nhà thầu…

Đối với người sản xuất – nhà thầu: Đảm bảo công bằng đối với mọi thành phần kinh tế

Do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức, kinh doanh tốt nhất để có thể thắng thầu góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng…

II Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp

Đề tài tốt nghiệp dạng lập Hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp là dạng đề tài tổng hợp tất cả các kiến thức đại cương và chuyên ngành, từ các môn như Kết cấu, Bê tông, Nền móng,

Kỹ thuật thi công đến các môn Kinh tế xây dựng, Tổ chức xây dựng… Nhờ đó, chúng em tổng quát được tất cả kiến thức các môn đã được học và có thể tìm hiểu thêm rất nhiều về Đấu thầu, Quản lý dự án…Chính vì những lí do trên mà em lựa chọn đề tài lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp làm đề tài tốt nghiệp

III Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp

Đầu đề thiết kế: Lập HSDT Gói thầu “Xây lắp Trụ sở chi nhánh BIDV Thanh Hóa”

thuộc dự án Đầu tư xây dựng trụ sở Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa

Phần thuyết minh:

Phần I Mở đầu

Phần II.Tính toán lập hồ sơ dự thầu

Chương I Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu

Chương II Phần công nghệ- kỹ thuật và tổ chức thi công gói thầu

Chương III Tính toán lập giá dự thầu và thể hiện giá dự thầu

Chương IV Lập hồ sơ hành chính, pháp lý

Phần III Kết luận, kiến nghị

Trang 2

PHẦN TÍNH TOÁN LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU : THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH: TRỤ SỞ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV THANH HÓA CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU

I GIỚI THIỆU GÓI THẦU

a) Dự án:

Tên dự án: Đầu tư xây dựng trụ sở Chi nhánh Ngân hang ĐT&PT Thanh Hóa

Chủ đầu tư: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

Nguồn vốn: Quỹ đầu tư phát triển toàn ngành và thuê mua tài chính

b) Địa điểm xây dựng

Vị trí: Số 26 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa c) Quy mô xây dựng

Loại công trình và chức năng: Công trình trụ sở làm việc cấp II theo TCXD Việt Nam hiện hành

Quy mô xây dựng: Xây mới trụ sở làm việc gồm 01 tầng hầm, 9 tầng nổi; chiều cao công trình 39,7m; Tổng diện tích sàn xây dựng 9.200m2 Diện tích xây dựng 920m2; Kết cấu móng cọc BTCT, khung, sàn BTCT, tường xây gạch bao che

II GIỚI THIỆU NHÀ THẦU

1 Giới thiệu chung

A Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD 4

B Trụ sở chính: Số 662 - Đường Bà Triệu - P Điện Biên - TP Thanh Hoá

1 Số điện thoại: 0373 850135 - 851903 -755690 - Số Fax: 0373 710245

2 Website: http://hud4.vn

3 Mã số thuế : 2800576533

4 Giấy chứng nhận ĐKKD số 2800576533; do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp

C Các ngành kinh doanh chính

- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông,…

- Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; trang trí nội thất, ngoại thất các công trình xây dựng

- Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh cấu kiện

bê tông đúc sẵn, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng và

tư vấn đầu tư xây dựng

- Kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản gồm: Môi giới bất động sản, định giá bất động sản, tư vấn bất động sản, quảng cáo bất động sản, đấu giá bất động sản, quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản

D Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng)

E Sơ đồ tổ chức

Trang 3

2 Năng lực của nhà thầu

A Thông tin năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu xây lắp

1 Kê khai tóm tắt về hoạt động nhà thầu

- Tổng số năm kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng: 12 năm

- Tổng số lao động hoạt động xây lắp hiện có:

a Cán bộ quản lý: 25 người

b Cán bộ chuyên môn kỹ thuật: 185 người

c Công nhân kỹ thuật: 1250 người

d.Hệ thống danh mục máy móc thiết bị thi công : mục I phụ lục

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và số năm kinh nghiệm:

Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm

1/ Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp:

- Nhà làm việc, nhà ở cao tầng (6 tầng đến 14 tầng) 10 năm

2/ Công trình xây dựng chuyên dụng

Trang 4

- Công trình Giao thông, Thuỷ lợi 8 năm

- Công trình điện: đường dây, trạm biến áp và lắp đặt thiết bị kỹ thuật

công trình

8 năm

3/ Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng và xuất nhập khẩu vật

tư thiết bị xây dựng

12 năm

4/ Lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị, khu công

nghiệp, đầu tư kinh doanh phát triển nhà

6 Lợi nhuận trước thuế 14.322.373.602 26.052.518.370 66.452.000.000

7 Lợi nhuận sau thuế 10.741.780.202 19.539.388.778 49.839.000.000

III NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU

1 Tóm tắt những yêu cầu cơ bản của HSMT

1.1 Tư cách hợp lệ của nhà thầu

Các Nhà thầu tham dự thầu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp; hoặc có Quyết định thành lập (đối với các đơn vị không có đăng ký kinh doanh), hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp

Trường hợp nhà thầu là liên danh, những tài liệu nêu tại điều này đều áp dụng đối với từng thành viên liên danh (Nếu là thành viên tham gia với tư cách là đại diện theo uỷ quyền thì phải có các tài liệu nêu trên của thành viên được uỷ quyền đó) và phải có văn bản thoả thuận liên danh hợp lệ giữa các thành viên

- Có sự độc lập về tài chính:

+ Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập;

+ Không có cùng lợi ích kinh tế với các tổ chức và cá nhân liên quan;

- Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể

- Chỉ được tham gia một đơn dự thầu cho một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh Trường hợp Tổng công ty đã đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc không được phép tham dự với tư cách là Nhà thầu độc lập hoặc liên danh trong cùng một gói thầu

Trang 5

- Trường hợp khi nhà thầu mua hồ sơ mời thầu với tư cách độc lập, mà khi tham dự với hình thức liên danh, thì nhà thầu phải có thông báo bằng văn bản trước thời điểm đóng thầu

- Nhà thầu tham dự thầu phải có tên trong danh sách mua HSMT Trường hợp Nhà thầu sau khi mua HSMT mới liên danh hoặc do thay đổi tư cách pháp nhân thì phải thông báo cho bên mời thầu bằng văn bản trước thời điểm đóng thầu Nếu Nhà thầu không thực hiện yêu cầu trên thì Bên mời thầu coi Nhà thầu không có tư cách hợp lệ khi tham dự thầu và loại bỏ HSDT

1.2 Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

 Kinh nghiệm của nhà thầu

- Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực xây dựng dân dụng

- Có tối thiểu 3 hợp đồng xây dựng dân dụng tương tự đã, đang thực hiện (Công trình dân dụng Cấp II, có ít nhất 01 tầng hầm và có giá trị tối thiểu 45 tỷ đồng trở lên) với tư cách là nhà thầu chính hoặc thành viên của liên danh tại Việt Nam và nước ngoài trong

vòng 4 năm gần đây

- Có kinh nghiệm đã và đang thực hiện thi công công trình ở vùng địa lý và hiện trường

tương tự (các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ)

 Năng lực kỹ thuật của nhà thầu

- Năng lực hành nghề xây dựng: Có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng phù hợp công việc dự thầu của gói thầu (Nhà thầu đáp ứng tối thiếu Hạng 2 theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư XD công trình)

- Nhân sự chủ chốt

+ Cán bộ quản lý chung: trình độ tối thiểu đại học đúng chuyên ngành kiến trúc, xây dựng phù hợp, kinh nghiệm tối thiểu 5 năm Có chỉ huy trưởng tối thiểu Hạng 2 (Đã từng làm chỉ huy trưởng ít nhất 02 công trình xây dựng dân dụng cấp II cùng loại)

+ Cán bộ quản lý kỹ thuật, giám sát: Là kỹ sư, kiến trúc sư chuyên ngành phù hợp và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm Bao gồm tối thiểu 01 kiến trúc sư; 03 kỹ sư xây dựng; 01 kỹ sư điện, 01 kỹ sư cấp thoát nước; 01 kỹ sư kinh tế xây dụng; 01 kỹ sư vật liệu xây dựng;01 kỹ sư

an toàn lao động Trong đó có ít nhất 01 kỹ sư xây dựng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công

+ Có danh sách số lượng công nhân kỹ thuật (nêu rõ họ tên, ngành nghề và bậc thợ) Có bảng kê khai năng lực kinh nghiệm và văn bằng kỹ thuật của tổ trưởng tổ thi công

 Năng lực tài chính của nhà thầu

- Có đủ các báo cáo tài chính của nhà thầu trong vòng 3 năm gần đây 2010, 2011, 2012 được cơ quan thuế xác nhận và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Doanh thu bình quân trong 03 năm 2010, 2011, 2012 phải ≥ 75 tỷ đồng

- Kết quả sản xuất kinh doanh phải có lãi và lợi nhuận hàng năm phải > 0; Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà thầu (Tài sản ngắn hạn /tổng nợ ngắn hạn)  1; Giá trị ròng (Tổng tài sản - tổng nợ phải trả) > 0

1.3 Yêu cầu tính hợp lệ của vật tư, máy móc, thiết bị đưa vào xây lắp

Thiết bị thi công chủ yếu: có bảng kê các loại máy móc thiết bị thi công các công tác chủ yếu của gói thầu (Thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của Nhà thầu Trường hợp đi thuê, nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động được máy móc, thiết bị sử dụng cho gói thầu) Thiết

bị tối thiểu phục vụ cho thi công gói thầu này như sau:

Trang 6

1.4 Tiến độ thi công

Thời hạn thi công công trình không quá: 650 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến

khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng

1.5 Bảo đảm dự thầu

- Hình thức bảo đảm dự thầu

+Nhà thầu phải nộp bảo đảm dự thầu cùng với HSDT bằng bảo đảm của Ngân hàng hoặc tiền mặt tại BMT (Trong trường hợp liên danh thì chỉ cần nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm dự thầu)

+Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong trường hợp vi phạm một trong các lỗi được quy định trong khoản 6, Điều 27 của Luật Đấu thầu

+Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu: Có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp đúng theo địa chỉ và thời gian quy định trong HSMT, không đúng tên nhà thầu (hoặc liên danh), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ

- Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: 1.500.000.000 đồng Việt Nam ( Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 210 ngày kể từ thời điểm đóng thầu

- Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu: Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu

1.6 Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu: là 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu

Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT nhưng không quá 30 ngày, kèm theo việc yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDT của nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu

2 Kiểm tra tiên lượng mời thầu

Nhà thầu tiến hành kiểm tra tiên lượng mời thầu trên cơ sở Hồ sơ thiết kế kèm theo,

khối lượng mời thầu phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt

IV PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA GÓI THẦU

1 Môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện khí hậu, thời tiết

Công trình nằm ở thành phố Thanh Hóa Khí hậu Thanh Hóa khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Khí hậu ôn hòa thuận tiện cho thi công Nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ C, độ ẩm 80%

 Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn: Khá ổn định, khả năng xảy ra các yếu tố bất khả kháng là thấp

 Điều kiện cung ứng vật tư, thiết bị, lao động: Công trình nằm tại thành phố Thanh Hóa, trên trục đường lớn, do đó điều kiện giao thông khá thuận lợi cho việc cung ứng và vận chuyển vật tư, thiết bị, lao động

Trang 7

 Tình hình kinh tế xã hội của địa phương: Thành phố Thanh Hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội…Do đó điều kiện sống của người dân được nâng cao, đảm bảo các điều kiện về y tế, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí

2 Các đối thủ cạnh tranh

Ngoài nhà thầu là: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 4, dự kiến còn có khác nhà thầu khác nộp hồ sơ tham gia dự thầu là các đơn vị :

 Công ty CP Xây dựng số 2

Công ty CP Xây dựng số 2 là doanh nghiệp hạng 1, thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX JSC, công ty có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước Công ty này đã và đang thi công nhiều công trình lớn và là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực xây dựng Ngoài ra có thể thấy thế mạnh của công ty là: có kinh nghiệm thi công lâu năm với các công trình tương tự dự án và lớn hơn, có năng lực về máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính…

Tuy vậy, do công ty đang thi công một số công trình lớn khác, các công trình đều đang

ở giai đoạn thi công rầm rộ hoặc trong giai đoạn hoàn thiện nên việc tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực, và tài chính là rất khó Các công trình cách xa nhau do đó việc di chuyển máy móc, thiết bị khó khăn

 Công ty cổ phần xây dựng DELTA ( Thanh Hóa)

Công ty nằm ngay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, do đó đã nắm tương đối rõ về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương Tuy nhiên, là một công ty xây dựng chưa có kinh nghiệm xây dựng các công trình lớn, biện pháp thi công chưa được cao do đó không đáng ngại Mặt khác vốn pháp định của công ty chưa đủ mạnh vì trong giai đoạn này công ty đang cổ phần hoá doanh nghiệp cho nên huy động vốn chưa lớn, do vậy muốn thi công trình này có thể công ty phải đi vay vốn và trả lãi nên việc đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư sẽ khó

 Công ty cổ phần Bạch Đằng:

Những năm gần đây, công ty đã trực tiếp thi công và tham gia thi công nhiều công trình quan trọng và tiêu biểu như : Trung tâm hội nghị Quốc Gia; phòng họp văn phòng trung

Trang 8

ương Đảng; Phục chế nhà hát lớn Hà Nội; các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Thăng Long; Trung tâm thương mại Lao Bảo, Chợ Đông Hà Quảng Trị

Tuy nhiên, do đang thi công một số công trình khác, nên việc tập trung máy móc, thiết

bị, nhân lực, và tài chính là rất khó Các công trình cách xa nhau do đó việc di chuyển máy móc, thiết bị khó khăn

Kết luận: Qua phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các nhà thầu cạnh tranh, có thể

thấy Công ty CPXD số 2 là đối thủ cạnh tranh chính Do đó công ty cần phải có các biện pháp tổ chức thi công hợp lý để giảm giá dự thầu xuống mức thấp nhất có thể cũng như tập trung thi công nhằm rút ngắn tiến độ Tuy nhiên với kinh nghiệm và năng lực từ trước đến nay, công ty nhận thấy khả năng trúng thầu là hoàn toàn có thể

a Kết luận:

- Sau khi nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, những đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến gói thầu cùng với điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh Công ty quyết định tham gia tranh thầu vì :

- Nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư về tất cả các mặt như kỹ thuật,công nghệ-máy móc, đội ngũ cán bộ công nhân viên,tài chính…

- Các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất, cung ứng vật tư, thiết bị ,y tế-bệnh viện, trật

tự an ninh phù hợp để nhà thầu có thể hoàn thành gói thầu trên

- Khả năng thắng thầu của nhà thầu là cao

Trang 9

CHƯƠNG II PHẦN CÔNG NGHỆ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU

I LỰA CHỌN PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG NGHỆ- KỸ THUẬT TỔNG QUÁT

1 Lựa chọn phương hướng công nghệ kỹ thuật tổng quát cho toàn công trình

Qua phân tích giải pháp quy hoạch, kết cấu công trình, giải pháp kiến trúc công trình

và các tài liệu về kinh tế kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư và năng lực sản xuất của đơn

vị đã được phân tích ở phần giới thiệu công trình Từ đó nhà thầu có biện pháp phương hướng thi công như sau :

 Cơ giới hoá tối đa, nhất là trong các công việc có khối lượng lớn như công tác ép cọc, công tác đào móng, công tác bê tông…để rút ngắn thời gian xây dựng vẫn đảm bảo chất lượng công trình

 Trong các phần thi công ta chia các công việc ra thành các phân đoạn, phân đợt và

tổ chức thi công dây chuyền dễ dàng, liên tục và nhịp nhàng tránh chồng chéo các công

việc, bố trí hợp lý mặt trận công tác và có thể rút ngắn thời gian thi công

 Dựa vào khả năng của doanh nghiệp và khối lượng công tác chính và toàn công trình là khá lớn, mặt bằng rộng nên ta dự định vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp và kết hợp vận thăng Vận chuyển ngang nội bộ công trường dự định dùng cần trục tháp và kết

hợp xe chuyên dùng (xe cải tiến)

 Trong quá trình tiến hành thi công, nhà thầu chú trọng đến các công tác có công việc găng, khối lượng lớn như công tác ép cọc, đào đất, bê tông, xây Các công tác có khối

lượng nhỏ làm xen kẽ để tận dụng tối đa mặt trận công tác

2 Lựa chọn giải pháp công nghệ tổng quát cho các công tác chủ yếu

2.1 Công tác ép cọc

Kết cấu móng cọc với cọc bê tông cốt thép mác 300, tiết diện 300x300x14750

 Cọc được định vị tại các đài móng theo thiết kế bằng phương pháp ép tuần tự từ đài

móng này sang đài móng khác

Ép cọc bằng máy ép thuỷ lực theo phương pháp ép trước

Cọc được bốc xếp bằng cần cẩu tự hành

2.2 Công tác đào đất hố móng

 Công tác đào đất móng đựơc thực hiện bằng phương thức kết hợp thi công bằng máy với đào sửa bằng thủ công – căn cứ vào thiết kế nhà thầu dự kiến tiến hành đào ao kết hợp đào đơn, sử dụng máy đào gầu nghịch để thi công, đất thừa được đưa ra khỏi công trường bằng ô tô tự đổ

 Nhằm phục vụ có hiệu quả cho quá trình thi công và tận dụng năng lực thiết bị máy móc của công ty, nhà thầu lựa chọn phương án chọn máy thi công phù hợp vì như vậy sẽ

dễ dàng cho việc điều động, bố trí máy móc và chủ động trong công việc

2.3 Công tác bê tông móng

 Để rút ngắn quá trình thi công, tiến hành phân đoạn để tổ chức thi công dây chuyền

 Bê tông lót móng sử dụng máy trộn, đổ thủ công do khối lượng ít

 Cốt thép móng, ván khuôn móng được gia công lắp đặt bằng thủ công

 Đổ bê tông móng bằng xe bơm (dùng bê tông thương phẩm)

2.4 Công tác bê tông khung, sàn

 Công tác này được thi công theo phương pháp dây chuyền, thi công phát triển theo

chiều cao

Trang 10

Gia công lắp đặt ván khuôn và cốt thép bằng thủ công

Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm

Đổ bê tông cột, vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp

Bê tông dầm, sàn : đổ bằng máy bơm tự hành và máy bơm tĩnh

Đầm bê tông bằng máy đầm dùi và đầm bàn

2.5 Công tác xây, hoàn thiện

Phân đợt, phân đoạn thi công phù hợp với giáo bắc

Vữa trộn xây trát được trộn bằng máy trộn

Vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp và vận thăng

Vận chuyển ngang bằng xe cải tiến hoặc xe chuyên dụng

Tất cả các công tác được lập tiến độ, phối hợp nhịp nhàng trong tổng tiến độ thi công Chất lượng của công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng

đó là công nghệ và biện pháp thi công Nhà thầu lập ra tổng tiến độ thi công dựa trên cơ sở các công tác chính thi công công trình Những công tác chính là công tác có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công kéo dài, chi phí lớn, đòi hỏi chất lượng cao, do đó phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, phải tập trung nguồn lực nhiều hơn khi thi công

Một số công tác chính có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ thi công của công trình: Công tác ép cọc; Công tác đào móng; Công tác bê tông móng; Công tác thi công hầm công trình; Công tác bê tông khung, sàn; Công tác xây

Cần phải đưa ra các biện pháp thi công hợp lý đối với các công tác này để tạo điều kiện thi công đúng tiến độ, giảm hao phí lao động, đảm bảo chất lượng công trình Để có thể chọn được phương án hợp lý, tại mỗi công tác chủ yếu, nhà thầu đề xuất ra một số phương

án thi công thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng so với hồ sơ mời thầu, từ đó tiến hành so sánh các phương án để lựa chọn được phương án tối ưu

2.6 Giá thành quy ước để so sánh lựa chọn phương án

Trong tất cả các phương án đều tính theo chi phí thi công qui ước không bao gồm chi phí vật liệu trên cơ sở chi phí vật liệu của các phương án là như nhau

Z = NC + M + TK + C

 Chi phí nhân công (NC): NC = Hi x ĐGi

Với : Hi: hao phí lao động của công nhân thợ bậc i (ngày công); Hi = Sca x NCni

+ Sca: số ca làm việc

+ NCni: Số công nhân bậc thợ i

ĐGi: Đơn giá nhân công của công nhân bậc thợ i của nhà thầu (đồng/ngày công)

 Chi phí sử dụng máy thi công (M) : M = Mlv + Mnv + Chi phí một lần

Với: SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j của nội bộ nhà thầu (đồng/ca)

SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu

ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j của nội bộ nhà thầu (đồng/ca)

Trang 11

Chi phí 1 lần: Chi phí chuyên chở máy đến hiện trường và trả lại như cũ, chi phí lắp dựng, tháo dỡ (nếu có), chi phí làm bệ bục…

 Chi phí trực tiếp khác (Tk) : TK = t%×( NC + M)

Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế

Theo kinh nghiệm của Nhà thầu đã thi công những công trình trong đô thị tương tự gần đây, nhà thầu lấy trực tiếp phí khác bằng t = 2,2% của chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công

 Chi phí chung (C) : C = p%×( NC + M + TK)

Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác

Theo kinh nghiệm của nhà thầu đã thi công các công trình tương tự, nhà thầu lấy tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp, p = 6,2%

II LẬP VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH

1 CÔNG TÁC ÉP CỌC

Cọc được ép theo tiêu chuẩn ngành (TCXDVN 286:2003) và TCXD 190:1996 Móng tiết diện nhỏ thi công và nghiệm thu

1.1 Phương hướng tổ chức thi công ép cọc

Công trình nằm trong thành phố phải hạn chế tiếng ồn nên việc thi công hạ cọc phải đảm bảo độ ồn và chấn động thấp nhất Trong nhiều phương pháp hạ cọc BTCT, phương pháp hạ cọc bằng kích thuỷ lực là hợp lý nhất với yêu cầu trên Vì vậy, lựa chọn thi công

hạ cọc theo phương pháp ép thuỷ lực Ưu điểm nổi bật của cọc ép là thi công không gây chấn động đối với công trình xung quanh, đặc biệt thích hợp cho việc thi công cho công trình này Tiến hành thi công ép cọc bằng phương pháp ép trước theo yêu cầu nêu trong hồ

sơ thiết kế

Căn cứ vào đặc điểm của công trình và mục đích tạo điệu kiện thuận lợi cho việc di chuyển thiết bị ép cọc, việc vận chuyển cọc, ta tổ chức thi công ép cọc trước khi thi công đào đất

 Đặc điểm cọc BTCT công trình :

Cọc được mua từ nhà máy và vận chuyển thẳng đến công trường Các cọc này đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt

Đặc điểm cọc BTCT:

 Chiều dài cọc : 14,75 m, gồm 3 đoạn: 1 đoạn cọc C1 (có mũi cọc) và 2 đoạn cọc C2

 Tiết diện vuông 300x300

 Bê tông cọc M300, 4 thép chủ lực Ø18

Trang 12

 Sức chịu tải tính toán của cọc: Ptt= 45T

 Lực ép khống chế đầu cọc: Pmax= 105T, Pmin=90T

Cọc thí nghiệm gồm 5 cọc, có số hiệu trên mặt bằng cọc là: 71, 192, 209, 400, 406

Các đoạn cọc được nối với nhau bằng liên kết hàn, sử dụng que hàn E42

1.2 Tính toán lựa chọn thiết bị và thời gian ép cọc

1.2.1 Lựa chọn thiết bị thi công

Dự kiến các thiết bị cần sử dụng : máy ép cọc, máy cẩu, máy hàn và máy kinh vĩ

1.2.1.1.Tính toán chọn máy ép cọc

 Lực ép của máy

 Căn cứ vào khả năng chịu tải của cọc Thông thường lực ép phải đảm bảo theo giá trị: Pép  (1,4 -2,8)Pmax

Trong đó: 1,4-2,8 : Hệ số phụ thuộc vào đất nền và tiết diện cọc Chọn hệ số bằng 2

Pmax : Sức chịu tải lớn nhất của cọc, ( Pmax=105T)

 Từ giá trị Pép ta chọn được đường kính pít tông và từ Pép ta chọn được đối trọng

 Áp lực máy ép tính toán: Pép =2x Pmax =2 x 105 = 210 (T)

 Để đảm bảo an toàn cho thiết bị ép cọc chỉ huy động 70% khả năng tối đa của thiết bị: PépTK  210 / 0,7 = 300 (T)

Do vậy lực ép tối thiểu của máy khi ép cọc 300 (T)

 Chọn đối trọng của máy ép

Trọng lượng đối trọng níu toàn bộ đầu cọc để làm cho cọc cắm vào đất, cho nên muốn

có lực ép ( Pép) thì đối trọng (Pđt) phải thỏa mãn: Pđt > Pép = 300 (T)

Trọng lượng 1 khối bê tông dùng làm đối trọng kích thước 3x1x1m là: 3x 2,5 =7,5 (T) Như vậy, ta phải dùng số quả đối trọng là: 300 / 7,5 = 40 (khối)

Đối trọng được đặt về 02 phía của giá ép, mỗi bên xếp 20 khối đối trọng

Chọn bộ kích thuỷ lực :

Trang 13

Kích thủy lực lắp vào máy ép có tác dụng nâng đối trọng và máy ép lên tạo lực ép ở đầu cọc

Sử dụng 2 kích thuỷ lực ta có: 2.Pdầu 

4

2

bom

ep P

P

14,33,07,0

3002

=30,16 (cm) Chọn D = 32(cm) Pkích > Pđối trọng + trọng lượng máy ép = 300T

Từ các thông số trên ta chọn máy ép cọc YZY- 320 với các thông số kỹ thuật như sau

 Lực ép lớn nhất : 320T

Áp lực max : 24,7 MPa  Tổng công suất động cơ: 97,5 Kw

 Chiều dài làm việc:10m

 Tốc độ ép : 5,5m/phút-1,5m/phút  Chiều rộng làm việc: 5,2m

 Chiều cao làm việc: 2,9m

Xi lanh thủy lực : đường kính D= 320 mm Số lượng: 2 cái

 Chọn khung giá ép

Đối với khung ép cọc, để chọn được khung ép tối ưu cần thiết kế một khung ép sao cho trong mỗi lần ép nó ép được số cọc lớn nhất trong một đài cọc Căn cứ vào kích thước của đài, chiều dài lớn nhất của đoạn cọc Chiều dài lớn nhất của đoạn cọc Lmax = 5.0m

=> Chiều cao giá ép (Hg): Hg = Lmax + 2m = 5 + 2 = 7 (m)

Chiều rộng khung ép: b = 2,8 m

Chiều dài khung ép: a = 10 m

1.2.1.2.Chọn thiết bị phục vụ nâng chuyển ( cần trục tự hành)

Để lựa chọn được cần trục phù hợp, ta cần tính toán các thông số yêu cầu của máy:

Trang 14

- Chiều cao cẩu lắp yêu cầu: Hyc

- Chiều dài tay cần yêu cầu: Lyc

- Bán kính làm việc yêu cầu: Ryc

- Sức nâng yêu cầu: Qyc

Cần trục được chọn phải phục vụ được cho các công tác cẩu lắp cọc, đối trọng, khung

Trong đó: qck : trọng lượng cấu kiện cần nâng lắp qck = 7,5 (T)

qt : tổng trọng lượng thiết bị phụ kiện treo buộc qt ~ 0,5 T

 Qyc = 7,5 + 0,5 = 8(T)

 Chiều cao nâng móc yêu cầu: Đảm bảo cẩu được cọc vào giá ép

Hyc = Hck + Htb + Hcáp + a Trong đó: Hck: Chiều cao cấu kiện = 5 m

Htb: Chiều cao thiết bị treo buộc = 1,3m

5,113

 Tầm với yêu cầu : Ryc = r + S

Trong đó: S: Khoảng cách ngắn nhất từ tâm quay của cần trục đến mép công trình hoặc chướng ngại vật S = Lyc x cos 75˚ = 12 x cos75˚ = 3,1 m

r: Khoảng cách lớn nhất từ mép công trình đến điểm đặt cấu kiện, r = 1,5 m Vậy Ryc = 1,5 + 3,1 = 4,6 m

Như vậy, các thông số tính toán như sau:

Thông số tính toán Đơn vị tính Giá trị

Từ các thông số trên ta chọn cần tự hành TS-100L ( TADANO- Nhật Bản) có các thông số:

Trang 15

Nhà thầu sẽ dùng 02 máy kinh vĩ để phục vụ thi công ép cọc

Phương tiện vận chuyển cọc đến công trường do nhà cung cấp cọc đảm nhiệm

1.2.2 Tính toán thời gian ép cọc

Thời gian ép cọc tính theo công thức: T = T1 + T2 + T3 + T4 + T5

- T1: Thời gian nạp cọc vào giá và điều chỉnh cọc: T1= n x m x t1

n: số đoạn cọc cần ép (bao gồm cả đoạn âm), n = 4

m: tổng số cọc, m = 416 cọc (đã trừ 5 cọc thí nghiệm)

t: thời gian nạp cọc và căn chỉnh 1 đoạn cọc, t1 = 7 phút ;

T1= n x m x t1 = 4 x 416 x 7 = 11648 (phút)

- T2: Thời gian hàn nối cọc : T2 = m x (n’ -1) x t2

t2: thời gian hàn 1 mối hàn, t2 = 12 phút/mối hàn

n’: số đoạn cọc của cọc (không bao gồm cả đoạn âm), n’ = 3

- T4: Thời gian chuyển khung và đối trọng T4 = c  t4

T4: Thời gian 1 lần chuyển khung và đối trọng, t4 = 45 phút

Số lần chuyển đối trọng trên 1 đài được thể hiện :

Trang 16

c: Tổng số lần chuyển khung và đối trọng, c = 49 ( chi tiết tại bảng 1.2)

Bảng 1.2 Số lần chuyển khung

STT Loại đài Số lượng Số lượng cọc/

đài

Số lần chuyển khung trên 1đài

Tổng số lần chuyển khung

Trang 17

= 11648 + 9984 + 4713 + 2205 + 3670 = 32220 phút Tổng số ca ép cọc

𝑆𝑐𝑎 = 𝑇

8×60×𝑘𝑡𝑔 = 32220

8×60×0,8=83,9 caLấy tròn 84 ca

1.3 Phương án tổ chức và lựa chọn phương án

1.3.1 Phương án tổ chức thi công ép cọc PA1

Sử dụng 1 tổ máy ép cọc thi công toàn bộ số cọc Do số lượng cọc cần ép là khá lớn (416 cọc) nên ta bố trí mỗi ngày làm 2 ca

SƠ ĐỒ DI CHUYỂN MÁY ÉP CỌC

a) Thời gian ép cọc theo phương án 1:

Tổng số ca ép cọc: 84 ca ( đã tính ở 1.2.), chia làm 42 ca 1 và 42 ca 2 Thời gian thi công ép cọc theo phương án 1 là 42 ngày

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC PA 1

Trang 18

b) Tính giá thành quy ước:

Z = NC + M + Tk + C

 Chi phí nhân công: NC = Hi x ĐGi

Bố trí đội 5 công nhân bậc 3,5/7 phục vụ công tác ép cọc, thực hiện các công việc như: phục vụ máy hàn, phục vụ cẩu treo buộc

Bảng 1.3.1.1 : Hao phí nhân công công tác ép cọc PA1

Số ca Số công nhân Hao phí lao động (ngày công)

ĐGNC bậc 3.5/7 (đồng/công) Thành tiền (đồng)

Để vận chuyển khung và giá ép đến và đi khỏi công trường cần 2 ca ô tô 20T

Vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường : đối trọng có khối lượng là 7,5T, sử dụng ôtô 15 T để vận chuyển đối trọng Mỗi chuyến xe chở được 2 khối như vậy cần 20 chuyến xe để chở hết 40 khối đối trọng đến công trường Cự ly vận chuyển từ nơi để đối trọng đến công trường là 3 km

Số chuyến trong 1 ca được tính theo công thức:

c

t k t

k t

Trong đó: tk : Thời gian làm việc trong một ca (8giờ)

kt : Hệ số sử dụng xe theo thời gian (kt = 0,8)

tc : Thời gian một chu kỳ vận chuyển (một chuyến xe), giờ

- Thời gian một chuyến xe tính theo công thức: 1 t2

Vv

L Vd

L t

3  =0,66 (giờ)

- Số chuyến trong một ca:

c

t k t

k t

= 66,0

8,0

8

= 10 chuyến

Để vận chuyển 40 khối đối trọng đến công trường cần số ca ôtô là: 20 / 10 = 2 ca

 Cần 4 ca ôtô để vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường

Bố trí 2 ôtô làm việc 1 ca để vận chuyển đối trọng đến công trường trong 1 ngày, vì vậy cần 2 cần trục bố trí ở 2 đầu để bốc xếp đối trọng, khung giá làm việc trong 1 ngày (2 ca cần trục)

Trang 19

 Cần 4 ca cần trục bánh lốp có sức trục 10 tấn làm việc cho công tác tháo dỡ và vận chuyển đối trọng, khung giá đến và ra khỏi công trường

Hao phí nhân công phục vụ lắp dựng và tháo dỡ máy: 4 ngày công bậc thợ 3/7 /1 máy

Bảng 1.3.1.3 :Chi phí một lần cho công tác ép cọc PA1

Số

ca

Đơn giá (đồng/ca)

Thành tiền (đồng)

1

Vận chuyển máy ép cọc đến và đi

khỏi công trường (ô tô 20T) 2 2.230.000 4.460.000

2

Vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi

công trường (ô tô 15T) 4 2.080.000 8.320.000

3

Cần trục tháo dỡ giá đỡ và đối trọng

đến và đi khỏi công trường 4 2.485.000 9.940.000

Bảng 1.3.1.4 : Chi phí máy cho công tác ép cọc PA1:

STT Loại máy Số ca máy ĐGCM (đồng/ca) Thành tiền (đồng)

Bảng 1.3.1 : Tổng hợp chi phí thi công ép cọc PA1

3 Chi phí trực tiếp khác Tk=2,2%*(NC+M) 12.450.460

1.3.2 Phương án tổ chức thi công ép cọc PA2

Sử dụng 2 tổ máy ép cọc thi công toàn bộ số cọc, bố trí mỗi ngày làm 2 ca

Trang 20

Máy 1 thi công ép cọc theo trục A, B Máy 2 ép nốt các cọc còn lại ( trục C, C’, D, E)

Sơ đồ di chuyển máy: được thể hiện ở hình 2

a) Thời gian ép cọc theo phương án 2:

Thời gian ép cọc Máy 1 theo PA2 tính theo công thức:

T = T1 + T2 + T3 + T4 + T5 Trong đó:

- T1: Thời gian nạp cọc vào giá và điều chỉnh cọc: T1= n x m x t1

n: số đoạn cọc cần ép (bao gồm cả đoạn âm), n = 4

m: tổng số cọc máy 1 thi công, m = 210 -2 = 208 cọc ( chi tiết tại bảng 2.2 Phụ lục) t: thời gian nạp cọc và căn chỉnh 1 đoạn cọc, t1 = 7 phút ;

T1= n x m x t1 = 4 x 208 x 7 = 5824 (phút)

- T2: Thời gian hàn nối cọc : T2 = m x (n’ -1) x t2

t2: thời gian hàn 1 mối hàn, t2 = 12 phút/mối hàn

n’: số đoạn cọc của cọc (không bao gồm cả đoạn âm), n’ = 3

- T4: Thời gian chuyển khung và đối trọng T4 = c  t4

T4: Thời gian 1 lần chuyển khung và đối trọng, t4 = 45 phút

Trang 21

c: Tổng số lần chuyển khung và đối trọng, c = 25

Bảng 1.3.2.1 :Số lần chuyển khung PA2

STT Loại đài Số lượng Số lượng cọc/

đài

Số lần chuyển khung trên 1đài

Tổng số lần chuyển khung

- T5: Thời gian chuyển giá ép T5= (m - c)  t5

m: số cọc máy 1 thi công, m = 208 cọc

c: số lần chuyển khung

t5: Thời gian 1 lần chuyển giá ép, t5 = 10phút

T5 = ( 208 – 25)  10 = 1830 phút Tổng thời gian ép cọc của máy 1:

Vậy, Máy 1 thi công trong 42 ca, 2 ca/ngày, gồm 21 ca 1 và 21 ca 2

Để hoàn thành hoàn thành số lượng cọc theo yêu cầu cần hao phí 84 ca máy ( đã tính), máy 2 cần thi công trong 84 - 42 = 42 ca Máy 2 thi công 2 ca/ngày, gồm 21 ca 1 và

21 ca 2

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC PA 2

Tổng thời gian thi công của công tác ép cọc theo phương án 2 là 21 ngày

b) Tính giá thành quy ước:

Z = NC + M + Tk + C

Trang 22

 Chi phí nhân công: NC = HPLDi x ĐGi

Bố trí một tổ 5 công nhân bậc 3,5/ 7 cho công tác ép cọc, thực hiện các công việc như: phục vụ máy hàn, phục vụ cẩu treo buộc,

Bảng 1.3.2.2 : Hao phí nhân công công tác ép cọc PA2

Máy Số ca Số công nhân Hao phí lao động (ngày công)

Bảng 1.3.2.3: Chi phí nhân công cho công tác ép cọc

(ngày công)

ĐGNC bậc 3.5/7 (đồng/công) Thành tiền (đồng)

PA 2 sử dụng 2 máy ép cọc nên chi phí 1 lần gấp đôi chi phí 1 lần của PA1

Chi phí 1 lần cho công tác ép cọc phương án 2: 2 x 23.500.000 = 47.000.000 ( đồng)

Cần trục bốc xếp và máy hàn là 2 máy phục vụ cho máy chủ đạo (máy ép cọc) :

Đơn giá ca máy (đồng/ca)

Thành tiền (đồng)

1

Máy ép cọc YZY320 ( ca 1) 42 2.050.000 86.100.000 Máy ép cọc YZY320 ( ca 2) 42 2.150.000 90.300.000

2

Cần trục bốc xếp ( ca 1) 42 2.485.000 104.370.000 Cần trục bốc xếp ( ca 2) 42 2.580.000 108.360.000

Trang 23

Bảng 1.3.2 : Tổng hợp chi phí thi công ép cọc PA2

3 Chi phí trực tiếp khác Tk=2,2%*(NC+M) 12.967.460

1.3.3 So sánh lựa chọn phương án

Phương án Thời gian thi công ( ngày) Chi phí thi công ( đồng)

So sánh 2 phương án ta thấy phương án 2 có thời gian thi công nhỏ hơn phương án 1 nhưng lại có chi phí lớn hơn Vì vậy để lựa chọn phương án thi công hợp lý ta đi tính chi phí quy đổi có tính đến hiệu quả (thiệt hại) do rút ngắn (kéo dài) thời gian thi công

Chọn phương án 1 là phương án cơ sở Công thức xác định chi phí quy đổi: Cqđ= Z Hr

Z là giá thành phương án đang xét

Hr là hiệu quả (hay thua lỗ) do rút ngắn(hay kéo dài) thời gian thi công:

𝐻𝑟 = 𝑃 × 𝐾𝑐 × (1 −𝑇𝑛

𝑇𝑑)

P là chi phí chung của phương án có thời gian thi công dài P = 37.348.643 (đồng)

Kc là hệ số phụ thuộc chi phí quy ước cố định trong chi phí chung Kc= 0,5

Tn, Td là thời gian thi công của phương án có thời gian ngắn và thời gian dài

Cqđ 1 = 614.240.049 (đồng)

Cqđ 2 = 639.746.103 – 37.348.643 x 0,5 x (1 - 21

42 ) = 630.408.942 (đồng)

Cqđ 1 < Cqđ 2 Vậy chọn phương án 1 làm phương án thi công công tác ép cọc

1.4 Biện pháp kĩ thuật thi công

Xem chi tiết tại phần II phụ lục

2 THI CÔNG CỌC CỪ

2.1 Phương hướng tổ chức thi công và đặc điểm của cừ

Công trình có các hố móng với chiều sâu 2,7 m Hố móng tương đối sâu và công trình xây trong thành phố nên vấn đề chống vách đào thẳng đứng được đặt ra nghiêm túc, do đó

để đảm bảo an toàn cho thi công đào đất, tiến hành ép cừ xung quanh công trình

Ván cừ Larsen loại III có chiều dài ván: l=6m, kích thước: 400 x 125 x 13.0

Vậy cần khoảng 2,5 cừ/1m chu vi

Trang 24

2.2 Chọn máy ép cừ và tính toán thời gian ép

Lực ép đầu cọc yêu cầu Pép = p x F

p: áp suất cần thiết tác dụng đầu cọc p = 3kg/cm2 (tra theo điều kiện nền đất)

F: Diện tích tiết diện cọc, F = 40 x 12,5 = 500 cm2

Chiều cao tối đa 3680 mm Trọng lượng máy 7800 kg

Chọn giá ép cọc cừ

Chiều cao giá: Hgiá  hcọc + hb + 2m = 6 + 0,5 + 2 = 8,5 (m)

Chọn giá có các thông số sau:

 Độ cao tháp: H = 9 (m)

 Tầm với lấy cọc: R = 5,6 (m)

 Năng suất máy ép cọc cừ N1 = 120 m/h = 960 m / ca

Hao phí ca máy thi công ép cọc cừ Larsen:

Sca = Q/N = 1956 / 960 = 2,0375 (ca máy)

Hao phí ca máy ép cừ theo kế hoạch là 2 ca máy

- Năng suất máy nhổ cọc cừ N2= 140 m/h = 1120 m / ca

 Hao phí ca máy thi công nhổ cọc cừ Larsen:

Sca = Q/N = 1956 / 1120 = 1,75 (ca máy)

Hao phí ca máy nhổ cừ theo kế hoạch là 2 ca máy

Vậy sử dụng 1 máy ép và thi công ép cừ trong 2 ngày và thi công nhổ cọc cừ trong 2 ngày

2.3 Hao phí nhân công cho công tác

Bố trí đội 8 công nhân bậc 4/7 phục vụ thi công cọc cừ

 Tổng hao phí lao động nhổ và ép cọc cừ: 8 x (2+2) = 32 (công)

Trang 25

2.4 Biện pháp thi công ép cọc cừ

Xem chi chi tiết tại Phần II Phụ lục

3 THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

3.1 Đặc điểm hố móng công trình và phương hướng tổ chức thi công

3.1.1 Đặc điểm hố móng công trình

- Công trình xây dựng trên khu vực đất cấp II

- Mặt đất tự nhiên cốt -1,6 m

- Cốt đầu cọc sau khi thi công ép cọc : đài Đ1- Đ13: -3,6m; đài Đ14- Đ15: -5,1m

- Cốt đáy đài móng : đài Đ1- Đ13: -4,2 m; đài Đ14 – Đ15: -5,7m

- Vận chuyển đất ra khỏi công trường cự ly 10km

3.1.2 Phương hướng tổ chức thi công đào đất

Từ các đặc điểm của công trình, nhà thầu đưa ra phương hướng thi công như sau:

 Nhà thầu sử dụng phương pháp đào máy kết hợp với đào thủ công để thi công Sau

khi hoàn thành công tác thi công cọc ép, định vị giằng móng tiến hành công tác đào đất

Chia toàn bộ khối cần đào thành 2 lớp

+ Lớp 1: dùng máy đào gầu nghịch đào, đào toàn công trình đến cốt cách đỉnh cọc 20cm (cốt -3,4m)

+ Lớp 2: tiến hành sửa thủ công, đào đơn cho một số đài móng và đào băng cho hệ giằng đến cốt đáy đài, đáy giằng Một số đài móng đào theo cụm theo phương pháp đào đơn như: Cụm đài 1 gồm 1 Đ2, 1 Đ3, 1 Đ5, 2 Đ9, 1 Đ14; Cụm đài 2 gồm các đài trục 1,2,3 Riêng Đ14, Đ15 sau khi đào theo cụm đài thì tiếp tục đào đơn đến cốt -5,8m

 Do nơi đổ đất cách xa công trình 10km, nhà thầu dùng ôtô tự đổ để vận chuyển và

đổ đất

SƠ ĐỒ DI CHUYỂN MÁY ĐÀO ĐẤT

Trang 26

3.2 Tính toán khối lượng đất đào

Cách tính :

Xác định kích thước miệng hố đào: Để đảm bảo điều kiện thi công thuận lợi (chỗ đứng

để ghép ván khuôn móng), khi đào hố móng mỗi bên lấy rộng ra 0,3m so với kích thước thật của bê tông đáy móng

Khối lượng đất đào hố đào đơn xác định theo công thức sau:

V = h

6× (a×b + (a+A) × (b+B) + A×B) Với a, b: Kích thước đáy hố đào

A,B: Kích thước miệng hố đào: A = a + 2×m×hđ; B = b + 2×m×hđ

hđ: Chiều cao hố đào

m: hệ số mái dốc, m= 0,67 (đất cấp 2)

Khối lượng đất đào hố đào băng xác định theo công thức sau: V = 𝑎+𝐴

2 × hđ × L Với a, A: bề rộng đáy, miệng hố đào, A = a + 2×m×hđ

hđ: Chiều cao hố đào

L: chiều dài hố đào băng

Khối lượng đất đào:

Khối lượng đất đào lớp 1 (đào máy): Vđm = F x hđ = 1137,43 x 1,8 = 2047,37 m3

Với F = 1137,43 m2 : diện tích phần đất trong cừ

Khối lượng đất đào lớp 2 (đào thủ công): Vđtc = 852,34 m3 ( Bảng tính 2.3 Phụ lục)

3.3 Lựa chọn phương án tổ chức thi công

3.3.1 Phương án 1

Sử dụng máy đào gầu nghịch có dung tích 0,4 m3

3.3.1.1 Chọn máy đào đất, tính toán hao phí ca máy và hao phí lao động

Nhà thầu sử dụng máy đào một gầu nghịch dẫn động thuỷ lực HD - 400G, dẫn động thủy lực, có các thông số kỹ thuật sau:

 Dung tích gầu: q = 0,4 m3

Bán kính đào: R = 7,4 m

Chiều cao nâng gầu lớn nhất: h= 5,6 m

Chiều sâu đào được lớn nhất: H = 4 m

Trọng lượng máy: 9,2 tấn

Thời gian một chu kỳ làm việc: 18,5 giây

ck tg t

K

N = q .N K K

Trong đó:

Trang 27

N = T

Tck = tck x Kvt x Kquay - Thời gian của một chu kỳ (s)

tck: Thời gian của một chu kỳ, khi góc quay = 90o, đất đổ tại bãi (s)

Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào Kvt = 1,1

Kquay: Hệ số phụ thuộc vào góc quay cần với của máy đào Lấy kquay= 1

 Tck = 18,5x1,1x1 = 20,35 (s)

35,20

3600 

ck N

Ktg: Hệ số sử dụng thời gian Ktg= 0,8

Năng suất máy đào: 177 0,8 61,789

1,1

2,14,

2047,37  ca

Số ca máy đào theo kế hoạch là 4 ca

Nhà thầu bố trí 1 máy đào làm việc 1 ca 1 ngày-> thời gian thi công là 4 ngày

Khối lượng đất đào bằng máy theo kế hoạch là: 4 x 494,43 = 1977,2 m3

Khối lượng đất chuyển sang sửa thủ công: 2047,37 – 1977,2 = 70,17 m3

 Công tác đào móng, giằng móng và sửa thủ công:

 Hao phí lao động của công tác đào đất bằng thủ công:H = ĐMlđ x Vtc

Trong đó: H: Hao phí lao động cho công tác đào đất thủ công

ĐMlđ: Định mức HPLĐ của công tác đào đất hố móng, ĐMlđ = 0,6 (công/m3)

Vtc: Khối lượng đất cần đào bằng thủ công Vtc = 852,34 + 70,17 = 922,51(m3)

 H = 0,6 x 922,51 = 553,5 (ngày công)

Chọn tổ đội công nhân đào và sửa hố móng gồm 42 công nhân bậc 3/7

Khi đó thời gian cần tiến hành thi công đào đất thủ công là: 553,5 / 42 = 13,17 (ngày) Thời gian thi công đào đất thủ công theo kế hoạch là 15 ngày

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐÀO ĐẤT PA 1

3.3.1.2 Tính toán số ô tô vận chuyển kết hợp với máy đào

 Sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn, điểm đổ đất cách công trường 10 km

Xác định số ôtô như sau :

Trang 28

Trong đó: m : Số ôtô cần thiết trong một ca

T : Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô ;

ktg q n T

+ n : Số gầu đổ đầy ôtô :

đ

tt k q

Q n

Vậy chọn số xe vận chuyển là 7 xe/ca

3.3.1.3 Chi phí thi công

Chi phí nhân công

Hao phí lao động cho thi công đào đất: H = 42 x 13 = 546 công

Bảng 3.3.1.1 Chi phí nhân công đào đất theo PA1 STT Khoản mục chi phí Ký hiệu

Hao phí Đơn giá

(đ/công)

Thành tiền (đồng) Đơn vị HP

1 Chi phí nhân công CNC Công 546 195.000 106.470.000

Chi phí máy :

Chi phí 1 lần :

Chi phí chuyên chở máy đến và ra khỏi công trường cự ly 5 km: Vì máy đào là máy dẫn động thủy lực, di chuyển bằng bánh xích có trọng lượng 9,2 T do đó nhà thầu dùng ôtô vận tải 10 T để chuyên chở máy đào cả đi và về hết 1 ca máy

Trang 29

Bảng 3.3.1.2 Chi phí máy thi công đào đất theo PA 1 STT Loại máy Số ca Đơn giá (đồng/ca) Thành tiền (đồng)

Bảng 3.3.1.3.Tổng hợp chi phí thi công đất PA 1

STT Khoản mục chi phí Cách tính Thành tiền (đồng)

Sử dụng máy đào gầu nghịch có dung tích 0,65 m3

3.3.2.1 Chọn máy đào đất, tính toán hao phí ca máy và hao phí lao động

Nhà thầu sử dụng 1 máy đào gầu nghịch loại E-652B dung tích gầu 0.65 m3, có thông

số kỹ thuật của máy:

- Dung tích gầu: q = 0,65 m3

- Bán kính đào: R = 9,2 m

- Chiều cao nâng gầu lớn nhất: h = 5,3m

- Chiều sâu đào được lớn nhất: H = 5,8 m

- Trọng lượng máy: 19,7 tấn

- Thời gian một chu kỳ làm việc: 18,5 giây

 Tính năng suất máy

Trong đó:

®

ck tg t

K

N = q .N KK

Tck = tck x Kvt x Kquay - Thời gian của một chu kỳ (s)

tck: Thời gian của một chu kỳ, khi góc quay = 90o, đất đổ tại bãi (s)

Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào Kvt = 1,1

Kquay: Hệ số phụ thuộc vào góc quay cần với của máy đào Lấy kquay= 1

 Tck = 18,5 x 1,1x1 = 20,35(s)

Trang 30

 177

35,20

3600 

ck N

Ktg: Hệ số sử dụng thời gian Ktg= 0,8

Năng suất máy đào: 177 0,8 100,4

1,1

2,165,

2047,37  ca

Số ca máy đào theo kế hoạch là 2,5 ca

Nhà thầu bố trí 1 máy đào làm việc 1 ca 1 ngày-> thời gian thi công là 2,5 ngày

Khối lượng đất đào bằng máy theo kế hoạch là: 2,5 x 803,2 = 2008 m3

Khối lượng đất chuyển sang sửa thủ công: 2047,37 – 2008 = 39,37 m3

 Công tác đào móng, giằng móng và sửa thủ công:

Hao phí lao động của công tác đào đất bằng thủ công: H = ĐMlđ x Vtc

Trong đó: H: Hao phí lao động cho công tác đào đất thủ công

ĐMlđ: Định mức hao phí lao động của công tác đào đất hố móng, ĐMlđ = 0,6 (công/m3)

Vtc: Khối lượng đất cần đào bằng thủ công Vtc = 852,34 + 39,37 = 891,71 (m3)

 H = 0,6 x 891,71 = 535 (ngày công)

Chọn tổ đội công nhân đào và sửa hố móng gồm 44 công nhân bậc 3/7

Khi đó thời gian cần tiến hành thi công đào đất thủ công là: 535 / 44 = 12,15 (ngày) Thời gian thi công đào đất thủ công theo kế hoạch là 13 ngày

TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐÀO ĐÁT PA2

3.3.2.2 Tính toán số ô tô vận chuyển kết hợp với máy đào

 Sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn, điểm đổ đất cách công trường 10 km

 Xác định số ôtô như sau :

Trong đó: m : Số ôtô cần thiết trong một ca

T : Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô ;

ktg q n T

+ n : Số gầu đổ đầy ôtô :

đ

tt k q

Q n

Trang 31

Vậy chọn số xe vận chuyển là 6 xe/ca

3.3.2.3 Chi phí thi công

Chi phí nhân công

Hao phí lao động kế hoạch cho công tác đào đất: H = 44 x 12 = 528 công

Bảng 3.3.2.1 Chi phí nhân công đào đất theo PA2

STT Khoản mục chi phí Ký hiệu

Hao phí Đơn giá

(đ/công)

Thành tiền (đồng)

Chi phí máy

Chi phí 1 lần :

Chi phí chuyên chở máy đến và ra khỏi công trường cự ly 5km: Vì máy đào là máy dẫn

động thủy lực, di chuyển bằng bánh xích có trọng lượng 19,7 T do đó nhà thầu dùng ôtô

vận tải 20 T để chuyên chở máy đào cả đi và về hết 1 ca máy

Bảng 3.3.2.2 Chi phí máy thi công đào đất theo PA 2 STT Loại máy Số ca (ca) Đơn giá (đồng/ca) Thành tiền (đồng)

Trang 32

1 Chi phí nhân công NC 102.960.000

3 Chi phí trực tiếp khác Tk=2,2%*(NC+M) 3.259.630

3.3.3 So sánh lựa chọn phương án

Bảng 3.3 So sánh phương án

Từ bảng so sánh trên ta thấy 2 phương án có thời gian thi công và chi phí thi công của phương án 1 lớn hơn so với phương án 2.Vậy chọn phương án 2 làm phương án thi công

3.4 Biện pháp kỹ thuật thi công công tác đất

Xem chi tiết tại Phần 2 Phụ lục

4 CÔNG TÁC BÊ TÔNG MÓNG

4.1 Đặc điểm cấu tạo móng và phương hướng tổ chức thi công

4.1.1 Đắc điểm cấu tạo móng

Có tổng cộng 37 đài móng, bao gồm 15 loại Chiều cao mỗi đài là 1,4m

Có 20 giằng móng, bao gồm 17 loại Chiều cao mỗi giằng móng là 0,8m

4.1.2 Phương hướng tổ chức thi công

Công tác tổ chức thi công móng bêtông cốt thép toàn khối có ý nghĩa quan trọng vì nó tập trung khối lượng lớn cốt thép, ván khuôn, bêtông Cần phải có biện pháp tổ chức thi công hợp lý trên công trường để mang lại hiệu quả cao nhất

Móng sử dụng vữa bê tông thương phẩm, đổ bằng bơm

Công trình với mặt bằng 2 chiều không chênh lệch lớn, sử dụng cần trục tháp cố định

để vận chuyển bê tông lót, cốt thép ván khuôn

Công tác thi công móng với khối lượng lớn được tổ chức thi công dây chuyền, do đó ta

sẽ phân đoạn thi công

4.2 Tính toán khối lượng công tác thi công móng

Các công tác trong thi công móng gồm có: thi công bê tông lót, thi công gia công lắp dựng cốt thép, thi công gia công lắp dựng tháo dỡ ván khuôn, thi công bê tông móng

Bảng 4.2 Khối lượng công tác thi công móng

Trang 33

4.3.1 Phương án 1

Chia mặt bằng thi công móng thành 5 phân đoạn :

SƠ ĐỒ PHÂN ĐOẠN BÊ TÔNG CỐT THÉP MÒNG PA1 Bảng 4.3.1 Khối lượng thi công móng phương án 1 Phân

đoạn BT lót (m 3 )

Bê tông (m 3 )

Ván khuôn (100m 2 )

Bố trí tổ đội 9 thợ bậc 3/7 phục vụ công tác bê tông móng, thực hiện các công việc như: cung cấp nươc, cốt liệu, xi măng cho máy trộn, vận chuyển bê tông đến nơi cần đổ

Bảng 4.3.1.1 HPLĐ và thời gian thi công công tác bê tông lót móng PA1

Tổng HPLĐ (công)

Đội TC (người)

Trang 34

Định mức lao động cho công tác gia công cốt thép móng, ≤10 là 3,17 công/tấn

Định mức lao động cho công tác gia công cốt thép móng, ≤18 là 2,34 công/tấn

Định mức lao động cho công tác gia công cốt thép móng, >18 là 1,78 công/tấn

Khối lượng cốt thép cần gia công: Q1CT = 7,059 T (ct ≤ 10), Q2CT = 15,78 T (ct ≤

18), Q3CT = 39,014 T (ct ≤18)

Hao phí lao động cho công tác gia công cốt thép:

H =7,059 x 3,17 + 15,78 x 2,34 + 39,014 x 1,78 = 128,59 công

Bố trí tổ đội công nhân gia công cốt thép 20 thợ 3,6/7

Thời gian thi công gia công cốt thép là Tgc = 128,59 / 20 = 6,43 ngày ~ 6,5 ngày

Bố trí tổ đội thi công công tác lắp đặt cốt thép là 25 thợ bậc 3,5/7

Bảng 4.3.1.2 HPLĐ và thời gian thi công công tác lắp dựng cốt thép móng PA1

Phân

đoạn

Khối lượng thép (tấn)

Định mức LĐ (công/tấn) Tổng

HPLĐ (công)

Đội

TC (người)

Thời gian

TC TT (ngày)

Thời gian

TC KH (ngày)

4.3.1.3 Thi công ván khuôn móng

Ta bố trí tổ đội thi công lắp đặt ván khuôn là 28 người

Bảng 4.3.1.3 HPLĐ và thời gian thi công công tác lắp dựng ván khuôn móng PA1 Phân

đoạn

Khối lượng (100m2)

ĐMLĐ (công/100m2)

HPLĐ (công)

Đội TC (người)

4.3.1.4 Thi công bê tông móng

Khối lượng bê tông cần đổ tương đối lớn, được cơ giới hóa bằng việc sử dụng bê tông thương phẩm kết hợp đổ bằng máy bơm bê tông tự hành

Lựa chọn máy bơm bêtông của Đức có mã hiệu PM M22 có các thông số kỹ thuật:

Căn cứ vào khối lượng bê tông của phân khu lớn nhất để tính toán thời gian đổ bt ta có: Khối lượng bê tông cần đổ là 494,02 ( m3) Tra định mức hao hụt vật liệu 1784, công tác đổ bê tông bằng máy bơm có tỷ lệ hao hụt 1,5% Vậy khối lượng bê tông cần bơm là :

Q = 494,02 x (1+0,015)= 501,43 (m3)

Trang 35

Nâng suất thực tế của xe bơm: Ntt = Nkt x 0,65 = 90 x0,65= 58,5 m3/h = 468 m3/ca

Ta có thể tiến hành đổ bê tông tất cả các phân đoạn thi công trong 1 ngày để tận dụng công suất của xe bơm bê tông và đồng thời tiết kiệm chi phí thuê xe bơm

Bố trí tổ đội 15 công nhân bậc 3,5/7 để phục vụ công tác bê tông móng, thực hiện các công việc như: cầm vòi bơm, san gạt bê tông, phục vụ máy đầm,…

Thời gian thi công đổ bê tông là: 501,43/ 468 = 1,07 ca ~ 1 ca

4.3.1.5.Thi công tháo ván khuôn

Công tác tháo ván khuôn móng được bắt đầu sau khi đổ bê tông móng 2 ngày (thời gian chờ bê tông đạt cường độ yêu cầu)

Tổ đội thi công tháo dỡ ván khuôn là 9 thợ bậc 3,5/7

Bảng 4.3.1.5 HPLĐ và thời gian thi công công tác tháo ván khuôn móng PA1 Phân

đoạn

Khối lượng

(100m 2 )

ĐMLĐ (công/100m 2 )

HPLĐ (công)

Tổ đội (người)

4.3.1.6 Tiến độ thi công

Thời gian thi công BTCT móng phương án 1 là 20 ngày

TIẾN ĐỘ THI CÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP MÓNG PA 1

1 Thi công bêtông lót móng

2 Thi công lắp dựng cốt thép móng

3 Thi công lắp dựng ván khuôn móng

4 Thi công đổ bê tông móng

5 Thi công tháo ván khuôn món

4.3.1.7 Chọn máy thi công

a) Chọn máy trộn bê tông lót móng:

Năng suất của máy trộn bê tông được tính theo công thức:

𝑡1+𝑡2+𝑡3 ×k1 × ktg ×8Trong đó:

- Vxl: Dung tích xuất liệu 1 mẻ trộn

- t1: Thời gian đổ vào

- t2: Thời gian trộn

- t3: Thời gian đổ ra

17 1

Trang 36

- k1: Hệ số thành phẩm của bê tông k1 = 0,7

- ktg: Hệ số sử dụng thời gian ktg = 0,9

+ Sử dụng máy trộn bê tông mã hiệu SB – 101 cho thi công công tác bê tông lót móng

Ta có bảng thông số kỹ thuật của máy trộn bê tông như sau:

Bảng 4.3.1.7.1 Thông số kỹ thuật máy trộn BT phương án 1

Năng suất của máy trộn lớn hơn khối lượng bê tông lớn nhất (11,132 m3) ở các phân đoạn cần đổ bê tông Vậy máy trộn bê tông thỏa mãn nhu cầu cho thi công bê tông

b) Chọn máy đầm bê tông lót móng:

Khối lượng bê tông lót lớn nhất 1 ca máy cần đầm là: 11,132 (m3)

Sử dụng máy đầm bàn mã hiệu UB – 82 có công suất 1 KW cho công tác đổ bê tông lót móng Năng suất của máy đầm bàn: P = F.k.δ.3600

𝑡1+𝑡2

P: Năng suất hữu ích của máy đầm

F: Diện tích đầm bê tông (m2), F = 0,12 m2

k: Hệ số tác dụng của đầm hay hệ số hữu ích của đầm, k = 0,75

t1: Thời gian đầm 1 vị trí, t1 = 20s

t2: Thời gian di chuyển đầm, t2 = 6s

 : Chiều dày lớp bê tông lớp đầm,  = 0,1 m

 P= 0,12x0,75x0,1x3600

20+6 = 1,25(m

3/h) = 10 (m3/ca) Khối lượng bê tông lót móng lớn nhất của một phân đoạn là 11,132 m3 Số ca máy đầm bàn của phân đoạn là: 11,132 / 10 = 1,11 (ca) Vậy ta bố trí 1 máy đầm bàn để thi công bê tông lót móng 1 ca 1 ngày cho 1 phân đoạn

c) Chọn máy đầm bê tông móng

Sử dụng máy đầm dùi mã hiệu UB – 47 có công suất 1,5 KW cho công tác đổ bê tông móng Năng suất của máy đầm dùi: P = 2.k.ro δ.3600

𝑡1+𝑡2 (m

3/h) P: Năng suất hữu ích của đầm

k: Hệ số tác dụng của đầm hay hệ số hữu ích của đầm, k = 0,75

STT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Máy trộn SB - 101

Trang 37

đoạn là: 501,43/64,8 = 7,7 (ca) Vậy ta bố trí 8 máy đầm dùi để thi công bê tông móng

d) Chọn máy hàn và máy cắt uốn thép: dựa vào khối lượng lớn nhất của mỗi loại thép phải cắt trong 1 ca

Bảng 4.3.1.7.2 Tính toán số ca máy hàn và số ca máy cắt thép

Loại thép

Khối lượng CT

LD (tấn)

Khối lượng CT

GC (tấn)

ĐM máy

Số ca máy hàn (ca)

Số ca máy cắt uốn (ca)

Máy hàn (ca/tấn)

Máy cắt uốn(ca/tấn)

≤18mm 3,254 2,621 0,78 0,23 2,538 0,603

18mm 10,059 6,002 1,1 0,15 11,065 0,900

Vậy để cần bố trí: - 14 máy hàn 23 KW cho công tác lắp dựng cốt thép

- 2 máy cắt uốn thép 5KW cho công tác gia công cốt thép

e) Chọn xe bơm bê tông móng :

Lựa chọn xe bơm bêtông của Đức có mã hiệu PM M22 có các thông số kỹ thuật :

Nâng suất bơm(Nkt): 90 m3/h

f) Chọn cần trục tháp

Cần trục tháp được lựa chọn va lắp dựng ngay từ khi bắt đầu thi công móng Trong giai đoạn này cần trục tháp dùng để phục vụ vận chuyển, lắp dựng cốt thép và ván khuôn móng, vận chuyển bê tông nếu cần thiết Cần trục tháp được đặt tại vị trí trung tâm của tòa nhà, nơi mà bán kính cần trục có thể quét được hết hoặc gần hết mặt bằng sàn công trình.Trong bản vẽ thể hiện ở vị trí trục (4-5)

- Các yêu cầu lựa chọn cần trục:

+ Độ với cần trục Rmax >= Ryc

+ Chiều cao cần trục Hmax >= Hyc

+ Sức nâng của cần trục Qmax >= Qyc

 Tầm với của cần trục: R ycB2 S2 Trong đó: B = B1 + B2

B1 : Khoảng cách theo phương vuông góc với chiều dài công trình tư điểm gần cần trục nhất đến điểm xa cần trục nhất trên công trình B1 = 27 (m);

B2 : Khoảng cách từ trục quay của cần trục đến điểm gần nhất trên công trình theo phương vuông góc trên : B2 = 0,8 + 1,2 + 1 = 3 (m).Trong đó:

0,8: là khoảng cách an toàn

1,2: là chiều rộng giáo hoàn thiện

1: là khoảng cách từ tâm quay của cần trục tháp đến giáo hoàn thiện

Trang 38

Trong đó:Hct : Chiều cao công trình đặt cấu kiện Hct = 39,7 m

Hat : Khoảng cách an toàn Hat = 1m

Hck : Chiều cao cấu kiện Hck = 2 m

Htb : Chiều cao thiết bị treo buộc Htb = 1,5 m

Ta có năng suất của cần trục tính theo công thức: N= Q.nck.Ktt.ktg

Trong đó: Q: Sức nâng của cần trục ở tầm với cho trước Q = 10T

1

i i t

E : Hệ số kết hợp đồng thời các động tác E = 0,8

t1: Thời gian lấy vật liệu vào t1 = 100 (giây)

t2: Thời gian nâng 2  4

n V

h

t (4 giây là thời gian sang phanh, số)

t3: Thời gian quay đến vị trí đổ vật liệu Lấy góc quay trung bình cần trục phải thực hiện là 90˚ ứng với 1/4 vòng quay  t3 = 0,25/ Vq = 0,25/0,6 = 0,42 phút = 25 (giây)

t4: Thời gian di chuyển xe con cả đi lẫn về t4 = 150 (giây)

t5: Thời gian đổ vật liệu t5 = 160 (giây)

t6: Thời gian quay cần về vị trí ban đầu t6 = 65 (giây)

t7: Thời gian hạ 7  4

h V

h t

Trang 39

Kiểm tra năng suất của cần trục trong giai đoạn thi công móng: Năng suất của cần trục phải đảm bảo phục vụ được ca có khối lượng thi công lớn nhất

Dựa vào khối lượng thi công của từng phân đoạn và tiến độ thi công móng của phương án,

ta có khối lượng bê tông lót, cốt thép, ván khuôn thi công lớn nhất mà cần trục phải làm việc là ở ngày thứ 5 khi có 2 công việc là đổ bê tông lót và lắp dựng cốt thép cùng làm Vậy ta tính khối lượng lớn nhất mà cần trục phải thi công là:

+ Khối lượng bê tông lót cần thi công ngày thứ 4 là 10,987 x 2,5 = 27,47 T

+ Khối lượng cốt thép (2/3 phân đoạn 1): 14,427 x 2/ 3 = 9,618(tấn)

Như vậy tổng cộng cần trục phải cẩu lắp là: 27,47 + 9,618 = 37,088 (tấn/ca)

Do đó cần trục tháp đã chọn đáp ứng được yêu cầu làm việc của phương án Vậy ta chọn cần trục tháp QTZ – 5015 để thi công công tác bê tông móng và các công tác khác

- Cần trục tháp là cần trục đối trọng trên, được lắp đặt từ khi thi công bê tông cốt thép móng

4.3.1.8 Chi phí thi công PA1

a) Chi phí nhân công (NC):

Bảng 4.3.1.8.1: Chi phí nhân công theo PA 1 STT Tên công tác Bậc thợ

HPLĐ (công)

Đơn giá

(đ/công)

Thành tiền (đồng)

Chi phí cho vận chuyển máy trộn bê tông lót, cần trục máy hàn và máy cắt uốn thép đến

và đi khỏi công trường: Lấy bằng đơn giá 2 ca ô tô 5T

Chi phí 1 lần cho cần trục tháp hết 20.000.000 đồng gồm các khoản mục :

Bảng 4.3.1.8.2: Chi phí máy thi công theo PA 1

HPCM (ca)

Đơn giá (đồng/ca)

Thành tiền (đồng)

1 Máy trộn bê tông lót SB-101 1 5 280.000 1.400.000

Trang 40

Bảng 4.3.1.8.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG MÓNG PA1

STT Khoản mục chi phí Cách tính Thành tiền (đồng)

Chia mặt bằng thi công móng thành 3 phân đoạn :

PHÂN ĐOẠN BÊ TÔNG CỐT THÉP MÓNG PA2

Bảng 4.3.2 Khối lượng thi công móng phương án 2 Phân

đoạn

BT lót (m3)

Bê tông (m3)

Ván khuôn (100m2)

4.3.2.1 Thi công bêtông lót móng

Bố trí tổ đội 15 thợ bậc 3/7 phục vụ công tác bê tông móng, thực hiện các công việc như: cung cấp nươc, cốt liệu, xi măng cho máy trộn, vận chuyển bê tông đến nơi cần đổ

Ngày đăng: 23/10/2015, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w