1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh đắk lắk (tt)

27 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN là loại thuế trực thu, một trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là công cụ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THÀNH ĐẠT

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Hòa Nhân

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thị Mùi

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh

tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đất nước ta triển khai thực hiện đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế bình đẳng trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không ngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi các luật thuế trong cả nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ

mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích SXKD phát triển Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, một trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là công

cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD phát triển mà còn có ý nghĩa đóng góp số thu lớn cho ngân sách và đảm bảo ổn định bền vững nguồn thu NSNN hàng năm

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã rất chú trọng đến công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng Mặc dù vậy, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay Từ những vẫn đề trên, với kiến thức bản thân đã học tại lớp Cao học Tài chính ngân hàng của Trường Đại học kinh tế

Đã Nẵng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản

Trang 4

lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế TNDN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra kết quả và có một số đề xuất tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý thu; qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

Về đối tượng nghiên cứu cụ thể:

+ Công tác lập dự toán nguồn thu thuế TNDN;

+ Công tác TTHT các doanh nghiệp nộp thuế TNDN; + Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế TNDN; + Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN;

+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN;

+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế TNDN

Trang 5

giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Thống kê số liệu quản lý thu thuế TNDN qua các nguồn thu thập thông tin và các báo cáo của cơ quan thuế từ 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp đối chiếu - so sánh: So sánh các số liệu tương đối và tuyệt đối về các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thu thuế TNDN trong giai đoạn năm 2015 - 2017 để mô tả thực trạng

- Phương pháp phân tích: Từ thực trạng phân tích nguyên nhân tăng, giảm của các chỉ tiêu và đưa ra các nhận xét, đánh giá về công tác quản lý thu thuế TNDN của Cục Thuế

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

5 Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2017

Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm

2020

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

6.1 Các bài báo khoa học

[1] Nguyễn Thị Thu Huyền, “Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính ngày 19/11/2016

[2] Lê Văn Hải, “Bàn về nguyên tắc “nguyên tắc quản lý

Trang 6

thuế” trong Luật Quản lý thuế sửa đổi”, Tạp chí Tài chính ngày 30/12/2017

[3] Phan Thị Phương Huyền, “Vai trò của thuế TNDN trong thu hút và thúc đầy đầu tư ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính ngày 24/10/2017

[4] Đinh Lan Ngọc, “Quản lý thuế hiện đại theo chuẩn mực quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam ngày 20/12/2017

[5] Nguyễn Lê Hồng Vân, “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đến 2020: Hoàn thiện thể chế giữ vai trò quan trọng” Báo Hải quan

[2] Lương Thị Minh Kiều (2015), “Hoàn thiện công tác quản

lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục ThuếThuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[3] Lê Trung Dũng (2015), “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc

sỹ, Đại học Đà Nẵng

[4] Nguyễn Thị Giang (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục ThuếThuế huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[5] Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016), “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[6] Võ Thị Kiều Oanh (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý

Trang 7

thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP & QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1.1 Thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp

b Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.2 Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

a Quản lý thuế

Theo Luật quản lý thuế (năm 2007), Quản lý thuế (QLT) là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật

b Quản lý thu thuế

“Theo Luật quản lý thuế, QLTT là quá trình thực thi các chức năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế,

ấn định thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa

Trang 9

nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo

về thuế”

c Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Về cơ bản cách hiểu về QLTT đã nêu ở phần trên cũng là cách hiểu về quản lý thu thuế TNDN Tuy nhiên, quản lý thu thuế TNDN có những nét đặc thù riêng như sau:

- Là việc quản lý bằng pháp luật, hoạt động quản lý thuế được quy định rõ trong pháp luật quản lý thuế

- Được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính

- Là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

a Do yêu cầu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

b Do yêu cầu điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

c Do yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp

d Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.2.1 Quy trình và nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế TNDN

Nội dung công tác quản lý thu thuế TNDN tại cấp Cục Thuế, bao gồm ba nội dung cơ bản sau: Công tác lập dự toán thu thuế, phân tích và dự báo nguồn thu; Công tác tổ chức thực hiện thu thuế và

Trang 10

Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

a Công tác lập dự toán thu thuế, phân tích và dự báo nguồn thu

Quản lý lĩnh vực lập dự toán thu thuế được thực hiện qua bốn giai đoạn: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện

b Công tác tổ chức thực hiện thu thuế

Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (NNT)

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những biện pháp để tăng cường tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng

và pháp luật của Nhà nước nói chung

Tổ chức đăng ký, kê khai và nộp thuế

+ Đăng ký thuế: là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế + Kê khai thuế: là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế TNDN + Nộp thuế: Sau khi các thủ tục trên được thực hiện, NNT có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước theo quy định

c Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thu thuế theo mô hình chức năng Bên cạnh việc việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích

sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế

Trang 11

- Quản lý và cưỡng chế nợ thuế: là một trong những nhiệm

vụ có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thu thuế

- Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế: Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, mọi tổ chức, cá nhân có thể bị khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích của mình hoặc của bên thứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

a Các chỉ tiêu định lượng

- Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế TNDN:

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN là tỷ lệ phần trăm tổng thu từ thuế TNDN so với dự toán đề ra trong một năm nhất định

Công thức tính: D= (P1 / P) *100% (1) Trong đó: D: Là mức độ hoàn thành dự toán

P1: Là số thu thực tế thuế TNDN

P: Là số thu theo dự toán đề ra

- Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế so với tổng số doanh nghiệp: tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế số với tổng số DN đang hoạt động

- Tỷ lệ nợ thuế TNDN so với tổng số thu thuế TNDN

Công thức tính : N= (N1 / N) *100% (2) Trong đó: N: Tỷ lệ nợ thuế TNDN

N1: Là số thu thực thuế TNDN nợ đọng

N: Là tổng số thuế TNDN phải thu

- Tỷ lệ truy thu thuế TNDN sau thanh tra, kiểm tra: là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc thanh tra kiểm tra có truy thu thuế TNDN trên tổng số các cuộc thanh tra kiểm tra

b Các tiêu chí định tính

Trang 12

- Tính công khai, minh bạch, công bằng

- Thời gian khai thuế, nộp thuế

- Thủ tục hành chính

- Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

- Sự hài lòng của người nộp thuế

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

a Nhân tố khách quan

- Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đặc điểm của nền kinh tế cũng tác động đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN tại các cơ quan thuế

- Chính sách, pháp luật của quốc gia

- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế

b Nhân tố chủ quan

- Quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

- Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ

- Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu thuế

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ CỤC THUẾ

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số Cục Thuế có số thu lớn:

(1) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế TP Hà Nội

(2) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số Cục Thuế có số thu tương đương với Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

(1) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai (2) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

Cục thuế tỉnh Đắk Lắk là tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước, được thành lập ngày 01/10/1990 theo Nghị định 281/NĐ-HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

a Chức năng

b Nhiệm vụ

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC

TRƯỞNG 1

PHÓ CỤC TRƯỞNG 2

vụ dự toán

Phòng Kiểm tra nội bộ

Phòng Thanh tra thuế

Phòng Kiểm tra thuế

Phòng

Tổ chức cán bộ

Phòng Hành chính Tài vụ

Ấn chỉ

Phòng Tin học

Phòng

Kê khai và

kế toán thuế

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đắk

Lắk

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

2.1.4 Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế

Trang 14

Bảng 2.1 Phân loại trình độ chuyên môn CBCC tại Cục thuế tỉnh Đắk

trên đại học Trung cấp Cao đẳng, Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo

2015 629 450 102 77

2016 620 448 98 74

2017 644 476 116 52

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

Hình 2.2 Phân loại CBCC theo trình độ chuyên môn

tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017

Bảng 2.2 Tình hình CBCC được đào tạo, tập huấn về quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: Lượt người

Trang 15

2.2.5 Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015 –

Trang 16

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 2.2.1 Công tác lập dự toán thu, phân tích và dự báo nguồn thu thuế TNDN

a Công tác lập dự toán thu thuế

Bảng 2.4 Tình hình lập và phân bổ dự toán thu thuế, phí tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

Trang 17

b Thực hiện dự toán thu thuế

Bảng 2.5 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

Năm trước

Dự toán

Năm trước

2015 2.650.000 3.229.600 121,9 99,2 190.810 233.610 122,4 83,5

2016 3.620.000 4.068.542 112,4 126 240.248 238.741 99,4 102,2

2017 4.000.000 5.101.603 127,5 125,4 252.150 281.316 111,6 117,8

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

Nhìn vào Hình 1.3 ta thấy, kết quả thu thuế TNDN giai đoạn

2015 - 2017 khá ổn định và đều hoàn thành dự toán được giao

2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện thu thuế TNDN

a Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế

Bảng 2.6 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về thuế TNDN

tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017

1 Phát sóng chuyên mục thuế của Cục Thuế Buổi 48 51 57

2 Viết tin trên báo, đài của TW và địa

6 Tuyên truyền thông qua hội nghị khen

7 Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể Lần 15 19 23

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

Ngày đăng: 02/10/2018, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w