1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách tài khoá

6 380 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Năm 2009,Việt Nam cần phải đẩy mạnh những giải pháp trọng tâm cần thực hiện.Trong đó có việc tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế đã được sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2009 như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. * Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế đã được sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2009 như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Giao Chính phủ quy định điều kiện và thực hiện miễn, giảm, dãn tiến độ nộp thuế có thời hạn đối với một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2009,Việt Nam cần phải đẩy mạnh những giải pháp trọng tâm cần thực hiện.Trong đó có việc tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế đã được sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2009 như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. * Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế đã được sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2009 như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Giao Chính phủ quy định điều kiện và thực hiện miễn, giảm, dãn tiến độ nộp thuế có thời hạn đối với một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Những sửa đổi bổ sung về Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: Theo Luật thuế GTGT hiện hành có 28 nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT. Còn theo quy định mới sẽ thu hẹp diện không chịu thuế GTGT từ 28 xuống còn 25 nhóm hàng hóa. + Trong 28 nhóm hiện hành có 1 nhóm về vận tải quốc tế hiện tại không chịu thuế GTGT, từ 1-1-2009 sẽ chuyển qua chịu thuế GTGT với thuế suất đặc biệt ưu đãi là 0%. Liên quan đến nhóm này, có những HHDV cung cấp cho vận tải hàng hóa quốc tế cũng đều không chịu thuế như dịch vụ cung cấp suất ăn, cung cấp nhiên liệu, sửa chữa… + Chuyển một số nhóm HHDV như văn hóa triển lãm, hoạt động thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành chiếu phim đang nhóm không chịu thuế chuyển sang nhóm chịu thuế suất GTGT là 5%. + Nhóm điều tra thăm dò địa chất, lập bản đồ đang là nhóm không chịu thuế chuyển sang chịu thuế suất GTGT là 10%. . Ngoài ra, trong Luật thuế GTGT mới cũng bổ sung thêm một hoạt động là dịch vụ tài chính phái sinh (nghiệp vụ mua bán trong tương lai) của các tổ chức tài chính như ngân hàng. Dịch vụ này, trước đây VN chưa có và thuộc diện không chịu thuế GTGT. * Thay đổi về thuế GTGT: Thu hẹp nhóm hàng hoá dịch vụ có thuế suất 5%. Đây là bước chuyển tiếp để tiến đến chỉ duy trì hai mức thuế suất là 0% và phổ thông 10%. Ví dụ: hiện nay qui định sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất là 5% còn phục vụ tiêu dùng là 10%, tuy nhiên rất khó phân biệt hai loại này nên sẽ chuyển hết sang 10%; sản phẩm luyện cán kéo kim loại cũng chuyển hết sang thuế suất 10%; hóa chất cơ bản, thông thường được chuyển qua nhóm 10%; máy xử lý tự động; than đá, đất đá sỏi, bốc xếp trục vớt cứu hộ…cũng vậy. * Thay đổi về điều kiện để khấu trừ GTGT đầu vào: Từ 1-1-2009, hàng hóa dịch vụ (HHDV) muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có hoá đơn hợp pháp hoặc có chứng từ GTGT nhập khẩu phục vụ cho SXKD của nhóm HHDV chịu thuế. Đối với HHDV mua mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên muốn được khấu trừ phải thanh toán qua ngân hàng. Đây là một điều kiện rất mới nhằm khuyến khích thanh toán thông qua ngân hàng. * Thay đổi về hoàn thuế GTGT: luật sửa đổi có mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư, sẽ hoàn thuế theo tháng từ 200 triệu đồng trở lên, các khoản đầu tư dưới 200 triệu đồng sẽ hoàn thuế theo quý. Những thay đổi, bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp * Về đối tượng nộp thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết với tổ chức có thu nhập từ hoạt động SXKD. Các cá nhân có thu nhập từ doanh nghiệp sẽ chuyển qua nộp thuế thu nhập cá nhân. * Về cách xác định thu nhập chịu thuế: Thay đổi cơ bản là đưa các khoản miễn giảm thuế vào trừ xong rồi mới tính thuế. Theo đó: thuế TNDN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản được miễn giảm thuế. - Trong luật thuế sửa đổi lần này, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và chuyển quyền thuê đất không phải nộp theo biểu thuế lũy tuyến từng phần và nộp thuế bổ sung mà áp dụng theo biểu thuế như hoạt động SXKD bình thường. - Các thu nhập khác của doanh nghiệp được tách riêng. Với các DN đang hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, chỉ có thu nhập từ hoạt động SXKD chính mới được hưởng ưu đãi. Còn thu nhập khác như lãi tiền gửi, thu nhập từ chuyển nhượng thanh lý tài sản… không được miễn giảm thuế. * Về xác định chi phí chịu thuế: Luật thuế TNDN mới bỏ cách gọi "chi phí hợp lý" trong xác định chi phí chịu thuế. Thay vào đó là xác định chi phí theo nguyên tắc "xác định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN". Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN phải thỏa mãn các điều kiện sau: Phát sinh liên quan tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp; Có đủ hoá đơn chứng từ theo quy định. Luật mới cũng quy định một số khoản chi không được trừ như: chi lãi tiền vay vốn liên quan tới góp vốn điều lệ; chi liên quan tới quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi không được vượt quá mức khống chế 10% hoặc 15%; những khoản chi cho phúc lợi nhà tình nghĩa… * Hạ mức thuế suất thuế TNDN phổ thông xuống còn 25% - Liên quan tới các ưu đãi về thuế TNDN: Từ 1-1-2009 thuế suất thu hẹp lại chỉ còn 10% và 20%, bỏ thuế suất ưu đãi 15%. Các ưu đãi miễn giảm thuế thu hẹp lại, không mặc nhiên áp dụng cho các DN mới thành lập hay đang đầu tư mở rộng nữa. Chỉ ưu đãi với các dự án đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất nhà nước đặc biệt khuyến khích. Ví dụ: lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư hạ tầng quan trọng, sản xuất phần mềm, các dự án đầu tư vào các khu kinh tế . Mức để miễn giảm thuế tối đa là miễn 4 năm giảm 9 năm. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 1-1-2009 và đang được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành sẽ tiếp tục được áp dụng thời gian ưu đãi như cũ. Luật mới cũng khống chế cách xác định thời gian bắt đầu tính thuế ưu đãi: tính từ năm có thu nhập chịu thuế. Nếu doanh nghiệp nào lỗ trên 3 năm, thì năm đầu tiên tính ưu đãi là năm thứ 4. Đến nay, Chính phủ và Bộ Tài chính đang xây dựng các Nghị định. Thông tư hướng dẫn sẽ được ban hành vào giữa tháng 10-2008. Đầu tháng 11 Cục thuế TP.HCM sẽ tiến hành hướng dẫn chi tiết đến từng doanh nghiệp trên địa bàn TP về sự thay đổi của Luật thuế TNDN và Luật thuế GTGT. * Giảm chi tiêu công: Quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạm dừng mua sắm 134 xe ô tô, theo đó là điều chuyển 79 xe ô tô của các Ban quản lý dự án đã kết thúc cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp còn thiếu và 8.114 m 2 trụ sở làm việc của nơi thừa cho nơi thiếu, thanh lý 13.304 m 2 nhà . . Tiếp tục cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết (tiếp khách, đi công tác nước ngoài, tiết kiệm năng lượng, phương tiện .), sắp xếp lại danh mục các công trình, dự án kế hoạch năm 2009 và năm 2010 để tập trung cho các công trình có khả năng hoàn thành sớm đưa vào sử dụng; tiếp tục điều hành chính sách thuế hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất đầy đủ. Theo đó là xây dựng và áp dụng các hàng rào kỹ thuật, phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), phát triển sản xuất thông qua các kênh tài chính, thuế, tín dụng, thông tin thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ. *Vay vốn nước ngoài: Để bù đắp khoản bội chi ngân sách,Việt Nam cần tranh thủ những nguồn vốn viện trợ nước ngoài như ODA và FDI. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay,những nguồn vốn này hết sức quý báu.Cần quản lý và sử dụng những nguồn vốn này có hiệu quả,tránh để tình trạng tham ô,thất thoát quỹ như trong thời gian qua,gây mất lòng tin đối với n ững nước viện trợ. * Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. * Tăng cường quản lý thu trên cơ sở khuyến khích từng địa phương phấn đấu tăng thu, tăng nguồn ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn của mình. Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa với các Bộ, ngành, địa phương, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế; đồng thời đẩy mạnh xử lý các khoản nợ đọng thuế, chấn chỉnh công tác hoàn thuế đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn phát hiện các đơn vị, cá nhân trốn lậu thuế, làm giàu bất chính, trái với quy định của pháp luật hiện hành dẫn đến thất thu ngân sách. * Năm 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ không quá 36.000 tỷ đồng để tiếp tục tập trung đầu tư các dự án, công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hoá trường lớp học, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cấp bệnh viện huyện; * đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống tiêu cực, tham những, lãng phí tài sản, công quỹ. Thực hiện bằng được cơ chế “một cửa, một dấu: trong việc xử lý công việc liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Công khai hoá dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, các quỹ tài chính ở địa phương; kiểm toán và công khai tài chính đối với tất cả các DNNN. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra cơ sở, tránh chồng chéo cũng như bỏ sót đối tượng kiểm tra, xử lý kịp thời, đúng pháp luật để thu hồi vốn và tài sản công đã bị tham nhũng, thất thoát nhất là trong các lĩnh vực đang nổi cộm như xây dựng cơ bản, sử dụng và quản lý đất đai, thu - chi ngân sách . *Chi ngân sách Nhà nước theo hướng ưu tiên chi cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Đồng thời, mục tiêu chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ được ưu tiên trong chi tiêu ngân sách. Quốc hội quyết nghị: cần rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước giao cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án, công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách Nhà nước đầu tư. Quốc hội xác định, năm 2009 nằm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 -2010, ngân sách Trung ương phải bảo đảm chủ động xử lý những vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia . hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khoá với chính sách. dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, các quỹ tài chính ở địa phương; kiểm toán và công khai tài chính đối với tất cả các DNNN.

Ngày đăng: 13/08/2013, 16:20

Xem thêm: Chính sách tài khoá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w