TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN PHẠM THỊ LIÊN NHÂN GIỐNG CÂY HOA OẢI HƯƠNG LÁ XẺ LAVANDULA DENTATA L.. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
PHẠM THỊ LIÊN
NHÂN GIỐNG CÂY HOA OẢI HƯƠNG LÁ XẺ
(LAVANDULA DENTATA L.) BẰNG KỸ THUẬT
NUÔI CẤY MÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH - KTNN
PHẠM THỊ LIÊN
NHÂN GIỐNG CÂY HOA OẢI HƯƠNG LÁ XẺ
(LAVANDULA DENTATA L.) BẰNG KỸ THUẬT
NUÔI CẤY MÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Người hướng dẫn khoa học
TS LA VIỆT HỒNG
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS La Việt Hồng - Khoa Sinh
KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình
của cô Mai Thị Hồng - Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật đã giúp đỡ,
đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh
lí thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật - trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận này
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phạm Thị Liên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
- Khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS La Việt Hồng Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
PHẠM THỊ LIÊN
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAP: 6-Benzylaminopurine
MS: Murashige & Skoog
NAA: 1-naphthaleneacetic acid
IAA: Indolo-3-axit axetic
IBA: Indol butyric acid
Kinetin (KIN): 6-furfurylaminopurinne
Ads: Adenine hemisulfate
M : Margara N30K
TDZ:Thidiazuron
Mg/l: miligam/ lít
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về chung về chi Lavandula và loài L dentata 3
1.2 Đặc điểm sinh học của Lavandula dentata L 4
1.3 Giá trị sử dụng 5
1.4 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.4.1 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L trên thế giới 6
1.4.2 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L ở Việt Nam 8
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 Đối tượng nghiên cứu 9
2.2 Thời gian và điạ điểm nghiên cứu 9
2.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 9
2.3.1 Thiết bị 9
2.3.2 Dụng cụ 9
2.4 Môi trường nuôi cấy 9
2.5 Điều kiện nuôi cấy 10
2.6 Phương pháp nghiên cứu 10
2.6.1 Tạo vật liệu khởi đầu 10
Trang 72.6.2 Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro 10
2.6.3 Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh 11
2.6.4 Rèn luyện cây Oải hương in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên 11
2.7 Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm 11
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1 Tạo vật liệu khởi đầu 12
3.2 Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro 14
3.2.1 Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh và nhân nhanh chồi L dentata in vitro 14
3.2.2 Ảnh hưởng của Kinetin (KIN) đến quá trình tái sinh và nhân nhanh chồi L dentata in vitro 16
3.3 Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh 18
3.4 Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 28
Trang 8giai đoạn rèn luyện 21
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2 Cây hoa Oải hương lá xẻ (Lavandula dentate L.) 4
Hình 3.1 Kết quả tạo vật liệu khởi đầu từ đốt thân 13
Hình 3.2.1 Chồi Lavandula dentata sau 8 tuần trên môi trường MS+ BAP 0,7
mg/l 15
Hình 3.2.2 Chồi L dentata trên môi trường MS + BAP 0,9 mg/l có hiện
tượng thủy tinh hóa 15
Hình 3.2.3 Chồi L dentata trên môi trường MS+ KIN 17 Hình 3.3 Rễ cây L dentata trên môi trường MS+ NAA 0,5 mg/l sau 3 tuần
nuôi cấy 19
Hình 3.4 Quá trình rèn luyện cây in vitro Lavandula dentata 22
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cây hoa Oải hương lá xẻ có tên khoa học là Lavandula dentata L có nguồn
gốc từ Địa Trung Hải Là một loài hoa đẹp và phổ biến trong ngành công nghiệp dược liệu, nó còn được xem như thứ thảo dược của tình yêu với hoa màu tím và mùi thơm đặc trưng Chúng có nhiều ở quần đảo Canary, Naderia, vùng Địa Trung
Hải, Bắc Phi, Tây Nam Á, bán đảo Ả Rập, Ấn Độ, [30]
Lavandula là một chi nhỏ thuộc các loài cây nửa bụi hoặc cây bụi thuộc
họ Bạc hà (Lamiacae) [6] Thời kỳ ra hoa thường từ tháng 6 đến tháng 8 [29] Rất nhiều trong số đó có chất thơm và dược tính được sử dụng rộng rãi để chiết xuất tinh dầu Nhu cầu tinh dầu hoa oải hương ngày càng nhiều, tinh dầu hoa Oải hương được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược
liệu, gia vị cho món ăn, ngoài ra còn có tác dụng trong trang trí [28]
Ở các nước ôn đới, từ lâu Lavandula đã trở thành cây trồng lưu niên có giá trị thương mại quan trọng và thường được trồng bằng hạt hay giâm cành bằng thân cây Tuy nhiên, các phương pháp này thường lâu, chất lượng không cao và không đồng đều [7], [8] Mặc dù, cây hoa Oải hương có thể nhân giống
vô tính bằng gốc nhưng vẫn thiếu các phương pháp nhân giống vô tính đảm bảo
và chất lượng để cung cấp số lượng lớn cây cho các ngành công nghiệp sản xuất hương liệu Vừa để đáp ứng nhu cầu trên và vừa để khắc phục một số hạn chế của phương pháp nhân giống bằng hạt và giâm cành Những yếu tố khác như khí hậu, nguồn nước, hay việc nhạy cảm với bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới thành phần và tính chất của tinh dầu [9]
Vì thế, sử dụng phương pháp nhân giống in vitro trong ống nghiệm trong
điều kiện môi trường có kiểm soát, sẽ tạo điều kiện cho phép nhân giống nhanh các dòng vô tính cao cấp và cho chất chuyển hoá có giá trị trong suốt cả năm mà không hạn chế theo mùa [5] [31] Hơn nữa, kỹ thuật di truyền chỉ có thể kết hợp
Trang 11với kỹ thuật nuôi cấy vô tính trong ống nghiệm [22], mới có thể cho các nhà sản xuất hoa Oải hương cơ hội cải thiện chất lượng và số lượng của các loại tinh dầu Để có được sự thành công của vi nhân giống phụ thuộc vào thành phần của môi trường dinh dưỡng, nồng độ và sự kết hợp của điều hòa sinh trưởng thực vật [28]
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân giống in vitro cây hoa Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống cây hoa Oải hương lá xẻ
bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tạo vật liệu khởi đầu
- Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro
- Tạo cây in vitro hoàn chỉnh
- Rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu nhân giống invitro
về hoa Oải hương (Lavandula dentata L.)
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có thể được sử dụng nghiên cứu trong nuôi cấy mô tế bào
hoa Oải hương (Lavandula dentata L.) Góp phần sản xuất cây giống có hiệu quả
cao, chất lượng tốt, ứng dụng vào sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khai thác, bảo tồn các nguồn gen quý về loài hoa Oải hương
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về chung chi Lavandula và loài L dentata
Tên khoa học chi Lavendula (Lavandula) bắt nguồn từ tiếng Latinh Lavare, chúng phân bố chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải, bán đảo Ả Rập, quần đảo Canary, Maderia, Bắc phi, Tây Nam Á và Ấn Độ Ở Việt Nam, có khoảng 4 loài và một số giống lai được trồng chủ yếu ở Đà Lạt nơi có khí hậu mát mẻ và một số ít ở Hà Nội, vì chúng là loài hoa ưa lạnh và khô, không chịu được độ ẩm
cao, nắng nóng [2]
Hiện nay, hoa Oải hương mới được trồng nhiều ở các nước ôn đới như Tasmania, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Trung Quốc, Asutraylia, đặc biệt là vùng Provence ở Pháp có những cánh đồng Oải hương bạt ngàn, tít tắp [26]
Cây hoa Oải hương lá xẻ có tên khoa học là Lavandula dentata L là loài
cây thuộc chi Oải hương (Lavandula) họ Bạc Hà (Lamiaceae Lindl 1836), bộ Bạc Hà (hoa Môi, Lamiales) Chi Oải hương có 39 loài, nhiều giống lai và gần
400 giống cây trồng đã có đăng ký [26]
Cây Oải hương có hai loại: Lá lớn và lá nhỏ, Lavandula dentata L thuộc
loại lá nhỏ, nói chung giống lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong lĩnh vực trang trí
và được sự lựa chọn từ người tiêu dùng, nhóm này cũng là đối tượng phù hợp
của nuôi cấy mô tế bào thực vật
Trang 13
1.2 Đặc điểm sinh học của Lavandula dentata L
Hình 1.2 Cây hoa Oải hương lá xẻ (Lavandula dentate L.)
Thân: Cây hoa Oải hương có thân nhỏ, cao từ 0,2 - 1m, cây phân thành
nhiều nhánh và mọc thành bụi Toàn thân có lớp lông mỏng phủ ngoài
Lá: Cây có nhiều lá, lá nhỏ, hẹp, hình dải có mép hơi gập xuống, không
có cuống, màu xanh thẫm, mọc đối xứng Bề mặt lá cũng có lông Đặc biệt,
Lavandula dentata L có mép lá xẻ nên được gọi là hoa Oải hương lá xẻ
Rễ: Rễ cây dạng chùm, ưa sống ở những nơi hơi kiềm, đất tơi xốp, toát
nước tốt
Hoa: Hoa mọc thành chùm ở đỉnh, đối xứng hai bên, lưỡng tính, mẫu 5, đài
và tràng hợp thành ống có hai môi rõ Hoa Oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa Cuống hoa dài, màu xám, có góc
cạnh Thời kì ra hoa của cây là vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 [33]
Trang 14Tinh dầu Oải hương được sinh ra từ tuyến lông trên bề mặt của lá và có thành phần chính là các nhóm hidrocacbon không no, 50-60 trong số đó đã được phát hiện Linalool và linalool acetate là các nhóm hidrocacbon không no phong phú nhất trong các giống hoa Oải hương phổ biến [29] Thành phần tinh dầu được xác định chủ yếu bởi kiểu gen thực vật, mặc dù điều kiện môi trường và nuôi cấy cũng có thể gây ảnh hưởng lớn và thành phần giữa các mô khác nhau cũng có thể thay đổi được [25] Tinh dầu từ Lavandula lá hẹp bị chi phối bởi các chất hóa học và các chất axetat và tinh dầu từ Lavandula lá rộng chi phối bởi linalol, 1,8-cineole [29] Các thành phần tương đối của mỗi nhóm hidrocacbon không no trong các loại dầu thiết yếu là khác nhau giữa các loài cây
Các đặc tính dược liệu của tinh dầu hoa Oải hương đã được xem xét bởi Woronuk gần đây (2011) Những loại dầu này có thể được cơ thể người hấp thụ qua ba đường: hệ hô hấp, tiếp xúc trực tiếp qua da và đường tiêu hóa [29] Dầu sential Es được sử dụng rộng rãi trong hương liệu và xoa bóp, có nhiều lợi ích
đã được công bố [20] Dầu hoa Oải hương được cho là có thể kích thích ngủ và
Trang 15được sử dụng rộng trong công nghệ phân tử nhằm xác định mùi hương và tính chất tinh dầu [29]
Chiết suất tinh dầu hoa Oải hương cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm do có tác dụng tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng Kovatcheva-Apostolova và cộng sự (2008) còn nhận thấy rằng việc bổ sung
chiết suất Lavandula vera vào gà băm nhỏ giảm quá trình oxy hóa lipid và sự
phá hủy α-tocopherol trong thịt nấu chín, chứng minh tác dụng chống sự oxy hóa thực phẩm [15] Chiết suất hoa Oải hương và tinh dầu phytotoxic với thuộc tính chống côn trùng cũng có giá trị trong ngành công nghiệp hoá chất dùng trong nông nghiệp
1.4 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L trên thế giới
Trong những năm qua, kỹ thuật nuôi cấy in vitro phát triển rất mạnh mẽ,
nuôi cấy mô tế bào thực vật đã và đang trở thành một công cụ hiệu quả của công
nghệ sinh học [27] Kỹ thuật nuôi cấy in vitro được ứng dụng rộng rãi trong việc
nhân giống vô tính cây trồng, trong cải thiện giống, bảo vệ nguồn gen, thu sinh khối, hoặc chất quý Với những thành công trong nhân giống các cây trồng khác nhau mà những khó khăn trong việc nhân giống các loài Oải hương ngoài
tự nhiên cũng đã khắc phục được bằng phương pháp nhân giống in vitro và được
áp dụng từ sớm
Vật liệu nuôi cấy khởi đầu thường được sử dụng là hạt, đỉnh chồi, đoạn thân hay lá Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đối với
Lavandula nói chung và các loài Lavandula dentata nói riêng Ngoài ra còn
nhiều nghiên cứu tập trung đi sâu vào một số lĩnh vực như chọn tạo giống, nhân giống, các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại, chiết suất tinh dầu…
Trang 16latifolia trên môi trường MS + BAP 8,9 µM + IAA 0,6 µM Kết quả đã xuất
hiện 15,4 chồi/mẫu có kích thước trung bình lớn hơn 10 mm Không dừng lại ở
đó, vẫn là loài này đến năm 1996, Calvo cộng tác với Sánchez-Gras nghiên cứu
trên môi trường đó nhưng giảm nồng độ BAP 8,88 µM và IAA 0,57 µM thì thấy
chiều cao chồi tăng lên (16 mm) còn số chồi giảm chỉ còn 6,2 [11], [18], [29]
Cùng năm 1996, Nober đã công bố kết quả nghiên cứu trên loài L
stoechas với 5-6 chồi/mẫu có kích thước 15-20 mm trong môi trường M + Ads [24], [28]
Những thành công trước đó đã thôi thúc Jordan và cộng sự (1998) tiến
hành nuôi cấy L dentate bằng mô phân sinh, sử dụng chồi nách và không bổ
sung auxin Ông thấy rằng ở môi trường cơ bản 1/2 MS tỷ lệ chồi sống là 100% [17], [18], [28] Đến năm 2005, Echeverrigaray và cộng sự khi nghiên cứu nuôi
cấy Lavandula dentata L trên các loại môi trường và đã xác định được tỷ lệ
chồi sống đạt 100% ở môi trường MS + NAA 2,5 μM; số chồi trung bình/mẫu
và chiều cao chồi (mm) có số lượng tốt nhất là 18,60; 35,3 tại môi trường MS + BAP 2,2 μM + IBA [17], [28]
Năm 1999, Andrade và cộng sự có bước tiến hơn trong nghiên cứu ảnh
hưởng của MS + TDZ (2,25 µM) tới loài L vera Kết quả nhân nhanh đạt được
rất tốt với 10,78 chồi/mẫu, chồi cao 20,7 mm [28]
Tiến hành trên loài khác đến năm 2002, Dias và nhóm nghiên cứu đã xác
định được môi trường tối ưu cho nhân nhanh L viridis là ½ MS + BAP 0,67 µM cho số lượng 11,69 chồi/mẫu và có chiều cao chồi là 44,39 mm [15] Ngoài ra phải kể dến công trình của Zuzarte và cộng sự năm 2010, nghiên cứu quy trình nhân nhanh của loài L pedunculata đã đi đến kết luận môi trường MS + BAP
1,11 µM cho chồi tốt nhất là 4,07 chồi/mẫu, có kích thước 5 mm [31]
Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu
và sản xuất hoa Oải hương về sau có thể kế thừa kinh nghiệm, tiết kiệm được
Trang 17thời gian và kinh phí để đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và nuôi trồng cây hoa Oải hương trong điều kiện Việt Nam Ngày nay, hoa Oải hương vẫn đang và sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau để đóng góp nhiều hơn tư liệu về nuôi cấy mô của loài này cũng như để
phục vụ cho sản xuất…
1.4.2 Tình hình nghiên cứu Lavandula dentata L ở Việt Nam
Lê Tiến Thành là người đầu tiên ở nước ta bằng việc đưa những chậu hoa Oải hương vốn ưa khí hậu vùng ôn đới ra thị trường Nhưng bằng cách gieo hạt
và giâm cành đã cho thấy không đạt hiệu quả cao, gieo bằng hạt thì chậm lớn, độ trưởng thành và ra hoa chậm [34]
Hiện nay mới chỉ có nghiên cứu nhân giống in vitro một số loài
Lavandula angustifolia của nhóm Đỗ Tiến Vinh, Mai Thị Phương Hoa, Lê Bảo
Ngọc (2016) sử dụng môi trường MS có bổ sung BAP (0,1 mg/l) và IAA (0,5
mg/l), [1] Trong đó chưa thấy có các công trình nghiên cứu về Lavandula dentata Các kết quả nghiên cứu còn chưa nhiều, chưa hoàn thiện và chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của con người
Ngoài ra, đối với việc sản xuất hoa Oải hương nước ta cũng còn nhiều hạn chế, phần đa là trồng ở Đà Nẵng và một số vườn nhỏ rải rác ở các nơi Nguyên nhân một phần điều kiện khí hậu không hợp, và cũng không thể kể đến là nguồn cung cấp giống chưa nhiều Chủ yếu trồng bằng hạt hay giâm cành nhưng hiệu quả đạt được không cao, ngoài ra còn nhập ngoại nhưng giá thành lại khá cao [32], [33]
Vì vậy, việc triển khai xây dựng quy trình nghiên cứu Lavandula dentata
L là rất cần thiết vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa bổ sung thêm tài liệu nuôi cấy mô hoa Oải hương ở Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoa Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) Vật liệu nghiên cứu là đốt thân cây hoa Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata) trưởng thành được lấy từ vườn cây ươm giống ở Đà Lạt
2.2 Thời gian và điạ điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ 1/2017 đến tháng 4/2018
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, Vườn thực nghiệm sinh học Khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
2.3.1 Thiết bị
Các thiết bị sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật: Cân kĩ thuật (Sartorius, Đức), máy đo pH (HM30G/TOA, Đức), Nồi hấp khử trùng (HV-110/ HIRAYAMA, Nhật), Tủ lạnh Hitachi (31AG5D, Thái lan), Máy cất nước hai lần (Hamilton, Mỹ), Buồng cấy vô trùng (AV-110/TELSTAR), Máy khuấy từ gia nhiệt (ARE/VELP, Italia), Cân phân tích (Sartorius, Đức)
2.3.2 Dụng cụ
Dao cấy, khay cấy, kéo, túi nilon, bình tam giác, đèn cồn, bình xịt cồn, vỉ xốp nuôi cấy,…
2.4 Môi trường nuôi cấy
- Các thí nghiệm nuôi cấy in vitro đều sử dụng môi trường dinh dưỡng cơ
bản MS (Murashige và Skoog, 1962) bổ sung 30 g/l saccharose, 7 g/l agar và các chất điều hòa sinh trưởng: Kinetin (KIN), 6-Benzyl amino purine (BAP), α-Napththalen acetic acid (α-NAA), IAA (Indolo-3-axit axetic)…
- pH môi trường: 5,8
- Môi trường được khử trùng trong nồi khử trùng ở nhiệt độ 117 oC trong