Đặc điểm sinh thái của loài Sơn trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..... Kết quả phân tích độ pH của đất trồng Sơn tại xã Cao Sơn, Hào Lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..... So sánh tín
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
NGUYỄN PHƯƠNG GIANG
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI SƠN -
TOXICODENDRON SUCCEDANEA (L.) MOLD TRỒNG TẠI HUYỆN
ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
NGUYỄN PHƯƠNG GIANG
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI SƠN -
TOXICODENDRON SUCCEDANEA (L.) MOLD TRỒNG TẠI HUYỆN
ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành:Sinh thái học
Mã số:60420120
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Đỗ Thị Xuyến PGS.TS Đoàn Hương Mai
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ với đề tài: “ Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài
Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đã được hoàn thành Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Đỗ Thị Xuyến và PGS.TS Đoàn Hương Mai, những người đã tận tình trực tiếp hưỡng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, đồng thời cũng cho tôi những lời khuyên vô cùng quý báu
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ Phòng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn huyện Đà Bắc đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập những tài liệu, thông tin liên quan để luận văn được hoàn thành Qua đây, tôi xin trân thành cảm ơn sự tài trợ kinh phí từ đề tài QG.16.13 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Xin bày tỏ lòng biết ơn tới chính quyền, người dân trồng Sơn tại hai xã Hào Lý và Cao Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn thiện luận văn
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè và những người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Mặc dù đã có những cố gắng, nhưng do thời gian, trình độ và kỹ năng còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2018
Học viên
Nguyễn Phương Giang
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số nghiên cứu về loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldtrên thế giới 3
1.2 Một số nghiên cứu về loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldtại Việt Nam 3
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu - huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 3
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.2.1 Đặc điểm sinh học của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 19
2.2.2 Đặc điểm sinh thái của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 20
2.3.2 Phương pháp thu thập mẫu vật 20
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân 24
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật 27
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu mẫu đất 28
Trang 52.3.6 Phương pháp đo D1.3, Hvn và Hdc 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Đặc điểm sinh học của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 33
3.1.1 Đặc điểm hình thái của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 33
3.1.1.1 Dạng thân, cành 33
3.1.1.2 Lá 35
3.1.1.3 Rễ 36
3.1.1.4 Hoa và cụm hoa 38
3.1.1.5 Quả và hạt 38
3.1.2 Đặc điểm giải phẫu của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 40
3.1.2.1 Đặc điểm giải phẫu thân 40
3.1.2.2 Đặc điểm giải phẫu rễ 46
3.1.2.3 Đặc điểm giải phẫu lá46 3.2 Đặc điểm sinh thái của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 52
3.2.1 Đặc điểm khí hậu và đất đai tại xã Cao Sơn, Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 52
3.2.1.1 Khí hậu 52
3.2.1.2 Đất đai 53
3.2.2 Đặc điểm sinh thái của loài Sơn trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Danh sách thống kê các mẫu thực vật thu được tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 22 Bảng 2.2: Danh sách thống kê các mẫu thực vật thu được tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 22 Bảng 2.3 Danh sách các hộ gia đình trồng Sơn được tiến hành lấy mẫu và nghiên cứu 26 Bảng 2.4 Thống kê phương pháp xác định các chỉ tiêu của đất trồng Sơn tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 29 Bảng 3.1 Số liệu về nhiệt độ và lượng mưa tại trạm quan trắc KTTV Hòa Bình từ năm 2012 - 2015 49 Bảng 3.2: Danh sách thống kê các mẫu đất thu được tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 51 Bảng 3.3: Danh sách thống kê các mẫu đất thu được tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 52 Bảng 3.4 Kết quả phân tích độ pH của đất trồng Sơn tại xã Cao Sơn, Hào Lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 53 Bảng 3.5: Một số tính chất vật lý, hóa học của đất trồng Sơn tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 54 Bảng 3.6: Một số tính chất vật lý, hóa học của đất trồng Sơn tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 55
Trang 7Bảng 3.7 So sánh tính chất vật lý, hóa học của đất trồng Sơn tại Phú thọ và đất trồng Sơn tại xã Cao Sơn, Hào Lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 56 Bảng 3.8 Đặc điểm chiều cao, chu vi của các cá thể Sơn trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình 57
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 21 Hình 2.1: Sơ đồ bố trí ÔTC tại điểm nghiên cứu trồng Sơn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 21 Hình 3.1: Rừng trồng Sơn tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 32
Hình 3.2: Thân loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 33
Hình 3.3: Hình thái lá của cây Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold
trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 35
Hình 3.4: Rễ cây Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold thu tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 36
Hình 3.5: Hoa và cụm hoa của cây Sơn - Toxicodendron succedanea (L.)
Mold trồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 37
Hình 3.6 Cành mang quả, hoa của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.)
Mold 38 Hình 3.7: Lát cắt hoàn chỉnh tiết diện thân sơ cấp của loài Sơn -
Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
39
Hình 3.8: Một phần tiết diện thân sơ cấp của loài Sơn - Toxicodendron
succedanea (L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 40
Hình 3.9: Lát cắt hoàn chỉnh tiết diện thân thứ cấp của loài Sơn -
Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
41 Hình 3.10: Một phần tiết diện thân có sinh trưởng thứ cấp của loài Sơn -
Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình 42
Trang 9Hình 3.11: Một phần tiết diện thân có sinh trưởng thứ cấp của loài Sơn -
Toxicodendron succedanea (L.) Mold trồng tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình 43
Hình 3.12 Lát cắt hoàn chỉnh rễ loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.)
Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 44
Hình 3.13: Một phần lát cắt rễ thứ cấp của loài Sơn - Toxicodendron
succcedanea(L.) Mold trồng tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 45
Hình 3.14: Một phần tiết diện rễ loài Sơn - Toxicodendron succcedanea (L.)
Mold trồng tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 46
Hình 3.15: Lát cắt hoàn chỉnh lá loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.)
Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 47
Hình 3.16 Tiêu bản lát cắt lá loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold
trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 48
Trang 10MỞ ĐẦU
Huyện Đà Bắc nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình, thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 90 km, cách thành phố Hòa Bình 20km Diện tích tự nhiên khoảng 77.796 ha, với 19 xã và 1 thị trấn, dân số 53.204 người(tính đến 30/12/2014) Đây là địa bàn cư trú của 5 dân tộc: Mường, Tày, Dao, Thái và Kinh Với độ cao trung bình 560 m so với mực nước biển, Đà Bắc là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn (bình quân 350) Dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất thấp (3.537 ha), chủ yếu là đất rừng: Đất lâm nghiệp 50.662 ha chiếm 65,12% (trong đó khu bảo tồn rừng Phu Canh có diện tích trên 500 ha), đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55%, đất phi nông nghiệp chiếm 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 1494 ha chiếm 19,2% Đà Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ôn hòa, nhiệt độ trung bình 22,80C, lượng mưa trung bình 1.900 mm, độ ẩm trung bình 81 - 84%, đồng thời chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đà với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70km có diện tích mặt
hồ khoảng 6.000 ha Do đó mà khí hậu trong lành, mát mẻ có sự đa dạng về nguồn tài nguyên sinh vật, nên Đà Bắc có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng
Cây Sơn- Toxicodendron succedanea(L.) Mold là cây công nghiệp cung
cấp nhựa quý và độc đáo ở Việt Nam, loài cây này có tiềm năng, triển vọng
và có giá trị hiệu quả cao so với các cây trồng dài ngày trên đất đồi, đặc biệt
là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải Đối với người dân trồng sơn thì nhựa sơn
là nguồn thu nhập chính Cây Sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương Trồng cây Sơn vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế vừa góp phần thực hiện chiến lược
Trang 11phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Khác với tỉnh Phú Thọ, diện tích trồng Sơn tại Đà Bắc, Hòa Bình chưa nhiều, chủ yếu là người dân bản địa tự phát trồng, giống Sơn chưa
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chưa có tiêu chuẩn chất lượng, kinh nghiệm kỹ thuật trồng còn hạn chế, đầu ra của nhựa Sơn còn nhiều khó khăn, chưa được tập huấn về kỹ thuật gieo trồng cũng như những hiểu biết về cây Sơn Chính
vì vậy việc trồng Sơn tại Đà Bắc đang gặp nhiều khó khăn Cho đến nay những nghiên cứu về việc trồng Sơn tại huyện Đà Bắc vẫn còn bỏ ngỏ Xuất
phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh
học và sinh thái học của loài Sơn -Toxicodendron succedanea (L.)
Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đểbổ sung thêm tài liệu cho
việc giảng dạy, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kỹ thuật gieo trồng Sơn tại khu vực nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả của đề tài cung cấp những dữ liệu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh
thái học và đặc điểm giải phẫu của loài Sơn -Toxicodendron succedanea (L.)
Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình góp phần bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành thực vật học và sinh thái học, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn
về mặt sinh học và sinh thái học cho các loài thuộc họ Đào lộn hột nói chung
và loài Sơn nói riêng
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất nông, lâm, nghiệp, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,…
- Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu
và giảng dạy môn Sinh thái học cá thể, thực vật học, giải phẫu thực vật nói chung về loài Sơn nói riêng
Trang 12Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số nghiên cứu về loài Sơn - Toxicodendron
succedanea(L.)Moldtrên thế giới
Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về loài Sơn, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Phân loại, tên gọi và đặc điểm hình thái
Trên thế giới có rất nhiều tên gọi khoa học khác nhau được sử dụng để
gọi tên cây Sơn (Rhus succecdanea L.),Rhus acuminata DC, Rhus
succecdanea var.acuminata(DC.)Hook f.,Toxicodendron succecdanea (L.)
Moldenke,Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze [27] Hiện tại, tên khoa học chính thức của loài Sơn là Toxicodendron succedanea(L.) Mold thuộc họ
Đào lộn hột (họ Xoài)– Anacardiaceae[33], các tên khoa học khác được gọi là tên đồng nghĩa.Ngoài ra, ở mỗi nước cây Sơn lại có những tên gọi khác nhau:
Ở New Zealand cây Sơn có tên gọi là Crab's class, ở nhật Bản cây Sơn lại có tên gọi là japan wax tree, red lac sumach [19] Ở Lào cây có tên địa phương
là Mai Ketlin, Mai Ben Hok, Mia Ben Phai[16]
Cây Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Moldlà cây gỗ nhỏ có thể cao
tới 8m, lá chét 9- 15 lá, mọc đối nhau, lá chét dài 4- 10 cm, rộng 2- 3 cm có màu xanh tươi, nhưng vào mùa thu chúng chuyển sang màu đỏ tươi, đỏ thẫm trước khi rụng Hoa nhỏ, màu trắng mịn xuất hiện cùng với lá non vào mùa xuân hoặc đầu hè, quả chín có màu nâu nhạt và rụng xuống trong mùa thu và
mùa đông Cây Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Moldcó thể sinh trưởng
tốt trên hầu hết các loại đất có độ dinh dưỡng trung bình, hạt Sơn có thể được phát tán nhờ chim[33] Ở Lào, Sơn được mô tả là cây gỗ lớn có thể cao tới 40m, đường kính có thể đạt tới 1m, cây rụng lá trong suốt mùa khô, sinh trưởng chậm, là cây hiếm thấy và mọc rải rác trong các điều kiện khác nhau
và loại rừng khác nhau Đôikhi cũng tìm thấy Sơn mọc ở rừng rụng lácùng
Trang 13với Pterocarpus macrocarpus, hoa nở vào tháng 4- 5, quả chín vào tháng 8-
9[29]
-Đặc điểm giải phẫu, sinh thái và phân bố loài Sơn
Nghiên cứu của Pierre Domart [30] đã giải phẫu vỏ và thân cây cho thấy chiều dày vỏ ở cây Sơn 4 tuổi từ 2,5- 2,8 mm, ở cây 8 tuổi chiều dày vỏ
từ 5- 6 mm và mặt cắt ngang từ ngoài vào có 4 loại mô bì và tiết diện ống nhựa to nhỏ không đều gắn với nhau như mạng lưới
Cũng theo nghiên cứu của Pierre Domart [30] khi nghiên cứu quả và hạt Sơn cho thấy 100g quả có 53,3g hạt, 100 hạt nặng 6,25g, 1kg hạt có từ 12.000- 15.000 hạt, vỏ có 3 lớp, hạt có ống tiết nhựa nên đốt rất cháy
Nghiên cứu ở Lào cho thấy cây Sơn có biên độ phân bố rộng có thể sống ở độ cao 400 - 1000m, lượng mưa 1500mm với mùa khô kéo dài đến 6 tháng,là cây có thể chịu đựng được sương giá nhưng khi non ưa những nơi
ẩm Cây Sơn sinh trưởng tốt trên đất khô, mùn nhiều và đất đá ong đỏ nhưng thường thấy trên đất đá vôi phong hóa Cũng có thể tìm thấy cây Sơn xuất hiện dọc theo các con sông, suối ở các vùng đồi núi [30]
- Giá trị sử dụng
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung chủ yếu về giá trị sử dụng của cây Sơn Sơn cho nhựa mủ, trong đó có lacol 75- 85% và lacase, lacol chịu ảnh hưởng của men lacase nên dễ bị oxi hóa ngoài không khí thành chất đen bóng, bền vững (Georges Brooks, 1934) [29]
Lá và quả Sơn chứa tinh dầu, lá chứa tanin 20%, corilagin, acid shikimic, rhoifolin, apigenin-7-rhamnoglucosid (The Wealth of India IX, 1972) [29] Ngoài ra còn có các biflavanoid, robustaflavon, hinokiflavon, amentoflavon, agathisflavon, volaensiflavon, moreloflavon rhusflavon,
Trang 14succedaneaflavon, moreloflavon, GB- 1a và GB - 2a, các biflavanoid đều có tính kháng virus (Lin Yuk Meei và cộng sự 1995) [29]
Rademaher R and M B Duffill (1995) [32] đã nghiên cứu về khả năng
gây độc của loài Toxicodendron succedanea(L.)Mold trồng tại New
Zealand.Kết quả nghiên cứu cho thấy nhựa mủ có trong lá, vỏ, rễ có chất độc
mang tên 3-pentadecylcatechol Chất độc trong loài Sơn Toxicodendron
succedanea(L.)Mold cũng được so sánh với chất độc từ nhựa mủ của loài Sơn
khác mang tên Toxicodendron copallina tại Úc
Tính chất vật lý của màng Sơn đã được Georges Brooks (Pháp)[29] nghiên cứu cho thấy có tính cách nhiệt và cách điện tốt, chịu được đến 4100C, chống chịu tốt với các sinh vật gây hại, độ uốn dẻo cao và chịu nước biển
Ở Trung Quốc rễ và lá cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc
và chỉ huyết để dùng uống trong trị hen suyễn, cảm, viêm gan mãn tính, đau
dạ dày, ngã tổn thương và dùng trị gãy xương và các vết thương chảy máu Ở
Ấn Độ người ta dùng quảđể chữa bệnh lao, phổi [7,9]
- Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và các biện pháp trồng rừng thâm canh
Cải thiện giống là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đây là lĩnh vực mang tính đột phá,
là cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác trồng rừng Trên thế giới, công tác chọn giống và cải thiện giống được quan tâm từ rất sớm và đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các loài cây mọc nhanh, chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật chọn giống cây Sơn
Các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng như kỹ thuật bón phân, làm đất, phương thức trồng và mật độ trồng cũng được các nhà khoa học trên thế giới
Trang 15nghiên cứu để cải thiện năng suất chất lượng rừng trồng Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ tập trung cho các cây mọc nhanh như Keo, Bạch Đàn và các cây bản địa khác như Thông, Trám, công trình nghiên cứu của Schonau
(1985) ở Nam Phi về vấn đề bón phân cho Bạch Đàn,
1.2 Một số nghiên cứu về loài Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold
tại Việt Nam
Ở trong nước cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về cây Sơn tập trung ở các lĩnh vực sau:
- Phân loại, tên gọi và đặc điểm hình thái
Hiện nay ở nước ta có khá nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cây Sơn, theo
Phạm Hoàng Hộ[16]thì cây Sơn - Toxicodendron succecdanea (L.)Mold còn
có tên đồng nghĩa khác là Rhus succecdana L., tên Việt Nam gọi là Sơn ta,
Sơn Phú thọ, Sơn lắc, Cau tất, Hoàng Lô.Theo Triệu Văn Hùng (2007) trong
tài liệu "Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam"[19], cây Sơn còn có tên là Sơn
dầu.Theo Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999) [7] cây Sơn được gọi là cây Sơn rừng hoặc Sơn ta [7], trong tài liệu này, các tác giả đã mô tả một loài Sơn
khác mang tênRhus verniciflua Stokeslà loài khác với Toxicodendron
succedanea(L.) Moldtrong họĐào lộn hột, tuy nhiên theo Phạm Hoàng
Hộ(2000) thì hai loài này thực chất là một loài Theo Trần Đình Lývà cộng sự
(1993) [21] trong tài liệu“1900 loài cây có ích ở Việt Nam” cũng ghi nhận cây Sơn Toxicodendron succedana (L.) Moldenke còn có tên gọi khác là Rhus
succecdanea L., là loài cây có nhựa mủ dùng làm sơn, thường mọc hoang và
trồng ở vùng savan, vùng đồi miền Bắc Việt Nam
Chi Sơn - Toxicodendron Millcó quan hệ họ hàng gần gũi với chi Muối (Rhus L.) trong họ Xoài - Anacardiaceae, tuy nhiên chúng có những đặc điểm
khác nhau rất rõ về hình thái như quả ở các loài trong chi Sơn thường nhẵn,
Trang 16hạt phấn nhỏ, nhựa có tính độc cao Ở nước ta, chi Sơn có 2 loài là Sơn-
Toxicodendron succecdanavàSơn thái-Toxicodendron rhetsoides Tardien
Loài Sơn - Toxicodendron succecdanakhá đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình
thái, người trồng Sơn thường chia ra làm 2 giống: Giống Sơn lá si có lá nhỏ, màu xanh lục, cây có ít nhựa nhưng chất lượng nhựa tốt, nhựa chảy đều và thời gian cho nhựa dài; Sơn látràm có lá to, màu xanh nhạt cho nhựa nhiều hơn Sơn lá si [19]
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) [17] trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam -
Quyển 3” cũng mô tả nhiều cây có tên Sơn như: Sơn biên - Scherera swietenioides Roxb., Sơn quả - Gluta wrayi King, Sơn cóc - Allospondias lakonensis Stapf., Sơn mảnh - Gluta gracilis Evr., Sơn đào - Melanorrhoea usitata Wall.,Sơn địch - Aristolochia balansae Franch., Sơn dày - Gluta compacta Evr., Sơn nước - Gluta velutina Bl., Sơn tần - Schoutenia ovata
Korth., Sơn tà vôi - Gluta tavoyana Wall ex Hook.f., Sơn vé - Garcinia
merguensis Wight
Theo Trần Hợp (2002)[18] thì cây Sơn- Toxicodendron
succedana(L.)Moldenke là cây gỗ trung bình có thể cao đến 20 m, thân tròn
thẳng, phân cành cao Trong gây trồng cây chỉ cao 3 - 8 m, thân cong queo, phân cành nhiều, vỏ màu nâu xám đen, có nhựa mủ màu trắng ngà, để lâu chuyển thành màu đen Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, dài 5 - 10 cm, rộng 1,5 - 3,5 cm, cuống chung mềm dài 10 -
20 cm, mang 7 - 13 lá phụ Lá phụ mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn về phía đầu, gốc lá tù và lệch, mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục đậm, mặt dưới màu lục nhạt hay lục xám Hoa nhỏ tập hợp thành chùy ở nách lá phía đầu cành, cụm hoa đực phân nhánh nhiều, hoa có cuống nhỏ và ngắn, cánh đài hợp ở gốc, trên xẻ thành răng hình trứng hay trái xoan Nhị 5 chiếc, chỉ nhị mảnh, bao phấn hình trứng dài bằng cánh hoa Quả hạch hình
Trang 17cầu, hơi méo, đường kính 6 - 8 mm, vỏ quả mỏng, nhẵn, khi khô màu đen, hạt cứng
Theo Trần Hợp (2002) [18] thì trong họ Đào lộn hột -
Anacardiaceaecũng có một số cây có tên tiếng Việt là cây Sơn như Sơn quả to
- Gluta megalocarpa Evrard.: là cây gỗ thường xanh cao 15- 20m, đường kính
20- 40 cm, gốc có bạnh khá lớn, chủ yếu mọc ở vùng Nam Trung Bộ, nơi đồi núi thấp dưới 300m, gỗ tốt có giác và lõi phân biệt, được dùng trong xây dựng, đồ dùng cao cấp, đồ mỹ nghệ
Như vậy, cây Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold ở nước ta đã
tập trung mô tả khá rõ ràng, đây là cơ sở quan trọng để phân biệt cây Sơn với các loài khác cùng họ, cùng chi và trùng tên với loài này
- Đặc điểm sinh lý, sinh thái và phân bố
Ở Việt Nam, loài Sơn có biên độ sinh thái rộng, trong tự nhiên có thể gặp Sơn mọc rải rác trong các rừng thưa, dưới độ cao 1.500 m Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp cho sinh trưởng của cây, song Sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C, cây sinh trưởng chậm và rụng lá vào mùa đông Sơn là cây ưa sáng, khi được chiếu sáng đầy đủ thì cành lá mới phát triển tốt, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ, nắng còn làm tăng phẩm chất nhựa Sơn, chích nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa Sơn đỏ, đẹp và có nhiều dầu Sơn là cây ưa ẩm, tại các khu vực trồng Sơn truyền thống như Phú Thọ, lượng mưa trung bình hàng năm thường đạt khoảng 2.000 mm, cây sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng có mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu ngập úng Cây sinh trưởng khá nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 8 - 9, khi cây ra hoa, mang quả
Trang 18thường cho nhựa ít, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít Bộ rễ ăn nông nên thường bị đổ do gió to hoặc bão [19]
Võ Văn Chi và Trần Hợp [9] cho biết trong thiên nhiên Sơn mọc rải rác trong các rừng mưa mùa nhiệt đới thứ sinh hoặc trong các trảng cây bụi, là cây ưa sáng, lớn nhanh thích hợp với đất feralit đỏ vàng còn tốt, thoát nước, không chịu được gió, giá rét, sương muối, khả năng đâm trồi mạnh, ra hoa tháng 4, kết quả tháng 11
Về phân bố thì cây phân bố khá rộng ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (Trần Hợp [18], Võ Văn Chi và Trần Hợp [7]) Ở nước ta cây có phân bố từ các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng [19] Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp thì ở nước ta cây mọc hoang ở Hòa Bình, Quảng Ninh vào đến tận Lâm Đồng, cây cũng được trồng nhiều ở Phú Thọ, trên các đồi ở Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình để lấy gỗ và sơn Hiện đang tồn tại 2 quần thể Sơn mọc hoang dại và được trồng tập trung ở nhiều vùng trung du Phú Thọ, ít hơn là ở Tuyên Quang
và Hà Nội [5]
- Giá trị sử dụng
Theo kết quả của Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái (1980) [11] về công dụng của nhựa Sơn cho biết Sơn thường được trồng để lấy nhựa là chủ yếu Theo đó, nhựa từ cây Sơn được dùng dưới 3 dạng chính như sau:
+ Sơn Quang dầu: Sơn pha thêm dầu trẩu, dùng đểsơn đồ gỗ, bàn ghế tủ, đồ
thờ cúng và trang trí
+ Sơn gắn: Sơn trộn với mùn cưa, để gắn đồ gỗ, mây tre nứa, đóng giường,
tủ, gắn thuyền gỗ, thuyền nan và các đồ dùng dân dụng khác
Trang 19+ Sơn mài: Sơn pha thêm nhựa thông, bột màu và một số bột độn vô cơ khác,
màng sơn được mài bóng sẽ tạo ra nhiều màu bóng đẹp
Nhựa Sơn được dùng trong các ngành công nghiệp như:
+ Giao thông đường biển:Sơn vỏ tàu biển, thuyền nan, thuyền thúng
+ Công nghiệp điện: Sơn cách điện các sợi dây kim khí
+ Công nghiệp thực phẩm: Làm bao bì vận chuyển thực phẩm lỏng, thiết bị
chứa đựng vận chuyển lớn bằng bê tông cốt thép có màng sơn bảo vệ sẽ chống ăn mòn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
+ Thủ công mỹ nghệ: làm hàng sơn mài
Các bộ phận của cây Sơn đều có độc, đặc biệt là rất dễ gây lở sơn ở một
số người với biểu hiện mặt đỏ bừng, ngứa ngáy, sung húp sau đó sẽ sinh ra lở loét Theo kinh nghiệm của nhân dân ta đề phòng lở sơn bằng cách khi tiếp xúc với Sơn người ta thường lấy giấy tẩm Sơn ướt, đốt cháy, tán nhỏ hòa với nước rồi uống hoặc dùng clorpromazin cũng sẽ có tác dụng phòng ngừa lở Sơn [19] Khi bị Sơn ăn sưng ngứa thì dùng lá rau dền, lá khế giã nhỏ sát và
đắp, hoặc nấu lá cây ghẻ - Glochidion eriocarpum xông và rửa hoặc người ta
thường dùng vỏ núc nác nấu thành cao dùng uống trong và bôi ở ngoài(Võ Văn Chi và Trần Hợp [7])
Theo Võ Văn Chi (2012) [9], Sơn ngoài tính độc, loài này còn được sử dụng làm thuốc Nhựa Sơn có chứa acid palmitic, acid oleic, glycerid, rhoifolin, firetin, fustin.Mặt khác trong nhựa của Sơn còn chứa chất laccol tương đồng với urushiol Lá chứa tanin và một glucosid apigenin Về tính vị thì cây sơn có vị đắng, chát, tính bình, có độc, có tác dụng bình suyễn, giải độc, tán ứ, tiêu thũng Dịch của lá và nhựa đều có tính làm rộp da, gây dị ứng làm cho da mặt đỏ bừng, ngứa gãi và sưng húp dẫn đến lở loét Sơn khô có vị cay, hơi mặn, tính ấm, có tác dụng làm tan máu ứ, thông kinh nguyệt, trừ giun
Trang 20đũa Tác giả còn nêu rõ ở Trung Quốc, Sơn được dùng trị hen suyễn, cảm, viêm gan mạn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương và dùng ngoài trị gãy xương, các vết thương chảy máu Ở Ấn Độ người ta dùng lá cây Sơn để trị lao phổi Việt Nam thường lấy Sơn khô (Can tất) làm thuốc chữa phụ nữ kinh bế đau bụng, có báng máu đau nhức và đau bụng giun, có phối hợp với các loài
vị thuốc khác Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu 3 đơn thuốc có vị Sơn nhằm chữa trị một số căn bệnh trên Tác giả cũng đưa ra cách thức thu hái các bộ phận của cây Sơn, theo đó có thể thu hái các bộ phận gần như quanh năm, thường dùng sơn khô, không nên dùng sơn tươi vì gây tổn thương tràng vị Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2014)[26]thì gỗ sơn là sản phẩm phụ của cây sơn.Sau khi đã kết thúc thời kỳ kinh doanh, thông qua kỹ thuật chế biến, ép sấy thích hợp đã nâng cao giá trị sử dụng gỗ sơn như: ván
ép, gỗ bao bì, vật dụng nội thất và chất đốt Ngoài ra, gỗ sơn còn được sử dụng làm nguyên liệu đốt
- Chọn, tạo giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sơn
Theo Lê Đình Khả (2003)[20] thì giống là một trong những khâu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm nghiệp Nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp thâm canh khác mà năng suất các loài cây nông nghiệp chủ yếu trong những năm qua đã tăng gấp đôi so với những năm 1960
Về chọn giống, tạo giống: Chọn cây mẹ làm giống cần hội tụ đủ 3 tiêu
chuẩn sau: Cây sinh trưởng tốt, ít hoa quả; không sâu bệnh, nhựa chảy đều, nhiều và không phải bỏ mặt cắt nào trong suốt 3 năm liền, trong nhựa có nhiều dầu, màu hơi hồng, xù xì và mềm Hiện nay có 2 cách nhân giống Sơn
là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính từ hạt Về nhân giống vô tính có thể nhân giống từ cành và rễ, hom giống cần lấy từ cành bánh tẻ, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hoặc mùa thu, trước khi ngâm cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ, việc nhân giống bằng cành hoặc rễ thường khó khăn hơn và hiệu
Trang 21quả chưa cao, ít được sử dụng trong sản xuất, biện pháp được áp dụng phổ biến nhất vẫn là gieo bằng hạt Có thể gieo hạt ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản ở điều kiện khô lạnh (4 - 50C), mùa gieo hạt tốt nhất vào tháng 8 - 9 (âm lịch), gieo vào thời điểm này cây con phải qua thời kì mùa đông lạnh, khô hanh nhưng sang xuân cây sẽ sinh trưởng mạnh và không bị hại do mưa rào
và dế mèn cắn, gieo hạt vào tháng 1 - 2 (âm lịch) cây mọc nhanh nhưng dễ bị
dế cắn và mưa rào gây hại vào tháng 3 - 4 [19] Theo Nguyễn Đức Ban [3] thì việc lựa chọn hạt giống là một khâu không thể bỏ qua khi trồng Sơn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng, phát triển mà còn ảnh hưởng đến năng suất nhựa của cây Sơn Sơn có nhiều giống nhưng thường trồng 2 giống có năng suất cao là Sơn lá si và Sơn lá tràm Cả hai giống đều đưa vào sản xuất, nhưng khi chọn để lấy hạt làm giống phải chọn những cây xanh tốt, nhiều cành, nhiều lá, ít sâu bệnh, ít hoa quả, trong thời gian thu hoạch nhựa chảy đều, chảy nhiều, tỉ lệ mặt dầu cao, vỏ cây dày 5 - 6 mm, sần sùi có vỏ màu hồng Thu hoạch quả vào tháng 9 - 10, chọn những quả to, chắc, đem phơi 2 - 3 nắng, xát sạch vỏ rồi đem gieo, trung bình 1 ha cần từ 6 -
7 kg hạt giống
Về thời vụ trồng: Theo báo cáo tổng kết kinh nghiệm kỹ thuật trồng
Sơn của trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ, tốt nhất nên chuẩn bị hố vào tháng
8 - 9, chậm nhấtlà tháng 11 - 12, không nên chuẩn bị hố vào tháng 2 - 3 vì lúc
đó nắng nhiều, độ ẩm thấp gieo Sơn sẽ lâu mọc [3]
Khi nghiên cứu về mật độ trồng Sơn,Tô Tử Đông, Đỗ Ngọc Quỹ (1960) [14] cho rằng, cây Sơn cũng như các loài cây trồng khác, vấn đề mật
độ có quan hệ mật thiết với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Tùy từng giống Sơn khác nhau, tùy điều kiện đất đai khác nhau để xác định mật độ cây trung bình cũng khác nhau Để có mật độ thích hợp, cần quan tâm đến nhiều yếu tố: giống, chất lượng cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc Một số
Trang 22yếu tố cũng ảnh hưởng lớn đến mật độ là khoảng cách trồng, khoảng cách hàng thay đổi từ 0,1 - 0,2 m phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Khoảng cách hàng hẹp áp dụng ở những nơi đất xấu, thời tiết khô hạn, trình
độ thâm canh thấp, phân bón ít
+ Khoảng cách hàng rộng thường áp dụng cho những nơi đất tốt, chủ động tưới tiêu, trình độ cơ giới cao, kỹ thuật thâm canh cao, lượng phân bón nhiều
Theo Tô Tử Đông [14], trên một đơn vị diện tích, mật độ cây trồng chiếm một vị trí khá quan trọng, sản lượng nhựa Sơn hàng năm phụ thuộc vào
số cây, mật độ là yếu tố chi phối nhiều nhất đến sinh thái của cây Sơn Hiện nay, trên các nương Sơn đang trồng với mật độ 2000 - 2500 cây/ha, đối với một vài vùng đất tốt, mật độ như vậy là vừa, nhưng đối với những nơi đất xấu
và trung bình thì mật độ trên là chưa phù hợp Thực tế cho thấy mật độ cây trồng càng cao, khoảng cách giữa các cây trồng càng ngắn thì vỏ cây Sơn càng mỏng, mật độ ống tiết nhựa càng ít và tiết diện ngang toàn phần của ống càng bé lại nên năng suất thực tế trên một cây ít hơn so với trồng thưa Theo
Tô Tử Đông [14], việc nâng cao mật độ trồng Sơn một cách thích hợp đi đôi với việc tăng số lượng phân bón theo mật độ trồng phẩm chất nhựa sơn không
hề thay đổi đáng kể nhưng làm tăng sản lượng Sơn khi thu hoạch
Theo Nguyễn Đức Ban (1969)[3], Sơn ưa đất chua, giàu dinh dưỡng Trên thực tế sản xuất sơn trên đất rừng mới khai hoang, thời vụ thu hoạch dài,
có thể được 5 - 6 năm, cây cao 4 - 5 m, sản lượng nhựa thu được cao gấp 1,5 lần so với đất trồng khác, những nơi đất có cỏ tranh mọc nhiều, đất màu đỏ, xốp, nhiều mùn, đào sâu xuống 1m chưa bị đá ong hóa là đất trồng Sơn tốt, nhìn chung những nơi đất trồng được chè đều trồng được Sơn
Theo Đỗ Huy Bích (2004)[5] trong “Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam, tập II” thì ngoài gieo hạt có thể nhân giống Sơn bằng hạt hoặc
giâm canh, giâm rễ Hạt giống được lấy từ cây mẹ 6 tuổi trở lên, cây có vỏ
Trang 23dày, tán rộng, nhiều lá, ít quả Quả được thu hái vào mùa thu, đem phơi khô
và tách lấy hạt, có thể gieo ngay hoặc bảo quản đến năm sau Muốn hạt nảy mầm nhanh và đều cần xử lý hạt bằng cách ngâm trong acid sunfuric đậm đặc khoảng 1 giờ, rồi vớt ra rửa sạch rồi đem gieo Có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm cây con trồng vào mùa xuân Nếu nhân giống bằng phương pháp vô tính thì lấy cành giâm vào mùa xuân hoặc thu, nếu là hom rễ thì cắt hom vào thời điểm cuối mùa đông, đầu xuân rồi xử lý hom với IBA
Về việc bón phân, theo kết quả điều tra phục vụ chương trình nghiên cứu Sơn của Đỗ Ngọc Dũng (1955) [12] cho biết, trong thực tế sản xuất cây Sơn chỉ được chú trọng chăm sóc khi cây còn nhỏ, từ lúc mới gieo hạt đến lúc chuẩn bị cho thu hoạch, nông dân có xới xáo, vun xung quanh gốc, bón phân, nhưng từ khi thu hoạch cho đến khi kết thúc thu hoạch thì không bón phân nên cây Sơn cho thời gian khai thácnhựa ngắn hay nói cách khác là Sơn chóng tàn Bón được phân, cây Sơn mọc xanh tốt, bộ lá thẫm nên cây trẻ lâu, nhiều nhựa, kéo dài thời gian khai thác Bón phân nhựa Sơn tốt, ra nhiều sơn
đỏ, tỷ lệ laccol cao Bón phân ít, nhựa sơn trắng
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Tô Tử Đông [14] cho rằng mật độ trồng càng dày, phân bón càng tăng, phẩm chấtnhựa giữa trồng dày và trồng thưa thay đổi không đáng kể Kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Dũng (1955) [12] đã xác định 2 nguyên nhân cơ bản làm giảm năng xuất nhựa sơn khi thu hoạch đó là hiện tượng ra hoa, ra quả và hiện tượng sơn mọc vóng, vỏ sơn mỏng Tháng 6, 7 có đợt nắng, nóng kéo dài, không mưa, cây Sơn thu hoạch cho nhựa ít dần, có những cây chết khô, hiện tượng này xảy ra khi gặp khô hạn kéo dài Khi Sơn có hoa và quả thì sản lượng nhựa sơn thấp, do đó mà nhận thức được điều đó nông dân đã chủ động ngắt hoa và quả cây Sơn, vì bao nhiêu nhựa sơn dành cho thu hoạch lại nuôi hoa và quả
Trang 24Về nghiên cứu sâu bệnh hại cây Sơn, theo kết quả điều tra của Bùi Huy Đáp[13] về sâu bệnh hại Sơn cho biết: sâu ăn lá và hoa xuất hiện vào thời điểm ra hoa và lá tức là từ tháng 2 - 3 gọi là sâu nhớt Sâu ăn lánon và già thường phá toàn bộ 1 cây rồi mới lan sang cây mới, xuất hiện suốt năm Và một đối tượng sơ bộ phân loại họ Noctuidae chưa xác định được tên loài cụ thể Đối tượng sâu hại này phá hoại nghiêm trọng cây Sơn, khi đó sử dụng thuốc DDT dạng sữa để phun, sau khi phun 2 giờ, sâu chết 100% Sâu đục gốc cây Sơn, xuất hiện vào mùa xuân từ tháng 3 - 4, gặm hết vỏ ngoài của gốc cây chết Về bệnh cây Sơn hay gặp phải là bệnh thối đen, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa, cây chết, hiện chưa có biện pháp phòng trừ, gây tác hại nhiều năm, thường về mùa hanh khô Bọ vòi hút nhựa, bọ nhớt cuốn lá làm tổ, bọ đỗ chỉ bắt giết bằng tay khi đã phát hiện ra, ngoài ra chưa có biện pháp phòng trừ
Tóm lại, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Sơn, tuy nhiên các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phân loại, tên gọi, đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng Một số nghiên cứu đã đề cập về chọn giống, đất trồng, mật độ, thời vụ trồng và biện pháp khai thác nhựa Sơn nhưng chủ yếu các công trìnhtrên đều nghiên cứu cây Sơn trồng tại Phú Thọ Hiện tại, cây Sơn còn được trồng nhiều ở nơi khác như Tuyên Quang, Hòa Bình nhưng tại các tỉnh này, các nghiên cứu liên quan đến loài Sơn vẫn chưa được quan tâm
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu - huyện Đà Bắc, tỉnhHòa Bình
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Diện tích đất tự nhiên là 77.796 ha Dân số là 53.204 người
- Điều kiện tự nhiên: Đà Bắc là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên
tương đối đặc thù, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn (bình quân 350), mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng đất nông
Trang 25nghiệp chiếm tỉ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng (Đất lâm nghiệp 50.662 ha chiếm 65,12%, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55%, đất phi nông nghiệp 8.556
ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác 1.006 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 1.494 ha chiếm 19,2%)
- Vị trí địa lý: Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có những điều
kiện tự nhiên tương đối đặc thù Huyện Đà Bắc phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía đông tiếp giáp thị xã Hòa Bình và phía Nam giáp các huyện Tân Lạc, Mai Châu Huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hòa Bình nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỉ lệ rất ít Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), dân số trung bình là 50.960 người chiếm 6,4% dân số cả tỉnh, mật
độ dân số là 62 người/km2 (bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh)
Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1000 m so với mực nước biển, Đà Bắc có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành
Trang 26nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350 Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những núi cao trên 1000 m như: Phu Canh (1.373 m), Phu Xúc (1.373 m), Đức Nhân (1.320 m), Biều (1.162 m)…
Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm
có hai mùa rõ rệt: mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bình là 23,50C, nhiệt độ cao nhất khoảng 38- 390C, nhiệt độ thấp nhất là 120C Lượng mưa trung bình 1.570 mm/năm, nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 79% lượng mưa cả năm)
- Tài nguyên thiên nhiên:
+) Tài nguyên đất: Phần lớn đất đai của huyện được hình thành từ đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, đất có tầng dày trung bình 50 - 80 cm, riêng các thung lũng đất có tầng dày hơn 1 m, rải rác có các cao nguyên khá rộng bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu…
+) Tài nguyên nước: Tương đối dồi dào có các suối lớn như Suối Tuổng, Suối Chum, Suối Trầm, Suối Láo, Suối Nhạp…ngoài việc xây dựng các hồ, bai giữ nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân còn có thể xây dựng các trạm thủy điện như nhà máy thủy điện Suối Nhạp (xã Đồng Ruộng) để tạo ra năng lượng điện thương phẩm Đặc biệt có diện tích mặt hồ Sông Đà rộng khoảng 6.000 ha có trữ lượng hàng tỷ m3 nước rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại
+) Tài nguyên khoáng sản: Có một số mỏ quặng sắt Suối Chuồng (Tu Lý, Cao Sơn), mỏ quặng sắt (Tân Pheo, Đoàn Kết), mỏ đá phấn Tân Minh, ngoài ra huyện còn có nguồn đá để sản xuất vật liệu xây dựng
Trang 271.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống của các khu vực dân cư có sự chênh lệch lớn Khu vực thành thị có mức sống
ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xóa đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu của thị trường Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế của Đà Bắc có những bước phát triển đáng kể, mức sống của người dân được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được tăng lên không ngừng Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 - 2000 đạt 11,7%, trong đó nông nghiệp là 12,7%, công nghiệp - xây dựng là 16,3%, dịch vụ - thương mại là 14,7% Năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt 1,6 triệu đồng/người, bằng 78% so với bình quân chung của toàn tỉnh, bằng 45,5% so với cả nước [27, 28] Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện là 19,4 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,5% Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế với mức tỉ lệ là 43,7% (2015), tiếp đến là cơ cấu ngành dịch vụ, thương mại và du lịch 38,4%, còn lại là nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp 17,9% [27, 28]
Đối với một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn thì đây là một thách thức không nhỏ để tiến tới thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với cả nước Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế của huyện thì sự phát triển như vậy là có bước chuyển biến theo hướng tích cực
Trang 28Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các cá thểloài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldđược
trồng tại xã Cao Sơn và Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Các mẫu đất được thu thập trực tiếp tại nơi trồng cây Sơn Việc phân tích mẫu thực vật được tiến hành tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học.Phân tích mẫu đất tại Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học môi trường, Khoa Sinh học và Phòng thí nghiệm chuyên đề Thổ nhưỡng và Khoa học đất, Bộ môn Thổ nhưỡng, Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Các số liệu về khí hậu được kế thừa theo niêm giám thống
kê tỉnh Hòa Bình[27,28]
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 11/2017
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm sinh học của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.)
Moldđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Đặc điểm hình thái của loài Sơnđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa
Bình: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng (thân, cành, lá…), cơ quan sinh sản (cụm hoa, hoa, quả…)
- Đặc điểm giải phẫu của các cơ quan lá, thân, rễ của loài Sơn được trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Tìm hiểu sự sắp xếp của các tế bào, mô trong tiêu bản lát cắt ngang mẫu vật
Trang 292.2.2 Đặc điểm sinh thái của loài Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Moldđược trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Đặc điểm đất đai và khí hậu tại khu vực lấy mẫu xãCao Sơn, Hào Lý, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Đặc điểm sinh thái của loài Sơn trồng tại xã Cao Sơn và Hào Lý huyện Đà
Bắc, tỉnh Hòa Bình
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các số liệu và phương pháp nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đây như kết quả từ các bài báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước Tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về: Nguồn gốc và vùng phân bố (trên thế giới và ở Việt Nam); Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài; Giá trị sử dụng của loài; Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và nghiên cứu giải phẫu của loài Đặc biệt các thông tin về loài Sơn được trồng tại Phú Thọ
2.3.2 Phương pháp thu thập mẫu vật
Các mẫu vật được em thu thập tại 2 xã Cao Sơn, Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Trong quá trình thu thập mẫu vật, em thu mẫu làm 3 loại như sau:
- Mẫu phục vụ cho nghiên cứu hình thái cây: Thu thập mẫu vật để thực hiện làm các tiêu bản khô, tại mỗi địa điểm nghiên cứu em thu thập 5 mẫu phục vụ cho nghiên cứu hình thái Mẫu lấy phải có cơ quan sinh sản là hoa hay quả hoặc cả hai Mỗi ÔTC lấy từ 3 đến 6 tiêu bản Các mẫu lấy phải có đảm bảo các tiêu chuẩn Sau khi thu thập mẫuem tiến hành ép và sấy khô, hiện lưu giữ tại Bộ môn Thực Vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trang 30- Mẫu phục vụ nghiên cứu giải phẫu cây: Tại mỗi địa điểm nghiên cứu em tiến hành thu thập mẫu phục vụ cho nghiên cứu giải phẫu Theo sơ đồ bố trí ÔTC ( Hình 2.1), mỗi ÔTC em thu thập 3 mẫu là các cành non và cành bánh
tẻ (để làm giải phẫu thân), lá (chủ yếu là các dạng lá bánh tẻ), rễ (có đầy đủ cả phần đầu rễ có lông hút và phần rễ đã trưởng thành) Như vậy, tại mỗi điểm nghiên cứu sẽ có 15 mẫu phục vụ cho nghiên cứu nghiên cứu giải phẫu
Qua quá trình điều tra thực địa, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ tại Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trạm Khuyến Nông huyện Đà Bắc, đồng thời được sự cho phép của chủ hộ trồng Sơn tại thôn Nà Chiếu, xã Cao Sơn vàhộ gia đình trồng Sơn ở thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.Tại mỗi khu vực trồng Sơn em tiến hành một điểm nghiên cứu Theo quan sát ngoài thực địa em thấy rằng khu vực trồng Sơn ở dạng đồi sườn thoải, do đó mà vị trí đỉnh sườn, giữa sườn, chân sườn hầu như không bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên Dựa vào những yếu tố trên em tiến hành lập 5 ÔTC trong điểm nghiên cứu, và tiến hành điều tra sinh trưởng, phát triển của các cá thể Sơn (theo sơ đồ bố trí ÔTC như hình 2.1)
Trang 31Hình 2.1: Sơ đồ bố trí ÔTC tại điểm nghiên cứu trồng Sơn huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình
Nhằm mục đích nghiên cứu các đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài Sơn, em đã thu thập các mẫu vật ở 5 ÔTC (hình 2.1) Các mẫu thực vật thu đƣợc gồm mẫu thân, rễ, lá Danh sách các mẫu thực vật thu thập đƣợc thống kê ở bảng 2.1 và bảng 2.2
Bảng 2.1: Danh sách thống kê các mẫu thực vật thu được tại xã Cao Sơn,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
TT Kí hiệumẫu Vị trí lấy mẫu Ngày lấy Số lƣợng mẫu
1 CS01 ÔTC 01 01/12/2016 3 mẫu giải phẫu, 1
ÔTC 5 (30 cây)
15m
18m
ÔTC 2
Trang 324 CS04 ÔTC 04 01/12/2016 3 mẫu giải phẫu, 1
2016, tuy nhiên năm 2017 điểm trồng Sơn này đã bị chặt hạ thay thế cho loài cây khác do không hy vọng Sơn cho giá trị kinh tế bằng các loài cây khác
Bảng 2.2 Danh sách thống kê các mẫu thực vật thu được tại xã Hào Lý,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
TT Kí hiệu mẫu Vị trí lấy
mẫu
Ngày lấy Số lƣợng mẫu
1 HL01 ÔTC 01 01/12/2016 3 mẫu giải phẫu, 1
Trang 33Các mẫu phục vụ cho nghiên cứu về mặt hình thái hiện đã được sấy khô sau khi phân tích các đặc điểm hình thái, lưu trữ tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Mẫu phục vụ cho nghiên cứu, phân tích các tính chất vật lý, hóa học của đất: Lấy mẫu theo phẫu diện đất để phân tích các chỉ tiêu, thành phần của môi trường đất Mẫu đất ở trạng thái tự nhiên, cấu tạo đất không bị phá hủy
Để phục vụ cho nghiên cứu các tính chất vật lý, hóa học cũng như thành phần cơ giới của đất tại khu vực trồng Sơn xã Cao Sơn và Hòa Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, tại mỗi ÔTC em tiến hành đào một phẫu diện
có diện tích 1m x 0.8m x 0.6m Do đặc điểm bộ rễ của cây Sơn ăn nông, nhiều rễ con, rễ chùm nên em tiến hành lấy mẫu đất ở độ sâu 20 cm, 40 cm và
60 cm để đảm bảo thu thập và nghiên cứu các tính chất của đất qua các tầng đất Do đó mà tổng số mẫu đất thu được trên một điểm nghiên cứu là 15 mẫu đất đại diện cho tầng đất ở độ sâu 20 cm, 40 cm và 60 cm
Các mẫu đất gồm 2 loại mẫu: mẫu đất ướt phục vụ cho nghiên cứu độ
pH và thành phần cơ giới của đất, mẫu đất khô phục vụ cho nghiên cứu các tính chất hóa học của đất Hiện đang được lưu tại Phòng thí nghiệm chuyên đề Thổ nhưỡng và Khoa học đất, Bộ môn Thổ nhưỡng, Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Sau khi đã thu thập và phân loại các mẫu, em tiến hành chụp ảnh, ghi chép các thông tin liên quan đến địa điểm và đặc tính của loài
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân
(PRA)
Phương pháp phỏng vấn người dân, những hộ gia đình trực tiếp trồng Sơn Thông qua các câu hỏi đã được xây dựng sẵn để tìm hiểu thời gian trồng, sản lượng khai thác nhựa mủ, kỹ thuật gây trồng và chăm sóc cũng như là
Trang 34nguồn gốc giống Sơn mà địa phương đang trồng Dưới đây là phiếu phỏng vấn người dân tại 2 điểm nghiên cứu
PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TRỒNG SƠN
- Kinh nghiệm trồng cây Sơn:
II Nội dung
1 Gia đình ông/ bà lập nghiệp tại đây đã lâu chưa?
Trang 35Người điều tra
Trong quá trình điều tra thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ tại Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đồng thời được sự cho phép của chủ hộ trồng Sơn tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Dưới đây là hai hộ gia đình trồng Sơn và cũng là điểm lấy mẫu và nghiên cứu
Trang 36Chung
Thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý, Đà Bắc, Hòa Bình
1 ha 4 tuổi (Đã cho
thu hoạch)
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật
- Tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật (đặc điểm bên ngoài của
cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản) được tiến hành theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)[25]
- Tiến hành giải phẫu các phần thân, rễ, lá của các mẫu thu được theo phương
pháp nghiên cứu của Nguyễn Bá (1997) [2]
- Cách tiến hành giải phẫu
+) Nguyên liệu: Thân, rễ, lá của các mẫu thu được
+) Dụng cụ, hóa chất và thuốc nhuộm
Dụng cụ: Kính hiển vi, dao lam, kim mũi mác, lam kính, lamen,…
Hóa chất: Nước Javen, dung dịch Cloramin B 5%, dung dịch acid acetic 5%,
kể từ cuống lá
Trang 37- Ngâm mẫu ngay sau khi cắt trong dung dịch nước Javen trong thời gian
15 - 20 phút Sau đó rửa mẫu qua nước cất
- Ngâm mẫu trong dung dịch acid acetic 5% trong thời gian 3 phút Sau
đó rửa mẫu qua nước cất
- Nhuộm mẫu bằng xanh methylene 1% trong 10 - 30 giây Rửa lại bằng nước cất rồi nhuộm tiếp trong đỏ carmin 0.5% trong 10 - 20 phút, sau
đó rửa qua nước cất
+) Soi mẫu: Nhỏ 1 - 2 giọt nước hay glixerin, cho mẫu và đậy lamen và tiến hành soi mẫu trên kính hiển vi quang học và chụp ảnh bằng máy ảnh
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu mẫu đất
Sau khi tiến hành điều tra thực địa và thu thập mẫu đất, tiến hành nghiên cứu mẫu đất Để đảm bảo phân tích đầy đủ các tính chất hóa học của đất thì lượng đất cần lấy từ 0,5 - 1 kg Mẫu lấy xong, trước khi buộc lại mang
về Phòng thí nghiệm phân tích cần phải ghi phiếu mẫu cho vào mẫu đất
Phiếu ghi mẫu cần có các nội dung sau:
- Địa điểm lấy mẫu: Thôn, xã, huyện, tỉnh, vùng đất (chủ sở hữu)
- Ký hiệu mẫu: Bằng số hoặc chữ
- Loại đất, màu sắc
- Tầng dày lấy mẫu
- Điều kiện thời tiết
- Thời gian lấy mẫu
- Người lấy mẫu
Mẫu được mang về Phòng thí nghiệm phải nhập sổ phân tích các thông tin trong phiếu ghi mẫu của từng mẫu đất được lấy Một số trường hợp phải
Trang 38phân tích trong đất tươi như xác định hàm lượng nước, độ pH, còn hầu hết các chỉ tiêu khác đều được xác định trong đất khô Mẫu sau khi phơi khô phải được loại bỏ xác thực vật, sỏi, đá , thời gian phơi đất kéo dài 2 - 3 ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu
Xác định thành phần cơ giới của đấtbằng phương pháp vê tay gồm các bước như sau:
- Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay
- Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm (với đất khô)
- Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê thành thỏi có đường kính 3 mm
- Bước 4: Uốn thỏi đất thành hình có vòng tròn 3 cm
Sau đó tiến hành đọc kết quả:
- Không vê được: Là đất cát
- Chỉ vê được thành viên rời rạc: Là đất cát pha
- Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn: Là đất thịt nhẹ
- Đứt đoạn khi uốn: Đất thịt trung bình
- Có vết nứt khi uốn: Đất thịt nặng
- Không có vết nứt: Đất sét
Về các phương pháp xác định các chỉ tiêu của đất được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.4 Thống kê phương pháp xác định các chỉ tiêu của đất trồng Sơn
tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
STT Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp phân tích Ghi chú
- 10 g đất khô không khí rây qua 1mm
Trang 392 CHC Phương pháp Walkley_Black
Dựa theo TCVN 8941:2011
- Vô cơ hoá mẫu: 1g mẫu được vô cơ hoá với hỗn hợp 30 ml H2SO4 + 1ml HClO4 được đốt ở nhiệt độ < 400oC trong thời gian 3h
- Hỗn hợp sau khi vô cơ hoá mẫu được xác định nitơ với máy chưng cất đạm Velp (model: UDK 139, Ý)
Dựa theo TCVN 8941:2011
- Vô cơ hoá mẫu: 1g mẫu được vô cơ hoá với hỗn hợp 30 ml H2SO4 + 1ml HClO4 được đốt ở nhiệt độ < 400oC trong thời gian 3h
- P trong dung dịch phá mẫu được xác định theo phương pháp so màu xanh molipdat tại bước sóng 720mm bằng máy so màu LVIS 400 (hãng Labnics, Mỹ)
Dựa theo TCVN 8940:2011