1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH toản xuân

101 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 344,27 KB

Nội dung

 Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảmbảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyênvật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ ph

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

TRẦN TUẤN QUANG

1

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình1.1

Hình 1.2

Hình 1.3

HÌNH 2: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN MỨC TỒN TRỮ TIỀN MẶT TỐI ƯU

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty

Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế, vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại

và phát triển của mọi doanh nghiệp Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưuđộng giữ một vị trí quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được diễn ra liên tục và tuần hoàn Do đó, việc quản lý và

sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất để tối đa hoá lợi nhuận là vấn

đề cần thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp

Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi to lớn kể từ khi chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ kinh tế, Nhànước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, các doanh nghiệp dần đượcchủ động trong kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính Tuy nhiên, mức độ canhtranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể tồn tại và phát triểnbền vững trên thị trường Một trong những việc quan trọng mà doanh nghiệpphải đặc biệt quan tâm là việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn lưu động sao chođem lại lợi nhuận tối đa Đây thực sự là một bài toán phức tạp mà các nhà quảntrị doanh nghiệp cần một lời giải thỏa đáng

Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạnchế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sửdụng có hiệu quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao Trongquá trình thực tập tại Công ty TNHH, em nhận thấy đây là một vấn đề thực sựcần thiết trong quản trị vốn lưu động, nơi mà tỷ trọng vốn lưu động chiếm tỷ

lệ đáng kể và nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô lớn, phức tạp Do

đó, em đã chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác

quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Toản Xuân” làm đề tài viết luận

văn tốt nghiệp

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn lưu động của Công ty TNHH

Toản Xuân

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động tại công

ty TNHH Toản Xuân, qua đó có những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường

công tác quản trị vốn lưu động của công ty

2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi quá trình quản lý và sử dụngvốn lưu động của Công ty từ lúc Công ty TNHH Toản Xuân hoạt động trong

thời gian từ năm 2012 cho đến nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này được thực hiện dựa trên các phương pháp như phương pháp

duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,…

4 Kết cấu của luận văntốt nghiệp

Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu

động của Công ty TNHH Toản Xuân

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động

của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Toản

Xuân

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị vốn

lưu động của Công ty

Do trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em khôngtránh khỏi có những thiếu sót nhất định Em rất mong được sự chỉ bảo, đónggóp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động

1.1.1.1 Khái niệm

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay thì doanh nghiệp đó cần phải có một lượng vốnnhất định để giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được doanh nghiệp sử dụng vàohoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Căn cứ vào đặc điểmchu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinh doanh làm hai loại: vốn dài hạn vàvốn ngắn hạn

Nếu như vốn dài hạn là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản dàihạn thì vốn ngắn hạn là vốn ứng ra để hình thành nên tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sảnlưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông Tài sản lưu động của doanhnghiệp gồm hai bộ phận chính: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu độnglưu thông

 Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảmbảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyênvật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá

trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…

 Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn

bằng tiền, vốn trong thanh toán…

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sảnlưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thế chỗ cho nhau, vận

Trang 9

động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành

liên tục và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh

Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho cho quá trình sản xuất kinh doanhđược tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng tài sản lưu động nhất định Vì vậy để hình thành nên các tài sản lưuđộng, doanh nghiệp phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào

các tài sản đó Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hoá lầnlượt qua nhiều hình thái biểu hiện khác nhau Đối với doanh nghiệp sản xuất,vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái vật

tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêuthụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền Sự vận động của vốn lưu động qua các

giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

T…H…SX…H’…T’ (T’= T + ∆T)Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanhhơn, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hoá sang hình thái hàng hoá và cuối

cùng chuyển về hình thái tiền Sự vận động này được thể hiện qua sơ đồ sau:

T…H…T’ (T’= T + ∆T)

Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từhình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng

quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động

Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liêntục vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạothành sự chu chuyển của vốn lưu động Vốn lưu động chu chuyển khôngngừng, nên tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộphận cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốntrải qua

1.1.1.2 Đặc điểm

Trang 10

Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối bởi cácđặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc

điểm sau:

 Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

 Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn

bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

 Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Vậy, ta có thể định nghĩa về vốn lưu động nhu sau: “Vốn lưu động

của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu

tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động trong doanh nghiệp.”

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để có thể quản lý vốn lưu động được tốt, chúng ta cần phải phân loạivốn lưu động Có rất nhiều các tiêu thức để phân loại vốn lưu động thành cácloại khác nhau Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:

1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn

Theo cách phân loại này có thể chia vốn lưu động thành vốn bằng tiền

và vốn về hàng tồn kho

 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

 Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàngchuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt độngkinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết

nhất định, phù hợp với qui mô và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

 Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện ở

số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bánhàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra còn có các

Trang 11

khoản tạm ứng trong một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh

nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng

 Vốn về hàng tồn kho

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệpđược tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn đòi hỏi doanhnghiệp phải hình thành một lượng dự trữ vật tư, hàng hóa nhất định Xem xétchi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Vốnnguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế,vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chiphí trả trước, vốn thành phẩm Còn trong doanh nghiệp thương mại, vốn về

hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ

Phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việcxem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanhnghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm ra các biện phápphát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu độngtheo hình thái biểu hiện để định hướng, có biện pháp điều chỉnh hợp lý và cóhiệu quả

1.1.2.2 Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Dựa vào cách phân loại này, vốn lưu động có thể được chia thành:

 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật liệuchính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn

công cụ dụng cụ nhỏ

 Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản sau: vốn sản phẩm

đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước

 Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản: vốn thành phẩm, vốnbằng tiền, vốn trong thanh toán (bao gồm những khoản phải thu và các khoảntiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanhtoán nội bộ; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắnhạn,…)

Trang 12

Phương pháp này cho phép biết được kết cấu của vốn lưu động theo vaitrò Từ đó, việc phân loại này sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốnlưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò củatừng thành phần vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó,doanh nghiệp đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra mộtkết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân loại nguồn hìnhthành vốn như sau:

 Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất dài hạn để hìnhthành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm

có thể xác định theo công thức sau:

Nguồn vốn lưu động

Tổng nguồn vốnthường xuyên -

Giá trị còn lại của TSCĐ

và các tài sản dài hạn khác

Hoặc:Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

 Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu đểđáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong

quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưuđộng thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong công việc đảm bảonhu cầu chung về vốn lưu động của doanh nghiệp Sự kết hợp này phụ thuộcvào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, phụ thuộc vào

quyết định của nhà quản trị trên cơ sở xem xét tình hình của doanh nghiêp.Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ

Trang 13

chức nguồn vốn Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động

Quản trị vốn lưu động là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển vốnlưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạtđược các mục tiêu của doanh nghiệp

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động

- Xác định đúng đắn nhu cầu và tổ chức huy động VLĐ đáp ứng đầy đủ, kịp

thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, có biện pháp sử dụng VLĐ hiệu quả, quản lýchặt chẽ các khoản phải thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán cho doanhnghiệp để có thể thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị của chủ sởhữu

Để đạt được các mục tiêu quản trị VLĐ, cần thực hiện các mục tiêu cụ thểsau về quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu và quản trị hàng tồn kho:

- Mục tiêu quản trị tiền mặt:

Tối thiểu hóa tiền mặt mà doanh nghiệp cần sử dụng, nhằm duy trì hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách bình thường, ngoài ratiền mặt để phục vụ cho các biến động ngẫu nhiên không lường trước đượccủa dòng tiền ra và vào

Đảm bảo đủ dòng tiền để công ty duy trì hoạt động trên cơ sở giảm thiểurủi ra mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn và đảmbảo an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao cho doanh nghiệp

- Mục tiêu quản trị hàng tồn kho:

Trang 14

Tổ chức hợp lý dự trữ nguyên, vật liệu để đảm bảo cho quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp điễn ra liên tục, tránh bị giánđoạn do việc dự trữ nguyên vật liệu gây ra.

Giảm tới mức thấp nhất có thể được số hàng cần thiết cho việc dự trữ,tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển

- Mục tiêu quản trị các khoản phải thu:

Xác định quy mô, mức độ và các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụhợp lý cho từng nhóm khách hàng, giảm thiểu mức độ rủi ro phải thu khó đòi

Do đó tăng được khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Đánh giá đúng đắn uy tín của từng khách hàng từ đó có các chính sánhbán chịu hợp lý, đảm bảo thu hồi được nợ Đánh giá mức độ rủi ro có thể gặpphải trong quá trình bán chịu hàng hóa, dịch vụ để có cái nhìn tổng quát trongquản trị các khoản phải thu

Trang 15

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ,

bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường, liên tục Việc đảm bảo nguồn vốn lưu động được xác định

qua nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn tốithiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức này sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn.Nhưng nếu trên mức này lại gây nên tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn lãng

++

Khoản phảithu của kháchhàng

-Khoản phải trảnhà cung cấp

-Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều

nhân tố như:

 Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp như: Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ, kĩ thuậtcông nghệ trinh độ sản xuất…Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sốvốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn

Trang 16

 Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữadoanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cảcủa các loại vật tư, hàng hóa, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường

bán hàng, điều kiện phuơng tiện vận tải…

 Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chứcthanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệpảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu Việc tổchức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thutiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh

nghiệp

Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệpxác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng

vốn lưu động một cách tiết kiệm, có hiệu quả

Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và điệu kiện cụ thể của doanhnghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khácnhau để xác định nhu cầu vốn lưu động Có hai phương pháp chủ yếu được sửdụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

1.2.2.1.1 Phương pháp trực tiếp

Nội dung cơ bản của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốncho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp và tập hợplại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Trình tự xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:

- Xác định nhu cầu vốn trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự

trữ nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,nhiên liệu,phụ tùng thay thế….Đối vớitừng loại vật tư,hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế vàthời gian cần thiết để dự trữ,để xác định mức chi phí sử dụng bình quân mộtngày và số ngày dự trữ hợp lý

Trang 17

+ Đối với nguyên vật liệu chính: Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật

liệu chính trong kỳ được xác định:

Vnvlc = Mnvlc x Nnvlc

Trong đó:

Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch

Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch

Nnvlc: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu

Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính được xác định căn cứvào số ngày vận chuyển trên đường,số ngày kiểm nhận nhập kho,số ngày

chuẩn bị đưa vào sử dụng,số ngày dự trữ bảo hiểm

+ Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với các khoản vật tư khác:

Đối với vật tư dùng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp

xác định nhu cầu vốn dự trữ như đối với các loại nguyên vật liệu chính

Đối với các loại giá trị thấp, số lượng tiêu hao không nhiều hoặc khôngthường xuyên như vật liệu phụ, công cụ dụng cụ có thể dùng công thức sau:

Vk = Mk x T%

Trong đó:

Vk: Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ năm

kế hoạch của doanh nghiệp

Mk: Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế hoạch

T%: Tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức luân chuyển vốn của loại vật tư

đó ở năm báo cáo (kỳ gốc)

- Xác định nhu cầu vốn trong khâu dự trữ sản xuất:

+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang,bán thành phẩm:

Vsx = Pn x CKsx x HspTrong đó :

Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày trong kỳ kếhoạch

CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

Trang 18

Hsp : Hệ số sản phẩm dở dang,bán thành phẩm (%)Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày trong kỳ kế hoạch có thểxác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm kỳ kế hoạch chia cho

số ngày trong kỳ (1 năm tính bằng 360 ngày)

+ Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước:

Vtt = Pđk + Pps - PPbTrong đó :

Vtt: Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch

Pđk: Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch

Pps: Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ

Ppb: Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm

- Xác định nhu cầu vốn trong khâu dự trữ sản xuất

+ Xác định nhu cầu vốn thành phẩm :

Vtp = Zsx x NtpTrong đó :

Vtp: Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch

Zn: Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch

Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm

Giá thành sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch xác định bằng cách

lấy tổng giá thành sản xuất trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kỳ

Số ngày dự trữ thành phẩm là số ngày kể từ khi thành phẩm nhập khocho đến khi xuất giao cho khách hàng Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưuđộng để dự trữ về nguyên vật liệu, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trảtrước và thành phẩm Tổng hợp lại sẽ xác định được tổng mức dự trữ hàng tồn

kho trong doanh nghiệp

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:

Vpt = Dtnx NptTrong đó :

Trang 19

Npt: kỳ thu tiền bình quân(ngày).

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

+ Xác định quy mô nguồn nợ phải trả cho nhà cung cấp.

Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếmdụng của khách hàng.Các khoản nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổsung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh mộtphần vốn lưu động của mình để dung cho việc khác.Doanh nghiệp có thể xácđịnh khoản nợ phải trả theo công thức sau :

Nợ phải trả

nhà cung cấp =

Kỳ thu tiềntrung bình x

Giá trị NVL hoặc hàng hóa muavào bình quân một ngày trong kỳ

kế hoạch (loại mua chịu)

- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:

Trên cơ sở đã xác định được nhu cầu VLĐ ở từng khâu,cộng dồn nhucầu VLĐ trong các khâu dự trữ sản xuất,sản xuất và lưu thông (vốn hàng tồnkho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu,phải trả nhà cung cấp sẽ

có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Phương pháp này phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng khoản vốn vật tưhàng hóa trong từng khâu kinh doanh,kết quả dự báo nhu cầu vốn tương đốisát với nhu cầu vốn thực tế của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nó có hạn chế việctính toán tương đối phức tạp,đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về tình hìnhcung cấp vật tư,dự trữ sản xuất, mất thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưuđộng của doanh nghiệp

1.2.2.1.2 Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độluân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanhthu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp theonăm kế hoạch

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

Trang 20

• Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động

Dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theoquy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, ta có công

thức như sau:

VKH = VBC x x (1 + t%)

Trong đó:

VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch

MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t% : Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

• Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốnnăm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác địnhcăn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luânchuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch

Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phươngpháp dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thànhVLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thunăm kế hoạch

1.2.2.2 Tổ chức phân bổ vốn lưu động

Việc phân bổ vốn lưu động hiệu quả là một trong những nhân tố gópphần vào thành công của doanh nghiệp Việc phân bổ vốn lưu động hình

thành nên kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp

Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động

chiếm trong tổng số

Kết cấu vốn lưu động giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình vốn lưuđộng và tỷ trọng của từng thành phần trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh Từ đó đưa ra các quyết định, biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệuquả, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp Trên thực tế, kết cấuvốn lưu động của các doanh nghiệp là khác nhau bởi vì kết cấu vốn lưu độngcủa doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Tuy nhiên các yếu tố đóđược chia thành ba nhóm chính bao gồm:

Trang 21

• Những nhân tố về mặt sản xuất

Các nhân tố này bao gồm: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất củadoanh nghiệp, đặc điểm của chu kỳ sản xuất, quy mô kinh doanh, mức độphức tạp của quy tình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm, trình độ quản lý tổchức quá trình sản xuất… Các yếu tố này ảnh hưởng đến tỷ trọng và thời gianứng vốn lưu động trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

• Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm

Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khoảng cách từ doanhnghiệp tới thị trường, khả năng cung ứng của thị trường, kỳ hạn giao hàng, sốlượng, chủng loại, giá cả, phương tiện vận tải… đều ảnh hưởng đến tỷ trọngvốn lưu động bỏ vào khâu dự trữ

• Các nhân tố về mặt thanh toán

Những doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán hợp lý, giải quyếtthanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn lưu động trong lưu thông sẽ thay đổi.Đồng thời việc chấp hành nguyên tắc thanh toán của khách hàng, tổ chức thủ

tục thanh toán cũng ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động

Ngoài các nhân tố trên, kết cấu vốn lưu động còn phụ thuộc vào tính chấtthời vụ, trình độ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp…

1.2.2.3 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Để quản trị VLĐ đạt hiệu quả tốt nhất các doanh nghiệp cần phải xâydựng cơ cấu VLĐ sao cho hợp lý với yêu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thờixác định mối quan hệ giữa các thành phần và nguồn hình thành của VLĐ Đểđánh giá về tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp,

ta xem xét doanh nghiệp đang áp dụng mô hình tài trợ nào trong các mô hìnhtài trợ sau:

Trang 22

TSLĐ thường xuyên Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian Nguồn vốn tạm thời

Hình1.1

NV thường xuyên

Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm

bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảobằng nguồn vốn tạm thời

Ưu điểm : Mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trongthanh toán, mức độ an toàn cao hơn Giảm bớt được chi phí trong việc sửdụng vốn, nguồn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, tính chắc chắn trong

tổ chức sử dụng được đảm bảo

Nhược điểm: Mô hình chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụngvốn Khi sự biến động trong doanh thu, khi gặp khó khăn về tiêu thụ thì chưa

có sự linh hoạt trong tổ chức đảm bảo

Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần

của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và mộtphần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 23

TSLĐ thường xuyên Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian

NV thường xuyên Nguồn vốn tạm thời

Hình 1.2

Ưu điểm: khi sử dụng mô hình này khả năng thanh toán và độ an toàn ở

mức cao

Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng khoản vay trung

và dài hại để tài trợ vốn Tính linh hoạt không cao, đôi khi vẫn phải sử dụng

nguồn vốn dài hạn trong những lúc không có nhu cầu thực sự

• Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên đượcđảm bảo bằng nguồn vốn thương xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên vàtoàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 24

TSLĐ thường xuyên Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian

NV thường xuyên Nguồn vốn tạm thời

Hình 1.3 TSLĐ thường xuyên

Ưu điểm: Mô hình này có chi phí sử dụng vốn thấp nhất vì sử dụng nhiều

hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn Việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn

Nhược điểm: khả năng thanh toán và độ an toàn không cao

Tuy nhiên, trong thực tế mô hình này được lựa chọn sử dụng nhiều hơn

Vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối vớidoanh nghiệp mới thành lập khi nguồn vốn dài hạn đang còn hạn chế thì lạicàng cần thiết Nhưng sử dụng mô hình này cần có sự năng động trong việc tổ

chức nguồn vốn, vì khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn khi áp dụng mô hình này.Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong những môi trường ngành,nghề khác nhau thì việc vận dụng các mô hình trong huy động vốn cũng làkhác nhau Hay trong từng thời kỳ kinh tế khác nhau thì việc lựa chọn cần cócái nhìn tổng quan của nhà quản trị tài chính, để có thể phát huy tốt các nguồnlực tránh lãng phí cũng như chi phí sử dụng hợp lý nhất

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một

bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là tài sản có tính thanhkhoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Trang 25

Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàntuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng

kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

•Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp

ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ

sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt vớichi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt Có nhiều phương pháp xác định mức

dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào sốliệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữtiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình Baumol đểxác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp

Chi phí lưu giữ tiền mặt

Tổng chi phí Chi phí cơ hội

Chi phí giao dịch

0 C* Số lượng tiền mặt

HÌNH 2: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN MỨC TỒN TRỮ TIỀN MẶT TỐI ƯU

Công ty có thể nghiên cứu các mô hình vận dụng với tình hình thực tếcủa mình để vận dụng trong việc ra quyết định mức tồn trữ tiền mặt mục tiêu

(C*) mà tại đó chi phí lưu giữ tiền mặt ở mức tối thiểu

Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt = Chi phí cơ hội + Chi phí giao dịch

Giả định trong năm 2013, công ty thực hiện xác định mức dự trữ tiền tối

ưu (mục tiêu) bằng Mô hình Baumol (mô hình quản lý EOQ), cụ thể như sau

Trang 26

Nếu gọi:

F: Chi phí cố định phát sinh khi vay ngắn hạn (giao dịch chứng khoán

ngắn hạn)

T: Tổng số tiền mặt cần bù đắp cho giao dịch trong năm

K: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt (%/năm)

C: Tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ

Thì

Mức tồn quỹ TM bình quân =

Mức tồn quỹ TM đầu kỳ + Mức tồn quỹ TM cuối kỳ

2 = 2 2

0 C C

= +

 Chi phí cơ hội = K

C

× 2

Số lần công ty bán chứng khoán để bù đắp tiền mặt đã chi tiêu = T/C

F T

Trang 27

ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá

trình thanh toán

• Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng nămDoanh nghiệp cần có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiềnmặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chínhngắn hạn) Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhâp, xuấtngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ củadoanh nghiệp khi đáo hạn

1.2.2.5 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vàosản xuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò, tồn kho dự trữ được chialàm 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm; tồn kho thành phẩm

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước mộtlượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho

dự trữ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hoá ứđọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn

ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng saocho tiết kiệm hiệu quả Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tốithiểu hoá tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tốithiểu Nội dung cơ bản của phương pháp này là xác định được mức đặthàng kinh tế (EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dựtrữ là nhỏ nhất

Mức đặt hàng kinh tế được xác định như sau:

QE = Trong đó: QE: Lượng đặt hàng kinh tế (lượng đặt hàng tối ưu)

Qn: Số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo hợp đồng

Trang 28

C1: Chi phí lưu trữ, bảo quản cho một đơn vị hàng hoá tồn kho.

C2: Chi phí cho một lần thực hiển hợp đồng cung ứng

Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thểxác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE

Trong đó: Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ

Nc: độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho.Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mứctồn kho trung bình

Q=Qe

2 +Qbh

Trong đó: : Mức dự trữ hàng tồn kho trung bình

Qbh: Mức dự trữ bảo hiểm

Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:

 Xác định lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý

 Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để đạt các

mục tiêu: giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư đảm bảo

 Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư, thành

phẩm, hàng hóa để có quyết định điều chỉnh kịp thời

 Tổ chức kiểm tra và phát hiện kịp thời tình trạng vật tư ứ đọng, không phù

hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó và thu hồi vốn

 Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho, bảo toàn vốn lưu động

1.2.2.6 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do muachịu hàng hoá và dịch vụ Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều

có các khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu cáckhoản phải thu quá lớn, tức số vốn bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểmsoát nổi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 29

doanh nghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọngtrong quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro trong bán chịu hàng hoá, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hoá,dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội thu lợi nhuận, song nếu bán chịuquá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăngnguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ Do đó,doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu

từ bán chịu hàng hoá, dịch vụ

Nội dung quản trị khoản phải thu

•Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàngDoanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tốithiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bánchịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp ápdụng chính sách bán chịu hay thắt chặt cho phù hợp Ngoài các tiêu chuẩnbán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bánchịu hàng hoá, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệchiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán

chịu theo hợp đồng

•Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồidoanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng muachịu Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng

yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

•Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi

nợ

Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng;

Trang 30

xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù

hợp với từng khách hàng mua chịu

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chínhsách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi

nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêucầu sự can thiệp của Toà án kinh tế nếu khách hàng nợ lâu hoặc mất khả

năng thanh toán nợ

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Để đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp thường

sử dụng nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau:

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Ta đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanhnghiệp thông qua đánh giá chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trường hợp 1: NWC > 0 Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thườngxuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh

Trường hợp 2: NWC < 0 Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng NWC < 0 là dấuhiệu việc sủ dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất thăng bằng

Trường hợp 3: NWC =0 Trường hợp này không tạo ra sự ổn định tronghoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhữngngành có tốc độ quay vòng vốn chậm

1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền

Vòng quay vốn bằng tiền =

Trang 31

 Thời gian bình quân chuyển hoá thành tiền

Thời gian bình quân chuyển hoá thành tiền là khoảng thời gian kể từlúc sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt

Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền = ADR + ADI - ADP

Trong đó:

 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý,hàng 6tháng hoặc hằng năm nhằm giúp các nhà quản trị đánh giá được khả năng tạotiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được

 Các hệ số khả năng thanh toán

• Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanhtoán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (nhữngkhoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trongthời gian ngắn (thường dưới 1 năm)

• Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 32

Hệ số này cho phép đánh giá khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư,hàng hoá.

• Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

1.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ

Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân trong kỳTổng giá vốn hàng bánChỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinhdoanh, mức độ đầu tư vào Hàng tồn kho, tình hình thực hiện kế hoạch hàng tồnkho…

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho= Số vòng quay hàng tồn khoSố ngày trong kỳ

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (ADI) là số ngày bình quân từlúc nguyên vật liệu, hàng hoá được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bánđược cho khách hàng

1.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu trong kỳ

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình quản lý và thu hồi vốn trong thanhtoán Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó cho biết vốn càng quay được nhiềuvòng hơn, chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào chính sách bán chịu, việc tổ chứcthanh toán của doanh nghiệp, tính chất mùa vụ của sản phẩm

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình (ADR) phản ánh thời gian từ lúc bán hàng đếnlúc thu tiền hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức là thờigian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng giảm

1.2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn

Để đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chủtiêu sau

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp có thể đo bằng hai

chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ chu chuyển vốn lưu động

 Số lần luân chuyển vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động): phảnánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là mộtnăm và được tính bằng công thức sau:

Trong đó: L: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ

M: Tổng mức chu chuyển vốn lưu động trong kỳ

: Số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày bình quân cần thiết đểvốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòngquay của vốn lưu động trong kỳ, được tính bằng công thức sau:

Trang 34

L: Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.

Số lần luân chuyển vốn lưu động càng cao (kỳ luân chuyển vốn lưu động

cành thấp) thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn phản ánh sốvốn lưu động có thể tiết kiệm được trong kỳ do tăng tốc độ luân chuyển vốnlưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo) được xácđịnh bằng công thức sau:

M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh

K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) và kỳ gốc(kỳ báo cáo)

L1, L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) và kỳgốc (kỳ báo cáo)

Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhiệm vốn lưu động)

Là số đồng vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần.Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càngcao Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu số lần luân chuyển vốn lưu động

và được tính bằng:

Trang 35

Hàm lượng vốn

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

1.2.3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sự dụng vốn lưu động được xác định bởi chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận trên vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế Lợi nhuận tạo ra trên một đồng vốn lưuđộng càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn lưu động =

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện khôngthể thiếu là vốn Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa được đặt ra

là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để đồng vốn sinh lời, vốn phảisinh lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Lợiích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệuquả đồng vốn,tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mởrộng quy mô sản xuất ngày càng lớn Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mộttrong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sửdụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp

Thông qua chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động cho phépcác nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác,toàn diện

về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của đơn vị mình từ đó đề ra các biệnpháp,chính sách,các quyêt định đúng đắn,phù hợp để việc quản lý và sử dụngvốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai

Trang 36

Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của một doanhnghiệp là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

Trang 37

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

• Chính sách kinh tế của Nhà nước: Những chính sách vĩ mô của Nhà nước vềthuế, định hướng phát triển tác động không nhỏ đến hoạt động quản trị vốncủa doanh nghiệp Chẳng hạn như việc nhà nước giảm thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh

doanh

• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm

có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường Điều này ảnh hưởng trực tiếp đếntình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanhthu, lợi nhuận Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhà quản trị sẽtăng cường mở rộng quy mô vốn, đồng thời tìm cách tăng tốc độ luân chuyển

vốn nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại

• Tác động của thị trường: Nền kinh tế thị trường vốn ẩn chứa rất nhiều rủi ronhư rủi ro lạm phát, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… Doanh nghiệp cầnphải dự báo và có những quyết định huy động, sử dụng vốn phù hợp để nắm

bắt cơ hội trên thị trường cũng như giảm thiểu rủi ro

• Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ khôngngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này thì quy trình côngnghệ sẽ trở nên lạc hậu, tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, giảm tínhcạnh trạnh của doanh nghiệp trên thị trường Do đó, nhà quản trị cần quan tâmđến việc đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ yêu cầu sản xuất, kinhdoanh

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ sẽ đảm bảo cho

hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp chủ động hơn trongkinh doanh, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.Xác định nhu cầu VLĐ khônghợp lý, quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất cũng

Trang 38

như hiêụ quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Do đó, nhà quản trị cần xác định

nhu cầu vốn lưu động hợp lý để tận dụng nguồn vốn của doanh nghiệp

- Chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng tác động tới lượng hàng hóa tiêu

thụ, có chính sách bán hàng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, giảm lượngthành phẩm tồn kho, giải phóng VLĐ bị ghim trong thành phẩm Việc áp

dụng chính sách bán chịu hay thu tiền ngay

- Trình độ quản lý các khoản phải thu: Doanh nghiệp thực hiện chính sách bán

chịu nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng thị phần,… nhưngdoanh nghiệp phải đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạngkhách hàng chiếm dụng vốn quá lâu mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngVLĐ, chủ động lên kế hoạch thu hồi nợ, phân loại nợ phải thu, đôn đốc khách

hàng trả nợ

- Chính sách hàng tồn kho: mức dự trữ hàng tồn kho quá ít hay quá nhiều đều

không tốt, quá ít sẽ không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục,doanh nghiệp không có khả năng chớp các đơn đặt hàng, quá nhiều thì vốn bịghim chặt trong Hàng tồn kho mà không vận động, sinh lời được

Một chính sách hàng tồn kho hợp lý với quy mô và năng lực sản xuấtkinh doanh không những đảm bảo cho hoạt động kinh doanh iên tục mà cònnâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

- Trình độ người lao động: Trình độ người lao động ảnh hưởng tới chất lượng

sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm hỏng, trình độ càng cao thì chất lượng sản phẩm

càng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng lớn

- Lựa chọn phương án đầu tư: Phương án đầu tư hợp lý, sản phẩm tạo ra đáp

ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệpcao, giải phóng VLĐ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó nâng caohiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại

Trang 39

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

TNHH TOẢN XUÂN Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Toản Xuân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Toản Xuân

 Một số thông tin chính về công ty :

- Tên công ty : Công ty TNHH Toản Xuân

- Trụ sở chính : Xã Yên Lương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Năm 2011 để phù hợp với quy mô hoạt động doanh nghiệp thay đổi vốnđiều lệ lên 11 tỷ đồng Hiện nay Công ty TNHH Toản Xuân là một trongnhững doanh nghiệp đứng đầu tại tỉnh Nam Định trong việc phân phối phânbón, cũng như các sản phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng Được sựtin tưởng lớn của bạn hàng giờ đây Công ty là đại lý phân phối chính thứcsản phẩm Phân lân , NPK cho công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao,Npk Tiến Nông , Đại lý cấp 1 cho sản phẩm Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình -đều là những tên tuổi đứng đầu trong ngành nghề sản xuất Phân bón

Công ty tham gia góp vốn vào công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầukhí miền bắc Ông Trần Quốc Toản – giám đốc công ty được tín nhiệm bầu

Trang 40

làm thành viên hội đồng quản trị của Công ty cổ phần phân bón và hóa chấtdầu khí miền bắc.Công ty tham gia tích cực vào các hoạt động của địaphương, có nhiều đóng góp cho địa phương qua việc đóng góp các quỹ chođịa phương, tổ chức nhiều buổi từ thiện phát miễn phí phân bón cho hộ giađình nông dân diện nghèo tại địa phương Qua đó công ty nhận được sự ủng

hộ hết mình từ chính quyền địa phương cũng như người dân trong khu vực.Công ty TNHH Toản Xuân được thành lập nhằm huy động và sử dụngvốn của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư

có hiệu quả trong sản suất kinh doanh, tạo thêm việc làm, phát triển công ty,nâng cao sức cạnh tranh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty trên cơ sởđảm bảo sự hài hòa lợi ích của nhà nước, lợi ích của công ty và lợi ích củangười lao động, tạo điều kiện cho người lao động trong công ty và nhữngngười góp vốn được làm chủ thực sự phần vốn góp của mình

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Toản Xuân

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Toản Xuân

Cơ chế quản lý

Công ty TNHH Toản Xuân được tổ chức và hoạt động theo Luật doanhnghiệp và các Luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hìnhtrực tuyến chức năng Mức độ tập trung hóa của mô hình này rất cao, mọi quyềnlực đều tập trung ở cơ quan cao nhất là Giám đốc, giúp Công ty thống nhất trongviệc ra quyết định, tránh được sự chồng chéo trong công tác tổ chức

Giám đốc:

Giám đốc của Công ty TNHH Toản Xuân là người có quyền hành caonhất điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức chỉ huy mọi hoạtđộng kinh doanh của Công ty, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, laođộng tiền lương, trực tiếp giám sát, quản lý các phòng ban trực thuộc Công ty

Phó giám đốc :

Ngày đăng: 03/10/2018, 19:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w