1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

34 685 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non nhằm giúp cho giáo viên tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển tốt hơn cả về mặt trí tuệ và thể chất. Ngoài ra, giúp giáo viên mạnh dạn ứng dụng các biện pháp mới vào trong công tác giảng dạy trẻ

Trang 1

MỤC LỤC

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI 02

II GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 04

1 Giải pháp thay thế 05

2 Vấn đề nghiên cứu 05

3 Giả thuyết nghiên cứu 05

III PHƯƠNG PHÁP 05

1 Khách thể nghiên cứu 05

2 Thiết kế nghiên cứu 06

3 Quy trình nghiên cứu 08

3.1 Chuẩn bị của giáo viên 08

3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm 08

4 Đo lường 09

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 09

V BÀN LUẬN 11

VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13

1 Kết luận 11

2 Kiến nghị 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC 17

PHỤ LỤC 1 Giáo án “ Phía nào của tôi” 17

PHỤ LỤC 2 Giáo án “ Đếm đến 3 Nhận biết số 3” 21

PHỤ LỤC 3: Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động toán của trẻ 25

PHỤ LỤC 4: Kết quả đánh giá hoạt động của trẻ 26

PHỤ LỤC 5: Hình ảnh minh chứng 32

Trang 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM

QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN

I Tóm tắt đề tài:

Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nước ta có những chuyển biếnkhông ngừng cùng với sự phát triển khoa học, công nghệ, văn hóa và nghệ thuậttrong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải

đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề khó khăn trong cuộc sống một cách hiệuquả, điều đó gắn liền với nền tri thức của nhân loại Vì vậy củng cố nâng caochất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,nhằm đáp ứng nhu cầu của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong đóviệc củng cố nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là phù hợp với xu thế đổi mớichung hiện nay trong toàn ngành giáo dục, đặc biệt là vấn đề phổ cập Tiểu học,đổi mới giáo dục Tiểu học, Trung học đặt ra cho ngành giáo dục Mầm non cần

có sự tiếp nối hiệu quả chuẩn bị tốt cho trẻ vào trường tiểu học

Giáo dục Mầm non có vị trí quan trọng hệ thống giáo dục quốc dân, làkhâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục, là cơ sở việc hình thành nhân cách conngười mới xã hội chủ nghĩa, lúc còn sinh thời Bác Hồ đã nói "Dạy trẻ như trồng

cây non" Vì vậy trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhất cho sự nảy nở và

phát triển những chồi non trí tuệ đang ấp ủ trong trẻ, là môi trường tạo điều kiệncho sự phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện về đức - trí - thể - mỹ Trong

đó việc "Hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo" là một trong các

môn học ở trường Mầm non, có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ chotrẻ mẫu giáo, nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết củatrẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đếntrường phổ thông với những biểu tượng toán học sơ đẳng Chính vì vậy tôi mạnhdạn chọn đề tài "Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫugiáo 4-5 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học"

Trang 3

Việc đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻtrong hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học góp phần vàoviệc nâng cao chất lượng Dạy - Học toán trong nhà trường nói chung và trẻ mẫugiáo 4-5 tuổi nói riêng Giúp cho cô giáo định hướng cho mình một cách tổ chứccho trẻ hoạt động làm quen với toán đạt kết quả cao, trẻ dễ dàng tiếp cận vớimôn học nhất là đặc thù của trẻ mẫu giáo "Học bằng chơi - Chơi mà học" Việchọc tập ở đây không diễn ra dưới hình thức bắt buộc, với những biện phápnghiên cứu này tôi tin tưởng rằng sẽ rất dễ hiểu, dễ áp dụng thực hiện và phùhợp với trình độ nhận thức của các chị em giáo viên tham gia dạy các lớp mẫugiáo (4 - 5 tuổi).

Hiện nay ở trường mầm non Cam Thịnh Đông nói chung và các giáo viêndạy lớp 4 -5 tuổi nói riêng cũng đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động chotrẻ làm quen với các biểu tượng toán học Tuy nhiên các hoạt động chưa có sựlinh hoạt, thiếu sự mềm mại và tính sáng tạo chưa cao Lớp học đa số là cáccháu lần đầu mới đến trường Điều đó đã gây khó khăn trong việc nắm bắt kiếnthức và kỹ năng ở trẻ Khả năng làm quen với các biểu tượng toán của trẻ cóphần bị hạn chế Chính vì vậy, việc giáo dục ở các trường mầm non Cam ThịnhĐông nói chung và các giáo viên dạy lớp 4 -5 tuổi nói riêng chưa đạt hiệu quả

Từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, tôi đãsưu tầm, nghiên cứu, lựa chọn và tiến hành tổ chức các hoạt động cho trẻ làmquen với các biểu tượng toán học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻlứa tuổi mẫu giáo 4 -5 tuổi và đã đạt kết quả cao

Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp mẫu giáo 4-5tuổi ở trường Mầm non Cam Thịnh Đông, trong đó lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi3 lànhóm đối chứng, lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi4 là lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệmđược thực hiện giải pháp thay thế khi tổ chức các hoạt động, được tổ chức trongthời gian từ ngày 04 tháng 1 đến ngày 26 tháng 2 năm 2017 Kết quả cho thấytác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của trẻ, lớp thực nghiệm đãđạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng Điều này chứng minh rằng

Trang 4

việc tổ chức các hoạt động toán linh hoạt, sáng tạo là vô cùng cần thiết, giúp trẻhứng thú tham gia vào các hoạt động và phát huy được khả năng cũng như năngkhiếu của mình, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở trẻ mẫu giáo trường Mầmnon Cam Thịnh Đông.

II Giới thiệu đề tài:

Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quantrọng trong xã hội Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng caođời sống xã hội của mỗi con người, có điều tùy theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ

tổ chức kiểu này hay kiểu khác, tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau Vàdạy trẻ học tốt môn làm quen với toán là một trong những nội dung quan trọngtrong việc phát triển toàn diện cho trẻ Chúng ta đã thực hiện chuyên đề cho trẻlàm quen với biểu tượng toán rất nhiều năm qua, đa số giáo viên đã thực sự cónhiều đầu tư, sáng tạo dưới nhiều hình thức vào việc nâng cao các phương pháp,

hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với toán Về cơ bản chúng ta cũng biết Toán

thường rất khô khan, cứng nhắc, không lôi cuốn trẻ chủ động trong quá trìnhlĩnh hội kiến thức Bên cạnh đó có một số giáo viên tổ chức tiết học còn mangtính rập khuôn theo tài lệu hướng dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không pháthuy được tính tích cực, chủ động, sang tạo, tìm tòi phát hiện của cá nhân trẻ,chưa biết lồng ghép, tích hợp các bộ môn và các hoạt động gây hứng thú, thu húttrẻ vào giờ học toán

Bản thân tôi đã nhận thức rõ được tình trạng đó trong những năm công tácchăm sóc- giáo dục trẻ, tôi đã luôn suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những phươngpháp, biện pháp, cách thức hướng dẫn và tổ chức cho trẻ học toán sao cho đạthiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thứcToán học một cách nhẹ nhàng và thoải mái.Thông qua đó trẻ tiếp nhận các kiếnthức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn Nó đem lại cho trẻ nhữnghiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, quá trình được tiếp xúc với các biểutượng toán phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó giúp trẻ hìnhthành kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh…từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ  vàphát triển tư duy ở trẻ Tuy nhiên khi đưa các biểu tượng toán đến cho trẻ đòi

Trang 5

hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những phươngpháp phù hợp với lứa tuổi trẻ.

- Tổ chức các trò chơi học tập

- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần

phong phú, đa dạng hấp dẫn Giáo viên phải sử dụng khoa học, gọn gàng, đúnglúc

- Nắm bắt đặc điểm tính cách và nhận thức của trẻ, xây dựng nề nếp họctập trong giờ học

- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liệnquan đến việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng Để từ đó tổchức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với toán

2.3 Giả thuyết nghiên cứu:

Việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi trong việc làmquen biểu tượng toán ở trường Mầm non Cam Thịnh Đông sẽ được nâng caothông qua những biện pháp này

III Phương pháp:

1 Khách thể nghiên cứu

Tôi lựa chọn trường mầm non Cam Thịnh Đông vì trường có những điều kiệnthuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng

Trang 6

Đề tài nghiên cứu này được áp dụng thực hiện ở lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi3

và 4 - 5 tuổi4

* Giáo viên:

Hai cô giáo giảng dạy hai lớp mẫu giáo 4-5 tuổi đều có lòng nhiệt tình và tráchnhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

1 Lê Thị Ánh Trúc - Giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi4 ( Lớp thực nghiệm)

2 Nguyễn Thị Thể Phụng – Giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi3 ( Lớp đối chứng)

* Học sinh:

- Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau

về tỉ lệ giới tính, dân tộc Cụ thể như sau:

Bảng 1 Giới tính của học sinh lớp 4-5 tuổi 3 và lớp 4-5 tuổi 4.

- Khả năng tiếp thu bài của trẻ ở 2 lớp tương đương nhau

2 Thiết kế nghiên cứu:

Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi4 là nhóm thực nghiệm, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi3 là nhóm đối chứng Trước khi tác động, tôi đã tiến hành dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh của 2 nhóm về hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo bằngphiếu quan sát Phiếu quan sát trước tác động gồm có 5 tiêu chí và đánh giá trên

3 mức độ (Tốt: 2 điểm , trung bình: 1 điểm; yếu: 0 điểm ), thang điểm tối đa là

10 điểm (Nội dung các tiêu chí và kết quả đạt được phần phụ lục 3 và 4)

Sau khi tổng hợp kết quả trung bình đạt được của mỗi nhóm như sau: Nhóm đốichứng: 5,153; nhóm thực nghiệm: 5,073 Kết quả quan sát cho thấy điểm trung

Trang 7

bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test đểkiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tácđộng.

Kết quả

Bảng 2 Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

Sử dụng thiết kế 2:

Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ởbảng 2):

Trang 8

Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu

Nhóm Kiểm tra trước tácđộng Kiểm tra sautác động

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

3 Quy trình nghiên cứu:

3.1 Chuẩn bị của giáo viên:

Nhóm đối chứng:

- Cô Nguyễn Thị Thể Phụng dạy nhóm đối chứng không sử dụng các biệnpháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt độngcho trẻ làm quen với biểu tượng toán, quy trình chuẩn bị như bình thường

Nhóm thực nghiệm:

Tôi dạy nhóm thực nghiệm thiết kế hoạt động phong phú kết hợp vớimột số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổitrong hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán Tôi chuẩn bị đồ dùng,nguyên vật liệu phong phú, đa dạng chủng loại khi cho trẻ tham gia hoạtđộng Tạo cơ hội cho trẻ thực hành rèn luyện các kỹ năng Trong quá trìnhthực nghiệm cô sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ nói lên suy nghĩ và cảmnhận của mình ( Phụ lục 1, phụ lục 2)

3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian thực nghiệm như sau: Từ ngày 04 tháng 1 đến ngày 04 tháng 3năm 2017 Cụ thể như sau:

Bảng 4 Thời gian thực nghiệm

Trang 9

Thời gian Chủ đề Lĩnh vực phát triển

Tiến hành quan sát và chấm điểm:

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi và cô Phụng tiến hànhkiểm tra kiến thức của trẻ bằng phiếu quan sát và tiến hành chấm theo các tiêuchí đã xây dựng (Nội dung các tiêu chí và kết quả đạt được ở phần phụ lục 3)

IV Phân tích và đánh giá kết quả:

Như vậy, sau khi ứng dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dụcnhận thức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn thì kết quả đạt được của trẻ ở nhóm thựcnghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm đối chứng

Nhóm đối chứng trẻ ít tích cực hoạt động, đa số còn thụ động, chưa sángtạo trong hoạt động làm quen

Nhóm thực nghiệm thì trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

em ở trường mầm non Cam Thịnh Đông ngày càng được nâng cao; góp phầnquan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 10

Dựa vào kết quả bài kiểm tra của trẻ ở 2 nhóm sau tác động ( Xem phầnphụ lục 4), tôi làm các phép tính để kiểm chứng kết quả của giải pháp Kết quả

Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tươngđương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test chokết quả p = 0,032 < 0,05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhómthực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểmtrung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng làkhông ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,743

Biểu đồ

So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động

của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Trang 11

V Bàn luận:

Qua các kết quả đã nghiên cứu và thực tế cuộc sống hàng ngày, đã chứng

tỏ các em có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán học và cần thiết đượchình thành một số biểu tượng toán học ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, để hình thànhnhững biểu tượng toán học tốt cho trẻ chúng ta không chỉ nhìn về một phía đólà: Sự tích cực dạy dỗ của giáo viên mà rất cần có sự tích cực tham gia của trẻ

Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo được xem như những biểu hiệncủa tính độc lập, sáng tạo, nhanh trí trong quá trình hoạt động Đó là những cốgắng của trẻ để hiểu biết, để tìm kiếm, để độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao

và để đạt kết quả Tính tích cực nhận thức trong hoạt động nhận thức của trẻđược xác định không phải bằng hoạt động mang tính vận động hay bằng mức độbận bịu của trẻ, mà bằng tính tích cực tư duy trong đó có chứa đựng các yếu tốsáng tạo của trẻ

Trẻ lĩnh hội kiến thức có ý thức khi trẻ tích cực tìm tòi khám phá đểnghiên cứu nội dung học tập thông qua các thao tác với tư liệu nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của cô Ví dụ: Trẻ tích cực khảo sát các đồ vật để nhận biết các

Trang 12

hình dạng, kích thước của chúng, trẻ thiết lập tương ứng 1 - giữa các vật của 2nhóm vật để nhận biết mối quan hệ số lượng giữa chúng Vì vậy cô giáo cần tạomọi điều kiện để trẻ chủ động tìm tòi, suy nghĩ nắm bắt kiến thức hình thành kỹnăng mới trên cơ sở tri giác tích cực đối tượng nghiên cứu với sự tham gia củacác giác quan khác nhau, qua đó góp phần kích thích hoạt động tư duy, óc sángtạo của trẻ Những điều đó ngoài yếu tố tích cực còn giúp trẻ sáng tạo tìm ra cáimới, tìm ra cho mình các cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái

đã có đối với trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán học, thìsáng tạo có thể được coi như là sự thông minh nhanh nhẹn trong phán đoán, ướclượng giải quyết các vấn đề đặt biệt là tìm ra được nhiều cách giải quyết khácnhau cho cùng một sự việc hay yêu cầu được đặt ra

Để đảm bảo tính ý thức trong lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biếtnhững dấu hiệu bản chất của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu khôngbản chất và giữ nguyên dấu hiệu bản chất của đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở

đó dẫn trẻ tới những khái quát đúng, những kiến thức chính xác và linh hoạt Côgiáo phải đặt trẻ vào các tình huống có vấn đề, buộc trẻ phải suy nghĩ tìm tòicách giải quyết những vấn đề đó, bên cạnh đó cô giáo phải cần chú ý tới nộidung phong phú của tiết học cũng như thời gian tiến hành nó

Cụ thể là kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm làđiểm trung bình = 7.613, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng làđiểm trung bình = 6.843 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,77; điều đócho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khácbiệt rõ rệt, lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.743.Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là có ý nghĩa

Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động củahai lớp là p = 0.032<0.05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trungbình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng vềnhóm thực nghiệm

Hạn chế:

Trang 13

- Để áp dụng được nghiên cứu một cách có hiệu quả giáo viên cần phải cótrình độ về chuyên môn, có kĩ năng thiết kế các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp.

- Cần đảm bảo đầy đủ đồ dùng, nguyên vật liệu phong phú khi tổ chứchoạt động

VI Kết luận kiến và kiến nghị:

1 Kết luận:

Nghiên cứu này mà bản thân tôi đưa ra đây không phải là biện pháp mới,

có lẽ nhiều đồng nghiệp cũng đã thực hiện, song trong quá trình thực hiện dạy ởlớp đã đúc kết ra một số kết luận sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động phát huy tính tích cựcnhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với biểutượng toán

- Nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo

Việc phát huy tính tích cực nhận thức cho tất cả trẻ nói chung và cho từng trẻnói riêng trong hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán là một việclàm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hình thành biểu tượng toánhọc sơ đẳng cho trẻ nhỏ nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng Vì vậy

để có sự tác động mạnh đến nhận thức chung của các chị em giáo viên cùng dạytrong trường, nhất là các chị em đang dạy ở lớp mẫu giáo lớn phải chú ý đếnnhững vấn đề sau đây

- Xây dựng nội dung dạy học một cách logic, dựa trên vốn kinh nghiệmcủa trẻ và phù hợp với nhu cầu và hứng thú nhận biết của trẻ

- Lựa chọn và đưa ra nhiều biện pháp hay, phù hợp nhằm hướng dẫn trẻtiếp thu kiến thức, kỹ năng bằng chính bản thân trẻ

- Chú trọng xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ để tạo điều kiện chotừng trẻ được tham gia các hoạt động có tình tìm tòi, khám phá qua đó tínhtích cực nhận thức của trẻ được hình thành và phát triển

2 Khuyến nghị:

Đối với ngành giáo dục:

Trang 14

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trường mầmnon nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- Quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện mở những lớp bồi dưỡng chuyên đề vềgiáo dục để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan học tập ở các đơn vị bạn đểtrao đổi, học hỏi kinh nghiệm

- Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được họchỏi, tiếp cận thực hiện chương trình Mầm non mới

Đối với nhà trường:

- Cần tu sửa thêm cơ sở vật chất, mua thêm đồ dùng, đồ chơi nhằm phục

vụ cho các hoạt động chơi và học của trẻ đạt kết quả cao

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạymẫu hội thảo chuyên đề của trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho độingũ giáo viên trong trường

- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn toán, trao đổi kinhnghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau

Đối với giáo viên:

- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm

- Tìm hiểu, sưu tầm, lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp vớichương trình giáo dục mầm non mới

Trên đây là toàn bộ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi

về “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán” Trong quá trình nghiên

cứu và thực hiện đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được

sự quan tâm đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo hội đồng thẩm định bổ sungthêm vào đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, để nghiên cứu của tôiđạt kết quả cao hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 15

Cam Thịnh Đông, ngày 09 tháng 10 năm 2017

Người viết

Lê Thị Ánh Trúc

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chuyên đề hội thảo khoa học về “Phát huy tính tích cực nhận thức củatrẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán của trường mầm non” của TS ĐỗThị Minh Liên

2 Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm noncủa TS Đỗ Thị Minh Liên

3 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 72 tháng tuổi

4 Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫugiáo của TS: Định Thị Nhung

Trang 17

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHÍA NÀO CỦA TÔI

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Trẻ biết xác định vị trí trái, phải của bản thân và của bạn khác

- Trẻ chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định Khả năng định hướng trong không gian

- Trẻ tự tin trong hoạt động, biết nhường lời bạn

II CHUẨN BỊ:

- Máy tính, nhạc

- Rổ đựng các hình rời: bướm, hoa, chim, nhà, xe đạp, cây…

- Hai bức tranh hình bé trai, bé gái Búp bê

- Cô cho hai bạn đứng đối diện vào nhau cùng khiêu vũ theo hiệu lệnh của cô

- Con hãy tiến về trước 3bước

- Con bước sang phải 2 bước, sang trái 3 bước

- Các con nhảy có được không? Vì sao?

- Trẻ tập trung

- Trẻ lắng nghe và thực hiện

- Trẻ thực hiện và trả lời

- Trẻ thực hiện và trả lời-

Trẻ trả lời

Ngày đăng: 04/10/2018, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w