1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH gốm xây dựng yên thạch

116 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Như vậy, có thể nói “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của d

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Giang

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VII

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. .1

1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 1

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh: 1

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh: 2

1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh 3

1.1.2.1 Dựa theo đặc điểm luân chuyển của vốn 3

1.1.2.2 Dựa theo kết quả của hoạt động đầu tư 5

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 6

1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn 6

1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn 7

1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn 9

1.2 Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh 10

1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng vốn kinh doanh 11

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.2.2.3 Quản trị vốn lưu động 14

1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 19

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng VKD của DN 24

Trang 3

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định 28

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 30

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sử dụngvốn kinh doanh của DN 31

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan 31

1.2.4.2 Nhân tố khách quan 32

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GỐM XÂY DỰNG YÊN THẠCH TRONG THỜI GIAN QUA 34

2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 34

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 34

2.1.1.1 Một vài nét khái quát về Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 34

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty 35

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 35

2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 35

2.1.2.2.Tổ chức bộ máy công ty: 36

2.1.2.3 Quy trình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu 41

2.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 44

2.1.2.5 Tình hình cung cấp vật tư: 45

2.1.2.6 Thị trường tiêu thụ: 45

2.1.2.7 Lực lượng lao động: 46

Trang 4

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên

Thạch 46

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 46

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 47

2.1.3.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 51

2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 56

2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 56

2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua 56

2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua 58

2.2.1.3 Mô hình tài trợ vốn của công ty 59

2.2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch trong thời gian qua 61

2.2.2.1 Thực trạng quản trị sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 61

2.2.2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 78

2.2.2.3 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH gốm xây dựng Yên Thạch 87

2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 90

2.3.1 Những kết quả đạt được 90

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 91

Trang 5

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG

QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

GỐM XÂY DỰNG YÊN THẠCH 93

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 93

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 93

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty trong thời gian tới 94

3.1.2.1 Định hướng trong ngắn hạn 94

3.1.2.2 Định hướng trong dài hạn 95

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch 96

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 101

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013- 2015

Bảng 02 : Bảng phân tích kết quả kinh doanh năm 2013-2015

Bảng 03: Bảng phân tích tình hình tài sản của công ty

Bảng 04: Các hệ số tài chính chủ yếu

Bảng 05: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Bảng 06: Mô hình tài trợ vốn của công ty

Bảng 07: Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty

Bảng 08: Cơ cấu và sự biến động vốn bằng tiền

Bảng 09: Hệ số khả năng thanh toán của công ty.

Bảng 10: Cơ cấu và sự biến động nợ phải thu của công ty.

Bảng 11: Đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu.

Bảng 12: So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Bảng 13: Cơ cấu và sự biến động hàng tồn kho.

Bảng 14: Đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho

Bảng 15: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 16: Cơ cấu và sự biến động VCĐ năm 2015

Bảng 17: Khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ

Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 20: Các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2016

Trang 7

NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên

ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữuROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽtheo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Để tồn tại

và phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếmcác biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong điềukiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thị trường luôn tiềm ẩn cả cơ hội lẫn rủi

ro, muốn tồn tại và phát triển được thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức,quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh Chính vì vậy, ở hầu hết cácdoanh nghiệp, công tác tăng cường quản trị vốn kinh doanh luôn được đặt lênhàng đầu, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp vànhững người làm công tác tài chính kế toán.Tuy nhiên thực tiễn cho thấy thựchiện việc này là không đơn giản Ở Việt Nam, hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp còn chưa cao, các doanh nghiệp khai thác và sửdụng vốn còn lãng phí và kém hiệu quả làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanhcòn thấp

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản trị tài chính trongdoanh nghiệp mà trước tiên là công tác quản trị vốn kinh doanh,trong thờigian thực tập tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch, được tìm hiểuthực tế tình hình doanh nghiệp cùng với kiến thức đã được học tại học viện,

em quyết định chọn đề tài : “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị

sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch” choluận văn cuối khóa của mình

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu : vốn kinh doanh, công tác quản trị vốn kinh doanh

Trang 9

Mục đích nghiên cứu : Đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh

doanh tại công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch qua các năm 2013, 2014,2015.Trên cơ sở đó đề xuất ra những giải pháp tăng cường công tác quản trị

sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

3 Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/1/2016 đến ngày 24/4/2016.

Về nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty năm 2013-2015

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

Phương pháp đồ thị, biểu đồ:

Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động,

cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích

Trang 10

5 Kết cấu của luận văn.

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị sử

dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn

kinh doanh tại Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch

Qua thời gian học tập nghiên cứu tại học viện và thực tập tại Công tyTNHH Gốm xây dựng Yên Thạch, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáoThs Vũ Thị Hoa cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị phòng tài chính kếtoán của Công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch đã giúp em hoàn thànhbài luận văn cuối khóa của mình Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng

do kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài luậnvăn cuối khóa của mình Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp ý kiến đểbài luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ

QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợinhuận

Như vậy, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệpđều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó cácdoanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Vốn chính là tiền đề cần thiết choviệc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh.

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp khôngngừng vận động chuyển đổi hình thái biểu hiện

Quá trình chu chuyển của vốn được biểu hiện qua sơ đồ sau:

T - H Sức lao độngTư liệu sản xuất …sản xuất…H’ – T’

Trang 12

Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu, doanh nghiệp tiến hành mua sắm máymóc thiết bị, nguyên vật liệu… tức là vốn tiền tệ ban đầu đã chuyển thành vốnsản xuất Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thuđược tiền bán hàng Vốn kinh doanh ban đầu trở về với hình thái giá trị nhưngT’>T, tức là vốn hàng hóa trở về hình thái vốn tiền tệ song lớn hơn vốn tiền tệban đầu.

Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kì kinhdoanh và diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kĩ thuậtcủa từng ngành kinh doanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh củatừng doanh nghiệp

Như vậy, có thể nói “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số

tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác,

đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đãđầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợinhuận

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh:

VKD phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nghĩa là vốn phảiđược thể hiện bằng giá trị của những tài sản có thực( hữu hình hoặc vô hình).VKD của doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ sở hữu nhấtđịnh thì vốn mới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả Các doanh nghiệpkhông thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụngvốn kinh doanh trên thị trường tài chính Giá cả của quyền sử dụng vốn kinhdoanh chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh của DN.VKD phải vận động để sinh lời, đạt mục tiêu kinh doanh của doanh

Trang 13

VKD phải được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định mới có thểphát huy tác dụng , giúp DN đầu tư mở rộng SXKD Điều này đòi hỏi DNphải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn vốn có thể huy động để đầu tư vàohoạt động kinh doanh của mình.

VKD của doanh nghiệp có giá trị theo thời gian Do tác động của các yếu

tố khả năng sinh lời và rủi ro như lạm phát, sự biến động của giá cả hàng hóa,

sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật… nên một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ

có giá trị kinh tế khác với một đồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngượclại

1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầuquản lý sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm hiệu quả, người ta thường phân loạichúng theo các tiêu thức nhất định

1.1.2.1 Dựa theo đặc điểm luân chuyển của vốn

Vốn kinh doanh được chia thành vốn cố định và vốn lưu động

“Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để

đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các

TSCĐ trong doanh nghiệp

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định bị chi phối bởi đặc điểm kinh tế

-kỹ thuật của TSCĐ trong DN Do TSCĐ của DN được sử dụng trong nhiềunăm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi nhưnggiá trị của nó bị hao mòn và dịch chuyển dần vào giá trị các sản phẩm sảnxuất ra nên vốn cố định có những đặc điểm sau :

Trang 14

 VCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp Điềunày xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiều nămmới cần thay thế, đổi mới.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VCĐ được luân chuyển dần từngphần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị luân chuyển này được phản ánh dướihình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ

Sau nhiều chu kì kinh doanh, VCĐ mới hoàn thành một vòng luânchuyển Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích tụ lại sẽtăng dần lên, còn phần VCĐ đã đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm dần theomức độ hao mòn Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng,giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sảnphẩm thì khi đó vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển

VCĐ là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh, tăng VCĐtác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của DN Do đó, đặcđiểm luân chuyển của VCĐ cũng chi phối mạnh đến nội dung biện pháp quản

lý sử dụng TSCĐ của DN

“Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để

đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện

bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp

VLĐ của DN thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiềuhình thái khác nhau Quá trình hoạt động của DN diễn ra liên tục khôngngừng nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục , lặp đi lặp lại có tínhchất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ

Đặc điểm luân chuyển VLĐ khác so với VCĐ:

Trang 15

Thời gian luân chuyển VLĐ nhanh do TSLĐ có thời hạn sử dụngngắn.

Hình thái biểu hiện của VLĐ luôn thay đổi qua các giai đoạn trongquá trình SXKD: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa

dự trữ sản xuất, sau đó trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền

Sau mỗi chu kì kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn

bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắplại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Cách phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển của vốn đãgiúp cho DN có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng vốn kinh doanhsao cho hiệu quả

1.1.2.2 Dựa theo kết quả của hoạt động đầu tư.

Căn cứ theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ, vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ và vốnkinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính

Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các

TSLĐ phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm: vốn bằngtiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các TSLĐ khác của doanhnghiệp

Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các

TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, các chiphí mua bằng sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế thươngmại…

Trang 16

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp

đầu tư vào các tài sản tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tráiphiếu Chính phủ, kì phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ cógiá khác

Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản thường khônggiống nhau do có sự khác biệt về ngành nghề sản xuất kinh doanh Do đó, cáchphân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu tài sản đầu tưhợp lý, hiệu quả.Tuy nhiên nhìn chung muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao, thông thường các doanh nghiệp phải chú trọng đảm bảo sự đồng bộcân đối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư để vừa đảm bảo tính thanhkhoản vừa đảm bảo khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tư trong doanhnghiệp

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và pháttriển hoạt động kinh doanh của DN Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinhdoanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thành nênnhững tài sản cần thiết cho hoạt động của DN để đạt được những mục tiêu đề

ra Do vậy đòi hỏi DN phải tổ chức tốt nguồn vốn Để làm được điều đó,trước tiên cần phải có sự phân loại nguồn vốn Thông thường trong công tácquản lý thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn.

Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hailoại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

“Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh

nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh

Trang 17

khi thành lập doanh nghiệp, do ngân sách nhà nước cấp, do cổ đông đónggóp, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, từ các quỹ của doanh nghiệp …

VCSH= Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả

“Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có

trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác” như : nợ vay, các

khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước; các khoản nợ phát sinh trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp như : các khoản phải trả cho nhà cungcấp, khoản vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, phát hành trái

phiếu

Cách phân loại này giúp DN biết được nguồn hình thành VKD, giúp DN

có phương án hợp lý để huy động đảm bảo nhu cầu VKD cho hoạt động kinhdoanh Huy động VKD hợp lý kết hợp từ cả hai nguồn VCSH và nợ phải trảphụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN hoạt động, tùy thuộc vào quyếtđịnh của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chínhcủa DN

1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn.

Theo tiêu thức này, có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

“Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn

định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh” Nguồn vốn

này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận tàisản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đây là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tàitrợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 18

Nguồn vốn thường xuyên của DN = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên =Gía trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN còn có thể xácđịnh nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN

“Nguồn vốn tạm thời là các nguồn có tính chất ngắn hạn (dưới một

năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, thường bao

gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.Nguồn vốn này tài trợ chủ yếu cho các hoạt động mang tính chất tạm thời vớichi phí thấp song nó cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nếu

DN không thực hiện tốt công tác hoàn trả khi đến hạn

Trang 19

1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn.

Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành 2 nguồn:Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

“Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư

từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra”

Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm:

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

Khoản khấu hao tài sản cố định

Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.Nguồn vốn bên trong DN có những ưu điểm cơ bản sau:

Giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời Các thời cơtrong kinh doanh

Giữ được quyền kiểm soát DN

Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn

Tuy nhiên nguồn vốn bên trong lại có những hạn chế sau đây:

Hiệu quả sử dụng thường không cao

Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn

“Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động

từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình”.

Nguồn góp vốn bên ngoài DN bao gồm: vay người thân, gọi góp vốnliên doanh liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, tín dụng

Trang 20

thương mại của nhà cung cấp, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán(đối với một số loại hình DN được pháp luật cho phép).

Qua việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanhcho ta thấy: các doanh nghiệp hiện nay phải tăng công tác quản trị đồng vốnhiện có Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầuSXKD của DN một cách tốt nhất, có lợi nhất, chi phí bỏ ra thấp nhất và manglại hiệu quả kinh tế cao nhất

1.2 Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh.

Vốn là tiền đề là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của doanhnghiệp Các doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD được diễn ra thường xuyên

và liên tục và đạt hiệu quả mong muốn thì cần thiết phải quan tâm đến côngtác quản trị VKD

“Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định huy động vốn, tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp”.

“Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp là huy động vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp”

Như vậy có thể thấy mục tiêu của quản trị VKD là bảo toàn vốn và tạo rađược kết quả theo mục tiêu kinh doanh, đặc biệt là kết quả về sức sinh lời củađồng vốn

Trang 21

1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng vốn kinh doanh.

1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh thực chất là việc tìm nguồn vốn

để đáp ứng nhu cầu VKD phát sinh Theo như phần nguồn hình thành VKD ởtrên, ta thấy VKD có thể được hình thành từ nhiều loại nguồn khác nhau tùytheo cách phân loại Ở đây ta sẽ đi xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VKDdựa vào cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo đó để hình thành nên VKD, DN có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn vốnthường xuyên và nguồn vốn tạm thời Đặc điểm của 2 loại nguồn này đã đượcphân tích ở trên.Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại vốn, đặc điểm luânchuyển của VLĐ-VCĐ trong VKD của từng DN mà nhà quản trị quyết địnhtìm nguồn nào để đáp ứng nhu cầu VKD phát sinh trong hoạt động của DNmình

Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VKD cũng chính là DN đang lựa chọn

mô hình tài trợ vốn cho mình Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:

a Mô hình tài trợ thứ nhất.

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốnthường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời

Trang 22

Lợi ích của áp dụng mô hình này: giúp cho DN hạn chế được rủi rotrong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn; giảm bớt được chi phí trong việc

sử dụng vốn

Hạn chế của việc sử dụng mô hình này: chưa tạo ra sự linh hoạt trongviệc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảmbảo hơn, song kém linh hoạt hơn;DN thường phải duy trì một lượng vốnthường xuyên khá lớn ngay cả khi gặp khó khăn khi đó buộc phải giảm bớtquy mô kinh doanh

b Mô hình tài trợ thứ hai.

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thờicòn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thường xuyên

TSCĐ

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên Tiền

Thời gian

TSLĐ thường xuyên

TSCĐ

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyênTiền

Thời gian

Trang 23

Lợi ích của việc áp dụng mô hình này: sử dụng mô hình này, khả năngthanh toán và độ an toàn ở mức cao hơn so với việc sử dụng mô hình khác.

Hạn chế của việc áp dụng mô hình này: Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của

DN khi phải sử dụng phần lớn nguồn vốn thường xuyên; đồng thời gây lãngphí vốn của DN khi mà phải duy trì một lượng vốn thường xuyên nhất định

để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời điểm DN không phátsinh các nhu cầu về loại tài sản này

c Mô hình tài trợ thứ ba.

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộTSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Lợi ích của việc áp dụng mô hình này: chi phí sử dụng vốn sẽ được hạthấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụngvốn sẽ linh hoạt hơn

Hạn chế của việc áp dụng mô hình này: khả năng gặp rủi ro cao hơn vàkhông đảm bảo khả năng thanh toán, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có

sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn

TSLĐ thường xuyên

TSCĐ

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyênTiền

Thời gian

TSLĐ thường xuyên

Trang 24

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, không huy động kịpthời và đủ vốn có thể khiến cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn,nhưng huy động được rồi mà không tổ chức phân bổ sử dụng vốn một cách cóhiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp

Vốn huy động được doanh nghiệp phân bổ vào TSLĐ và TSCĐ

Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt nên cách thức phân

bổ vốn kinh doanh cần phải phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh củatừng doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả

1.2.2.3 Quản trị vốn lưu động.

Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của VLĐ đòi hỏi chúng ta cần phải

có một lượng VLĐ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của DN Chính vì vậytrong quản trị VLĐ các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu về VLĐcủa mình để phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của DN

“Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối

thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.”

Công thức:

Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:quy mô kinh doanh; đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh; sự biến độngcủa giá cả vật tư hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụngVLĐ của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; các chính sách

Trang 25

đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầuVLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

 Phương pháp trực tiếp:

Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàngtồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thànhtổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhu cầu vốn tồn kho = Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày x Số ngày dựtrữ

Nhu cầu vốn nợ phải thu = DTBH bình quân 1 ngày x Kỳ thu tiền trungbình

Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp kỳ kế hoạch = Doanh số mua chịubình quân ngày kỳ kế hoạch x Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

=> Nhu cầu VLĐ = Vốn tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa DN năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thuthực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch

- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo

- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyểnvốn năm kế hoạch

- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Trang 26

Tổ chức phân bổ VLĐ:

Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân bổ VLĐ theonhững tiêu thức nhất định Thông thường có 2 cách phân loại chủ yếu sau:

Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ:

Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành vốn vật tư, hàng hóa(bao gồmvốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu( gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửingân hàng, các khoản phải thu…)

Cách phân loại này giúp cho DN đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho,khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN

Phân loại theo vai trò của VLĐ:

Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành VLĐ trong khâu dự trữ sảnxuất( bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụnhỏ dự trữ sản xuất); VLĐ trong khâu sản xuất( bao gồm vốn bán thànhphẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và VLĐ trong khâu lưuthông( bao gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn,vốn bằng tiền)

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh,từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý , đảm bảo

sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuấtkinh doanh của DN

Quản trị vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành của tài sản ngắn hạn, là loại tài sản có tính thanhkhoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 27

Yêu cầu của quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp là vừa phải đảmbảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao vừa phải đáp ứng kịpthời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.

Nội dung quản trị vốn bằng tiền:

Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt

Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi

Quản trị các khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa hoặc dịch vụ Khoản phải thu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô, mức độ,chính sách bán chịu của từng doanh nghiệp

Quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tàichính doanh nghiệp bởi vì quản trị KPT liên quan đến sự đánh đổi giữa lợinhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ: nếu không bán chịu hànghóa DN sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm nên làm mất đi cơ hội thu lợinhuận; nhưng nếu bán chịu quá mức sẽ dẫn đến làm tăng chi phí quản trịKPT, tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ Dovậy, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng các biện pháp quản trị KPT

Nội dung quản trị khoản phải thu:

Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

Trang 28

Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi: quy mô SXKD,giá cả đầu vào, đặc điểm kỹ thuật ngành nghề, sự phối hợp giữa khâu sảnxuất, khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN,

Nội dung quản trị vốn tồn kho:

Xác định mô hình quản lý tồn kho hiệu quả EOQ

Mô hình EOQ dựa trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ.Nội dung của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế để vớimức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất

QE = = + Qbh

Trong đó: QE: Mức đặt hàng kinh tế

: Mức tồn kho trung bình

Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Qbh: Lượng dự trữ bảo hiểm

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho

Trang 29

Một số biện pháp quản trị tồn kho hiệu quả:

Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ

và lượng tồn kho dự trữ hợp lý

Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp

Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phívận chuyển, xếp dỡ

Thường xuyên theo dõi sự biến động của giá cả thị trường vật tư hànghóa

Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa để tránh tình trạng

bị mất mát hao hụt quá mức hoặc vật tư hàng hóa bị kém, mất phẩm chất

1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.

Về bản chất, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ trong DN

Do vậy, đặc điểm chu chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểmkinh tế kỹ thuật của TSCĐ Những đặc điểm chu chuyển của VCĐ lại chiphối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, vì vậy đòi hỏi việc quảntrị VCĐ luôn phải gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ trong DN

Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản trị VKD của các

DN Nội dung quản trị VCĐ bao gồm:

Đánh giá lựa chọn quyết định đầu tư vào TSCĐ.

Tùy theo đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh, DN sẽ lựa chọn đầu tưvào các loại tài sản cố định cho hợp lý.Ví dụ như DN sản xuất thường đầu tưTSCĐ lớn, và chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị, còn DN thương mại chủyếu đầu tư phương tiện vận tải.DN lựa chọn đầu tư TSCĐ phải phù hợp vớitrình độ công nghệ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mình

Khi xem xét đầu tư TSCĐ, DN phải quan tâm đến những vấn đề sau:

Trang 30

Quy mô đầu tư hay nhu cầu đầu tư: DN cần xác định hợp lý nhu cầuhay quy mô đầu tư TSCĐ để kịp thời đáp ứng , phục vụ sản xuất kinh doanh,đồng thời không gây lãng phí vốn đầu tư.

Trình độ kỹ thuật- công nghệ:DN đầu tư TSCĐ phải phù hợp với trình

độ kỹ thuật, công nghệ để tăng hiệu quả hiệu suất sử dụng tài sản, tránh lãngphí VCĐ

Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: DN nên lựa chon những nhà cungcấp uy tín hoặc có quan hệ lâu năm để giúp DN có được TSCĐ chất lượng vớimột giá cả hợp lý, hoặc nhận được các ưu đãi khi mua hàng

Huy động vốn cho đầu tư TSCĐ: dựa vào nhu cầu hay quy mô đầu tưTSCĐ, DN có chính sách huy động vốn thích hợp với tình hình nguồn vốncủa mình sao cho đảm bảo đủ vốn đầu tư cho TSCĐ với chi phí sử dụng vốnthấp nhất

Xây dựng quy chế quản lý sử dụng VCĐ

Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyền thiết bị nênđược giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý.DN cần căn cứ vào quy trìnhcông nghệ, sự sắp xếp ca kíp và cách thức tổ chức phân xưởng để phân địnhtrách nhiệm.Không có mô hình chung nào cho mọi công ty, mọi DN mà chỉnên áp dụng sự phân cấp hoặc giao trách nhiệm quản lý vận hành sao cho phùhợp với hoạt động của DN mình

Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao theo dõi vàthưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong bảo toànTSCĐ DN nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phânxưởng, tổ trưởng, ca trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây chuyền về tình hình sửdụng tài sản của từng bộ phận

Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý.

Trang 31

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củaTSCĐ.

Việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ vàthu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu

Lựa chọn phương pháp và xác định mức khấu hao hợp lý dựa trên cơ sở

là thông tư 45/2013/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng vàtrích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Cácphương pháp khấu hao TSCĐ bao gồm:

Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Ưu điểm: tính toán giản đơn, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá

thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép doanhnghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư các loại TSCĐ

Nhược điểm: không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất

thời vụ; do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịuảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình

Phương pháp khấu hao nhanh.

Thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trongnhững năm đầu sử dụng TSCĐ

+,Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: mức khấu hao hàng nămđược xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhânvới tỷ lệ khấu hao nhanh

Trang 32

+,Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: mức khấuhao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhânvới tỷ lệ khấu hao của từng năm.

Ưu điểm: giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế

ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanhnghiệp

Nhược điểm: làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao,

làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.Việc tính toán cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm

Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiếnsản xuất hàng năm nhân với mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩmhoặc khối lượng công việc hoàn thành

Ưu điểm: thích hợp với những TSCĐ có tính chất thời vụ và có liên quan

trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòncủa TSCĐ vào giá trị sản phẩm do khấu hao được tính theo khối lượng sảnphẩm

Nhược điểm: đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do

TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ

Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao hợp lý

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao các DN cần dựkiến phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ một cách hợp lý Điềunày tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để hình thành khấu haotài sản cố định của DN

Trang 33

Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn chủ

sở hữu, các doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao luỹ

kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới tài sản cố định của mình

Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn đivay, về nguyên tắc doanh nghiệp phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được

để trả vốn và lãi vay Tuy nhiên trong khi chưa đến kỳ hạn trả nợ, DN cũng cóthể tạm thời sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả

sử dụng nguồn vốn vay của DN

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao tài sản cốđịnh để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định Tuy nhiên, khi chưa cónhu cầu tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt sốkhấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu SXKD của mình nhưng phải đảm bảonguyên tắc hoàn trả đúng hạn

Kế hoạch sửa chữa thanh lý nhượng bán TSCĐ.

TSCĐ được cấu thành từ nhiều bộ phận chi tiết khác nhau và được sửdụng lâu dài.Trong quá trình sử dụng,TSCĐ không thể tránh khỏi bị hao mòn

và sự hao mòn đó lại không xảy ra đồng thời, giữa các chi tiết không đồngnhất với nhau.Vì vậy phải tiến hành sửa chữa TSCĐ

Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng sửa chữa những hư hỏng phát sinhtrong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của TSCĐ

Công việc sửa chữa TSCĐ có thể do DN tự sửa chữa hoặc thuê ngoài

và được thực hiện theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật,công việc sửa chữa TSCĐ đượcchia thành 2 phương thức sau:

Trang 34

Sửa chữa thường xuyên: là sửa chữa nhỏ mang tính chất bảo trì,bảodưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn, phải thường xuyênsửa chữa nhỏ, bảo trì duy tu theo quy phạm kỹ thuật.

Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa thay thế những bộphận chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế sửachữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường.Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐhay nâng cao năng suất,tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo thay thếxây lắp, trang bị bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ

Trong quá trình sửa chữa, DN phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn

bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định cho tồn tạihay chấm dứt vòng đời hoạt động của máy móc Yêu cầu này được coi là căn

cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máymóc thiết bị hay phải thanh lý nhượng bán để đổi mới TSCĐ

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng VKD của DN 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.

a Nhóm chỉ tiêu vể tổ chức thực hiện đảm bảo nguồn vốn:

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn hay rủi ro trong cách thức tài trợvốn lưu động của DN

NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Hoặc NWC= Nguồn vốn dài hạn – Nợ dài hạn

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết cấu VLĐ.

Trang 35

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ đầu tư vào từng loại hàng tồn kho, nợphải thu, vốn bằng tiền trong tổng tài sản ngắn hạn giúp cho nhà quản trị quản

lý sử dụng vốn lưu động hiệu quả nhất

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền:

 Hệ số khả năng thanh toán :

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN khi hàngtồn kho không bán được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thuhồi

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Trang 36

Phản ánh một đồng vốn HTK quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ.

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểmcủa ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:

Phản ánh trung bình độ dài thời gian hàng tồn kho của DN luân chuyểnđược một vòng

Chú ý: Nếu không xác định được GVHB thì sẽ thay GVHB bằng DTT.

e Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu.

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêuvòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng

Hệ số tạo tiền từ hoạt

động kinh doanh Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Trang 37

Kỳ thu tiền trung bình:

Phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúcgiao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của DNphụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của

DN

f Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn lưu động:

Số vòng quay vốn lưu động (số lần luân chuyển vốn lưu động):

Phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường là mộtnăm; cho biết 1 đồng VLĐ trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Kỳ luân chuyển VLĐ (Số ngày một vòng luân chuyển):

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêungày Số ngày một vòng luân chuyển càng nhỏ, càng làm tăng nhanh vòng

quay VLĐ, đảm bảo nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh bịhao hụt, mất mát trong quá trình sản xuất và tái sản xuất

Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ).

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồngVLĐ Hàm lượng VLĐ càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và

Kì thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số vòng quay các khoản phải thu

Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ

Số VLĐ bình quân

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày )

Số lần luân chuyển VLĐ

Trang 38

ngược lại.

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc

độ luân chuyển vốn lưu động Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanhnghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đo đánh giáhiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định.

a Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ

Số tiền chênh lệch giữa cuối năm so với cuối năm của:

 Nguyên giá TSCĐ

 Hao mòn lũy kế

 Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ lệ chênh lệch giữa cuối năm so với đầu năm:

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết cấu TSCĐ:

Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau)

Tỷ lệ chênh lệch = Số chênh lệch

Số đầu năm

x 100%

Trang 39

Có thể phân loại kết cấu TSCĐ theo mục đích kinh tế, hình thái biểuhiện hay tình hình sử dụng tùy theo yêu cầu quản lý của từng DN.

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ.

Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánhnăng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thờiđiểm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sửdụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết

d Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn cố định.

Hiệu suất sử dụng Vốn cố định:

Phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần VCĐ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ

Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

Kết cấu từng loại TSCĐ =

Nguyên giá từng loại TSCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ

Trang 40

Hàm lượng Vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng DTT trongkỳ Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hoạt động

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong một kỳ chu chuyển được baonhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sảncủa DN, thể hiện qua DTT được sinh ra từ tài sản mà DN đã đầu tư Vì vậy

mà chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của DN càng cao và

ngược lại

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( BEP):

Phản ánh 1 đồng giá trị mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng

Hàm lượng VCĐ =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế VCĐ bình quân x 100%

Vòng quay VKD = VKD bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

Ngày đăng: 03/10/2018, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính (xuất bản năm 2013) Khác
2. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính (xuất bản năm 2010) Khác
3. Giáo trình kế toán tài chính – Học viện Tài chính Khác
5. Báo cáo tài chính công ty TNHH Gốm xây dựng Yên Thạch các năm 2013, 2014 và 2015 Khác
6. Thông tin từ các website khác Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w