1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển kinh tế vùng

5 230 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,25 KB

Nội dung

Tìm hiểu về định hướng phát triển kinh tế vùng ở nước taChi tiết đặc điểm kinh tế từng vùng , thực trạng liên kết vùng ở nước ta hiện nayPhát triển lợi thế từng vùng gắn liền với liên kết giữa các vùngTư tưởng Hồ Chí MinhĐại cương

Trang 1

Mở đầu

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay, quốc gia nào muốn phát triển phải đi nhanh vào nền kinh tế tri thức Bởi vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu mà Việt Nam sẽ phải trải qua Một trong những nội dung cần chú ý trong định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là phát triển kinh tế vùng

Phát triển kinh tế vùng

Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo

ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước Để phát triển mạnh mẽ kinh tế trong những năm tới, cần phải:

1) Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới

hành chính

Phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng:

Việc hình thành các vùng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa trên các tiêu chí về hành chính, tương đối tương đồng trình độ phát triển và chủ yếu dựa vào địa hành chính là chính Lấy ví dụ về các vùng của Việt Nam thì

+ Đầu tiên là vùng trung du miền núi bắc bộ: nơi đây nổi bật là khoáng sản với trữ lượng và loại khoáng sản phong phú bậc nhất nước ta như: than ở Quảng Ninh với trữ lượng và số lượng lớn nhất đông nam á, sắt ở Yên Bái, kẽm, chì, thiếc… là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành, làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện

Các bạn cho mình biết TDMNBB có nhà máy luyện kim, nhiệt điện nào là nổi tiếng?: Uông Bí(150 MW), Uông Bí mở rộng(300MW), Na Dương(110MW), Cẩm Phả(600MW)

Nơi đây còn nổi tiếng về thuỷ điện với trữ năng lớn nhất nước ta Cụ thể có thể kể đến trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 cả nước(11000MW), sông đà (6000MW), thủy điện hòa bình trên sông đà (1900MW) + Vùng thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng đây là một trong những vùng có nền kinh tế phát triển đồng đều nhất cả nước nơi đây có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành một cách toàn diện về nông nghiệp thì nơi đây những yếu tố vô cùng thuận lợi cho phát triển như có khoảng 760000ha đất nông nghiệp, chiếm 51,2% DT vùng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông ngòi chằng chịt công nghiệp Vùng ĐBSH, với thế mạnh là hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng

bộ, giao lưu quốc tế và trong nước thuận tiện, nguồn nhân lực dồi dào, tương đối có chất lượng… vùng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào vùng Vùng tập trung vào phát triện công nghiệp với trình độ công nghệ cao, hiện đại, tập trung một số lĩnh vực then chốt như: cơ khí chế tạo, phần mềm tin học, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu… Du lịch và dịch vụ được phát triển với nhiều di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh nổi tiếng

Trang 2

+ Đối với vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và vùng KTTĐ miền Trung, đây là vùng có địa bàn chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng và có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế hải đảo, ven biển, vùng biển Vùng đang khai thác lợi thế về biển thông qua đẩy mạnh đầu tư, phát triển một số ngành như: nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp đánh bắt, chế biến hải sản, khai thác dầu khi gắn với công nghiệp lọc dầu, vận tải biển, cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền du lịch và dịch vụ biển

+ Vùng Tây Nguyên, vùng được đánh giá là có ưu thế về đất đai, đã và đang tập trung phát triển một số ngành công nghiệp thâm canh và chế biến là thế mạnh của vùng Nơi đây có thể gọi là thế giới của các loại cây như cà phê, chè, cao su điều, hồ tiêu, Diện tích trồng café là 450000ha, Đắc Lắc 259000ha, nổi tiếng là café buôn ma thuột chè thì ở gia lai, kon tum, lâm đồng( S lớn nhất)

+Vùng ĐNB đang chứng tỏ là vùng kinh tế năng động nhất cả nước , với hệ thống các trung tâm thương mại có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực Thời gian qua vùng cũng đã phần nào phát huy được vai trò là trung tâm công nghiệp, khoa học, văn hóa, dịch vụ ( TMXK viễn thông, TCNH) Vũng tập trung đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghệp kĩ thuật hiện đại, khai thác dầu khí, công nghiệp năng lượng, phân bón, hóa chất từ dầu khí… nơi đây còn nổi tiếng với loại cây công nghiệp là cao

su lớn nhất cả nước với 537000ha, tập trung ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai

+Vùng ĐBSCL với lợi thế SX lương thực, rau quả, thủy hải sản lớn nhất của cả nước Vùng đã và đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày XK, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí, hóa chất Vùng cũng tập trung phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản có GTXK cao, đặc biệt là các sản phẩm tôm, cua để góp phần nâng cao GTXK thủy, hải sản cả nước Bên cạnh đó, vùng đang tận dụng lợi thế về vị trí địa lí để kết hợp phát triển các loại hình du lịch như : miệt vườn, sinh thái, du lịch biển đảo và gắn với một số tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, ĐNB và TP HCM

Trên là lợi thế so sánh giữa các vùng Bên cạnh việc phát huy lợi thế so sánh thì cần phải có sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

Nhận thức và thực trạng liên kết vùng ở nước ta hiện nay

Liên kết vùng làm tăng khả năng kết nối về mặt không gian kinh tế - tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT-XH); tăng hiệu quả quản lý vĩ mô và vi mô của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranh và động lực phát triển để phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững

“Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất Chủ trương, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài

nguyên, sinh thái, ổn định an ninh, chính trị, xã hội”

Như vậy, liên kết vùng làm tăng khả năng kết nối về mặt không gian kinh tế - tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT-XH); tăng hiệu quả quản lý vĩ mô và vi mô của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranh và động lực phát triển để phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững

Trang 3

- Nhận rõ tầm quan trọng của liên kết vùng với phát triển kinh KT-XH đất nước, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Tăng cường liên kết về mặt không gian “giữa các địa phương trong vùng”

và “giữa các vùng”, tạo sự “phát triển thống nhất trong vùng và cả nước”; nhằm mục tiêu “phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từ vùng, từng địa phương”, “ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu”,

“khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả”

Tại Đại hội XII, khi xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, Đảng ta đề ra 6 giải pháp, trong đó có giải pháp “Phát triển các vùng và khu kinh tế” Tuy nhiên, để triển khai chủ trương, giải pháp này vào đời sống thực tiễn cần xác định rõ chiến lược phát triển KT-XH cho từng vùng, trên cơ sở

đó triển khai quy hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ phù hợp, thúc đẩy liên kết vùng

-Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế phù hợp, làm rõ tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để xây dựng chính sách tích hợp phát triển tổng thể

-Trong quản lý, cần làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng với quá trình phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương để vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương

Cho đến nay ở nước ta vẫn còn thiếu thể chế quản trị, điều phối vùng hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu là

do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương Bởi vậy, trong nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cần làm rõ thể chế quản trị liên kết vùng gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể; đồng thời phải tính đến khả năng kết nối nội vùng, liên vùng để bao quát được hết các khả năng xảy ra trong thực tiễn liên kết và phát triển giữa các vùng

Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả Tuy nhiên, ở nước ta đây lại là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng Cách phân vùng KT-XH còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng vẫn còn bị bỏ ngỏ

Do đó, cần loại bỏ dần sự chồng lấn trong phân vùng, làm rõ thẩm quyền trong phân vùng quy hoạch, kế hoạch và quản trị vùng theo lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục tình trạng không gian kinh tế

bị chia cắt bởi địa giới hành chính

Các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt cần tập trung các nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng KT-XH, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp;

Trang 4

đồng thời cần tạo lập thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng gắn với chuỗi giá trị sản phẩm

Trên là liên kết vùng và thực trạng của nó tại nước ta hiện nay Nhận thức được những thiếu sót trong đảm bảo sự liên kết giữa các vùng, đại hội đnagr XII có Một số kiến nghị

Một là,

- về nhận thức, cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế; khai thác tối đa nguồn lực của xã hội

Hai là,

- Xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả Xây dựng chiến lược phát triển KT-XH của mỗi địa phương, vùng phải thể hiện rõ tính liên kết vùng, xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín

- Xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng Chính sách phát triển vùng, trong đó có liên kết vùng cần quan tâm đến tính lịch sử và trình độ phát triển KT-XH khác nhau của mỗi vùng, địa phương

 đảm bảo tính công bằng giữa các cộng đồng, tầng lớp dân cư, dân tộc, tạo cơ hội phát triển, chia sẻ lợi ích trong quá trình phát triển.

Ba là,

- Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và

xã hội; làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để

từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng trên

Bốn là,

Trang 5

- Thành lập quỹ phát triển vùng để triển khai đồng bộ các dự án mang tính liên tỉnh, liên vùng (Quỹ phải được hình thành từ các nguồn khác nhau, có đóng góp từ ngân sách Trung ương, các địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn vay, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) Các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương; tận dụng lợi thế của sự kết nối trên “không gian ảo” để liên kết vùng toàn diện.

Ngày đăng: 01/10/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w