1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN văn 9 : Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn Nghị luận

21 379 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Hướng dẫn hs cách chon, trình bày, phân tích các dẫn chứng trong bài văn NL HS nắm được thế nào là dẫn chứng trong văn NL. Biết các tiêu chi để chọn lựa dẫn chứng trong văn NL Biết các cách, các hình thức trình bày Dc trong văn NL. Phân tích dẫn chung như thế nào cho đạt hiệu quả cao

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường THCS Lê Danh Phương

Họ và tên: Nguyễn Thị Nga

Sinh ngày: 30/12/1975

Nơi công tác: Trường THCS Lê Danh Phương

Chức danh: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ Văn

Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến:

CHỌN VÀ TRÌNH BÀY DẪN CHỨNG TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

- Lĩnh vự áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học ở trường THCS)

- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2016

- Mô tả bản chất của sáng kiến

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

- Đánh giá những lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:

+ Kết quả thi cuối kỳ và thi vào THPT của các em đều đạt cao so yêu cầu đề ra Số lượng em đạt điểm khá, giỏi chiếm đa số

+ Trong kỳ thi tuyển sinh vào THPT các năm học: 2016, 2017, 2018 các lớp do tôi phụ trách các em đều đỗ vào THPT với điểm môn văn khác cao cụ thể: Năm học 2016điểm bình quân môn Ngữ văn của các em là 6,87, năm học 2017 điểm bình quân môn Văn là 7,25, năm học 2018 điểm bình quân của các em là: 7,68

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Thái Bình, ngày 18 tháng 9 năm 2018

Người nộp đơn

Trang 2

Nguyễn Thị Nga

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.

1 Tên sáng kiến: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận.

Trang 3

Ngày, tháng, năm sinh: 30/12/975

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm chuyên ngành Ngữ văn

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Lê Danh Phương

Điện thoại: 0987922159 Email: ngatp175@gmail.com

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THCS Lê Danh Phương

Địa chỉ: Thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Điện thoại: 0227700555

5 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2016

II BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN.

1 Tên sáng kiến: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học ở trường THCS).

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

Trang 4

Như chúng ta đã biết văn bản Nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập chongười nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó Văn nghị luận phải có luậnđiểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hộithì mới có ý nghĩa Trong chương trình ngữ văn phổ thông ở Việt Nam hiện nay, họcsinh (HS) bắt đầu được học tạo lập văn bản Nghị luận từ lớp 7 và tiếp tục được nângcao các kỹ năng cho đến lớp 12 Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn phải có kiến thứcchuyên môn sâu về văn bản này và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp vớiđặc trưng của việc dạy học tạo lập văn bản (còn gọi là dạy làm văn) Để hình thànhcho HS các kỹ năng tạo lập văn bản Nghị luận, bên cạnh việc sử dụng những phươngpháp dạy học phổ biến như quan sát, phân tích mẫu, thực hành, GV cần quan tâm đếnphương pháp dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình Đây cũng là phương pháp đãđược sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới.

Đặc điểm của văn bản Nghị luận là một loại văn bản được dạy ở trường trunghọc, là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quanđiểm nào đó Muốn thế văn bản Nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫnchứng thuyết phục Vai trò của HS trong dạy học tạo lập văn bản là phải học cách tạolập văn bản theo từng giai đoạn trong tiến trình, đó là phản hồi, đánh giá, tự đánh giá;đóng vai người đọc, đọc lại sản phẩm của mình Chỉnh sửa nhiều lần để tạo ra văn bảntốt hơn Còn vai trò của giáo viên là tư vấn, là người đọc, người lắng nghe, là ngườitạo ra môi trường để HS cảm thấy tự tin tìm ra giọng điệu của chính mình nhằm chia

sẻ sản phẩm Bên cạnh đó, giáo viên có cơ hội và trách nhiệm xác định các hoạt độnghọc tập cho HS và hướng dẫn các em đi qua từng giai đoạn trong tiến trình cho đếnkhi viết được văn bản hoàn thiện Như vậy, phương pháp dạy học tạo lập văn bản dựatrên tiến trình có những điểm tích cực, vừa phù hợp với bản chất của hoạt động viết,vừa phù hợp với việc dạy học nhằm phát triển năng lực người học như lấy hoạt độngcủa HS làm trung tâm, giúp các em tự kiến tạo kinh nghiệm tạo lập văn bản, phát huyvai trò tổ chức và định hướng của giáo viên Hoạt động dạy học tạo lập văn bản Nghịluận có thể chia 3 giai đoạn: hình thành ý tưởng, viết nháp và chỉnh sửa bài viết Hình

Trang 5

thành ý tưởng là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình viết Để hướng dẫn HShình thành ý tưởng cho một văn bản Nghị luận, giáo viên có thể tổ chức các hoạt độngnhư: xác định luận đề, hình thành hệ thống luận điểm, hình thành luận cứ, hướng dẫnviết nháp, hướng dẫn chỉnh sửa bài viết Tuy nhiên trong các hoạt động trên chúng tanhận thấy còn rất nhiều học sinh lúng túng trong việc hình thành, lựa chọn các luận cứ(dẫn chứng) cho bài văn Cá biệt có những em viết bài văn Nghị luận nhưng thiếu dẫnchứng hay lạc dẫn chứng, hoặc có em khi đưa dẫn chứng ra lại không phù hợp vớiluận điểm, hay có em chưa biết cách trình bày dẫn chứng trong bài văn của mình ….

Đó là những lỗi phổ biến mà các em thường mắc khi làm văn Nghị luận

Nguyên nhân:

* Đối với người dạy:

- Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm

lo quan tâm đến học sinh Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :

- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinhyếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao

- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quanvào tiết học hạn chế, nội dung kiến thức SGK nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảngdạy của giáo viên, việc tiếp thu bài học của học sinh cũng bị hạn chế

- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồncảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học

- Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách cho các hoạt động giáodục của nhà trường còn hạn chế, các tiêu chí thi đua đề ra quá cao, không có tính thựcthi vì thế không phát huy hết được nội lực của giáo viên

* Đối với học sinh:

- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, không tập trung nghe giảng, lườisuy nghĩ, hổng kiến thức nên không chủ động, tích cực và có tâm thế tốt cho giờ họcNgữ văn

Trang 6

- Nhiều em có tâm lý ngại viết, ngại cả đọc văn, nhiều em chỉ thích học thuộc văn đểkhi thi thì chép vào bài làm của mình.

- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi,chơi game, chat, học sinh tụ tập chơi bời… ngày càng nhiều làm cho một số em chưa

có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

a Mục đích của giải pháp:

Với số lượng 15 tiết cho kiểu văn Nghị luận lớp 7 học kỳ II các em được học cơbản đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo lập một bài văn Nghị luận hoànchỉnh với hai phép lập luận chính là phép lập luận chứng minh và phép lập luận giảithích, đến lớp 8 với khoảng thời gian là 7 tiết các em được ôn lại một số đơn vị kiếnthức về văn Nghị luận như Luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn Nghịluận và mở rộng nâng cao về việc sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trongvăn Nghị luận Lên lớp 9 các em được học văn Nghị luận với thời lượng 15 tiết tậptrung vào hai kiểu bài Nghị luận là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học do đónhiều em lúng túng không xác định được dẫn chứng để đưa vào bài, có em không biếtcách trình bày dẫn chứng như thế nào cho phù hợp với đặc thù của kiểu bài này

Nếu như vậy thì cũng rất khó cho học sinh để có thể viết được bài Nghị luận hay vàđúng về hình thức do đó tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh học và thực hànhchuyên đề: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn Ngị luận để củng cố, mở rộng vànâng cao kỹ năng cho các em cụ thể như sau:

- Tìm hiểu khái niệm dẫn chứng, nguyên tắc chọn, sắp xếp và trình bày dẫnchứng, các cách phân tích dẫn chứng trong bài văn Nghị luận

Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là dẫn chứng, nguyên tắc chọn, sắp xếpdẫn chứng và các cách trình bày dẫn chứng trong văn Nghị luận

- Học sinh biết các cách phân tích dẫn chứng trong bài văn Nghị luận

- Bài tập thực hành

Mục tiêu: Giúp học sinh áp dụng phần lí thuyết đã học vào thực hành viết cácđoạn văn Nghị luận cho đúng và hay hơn

Trang 7

b Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

I Lý thuyết:

1 Khái niệm dẫn chứng.

Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu rút ra từ thực tế hay từ tác phẩmvăn học để thuyết minh cho ý kiến, nhận định, đánh giá trong văn nghị luận Bài nghịluận có dẫn chứng phong phú thì sẽ có sức thuyết phục người đọc

Muốn có vốn kiến thức (dẫn chứng) phong phú thì cần tích lũy thường xuyênbằng cách học, đọc sách báo, quan sát đời sống hàng ngày…

Tuy nhiên việc sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận có đặc điểm riêng biệt màtrước hết là việc lựa chọn dẫn chứng

2 Nguyên tắc chọn dẫn chứng.

Như chúng ta đã biết một luận điểm trong bài văn nghị luận có thể có nhiều dẫnchứng để chứng minh, do đó khi đưa dẫn chứng vào để minh họa ta phải chọn lọc, nếukhông chọn lọc mà đưa vào thì sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiều dẫn chứng ta khôngviết hết Hơn nữa nếu không chọn lọc dẫn chứng dẫn đến tình trạng lặp, thừa dẫn

chứng Do đó việc chọn dẫn chứng không được tùy tiện mà cần tuân theo những

nguyên tắc sau đây:

a Dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, phải tiêu biểu.

- Đây là yêu cầu về chất của dẫn chứng vì:

+ Dẫn chứng phù hợp là đúng với yêu cầu cần giải quyết, không lạc khỏi vấn đề vànhững yêu cầu của đề bài Để tăng sức thuyết phục của lập luận ta cần phải lựa chọnnhững dẫn chứng tiêu biểu nghĩa là phù hợp ở mức độ cao nhất đối với luận điểm Đểhiểu rõ về nguyên tắc này chúng ta cùng xét ví dụ sau đây:

Ví dụ 1:

Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn

Trang 8

xóm đến thành thị Người Việt Nam chúng ta, cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.

Đoạn văn trên trình bày luận điểm là: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.

Đoạn văn nghị luận trên đã sử dụng các dẫn chứng như:

- Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ

- Lớn lên với những bài hát đồng dao

- Trưởng thành với những điệu hò lao động, nhũng khúc tình ca vui buồn, với biếtbao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị

- Lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệukèn đưa đám

Từ đoạn văn trên ta nhận thấy các dẫn chứng đã được sử dụng rất thuyết phục, đủ về

số lượng và phù hợp với luận điểm Đó cũng là yêu cầu đầu tiên của nguyên tắc chọndẫn chứng trong văn nghị luận Quay trở lại với ví dụ, nếu chỉ viết:

Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao.

Thì đoạn văn sẽ không đủ sức thuyết phục do thiếu dẫn chứng Vì luận điểm: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời Nhưng dẫn chứng mới chỉ đưa ra ở các giai đoạn: Từ lúc chào đời đến lúc lớn

lên Vì vậy mà khi đọc văn nghị luận của các tác giả uy tín, ta thường thấy dẫn chứngtrong các bài văn ấy rất giàu sức thuyết phục Bởi các dẫn chứng đã được phân tích,chọn lọc rất kỹ càng bằng con mắt thẩm định tinh tường trước khi đưa vào bài Chẳng

hạn, để minh họa cho nhận xét về những rung động, xôn xao rất tinh tế trong cảnh và tình thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh đã chọn mấy câu thơ: “Những luồng run rẩy rung

rinh lá” (Đây mùa thu tới), “Cành biếc run run chân ý nhi” (Thu), “Mây biếc về đâubay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân” (Thơ duyên)

Như vậy ta có thể thấy rõ ràng rằng: Trong trường hợp nào dẫn chứng cũng phải phùhợp với nhận xét Nhưng như thế thì cũng vẫn chưa đủ mà bên cạnh đó còn phải cần

Trang 9

đến sự toàn diện, chính xác của dẫn chứng và đó cũng là nguyên tắc thứ hai của việcchọn dẫn chứng trong văn nghị luận.

b Dẫn chứng phải toàn diện, chính xác.

Đây là yêu cầu về lượng của dẫn chứng, một trong yêu cầu của lập luận là mỗi

ý kiến nhận định, đánh giá đưa ra đều phải có căn cứ Bởi vậy khi dùng dẫn chứngminh họa cho ý kiến của bài cần bao quát cho hết các khía cạnh của ý kiến ấy để tậphợp dẫn chứng thể hiện các khía cạnh của vấn đề

- Dẫn chứng chính xác là phải đúng với thực tế hoặc đúng ý, đúng nguyên bản, tácgiả…

Quay trở lại với ví dụ 1 bên trên ta thấy trong ví dụ đó tác giả sử dụng các dẫn chứng

+Lúc chào đời gắn với lời ru nhẹ nhàng của người mẹ

+Lớn lên với những bài hát đồng dao

+ Trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn

+ Lúc hết cuộc đời với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám

Để chứng minh cho luận điểm: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời là hoàn toàn chính xác và đầy đủ.

Hoặc trong đoạn văn nghị luận sau đây:

mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

Trang 10

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Để chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong bài viết của mình Bác cũng lấy dẫn chứng về tinh thần yêu nước ở

người lớn cũng như ở trẻ em, dưới miền xuôi cũng như miền ngược, có nhiều hànhđộng của nhiều người thể hiện tình yêu nước để chứng minh cho tình yêu nước củanhân dân ta…Tuy nhiên đủ không có nghĩa là nêu dẫn chứng tràn lan hay mang tínhchất quân bình Mà ta nên tìm cách kết hợp diện với điểm, vừa đảm bảo đầy đủ cácmặt, vừa tập trung vào một số điểm mấu chốt Nhưng có dẫn chứng đủ về số lượng vàđảm bảo về chất lượng rồi thì cần phải biết sắp xếp dẫn chứng như thế nào cho đoạn,bài văn nghị luận có sức thuyết phục cao nhất cũng là vấn đề mà chúng ta cần lưu ý

3 Sắp xếp dẫn chứng.

Tùy mục đích, yêu cầu nghị luận, có thể sắp xếp dẫn chứng theo trình tự thờigian, trình tự không gian hay theo các khía cạnh của vấn đề Cũng có thể căn cứ vàotâm lí tiếp nhận của người đọc mà sắp xếp dẫn chứng theo những cách khác nhau đểtạo hiệu quả cao trong việc thuyết phục hay duy trì hứng thú của người đọc Chẳnghạn:

- Xếp những dẫn chứng mà người đọc dễ chấp nhận hơn trước những dẫnchứng có thể khó chấp nhận hơn Ví dụ: Để minh họa cho một nhận xét là truyện dângian Việt Nam thường không chịu công nhận những sự thật đau đớn mà tìm cách chữalại sự thật, nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa ra hai dẫn chứng – truyện Hai Bà Trưng vàtruyện Phù Đổng Thiên Vương; cả hai truyện đều nói là các vị anh hùng sau khi đánhgiặc đã hóa lên trời Tác giả dẫn truyện Hai bà Trưng trước, mặc dù sự việc phản ánhtrong truyện diễn ra sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân kể trong sự tích Phù ĐổngThiên Vương hơn 1000 năm Đó có lẽ là vì đối với trường hợp Hai bà Trưng, chúng ta

có điều kiện để so sánh giữa truyền thuyết với chính sử, còn Phù Đổng Thiên Vươngchỉ được kể trong truyền thuyết mà thôi, tưởng tượng ra sự hy sinh của vị anh hùngnày dù sao vẫn là suy đoán

- Xếp dẫn chứng theo trình tự tăng dần sức khái quát, sức thuyết phục

Ngày đăng: 02/10/2018, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w