1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước quảng trạch, tỉnh quảng bình

137 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng dự toánngân sách nhà nước.. Mặc dù vậy,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC HUẾ

T RƯ ỜN G ĐAI H ỌC KIN H T Ế

HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG TRẠCH, TỈNH

QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC HUẾ

T RƯ ỜN G ĐAI H ỌC KIN H T Ế

HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG TRẠCH, TỈNH

QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ:

8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS MAI VĂN XUÂN

HUẾ 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện Tên đề tài tôi lựa chọn chưađược thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trước đây Toàn bộ thông tin,

dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn không vi phạm bản quyền hoặc saochép bất hợp pháp dưới bất cứ hình thức nào Bằng cam kết này, tôi xin chịu tráchnhiệm với những vi phạm của mình nếu có

Huế, ngày 6 tháng 2 năm 2018

Người cam đoan

Hoàng Thị Xuân Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Huế, với kiến thức được cácthầy cô giảng dạy, tôi đã không ngừng nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để hoàn

thành đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” Để

hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn khoa học, đơn vị công tác, đồng nghiệp,bạn bè và người thân Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

- Các thầy cô tại Trường Đại học Kinh tế - Huế có tham gia giảng dạy cácchuyên đề tại lớp cao học Quản lý kinh tế K17B3QLKT ƯD đã trang bị cho tôinhững kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu khoa học

- Thầy PGD.TS Mai Văn Xuân - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiềuthời gian quý báu để chỉ dẫn về luận văn và định hướng phương pháp nghiên cứutrong thời gian tôi tiến hành thực hiện luận văn

- Các thầy cô giáo ở Khoa Kinh tế và Khoa đào tạo sau Đại học đã hướng dẫn,đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện luận văn và thực hiện các thủ tục theo quy định

- Các cấp lãnh đạo của Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch và Kho bạc Nhànước Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi công tác và nghiên cứu trongquá trình làm luận văn

- Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,khuyến khích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin gửi lời kính chúc sức khỏe và chân thành cám ơn!

Huế, ngày 6 tháng 2 năm 2018

Học viên thực hiện

Hoàng Thị Xuân Hương

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số: 1642121

Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẩn khoa học: PGS.TS MAI VĂN XUÂN

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi

thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN Quảng Trạch nhằm tìm ra các giảipháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhànước Quảng Trạch đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành ngânsách nhà nước, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công và chuẩn mực vàthông lệ quốc tế

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát

chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng dự toánngân sách nhà nước

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp tổng hợp thống kê; phương pháp phân tích được áp dụngnhư: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích dãy số thời gian, phương pháp sosánh

3 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN đồng thời đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Để hoàn thiện công táckiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch luận văn đã đề xuất cácgiải pháp: Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi; nângcao hiệu quả thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực Kho bạc; Các giải pháp kiếnnghị có tính hệ thống và xuyên suốt cần phải có sự sửa đổi bổ sung từ các cơ chếchính sách phù hợp từ Luật đến các văn bản hướng dẫn

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 7

TABMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc

(Treasury And Budget Management Information System)TCS-TT Chương trình hiện đại hóa thu ngân sách

TTCN Thanh toán cá nhân

TTSP Hệ thống thanh toán song phương

TX Thường xuyên UBND

Ủy ban nhân dân VPHC Vi

phạm hành chính

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .iLỜI CẢM ƠN .iiTÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .iv MỤCLỤC v DANHMỤC BẢNG BIỂU viii DANHMỤC SƠ ĐỒ .ix PHẦN I– ĐẶT VẦN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc luận văn 3PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5CHƯƠNG I.CƠ SỞ KHOA HỌC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC 5

1.1Cơ sở khoa học Ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước: 5

1.1.1Ngân sách nhà nước .5

1.1.2 Khái niệm, phân loại của kiểm soát chi ngân sách nhà nước 6

1.2 Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên 9

1.2.2 Sự cần thiết thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

Trang 9

1.2.3 Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước 11

1.2.4 Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan trong việc kiểm soát chi thường

Trang 10

1.3.3 Kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán 17

1.4 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc 19

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN 21

1.5.1 Nhân tố khách quan 21

1.5.2 Nhân tố chủ quan 22

1.6 Bài học kinh nghiệm về công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

23 1.6.1 Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở KBNN huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 23

1.6.2 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với KBNN Quảng Trạch

27 CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH29 2.1 Tổng quan về KBNN Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 29

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Quảng Trạch 29

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy 31

2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch 33

2.2.1 Phân loại các đơn vị sử dụng ngân sách 33

2.2.2 Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi 34

2.3 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch 34

2.3.1 Kiểm soát hình thức chi trả thanh toán ngân sách Nhà nước

34 2.3.2 Kiểm soát phương thức chi trả thanh toán

37 2.3.3 Kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán

38 2.4 Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN Quảng Trạch 62

2.5 Đánh giá thực trạng KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch 63

Trang 11

2.5.1 Kết quả đạt được 632.5.2 Hạn chế, yếu kém 702.5.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế 78

Trang 12

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 79

3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch 79

3.1.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 79

3.1.2 Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch 80

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Quảng Trạch 82

3.2.1 Xây dựng đội ngũ, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN 82

3.2.2 Tăng cường tự kiểm tra công tác kiểm soát chi thường xuyên

83 3.2.3 Hiện đại hóa, nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin

85 3.2.4 Tăng cường sự phối hợp nhằm tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách

86 3.2.5 Nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC 87

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Quảng Trạch 89

2.1 Kiến nghị Chính phủ về quy định hành lang pháp lý và cơ chế chính sách

89 2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 90

2.3 Kiến nghị với KBNN Trung ương 91

2.4 Kiến nghị HĐND, UBND 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT

PHẢN BIỆN 1+2

Trang 13

BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình kiểm soát chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách Trung

ương tại KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 42Bảng 2.2: Tình hình kiểm soát chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách tỉnh tại

KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 43Bảng 2.3: Tình hình kiểm soát chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách huyện

tại KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 44Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách xã tại

KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 45Bảng 2.5: Tình hình kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn Ngân sách Trung ương,

Tỉnh tại KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 48Bảng 2 6: Tình hình kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn Ngân sách huyện, xã tại

KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014-2016 49Bảng 2.7: Tình hình kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tại KBNN Quảng Trạch giai

Bảng 2.9: Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước từ tài khoản

tiền gửi tại KBNN Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2016 61Bảng 2.10: Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước theo cấp

ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2016

64

Bảng 2.11: Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục chi trên

địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016

66

Bảng 2.12: Tình hình từ chối thanh toán trong công tác kiểm soát chi thường xuyên

Ngân sách nhà nước qua KBNN Quảng Trạch giai đoạn năm 2014 –

Trang 15

2016 68

Trang 16

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN huyện Quảng Trạch 31

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân

sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hình thức dự toán

35

Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp phát bằng lệnh chi tiền 36

Trang 17

PHẦN I – ĐẶT VẦN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong điều kiện kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới, khinguồn thu còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi NSNN liên tục diễn ra thì việc kiểmsoát các khoản chi ngân sách sử dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo hiệu quả

có ý nghĩa quan trọng

Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư pháttriển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vịtrí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước Chi ngân sáchnhà nước là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở đểthực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốcphòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nângcao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểmsoát các khoản chi ngân sách nói riêng Kho bạc Nhà nước phải thực sự trở thànhmột trong những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộccải cách hành chính Nhà nước mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướngcông khai minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ chuẩn mực quốc tế, gópphần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệuquả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lýtài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia

Mặc dù vậy, quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch vẫn còn những tồn tại, hạn chế,bất cập như: Vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước; chưatạo sự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong sử dụng kinh phí ngânsách, mặc dù đã có cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế

và kinh phí hoạt động; việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống Khobạc Nhà nước còn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng Đồng thời,công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

Trang 18

chưa đáp

Trang 19

ứng yêu cầu quản lý và cải cách tài chính công trong xu thế mở cửa và hội nhậpquốc tế.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình” để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết

những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nướchiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước tại KBNN Quảng Trạch, nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiệncông tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trạch đápứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, phùhợp với quá trình cải cách tài chính công và chuẩn mực và thông lệ quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn củacông tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đốivới các đơn vị sử dụng dự toán ngân sách nhà nước

+ Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Quảng Trạch

- Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên

Trang 20

NSNN qua KBNN huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 2014 - 2016, đề xuất giải pháp 2017 - 2020.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập số

liệu thứ cấp (lấy số liệu thực tế từ báo cáo thu chi NSNN giai đoạn 2014 – 2016);Báo cáo tổng kết kiểm soát chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2014 -2016 kết hợpkiến thức trong quá trình nghiên cứu tài liệu trên sách báo, tạp chí, báo cáo số liệutại KBNN Quảng Trạch

và KBNN Quảng Trạch nói riêng

4.3 Phương pháp phân tích

- Sử dụng bảng số liệu được xử lý tính toán trên máy tính theo phần mềmExcel để đánh giá và đưa ra kết quả

- Sử dụng số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Excel để thống

kê, mô tả từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá

- Xem xét một chỉ tiêu phân tích các chỉ tiêu dựa trên so sánh với một

chỉ tiêu gốc qua các năm trong điều kiện hoạt động tại địa bàn Quảng Trạch

5 Cấu trúc luận văn

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nướcChương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhànước tại KBNN Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trang 21

Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chithường xuyên Ngân sách nhà nước

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 22

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

của NSNN Trong thực tế quản lý và điều hành tại Việt Nam: “Ngân sách nhà nước

là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”[13]

NSNN có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thường là một năm Ởnước ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày

31 tháng 12 năm dương lịch NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyềnhạn với trách nhiệm Trong đó, Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền quyết định

dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN

Về bản chất NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xãhội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn Tài chínhnhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế -

xã hội của mình

1.1.1.2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước

- Ngân sách Nhà nước có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các chitiêu của Nhà nước Đồng thời NSNN thực hiện cân đối giữa các khoản thu và cáckhoản chi (bằng tiền) của Nhà nước

Trang 23

- NSNN trong giai đoạn hiện nay có vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền

KT-XH và Nhà nước chỉ có thể thực hiện điều chỉnh thành công khi có nguồn tài chínhđảm bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả các công cụ ngân sách Cụ thể:

+ Về mặt phát triển kinh tế: NSNN được sử dụng để đầu tư cho nền kinh tế

phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tế mới như: Dùng vốn NSNN để đầu tư vàokết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, thuỷ lợi…; Hoặc thực hiện những ưuđãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề hoặcvùng cần phát triển

Khi nền kinh tế suy thoái, nhà nước có thể tăng chi ngân sách cho đầu tư, cắtgiảm thuế nhằm kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế sớm phục hồi

Thông qua các khoản chi đầu tư từ vốn ngân sách và ưu đãi thuế để thúc đẩyhình thành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xãhội một cách có hiệu quả

+ Về mặt ổn định KT- XH: Vai trò này của NSNN được thể hiện qua các hoạt

động như: Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dựphòng tài chính (kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có

sự biến động do thiên tai mà Nhà nước cần can thiệp; Hỗ trợ các quỹ bình ổn giá,quỹ bảo hiểm xã hội; Cấp tín dụng ưu đãi hoặc mua lại các doanh nghiệp có vị tríquan trọng đang gặp khó khăn, có nguy cơ giải thể hoặc phá sản; Lập quỹ dự trữngoại tệ để ổn định tỷ giá

+ Về mặt thị trường, thực hiện công bằng xã hội: NSNN có vai trò quan trọng

trong việc thực hiện công bằng xã hội như: Chi phúc lợi công cộng nhằm tạo điềukiện nâng cao mặt bằng xã hội; Chi trợ cấp đối với những người có hoàn cảnh khókhăn; Chi trợ cấp thất nghiệp nhằm ổn định xã hội

1.1.2 Khái niệm, phân loại của kiểm soát chi ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Chi Ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theonhững nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước

Trang 24

Kiếm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thựchiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách chế

độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở nhữngnguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ

1.1.2.2 Phân loại chi Ngân sách nhà nước

Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theonhững tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi Phân loại chi NSNN

có nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN Qua việc phân loạichi NSNN sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tính chất củatừng loại chi Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi NSNN:

* Phân loại theo yếu tố thì chi NSNN được phân thành:

- Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảmhoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợhoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh [13]

Các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước với các nộidung chủ yếu như: Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Sự nghiệp giáodục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dân

số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình,thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao;Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạtđộng kinh tế; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản ViệtNam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc ViệtNam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, HộiCựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân ViệtNam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xãhội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của phápluật; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật [1]

Trang 25

- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thựchiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chươngtrình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [13]

Các khoản chi đầu tư phát triển bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản chocác dự án theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này; Đầu tư và hỗ trợvốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặthàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương;đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Các khoảnchi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật [1]

- Chi dự trữ quốc gia;

- Chi trả nợ lãi;

- Chi viện trợ;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

* Phân loại theo tính chất của các khoản chi:

Chi NSNN được chia thành: Chi cho y tế, chi cho giáo dục; chi quản lý nhànước; chi phúc lợi xã hội; chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Cách phân loại này cho ta biết cụ thể chi NSNN cho từng lĩnh vực và hoạtđộng của chính phủ hướng về lợi ích kinh tế - xã hội

* Phân loại theo đối tượng trực tiếp của mỗi khoản chi

Chi NSNN có thể chia thành: Chi cho con người (bao gồm chi lương và cáckhoản có tính chất lương ); chi mua sắm vật liệu, công cụ dụng cụ; chi xây dựng,sửa chữa, chi trợ cấp, tài trợ, hoàn trả nợ vay

Cách phân loại này cho phép thiết lập quy chế của từng đối tượng chi và chế

độ kiểm soát riêng biệt, đồng thời có thể quy định rõ trách nhiệm về quản lý và

sử dụng công quỹ của cơ quan nhà nước có liên quan

* Phân loại chi theo mã nội dung kinh tế

Chi NSNN được phân loại là dựa vào nội dung kinh tế ( hay tính chất kinh tế)của từng khoản chi NSNN để phân loại vào các mục, tiểu mục, tiểu nhóm mục khácnhau Các mục chi NSNN được quy định dựa trên cơ sở chế độ, mục đích, tiêu

Trang 26

chuẩn định mức quy định Trong từng mục chi NSNN, để phục vụ yêu cầu quản lýchi tiết được quy định thành các tiểu mục Các mục có tính chất gần giống nhauđược thành lập thành các nhóm; các nhóm có tính chất gần giống nhau đượcthành lập thành các tiểu nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá của NSNN Khihạch toán chi NSNN, chỉ cần hạch toán tiểu mục trên cơ sở đỏ sẽ có thông tin vềmục, nhóm và tiểu nhóm.

1.2 Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN là việc KBNN tiến hành kiểm tra,kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ,định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức,phương thức quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoảnchi NSNN, góp phần loại bỏ các khoản chi sai chế độ, định mức, đơn giá

1.2.2 Sự cần thiết thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Thứ nhất: Quỹ NSNN được hình thành chủ yếu từ tiền thuế của dân và khai

thác tài nguyên quốc gia, ngoài ra còn có các khoản viện trợ (hoàn lại và khônghoàn lại) do đó cần phải tổ chức quản lý chi NSNN một cách phân minh, tiết kiệm

và thận trọng để phát huy hiệu quả của NSNN và tránh gánh nặng nợ nần cho thế

hệ sau Đặc biệt, về phương diện tài chính, kiểm soát chi NSNN là điều cần thiết,

vì quy mô chi tiêu NSNN rất lớn, có ảnh hưởng đến toàn bộ các vấn đề kinh tế, xãhội của đất nước; Mặt khác, lợi ích của các khoản chi NSNN nói chung và kiểmsoát chi thường xuyên nói riêng sẽ hạn chế việc chi tiêu sai mục đích, lãng phí, nângcao hiệu quả của chi tiêu NSNN đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Thứ hai: Xuất phát từ nguyên tắc quản lý NSNN là “đảm bảo trách nhiệm”,

do đó cần phải phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý NSNN đối vớihoạt động thu – chi NSNN, qua đó nâng cao trách nhiệm, cũng như phát huy đượcvai trò của các ngành, các cấp, các đơn vị, cơ quan liên quan đến công tác quản lý

và sử dụng quỹ NSNN, trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một khâu khôngthể tách rời trong quy trình quản lý NSNN để đảm bảo tính trách nhiệm trong quátrình phân phối, sử dụng quỹ NSNN

Trang 27

Thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu nội tại của công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý

tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chiphải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện khảnăng NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăngthì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nói chung và chi thường xuyên NSNN nóiriệng thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công cuộc đổi mới quản

lý tài chính, quản lý NSNN Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính để phát triểnkinh tế

- xã hội, ổn định tiền tệ, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; Đồng thời nâng caotrách nhiệm cũng như phát huy được vai tro của các ngành, các cấp, đơn vị liênquan đến công tác quản lý và điều hành NSNN, đặc biệt là hệ thống KBNN sẽ kiểmsoát, thanh toán trực tiếp từng khoản chi thường xuyên NSNN cho các đối tượng

sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷcương, kỷ luật tài chính

Thứ tư: Do đặc thù của các khoản chi NSNN thường không mang tính chất

hoàn trả trực tiếp, các đơn vị sử dụng NSNN “hoàn trả” cho Nhà nước bằng “kếtquả công việc” đã được Nhà nước giao Tuy nhiên việc đánh giá kết quả các khoảnchi NSNN bằng chỉ tiêu định lượng trong một số trường hợp gặp khó khăn vàkhông toàn diện Do vậy, cần thiết phải có cơ quan Nhà nước có chức năng, nhiệm

vụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN để đảm bảo cho việc chi trảcủa Nhà nước phù hợp với nhiệm vụ đã giao

Thứ năm: Thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN đã góp phần quản

lý tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán KBNN tăng cường sử dụng các hìnhthức thanh toán không dùng tiền mặt và triệt để thực hiện nguyên tắc thanhtoán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hạn chế tối đa việc sửdụng tiền mặt, qua đó quản lý được mục đích chi tiêu đồng thời tiết kiệm các chiphí về kiểm đếm, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, tiết kiệm được nhân lực củangành

Trang 28

những lý luận được phân tích với nhiệm vụ là “trạm gác kiểm soát cuối cùng”, việc

Trang 29

KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2.3 Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá

rõ nét Tính ổn định này xuất phát từ tính ổn định trong thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và hoạt động của bộ máy Nhà nước làm nảy sinhcác khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải có tạo lập nguồn lực tài chínhthường xuyên để trang trải

Để đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện được các chức năng của mình,tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó Mặt khác, tính ổn định của chithường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi

bộ phận thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện: như những công việcthuộc về quản lý Nhà nước tại mỗi cơ quan chính quyền luôn phải duy trì đều đặn

và đầy đủ

Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối

cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN cóhiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.Chi thường xuyên đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ Nhànước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại

Khi nghiên cứu cơ cấu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốncấp phát, người ta phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích lũy và chi tiêudùng Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vàochi tiêu dùng bởi vì chi thường xuyên chủ yếu trang trải cho các nhu cầu về quản lýhành chính Nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sự nghiệp; cáchoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức Tuy nhiên có một số khoản chi thườngxuyên mà người ta có thể coi nó như là những khoản chi có tính chất tích lũy đặcbiệt

Vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên là kiểm soát cáckhoản chi sao cho vừa đúng luật, theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi

Trang 30

quyền từ chối cấp phát thanh toán nếu đơn vị sử dụng NSNN không chấp hànhđúng theo

Trang 31

quy định kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN nhưng không thể chậm trễcấp phát đối với những khoản chi không thể trì hoãn được như lương, phụ cấp,điện, nước, văn phòng phẩm, nghiệp vụ chuyên môn…

Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu

tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứngcác hàng hóa công cộng Chi thường xuyên luôn phải hướng vào việc bảo đảmhoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước Nếu một khi bộ máy quản lý Nhànước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảmbớt và ngược lại Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi vàmức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm

vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN Nếu Nhà nước quyết định cung cấphàng hoá dịch miễn phí thì tất yếu phạm vi và mức độ chi NSNN phải rộng và lớn

1.2.4 Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan trong việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước:

* Cơ quan tài chính các cấp

Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm: Thẩm tra việc phân bổ dự toánNSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN Trường hợp việc phân bổ không phù hợp vớinội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, không đúngchính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sáchđiều chỉnh lại; Bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chivượt quá khả năng thu và huy động của quỹ NSNN, thì cơ quan tài chính phải chủđộng thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn;Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sửdụng NSNN

* Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương

Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm: Hướngdẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng NSNN thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản

lý và của các đơn vị trực thuộc; Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện chi NSNN vàcác báo cáo tài chính khác theo chế độ quy định

Trang 32

* Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

+ Thủ trưởng đơn vị SDNS chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngânsách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảmhiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách

+ Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách

có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kếtoán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện vàkiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trườnghợp vi phạm [13]

* Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thựchiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quyđịnh Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềntrong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạmứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Khobạc Nhà nước Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán vàthông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu tráchnhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau:

- Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

- Không đủ các điều kiện chi theo quy định

Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theoquy định không phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát [3]

- Đối với cán bộ KSC: Cán bộ KSC có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị SDNS

nộp hồ sơ KSC; xem xét hồ sơ, kiểm tra sơ bộ về sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệcủa hồ sơ; Thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, đảm bảo việc KSC thường xuyên đúngpháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước Sau khi hồ sơ đã có kết quả xử lý, cán

bộ KSC thông báo kết quả và trả lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị SDNS

Trang 33

- Đối với Kế toán trưởng: Kế toán trưởng KBNN có trách nhiệm kiểm tra lại

toàn bộ hồ sơ KSC mà cán bộ KSC trình, nếu hợp lệ, hợp pháp, đúng quy định thìtiến hành ký trên các hồ sơ chứng từ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cán bộ KSCtrong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng,đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ chứng từ KSC

- Đối với Ban Giám đốc: Ban Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc

triển khai thực hiện giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN; Quy định giao nhận

hồ sơ trong nội bộ đơn vị, thời gian giải quyết công việc của các bộ phận nghiệp vụbảo đảm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đúng thời hạn quy định, khônggây phiền hà cho khách giao dịch; Niêm yết công khai tại trụ sở KBNN về các quyđịnh, thủ tục hành chính, hồ sơ và thời hạn giải quyết công việc

Như vậy, trong quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã phâncông trách nhiệm rõ ràng và cụ thể cho từng thành viên tham gia vào quy trình,việc phân công trách nhiệm như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi,giám sát thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc, nó là căn cứ cơ sở pháp lý

để xử lý, quy trách nhiệm cho từng cá nhân khi khách hàng khiếu nại, tố cáo cán

bộ KBNN trong thực hiện nhiệm vụ KSC

1.3 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Để kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch, cán bộkiểm soát chi cần kiểm soát lần lượt các tiêu chí: Kiểm soát hình thức chi trảthanh toán ngân sách Nhà nước; Kiểm soát phương thức chi trả và kiểm soátđiều kiện thanh toán

1.3.1 Kiểm soát hình thức chi trả thanh toán ngân sách Nhà nước

- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN

+ Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán NSNN từ KBNN gồm: Các khoảnchi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị sau: Các cơquan hành chính Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị xã hội, chínhtrị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗtrợ kinh phí thường xuyên; các Tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực hiện một

số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật

Trang 34

+ Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN: Căn cứ yêu cầu nhiệm

vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán NSNN kèm theo các

hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán

+ KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng NSNNtheo quy định, nếu đủ điều kiện theo quy định, thì thực hiện thanh toán trực tiếpcho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặcthanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN

+ Khi thực hiện thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thực hiện chicho đơn vị SDNS theo đúng các mục chi thực tế trong phạm vi dự toán NSNNgiao Riêng nhóm mục chi khác trong dự toán NSNN được phép thanh toán đểchi cho tất cả các nhóm mục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi

- Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền.

+ Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ

thường xuyên với NSNN; Chi trả nợ, viện trợ; một số khoản chi khác theo quyếtđịnh của thủ trưởng cơ quan Tài chính

+ Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, KBNN trong việc kiểm soát, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền: Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra,

kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phátNSNN theo chế độ quy định; KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và thanh toán chođơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính.KBNN chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, tổ chứchạch toán theo đúng Mục lục NSNN

1.3.2 Kiểm soát phương thức chi trả thanh toán

1.3.2.1 Cấp tạm ứng

- Đối tượng cấp tạm ứng: Là các khoản chi hành chính như văn phòng phẩm,

công cụ dụng cụ, tiền điện nước, tiền nhiên liệu, hội nghị, công tác phí, tiếp khách,chi đoàn ra đoàn vào…và các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa xây dựng nhỏ,sửa chữa lớn tài sản cố định chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặctạm ứng theo hợp đồng

Trang 35

- Mức cấp tạm ứng: Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của

từng khoản chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN và phù hợp với tiến độ thựchiện Mức cấp tạm ứng tối đa không vượt quá dự toán NSNN được phân bổ

- Trình tự, thủ tục tạm ứng: Đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài

liệu liên quan đến từng khoản chi và kèm theo giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng),trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ giải quyết và theo dõi khithanh toán tạm ứng; KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủđiều kiện theo quy định thì cấp tạm ứng cho đơn vị

- Thanh toán tạm ứng: Khi thanh toán, đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm

gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ cóliên quan để KBNN kiểm soát, thanh toán Trường hợp đủ điều kiện quy định, thìKBNN thực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị sử dụng NSNN

+ Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ vào giấy đề nghịthanh toán của đơn vị, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phátthanh toán (số đã tạm ứng) và yêu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán NSNN để cấpthanh toán bổ sung cho đơn vị (số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng);

+ Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã cấp tạm ứng: Căn cứ giấy đềnghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứngsang cấp phát thanh toán (bằng số đề nghị thanh toán tạm ứng)

+ Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, các đơn vị sử dụngNSNN có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau Tất cả các khoản đã tạm ứng đểchi theo dự toán NSNN đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán,được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vàoniên độ ngân sách năm trước Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán màvẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì được thực hiện như sau: Đối với phần kinhphí tự chủ, kinh phí thường xuyên đơn vị được chuyển sang mà không phải đềnghị cơ quan Tài chính đồng cấp; đối với kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phíkhông thường xuyên thì phải đề nghị cơ quan Tài chính đồng cấp xem xét chochuyển tạm ứng sang năm sau

Trang 36

+ Nếu không đề nghị hoặc đề nghị không được chấp thuận, thì KBNN thuhồi tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tương ứng thuộc dự toán chi ngân sáchnăm sau của đơn vị Nếu dự toán chi NSNN năm sau không bố trí mục chi tươngứng hoặc có bố trí, nhưng thấp hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thông báo cho

cơ quan Tài chính biết và xử lý theo quyết định của cơ quan Tài chính

+ Riêng khoản tạm ứng bằng tiền mặt đến cuối ngày 31 tháng 12 chưa chihết sẽ phải nộp trả NSNN và hạch toán giảm chi ngân sách năm hiện hành, ngoạitrừ các khoản phải chi theo chế độ, nhưng chưa chi như: tiền lương, phụ cấplương, các khoản trợ cấp cho các đối tượng theo chế độ và học bổng học sinh,sinh viên Để đảm bảo đơn vị sử dụng NSNN có tiền mặt chi trong những ngày đầunăm, đơn vị sử dụng NSNN phải làm thủ tục với KBNN xin tạm ứng tiền mặt thuộcnguồn kinh phí NSNN năm sau

1.3.2.2 Cấp thanh toán.

- Các khoản cấp thanh toán bao gồm: Lương, phụ cấp lương; học bổng, sinh

hoạt phí; các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp; các khoản tạm ứng

đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng

- Mức cấp thanh toán: Mức cấp thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ

chi NSNN theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN Mức cấp thanh toán tối đatrong năm không được vượt quá nhu cầu chi dự toán NSNN năm được cơ quanNhà nước có thẩm quyền phân bổ (bao gồm cả chi tạm ứng chưa được thu hồi)

- Trình tự, thủ tục cấp thanh toán: Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán, các

đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liênquan theo chế độ quy định; KBNN kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ

sơ, chứng từ; đối chiếu với dự toán NSNN được duyệt Trường hợp đủ điều kiệnnhư quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá,dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách

1.3.3 Kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán.

- Đã có trong dự toán chi NSNN được giao: Khi nhận được dự toán chi ngân

sách được cấp có thẩm quyền giao đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ

Trang 37

thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, chi tiết đến Loại,Khoản Trong đó giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (nếu có) theoquy định để thực hiện cải cách tiền lương.

Riêng đối với cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, việc phân bổ và giao

dự toán chi tiết theo 2 phần: Phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm vềtài chính, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi NSNN căn cứ vào nhiệm vụ đượcgiao, phân loại đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí NSNN bảo đảm hoạt độngthường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyệt(đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sựnghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); dự toán chi tiết theo 2phần: phần dự toán chi NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên, phần dự toánchi hoạt động không thường xuyên

- Được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền chuẩn chi: Chuẩn chi là

đồng ý chi, cho phép chi hoặc quyết định chi trong quản lý và điều hành NSNN.Khi kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN phải kiểm soát việc quyết định chi của chủtài khoản đối với bất kỳ khoản chi nào hay gọi là kiểm tra lệnh chuẩn chi Thẩmquyền chi phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền đãđược đăng ký chữ ký bằng tay, mẫu dấu của cơ quan, đơn vị và quyết định đề bạt,văn bản ủy quyền với cơ quan KBNN nơi giao dịch Đối với các khoản chi theohình thức chi rút dự toán từ KBNN, lệnh chuẩn chi là “Giấy rút dự toán NSNN” củađơn vị sử dụng NSNN Giấy rút dự toán NSNN phải ghi rõ ràng, đầy đủ các yếu tốtheo mẫu quy định

Chủ tài khoản các đơn vị SDNS có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sửdụng kinh phí NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm vàhiệu quả KBNN chỉ là người kiểm soát lại các khoản chi trước khi xuất quỹ ngân

Trang 38

sách để thanh toán Mọi khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chủ tàikhoản phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật vể các quyết định chi củamình Vì vậy việc KBNN kiểm tra lệnh chuẩn chi là nhằm đảm bảo tính pháp lý đểgắn trách nhiệm của chủ tài khoản đối với các khoản chi NSNN.

Đối với các khoản chi được cơ quan Tài chính cấp trực tiếp bằng lệnh chitiền KBNN có trách nhiệm thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sửdụng mà không phải kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: KBNN thực hiện kiểm soát, thanh

toán các khoản chi thuộc nội dung chi được giao tự chủ, khoản chi bảođảm hoạt động thường xuyên theo chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định tạiQuy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị tự xây dựng

Nội dung chi, mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiệnhành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ quyết định chi vượt quá mứcchi quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng không vượt quá mức chi do cơquan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, thì KBNN chỉ chấp nhận thanh toán khi

có văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị

Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ chưa gửi quy chế chi tiêu nội bộ

và quy chế quản lý, sử dụng tài sản công đến KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giaodịch, thì KBNN thực hiện kiểm soát chi cho đơn vị theo các chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi tiêu hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

- Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến từng khoản chi: Mỗi khoản chi đều phải lập theo mẫu chứng từ đã được quy định,

KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ thanhtoán trước khi thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng

1.4 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc

Thực hiện theo Thông tư số 54/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 24/4/2014 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi

Trang 39

phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ nội dung xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực KBNN bao gồm:

- Hành vi vi phạm quy định khoản chi NSNN phải có trong dự toán NSNNđược cấp có thẩm quyền giao bao gồm: chi vượt dự toán được cấp có thẩmquyền giao, chi sai nguồn dự toán, sai đối tượng, nội dung dự toán được giao

- Hành vi chi NSNN sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền quy định là hành vi chi NSNN không đúng tiêu chuẩn (không đúngtiêu chuẩn về chức danh, đối tượng sử dụng), chi vượt định mức chi (vượt về sốlượng, vượt về giá trị), chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắccủa chế độ chi)

- Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi NSNN như: sử dụng con dấugiả, giả chữ ký của người có thẩm quyền ký hoặc làm giả các loại hồ sơ, chứng từ

có liên quan (hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọnnhà thầu, hóa đơn thu tiền và các tài liệu khác liên quan đến khoản chi) gửi KBNN

đề nghị chi NSNN

- Hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi NSNN là hành vi lập hồ

sơ, chứng từ đề nghị thanh toán các khoản chi NSNN không phù hợp với các điềukhoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợpđồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch

vụ (hợp đồng, phụ lục điều chỉnh hợp đồng phải đảm bảo không trái với các quyđịnh hiện hành về thanh toán các khoản chi NSNN) như: Sai về giá trị hợp đồng,sai về thời hạn thanh toán; sai về phương thức thanh toán; sai các điều khoảnthanh toán khác quy định trong hợp đồng và phụ lục điều chỉnh hợp đồng

- Hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi là hành vi không làm thủ tụckiểm soát cam kết chi hoặc gửi đề nghị cam kết chi đến KBNN chậm quá thời hạntheo quy định tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tàichính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN và các văn bảnsửa đổi bổ sung, thay thế nếu có

Trang 40

- Hành vi vi phạm thời hạn thanh toán tạm ứng NSNN là hành vi thanh toántạm ứng chi thường xuyên các khoản chi chi không có hợp đồng mua bán hànghóa, dịch vụ sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng theo chế

độ quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tàichính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và cácvăn bản sửa đổi bổ sung, thay thế nếu có (sau đây gọi tắt là Thông tư số161/2012/TT- BTC); hoặc hành vi không thanh toán hết tạm ứng trong lần thanhtoán cuối cùng của hợp đồng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồngmua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Chi thường xuyên NSNN là hoạt động liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực,nhiều cấp, nhiều đơn vị, cá nhân trong xã hội Do vậy, việc kiểm soát chi thườngxuyên NSNN chịu tác động của nhiều nhân tố với mức độ và phạm vi khác nhau.Tuy nhiên, những nhân tố cơ bản, quan trọng và tác động mạnh mẽ, trực tiếp đếnhoạt động quản lý chi thường xuyên tại KBNN có thể chia làm 2 nhóm: Nhómnhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan

1.5.1 Nhân tố khách quan

1.5.1.1 Hệ thống văn bản, chính sách

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN là căn cứquan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thốngnhất (thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN),tính đầy đủ (phải bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế)

- Các chính sách, chế độ tài chính.

Các chính sách, chế độ tài chính, kế toán liên quan đến kiểm soát chi thườngxuyên NSNN như: Kế toán nhà nước, Mục lục NSNN, Định mức phân bổ NSNN,Định mức chi NSNN, Dự toán chi NSNN, Hợp đồng mua sắm tài sản công, Công cụthanh toán, Kế toán NSNN

Ngày đăng: 01/10/2018, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w