LẬP BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp trụ sở ngân hàng BIDV thanh hóa (Trang 107)

TRƯỜNG

1.Các biện pháp đảm bảo chất lượng

 Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, đảm bảo và duy trì mức độ kỹ, mỹ thuật cần thiết trong quá trình thi công. Nhà thầu cung cấp lắp đặt cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách về thí nghiệm và kiểm tra chất lượng, cùng các máy móc, dụng cụ cần thiết tại công trình, về vật tư: Được chuyển về tập kết tại kho, được kiểm tra chất lượng trước khi được đưa vào lắp đặt cho công trình.

 Quản lý thiết bị :

- Thiết bị đưa vào công trình được kiểm tra mẫu mã chủng loại đúng theo danh mục dự thầu.

SVTH: Ngô Văn Yên- MSSV: 5520.56- Lớp: 56KT1 108 - Tất cả các vật tư thiết bị khi lắp đặt xong chưa bàn giao cử người bảo vệ trông coi tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng để đảm bảo khi hoàn thiện và thử nghiệm hệ thống hoạt động được ngay .

 Quản lý thi công:

Trong quá trình thi công luôn có 02 bộ phận kiểm tra chất lượng là bộ máy quản lý ở công trình và ban kỹ thuật ở Công ty.

2.Biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường 2.1.Phần hệ thống bao che, bảo vệ

- Nhà thầu bố trí hệ thống rào che, biển cấm quanh khu vực thi công.

- Tất cả các hạng mục trong quá trình thi công được che chắn bằng lưới chống bụi đảm bảo không gây bụi bẩn gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời sắp xếp thời gian thi công hợp lý tránh tiếng ồn của máy móc cũng như các phương tiện thi công đi lại trong toàn bộ công trình.

2.2.An toàn trong sử dụng điện thi công

- Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây dựng – TCVN 4036-85.

- Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý thi công.

- Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.

- Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện, công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.

- Thực hiện nối đất, nối không chô phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.

2.3.An toàn trong công tác nối đất

- Đào hố móng theo đúng thiết kế thi công đã duyệt trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn.

- Làm hệ thống thoát nước và bơm nước cho khu vực hố đào theo thiết kế

- Hố móng được đào đúng Taluy, không đào kiểu hàm ếch. Mỗi hố móng bố trí lối lên xuống rộng 500 mm, bậc cao 300mm.

- Đặt biển báo trên miệng hố đào.

2.4.An toàn trong khi thi công bê tông cốt thép, côppha

- Ván khuôn được chế tạo và lắp dựng đúng theo thiết kế thi công đã được duyệt theo hướng dẫn của nhà chế tạo, của cán bộ kỹ thuật thi công.

- Không xếp đặt cốppha trên sàn dốc, cạnh mép sàn, mép lỗ hỏng. Khi lắp dựng ván khuôn, cốt thép đều sử dụng đà giáo làm sàn thao tác, không đi lại trên cốt thép.

- Vị trí gần đường điện trước khi lắp đặt cốt thép tiến hành cắt điện, hoặc có biện pháp phòng ngừa cốt thép chạm vào đường dây điện.

- Trước khi đổ bê tông, tiến hành nghiệm thu ván khuôn, cốt thép. - Thi công bê tông ban đêm có đủ điện chiếu sáng.

SVTH: Ngô Văn Yên- MSSV: 5520.56- Lớp: 56KT1 109 - Công nhân vận hành máy được trang bị ủng cao su cách điện và phương tiện bảo hộ cá nhân khác. Lối đi lại dưới khu vực thi công cốt thép, ván khuôn và bê tông được đặt biển báo cấm đi lại.

- Tháo dỡ ván khuôn sẽ được thường xuyên quan sát tình trạng các ván khuôn kết cấu. Sau khi tháo dỡ ván khuôn, tiến hành che chắn các lỗ hỏng trên sàn, không xếp cốppha trên sàn công tác, không thả ném bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ và xếp ván khuôn đúng nơi quy định.

2.5.An toàn trong công tác lắp dựng

- Lắp dựng đà giáo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà chế tạo và lắp dựng theo thiết kế thi công đã được duyệt.

- Có hệ thống tiếp đất, dẫn sét cho hệ thống giàn giáo.

- Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ… không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra tình trạng đà giáo trước khi sử dụng.

- Sàn công tác trên đà giáo lắp đủ lan can chống ngã.

- Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo cần có mãi che hay biển báo cấm đi lại ở bên dưới.

2.6.An toàn trong công tác xây

- Trước khi thi công cần kiểm tra kỹ lưỡng khối xây trước đó.

- Chuyển vật liệu lên độ cao >2m nhất thiết phải dùng vận thăng, không được tung ném.

- Xây tường đến độ cao 1,5m kể từ mặt sàn, cần lắp dựng đà giáo.

- Mạch vữa liên kết giữa khối xây với khung bê tông chịu lực cần chèn, đậy kỹ. - Ngăn ngừa tường đổ bằng các biện pháp: Dùng bạt nilông che đậy và dùng gỗ ván đặt ngang má tường phía ngoài, chống từ bên ngoài vào cho khối lượng mới xây đối với tường trên mái, tường bao để ngăn mưa.

2.7.An toàn trong công tác hàn

- Máy hàn có vỏ bọc kín được nối với nguồn điện.

- Dây tải điện đến máy dùng các loại bọc cao su mềm, khi nối dây thì nối bằng phương phá phàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 15m.

- Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoạc tháo lắp sửa chữa máy hàn. Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và phương tiện cá nhân khác.

- Có tấm chắn bừng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh nơi hàn.

2.8.An toàn trong thi công hoàn thiện

- Trước khi thi công tác trát, ốp, lát … đảm bảo ngắt điện hoàn toàn.

- Không sử dụng thang tựa làm chỗ đứng để thi công mà sử dùng đà giáo thép có sàn thao tác đồng bộ.

- Đưa kính lên cao bằng khiêng tay, khi khiêng cần bố trí ít nhất 2 người, không xếp kính ở mép sàn, mép lỗ hỏng, sàn dốc …

2.9.An toàn cho máy móc thiết bị

SVTH: Ngô Văn Yên- MSSV: 5520.56- Lớp: 56KT1 110 - Xe máy thiết bị đều đảm bảo có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có sổ theo dõi tình trạng, sổ giao ca.

- Người điều khiển xe máy thiết bị là người được đào tạo có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và đủ sức khỏe.

2.10.An toàn khi thi công trên cao

- Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khỏe, được trang bị dây an toàn (có chất lượng tốt) và túi đồ nghề.

- Khi thi công trên độ cao 1,5m so với mặt sàn công nhân đều được đứng trên sàn thao tác, thang gấp … không đứng trên thang tựa, không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu đang thi công, sàn thao tác phải có lan can tránh ngã từ trên cao xuống.

- Khu vực có thi công cao đều phải có đặt biển báo, rào chắn hoạc có mái che chống vật liệu văng rơi. Giàn giáo nối với hệ thống tiếp đất.

2.11.Bảo hộ lao động

- Mọi CBCNV đến làm việc đều học an toàn lao động, được cấp chứng chỉ về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ học tập. Có khẩu hiệu, nội qui nhắc nhở đặt tại nơi dễ thấy để mọi người biết.

- Khám sức khoẻ cho công nhân trước khi đưa vào công trường. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như mũ giầy quần áo, tổ chức mạng lưới an toàn viên trên công trường và y tế công trường.

- Trên công trình có đầy đủ hệ thống biển báo ở những vị trí cần thiết, tránh tình trạng đi lại lộn xộn, mất trật tự ở công trình.

- Có rào chắn ngăn cách giữa công trình với đường và nhà ở xung quanh nhằm tránh các vật từ trên cao rơi xuống.

- Mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động, xe máy.

- Mua bảo hiểm rủi ro về xây lắp và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

2.12.Biện pháp phòng chống hỏa hoạn

Chế độ bảo quản

Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, xe máy, thiết bị theo đúng qui định về phòng chống cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế đến các khu vực dùng điện, thường xuyên được kiểm tra, nếu có nghi vấn đường dây không an toàn yêu cầu sửa chữa nga. Các phần thi công công tác lắp đặt đường ống, thiết bị phòng cháy theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.

Giao thông nguồn nước

Đảm bảo đường đi lối lại trong công trường thông thoáng, bố trí 2 cổng ra vào công trường tạo điều kiện phòng cháy, dự trữ 2 bể nước có dung tích 10 m3/bể phòng khi có tình huống xấu xảy ra. Dự trữ sẵn một số bình bọt cần thiết để ứng cứu nhanh trường hợp cháy nhỏ. Khi cần thiết sử dụng cát của công trình để dập tắt lửa.

Biện pháp phòng chống hoả hoạn chủ yếu

Phương châm phòng hơn chống, CBCNV thường xuyên được phổ biến nội qui, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở tinh thần nâng cao cảnh giác, tích cực ngăn ngừavàthực hiện tốt pháp lệnh về PCCC.

SVTH: Ngô Văn Yên- MSSV: 5520.56- Lớp: 56KT1 111 Ban hành nội qui PCCC ở các tổ, đội, văn phòng, có biển cấm ở khu vực có sử dụng xăng dầu, cốp pha, trạm biến thế. Xây dựng nội qui an toàn về sử dụng, vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật, định kỳ kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ tại công trình, bố trí bảo vệ công trường và lực lượng ứng cứu khẩn cấp khi hoả hoạn.

Chuẩn bị sẵn 4 hộc cát, 2 bể chứa nước 10m3 và 6 bình bọt CO2 được bố trí rải rác quanh hàng rào phía sau công trình .

2.13.Biện pháp bảo vệ môi trường

Chúng tôi nhận thức được trách nhiệm thi công của mình với môi trường xung quanh và biết rằng công trường xây dựng luôn tiềm tàng nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nhà thầu sẽ thực hiện những việc dưới đây:

 Làm hệ thống thoát nước mặt, nước sản xuất và nước sinh hoạt hợp lý và hợp vệ sinh, đảm bảo mặt bằng công trường luôn khô ráo sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng.

 Nước thải vệ sinh được xử lý qua bể phốt 2 - 3 ngăn trước khi thải vào hệ thống chung. Nước mưa, nước sản xuất đều qua lắng cặn và lươí chắn rác bằng thép trước khi thái vào ống chung.

 Làm tường rào che chắn kín tới độ cao cần thiết ngăn cách với môi trường xung quanh.

 Những hạng mục cao tầng dùng vải xác rắn, lưới nilông bao che xung quanh dàn giáo chống vật rơi và che chắn bụi không để gió khuếch tán rộng vào bầu khí quyển.

 Phế liệu phế phẩm được thu gom tại chỗ quy định, chuyển trên cao xuống qua máng kín vào giờ quy định. Đất đai phế liệu chuyển đi, xi măng vôi cát… chuyển về công trường bằng ô tô đều phủ bạt kín, tránh bụi và rơi vãi trên đường...Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp.

 Bố trí giờ làm việc thích hợp để tránh tiếng động, tiếng ồn quá mức ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếp sinh hoạt bình thường của dân chúng xung quanh...

CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN LẬP GIÁ DỰ THẦU VÀ THỂ HIỆN GIÁ DỰ THẦU

I. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC GIÁ TRANH THẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ

DỰ THẦU

1.Lựa chọn chiến lược về giá khi tranh thầu

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá cả ở nền kinh tế thị trường là quan hệ cung - cầu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mục đích của doanh nghiệp, các tầng lớp người tiêu thụ, tình hình cạnh tranh, các qui định của nhà nước về giá cả mà các nhà thầu cần có các chiến lược về giá khác nhau.

Một số chiến lược về giá tranh thầu. - Chiến lược định giá cao.

- Chiến lược định giá thấp.

- Chiến lược giá hướng vào thị trường. - Chiến lược phân chia mức giá.

Qua nghiên cứu môi trường kinh tế xã hội, môi trường đấu thầu và phân tích các chiến lược Chủ đầu tư đưa ra Nhà thầu quyết định lựa chọn chiến lược giá hướng vào thị trường

SVTH: Ngô Văn Yên- MSSV: 5520.56- Lớp: 56KT1 112

Chiến lược giá hướng vào thị trường

Căn cứ kết quả phân tích thị trường và theo dõi thị trường để định giá linh hoạt có 2 trường hợp xảy ra:

- Giá chung trên thị trường có xu hướng giảm dần, dẫn đến doanh nghiệp phải tìm cách đưa giá giảm xuống, để tránh khỏi lỗ vốn thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp xác định doanh thu hoà vốn để điều chỉnh kinh doanh tìm cách giảm chi phí một số sản phẩm đặc biệt và giảm chi phí bất biến. Ví dụ như bán bớt một số trang thiết bị không sử dụng hoặc sử dụng với hiệu suất thấp, giảm bớt chi nhánh và tinh giảm bộ máy quản lý.

- Giá chung trên thị trường có xu hướng đi lên thì doanh nghiệp phải đưa giá đi lên.

*) Các căn cứ lựa chọn giá theo thị trường

- Yêu cầu thực tế của gói thầu về khối lượng, chất lượng, kỹ thuật, thời gian…

- Tình hình xây dựng hiện thời, tốc độ đô thị hoá cả nước đang diễn ra nhanh đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều tạo ra thị trường xây dựng rộng lớn

- Năng lực của nhà thầu có thiết bị công nghệ hiện đại đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, năng lực tài chính lớn, kinh nghiệm thi công nhiều công trình tương tự.

*) Phân tích lựa chọn chiến lược giá:

- Công trình yêu cầu về mặt tiến độ, chất lượng, biện pháp thi công không phải là quá cao và phức tạp. Về mặt này các nhà thầu khác có thể đáp ứng được. Vì vậy nếu áp dụng chiến lược giá cao sẽ không thể thắng thầu công trình được.

- Mặt khác tình hình đầu tư trong xây dựng đang có chiều hướng tăng dần trong những năm gần đây, số lượng các nhà thầu khác có năng lực cạnh tranh với nhà thầu cũng ngày càng tăng, nhà thầu không thể áp dụng một chính sách giá xa rời thị trường.

Trong tình hình thị trường xây dựng, tình hình hiện nay của Công ty, Công ty áp dụng chiến lược định giá hướng vào thị trường, đồng thời phải đảm bảo có lãi ở mức độ công ty có thể chấp nhận được (tỉ lệ % giảm giá dự kiến fq =8,5-8,8%).

2.Các phương pháp lập và quyết định giá dự thầu

Phương pháp lập giá dự thầu hiện nay của các nhà thầu chủ yếu theo các cách sau:

- Phương pháp hình thành giá dựa trên sự phân chia thành các khoản mục chi phí. - Phương pháp lập đơn giá dựa theo đơn giá đầy đủ.

- Phương pháp tính lùi dần.

a. Phương pháp hình thành giá dựa trên sự phân chia thành các khoản mục chi phí. -Chi phí Vật liệu : VL=HjVL x gjVL

Trong đó : HjVL : Hao phí vật liệu loại j theo định mức của nhà thầu

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp trụ sở ngân hàng BIDV thanh hóa (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)