1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước tỉnh quảng bình

174 280 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình”là trung thực và chưa hề được sử

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình”là trung

thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Mai Thị Huệ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất,tôi xin gửi đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người đã trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại họckinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo; nhân viên cácphòng,banchuyênmôn của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình cungcấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, độngviên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thànhcông luận văn này

Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp vớikinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những khiếmkhuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồngnghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày……… tháng 03 năm 2018

Tác giả

Mai Thị Huệ

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: MAI THỊ HUỆ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410

Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Trên thực tế, công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh QuảngBình trong giai đoạn 2014-2016 còn bộc lộ những hạn chế nhất định Do vậy, cầnphải nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhànước tỉnh Quảng Bình, rút ra những tồn tại, yếu kém để từ đó có biện pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trongthời gian tới

Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là những vấn đề liên quan đếncông tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp; chọn mẫu

- Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáotại Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016của KBNN Quảng Bình

- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản

lý nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình

Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

+Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa

những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính;

+ Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel

Trang 5

- Phương pháp phân tích:

+Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê

số tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu…

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng

Bình

- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác

giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước vàlãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đếncông tác quản lý tài chính

Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phântích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất

về quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra được những tồn tại và nguyênnhân dẫn đến sự bất hợp lý trong quá trình thực hiện công tác quản lý tài chínhtại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Từ đó, tác giả đề ra định hướng, giải phápthực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnhQuảng Bình

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATGT

An toàn giao thông CBCC Cán

bộ công chức CNTT Công nghệthông tin HCNN Hành chính nhà nước HĐNV Hoạt động nghiệp vụ KBNN Kho Bạc Nhà nước KT - XH Kinh tế - Xã hộiNĐ-CP Nghị định - Chính phủ NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định

TT TKC Tăng thu tiết kiệm chiXDCB Xây dựng cơ bản

Trang 7

MỤC LỤC

đoan i Lờicảm ơn .iiTóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iiiDanh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vMục

lục viDANH MỤC BẢNG BIỂU .ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 71.2.1 Một số khái niệm về quản lý tài chính 7

1.2.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính 8

1.2.3 Nội dung quản lý tài chính

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 24

2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 242.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 24

Trang 9

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước 25

2.1.3 Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 27

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 31

2.1.5 Biên chế của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 34

2.1.6 Sự cần thiết phải thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 34

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình35 2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

35 2.2.2 Thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 36

2.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 60

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian 2014- 2016

67 2.4.1 Những kết quả đạt được 67

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 74

3.1 Định hướng phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 74

3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 75

3.1.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình80 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2020

81 3.2.1 Nhóm giải pháp chung 81

3.2.2 Nhóm giải pháp nghiệp vụ 85

3.2.3 Nhóm giải pháp điều kiện 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

Trang 10

1 Kết luận 95

2 Kiến nghị 96 Kiến nghị với Chính phủ 96

Trang 11

Kiến nghị với Bộ Tài chính 96Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

102

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN

CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC

NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Biên chế của KBNN tỉnh Quảng Bình 34Bảng 2.2 Bảng tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động KBNN cấp cho KBNN tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 40Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn thu hoạt động nghiệp vụ tại KBNN tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2014 - 2016 43Bảng 2.4 Chi từ nguồn kinh phí thường xuyên giai đoạn 2014 -2016 45Bảng 2.5 Cơ cầu nguồn kinh phí chi thường xuyên giai đoạn 2014 -2016 46Bảng 2.6 Chi đầu tư, hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2014 – 2016 49Bảng 2.7: Chi từ kinh phí địa phương hỗ trợ giai đoạn 2014 -2016 52Bảng 2.8 Tình hình trích lập tiết kiệm tại KBNN tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2014 -2016 53Bảng 2.9 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh

Quảng Bình về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính 61Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh

Quảng Bình về hạn chế trong quản lý tài chính 64Bảng 2.11 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh

Quảng Bình về năng lực quản lý cán bộ quản lý tài chính 66

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, cơ chếquản lý hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã bộc lộ nhữnghạn chế lớn cần được khắc phục, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và biên chế.Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với 4 nội dung lớn là: Cải cáchthể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

và cải cách tài chính công; trong đó cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơquan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá

Với chủ trương đó, Bộ Tài chính thực hiện cải cách và đổi mới cơ chế quản

lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, đặc biệt là đối với các hệthống dọc như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước (KBNN)

Cơ chế quản lý tài chính đã đem lại những chuyển biến lớn trong hoạt động quản

lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính Tuy nhiên, thực trạng quản lý tài chínhcòn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới

Việc thực hiện quản lý tài chính đối với hoạt động KBNN trong đó cóKBNN Quảng Bình nói riêng tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lựctài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ Kho bạc trên địa bàn tỉnhQuảng Bình đảm bảo tiết kiệm, thiết thực hiệu quả Công tác tài chính của KBNNQuảng Bình đã tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ,phát huy tính dân chủ trong đơn vị, chủ động, sáng tạo của cán bộ công chức(CBCC); nâng cao kỹ năng quản lý; đáp ứng yêu cầu về công khai, minh bạch trong

tổ chức sắp xếp xác định lại vị trí việc làm cho từng CBCC trong đơn vị, chi tiêu tàichính được thực hiện, nâng cao đời sống vật chất CBCC trong đơn vị, để CBCC antâm công tác lâu dài trong ngành Kho bạc Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnhnhững kết quả đạt được, cơ chế cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải nghiên cứukhắc phục trong thời gian tới

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 14

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước gồm các nội dung nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước?

- Trong những năm qua, quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh QuảngBình được thực hiện như thế nào?

- Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong những nămvừa qua đã đạt được kết quả gì và có những hạn chế gì cần khắc phục?

- Để hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình cần áp dụng những giải pháp nào?

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhànước tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tàichính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề liên quan đến công tácquản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2014- 2016; sốliệu sơ cấp điều tra thu thập năm 2017; đề xuất giải pháp để hoàn thiện chogiai đoạn năm 2018-2022

Trang 15

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp và chọn mẫu

- Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáotại Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016của KBNN Quảng Bình

- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản

lý nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình

5.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

+Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa

những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính;

+ Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel

- Phương pháp phân tích:

+Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê

số tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu…

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánhgiá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nướctỉnh Quảng Bình

- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác

giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước vàlãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đếncông tác quản lý tài chính

Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phântích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

5.3 Công cụ xử lý dữ liệu

Việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềmthống kê thông dụng EXCEL Các số liệu được tổng hợp, chọn lọc hợp lý thành cácyếu tố cần thiết, có cơ sở khoa học

Trang 16

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc nhànước

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnhQuảng Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHCỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính của

hệ thống KBNN dưới nhiều hình thức khác nhau như các bài báo, các luận văn, cáccông trình nghiên cứu khoa học đề cập dưới các góc độ khác nhau như đề cậpđến cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước Một số công trình

đã được công bố như:

Lâm Hồng Cường (2013) với nghiên cứu “Kiểm soát chi ngân sách, những

kiến nghị” trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia số 129 đã nêu ra vai trò kiểm soát chi ở

đơn vị sử dụng Ngân sách là tiền đề quan trọng để quản lý chi Ngân sách theođầu ra được hiệu quả, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số bất cập, vướng mắctrong quá trình kiểm soát các khoản chi như việc thanh toán trực tiếp, tạm ứng và

sử dụng tiền mặt trong chi ngân sách; về điệu kiện có dự toán; chuẩn chi các khoảnthanh toán Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị trong tổ chức kiểm soát chi đểcông tác kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ định mức, đúng mục đích hơn[12]

Nguyễn Ngọc Đức (2008) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính

nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm 2020” [13] Lê Thị Ngọc (2012) “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của hệ thống KBNN” [22].Các tác giả đã nghiên cứu sâu phần cơ sở lý luận, có những đánh giá

sát về công tác quản lý tài chính và đã đề ra được những giải pháp để hoànhiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Tuynhiên hiện cơ chế đã có nhiều thay đổi nên cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiệntrong thời gian tới

Đào Hoàng Liên (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

NSNN qua KBNN Quảng Bình” [21] Tác giả đã nghiên cứu sâu về công tác kiểm

soát chi NSNN quan KBNN Quảng Bình trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chi

Trang 18

theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của cácnước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soátchi

Trang 19

NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính tronglĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN,đồng thời, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế Từ những lý luận về chi NSNN, các nộidung cơ bản của kiểm soát chi NSNN qua KBNN; trên cơ sở phân tích thực trạngcông tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Bình, Tác giả đưa ra các giải pháphoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Bình.Trong đó chú ý đến một số giải pháp về fđổi mới quy trình nghiệp vụ kiểm soát chiđáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệ và chuẩnmực quốc tế.

Phùng Văn Tài (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của

Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quốc Oai - Hà Nội” đã xây dựng được

cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN; đánh giá được thực trạngkiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2011 – 2013 Tác giảcũng nêu ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi KBNN còn chungchung, chưa cụ thể để có thể áp dụng vào thực tế công việc [23]

Trần Úy Uyên (2014), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách

nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ” Tác giả đã nghiên cứu về những lý

luận cơ bản của công tác quản lý thu NSNN; thực trạng công tác quản lý thu NSNNtại KBNN Phú Thọ từ năm 2009 - 2013; đặc biệt là đánh gia sâu về những ưu điểm,hạn chế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của công tác này, nhữngkhó khăn, vướng mắc đối với cơ quan Kho bạc trong công tác quản lý thu NSNN

Từ đó, xác lập và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả côngtác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ trong những năm tiếp theo [24]

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã nêu được những lý luận

về chi thường xuyên NSNN, kiểm soát chi NSNN, quản lý thu NSNN và thực tiễn tạitừng địa phương Các công trình này đều có giá trị cao trên đại bàn đượcnghiên cứu Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý tài chính tạiKBNN tỉnh Quảng Bình Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quản lý tài chính củaKho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình là hết sức cần thiết và không bị trùng lắp với

Trang 20

các công trình đã công bố.

Trang 21

1.2 Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước

1.2.1 Một số khái niệm về quản lý tài chính

Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập

và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đóphản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể

Tài chính của Kho bạc Nhà nước (KBNN) được hiểu là các hoạt động thu vàchi bằng tiền của KBNN để đảm bảo hoạt động thường xuyên của KBNN, đồngthời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý

sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiểnđối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lýphải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạchđồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệunăng hoạt động của tổ chức

Theo tác giả Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2005) chorằng:“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thốngnào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lýphá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” [10]

Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọiquá trình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự tham gia tự giác củanhiều người Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phươngpháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thứctới đối tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định

Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhàquản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện

kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả

và hiệu năng hoạt động của tổ chức

Quản lý tài chính của KBNN là quá trình áp dụng các công cụ và phươngpháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính của KBNNđể đạt những

Trang 22

mục tiêu đã định.

Trang 23

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của KBNNcó thể do ngân sách nhànước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần Để duy trì các hoạt động cho sự tồntại và phát triển của các KBNNđòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo Trongkhi đó, hoạt động của KBNN thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội,không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấpphải trả tiền Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của cácKBNN Hiện nay, các KBNN được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và cáckhoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt độngnhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.

Để Quản lý tài chính, KBNNsử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công

cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính của KBNNcũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu

đã định

1.2.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính

Kho bạc Nhà nước với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chínhquản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và cácquỹ khác của Nhà nước được giao quản lý… về các chính sách liên quan đến lĩnhvực mìnhphụ trách, nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước,các hoạt động tài chính cũng phục vụ cho mục đích chính yếu này

- Là công cụ để chuyển giao hội nhập các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹthuật và nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới

- Thiết lập thể chế hành lang pháp lý

- Là động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tài chính quốc gia

- Điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội

Tóm lại, quản lý tài chính giúp cho KBNN chủ động trong việc tạo nguồnthu, chi tiêu trong đơn vị, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụnglao động, kinh phí quản lý hành chính; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phíquản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, tạo động lực hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao

Trang 24

1.2.3 Nội dung quản lý tài chính

1.2.3.1 Xác định nhiệm vụ chi tài chính tại Kho bạc Nhà nước

Các khoản chi của KBNN được chia thành hai loại: Các khoản chi hoạt độngthường xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên

- Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên:

Chi thường xuyên trong KBNN là khoản chi để duy trì hoạt động thườngxuyên của KBNN, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thườngxuyên mang tính ổn định khá rõ nét Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắtnguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận của KBNN phảithực hiện Các khoản chi thường xuyên bao gồm:

- Cáckhoản chi thanh toán cho cá nhân:Tiền lương, tiền công, phụ cấplương,các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanhtoán khác cho cá nhân theo quy định

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng,thông tin, tuyên truyền, liên lạc

- Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài

và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam

-Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng,nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện

- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư; sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định (TSCĐ)

- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định

- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác

Thứ hai, các khoản chi không thường xuyên:

-Chi sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ, gồm:Kinh phí mua xe ô tô phục vụ công

tác; Kinh phí sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn mà kinh phí thườngxuyên không đáp ứng được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kếhoạch; Kinh phí thực hiện đề án cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc đượccấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có)

Trang 25

-Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo

hiệp định (nếu có)

-Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:Kinh phí thực

hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm đơn vị đãđược giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ; Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm

vụ đặc thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoàiđơn vị đã có chế độ của Nhà nước quy định;Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảoquốc tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trìnhđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

-Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác

định được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy địnhcủa cơ quan có thẩm quyền

-Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

-Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

-Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự

nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có),kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thườngxuyên khác

- Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt.

1.2.3.2 Cấp dự toán và quản lý tài chính theo cấp dự toán

Các cơ quan HCNN nói chung, KBNN nói riêng trong cùng một ngành theomột hệ thống dọc được thống nhất tổ chức thành các đơn vị dự toán các cấp: Đơn

vị dự toán cấp I, Đơn vị dự toán cấp II, Đơn vị dự toán cấp III

Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chínhquyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuốngcho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấpdưới trực

thuộc

Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, có nhiệm vụ

Trang 26

nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị dự

Trang 27

toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới.

Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn vịcấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm tổ chức thựchiện quản lý kinh phí của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới

1.2.3.3 Nguyên tắc quản lý tài chính tạiKho bạc Nhà nước

Việc quản lý tài chính tại KBNN, trước hết phải phù hợp với những điềukiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi kho bạc Quản lý tài chính đều phải tuân thủ theomột số nguyên tắc quản lý tài chính như sau:

- Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của Kho bạc phải tuân theo chế độ,định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêuchuẩn chi tiêu nội bộ đã được duyệt để Kho bạc đó hoạt động liên tục và hiệu quả

- Trách nhiệm quản lý tài chính của Kho bạclà người đứng đầu (lãnh đạo khobạc) chịu trách nhiệm

- Trong quá trình quản lý tài chính tại Kho bạc, Kho bạc cần phải tôn trọng

dự toán năm được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được

cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho cơ quan, đơn vịhoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình Tổ chức bộ máy trực tiếpquản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vịbao gồm: Lãnh đạo tổ chức công,Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trưởng các phòng bộphận trong tổ chức

1.2.3.4 Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong Kho bạc Nhà nước

Nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từngân sách nhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước Ngân sách nhànước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫngiữa nguồn thu và nhiệm vụ chi Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồngthời trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, cho các cơ quan nhà nước,Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương pháthuy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trong việc lành mạnhhóa ngân sách nhà nước Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nước phân cấp

Trang 28

trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị chochính cơ quan, đơn

Trang 29

vị sử dụng ngân sách nhà nước Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xâydựng Quy chế chi tiêu nội bộ Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm củamỗi cơ quan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để

cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cụ thể ởcác Nghị định

130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày07/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP củaChính phủ quy định chế độ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phíquản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước Đây được xem là hình thức phâncấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính cho cơ quan nhà nướctiên tiến hiện nay của nhà nước, và người chịu trách nhiệm chính là thủ trưởngđơn vị

1.2.3.5 Nội dung quản lý nguồn thu

Kho bạc lập dự toán thu sự nghiệp hàng năm gửi cơ quan tài chính, thuế

và cơ quan cấp trên phải theo đúng mẫu biểu, thời gian quy định được cơ quanchức năng hướng dẫn Dự toán thu sự nghiệp phải bảo đảm phản ánh được đầy đủchi tiết các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khácphù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chính quy định

Tổ chức hoạt động dịch vụ kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với chứcnăng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động dịch vụ đểlàm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại hình hoạtđộng dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế

Quá trình tổ chức thu thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúngmức thu, đối tượng thu được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phảithực hiện công khai mức thu; bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xáctoàn bộ các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinhdoanh dịch vụ vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, không được để ngoài sổ kế toán

Hạch toán phản ánh đầy đủ chi phí phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;

Trang 30

chi phí cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độtài chính hiện hành.

Trang 31

Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định(trích tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng ngành y tế 35% số thuviện phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật

tư tiêu hao) Nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị chưa sử dụng hết phảichuyển sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho mục đích khác

Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực hiện phânphối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định (trích lập quỹphát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng)

1.2.3.6 Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ

Trong phạm vi kinh phí được giao, Thủ trưởng đơn vị có quyền hạn và tráchnhiệm trong việc quản lý và sử dụng kinh phí như sau:

-Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù

hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoànthành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả Riêng kinh phí thực hiện hoạtđộng nghiệp vụ đặc thù thường xuyên; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyênphải thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao kinh phí tựchủ

- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thùcủa cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chihiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

-Đơn vị tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt

động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thườngxuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ Việc quản lý và sử dụngkinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơntheo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóađơn theo quy định của Bộ tài chính, gồm:

+ Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

+ Chi công tác phí khoán: Thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú,tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại

+ Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cácchức danh lãnh đạo

Trang 32

+ Chi khoán văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của

Trang 33

năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìatài liệu ) theo đơn vị (Cục, Vụ, phòng, ban chuyên môn), theo từng cá nhân,theo tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán.

+ Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định.+Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang nămsau tiếp tục sử dụng (đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phépchuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện) và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếptục thực hiện vào năm sau

+ Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, khôngđược vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định

+ Đối với các khoản thu khác (ngoài thu phí, lệ phí được để lại): Cơ quan sửdụng các khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi

do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó

1.2.3.7 Sử dụng kinh phí từ tăng thu và tiết kiệm

chi

Thứ nhất, xác định nguồn kinh phí tăng thu và tiết kiệm chi

-Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí và các khoản nộp kháctheoquy định; đơn vị có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thựchiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm

- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữathường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ,khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sửdụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm

Thứ hai, kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:

- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá

nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng;

- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗtrợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thươngbinh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, độtxuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động

Trang 34

của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;

hỗ trợ cho

Trang 35

cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biênchế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữacác công trình phúc lợi;

- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức

1.2.3.8 Quản lý quy trình ngân sách

Quản lý quy trình ngân sách là quá trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán,hạch toán và quyết toán kinh phí

* Lập dự toán

Lập dự toán thu chi tài chính trong Kho bạc là khâu mở đầu quan trọngmang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức Nó

có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là:

Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về

tài chính của Kho bạc, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những trởngại trong quá trình sử dụng tài chính của Kho bạc

Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu

và chi của KBNN không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc

có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại Do đó, cần có kế hoạch thu và chi

để các nhà quản lý có thể chủ động điều hành đơn vị

Thứ ba, dự toán là cơ sở để tổ chức thực hiện Lập dự toán là hoạt động

tiền khả thi của quá trình thực hiện dự toán Do đó, lập dự toán có vai trò quantrọng trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quá trình thựchiện dự toán của đơn vị sau này Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệuquả việc thực hiện dự toán của KBNN

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của BTC và hướngdẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ củanăm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ lập dựtoán ngân sách theo đúng quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơquan tài chính cùng cấp Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tàichính cùng cấp

Trang 36

Việc lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Trang 37

+ Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước;

+ Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi;

+ Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo;

+ Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian,phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của BộTài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt;

+ Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh theo nội dungcông việc, phải có cơ sở, căn cứ tính toán

* Về thẩm tra, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước

- Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ

quản cấp trên(đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán NSNN cho các cơquan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thựchiện chế độ tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tựchủ

Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dựtoán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủphân bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thực hiện chế

độ tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gửi cơquan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định

Đối với phần kinh phí tự chủ phân bổ và ghi rõ kinh phí thực hiện từng hoạtđộng nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên theo dự toán,

số lượng, khối lượng được duyệt

Đối với phần kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ phân bổ rõkinh phí thực hiện các nhiệm vụ (mua sắm, sửa chữa lớn, chi hoạt động nghiệp vụđặc thù và các nhiệm vụ không thực hiện chế độ tự chủ khác theo quy định)

- Cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán cấp I -Khi rút dự toán từ KBNN, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải ghi rõ nội

dung chi thuộc nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ, nguồn kinh phí

Trang 38

giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.

Trang 39

* Về hạch toán kế toán

- Đối với các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ được hạch toán vào các mục

chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành

-Đối với một số khoản chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm được hạch toán

như sau: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạch toánvào mục

6400-các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiểu mục 6404-chi chênh lệch thunhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ; khoản chi khen thưởng, hạch toánvào mục

6200-tiền thưởng, tiểu mục 6249-khác; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoàinhững chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình

tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào mục 6250-phúc lợi tập thể, tiểu mục6299- khác của mục lục NSNN

* Quyết toán kinh phí

Kết thúc nămcơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải lập báo cáo kết quả thựchiện quản lý tài chính (chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm) của cơ quan mình gửi

cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp

Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết đểđánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm Từ đó rút ra những kinhnghiệm thiết thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau

Kết quả quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm đánh giá lại hoạt động củamình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu hướng thích hợp

1.2.4 Các nhân tố tác động đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản

lý tài chính của KBNN Cụ thể như sau:

- Một là, tổ chức bộ máy: Trong bộ máy tổ chức phải được xắp xếp, bố trí

hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức,phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạncủa từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý

Trang 40

vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán, hạn chếtình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý.

Ngày đăng: 30/09/2018, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính-Bộ Nôi vụ (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC–BNV ngày 17/1/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC–
Tác giả: Bộ Tài chính-Bộ Nôi vụ
Năm: 2006
2. Bộ Tài chính (2008),Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng và những quy định mới nhất về quản lý tài chính, kế toán thu chi ngân sách, tự chủ, quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng và những quy địnhmới nhất về quản lý tài chính, kế toán thu chi ngân sách, tự chủ, quản lý và sử dụngtài sản nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
3. Bộ Tài chính (2008),Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng và những quy định mới nhất về quản lý tài chính, kế toán thu chi ngân sách, tự chủ, quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng và những quy địnhmới nhất về quản lý tài chính, kế toán thu chi ngân sách, tự chủ, quản lý và sử dụngtài sản nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
4. Bộ Tài chính (2012),Thông tư số 162/2012/BTC ngày 3/10/2012 quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 162/2012/BTC ngày 3/10/2012 quy địnhviệc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2012
5. Bộ Tài chính (2013),Quyết định số 3192/QĐ-BTC ngày 19/12/2013 ban hành Quy chế quản lý tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3192/QĐ-BTC ngày 19/12/2013 banhành Quy chế quản lý tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc hệ thốngKBNN
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
6. Bộ Tài chính (2013),Thông tư 180/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 54/QĐ-TTg ngày 19/9/2013 của Thủ tướng Chính Phủ, về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 180/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của BộTrưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 54/QĐ-TTg ngày19/9/2013 của Thủ tướng Chính Phủ, về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
7.Bộ Tài chính (2015),Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2015
8. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2014),Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT- BTC- BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT- BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ
Năm: 2014
9. Chính phủ (2005). Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy địnhchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hànhchính đối với các cơ quan nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w